Luận văn Phân tích tình hình tài chính và biện pháp phòng ngừa rủi ro tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương chi nhánh Cần Thơ

MỤC LỤC

Trang

Chương 1: GIỚI THIỆU. 1

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀNGHIÊN CỨU. 1

1.1.1. Sựcần thiết của chuyên đề . 1

1.1.2. Căn cứkhoa học và thực tiễn. 2

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU . 2

1.2.1. Mục tiêu chung . 2

1.2.2. Mục tiêu cụthể. 3

1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU. 3

1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU. 3

1.4.1. Phạm vi không gian . 3

1.4.2. Phạm vi thời gain . 3

1.4.3. Giơi hạn đềtài . 3

1.4.4. Đối tượng nghiên cứu . 4

1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN . 4

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 6

2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN . 6

2.1.1. Một sốkhái niệm cơbản . 6

2.1.2. Tài chính . 8

2.1.3. Phân tích tài chính và vay trò của việc phân tích tài chính trong ngân

hàng thương mại . 9

2.1.4. Các nội duna phân tích chủyếu . 10

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 15

2.2.1. Phương pháp thu thập sốliệu . 15

2.2.2. Phương pháp phân tích sốliệu. 15

CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀNGÂN HÀNG TMCP KỸTHƯƠNG CHI

NHÁNH CẦN THƠ . 17

3.1. GIỚI THIỆU . 17

3.1.1. Khái quát vềthành phốCần Thơ. 17

3.1.2. Ngân hàng TMCP KỹThương VN . 18

3.1.3. Ngân hàng TMCP KỹThương VN chi nhánh Cần Thơ. 23

3.2. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG QUA 3

NĂM . 25

Chương 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI NGÂN HÀNG

TMCP KỸTHƯƠNG CHI NHÁNH CẦN THƠ . 33

4.1. Phân tích tình hình thông qua bảng kếtoán . 33

4.1.1. Phân tích phần tài sản. 33

4.1.2. Phân tích nguồn vốn. 40

4.2. Phân tích tình hình tài chính qua bảng kết quảhoạt động kinh doanh . 49

4.2.1. Phân tích thu nhập. 49

4.2.2. Phân tích chi phí. 53

4.2.3. Phân tích lợi nhuận . 56

4.3. Phân tích tình hình tài chính qua các chỉsốtài chính . 60

4.3.1. Khảnăng thanh toán nhanh . 60

vii

4.3.2. Phân tích khảnăng sinh lời . 61

4.4. Phân tích rủi ro . 64

4.4.1. Rủi ro lãi suất . 64

4.4.2. Rủi ro thanh khoản . 66

4.4.3. Rủi ro tín dụng . 68

4.4.4. Rủi ro vốn chủsởhữu . 70

CHƯƠNG 5: MỌT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI

CHÍNH TẠI NH TMCP KỸTHƯƠNG CN CẦN THƠ . 72

5.1. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN NGUỒN VỐN VÀ HUY ĐỘNG. 73

5.2. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ ĐA DẠNG

HÓA HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ . 74

5.3. THÀNH LẬP BỘMÁY QUẢN LÝ RỦI RO . 75

5.4. BIỆN PHÁP XỬLÝ RỦI RO . 75

CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 77

6.1. KẾT LUẬN. 77

6.2. KIẾN NGHỊ . 77

6.2.1. Kiến nghị đối với ngân hàng . 77

6.2.2. Đối với NH TMCP KỹThương VN . 78

6.2.3. Đối với UBND Thành phốCần Thơ . 78

TÀI LIỆU THAM KHẢO. 79

pdf87 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1639 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích tình hình tài chính và biện pháp phòng ngừa rủi ro tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương chi nhánh Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oanh số cho vay 991.031 1.111.005 1.321.170 119.974 12,11 210.165 18,92 4. Doanh số thu nợ 841.350 962.415 1.396.785 121.065 14,39 434.370 45,13 5. Dư nợ 681.257 829.845 781.232 148.588 21,81 -48.613 -5,86 6. Nợ quá hạn 12.270 24.615 20.490 12.345 100,61 -4.125 -16,76 7. Tổng thu nhập 60.417 68.046 77.873 7.629 12,63 9.826 14,44 8. Tổng chi phí 44.330 49.544 54.489 5.214 11,76 4.945 9,98 9. Lợi nhuận ròng 16.553 18.518 23.384 1.965 11,87 4.866 26,28 - 27 - Qua bảng số liệu trên, năm 2005 tổng nguồn vốn mà Ngân hàng có được vào thời điểm 31/12/2005 là: 1.055.135 triệu đồng. Trong đó nguồn vốn mà Ngân hàng huy động từ các tổ chức kinh tế và dân cư: 381.792 triệu đồng. Năm 2006, Chi nhánh dựa trên kết quả của năm trước và không ngừng phát huy nâng cao nguồn vốn trong năm 2006. Tổng nguồn vốn 31/12/2006 là 1.115.081 triệu đồng. Trong đó nguồn vốn huy động: 445.392 triệu đồng Năm 2007 vừa qua là năm mà Chi nhánh có những bước chậm lại trong công tác huy động vốn. Bằng nhiều phương pháp nghiệp vụ, Ngân hàng đã không ngừng nỗ lực tăng cường nguồn vốn để áp ứng nhu cầu về vốn ngày càng tăng của các tầng lớp dân cư mà đặc biệt là các thành phần kinh tế trong một năm có nhiều sự biến động. Tổng nguồn vốn vào thời điểm 31/12/2007 là 1.250.040 triệu đồng. Trong đó nguồn vốn huy động giảm xuống còn là: 394.500 triệu đồng. Từ số liệu trên ta có các nhận xét sau: Qua bảng số liệu trên, trong 3 năm 2005, 2006, 2007 nguồn vốn của Chi nhánh không ngừng tăng qua các năm. Lý do của sự gia tăng này, một mặt là do sự tăng lên của nguồn vốn huy động trong năm 2006 so với năm 2005 đi đôi với sự nỗ lực của cán bộ nhân viên của Chi nhánh. Nhưng năm 2007 có chậm lại so với năm 2006. Do đó, Chi nhánh cần tích cực hơn nữa trong công tác huy động, có chính sách khách hàng, chính sách lãi suất nhằm mở rộng nguồn vốn huy động nhàn rỗi, thực hiện chức năng trung gian của Ngân hàng Thương mại. Theo bảng số liệu trên, nhìn chung công tác cho vay của Chi nhánh liên tục tăng qua 3 năm, cụ thể năm 2005 doanh số cho vay của Chi nhánh đạt 991.031 triệu đồng đến năm 2006 đạt 1.111.005 triệu đồng, tăng 119.974 triệu đồng tương đương 12,11%, năm 2007 tăng 210.165 triệu đồng tương ứng với 18,92% so với năm 2006. Một điều nhận thấy rõ nhất ở đây là sở dĩ doanh số cho vay trong năm 2007 lại tăng nhanh như vậy là do cho vay trung và dài hạn tăng nhanh đột ngột, lí do sự gia tăng này là trong năm tình hình kinh tế tại địa phương có nhiều biến động, do đó phần lớn các đơn vị kinh tế tại địa phương thường vay trung và hạn để tái đầu tư hoặc chuyển đổi cơ cấu đầu tư . Ngoài ra, - 28 - chi nhánh tập trung nguồn vốn để cho vay các công trình có quy mô lớn làm ăn có hiệu quả nhằm tăng lợi nhuận nhiều hơn cho Chi nhánh. Với xu hướng doanh số cho vay tăng qua các năm có thể thấy được rằng Chi nhánh đã có những tích cực trong công tác cho vay, biết nắm bắt được nhu cầu vay vốn cũng như sự nhạy bén trong từng tình hình cụ thể của nền kinh tế, thêm vào đó là sự nhận thức, lòng tin của người dân vào hệ thống Ngân hàng ngày càng được nâng cao. Cùng với sự tăng lên của doanh số cho vay thì doanh số thu nợ cũng có chiều hướng gia tăng. Cụ thể như sau trong năm 2006 doanh số thu nợ tăng 121.065 triệu đồng hay tăng 14,39% so với năm 2005, sang năm 2007 con số này lại tiếp tục gia tăng, tăng 434.370 triệu đồng tương đương 45,13% so với năm 2006. Qua các số liệu trên ta thấy rằng công tác thu nợ đã được Chi nhánh thực hiện khá tốt, đồng thời cũng cho thấy hoạt động kinh doanh tại địa bàn trong thời gian qua có hiệu quả, là môi trường hết sức thuận lợi cho hoạt động của Ngân hàng. Việc thu nợ nhiều chứng tỏ được một điều nền kinh tế tại Cần Thơ có những bước phát triển đáng kể cũng như sản xuất kinh doanh tại địa phương. Chính vì thế mà khách hàng thực hiện tốt nghĩa vụ trả nợ đối với Ngân hàng làm cho doanh số thu nợ của Ngân hàng tăng qua các năm. Mặt khác, do các món nợ trung và dài hạn của khách hàng đến thời hạn trả. Dư nợ là chỉ tiêu phản ảnh số nợ mà khách hàng còn nợ lại Ngân hàng kể cả năm nay và năm trước. Bảng số liệu cho thấy tình hình dư nợ của Chi nhánh tăng giảm qua các năm. Năm 2005 là 681.257 triệu đồng sang năm 2006 là 829.845 triệu đồng, tăng 148.588 triệu đồng tương đương 21,81% so với năm 2005. Năm 2007 dư nợ là 781.232 triệu đồng, giảm 48.613 triệu đồng hay 5,86% so với năm 2006. Sự tăng giảm của chỉ tiêu dư nợ là một tín hiệu không tốt bởi vì dư lợi nợ giảm ở năm 2007 so với năm 2006 cho thấy số nợ của khách hàng nợ ngân hàng giảm dẫn đến lợi nhuận giảm vì cho vay là hoạt động chính của Ngân hàng. Nguyên nhân dư nợ giảm là do doanh số thu nợ tăng liên tục qua các năm. Nợ quá hạn là chỉ tiêu phản ảnh số nợ mà khách hàng nợ Ngân hàng nhưng nó đã vượt quá thời hạn cho vay. Sự gia tăng của nợ quá hạn là một tín hiệu không tốt cho hoạt động của Ngân hàng. Qua bảng số liệu trên ta thấy nợ - 29 - quá hạn của Ngân hàng tăng giảm qua các năm. Cụ thể như sau: Năm 2005 là khoảng 12.270 triệu đồng sang năm 2006 nợ quá hạn là khoản 24.615 triệu đồng tăng khoản 12.345 triệu đồng tương đương khoảng 100,61% so với năm 2005. Năm 2007 nợ quá hạn được cải thiện hơn so với 2006, nợ quá hạn giảm chỉ còn khoản 20.490 triệu đồng, giảm khoản 4.125 triệu đồng hay tương đương 16,76%. Với xu hướng nợ quá hạn tăng giảm qua các năm, cụ thể là giảm của năm 2007 so với năm 2006, để có được kết quả như thế là do Chi nhánh đã đề ra các giải pháp hữu hiệu và triệt để thực hiện giải pháp này, nhằm hạn chế nợ quá hạn một cách tốt nhất. Hình 4: Nợ quá hạn trong tổng dư nợ. Cùng với sự giảm xuống của dư nợ trong năm 2007 so với năm 2006, doanh số thu nợ tăng cũng như sự giảm xuống của nợ quá hạn thì thu nhập của Ngân hàng liên tục tăng qua các năm. Cụ thể năm 2005 tổng thu nhập của Ngân hàng đạt được là 60.417 triệu đồng, đến năm 2006 con số này đã là 68.046 triệu đồng tăng 7.629 triệu đồng hay tốc độ tăng là 12,63% so với năm 2005. Không dừng lại ở đó sang năm 2007 tổng thu nhập mà Ngân hàng đạt được là 77.873 triệu đồng, tăng 9.826 triệu đồng với tốc độ là 14,44% so với năm 2006. Nguyên nhân dẫn đến thu nhập tăng liên tục qua các năm là do trong 3 năm qua Ngân hàng đã không ngừng tăng cường các biện pháp hoạt động hữu hiệu, Ngân hàng 0 200000 400000 600000 800000 1000000 2005 2006 2007 Năm Tr iệ u đ ồn g 5. Dư nợ 6. Nợ quá hạn - 30 - ngày càng thu hút thêm nhiều nguồn tiền của khách hàng. Thêm vào đó là việc Ngân hàng tăng cường công tác tiếp thị quảng cáo, Ngân hàng không ngừng đổi mới trong việc cung cấp các dịch vụ Ngân hàng với mức phí ưu đãi, nhiều chương trình khuyến mãi, tặng thưởng. Thêm vào đó là sự nhạy bén, linh hoạt của Ngân hàng trong việc thích ứng với sự biến động kinh tế tại địa phương, cũng như trong cả nước. Cùng với sự tăng lên của thu nhập thì các khoản chi phí phát sinh cũng tăng lên đáng kể qua các năm. Cụ thể tổng chi phí năm 2006 là 49.544 triệu đồng tăng 5.214 triệu đồng hay tốc độ tăng tương đương là 11,76% so với năm 2005 là 44.330 triệu đồng. Sang năm 2007 con số này đã là 54.489 triệu đồng hay tốc độ tăng là 9,98% so với năm 2006. Sự tăng lên của tổng chi phí phần lớn là do trong năm Ngân hàng tăng cường nguồn vốn huy động để đáp ứng nhu cầu về vốn ngày càng tăng lên tại địa phương. Ngoài ra do nhu cầu mở rộng quy mô hoạt động cũng làm cho khoản mục chi phí tăng lên đáng kể. Mặc dầu chi phí qua các năm có tăng lên nhưng với tốc độ tăng nhỏ hơn tốc độ tăng của thu nhập qua đó làm cho lợi nhuận qua các năm cũng tăng lên. Trong năm 2005 lợi nhuận ròng mà ngân hàng đạt được là 16.553 triệu đồng. Sang năm 2006 con số này tiếp tục tăng lên là 18.518 triệu đồng, tăng 1.965 triệu đồng với tốc độ tăng là 11,87% so với năm 2005. Đến năm 2007con số này đã là 23.384 triệu đồng tăng 4.866 triệu đồng hay tăng với tốc độ là 26,28% so với năm 2006. Nhìn chung, tình hình hoạt động của Ngân hàng qua các năm là khá tốt. Sự tăng lên của thu nhập cũng như lợi nhuận là một minh chứng cho sự nỗ lực của ban lãnh đạo và tập thể cán bộ công nhân viên của Ngân hàng cùng với sự quan tâm hỗ trợ của các cấp, các ngành, chính quyền địa phương đã tạo mọi điều kiện để Ngân hàng ngày một đi lên góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế địa phương. Sự tăng lên của Lợi nhuận từ 16.553 triệu đồng năm 2005 đã tăng lên 18.518 triệu đồng năm 2006 và 23.284 triệu đồng năm 2007, cho thấy tình hình hoạt động của ngân hàng ngày một tốt hơn. Tuy nhiên, với sự tăng lên liên tục của thu nhập thì chi phí cũng tăng theo nhưng tốc độ tăng của tổng chi phí nhỏ hơn tốc độ tăng của tổng thu nhập làm cho lợi nhuận của ngân hàng liên tục - 31 - tăng qua các năm cụ thể là: năm 2006 tốc độ tăng chi phí là 11,76%, tốc độ tăng của thu nhập 12,63% làm cho lợi nhuận tăng 1.965 triệu đồng tương đương 11,87% so với năm 2005. Sang 2007 tốc độ của chi phí tăng 9,98%, tốc độ thu nhập tăng 14,44% làm cho lợi nhuận tăng 4.866 triệu đồng tương đương 26,28% so với năm 2006. Thuận lợi và khó khăn Thuận lợi Với truyền thống xây dựng và trưởng thành của hệ thống, cùng với sự hoạt động ngày càng hiệu quả của Ngân hàng, các dịch vụ ngày càng đa dạng hoá và mở rộng, chất lượng phục vụ ngày càng nâng cao đã tạo được uy tín tại địa phương. Ngân hàng có đội ngũ cán bộ công nhân viên có tuổi đời còn rất trẻ, năng động, có trình độ năng lực tốt đáp ứng khả năng phát triển ngày càng cao. Quá trình đô thị hoá cũng như việc chuyển đổi cơ cấu ở địa phương cũng tạo điều kiện cho Ngân hàng đầu tư vốn. Hoạt động của Ngân hàng đã đem lại những kết quả đáng phấn khởi phục vụ tốt cho nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Khó khăn Địa bàn hoạt động chịu sự cạnh tranh gây gắt giữa các Ngân hàng. Trong khi đó, Ngân hàng lại ra đời muộn so với các Ngân hàng thương mại nhà nước (Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng công thương, Ngân hàng ngoại thương),… từ đó việc chiếm lĩnh thị trường để mở rộng hoạt động kinh doanh cũng là một vần đề hết sức khó khăn. Do còn đi thuê bên ngoài để đặt trụ sở nên chi phí làm cho lợi nhuận Ngân hàng giảm. Phương hướng hoạt động Trên cơ sở nỗ lực thực hiện các giải pháp huy động vốn tín dụng kinh doanh tiền tệ và các dịch vụ Ngân hàng khác để nâng cao chất lượng hiệu quả chi nhánh chú trọng các giải pháp huy động vốn để đảm bảo khả năng thanh toán và phục vụ tốt công tác tín dụng. Có chính sách khuyết khích thu hút tiền gửi các tổ chức kinh tế, trước mắt là giữ vững lượng tiền gửi của khách hàng truyền thống, sau đó cần có biện pháp - 32 - khuyết khích khách hàng mới. Cố gắng tập chung nguồn vốn duy trì tín dụng đối với các khách hàng lớn, truyền thống của Chi nhánh với mức lãi suất hợp lí. Tập trung rà soát xử lý các khoản nợ quá hạn. Đồng thời giải Ngân kịp thời các dự án ký hợp đồng tín dụng với khách hàng, nhằm đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu của khách hàng. Mở rộng khách hàng sử dụng các sản phẩm dịch vụ đang có của chi nhánh bằng cách tăng cường quảng cáo nâng cao chất lượng phục vụ của đội ngũ giao dịch viên. Thu hút khách hàng mở tài khoản tiền gửi thanh toán, thông qua việc ưu đãi sử sụng các dịch đa dạng, tăng cương khai thác các tiện ích trong chương trình hiện đại hóa áp dụng những dịch vụ Ngân hàng hiện đại như: Rút tiền tự động, trả lương, thanh toán tiền hàng. Tiếp tục đẩy mạnh dịch vụ trả lương kết hợp với phát hành ATM, hướng tạp chung vào các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu và các doanh nghiệp lớn, lựa chọn những địa điểm để triển khai lắp đặt ATM Chú trọng mở rộng khách hàng tín dụng là các doanh nghiệp thương mại hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, có chính sách ưu đãi với những khách hàng tín dụng có sử dụng tổng hợp nhiều dịch vụ. - 33 - CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG - CN CẦN THƠ 4.1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH THÔNG QUA BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ảnh toàn bộ tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó tại một thời điểm nhất định. Hay nói cách khác, bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính phản ảnh tình hình tài chính của Ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Bảng cân đối kế toán là một trong những báo cáo tài chính quan trọng nhất. Qua bảng cân đối kế toán người quản trị có thể biết được tài sản hiện có, hình thái vật chất, cơ cấu tài sản, tình hình hoạt động kinh doanh và hiệu quả tài chính của Ngân hàng. 4.1.1. Phân tích phần tài sản Tài sản có là kết quả của việc sử dụng vốn của Ngân hàng. Chất lượng tài sản có trong kinh doanh Ngân hàng là yếu tố quan trọng hàng đầu và cũng là yếu tố phức tạp nhất khi phân tích hoạt động Ngân hàng. 4.1.1.1. Phân tích tổng quát tài sản Sau đây là bảng số liệu về kết cấu và sự biến động tài sản của Ngân hàng 3 năm 2005-2007 Thông qua bảng số liệu 2 ta thấy tổng tài sản của Ngân hàng qua 3 năm liên tục tăng. Năm 2005 là 1.055.135 triệu đồng, sang năm 2006 tổng giá trị của tài sản là 1.115.081 triệu đồng, tăng 59.946 triệu đồng tương đương với 5,68% so với năm 2005. Năm 2007 tổng tài sản là 1.250.040 triệu đồng, tăng 134.960 triệu đồng hay 12,10% so với năm 2006. Sự gia tăng giá trị của tổng tài sản qua các năm chủ yếu là do sự biến động của các khoản mục sau: Khoản mục tiền mặt là vòng bảo vệ đầu tiên của Ngân hàng trước yêu cầu rút tiền gửi và yêu cầu vay vốn không báo trước của khách hàng. Từ bảng số liệu ta thấy, khoản mục tiền mặt tại quỹ của Ngân hàng chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản nó tăng, giảm qua 3 năm từ năm 2005 đến năm 2007. Cụ thể là trong năm 2006 tiền mặt tại quỹ của Ngân hàng là 15.998 triệu đồng, tăng 7.874 triệu - 34 - đồng chiếm tỷ trọng là 1,43% trong tổng tài sản và tăng 96,92% so với năm 2005. Bảng 2: Tổng hợp tài sản của NH qua 3 năm (2005-2007) ĐVT: Triệu đồng So sánh NĂM 2005 NĂM 2006 NĂM 2007 2006/2005 2007/2006 CHỈ TIÊU Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền % Số tiền % 1. Tiền mặt tại quỹ 8.124 0,77 15.998 1.43 14.358 1,15 7.874 96,92 -1.640 -10,25 2. Tiền gửi 8.123 0,77 10.355 0.93 10.646 0,85 2.232 27,48 291 2,81 3. Hoạt động tín dụng 1.025.156 97,16 1.070.054 95.96 1.201.776 96,14 44.898 4,38 131.723 12,31 4. Tài sản cố định 11.717 1,11 16.173 1.45 20.594 1,65 4.457 38,04 4.421 27,33 5. Sử dụng vốn khác 2.016 0,19 2.502 0.22 2.667 0,21 486 24,11 165 6,59 Tổng tài sản 1.055.135 100,00 1.115.081 100.00 1.250.040 100,00 59.946 5,68 134.960 12,10 Trong đó TSSL (2+3) 1.033.278 97,93 1.080.408 96.89 1.212.422 96,99 47.130 4,56 132.014 12,22 TSKSL (1+4+5) 21.857 2,07 34.673 3.11 37.619 3,01 12.816 58,64 2.946 8,50 (Nguồn: Ngân hàng TMCP Kỹ Thương VN - CN Cần Thơ) - 35 - Sang năm 2007 số tiền mặt tại quỹ có giảm nhưng không đáng kể và giảm 10,25% so với năm 2006. Với sự sụt giảm của quỹ tiền mặt cũng là một điều dễ hiểu bởi vì đây là khoản mục mang lại rất ít thậm chí không mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng. Thêm vào đó, thông qua sự phân tích thị trường thì việc giảm khoản tiền mặt nhằm làm tăng lượng tiền cho vay, đáp ứng nhu cầu về vốn của Ngân hàng là một chính sách đúng đắn của Ngân hàng, phù hợp với tình hình kinh tế tại địa phương. Tuy nhiên khoản mục này không lớn trong tổng tài sản. Với sự sụt giảm của khoản mục tiền mặt là sự gia tăng của khoản tiền gửi. Việc gia tăng khoản tiền gửi nhằm tạo thêm nhiều lợi nhuận, làm tăng khả năng sinh lời cho Ngân hàng. Cụ thể như sau năm 2005 đạt 8.123 triệu đồng chiếm tỷ trọng 0,77%, năm 2006 là 10.355 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 0,93%, năm 2007 là 10.646 triệu đồng chiếm tỷ trọng 0,85%. Trong năm 2006 và năm 2007 tỷ trọng của khoản mục này tăng lên, nguyên nhân của sự gia tăng này là do trong năm này Ngân hàng tăng cường khoản mục tiền gởi để đáp ứng tốt hơn nhu cầu vốn, nhu cầu rút tiền của khách hàng một phần tăng thêm thu nhập cho Ngân hàng làm cho khoản mục tiền gởi tăng lên. Cho đến hiện nay hầu hết ở các Ngân hàng khoản mục cho vay là khoản mục tài sản lớn nhất trong Ngân hàng. Đây là khoản mục thường chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng giá trị tài sản. Đối với Techcombank thì khoản mục này chiếm tỷ trọng rất lớn trên 90% tổng tài sản. Việc khoản mục cho vay chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của Ngân hàng cho thấy được nguồn thu chính của Ngân hàng là hoạt động cho vay, đây vừa là hoạt động đem đến nhiều lợi nhuận cũng như rủi ro cho Ngân hàng. Do đó Ngân hàng cần phải có nhiều biện pháp để hạn chế rủi ro cũng như tăng cường các hoạt động dịch vụ nhằm tạo thêm nguồn thu khác cho Ngân hàng. Thông qua bảng số liệu ta thấy mặt dù lượng tiền dùng cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng có tăng lên qua các năm nhưng tỷ trọng của khoản mục này trong tổng tài sản lại tăng, giảm qua các năm. Cụ thể như sau năm 2005 tỷ trọng 97,16 %, năm 2006 tỷ trọng là 95,96%, sang năm 2007 tỷ trọng này lại tăng lên 96,14 %. Sở dĩ hoạt động tín dụng của Ngân hàng có sự giảm sút là do Ngân hàng rất thận trọng trong việc cho vay, Ngân hàng luôn tìm kiếm những khách - 36 - hàng có uy tín để cho vay hơn là chạy theo số lượng. Thêm vào đó là việc Ngân hàng ngày càng đa dạng hoá các loại hình hoạt động nhằm hạn chế rủi ro cho Ngân hàng. 0 200000 400000 600000 800000 1000000 1200000 1400000 2005 2006 2007 Năm Tr iệ u đồ n g Hoạt động tín dụng Tổng tài sản Hình 5: Tình hình hoạt động tính dụng qua 3 năm Tài sản cố định là loại tài sản không chuyển giá trị một lần mà chuyển dần giá trị theo thời gian tham gia hoạt động kinh doanh với hình thức khấu hao. Qua bảng số liệu ta thấy: Tài sản cố định tăng liên tục qua các năm. Cụ thể năm 2005 tài sản cố định là 11.717 triệu đồng, đến năm 2006 con số này tăng lên là 16.173 triệu đồng, tăng 4.457 triệu đồng tương đương 38,04 % so với năm 2005. Sang năm 2007 Tài sản cố định đã tăng lên là 20.594 triệu đồng, tăng 4.421 triệu đồng tương đương 27,33 % so với năm 2006. Nguyên nhân làm cho Tài sản cố định tăng liên tục qua các năm là do: Năm 2006 và năm 2007 Ngân hàng mua thêm và sửa chữa cũng như trang bị và đổi mới trang thiết bị máy móc nhằm phục vụ tốt cho hoạt động của Ngân hàng. Cụ thể: Chi nhánh đổi mới các máy vi tính đã củ kỹ, trang bị thêm máy Potocopy, máy Fax, xe để Ban Giám Đốc đi công tác, mua sắm thêm nhiều thiết bị văn phòng, bàn ghế để phục vụ cho công tác hoạt động của mình. Bên cạnh việc đầu tư cho vay Ngân hàng còn có khoản sử dụng vốn khác cũng chiếm tỷ trọng trong tổng tài sản và nó liên tục tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2005 là 2.016 triệu đồng chiếm tỷ trọng 0,19 % tổng tài sản. Năm 2006 là 2.502 triệu đồng tăng 486 triệu đồng và tương đương là 24,11 % so với năm - 37 - 2005. Năm 2007 là 2.667 triệu đồng tăng 165 triệu đồng và tăng 6,59 % so với năm 2006. Sự gia tăng của khoản mục này cho thấy Ngân hàng không chỉ tập trung cho vay mà còn mở rộng đa dạng hoá các loại hình dịch vụ vừa đáp ứng nhu cầu thị trường cũng như nền kinh tế, vừa hạn chế rủi ro. Qua các số liệu vừa phân tích ở trên cùng với sự sụt giảm tỷ trọng của hoạt động tín dụng và sự tăng lên của khoản mục tiền gửi, sử dụng vốn khác trong tổng tài sản cũng tăng lên liên tục. Cho thấy Ngân hàng ngày càng thận trọng hơn trong việc cho vay nhằm hạn chế rủi ro. Tài sản sinh lời của Ngân hàng là những tài sản có khả năng mang lại thu nhập lớn cho Ngân hàng. Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy tỷ trọng của những tài sản sinh lời có xu hướng giảm, tăng qua các năm. Năm 2005 tài sản sinh lời chiếm 97,93%, năm 2006 là 96,89%, năm 2007 là 96,99%. Nguyên nhân của sự sụt giảm, tăng này là do trong năm Ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng uy tín để cho vay. Ngoài ra, với sự biến động của tình hình kinh tế thì việc hạn chế rủi ro cũng là một việc rất quan trọng cần được xem xét kỹ lưỡng. Mặc dù sự sụt giảm này không lớn lắm nhưng đây có thể là dấu hiệu dự báo tình hình biến động xấu cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Bởi vì sự giảm sút của tài sản sinh lời làm ảnh hưởng đến nguồn thu nhập hiện tại và trong tương lai của Ngân hàng làm cho Ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong việc thực hiện mục tiêu về lợi nhuận. Qua sự phân tích ở trên thì nhìn chung Ngân hàng rất chú trọng trong việc hạn chế rủi ro thông qua việc giảm khoản mục cho vay và tăng khoản mục sử dụng vốn khác. Tuy nhiên việc hạn chế rủi ro làm cho tài sản sinh lời giảm xuống và lợi nhuận của Ngân hàng cũng sẽ bị sụt giảm theo. Ngoài ra với việc giảm lượng cho vay làm cho Ngân hàng sẽ bị thu thiệt trong việc cạnh tranh với các Ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác do mất đi một lượng đáng kể khách hàng. - 38 - 4.1.1.2. Phân tích nghiệp vụ cho vay Bảng 3: Các chỉ số phân tích nghiệp vụ cho vay của NH qua 3 (2005-2007) ĐVT: Triệu đồng CHỈ TIÊU ĐƠN VỊ Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1. Tổng nguồn vốn Triệu đồng 1.055.135 1.115.081 1.250.040 2. Vốn huy động Triệu đồng 381.792 445.392 394.500 3. Doanh số thu nợ Triệu đồng 841.350 962.415 1.396.785 4. Tổng dư nợ Triệu đồng 681.257 829.845 781.232 5. Nợ quá hạn Triệu đồng 12.270 24.615 20.490 6. Tổng dư nợ / nguồn vốn huy động Lần 1,78 1,86 1,98 7. Tổng dư nợ / tổng tài sản % 64,57 74,42 62,50 8. Nợ quá hạn / tổng dư nợ % 1,80 2,97 2,62 (Nguồn: Ngân hàng TMCP Kỹ Thương VN - CN Cần Thơ) Phân tích tín dụng là một việc làm phức tạp và đòi hỏi nhiều nguồn thông tin chính xác. Do đó ngoài việc phân tích những thông tin trên bảng cân đối kế toán thì cần phải phân tích thêm về tình hình cho vay của Ngân hàng thông qua các chỉ số sau: Dư nợ trên nguồn vốn huy động: Chỉ tiêu này cho thấy khả năng sử dụng vốn huy động của Ngân hàng. Chỉ tiêu này quá lớn hoặc quá nhỏ đều không tốt. Bởi vì chỉ tiêu này lớn thì khả năng huy động vốn của Ngân hàng thấp, ngược lại chỉ tiêu này nhỏ thì Ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động này không hiệu quả. Qua 3 năm tỷ số dư nợ / vốn huy động tăng lên liên tục. Nguyên nhân của sự tăng lên này là do tình hình cho vay của Ngân hàng có nhiều tiến bộ cụ thể là năm 2006 doanh số cho vay là 1.111.005 triệu đồng, tăng 119.974 triệu đồng tương đương 12,11 % so với năm 2005. Sang năm 2007 doanh số cho vay là 1.321.170 triệu đồng, tăng 210.165 triệu đồng tương đương 18,92 % so với năm 2006 [bảng 1]. Mặt khác, do đó tốc độ tăng của dư nợ lớn hơn tốc độ tăng của vốn huy động. Tuy nhiên trong 3 năm vừa qua chỉ tiêu này là không cao lắm, trung bình khoảng 1,87 lần. Tức là bình quân khoảng 1,87 đồng - 39 - dư nợ cho một đồng vốn huy động tham gia. Điều này cho thấy Ngân hàng không sử dụng tốt nguồn vốn huy động trong hoạt động cho vay của mình. Hình 6: Tổng dư nợ trên nguồn vốn huy động Trong năm 2006 dư nợ trên vốn huy động là 1,86 lần, tăng 0,08 lần so với năm 2005. Sang năm 2007 tỷ số này đã tăng lên là 1,98 lần tăng 0,12 lần so với năm 2006. Nguyên nhân của sự tăng liên tục là do: trong năm 2006,2007 tình hình cho vay của Ngân hàng có nhiều tiến bộ như trên ta đã phân tích. Do vậy tốc độ tăng của dư nợ lớn hơn tốc độ tăng của vốn huy động. Qua bảng số liệu ta thấy tình hình vốn huy động của Ngân hàng có chiều hướng giảm, đặc biệt là năm 2007 con số này giảm còn 394.500 triệu đồng giảm 50.892 triệu đồng so với năm 2006 thêm vào đó nhu cầu vay của khách hàng lại tăng lên thông qua doanh số cho vay. Cụ thể năm 2007 doanh số cho vay đã đạt 1.321.170 triệu đồng tăng 210.165 triệu đồng so với năm 2006. Do đó cho thấy Ngân hàng không có được sự hiệu quả của khoản mục nguồn vốn huy động. Tổng dư nợ trên tổng tài sản: Đây là chỉ số tính toán phản ánh hiệu quả tín dụng của một đồng tài sản. Ngoài ra chỉ số này còn giúp nhà phân tích xác định quy mô hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Chỉ số này trong 3 năm qua là khá cao. Cụ thể năm 2005 là 64,57 %, năm 2006 là 74,42 %, năm 2007 là 62,50 %. Mặc dù chỉ số này có giảm qua các năm (2006 – 2007) nhưng chỉ số này là khá cao trên 60% cho thấy hoạt động cho vay chiếm một tỷ trọng lớn trong hoạt động 1.78 1.86 1.98 1.75 1.80 1.85 1.90 1.95 2.00 2005 2006 2007 Năm Tổng dư nợ trên nguồn vốn huy động - 40 - của Ngân hàng. Tuy nhiên với một tỷ trọng cao như thế thì Ngân hàng đang phải đối mặt với rủi ro khá lớn từ việc cho vay. Do đó Ngân hàng cần phải đa dạng hoá hoạt động của mình, tăng cường đầu tư vào các dịch vụ nhằm tạo cho Ngân hàng có được một cơ cấu tài sản hợp lý hơn. Nợ quá hạn trên tổng dư nợ: Chỉ số này đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng. Ngân hàng nào có chỉ số này thấp có nghĩa là chất lượng tín dụng của Ngân hàng này cao. Chỉ tiêu này phản ảnh hiệu quả hoạt động của Ngân hàng một cách rõ rệt. Theo bảng số liệu trên ta thấy chỉ số này tăng giảm liên tục trong 3 năm qua. Cụ thể năm 2005 là 1,8%, sang năm 2006 là 2,97%. Đến năm 2007 chỉ số này giảm xuống còn là 2,6

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfPhân tích tình hình tài chính và biện pháp phòng ngừa rủi ro tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương chi nhánh cần thơ.pdf
Tài liệu liên quan