Luận văn Phân tích tình hình tài chính và các giải pháp nâng cao năng lực tài chính tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển bất động sản Hudland

LỜI CAM ĐOAN .i

LỜI CẢM ƠN .ii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN.v

DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ, HÌNH .vii

PHẦN MỞ ĐẦU .ix

1.1. Một số khái niệm cơ bản về tài chính và phân tích tài chính doanh nghiệp.1

1.1.1. Khái niệm tài chính doanh nghiệp.1

1.1.2. Nhiệm vụ, vai trò, chức năng của tài chính doanh nghiệp .4

1.1.3. Phân tích tài chính doanh nghiệp .6

1.1.3.1. Khái niệm, mục tiêu và vai trò của phân tích tài chính doanh

nghiệp.6

1.1.3.2. Ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp .7

1.2. Nguồn tài liệu phân tích tài chính doanh nghiệp .8

1.2.1. Bảng cân đối kế toán .9

1.2.2. Báo cáo kết quả kinh doanh .10

1.2.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ .12

1.2.4 Các nguồn tài liệu phân tích khác .12

1.3. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp.13

1.3.1 Phân tích khát quát tình hình tài chính doanh nghiệp thông qua báo cáo

tài chính (BCTC) . 13

1.3.1.1. Phân tích bảng cân đối kế toán .13

1.3.1.2. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh .15

1.3.1.3. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ.17

1.3.2. Phân tích các chỉ số tài chính của doanh nghiệp .18

1.3.2.1. Phân tích chỉ số phản ánh khả năng sinh lợi.18

1.3.2.2 Phân tích chỉ số phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản.19

1.3.2.3. Phân tích các chỉ số phản ánh khả năng thanh toán.22

1.3.2.4. Phân tích chỉ số phản ánh khả năng quản lý nợ.24

1.3.3. Phân tích tổng hợp tình hình tài chính (sử dụng đẳng thức Dupont) .25

1.4. Phương pháp phân tích Tài chính doanh nghiệp.29

1.5. Một số nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến tình hình tài chính doanh .32

1.6. Một số hướng tác động nhằm nâng cao hiệu quả tài chính của doanh nghiệp.34

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.37

pdf157 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 507 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích tình hình tài chính và các giải pháp nâng cao năng lực tài chính tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển bất động sản Hudland, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
4 0,0 338 0,0 -1.326 -82,9 65 23,6 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 1.039.506 100 934.019 100 779.430 100 -105.488 -10,1 -154.588 -16,6 (Nguồn: BCTC kiểm toán năm 2010, 2011, 2012 của HUDLAND) Luận văn thạc sĩ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Lê Quốc Chung - Lớp QTKD 54 Viện Kinh tế & Quản lý Nhìn vào bảng 2.3 ta thấy: Nhìn chung tổng tài sản giảm dần qua các năm thể hiện: năm 2011 giảm 105.488 triệu đồng so với năm 2010; trong năm 2012 giảm 154.588 triệu đồng so với năm 2011. Sự giảm đi này là do cả tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn đều giảm đi nhằm mục đích tập chung đầu tư vào các ngành kinh doanh chính, trọng điểm, không đầu tư dàn trải, tăng cường hoạt động kinh doanh. Cụ thể : Tài sản ngắn hạn: Năm 2011 tài sản ngắn hạn và đầu tư ngắn hạn giảm đi 105.430 triệu đồng so với năm 2010. Năm 2012, tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn giảm mạnh xuống 156.823 triệu đồng so năm 2011. Sự giảm đi của tổng tài sản chủ yếu là do giảm của tài sản ngắn hạn. Tuy nhiên trong năm 2012 tài sản ngắn hạn giảm so với năm 2010 và năm 2011 cũng là sự giảm khá mạnh hàng tồn kho.. - Tiền và tương đương tiền năm 2011 tăng khá mạnh 44.092 triệu đồng so với năm 2010. Đến năm 2012 tăng 12.678 triệu đồng so với năm 2012. Việc tăng tiền giúp cho Công ty chủ động hơn trong kinh doanh, khả năng thanh toán của Công ty tăng lên; một mặt có thể nắm bắt các cơ hội kinh doanh khác nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, về mặt lý thuyết sự tăng lên quá lớn của tiền sẽ không tốt vì tiền là một loại tài sản linh động, không nên dự trữ tiền mặt và tiền gửi ngân hàng quá lớn mà phải đưa vào sản xuất kinh doanh để quay vòng vốn và trả nợ, nếu dự trữ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng lớn có thể gây ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của Công ty chi phí cho vốn vay ngắn hạn phải trả là rất cao. - Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: năm 2011 tăng 30.770 tr.đồng so với năm 2010 đến năm 2012 các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn tăng 22.000 triệu đồng. Điều này chứng tỏ Công ty đã chú trọng đầu tư ngắn hạn vào thị trường vốn và cho vay ngắn hạn để mang lại nguồn thu cho Công ty. - Các khoản phải thu: Các khoản phải thu hiện có của Công ty dựa trên các Hợp đồng đã được ký kết, khách hàng đã nộp tiền thực hiện hợp đồng, việc thanh toán của khách hàng căn cứ vào hợp đồng đã ký. Nguyên nhân khoản công nợ phải thu lớn chủ yếu là do các khoản phải thu đã được ghi nhận doanh thu nhưng chưa đến thời điểm thanh toán theo hợp đồng (doanh thu của Công ty được ghi nhận theo tiến độ). Mặt khác trong điều khoản hợp đồng có ghi rõ nếu trong trường hợp khách Luận văn thạc sĩ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Lê Quốc Chung - Lớp QTKD 55 Viện Kinh tế & Quản lý hàng không tiếp tục thực hiện hợp đồng, chủ đầu tư là HUDLAND chỉ thanh toán số tiền khách hàng đã nộp khi đã bán được sản phẩm ghi trên hợp đồng của khách hàng đó. Vì vậy các khoản khoản phải thu của HUDLAND không có nợ xấu. Năm 2011 các khoản phải thu giảm cả về số tuyệt đối lẫn tỷ trọng trong tổng số tài sản so với năm 2010. Cụ thể năm 2011 các khoản phải thu giảm 65.560 triệu đồng (tương ứng với tỷ trọng giảm 31,2%) so với năm 2010; Các khoản phải thu khác năm 2011 tăng 252 triệu đồng so với năm 2010. Nhìn chung, các khoản phải thu giảm đã làm giảm ứ đọng vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cũng như nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Đến năm 2012 tuy nhìn vào số tuyệt đối các khoản phải thu vẫn tăng trong tổng tài sản những khi đi vào phân tích cụ thể ta thấy: các khoản phải thu năm 2012 tăng 40.530 triệu đồng so với năm 2011; các khoản phải thu khác giảm mạnh 1.184 triệu đồng. Điều này chứng tỏ Công ty đã có những biện pháp thu hồi công nợ rất tốt, đây là một khoản tiết kiệm rất lớn vốn ngắn hạn, số vốn mà Công ty vẫn phải đi vay là chủ yếu. - Hàng tồn kho: Năm 2011 hàng tồn kho có xu hướng giảm cả về số lượng, và tỷ trọng trong tổng tài sản so với năm 2010. Cụ thể là trong năm 2011, hàng tồn kho giảm 73.526 triệu đồng so với năm 2010 tỷ trọng hàng tồn kho giảm. Điều này chứng tỏ Công ty đã có những chính sách hợp lý. Đến năm 2012 hàng tồn kho có xu hướng giảm cả về số lượng và tỷ trọng trong tổng tài sản so với năm 2011. Cụ thể năm 2012 hàng tồn kho giảm 210.071 triệu đồng so với năm 2011 và tỷ trọng trong tổng tài sản giảm từ 66,9% năm 2011 xuống 53,3% năm 2012. Vì trong giai đoạn từ năm 2010 -2012 Công ty đã tập trung đầu tư vào những dự án và thị trường trọng điểm, không đầu tư tràn lan, Công ty đã ký kết và bán được rất nhiều hợp đồng có giá trị lớn. Do đó sản lượng được bán ra tăng mạnh , lượng hàng tồn kho giảm mạnh qua các năm. Trong BCTC kiểm toán năm 2010, 2011 và năm 2012 của Công ty, giá trị hàng tồn kho của Công ty chiếm một tỷ trọng lớn. Nguyên nhân là do trong giai đoạn này, Công ty thực hiện cùng lúc nhiều dự án, giá trị hàng tồn kho của Công ty thể hiện sản lượng thực tế đã thực hiện và đã nghiệm thu với các nhà thầu nhưng Luận văn thạc sĩ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Lê Quốc Chung - Lớp QTKD 56 Viện Kinh tế & Quản lý chưa kết chuyển giá vốn do dự án chưa ghi nhận hết doanh thu. Hơn nữa, phần lớn giá trị hàng tồn kho đã được ký hợp đồng mua bán, nên việc khối lượng tồn kho trong thời gian dài cũng không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. - Tài sản ngắn hạn khác: Trong ba năm gần đây tài sản ngắn hạn giảm mạnh qua các năm giảm cả về số tuyệt đối và tỷ trọng cụ thể: năm 2011 tài sản ngắn hạn khác giảm 20.659 triệu đồng so với năm 2010. Đến năm 2012 tài sản ngắn hạn khác giảm 40 triệu đồng so với năm 2011. - Tài sản dài hạn: Năm 2011 giảm đi 58 triệu đồng so với năm 2010. Năm 2012 giá trị tài sản dài hạn tăng lên 2.235 triệu đồng so với năm 2011. Qua ba năm gần đây tài sản dài hạn của Công ty đang có chiều hướng tăng chủ yếu đầu tư vào tài sản cố định và đầu tư vào các Công ty liên doanh liên kết. Tài sản cố định: Năm 2010 tài sản cố định chiếm 0,3% trong tổng giá trị tài sản. Năm 2011 tài sản cố định tăng lên 513 triệu đồng so với năm 2010. Trong đó phần TSCĐ vô hình không phát sinh mà chỉ tăng TSCĐ hữu hình. Năm 2011 phần lớn chi phí đầu tư vào TSCĐ hữu hình tăng lên là dùng để đầu tư mua máy móc thiết bị phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây chính là chi phí đầu tư ban đầu của Công ty. Sang đến năm 2012 tài sản cố định tăng lên 1.475triệu đồng so với năm 2011; Các khoản đầu tư tài chính mới được Công ty thực hiện năm 2011. Bên cạnh đó các khoản tài sản dài hạn khác cũng có nhiều biến động được thể hiện (năm 2010: 0,15%, năm 2011:0,03% đến năm 2012:0,04%). - Sự biến động cơ cấu tài sản: Qua bảng phân tích cho ta thấy cơ cấu tài sản của doanh nghiệp tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản và có xu hướng giảm qua các năm: vào thời điểm cuối năm 2011 gồm: 99,6% tài sản ngắn hạn và 0,4% tài sản dài hạn, đến cuối năm 2012 cơ cấu tài sản gồm: 99,2% tài sản ngắn hạn và 0,8% tài sản dài hạn. Trong đó: + Tiền và tương đương tiền chiếm tỷ trọng 8,3% năm 2011, tăng 130,2% so với năm 2010. Năm 2012 chiếm tỷ trọng 11,6% tăng 16,3% so với năm 2011. Luận văn thạc sĩ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Lê Quốc Chung - Lớp QTKD 57 Viện Kinh tế & Quản lý + Các khoản thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng 24% giảm 19,6% so với năm 2010. Đến năm 2012 chiếm tỷ trọng 34% tăng 17,9% so với năm 2011 . + Hàng tồn kho trong năm 2011 giảm đi 66,9% trong tổng tài sản, giảm đi so với năm 2010 là 10,5%. Đến năm 2012 giảm xuống còn 53,3% trong tổng tài sản và giảm đi 33,6% so với năm 2011. Vì trong giai đoạn từ năm 2010 -2012 Công ty đầu tư mở rộng thị trường, Công ty đã ký kết được nhiều hợp đồng có giá trị lớn và mở rộng thị trường, mở rộng hoạt động kinh doanh thêm một số lĩnh vực và có những chính sách ưu đãi, hợp lý .Do đó nhu lượng hàng tồn kho giảm dần qua các năm.. + Các khoản tài sản ngắn hạn khác chiếm tỷ trọng 2% tổng tài sản năm 2010 và năm 2011 không có biến động nhưng đến năm 2012 chiếm tỷ trọng 0,01% tổng tài sản. Trong khi đó, tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ trên tổng tài sản 0,4% năm 2010 và năm 2011 và 0,8% năm 2012 trong cơ cấu tỷ trong các loại tài sản dài hạn. Trong đó: + Tài cố định chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ trên tổng tài sản và có những biến động tăng giảm qua các năm cụ thể ( năm 2010: 0,2%; năm 2011: 0,3%; năm 2011: 0,4%). Các khoản đầu tư tài chính mới được Công ty thực hiện năm 2011 chiếm 0,1%, năm 2012 0,3% là do giai đoạn này Công ty cơ cấu lại mô hình Công ty. Công ty đã đầu tư lien doanh liên kết một số dự án. Bên cạnh đó các khoản tài sản dài hạn khác cũng có nhiều biến động được thể hiện (năm 2010: 0,15%, năm 2011: 0,03% đến năm 2011: 0,04%). Tuy nhiên tỷ trọng tài sản ngắn hạn luôn chiếm một phần lớn trong tổng tài sản, nó phản ánh tính chất của một Công ty làm trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản đòi hỏi phải có một lượng tiền lưu động lớn trong sản xuất kinh doanh. Nhìn chung tổng tài sản của Công ty giảm dần qua từng năm. Điều cho thấy trong năm 2011 và năm 2012 Công ty đã tìm ra các hướng đầu tư mới, đem lại mức độ an toàn chưa cao trong bối cảnh nền kinh tế vẫn chịu tác động của cuộc Luận văn thạc sĩ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Lê Quốc Chung - Lớp QTKD 58 Viện Kinh tế & Quản lý khủng hoảng về tài chính, giá cả leo thang và tỷ lệ lạm phát ngày càng cao. Cơ cấu tài sản không có xu hướng tăng giảm cố định nó thay đổi tùy theo chính sách sử dụng vốn của doanh nghiệp.. Phân tích cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn từ năm 2010 đến năm 2012 Qua bảng số liệu ta thấy: Nợ là nguồn vốn chủ yếu được Công ty sử dụng để tài trợ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, tỷ trọng nợ trong tổng nguồn vốn luôn có xu hướng giảm dần từ năm 2010 đến năm 2012. Nợ của Công ty chủ yếu là nợ ngắn hạn còn nợ dài hạn thì rất ít trong kết cấu nguồn vốn. Tổng nguồn vốn của Công ty giảm dần qua các năm. Cụ thể cuối năm 2011 là 10,1% với giá trị tuyệt đối là 105.488 triệu đồng so với năm 2010. Đến cuối năm 2012 giảm 16,6% với giá trị tuyệt đối 154.588 triệu đồng. Được thể hiên cụ thể: - Sự biến động tuyệt đối của nguồn vốn: + Nợ phải trả: Khoản mục này phản ánh khả năng tận dụng nguồn vốn từ bên ngoài để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty. Cuối năm 2011 nợ phải trả của Công ty là 671.751 triệu đồng giảm 202.860 triệu đồng so với năm 2010, năm 2012 nợ phải trả là 446.685 triệu đồng giảm 225.065 triệu đồng so với năm 2011. Sự biến động này chủ yếu là do việc giảm đáng kể các khoản nợ ngắn hạn năm 2011 tăng 64.492triệu đồng so với năm 2010: năm 2012 giảm 113.333 triệu đồng so với năm 2011. Trong đó, các khoản mục phải trả người bán năm 2011 so với 2010 giảm 447.744triệu đồng, năm 2012 phải trả người bán tăng 3.804 triệu đồng so với năm 2011, phải trả người bán giảm mạnh là do năm 2011 Công ty tập trung đầu tư phát triển kinh doanh vào các dự án trọng điểm và đã ký kết được một số hợp đồng thanh toán trả chậm theo hình thức thanh toán trả góp thành nhiều giai đoạn, dẫn đến thuế và các khoản phải nộp nhà nước cũng có sự biến động năm 2011 giảm 11.158 triệu đồng so với năm 2010 và năm 2012 tăng lên 7.505 triệu đồng so với năm 2011; các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác thì giảm mạnh qua các năm. Bên cạnh đó các khoản người mua trả tiền trước, phải trả công nhân viên, chi phí phải trả, phải trả nội bộ chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng nguồn vốn. Luận văn thạc sĩ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Lê Quốc Chung - Lớp QTKD 59 Viện Kinh tế & Quản lý Bảng 2.4: Phân tích sự biến động của nguồn vốn từ năm 2010 đến năm 2012 Đơn vị: Triệu đồng 31/12/2010 31/12/2011 31/12/2012 So sánh năm 2011/2010 So sánh năm 2012/2011 NGUỒN VỐN Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Tuyệt đối Tỷ trọng Tuyệt đối Tỷ trọng A - NỢ PHẢI TRẢ 874.611 84,14 671.751 71,92 446.685 57,31 - 02.860 -23,2 -225.065 - 33,5 I. Nợ ngắn hạn 836.993,7 80,52 648.750,8 69,46 446.685,3 57,3 -188.242,9 -22,5 -202.065 -31,1 1. Vay và nợ ngắn hạn 177.464 17,1 241.956 25,9 128.623 16,5 64.492 36,3 -113.333 -46,8 2. Phải trả người bán 520.104 50,0 72.360 7,7 76.164 9,8 - 447.744 -86,1 3.804 5,3 3. Người mua trả tiền trước 1.056 0,10 116.781 12,5 166.161 21,3 115.725 10.963,0 49.381 42,3 4. Thuế và các khoản phải nộp NN 21.715 2,1 10.557 1,1 18.062 2,3 -11.158 -51,4 7.505 71,1 5. Phải trả người lao động - - - - 3.021 0,4 - 3.021 - 6. Chi phí phải trả 115.384 11,1 203.676 21,8 42.896 5,5 88.292 76,5 -160.780 -78,9 9. Các khoản phải trả, phải nộp NHK 1.383 0,1 1.790 0,2 8.186 1,1 407 6.396 357,4 10. Quỹ khen thưởng phúc lợi -111 -0,0 1.631 0,2 3.571 0,5 1.742 -1.564,9 1.940 118,9 II. Nợ dài hạn 37.617 3,62 23.000 2,46 - - -14.617 -38,9 -23.000 3. Phải trả dài hạn khác 37.617 3,6 23.000 2,5 - - - 14.617 - 38,9 -23.000 4. Vay và nợ dài hạn - - - - - - - - B - VỐN CHỦ SỞ HỮU 164.895 15,9 262.268 28,08 332.745 42,7 97.372 59,1 70.477 26,9 I. Vốn chủ sở hữu 164.895 15,86 262.268 28,08 332.745 43 97.372 59,1 70.477 26,9 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 100.000 9,6 100.000 10,7 100.000 12,8 - - - - 7. Quỹ đầu tư phát triển - - 31.506 3,4 116.137 14,9 31.506 - 84.631 268,6 8. Quỹ dự phòng tài chính - - 6.490 0,7 18.917 2,4 6.490 - 12.427 191,5 10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 64.895 6,2 124.272 13,3 97.691 12,5 59.377 91,5 -26.581 -21,4 II. Nguồn kinh phí và quỹ khác - - - - - - - - TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 1.039.506 100 934.019 100 779.430 100 - 105.488 -10,1 -154.588 -16,6 (Nguồn: BCTC kiểm toán năm 2010, 2011, 2012 của HUDLAND) Luận văn thạc sĩ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Lê Quốc Chung - Lớp QTKD 60 Viện Kinh tế & Quản lý Nợ dài hạn: Ta nhận thấy từ năm 2010 đến năm 2012, nợ dài hạn có sự biến động giảm mạnh qua các năm. Năm 2010 nợ ngắn hạn chiếm 874.611 triệu đồng trong tổng nguồn vốn nhưng nợ dài hạn chỉ chiếm 37.617 triệu đồng; năm 2011 nợ ngắn hạn chiếm 671.751 triệu đồng trong tổng nguồn vốn nhưng nợ dài hạn chỉ chiếm 23.000 triệu đồng. Đến năm 2012 nợ ngắn hạn chiếm 446.685 triệu đồng trong tổng nguồn vốn nhưng nợ dài hạn không có biến động phát sinh. Nhìn vào các thành phần của nợ dài hạn từ năm 2010 đến năm 2012, ta thấy khoản mục nợ dài hạn của Công ty chưa chú trọng quan tâm đến đầu tư dài hạn. Tuy nhiên Công ty cần chú trọng đến việc đầu tư dài hạn với mục tiêu phát triển dài hạn của Công ty khi Công ty vay và nợ dài hạn để đầu tư mua sắm tài sản dài hạn phục vụ sản xuất kinh doanh. Các khoản phải trả trên là số tiền Công ty giữ lại trong điều khoản bảo hành công trình của hợp đồng (có giá trị chiếm từ 5% đến 10% tổng giá trị hợp đồng). Hiện tại, công tác thanh toán nợ phải trả của Công ty vẫn đang được thực hiện tốt, không có nợ quá hạn thanh toán theo hợp đồng. Nguồn vốn chủ sở hữu: Nguồn vốn có sự biến động lớn qua các năm. nguồn vốn năm sau tăng tương đối so với năm trước cụ thể: năm 2011 tăng 97.372 triệu đồng so với năm 2010, nhưng đến năm 2012 tăng 70.477 triệu đồng so với năm 2011. Trong đó,nguồn vốn chủ sở hữu không có sự biến động nhưng có sự biến động về các quỹ như: Quỹ đầu tư phát triển mới hình thành từ năm 2011 nhưng có sự biến động lớn nhất, năm 2011 phần quỹ này tăng: 31.506 triệu đồng so với năm 2010; năm 2012 tăng 84.631 triệu đồng so với năm 2011. Quỹ dự phòng tài chính được hình thành từ năm 2011 nhưng cũng có sự biến động tăng thể hiện năm 2012 tăng 12.427 triệu đồng so với năm 2011. Điều này chứng tỏ tình hình tài chính của doanh nghiệp ổn định, quỹ đầu tư phát triển và quỹ dự phòng tài chính được trích lập tăng lên phòng ngừa được sự biến động và rủi do vốn có điều kiện mở rộng kinh doanh hơn nữa từ nguồn vốn của bản thân Công ty mình. - Sự biến động cơ cấu vốn: Từ bảng số liệu trên cho ta thấy tổng tài sản được hình thành từ hai nguồn vốn là nguồn vốn chủ sở hữu và vốn huy đọng từ bên ngoài, vốn chủ sở hữu năm 2010: 15,86%; năm 2011 tăng: 28,08%; năm 2012: 42,7% và nguồn vốn huy động từ bên ngoài chiếm 84,14% năm 2010;71,92% năm 2011 và 57,3% năm 2012. Sự biến Luận văn thạc sĩ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Lê Quốc Chung - Lớp QTKD 61 Viện Kinh tế & Quản lý động này chủ yếu là do việc giảm đáng kể các khoản nợ ngắn hạn năm 2010: 80,52%; năm 2011 giảm: 71,92%; năm 2012 giảm: 57,3%. Trong đó, các khoản mục phải trả người bán giảm tỷ trọng năm 2010: 50,0% ; năm 2011: 7,7%; năm 2012 tăng 9,8%; thuế và các khoản phải nộp nhà nước chiếm tỷ trọng 2,1 % (năm 2011)giảm tỷ trọng trong năm 2010: 51,4% và tăng lên 71,1% trong năm 2012 so với năm 2011, và các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác thì biến động mạnh tăng mạnh với tỷ trọng 11,1% ( năm 2010) lên 21,8% (năm 2011) và giảm xuống 5,5% (năm 2012).. Bên cạnh đó các khoản người mua trả tiền trước, phải trả công nhân viên, chi phí phải trả, phải trả nội bộ chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng nguồn vốn. Tỷ trọng nợ dài hạn trong kết cấu nguồn vốn giảm mạnh từ 3,6 % năm 2010-2011 xuống 2,46% năm 2012 chủ yếu là phải trả dài hạn người bán (năm 2010: 3,6%). Nợ là nguồn vốn chủ yếu được Công ty sử dụng để tài trợ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, tỷ trọng nợ trong tổng nguồn vốn luôn có xu hướng giảm dần tư năm 2010 đến năm 2012. Nợ của Công ty chủ yếu là nợ ngắn hạn còn nợ dài hạn thì rất ít. Năm 2010 nợ ngắn hạn chiếm 84,14% trong tổng nguồn vốn nhưng nợ dài hạn chỉ còn: 6,62%. Do đặc thù của ngành lên xu hướng của Công ty là giảm cả tỷ lệ nợ ngắn hạn và tỷ lệ nợ dài hạn. Ngược lại vốn chủ sở hữu của Công ty đang có xu hướng tăng dần từ 15,9% (năm 2010) lên 28,08% (năm 2011) và tăng lên 42,7% (năm 2012). Điều này xuất phát từ những đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty nên khi xuất hiện nhu cầu về vốn, Công ty có thể vay ngắn hạn của ngân hàng, các tổ chức tài chính khác, mua hàng trả chậm từ các nhà cung cấp, chiếm dụng vốn của đối tác. Nguồn vốn có sự biến động lớn qua các năm. Nguồn vốn năm sau giảm tương đối so với năm trước, cụ thể năm 2011 giảm 10,1% so với năm 2010, nhưng đến năm 2012 giảm 16,6% so với năm 2011. Trong đó, vốn chủ sở hữu có sự biến động lớn nhất, năm 2011 phần vốn này tăng so với năm 2010 là 59,1%; năm 2012 tăng so với năm 2011 là 26,9%. Điều này cho thấy doanh nghiệp có khả năng huy động vốn hiệu quả, sở dĩ có sự tăng lên đáng kể này là do doanh nghiệp có quỹ đầu tư phát triển tăng lên năm 2011 so với năm 2010 không có sự biến động do năm 2011 Công ty mới bắt đầu hình thành và trích quỹ đầu tư nhưng đến năm 2012 so với năm 2011 tăng 268,6%, và quỹ dự phòng tài năm 2012 so với năm 2011 tăng 191,5%. Luận văn thạc sĩ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Lê Quốc Chung - Lớp QTKD 62 Viện Kinh tế & Quản lý Tóm lại: Để Công ty không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp phải sử dụng tiết kiệm và hợp lý cơ cấu nguồn vốn sản xuất, Công ty phải huy động được mọi nguồn vốn vào quá trình sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng hình thành từ hai nguồn chủ yếu đó là vốn chủ sở hữu và vốn vay. Cơ cấu nguồn vốn như thế nào phụ thuộc rất nhiều nhân tố như loại hình doanh nghiệp, do đó khi phân tích về cơ cấu nguồn vốn của Công ty ta cần phân tích các tỷ số sau: + Tỷ suất tự tài trợ: Qua số liệu phân tích ta thấy: Năm 2010 tỷ suất tự tài trợ là 15,86%, năm 2011 là 28,08%; năm 2012 là 42,7%, như vậy năm 2011 tỷ suất tự tài trợ tăng 12,22% tương đương 59,1% so với năm 2010 và năm 2012 tỷ suất tự tài trợ tăng 14,62% tương đương 26,9% so với năm 2011. Nguyên nhân là do tổng nguồn vốn của Công ty giảm, nguồn vốn chủ sở hữu lại tăng. Tỷ suất tự tài trợ của Công ty 3 năm rất cao, chứng tỏ khả năng tự tài trợ của Công ty rất tốt. Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh với đặc thù chủ yếu là “mua đi bán lại”, Công ty phải bỏ ra chi phí vốn cao để được sử dụng một lượng vốn lớn, nhưng mặt khác cũng có thể đẩy Công ty lâm vào tình trạng khó khăn và bị động về tài chính, nếu làm ăn không hiệu quả thì áp lực vay và trả nợ vay là cực kỳ lớn. 779.430 Tỷ suất tự tài trợ2012 332.745 = x 100 = 42,7% 934.019 Tỷ suất tự tài trợ2011 262.268 = x 100 = 28,08% 1.039.506 Tỷ suất tự tài trợ2010 164.895 = x 100 = 15,86% Tổng nguồn vốn Tỷ suất tự tài trợ Tổng nguồn vốn CSH = x 100 Luận văn thạc sĩ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Lê Quốc Chung - Lớp QTKD 63 Viện Kinh tế & Quản lý + Chỉ số nợ phải trả: Qua số liệu phân tích chỉ số nợ phải trả năm 2011 là 71,92% giảm so với năm 2010 là 12.22% tương ứng năm 2011 giảm tỷ trọng 23,2% so với năm 2010 và chỉ số nợ phải trả năm 2012 là 57,3% giảm so với năm 2011 là 14,62%, tương ứng với tỷ trọng năm 2012 so với năm 2011 là 33,5%, điều này cho thấy Công ty đang giảm dần các khoản nợ phải trả. Như vậy nguồn vốn của Công ty là từ vốn chủ sở hữu và vốn vay nhưng vốn vay của Công ty chiếm tỷ trọng lớn. Điều này nói lên rằng trong năm nguồn vốn chủ sở hữu không đủ để thanh toán và trang trải các khoản nợ của Công ty. + Hệ số tự tài trợ: Tài sản dài hạn Hệ số tự tài trợ Vốn chủ sở hữu = 6.226 Hệ số tự tài trợ2012 332.745 = x 100 = 53,44% 3.991 Hệ số tự tài trợ2011 262.268 = x 100 = 65,71% 4.049 Hệ số tự tài trợ2010 164.895 = x 100 = 40,72% 779.430 Chỉ số nợ phải trả2012 446.685 = x 100 = 57,3% 934.019 Chỉ số nợ phải trả2011 671.751 = x 100 = 71,92% 1.039.506 Chỉ số nợ phải trả2010 874.611 = x 100 = 84.14% Tổng nguồn vốn Chỉ số nợ phải trả Nợ phải trả = x 100 Luận văn thạc sĩ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Lê Quốc Chung - Lớp QTKD 64 Viện Kinh tế & Quản lý Qua số liệu phân tích: Hệ số tự tài trợ năm 2011 là 65,71% tăng so với năm 2010 là 24,99% nhưng đến năm 2012 hệ số tự tài trợ là 53,44% giảm so với năm 2011 là 12,27%. Nguyên nhân giảm là do tốc độ tăng của nguồn vốn chủ sở hữu lớn hơn tốc độ tăng của tài sản dài hạn. Tỷ suất này tăng chứng tỏ khả năng tài chính của Công ty dùng để đầu tư vào tài sản dài hạn là tốt. 2.2.1.2. Phân tích báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh Sự tăng trưởng hay giảm sút về kinh tế sẽ cũng ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu, lợi nhuận nói riêng và hoạt động sản xuất của Công ty nói chung với mục đích: + Để biết được sự biến động của kết quả kinh doanh qua các năm, biết được chi tiêu nào biến động nhiều, chi tiêu nào biến động ít, nguyên nhân vì sao. + Để đánh giá xu hướng thay đổi của từng chỉ tiêu và KQKD của Công ty phải tiến hành phân tích các chỉ tiêu trong bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Phân tích sự biến động tình hình doanh thu Qua bảng 2.5 ta thấy trong cả 3 năm: năm 2010, năm 2011, năm 2012 tổng doanh thu đều có biến động mạnh cụ thể: - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2010 là 345.778,7 triệu đồng, năm 2011 là 802.516 triệu đồng, năm 2011 tăng 456.737 triệu đồng tương ứng 132,09% so với năm 2010. Doanh thu năm 2012 là 560.108 triệu đồng giảm 242.407 triệu đồng tương ứng 30,2% so với năm 2011. Nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới cũng như trong nước, dẫn đến sự trầm lắng của thị trường bất động sản kéo dài, nhu cầu cũng giảm sút theo. Tuy nhiên, so với các doanh nghiệp khác trong ngành, kết quả kinh doanh của HLD trong năm 2012 vẫn là khả quan. EPS cả năm 2012 của HLD đạt 9.780 đồng/cổ phần - Doanh thu từ hoạt động tài chính như lãi tiền gửi, tiền cho vay tăng mạnh năm 2011 tăng 4.598 triệu đồng tương ứng 379,91% so với năm 2010; năm 2012 tăng 980 triệu đồng so tương ứng 16,9% so với năm 2011. Có nhiều lý do dẫn đến doanh thu hoạt động tài chính tăng tại Công ty là phần lãi do Công ty đầu tư ngắn hạn và các khách hàng trả lãi cho việc chậm thanh toán tiền hàng. Luận văn thạc sĩ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Lê Quốc Chung - Lớp QTKD 65 Viện Kinh tế & Quản lý - Thu nhập từ hoạt động khác tăng năm 2011 so với 2010: 122 triệu đồng tương ứng 413,27% so với năm 2010, năm 2012 giảm 105 triệu đồng tương ứng 69,2% so với năm 2011. Điều này có nghĩa là tiền phạt thu từ việc khách hàng chậm thanh toán hợp đồng, tiền lãi suất do trả nhà cung cấp sớm hơn so với thời hạn phải thanh toán. Hoạt động kinh doanh của Công ty trong các năm tăng mạnh, doanh thu năm 2011 tăng 132,09%, năm 2012 giảm 30,2% cho thấy kết quả khả quan. Tuy nhiên đi cùng với nó là chỉ số lạm phát khá cao đã ảnh hưởng một phần đến giá vốn hàng bán. Do đó mặc dù doanh thu năm 2011 tăng 132,09% mà giá vốn hàng bán tăng 149,42% nên lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ chỉ tăng thêm 76.975 triệu đồng, tỷ lệ tăng trưởng của lợi nhuận gộp là 84,02% so với năm 2010. Đến năm 2012 doanh thu giảm mạnh 30,2% trong đó giá vốn giảm 33,6% lên lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm 29.725 triệu đồng với tỷ lệ giảm của lợi nhuận gộp là 17,6% so với năm 2011. Luận văn thạc sĩ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Lê Quốc Chung - Lớp QTKD 66 Viện Kinh tế & Quản lý Bảng 2.5: Phân tích sự biến động của doanh thu,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf000000272607_1536_1951725.pdf
Tài liệu liên quan