Luận văn Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH dầu khí MeKong

MỤC LỤC

Trang

CHƯƠNG 1 -------------------------------------------------------------------------------- 1

GIỚI THIỆU ------------------------------------------------------------------------------- 1

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀNGHIÊN CỨU:-------------------------------------------------- 1

1.1.1. Sựcần thiết của đềtài:-------------------------------------------------------- 1

1.1.2. Căn cứkhoa học và thực tiễn: ----------------------------------------------- 1

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: ----------------------------------------------------- 2

1.2.1. Mục tiêu tổng quát:------------------------------------------------------------ 2

1.2.2. Mục tiêu cụthể:---------------------------------------------------------------- 2

1.3. GIỚI HẠN CỦA ĐỀTÀI: -------------------------------------------------------- 2

CHƯƠNG 2 -------------------------------------------------------------------------------- 3

PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ---------------- 3

2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN: --------------------------------------------------------- 3

2.1.1. Phân tích tình hình tài chính qua bảng cân đối kếtoán:------------------ 3

2.1.2. Phân tích tình hình tài chính qua bảng báo cáo kết quảhoạt động kinh

doanh: ---------------------------------------------------------------------------------------- 3

2.1.3. Phân tích tình hình tài chính thông qua các chỉsốtài chính: ------------ 4

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:------------------------------------------------

2.2.1. Phương pháp thu thập sốliệu: --------------------------------------------- 12

2.2.2. Xửlý và phân tích sốliệu: ------------------------------------------------- 12

CHƯƠNG 3 ------------------------------------------------------------------------------ 13

GIỚI THIỆU VỀCÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN DẦU KHÍ

MEKONG: ------------------------------------------------------------------------------- 13

3.1. GIỚI THIỆU SƠLƯỢC VỀCÔNG TY TNHH DẦU KHÍ MÊKÔNG: 13

3.1.1. Lịch sửhình thành và quá trình phát triển của công ty TNHH dầu khí

MêKông:----------------------------------------------------------------------------------- 13

3.1.2. Lĩnh vực hoạt động của công ty TNHH dầu khí MêKông: ------------ 17

3.1.3. Tổchức quản lý của công ty TNHH dầu khí MêKông: ---------------- 18

3.2. NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT

TRIỂN CỦA CÔNG TY ---------------------------------------------------------------- 20

3.2.1. Thuận lợi:--------------------------------------------------------------------- 20

3.2.2. Khó khăn:--------------------------------------------------------------------- 21

3.2.3. Phương hướng phát triển: -------------------------------------------------- 21

3.3. ĐÁNH GIÁ SƠBỘKẾT QUẢHOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA

CÔNG TY QUA 3 NĂM (2004 – 2006). --------------------------------------------- 22

3.3.1. Doanh thu:-------------------------------------------------------------------- 22

3.3.2. Chi phí: ----------------------------------------------------------------------- 22

3.3.3. Lợi nhuận: -------------------------------------------------------------------- 22

CHƯƠNG 4 ------------------------------------------------------------------------------ 24

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM

HỮU HẠN DẦU KHÍ MÊKÔNG --------------------------------------------------- 24

4.1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH THÔNG QUA BẢNG CÂN ĐỐI

KẾTOÁN: -------------------------------------------------------------------------------- 24

4.1.1. Phân tích tình hình tài sản: ------------------------------------------------- 24

4.1.2. Phân tích tình hình nguồn vốn: -------------------------------------------- 33

4.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH THÔNG QUA BẢNG BÁO CÁO

KẾT QUẢHOẠT ĐỘNG KINH DOANH: ------------------------------------------ 43

4.3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNHTÀI CHÍNH THÔNG QUA BẢNG LƯU

CHUYỂN TIỀN TỆ: --------------------------------------------------------------------- 45

4.3.1. Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh:---------------------------------- 45

4.3.2. Đối với hoạt động đầu tư: -------------------------------------------------- 46

4.3.3. Đối với hoạt động tài chính: ----------------------------------------------- 46

4.4. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH THÔNG QUA CÁC TỶSỐTÀI

CHÍNH: ------------------------------------------------------------------------------------ 49

4.4.1. Phân tích tình hình thanh toán và khảnăng thanh toán: --------------- 49

4.4.2. Phân tích khảnăng sinh lợi:------------------------------------------------ 52

4.4.3. Phân tích vốn và hiệu quảsửdụng vốn:---------------------------------- 54

4.4.4. Phân tích nhóm tỷsố đòn bẩy tài chính: --------------------------------- 58

4.5. PHÂN TÍCH DUPONT CÁC CHỈSỐTÀI CHÍNH: ----------------------- 60

4.6. NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG

TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN DẦU KHÍ MÊKÔNG--------------------------- 64

4.6.1. Tính chất độc quyền của ngành sản xuất kinh doanh:------------------ 64

4.6.2 Thực tếtại công ty: ---------------------------------------------------------- 64

4.6.3. Khách hàng: ------------------------------------------------------------------ 64

4.6.4. Nhà cung cấp: ---------------------------------------------------------------- 65

4.7. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TRONG GIAI

ĐOẠN 2004 - 2006: --------------------------------------------------------------------- 65

4.7.1. Ưu điểm:---------------------------------------------------------------------- 66

4.7.2. Nhược điểm: ----------------------------------------------------------------- 67

CHƯƠNG 5 ------------------------------------------------------------------------------ 68

MỘT SỐGIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH

CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN DẦU KHÍ MÊKÔNG

TRONG THỜI GIAN TỚI------------------------------------------------------------ 68

5.1. QUẢN TRỊTIỀN MẶT HỢP LÝ HƠN: ------------------------------------- 68

5.2. QUẢN TRỊKHOẢN PHẢI THU VÀ HÀNG TỒN KHO: ---------------- 69

5.3. TĂNG HIỆU QUẢSỬDỤNG TÀI SẢN: ----------------------------------- 70

5.4. NÂNG CAO KHẢNĂNG THANH TOÁN: -------------------------------- 71

5.5. TĂNG CƯỜNG VỐN CHỦSỞHỮU: --------------------------------------- 71

5.6. BỐTRÍ TÀI SẢN – NGUỒN VỐN HỢP LÝ: ------------------------------ 72

5.7. GIẢM CHI PHÍ BÁN HÀNG: ------------------------------------------------- 72

CHƯƠNG 6 ------------------------------------------------------------------------------ 73

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ-------------------------------------------------------- 73

6.1. KẾT LUẬN: ---------------------------------------------------------------------- 73

6.2. KIẾN NGHỊ: ---------------------------------------------------------------------- 74

TÀI LIỆU THAM KHẢO:------------------------------------------------------------ 76

PHỤLỤC 1:------------------------------------------------------------------------------ 77

PHỤLỤC 2:------------------------------------------------------------------------------ 79

PHỤLỤC 3:------------------------------------------------------------------------------ 80

pdf91 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2694 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH dầu khí MeKong, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à 356,3 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 49,32% trong tổng nguồn vốn. Nguyên nhân khoản vay ngắn hạn tăng lên do công ty đang mở rộng qui mô phát triển kinh doanh cần rất nhiều vốn mà vốn chủ sở hữu hiện có rất ít không đáp ứng đủ cho nhu cầu kinh doanh của công ty. Để đảm bảo cho việc phát triển kinh doanh công ty buộc phải đi vay bên ngoài bằng cách thấu chi từ tài khoản trung tâm của PetroVietnam và vay ngân hàng Vietcombank. + Nợ dài hạn đến hạn trả thì tăng giảm không đều. Năm 2005 có tăng lên so với năm 2004 với số tiền tăng thêm là 552 triệu đồng tỷ lệ tăng là 11,31%. Sang năm 2006 khoản mục này được giảm xuống hơn 107 triệu đồng tỷ lệ giảm là 1,98%. Nguyên nhân nợ dài hạn đến hạn trả giảm ở 2006 là do công ty đã trả được một số khoản nợ cho tổng công ty dầu khí Việt Phân tích tình hình tài chính Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam -43- SVTH: Trần Quốc Khánh Nam và một số khoản vay của ngân hàng. Công ty đã dùng một khoản tiền thu được từ kinh doanh và quỹ khấu hao của công ty để thanh toán các khoản nợ này. + Phải trả cho người bán cũng chiếm tỷ trọng cao. Năm 2004 phải trả cho người bán là 32,4 tỷ đồng chiếm 15,42% trong tổng nguồn vốn. Đến năm 2005 thì khoản mục này tăng lên hơn 253,7 tỷ đồng chiếm tới 44,53% trong tổng nguồn vốn của công ty. Nguyên nhân do năm 2005 công ty nhập khẩu một lượng lớn xăng dầu nhưng doanh thu thu về không đủ để trả khoản này, hơn nữa lượng hàng tồn kho quá lớn công ty chưa xoay trở kịp. Sang năm 2006 nợ phải trả giảm xuống với số tiền phải trả giảm là 80,4 tỷ đồng so với năm 2005, tốc độ giảm là 31,70%. Như vậy ta thấy công ty đã giải quyết được một phần nợ của mình. Nguyên nhân do công ty thu được tiền từ các khoản phải thu và giải quyết được lượng hàng còn tồn động. + Người mua trả tiền trước tăng mạnh. Năm 2004 người mua trả tiền trước với số tiền gần 2 tỷ đồng nhưng năm 2005 tăng lên với số tiền là hơn 5,2 tỷ đồng. Đặc biệt khoản mục này tăng rất nhanh ở năm 2006 hơn 23,3 tỷ đồng. So sánh năm 2006 với 2005 ta thấy người mua trả tiền trước tăng lên hơn 18 tỷ đồng tốc độ tăng là 343,69%. Nguyên nhân do các đại lý và cửa hàng tranh thủ sự giảm giá của xăng dầu ở cuối năm 2005 để mua vào với số lượng nhiều nên trả tiền trước cho công ty để muốn công ty cung cấp đủ hàng cho mình. + Thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước được tăng lên rất cao ở năm 2005 và năm 2006 lại giảm xuống. Cụ thể từ gần 2 tỷ đồng năm 2004 tăng lên đến 25 tỷ đồng tốc độ tăng là 1.174,78%. Số thuế nộp cho nhà nước cao chứng tỏ công ty có lợi nhuận cao ở năm 2005. Năm 2006 thì số thuế giảm xuống còn 10,4 tỷ đồng tốc độ giảm 58,33%. Qua đây ta cũng thấy được lợi nhuận của công ty giảm xuống. Ta thấy số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho nhà nước cao chứng tỏ công ty đã thực hiện tốt nghĩa vụ của mình đối với ngân sách nhà nước. Quan niệm của công ty là nộp thuế để Phân tích tình hình tài chính Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam -44- SVTH: Trần Quốc Khánh góp phần xây dựng tổ quốc vì vậy công ty luôn hoàn thành tốt đúng và đủ khoản thuế của mình. + Khoản phải trả cho CNV giảm xuống dần qua các năm từ hơn 3,2 tỷ đồng năm 2004 giảm xuống còn 3,1 tỷ đồng ở năm 2005 và 1,9 tỷ đồng ở năm 2006. Nguyên nhân giảm mạnh ở năm 2006 vì trong bảng cân đối kế toán khoản mục này còn thể hiện số phải trả cho cán bộ công nhân viên. Số phát sinh thực tế còn cao hơn con số này. Khoản mục này giảm chứng tỏ công ty đã giảm được một khoản phải trả của mình. (Quỹ tiền lương được tính bằng cách lấy đơn giá tiền lương nhân doanh thu mà doanh thu tăng qua 3 năm nên quỹ tiền lương cũng tăng theo). Phải trả các đơn vị nội bộ được tăng lên ở năm 2005. Riêng các khoản trả phải nộp khác của công ty được giảm dần. Năm 2004 là 2,5 tỷ đồng đến năm 2006 giảm xuống còn gần 13 tỷ đồng. Công ty đã dùng các khoản thu được để trả bớt khoản này. - Nợ dài hạn: Ngược lại với nợ ngắn hạn. Nợ dài hạn được giảm dần qua 3 năm. Năm 2004 khoản công ty nợ dài hạn là gần 13,6 tỷ đồng chiếm 6,46% so với tổng nguồn vốn. Bước sang năm 2005 khoản mục này giảm xuống còn 10,8 tỷ đồng chiếm chỉ 1,89% trong tổng nguồn vốn. Đến năm 2006 khoản nợ này chỉ còn gần 5,5 tỷ đồng chiếm 0,75% trong tổng nguồn vốn của công ty. Nguyên nhân nợ dài hạn giảm là do công ty dùng tiền thu được từ kinh doanh và trích một khoản tiền trong quỹ khấu hao để trả cho các ngân hàng. Việc giảm được khoản nợ dài hạn đối với công ty là hoàn toàn tốt vì công ty có thể giảm được một phần gánh nặng nợ của mình. - Các khoản nợ khác tuy chiếm tỷ trọng không lớn so với tổng nguồn vốn nhưng nó cũng góp phần làm cho khoản nợ phải trả của công ty tăng lên. Năm 2004 các khoản nợ khác chỉ có hơn 80 triệu đồng. Nhưng đến năm 2005 lại tăng lên đến hơn 5,6 tỷ đồng. So sánh với năm 2004 tốc độ là 6.928,18%. Năm 2006 khoản mục này giảm xuống còn hơn 5 tỷ đồng. Nguyên nhân nợ khác tăng lên chủ yếu do chi phí phải trả của công ty tăng Phân tích tình hình tài chính Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam -45- SVTH: Trần Quốc Khánh lên. Đặc biệt là có sự tăng của các khoản công ty nhận ký cược, ký quỹ dài hạn về vỏ bình gas của các cửa hàng và đại lý. Tóm lại, khoản phải trả của công ty tăng lên liên tục trong 3 năm và tăng ở mức cao thể hiện sự khó khăn về tài chính của công ty. Công ty phải chịu thêm gánh nặng vì các khoản phải trả ngày càng nhiều. Công ty cần xem xét lại để giảm bớt khoản phải trả. Còn với tình trạng nợ dài hạn như hiện nay là không tốt. b) Nguồn vốn chủ sở hữu: Trong khi nợ phải trả của công ty tăng vọt 3 năm liền thì nguồn vốn chủ sở hữu lại tăng rất thấp và lại chiếm tỷ trọng không đáng kể. Điều đó chứng tỏ công ty còn đang thiếu vốn kinh doanh hay nói cách khác công ty đang chiếm dụng vốn của đơn vị khác. Công ty cần chú ý về khoản mục này nhằm để hạn chế đi vay và chiếm dụng vốn của đơn vị khác. Nguồn vốn chủ sở hữu 3 năm qua 2004 – 2006 có sự tăng giảm không đều. Năm 2004 nguồn vốn chủ sở hữu hơn 110 tỷ đồng chiếm 52,61% trong tổng nguồn vốn. Đến năm 2005 nguồn vốn chủ sở hữu có tăng lên đạt 129 tỷ đồng nhưng tỷ trọng lại giảm xuống còn 22,6%. Trong năm này nguồn vốn chủ sở hữu là cao nhất. Sang năm 2006 khoản mục này giảm xuống còn hơn 128 tỷ đồng chiếm 17,76% trong tổng nguồn vốn. Nguyên nhân nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên ở năm 2005 là do các nhân tố sau: - Nguồn vốn, quỹ của công ty tăng lên: Xem bảng ta thấy nguồn vốn quỹ của công ty tăng lên và tăng cao nhất ở năm 2005 với số tiền hơn 127 tỷ đồng. Nguyên nhân là do vốn kinh doanh của công ty tăng lên từ 105 tỷ năm 2004 đến năm 2006 là 112,9 tỷ đồng. Mặt khác ta cũng thấy khoản dự phòng tài chính và lợi nhuận chưa phân phối của công ty cũng được tăng lên. Nguồn vốn quỹ của công ty tăng lên chứng tỏ rủi ro về tài chính của công ty được giảm xuống. Nguồn vốn chủ sở hữu càng cao thì khả năng độc lập về tài chính của công ty càng tốt. - Nguồn kinh phí tăng nhẹ: Phân tích tình hình tài chính Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam -46- SVTH: Trần Quốc Khánh Một nhân tố khác cũng góp phần làm cho nguồn vốn chủ sở hữu của công ty tăng lên là nguồn kinh phí. Nguyên nhân nguồn kinh phí tăng là do công ty trích lợi nhuận và quỹ trợ cấp mất việc làm. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ các nguồn kinh phí và quỹ khác của doanh nghiệp chiếm trong tổng số nguồn vốn chủ sở hữu càng cao sự ổn định về tài chính của doanh nghiệp càng vững chắc. Năm 2006 nguồn vốn chủ sở hữu giảm xuống nguyên nhân do lợi nhuận của công ty giảm xuống nên công ty trích các quỹ thấp hơn so với năm 2005 chẳng hạn như quỹ trợ cấp mất việc làm. * Nhận xét chung: Qua phân tích chung ta thấy kết cấu của nguồn vốn có sự thay đổi qua 3 năm. Cụ thể là nợ phải trả của công ty có xu hướng tăng nguyên nhân chủ yếu là do các khoản nợ ngắn hạn tăng lên. Vấn đề này công ty cần có chiến lược phù hợp để hạn chế chiếm dụng vốn của người khác và hạn chế vốn đi vay. Trong khi đó thì nguồn vốn chủ sở hữu có tăng chút ít nhưng lại không đều đến năm 2006 thì giảm xuống. Xét về kết cấu thì nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn. Như vậy dẫn đến công ty thiếu vốn kinh doanh. Vấn đề này công ty cần có biện pháp thu hút vốn từ bên ngoài để đảm bảo việc kinh doanh có hiệu quả cao hơn. Phân tích tình hình tài chính Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam -47- SVTH: Trần Quốc Khánh Bảng 6: PHÂN TÍCH KẾT CẤU NGUỒN VỐN QUA 3 NĂM 2004 – 2006 ĐVT: triệu đồng NĂM 2004 NĂM 2005 NĂM 2006 CHÊNH LỆCH 2005/2004 CHÊNH LỆCH 2006/2005 CHỈ TIÊU Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1 2 3 4 5 6 7 8 = 4 - 2 9 = 8 : 2 10 = 6 - 4 11 = 10 : 4 A. NỢ PHẢI TRẢ 99.749 47,39 440.802 77,34 594.177 82,24 341.053 341,91 153.375 34,79 I. Nợ ngắn hạn 86.076 40,89 424.386 74,46 583.645 80,78 338.310 393,04 159.259 37,53 1. Vay ngắn hạn 37.041 17,60 126.433 22,18 356.326 49,32 89.392 241,34 229.893 181,83 2. Nợ DH đến hạn trả 4.890 2,32 5.443 0,96 5.336 0,74 553 11,31 -107 -1,98 3. Phải trả người bán 32.457 15,42 253.797 44,53 173.348 23,99 221.340 681,95 -80.449 -31,70 4. N.Mua trả tiền trước 1.219 0,58 5.258 0,92 23.330 3,23 4.039 331,19 18.072 343,69 5. Thuế, khoản PN NN 1.962 0,93 25.005 4,39 10.420 1,44 23.043 1.174,78 -14.585 -58,33 6. Phải trả CNV 3.279 1,56 3.123 0,55 1.900 0,26 -156 -4,78 -1.223 -39,15 7. Phải trả đơn vị nội bộ 2.676 1,27 3.033 0,53 - - 357 13,33 - -100,00 8.Các khoảnPT,PNkhác 2.551 1,21 2.295 0,40 12.986 1,80 -256 -10,07 10.691 465,94 II. Nợ dài hạn 13.593 6,46 10.789 1,89 5.453 0,75 -2.804 -20,63 -5.336 -49,45 . Vay dài hạn 13.593 6,46 10.789 1,89 5.453 0,75 -2.804 -20,63 -5.336 -49,45 III. Nợ khác 80 0,04 5.627 0,99 5.079 0,70 5.547 6.928,18 -548 -9,74 1. Chi phí phải trả 80 0,04 2.573 0,45 1.760 0,24 2.493 3.114,04 -813 -31,60 2. TS thừa chờ xử lý - - 215 0,04 418 0,06 - - 203 94,91 3. Nhận KQ, KC DH - - 2.839 0,50 2.900 0,40 - - 61 2,15 B. NV CSH 110.756 52,61 129.173 22,66 128.304 17,76 18.417 16,63 -869 -0,67 I. Nguồn vốn, quỹ 109.621 52,08 127.578 22,38 126.836 17,56 17.957 16,38 -742 -0,58 1. Nguồn vốn KD 105.012 49,89 110.897 19,46 112.926 15,63 5.885 5,60 2.029 1,83 2. Quỹ dự phòng TC 564 0,27 1.460 0,26 1.971 0,27 896 158,93 511 35,01 3. LN chưa phân phối 4.041 1,92 15.221 2,67 11.939 1,65 11.180 276,68 -3.282 -21,56 - Năm nay 4.045 1,92 - - - -4.045 -100,00 - - II. Nguồn kinh phí 1.135 0,54 1.595 0,28 1.468 0,20 460 40,50 -127 -7,94 1.Quỹ t.cấp mất v.làm 334 0,16 1.595 0,28 1.468 0,20 1.261 377,51 -127 -7,94 2. Quỹ KT và PL 801 0,38 - - - - -801 -100,00 - - TỔNG NGUỒN VỐN 210.505 100,00 569.975 100,00 722.481 100,00 359.470 170,77 152.506 26,76 (Nguồn: Trích từ bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm 2004 – 2006 – phòng kế toán công ty PetroMeKong) Phân tích tình hình tài chính Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam -48- SVTH: Trần Quốc Khánh 4.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH THÔNG QUA BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH: Đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, mục đích cuối cùng bao giờ cũng là tiêu thụ được sản phẩm do mình sản xuất ra và có lãi. Từ kết quả hoạt động kinh doanh của công ty (bảng 7) cho ta thấy lợi nhuận của công ty tăng giảm không ổn định. Tổng lợi nhuận sau thuế năm 2005 tăng lên so với năm 2004 là trên 12 tỷ đồng tương ứng với tốc độ tăng là 236,61%. Năm 2006 lợi nhuận của công ty giảm xuống hơn 4 tỷ đồng so với năm 2005 với tốc độ giảm là 22,9%. Tuy lợi nhuận có giảm xuống ở năm 2006 nhưng công ty cũng thu dược lợi nhuận tương đối lớn. Để hiểu rõ hơn lợi nhuận của công ty biến động trong 3 năm qua ta đi sâu phân tích từng yếu tố sau: - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ có dấu hiệu tăng trưởng tốt ở hiện tại và trong tương lai. Năm 2005 tăng hơn so với năm 2004 là hơn 191 tỷ đồng tốc độ tăng 14,04%. Đến năm 2006 doanh thu này tiếp tục tăng đạt hơn 185 tỷ đồng so với năm 2005 với tốc độ tăng là 11,95%. Trong khi đó các khoản giảm từ của công ty giảm liên tục. Trong 3 năm qua hàng bán bị trả lại của công ty không có, giảm giá hàng bán thì được giảm xuống. Qua đây ta thấy được chất lượng hàng hóa tốt và thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng góp phần thu hút thêm nhiều khách hàng mới. - Giá vốn hàng bán tăng liên tục trong 3 năm qua từ hơn 1.250 tỷ đồng năm 2004 tăng lên 1.617 tỷ đồng năm 2005 và 1.976 tỷ đồng năm 2006. Giá vốn tăng liên tục bởi vì giá xăng dầu thế giới luôn biến động. Năm 2004 giá xăng dầu thế giới biến động từ 45USD – 55,67USD/thùng. Năm 2005 tiếp tục tăng lên 58USD – 59USD/thùng (8/2005). Năm 2006 tiếp tục tăng 66,43USD/thùng. Do giá xăng dầu biến động theo chiều hướng tăng làm cho giá nhập khẩu tăng, đẩy giá vốn hàng bán ra của công ty tăng lên. Để giảm bớt các khoản lỗ công ty buộc tăng giá bán từ 7.500 đồng/lít (2004), 9.500 đồng/lít (2005) và 11.000 đồng/lít (2006) tính cho mặt hàng xăng A92. Xong do xăng dầu là mặt hàng thiết yếu tuygiá có tăng lên nhưng lượng tiêu thụ vẫn cao thể hiện qua sự tăng của doanh thu. Các sản phẩm chủ yếu của công ty hiện nay là xăng A92, A83, dầu DO, KO, FO... Trong đó xăng A92 góp phần lớn trong doanh thu của công ty chiếm gần 40%, kế đến là xăng A83 và Phân tích tình hình tài chính Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam -49- SVTH: Trần Quốc Khánh dầu DO. Mỗi lần tăng giá vốn mặc dù công ty đã tăng giá bán nhưng vẫn chịu lỗ đối với xăng các loại lỗ từ 500 – 700 đồng/lít, dầu cac lao9ị lỗ từ 1.500 – 2.000 đồng/lít. Khoản lỗ này sẽ được nhà nước cấp bù. - Ngoài ra ta thấy khoản mục chi phí hoạt động tài chính cao hơn so với doanh thu từ hoạt động tài chính. Năm 2004 chênh lệch giữa doanh thu từ hoạt động tài chính với chi phí hoạt động tài chính là - 3.240 triệu đồng. Năm 2005 sự chênh lệch này còn cao hơn với số tiền chênh lệch là -15.378 triệu đồng. Sở dĩ chi phí tài chính tăng cao là vì công ty đang thiếu vốn hoạt động kinh doanh nên phải đi vay. Qua bảng phân tích nguồn vốn ta cũng thấy được nguồn vốn của công ty chủ yếu là vốn vay nên chi phí tài chính phát sinh tương đối lớn. - Mặt khác chi phí bán hàng chiếm với số tiền khá lớn trong tổng chi phí. Chi phí bán hàng năm 2004 là 45,4 tỷ đồng, năm 2005 là 54,5 tỷ đồng tăng hơn so với năm 2004 hơn 9,1 tỷ đồng tương ứng với tốc độ tăng là 20,09%. Tất cả các khoản chi phí này tăng lên do nhu cầu do nhu cầu tiêu thụ của thị trường tăng công ty muốn thu hút khách hàng là các cửa hàng và đại lý cũng như các doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh ở các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long rộng lớn nên phải tổ chức bán hàng giới thiệu sản phẩm và cho hưởng hoa hồng bán hàng, chi phí vận chuyển, bảo quản, hao hụt vì đặc điểm của xăng dầu dễ bốc hơi... - Riêng chi phí quản lý doanh nghiệp được giảm dần qua các năm từ 5,2 tỷ đồng năm 2004 giảm xuống còn 3,9 tỷ năm 2005 tốc độ giảm là 25,1%. Năm 2006 tiếp tục giảm xuống còn 3,3 tỷ đồng tốc độ giảm là 15,16%. Nguyên nhân do trình độ cán bộ quản lý của công ty được nâng lên, hằng năm công ty đều cho cán bộ quản lý đi học thêm nghiệp vụ chuyên môn của mình trong và ngoài nước. Hơn nữa, công ty quản lý chặt chẽ hơn các đồ dùng văn phòng, điện, điện thoại, chi phí thuê văn phòng... - Ngoài khoản thu chính từ việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ công ty còn có thêm một số khoản thu khác góp phần làm tăng lợi nhuận cho công ty. Qua 3 năm chênh lệch giữa thu nhập khác và chi phí khác đều tăng đặc biệt ở năm 2006 công ty đã kiếm thên thu nhập cho mình gần 3,2 tỷ đồng. Phân tích tình hình tài chính Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam -50- SVTH: Trần Quốc Khánh Khoản thu này có được là do công ty thu được một số khoản tiền do khách hàng vi phạm hợp đồng và thu từ việc thanh lý, nhượng bán lại một số tài sản cố định. - Tổng lợi nhuận trước thuế trước bù lỗ: do sự tác động của chi phí quá lớn như chi phí bán hàng, chi phí hoạt động tài chính, và giá vốn hàng bán nên tuy công ty có doanh thu cao nhưng lợi nhuận trước thuế trước bù lỗ giảm. Năm 2004 tổng lợi nhuận trước thuế trên 6 tỷ đồng nhưng đến năm 2005 tổng lợi nhuận trước thuế lại -133 tỷ đồng. Tệ hại hơn ở năm 2006 lợi nhuận trước thuế tiếp tục giảm -307 tỷ đồng. Năm 2005 công ty được nhà nước bù lỗ hơn 153,3 tỷ đồng. Vì vậy lợi nhuận trước thuế sau bù lỗ của công ty hơn 20 tỷ đồng. Sau khi trừ thuế thu nhập doanh nghiệp công ty còn được lợi nhuận sau thuế hơn 17,6 tỷ đồng. So với năm 2004 thì lợi nhuận của công ty tăng lên với số tiền hơn 12 tỷ đồng, tốc động tăng của lợi nhuận 231,61%. Bước sang năm 2006 công ty được nhà nước bù lỗ với số tiền hơn gấp đôi năm 2005 là 322,5 tỷ đồng. Nhưng do khoản lợi nhuận trước thuế giảm quá lớn kéo theo lợi nhuận sau thuế của công ty chỉ đạt 13,6 tỷ đồng giảm so với năm 2005 hơn 4 tỷ đồng tốc độ giảm là 22,10%. Tổng lợi nhuận trước thuế của công ty tăng do công ty giao hàng đúng hợp đồng, chất lượng được đảm bảo nên chiếm được lòng tin của khách hàng. Do đó, công ty thu hút được nhiều khách hàng mới với hợp đồng có giá trị lớn hơn. Tóm lại, qua việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh ta thấy được sự biến động về doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty qua 3 năm. Doanh thu của năm sau cao hơn năm trước là tốt. Tuy nhiên, khoản mục chi phí phát sinh rất lớn đặc biệt là chi phí hoạt động tài chính và chi phí bán hàng điều này làm cho lợi nhuận của công ty giảm xuống ở năm 2006. Do vậy, để tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh xí nghiệp cần phải nhanh chóng đưa ra biện pháp khắc phục tiết kiệm chi phí để giảm giá thành. Đặc biệt, giảm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, đồng thời đẩy mạnh sản xuất kinh doanh nhằm đạt được hiệu quả tốt hơn. Phân tích tình hình tài chính Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam -51- SVTH: Trần Quốc Khánh Bảng 7: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUA 3 NĂM 2004 – 2005 ĐVT: triệu đồng NĂM CHÊNH LỆCH 2005/2004 CHÊNH LỆCH 2006/2005 CHỈ TIÊU 2004 2005 2006 Số tiền % Số tiền % 1 2 3 4 5 = 3 - 2 6 = 5 : 2 7 = 4 - 3 8 = 7 : 3 Doanh thu bán hàng và CCDV 1.362.129 1.553.438 1.739.054 191.309 14,04 185.616 11,95 Các khoản giảm trừ 52.308 8.088 1.052 -44.220 -84,54 -7.036 -86,99 + Chiết khấu thương mại - 17 7 17 100,00 -10 -60,67 + Giảm giá hàng bán 54 20 34 -34 -62,92 14 73,33 + TTTĐB, XK, GTGT theo PPTT 52.255 8.052 1.011 -44.203 -84,59 -7.041 -87,44 1. Doanh thu thuần 1.309.820 1.545.350 1.738.002 235.530 17,98 192.652 12,47 2. Giá vốn hàng bán 1.250.402 1.617.050 1.976.165 366.648 29,32 359.115 22,21 3. Lợi nhuận gộp 59.419 -71.700 -238.163 -131.119 -220,67 -166.463 232,16 4. Doanh thu hoạt động tài chính 225 1.603 1.690 1.378 612,00 87 5,39 5. Chi phí hoạt động tài chính 3.465 5.308 17.068 1.843 53,18 11.760 221,54 - Trong đó: lãi vay phải trả 2.771 4.044 15.288 1.273 45,91 11.244 278,05 6. Chi phí bán hàng 45.410 54.530 53.257 9.120 20,09 -1.273 -2,33 7. Chi phí quản lý doanh nghiệp 5.226 3.919 3.325 -1.307 -25,01 -594 -15,16 8. Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD 5.543 -133.917 -310.123 -139.460 -2515,82 -176.206 131,58 9. Thu nhập khác 585 907 3.188 322 54,90 2.281 251,67 10. Chi phí khác 41 257 - 216 531,74 -257 -100,00 11. Lợi nhuận khác 545 649 3.188 104 19,26 2.539 390,92 12. Tổng LN trước thuế trước bù lỗ 6.088 -133.205 -306.934 -139.293 -2288,03 -173.729 130,42 13. Số lỗ KD xăng dầu được bù 0 153.384 322.500 153.384 100,00 169.116 110,26 14. Tổng LN trước thuế sau bù lỗ 6.088 20.179 15.565 14.091 231,46 -4.614 -22,86 15. Thuế TNDN phải nộp 761 2.514 1.946 1.753 230,42 -568 -22,62 16. Lợi nhuận sau thuế 5.327 17.664 13.620 12.337 231,61 -4.044 -22,90 (Nguồn: Trích từ bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm 2004 – 2006 – phòng kế toán công ty PetroMeKong) Phân tích tình hình tài chính Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam -52- SVTH: Trần Quốc Khánh 4.3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH THÔNG QUA BẢNG LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ: Từ (bảng 9) ta thấy tiền tạo ra từ hoạt động sản xuất kinh doanh qua 3 năm có sự khác biệt. Tiền tạo ra trong năm 2004 là 321,9 tỷ đồng. Sang năm 2005 số tiền chi ra lớn hơn số tiền thu vào 26,4 tỷ đồng. Đến năm 2006 thì số tiền tạo ra 131,3 tỷ đồng trong đó số tiền chi ra lớn hơn số tiền thu vào. Trong khi hoạt động tài chính có sự chênh lệch giữa thu vào và chi ra qua các năm thì đối với hoạt động đầu tư tiền được tạo ra chủ yếu là do chi mua sắm, xây dựng tài sản cố định và khoản này được giảm liên tục qua ba năm liền tốc độ giảm là 6,26%. Không giống như hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính có sự chệnh lệch rất lớn giữa luồng tiền ra và luồng tiền vào. Năm 2004 số tiền chi ra lớn hơn số tiền thu vào là 331 tỷ đồng. Năm 2005 thì có khả quan hơn tổng tiền thu vào là 87,2 tỷ đồng năm 2005 tốc độ tăng là 126,37%. Năm 2006 số tiền thu vào là 184,8 tỷ đồng tốc độ tăng là 111,79%. Như vậy ta thấy hoạt động kinh doanh là hoạt động chủ yếu tạo ra tiền. Để hiểu rõ hơn ta đi sâu xem xét từng khoản thu, chi của từng hoạt động. 4.3.1. Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh: Ta thấy tiền tạo ra chủ yếu từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Năm 2004 khoản tiền thu vào từ hoạt động sản xuất kinh doanh lớn hơn khoản tiền chi ra từ hoạt động trên. Khoản chênh lệch này gần 322 tỷ đồng. Năm 2005 và 2006 thì ngược lại tiền chi ra lớn hơn so với tiền thu vào tương ứng với số tiền chi 26,4 tỷ đồng và 131,3 tỷ đồng. Như vậy ta thấy dòng tiền thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh giảm liên tục qua 3 năm. Nguyên nhân do các yếu tố sau: Khoản tiền thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ có xu hướng tăng từ 1.482,8 tỷ đồng năm 2004 tăng lên 2.032,2 tỷ đồng năm 2006. Tốc độ tăng qua 3 năm cũng tương đương nhau 17,06%. Nguyên nhân do trong năm 2005 và 2006 nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong nước tăng lên và công ty cũng thu hút được nhiều khách hàng, uy tín của công ty đang được nhiều khách hàng biết đến. Qua đây cũng chứng tỏ công ty đang trên đà phát triển. Bên cạnh đó thì khoản chi trả cho người cung cấp hàng hóa và dịch vụ cũng tăng lên rất nhanh. Năm 2005 tiền chi ra cho người cung cấp hàng hóa là 1.596,6 tỷ đồng tốc độ tăng là 535,01% so với năm 2004. Vậy trong năm 2005 công ty mua hàng hóa rất lớn nên khoản chi Phân tích tình hình tài chính Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam -53- SVTH: Trần Quốc Khánh trả này cao. Năm 2006 tiền dùng để chi trả hàng hóa là 3.132,5 tỷ đồng tốc độ tăng là 33,57%. So sánh giữa khoản thu và chi từ bán hàng và cung cấp dịch vụ ta thấy năm 2005 khoản thu lớn hơn khoản chi năm 2006 thì ngược lại. Vì trong năm 2006 và 2006 giá xăng dầu biến động lien tục nhiều khi công ty nhập vào với giá cao nhưng lại bán ra với giá thấp vì đây là mặt hàng nhà nước khống chế giá bán. Điều này thấy rõ hơn ở khoản mục thu khác bao gồm thu từ việc bù lỗ xăng dầu công ty tăng lên 3 năm liền. 4.3.2. Đối với hoạt động đầu tư: Trong 3 năm qua công ty không có tiền thu từ hoạt động đầu tư. Chủ yếu công ty chi để mua sắm, xây dựng tài sản cố định. Năm 2004 số tiền đầu tư cho khoản mục này là 5,7 tỷ đồng, đến năm 2005 khoản chi mua sắm tài sản cố định giảm xuống một ít còn 5,3 tỷ đồng và năm 2006 là 5,2 tỷ đồng. Như vậy ta thấy công ty đang giảm lượng đầu tư để mua sắm tài sản cố định. Sở dĩ khoản đầu tư cho tài sản cố định của công ty giảm là do đến năm 2006 tài sản cố định của công ty đã đi vào hoạt động ổn định và phát huy được hiệu quả nên công ty đã giảm dần lượng đầu tư vào tài sản cố định. Tuy nhiên ngoài khoản đầu tư này không thấy công ty đầu tư vào các khoản mục khác như góp vốn, cho vay... để có thể kiếm thêm lợi nhuận. 4.3.3. Đối với hoạt động tài chính: Qua 3 năm 2004 - 2006 thì chỉ có năm 2004 lượng tiền chi ra lớn hơn lượng tiền thu vào. Tiền thu vào ở năm 2006 là cao nhất đạt 184,8 tỷ đồng tốc độ tăng 512,79% so với năm 2005. Như vậy về hoạt động tài chính thì ta thấy vốn của công ty đi vay rất lớn. Vì thực tế công ty rất thiếu vốn, ta thấy tiền vay của công ty tăng liên tục. Năm 2005 lượng tiền vay của công ty là 245,3 tỷ đồng tăng 79,23%. Tỷ lệ này thay đổi khá lớn ở năm 2006 tốc độ tăng tiền vay lên đến 311,72% so với năm 2005. Chính vì khoản vay khá lớn nên tiền chi ra từ việc trả nợ gốc vay cũng rất cao. Năm 2004 tiền chi ra để trả nợ gốc vay là 468 tỷ đồng. Năm 2005 khoản mục chi này có thấp hơn so với năm 2004 với số tiền chi ra là 158 tỷ đồng. Vì năm 2006 công ty vay nhiều nên tiền chi trả là cao nhất trong 3 năm số tiền lên đến 825,4 tỷ đồng tăng hơn so với năm 2005 với tốc độ tăng là 422,12%. Số lượng tiền vay tăng chứng tỏ tài chính của công ty còn phụ thuộc vào đơn vị Phân tích tình hình tài chính Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam -54- SVTH: Trần Quốc Khánh khác. Vì vậy công ty cần có biện pháp thu hút vốn để giảm lượng tiền vay tránh được gánh nặng nợ c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfPhân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH dầu khí MeKong.pdf