Luận văn Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty cổ phần Phú Cường Jostoco

MỤC LỤC

----------Trang

Chương1: GIỚI THIỆU. 1

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU . . 1

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU . 2

1.2.1. Mục tiêu chung. . 2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể . . 2

1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU. 3

1.3.1. Không giannghiên cứu. . 3

1.3.2. Thời giannghiên cứu. 3

1.3.3. Đối tượng nghiên cứu . 3

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU. 4

2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN . 4

2.1.1. Khái niệm và vai trò của xuất khẩu. 4

2.1.2. Tìm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam . 9

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 15

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu. 15

2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu . 15

Chương 3: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÚ CƯỜNG JOSTOCO . . 16

3.1. Giới thiệu về công ty Phú Cường Jostoco . 16

3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển . . 16

3.1.2 Cơ cấu tổ chức và tình hình nhân sự . 19

3.1.3. Lĩnh vực hoạt động và sản phẩm chủ lực của công ty . 24

3.1.4. Quy trình chế biến sản phẩm và quy trình xuất khẩu của công ty . 25

3.1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ 2007 đến nay. 36

3.2. Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty từ 2007 đến 6 tháng

đầu năm 2010 . . 38

3.2.1. Kim ngạch xuất khẩu của công ty trong những năm qua . 38

3.2.2. Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của công ty . 43

3.2.3. Thị trường xuất khẩu thủy sản của công ty . 46

3.2.4. Giá xuất khẩu của công ty qua các năm 52

3.2.5. Các hình thức xuất khẩu của công ty .52

3.2.6. Những thuận lợi vàkhó khăn của công ty trong giai đoạn

hiện nay 53

Chương 4:NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH XUẤT

KHẨU THỦY SẢN CỦA CÔNG TY PHÚ CƯỜNG JOSTOCO . 55

4.1.Phân tích các y ếu tố bên trong . 55

4.1.1.Nguồn nguyên liệu đầu vào . 55

4.1.2. Cơ sở vật chất, kỹ thuật và nguồn nhân lực. 56

4.1.3. Công tác Marketing . 57

4.2.Phân tích các yếu tố bên ngoài . 57

4.2.1.Yếu tố tự nhiên . . . 57

4.2.2.Yếu tố kinh tế -chính trị. 59

4.2.3. Yếu tố khoa học kỹ thuật và công nghệ . . 62

4.2.4. Chính sách đốivới hàng nhập khẩu của các nước nhập khẩu . 63

4.2.5. Tỷ giá hối đoái . . 64

4.3.Phân tích đối thủ cạnh tranh. . 65

4.3.1. Đối thủ cạnh tranh nước ngoài. .65

4.3.2. Đối thủ cạnh tranh trong nước . .66

4.4. Sản phẩm thay thế . .70

4.5. Phân tích ma trận SWOT . 72

Chương 5:MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT

KHẨU CÔNG TY CỔ PHẦN PHÚ CƯỜNG JOSTOCO . 73

5.1.Vấn đề nguồn nguy ên liệu . 73

5.2.Vấn đề thị trường. 74

5.3. Xây dựng chiến lược Marketing . 75

5.3.1.Sản phẩm . . 75

5.3.2. Giá cả . 75

5.3.3. Phân phối . . . 76

5.2.4. Chiêu thị . 76

5.4. Giải pháp về nhân sự . 76

Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 78

6.1. KẾT LUẬN . 78

6.2. KIẾN NGHỊ . 78

6.2.1. Về phía Nhà nước. 78

6.2.2. Đối với công ty. . 79

TÀI LIỆU THAM KHẢO. . 80

pdf91 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7231 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty cổ phần Phú Cường Jostoco, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộ cũng như tốc độ băng chuyền đúng theo qui định. Bước mạ băng - Tôm sau khi đông sẽ được mạ băng bằng máy phun sương có nhiệt độ nước ≤ 4°C. Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của Công ty Cổ phần Phú Cường Jostoco GVHD: Th.s Trương Chí Tiến 29 SVTH: Liêu Kim Thúy - QM giám sát nhiệt độ nước mạ băng, tình trạng hoạt động của hệ thống mạ băng. Bước tái đông - Nhiệt độ tủ hậu đông băng chuyền ≤ -28°C - Sau mạ băng nhiệt độ sản phẩm sẽ tăng lên đáng kể vì vậy tôm cần được tái đông để đảm bảo nhiệt độ trung tâm sản phẩm đạt -18°C hoặc thấp hơn. - QM giám sát tình trạng vệ sinh, nhiệt độ cũng như tốc độ băng chuyền hậu đông theo đúng qui định. Bước cân sản phẩm - Trọng lượng tịnh 0,454 kg/túi, 0,908 kg/túi, 1,135 kg/túi hoặc theo yêu cầu của khách hàng. - Phụ trội từ 2 – 3% - Trước khi cân kiểm tra độ chính xác của cân bằng quả cân chuẩn. Cân đúng theo quy định trọng lượng tịnh và trọng lượng phụ trội của từng cỡ, loại. Bước rà kim loại - Tất cả các sản phẩm phải được kiểm tra kim loại bằng máy rà kim loại - Kiểm tra máy rà kim loại tần suất 30 phút/lần - Mỗi block tôm được cho vào túi PE kiểm tra qua máy rà kim loại bằng thử kim loại: Fe: Φ 1.2 mm, Sus: Φ 2 mm, tần suất kiểm tra máy: 30 phút/lần, vào đầu ca và cuối ca sản xuất. - 06 block tôm cùng cỡ loại cho vào 01 thùng carton. Đai nẹp 04 dây, 02 dây ngang, 02 dây dọc hoặc theo yêu cầu khách hàng. - Ghi đầy đủ thông tin yêu cầu dán nhãn - Mỗi carton phải được QM kiểm tra quy cách bao gói trước khi đóng kiện. Bước đóng thùng - Thùng 03 lớp, 05 lớp hoặc theo yêu cầu khách hàng. - 05 túi, 06 túi, 10 túi/carton hoặc theo yêu cầu khách hàng. - QM giám sát hiện trạng của thùng các thông tin ghi trong thùng. Bước bảo quản sản phẩm - Tôm được bao gói hoàn chỉnh, nhanh chóng đưa vào kho bảo quản theo đúng vị trí quy định của kho, thao tác nhẹ nhàng, chất cây đúng thứ tự. - Hạn chế mở cửa kho, để giữ nhiệt độ kho ổn định ≤ -20°C. Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của Công ty Cổ phần Phú Cường Jostoco GVHD: Th.s Trương Chí Tiến 30 SVTH: Liêu Kim Thúy Hình 6: Qui trình sản xuất mặt hàng tôm tươi đông Block (Nguồn: Bộ phận sản xuất của Công ty Phú Cường) TIẾP NHẬN RỬA LẦN I SƠ CHẾ RỬA LẦN II PHÂN CỞ RỬA LẦN III CÂN XẾP KHUÔN CHỜ ĐÔNG CẤP ĐÔNG TÁCH KHUÔN MẠ BĂNG RÀ KIM LOẠI – BAO GÓI BẢO QUẢN BẢO QUẢN HOSO HLSO PD & PUD Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của Công ty Cổ phần Phú Cường Jostoco GVHD: Th.s Trương Chí Tiến 31 SVTH: Liêu Kim Thúy  Diễn giải quy trình Bước Tiếp nhận nguyên liệu - Tôm sau khi đánh bắt được bảo quản theo đúng kỹ thuật và vận chuyển về Công ty bằng phương tiện chuyên dùng. - Nhân viên QM kiểm tra hồ sơ tờ khai xuất xứ, giấy cam kết đính kèm điều kiện vận chuyển, bảo quản và qui cách chất lượng của nguyên liệu trước khi tiếp nhận như: độ tươi, kích cỡ, tạp chất, dư lượng sunfites, mùi và thực hiện lấy mẫu kiểm tra dư lượng choloramphenicol, nitrofuran và dư lượng kháng sinh hạn chế sử dụng đúng theo kế hoạch. Bước rửa lần 1 - Nhiệt độ nước rửa: ≤ 15°C - Tần suất thay nước: Sau mỗi lần rửa khoảng 500 kg/lần - Tôm trước khi vào chế biến phải được rửa bằng nước sạch qua máy rửa để loại bỏ tạp chất và chất bẩn. - QM giám sát nhiệt độ nước rửa, thao tác rửa và tần suất thay nước. Bước ướp đá bảo quản - Thời gian bảo quản nguyên liệu ≤ 24 giờ - Nhiệt độ bảo quản ≤ 4°C - Việc bảo quản tiến hành chỉ khi lượng nguyên liệu quá nhiều không sơ chế kịp hoặc đối với nguyên liệu sản xuất tôm thịt khi nguyên liệu còn quá tươi, khi đó việc bóc vỏ không dể dàng do đó cần bảo quản lại. - Sử dụng phương pháp muối ướp theo từng lớp, một lớp đá/một lớp tôm. Ướp đá bảo quản trong thùng cách nhiệt đã được vệ sinh sạch sẽ. - QM giám sát nhiệt độ bảo quản bằng nhiệt kế cầm tay, tần suất 2 giờ kiểm tra một lần. Bước sơ chế - Nhiệt độ bảo quản: ≤ 4°C - Tùy theo mục đích chế biến của dạng sản phẩm mà có các hình thức sơ chế: + Với nguyên liệu sản xuất tôm nguyên con thì chỉ tiến hành phân sơ bộ để loại ra những con không đạt tiêu chuẩn cho mặt hàng nguyên con. Phần dạt ra sẽ được chuyển qua sản xuất các dạng sản phẩm khác. Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của Công ty Cổ phần Phú Cường Jostoco GVHD: Th.s Trương Chí Tiến 32 SVTH: Liêu Kim Thúy + Với nguyên liệu sản xuất mặt hàng tôm vỏ lặt đầu: lặt đầu, rút chỉ, cạo rửa sạch vết dơ, làm sạch gạch, sạch thịt hàm. + Với nguyên liệu sản xuất mặt hàng tôm thịt: lặt đầu, bóc vỏ, rút tim hoặc xẻ lưng. - Các thao tác sơ chế nhẹ nhàng, nhanh chóng, tôm nguyên liệu và tôm bán thành phẩm phải được lắp đá thường xuyên, đảm bảo nhiệt độ bảo quản ≤ 4°C - QM giám sát thời gian sơ chế, theo dõi nhiệt độ bảo quản bằng nhiệt kế cầm tay. Bước rửa lần 2 - Khối lượng tôm rửa ≤ 3kg/rổ - Tần suất thay nước: khoảng 200 kg/lần - Trước khi rửa, tôm được kiểm tra tạp chất còn sót trong tôm rồi mới được rửa qua 2 hồ nước sạch, lạnh, nhiệt độ ≤ 10°C. Rửa trôi tạp chất, các chất bẩn, gạch tôm, các chất dịch tôm tiết ra từ thân tôm. Sau đó đem cân để lấy năng suất và lắp đá bảo quản. - QM giám sát nhiệt độ nước rửa, thao tác rửa và tần suất thay nước. Bước phân cở, loại - Cho phép lẫn cỡ, loại ≤ 5% và nhiệt dộ bảo quản ≤ 4°C - Tôm được phân theo TCVN hoặc yêu cầu của khách hàng (nhưng không thấp hơn TCVN) - Trong quá trình phân cỡ, loại tôm được lắp đá đầy đủ đảm bảo nhiệt độ bảo quản ≤ 4°C - QM giám sát nhiệt độ, chất lượng, kích cỡ tôm theo đúng quy định. Bước rửa lần 3 - Khối lượng tôm: ≤ 3 kg/rổ - Tần suất thay nước: khoảng 200 kg/lần - Tôm được rửa qua 2 hồ nước sạch lạnh, nhiệt độ rửa ≤ 10°C, dùng tay đảo điều rổ tôm, thời gian rửa qua 2 hồ nước từ 15 - 20 giây. - QM giám sát nhiệt độ nước rửa, lượng tôm mỗi rổ và tần suất thay nước đúng quy định. Bước cân xếp khuôn - Trọng lượng tịnh 1,8 hoặc 2,0 kg/block hoặc theo yêu cầu của khách hàng. Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của Công ty Cổ phần Phú Cường Jostoco GVHD: Th.s Trương Chí Tiến 33 SVTH: Liêu Kim Thúy - Phụ trội từ 2 - 5% - Trước khi cân kiểm tra độ chính xác của cân bằng quả cân chuẩn. Cân đúng theo quy định trọng lượng tịnh và trọng lượng phụ trội của từng cỡ, loại. - Sau khi cân từng phần đơn vị, tôm được xếp theo đúng quy định. - QM kiểm tra cỡ loại, trọng lượng và ghi thẻ cỡ cho từng block tôm. Bước chờ đông - Nhiệt độ kho chờ đông từ 1 - 4°C. - Thời gian chờ đông không quá 4 giờ - Trường hợp chờ đủ lượng cho một tủ, phải đưa khuôn tôm vào kho chờ đông. Kho chờ đông phải đảm bảo điều kiện an toàn vệ sinh và nhiệt độ kho đạt từ 1 - 4°C. - Tuân thủ nguyên tắc chờ đông: hàng vào trước cho cấp đông trước, ưu tiên cho những mặt hàng có giá trị cao. - QM giám sát tình trạng vệ sinh kho nhiệt độ và thời gian chờ đông. Bước cấp đông - Nhiệt độ nước châm khuôn ≤ 4°C - Nhiệt độ trung tâm sản phẩm ≤ -18°C - Trước khi cấp đông, tủ đông và tất cả dụng cụ sử dụng cho công việc cấp đông tôm được vệ sinh sạch sẽ theo đúng quy định SSOP. - Các khay tôm được châm nước đầy đủ, nhiệt độ nước châm khuôn ≤ 4°C - Quá trình đông kết thúc khi nhiệt độ trung tâm sản phẩm ≤ -18°C - Thời gian cấp đông không quá 4 giờ - QM giám sát tình trạng vệ sinh, nhiệt độ nước châm khuôn, lượng nước châm, nhiệt độ và thời gian cấp đông. Bước tách khuôn mạ băng - Nhiệt độ nước tách khuôn 20 - 25°C - Nhiệt độ nước mạ băng ≤ 4°C - Tôm sau khi cấp đông xong, khuôn tôm được tách nắp đưa vào máy tách khuôn có nhiệt độ nước phun từ 20 - 25°C, dùng tay ấn nhẹ để tách block tôm ra. Sau đó block tôm được mạ băng bằng máy phun sương có nhiệt độ nước ≤ 4°C. - QM giám sát nhiệt độ nước mạ băng. Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của Công ty Cổ phần Phú Cường Jostoco GVHD: Th.s Trương Chí Tiến 34 SVTH: Liêu Kim Thúy Bước rà kim loại, bao gói - Tất cả các sản phẩm phải được kiểm tra kim loại bằng máy rà kim loại - Kiểm tra máy rà kim loại tần suất 30 phút/lần - Mỗi block tôm được cho vào túi PE kiểm tra qua máy rà kim loại bằng thử kim loại: Fe: Φ 1.2 mm, Sus: Φ 2 mm, tần suất kiểm tra máy: 30 phút/lần, vào đầu ca và cuối ca sản xuất. - 06 block tôm cùng cỡ loại cho vào 01 thùng carton. Đai nẹp 04 dây, 02 dây ngang, 02 dây dọc hoặc theo yêu cầu khách hàng. - Ghi đầy đủ thông tin yêu cầu dán nhãn - Mỗi carton phải được QM kiểm tra quy cách bao gói trước khi đóng kiện. Bước bảo quản sản phẩm - Nhiệt độ kho bảo quản ≤ -20°C. - Tôm được bao gói hoàn chỉnh, nhanh chóng đưa vào kho bảo quản theo đúng vị trí quy định của kho, thao tác nhẹ nhàng, chất cây đúng thứ tự. - Hạn chế mở cửa kho, để giữ nhiệt độ kho ổn định. 3.1.4.2 Quy trình xuất khẩu thủy sản của công ty Hình 7: Qui trình xuất khẩu tôm của công ty (Nguồn: Phòng Kinh doanh của Công ty Phú Cường) Thông qua việc nghiên cứu thị trường khách hàng, công ty xác định đơn vị hay nước nào có nhu cầu đặt hàng của công ty, công ty sẽ viết thư chào hàng. Nếu đơn vị khách hàng đồng ý nhập khẩu, họ sẽ gửi thư hỏi hàng đến công ty hoặc liên hệ trực tiếp để đặt hàng. Nghiên cứu thị trường khách hàng Trả lời thư hỏi hàng Chế biến Tiến hành các thủ tục, điều kiện xuất khẩu hàng Giao bộ chứng từ để khách hàng thanh toán tiền Ký hợp đồng Thu mua Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của Công ty Cổ phần Phú Cường Jostoco GVHD: Th.s Trương Chí Tiến 35 SVTH: Liêu Kim Thúy Trên cơ sở đó, Phòng Kinh doanh trả lời thư hỏi hàng và gửi thư thương mại cho khách( trường hợp khách hàng gửi thư hỏi hàng) để cung cấp đầy đủ thông tin về giá cả, size,… của sản phẩm. Nếu hai bên đồng ý sẽ ký kết hợp đồng. Trường hợp, khách hàng liên hệ trực tiếp với công ty, Ban Giám đốc sẽ tiến hành đàm phán trực tiếp với khách hàng đi đến ký kết hợp đồng. Sau khi nhận được L/C của khách hàng, công ty sẽ tiến hành tổ chức thu mua nguyên liệu ở các hộ nuôi trong tỉnh và ngoài tỉnh. Tôm được bảo quản bằng đá lạnh trong thùng cách nhiệt, vận chuyển bằng tàu thuyền về công ty. Tại công ty nhân viên QM kiểm tra điều kiện vận chuyển, tạp chất trong tôm. Sau đó, tôm được rửa sạch nhằm loại bỏ tạp chất, sau đó đưa vào thùng muối ướp đá theo tỷ lệ thích hơp rồi đưa vào chế biến. Đến ngày giao hàng, sản phẩm được cho vào bọc hàn kín miệng, 5 bọc, 10 bọc…tôm cùng cỡ loại cho vào một thùng carton. Đai nẹp 04 dây, 02 dây ngang, 02 dây dọc hoặc theo yêu cầu của khách hàng. Sau đó, Phòng Kinh doanh sẽ đem hàng mẫu của lô hàng kiểm tra tại cơ quan kiểm nghiệm, bổ sung chứng từ thương mại, hoàn thành các thủ tục xuất khẩu và chuyển đến cảng cho hãng tàu. Sản phẩm được vận chuyển bằng xe lạnh nhiệt độ -18oC ± 2. Sản phẩm được xuất khẩu trực tiếp sang nước ngoài chủ yếu bằng giá FOB và CFR. Sau đó, Phòng Kinh doanh giao bộ chứng từ để khách hàng thực hiện thanh toán. Sau khi công ty ở nước nhập khẩu nhận được hàng và bộ chứng từ, họ sẽ tiến hành thanh toán tiền cho công ty Phú Cường bằng hình thức chuyển khoản thông qua Ngân hàng Vietinbank. Bộ chứng từ xuất khẩu hàng hóa gồm: Hợp đồng ngoại thương, Vận đơn hàng hải, Phiếu đóng gói hàng hóa, Hóa đơn thương mại, Chứng nhận xuất xứ hàng hóa, Tờ khai hàng hóa xuất khẩu. Ngoài những chứng từ bên trên tùy theo yêu cầu của khách hàng mà bộ chứng từ xuất khẩu còn bổ sung thêm một vài giấy chứng nhận như: Giấy chứng nhận phẩm chất (Certificate of Quality), Giấy chứng nhận số lượng (Certificate of Quantity), Giấy chứng nhận trọng lượng (certificate of Weight)… Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của Công ty Cổ phần Phú Cường Jostoco GVHD: Th.s Trương Chí Tiến 36 3.1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ 2007 đến nay Bảng 5: Kết quả hoạt động của công ty từ năm 2007 đến nay Đơn vị tính: Triệu đồng 2008 - 2007 Chỉ tiêu 2007 2008 2009 6T/2009 6T/2010 Giá trị 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 320.338 380.408 301.838 129.475 228.783 60.070 2. Các khoản giảm trừ doanh thu - 4.927 664 106 - 4.927 3. Doanh thu thuần về bán hàng và CCDV 320.338 375.481 301.174 129.369 228.783 55.143 4. Giá vốn hàng bán 288.527 340.061 281.849 120.4936 211.993 51.533 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và CCDV 31.810 35.421 19.324 8.876 16.790 3.610 6. Doanh thu hoạt động tài chính 8.564 10.721 20.207 16.277 2.653 2.157 7. Chi phí tài chính 19.889 20.383 20.655 13.5769 5.529 493 Trong đó: Lãi vay phải trả 10.557 15.128 8.017 3.939 5.078 4.571 8. Chi phí bán hàng 10.288 16.809 10.214 2.478 4.997 6.522 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 3.293 3.040 3.383 3.668 3.020 -253 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 6.904 5.909 5.278 5.430 5.897 -996 11. Thu nhập khác 6.829 1.792 1.949 1.318 431 -5.037 12. Chi phí khác 3.453 773 33 27 4 -2.679 13. Lợi nhuận khác 3.376 1.018 1.915 1.291 426 -2.358 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 10.281 6.926 7.194 6.720 6.323 -3.354 15. Chi phí thuế thu nhập hiện hành 2.570 1.731 1.798 1.680 1.581 -838 16. Lợi nhuận sau thuế TNDN 7.710 5.195 5.396 5.041 4.742 -2.515 (Nguồn: Phòng Kế toán của công ty Phú Cường) Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của Công ty Cổ phần Phú Cường Jostoco GVHD: Th.s Trương Chí Tiến 37 SVTH: Liêu Kim Thúy Qua bảng trên ta thấy, doanh thu của công ty qua 3 năm có sự biến động rất lớn. Năm 2007, theo xu hướng chung của cả nước, tình hình hoạt động của công ty cũng ổn định. Từ đó, dẫn đến lợi nhuận của công ty cao. Năm 2007, lợi nhuận của công ty đạt 7.710 triệu đồng. Nguyên nhân lợi nhuận của công ty ổn định là do đây là năm đầu tiên Việt Nam gia nhập WTO, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Phú Cường nói riêng, có nhiều cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu và mở rộng thị trường. Từ đó, sản lượng xuất khẩu của công ty tăng cao, trong khi giá vốn hàng bán và một số chi phí khác thấp nên lợi nhuận của công ty cao. Năm 2008, một năm có nhiều biến động trong nền kinh tế thế giới. Nhiều doanh nghiệp bị chịu ảnh hưởng nặng nề. Tuy nhiên, công ty Phú Cường vẫn giữ được kết quả kinh doanh ổn định. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ, năm 2008 của công ty đạt khoảng 375.481 triệu đồng tăng khoảng 55.143 triệu đồng (17,21%) so với năm 2007. Việc doanh thu tăng cao là do giá trị xuất khẩu của công ty tăng cao và doanh thu từ hoạt động tài chính cũng tăng 25,19% so với năm trước. Mặc dù doanh thu của công ty tăng nhưng lợi nhuận hoạt động kinh doanh lại giảm. Nguyên nhân là do, năm 2008 tình hình lạm phát tăng cao hầu hết các mặt hàng phục vụ cho chế biến đều tăng. Điều đó dẫn đến giá vốn hàng bán tăng cao. Năm 2008, giá vốn hàng bán của công ty tăng 51.533 triệu đồng (17,86%) so với năm 2007. Một nguyên nhân khác là do chi phí bán hàng tăng cao. Nếu như trong năm 2007 chi phí bán hàng của công ty chỉ khoảng 10.288 triệu đồng thì đến năm 2008 chi phí bán hàng lên đến 16.809 triệu đồng, tăng khoảng 63,4%. Điều này dẫn đến lợi nhuận kế toán trước thuế, giảm 3.354 triệu đồng (32,63%) so với 2007. Vì lợi nhuận kế toán trước thuế giảm nên thuế TNDN cũng giảm. Nhìn chung, kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong năm 2008 giảm so với năm 2007 rất nhiều, giảm gần 32,6% so với 2007. Đây chính là tình hình chung của các doanh nghiệp xuất khẩu. Năm 2009, do ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế, tình hình hoạt động của công ty giảm, công ty đã thu hẹp hoạt động kinh doanh nên doanh thu thuần về bán hàng và CCDV giảm 74.307 triệu đồng (19,79%). Mặc dù doanh thu thuần về bán hàng và CCDV giảm nhưng lợi nhuận trước thuế của công ty tăng, với giá trị tăng 268 triệu đồng (3,86%). Sự tăng nhẹ này là do giá vốn hàng bán và các chi phí khác giảm mạnh (trừ chi phí quản lý doanh nghiệp Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của Công ty Cổ phần Phú Cường Jostoco GVHD: Th.s Trương Chí Tiến 38 SVTH: Liêu Kim Thúy tăng). Cụ thể giá vốn hàng bán giảm 58.211 triệu đồng (17,12%) so với năm 2007, chi phí bán hàng giảm 6.595 triệu đồng (39,24%). Mặc khác lợi nhuận tăng trong năm 2009 còn do doanh thu từ hoạt động tài chính tăng, cụ thể tăng 9.487 triệu đồng (88,49%) so với năm 2008. Như vậy, nhìn chung tình hình hoạt động kinh doanh của công ty năm 2009 diễn biến rất phức tạp, nhưng hoạt động kinh doanh của công ty không bị thua lổ, bắt đầu có dấu hiệu tăng lợi nhuận trở lại. Trong 6 tháng đầu năm nay, doanh thu của công ty bắt đầu tăng mạnh trở lại, tăng 99.414 triệu đồng (76,85%). Mặc dù doanh thu tăng mạnh nhưng lợi nhuận của công ty lại giảm 299 triệu đồng. Nguyên nhân là do, từ đầu năm nay tình trạng thiếu tôm nguyên liệu dẫn đến giá tôm sú tăng cao. Điều đó dẫn đến giá vốn hàng bán tăng mạnh, tăng 91,499 triệu đồng (76,85%) so với cùng kỳ năm ngoái. Thêm vào đó chi phí bán hàng tăng rất cao, tăng hơn 2 lần so với năm trước. Trong khi giá vốn và chi phí bán hàng tăng thì doanh thu hoạt động tài chính lại giảm mạnh, đã giảm 83,7% so với 6 tháng đầu năm 2009 tương đương giảm với giá trị 13.623 triệu đồng. 3.2 Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty từ 2007 đến 6 tháng đầu năm 2010 3.2.1 Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của công ty trong những năm qua Bảng 6: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của công ty từ 2007 đến 6 tháng đầu năm 2010 Chỉ tiêu Số lượng (tấn) Thành tiền (Triệu USD) 2007 2.084,1 19,27 2008 2.380,8 19,45 2009 1.335,1 10,76 6t đầu năm 2009 567,7 5,08 6t đầu năm 2010 861,0 9,80 (Nguồn: Phòng Kinh doanh của công ty) Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của Công ty Cổ phần Phú Cường Jostoco GVHD: Th.s Trương Chí Tiến 39 SVTH: Liêu Kim Thúy Bảng 7: Tình hình tăng/giảm sản lượng xuất khẩu thủy sản của công ty từ 2007 đến 6 tháng đầu năm 2010 Chỉ tiêu Số lượng (tấn) % Thành tiền (Triệu USD) % 2008/2007 296,7 14,24 0,18 0,93 2009/2008 -1.045,7 -43,92 -8,69 -44,68 6t-2010/6t-2009 293,3 51,66 4,72 48,16 (Nguồn: Phòng Kinh doanh của công ty) Năm 2007, Việt Nam vừa gia nhập WTO nên các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều điều kiện để mở rộng thị trường. Thủy sản là ngành chủ lực của nước nhà nên kim ngạch xuất khẩu cũng tăng trưởng mạnh. Trong năm này, công ty Phú Cường đã xuất khẩu được 2.084 tấn tôm sú, đạt kim ngạch 19,27 triệu USD. Sang năm 2008, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế, ảnh hưởng không nhỏ đến nhu cầu nhập khẩu thủy sản của các nước nhưng công ty vẫn đẩy mạnh xuất khẩu. Công ty Phú Cường vẫn vận hành hết công suất nhờ lượng đơn hàng ổn định và khả năng thanh toán tốt của các bạn hàng. Kết quả trong năm 2008, công ty đã xuất trực tiếp được 2.380,8 tấn tôm sú, tăng 296,7 tấn (14,24%) so với năm 2007, đạt kim ngạch 19,45 triệu USD, tăng 180 nghìn USD (0,92%) so với năm 2007. Để đạt được kết quả này là do sự nổ lực hết sức của doanh nghiệp. Mặc khác, mặc dù cả thế giới sống trong lạm phát nhưng nhu cầu thủy sản của người dân ở các thị trường tiêu thụ chủ lực tăng cao. Qua số liệu năm 2008 ta thấy mặc dù sản lượng xuất khẩu tăng cao, tăng 14,24% so với năm 2007 nhưng kim ngạch xuất khẩu lại tăng nhẹ, chỉ tăng 0,93% so với năm 2007. Nguyên nhân chính là do năm 2008 giá tôm sú nguyên liệu tại Cà Mau thấp, dẫn đến giá vốn hàng bán thấp. Từ đó làm cho giá trị xuất khẩu tôm thấp. Năm 2009, đây là năm rất khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Trong năm nay, công ty chỉ xuất khẩu được 1.335 tấn tôm sú, giảm 1.046 tấn (43,92%) so với năm 2008. Kim ngạch xuất khẩu của công ty chỉ đạt 10,76 triệu USD, giảm 8,69 triệu USD (44,68%) so với kim ngạch xuất khẩu năm trước. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do, trong năm công ty chỉ xuất khẩu trong 4 thị trường chính: EU, Nhật Bản, Đài Loan và Úc. Mặc dù Nhật Bản Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của Công ty Cổ phần Phú Cường Jostoco GVHD: Th.s Trương Chí Tiến 40 SVTH: Liêu Kim Thúy là thị trường nhập khẩu tôm chính của công ty nhưng trong năm 2009, công ty đã phải cạnh tranh gay gắt với các nhà cung cấp khác ngày càng gia tăng, đặc biệt từ Thái Lan. Trong 9 tháng đầu năm 2009, trong khi nhập khẩu tôm từ Việt Nam của Nhật Bản giảm 11% thì nhập khẩu tôm từ Thái Lan của nước này tăng 28,7%. Chính vì thế trong năm này công ty đã giảm một lượng xuất khẩu tôm đáng kể trong thị trường này. Trong 6 tháng đầu năm nay, tình hình xuất khẩu tôm của công ty đã tăng trở lại đạt 861 tấn tăng 293,3 tấn (51,66%) so với cùng kỳ năm trước. Tương đương đạt giá trị kim ngạch 9,8 triệu USD, tăng 4,72 triệu USD (48,16%) so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân của sự tăng nhẹ này là do sự cố tràn dầu tại vịnh Mexico trong tháng 04/2010 khiến nhiều ngư trường khai thác thủy sản tại khu vực này phải đóng cửa. Thêm vào đó, việc nhiều nước xuất khẩu tôm lớn như Ấn Độ, Thái Lan mất mùa khiến giá tôm xuất khẩu tăng cao. Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay do sự thiếu hụt tôm sú nguyên liệu tại Cà Mau cũng như các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long đã khiến cho sản lượng xuất khẩu tôm này không được tăng mạnh trong những tháng đầu năm. Bảng 8: Kim ngạch xuất khẩu tôm sú của công ty 6 tháng đầu năm 2010 Chỉ tiêu Số lượng(tấn) Thành tiền( Tr.USD) Tháng 1 38,6 0,316 Tháng 2 40,5 0,434 Tháng 3 46,9 0,550 Tháng 4 206 2,300 Tháng 5 177 1,900 Tháng 6 352 4,300 Tổng 861 9,800 (Nguồn: Phòng Kinh doanh của Công ty Phú Cường) Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của Công ty Cổ phần Phú Cường Jostoco GVHD: Th.s Trương Chí Tiến 41 SVTH: Liêu Kim Thúy 0 50 100 150 200 250 300 350 400 Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 0 0,5 1 1,5 2 2,5 3 3,5 4 4,5 5 Sản lượng Thành tiền Hình 8: Kim ngạch xuất khẩu tôm sú của công ty 6 tháng đầu năm 2010 Qua bảng số liệu ta thấy, tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty qua các tháng có chiều hướng tăng dần, đặc biệt tăng mạnh vào những tháng sau. Trong những tháng đầu năm, nhu cầu tôm sú tại Châu Âu, Nhật Bản, Đài Loan… đang lớn. Nhưng đến thời điểm này, giá tôm sú nguyên liệu tại Cà Mau vẫn chững lại ở mức cao, sản lượng tôm thu hoạch thấp khiến công ty không dám ký hợp đồng vì không đủ nguyên liệu chế biến nên trong tháng 1/2010 công ty chỉ xuất khẩu được 38,6 tấn tôm sú đông lạnh với tổng trị giá 316 nghìn USD sang thị trường Nhật Bản, Đài Loan, Italia, nhưng chủ yếu công ty xuất khẩu sang Nhật Bản. Hai tháng tiếp theo, giá tôm sú nguyên liệu đã tăng quá cao, doanh nghiệp không thể mua nguyên liệu cho chế biến và cố gắng duy trì 5 -10% tổng công suất để duy trì công ăn việc làm cho người lao động. Mặc dù đã cố gắng thu mua nguyên liệu tôm quảng canh tại Cà Mau, Bạc Liêu… nhưng với giá xuất khẩu và giá nguyên liệu hiện tại, công ty phải hoạt động cầm chừng do lỗ. Vì vậy, trong tháng 2/2010, công ty chỉ xuất khẩu được 40,5 tấn, tăng nhẹ so với tháng trước, đạt giá trị kim ngạch được 434 nghìn USD. Đến tháng 3, lại có một sự tăng nhẹ trong việc xuất khẩu tôm sú của công ty nhưng không đáng kể. Trong tháng, công ty xuất khẩu được 46,9 tấn tôm, tương đương kim ngạch đạt 550 nghìn USD. Trong tháng 4, kim ngạch xuất khâu của công ty tăng đột biến, công ty đã xuất khẩu được 206 tấn tôm thành phẩm tương đương 2,3 triệu USD, tăng gấp 5 lần so với tháng trước cao nhất kể từ đầu năm đến nay. Như vậy, tính chung 4 Tấn Triệu USD Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của Công ty Cổ phần Phú Cường Jostoco GVHD: Th.s Trương Chí Tiến 42 SVTH: Liêu Kim Thúy tháng đầu năm 2010, công ty đã xuất khẩu 332 tấn tôm sú đông lạnh, với trị giá 3,6 triệu USD. Đến tháng 5, sau thời gian thiếu nguyên liệu chế biến, công ty đã mở rộng mạng mưới thu mua tôm sú ra nhiều địa phương ĐBSCL. Nhờ vậy, 2 tháng trở lại đây khối lượng tôm xuất khẩu của công ty tăng đáng kể. Trong tháng này, công ty đã xuất khẩu được 177 tấn tôm với trị giá 1,9 triệu USD sang Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và một số quốc gia Châu Âu. Ta thấy, trong tháng này, mặc dù kim ngạch xuất khẩu của công ty thấp hơn tháng trước (29 tấn) nhưng tình hình xuất khẩu tôm của công ty tương đối tốt, giá xuất khẩu tăng. Nguyên nhân là do trong tháng này, Cà Mau bước vào mùa thu hoạch, sản lượng tôm lớn nhưng các nhà máy vẫn “đói” nguyên liệu, giá tôm sú cao kỷ lục. Bước qua tháng 6, Cà Mau đang vào mùa thu hoạch tôm sú, sản lượng tôm cung cấp tạm đủ cho các nhà máy chế biến. Ý thức người dân, đại lý thu mua và doanh nghiệp nâng cao, chất lượng tôm nguyên liệu tại ĐBSCL tốt hơn hẳn. Trong tháng, công ty tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu khi khối lượng đạt 332 tấn, tăng gấp đôi so với tháng trước, tương đương 4,3 triệu USD sang Nhật Bản, Mỹ, Đài Loan, Pháp, Bỉ, Đức… Như vậy, tính đến hết tháng 6, Cty đã xuất khẩu được 861 tấn tôm sú đông lạnh với tổng trị giá 9,8 triệu USD. Với đà tăng trưởng này, kể từ tháng 6, công ty sẽ đẩy mạnh xuất khẩu tôm sang nhiều thị trường và tăng cường khối lượng xuất khẩu hơn. Vì vậy, trong những tháng cuối năm, tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty sẽ khả quan hơn nữa. Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của Công ty Cổ phần Phú Cường Jostoco GVHD: Th.s Trương Chí Tiến 43

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfPhân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty cổ phần phú cường jostoco.pdf
Tài liệu liên quan