Luận văn Phân tích và đề xuất các giải pháp nâng cao sự hài lòng của cán bộ công nhân viên tại công ty điện lực Nam Định

LỜI CAM ĐOAN.i

LỜI CẢM ƠN.ii

MỤC LỤC.iii

DANH MỤC VIẾT TẮT.iv

DANH MỤC BẢNG .v

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ .vii

PHẦN MỞ ĐẦU .1

1. Lý do chọn đề tài .1

2. Mục tiêu nghiên cứu.3

3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu .3

4. Phương pháp nghiên cứu.3

5. Kết cấu luận văn .4

CHƯƠNG 1.5

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ SỰ HÀI LÒNG .5

CỦA CÁN BỘ, CÔNG NHÂN VIÊN TRONG DOANH NGHIỆP .5

1.1 Sự hài lòng của người lao động tại nơi làm việc .5

1.2 Lòng trung thành của người lao động đối với doanh nghiệp.25

1.3 Mối quan hệ giữa sự hài lòng với trung thành.26

1.4 Đặc điểm cá nhân ảnh hưởng đến sự hài lòng và lòng trung thành.27

TÓM TẮT CHƯƠNG 1 .29

CHƯƠNG 2.30

PHÂN TÍCH SỰ HÀI LÒNG CỦA CÁN BỘ, CÔNG NHÂN VIÊN .30

TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC NAM ĐỊNH.30

2.1 Giới thiệu khái lược về Công ty Điện lực Nam Định.30

2.2 Phân tích sự hài lòng của cán bộ, công nhân viên tại Công ty Điện lực Nam Định.40

TÓM TẮT CHƯƠNG 2 .59

CHƯƠNG 3.60

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO SỰ HÀI LÒNG CỦA CÁN BỘ, CÔNG NHÂN

VIÊN TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC NAM ĐỊNH .60

3.1 Những quan điểm và mục tiêu lớn của ngành Điện.60

3.2 Các giải pháp nâng cao sự hài lòng của người lao động của Điện lực Nam Định .63

TÓM TẮT CHƯƠNG 3 .78

KẾT LUẬN .79

TÀI LIỆU THAM KHẢO.81

PHỤ LỤC .82

pdf94 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 596 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích và đề xuất các giải pháp nâng cao sự hài lòng của cán bộ công nhân viên tại công ty điện lực Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
như: Sửa chữa máy biến áp và các thiết bị điện, gia công cơ khí, tư vấn giám sát, thiết kế điện, thí nghiệm thiết bị điện, sửa chữa và xây lắp điện. 32 Ghi nhận những đóng góp của cán bộ, công nhân viên Công ty Điện lực Nam Định vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước, Đảng, Nhà nước đã phong tặng, khen thưởng Công ty: - Danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (năm 2005) - Huân chương Lao động Hạng nhì (năm 2009) - Huân chương Lao động Hạng ba (năm 2003) - 2 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ (năm 2008 và 2013) - 2 Cờ Đơn vị thi đua xuất sắc của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam, nay là Tập đoàn Điện lực Việt Nam. - 2 Cờ thi đua của Tỉnh ủy tỉnh Nam Định cho Đảng bộ trong sạch vững mạnh tiêu biểu giai đoạn 2001-2005 và 2006-2010. - 5 Cờ đơn vị thi đua xuất sắc của Ủy ban Nhân dân tỉnh Nam Định. Cùng nhiều Bằng khen của các Bộ, ngành Trung ương và các cơ quan hữu quan. 2.1.3 Cơ cấu tổ chức Mô hình tổ chức của Công ty Điện lực Nam Định hiện nay khá hợp lý bao gồm ban giám đốc và ba khối chính đó là khối phòng ban, khối các đơn vị phụ trợ, khối trực tiếp sản xuất. - Ban giám đốc hiện có giám đốc và 4 phó giám đốc phụ trách các lĩnh vực kinh doanh điện năng, kỹ thuật, xây dựng cơ bản, vật tư và công nghệ thông tin. - Khối phòng ban gồm 12 đơn vị: . Văn phòng là đơn vị tổng hợp các nhiệm vụ hành chính, quản trị và y tế. Hàng ngày văn phòng sẽ giúp cho ban giám đốc lưu trữ, chuyển công văn, chăm sóc sức khỏe, nâng cao đời sống, giao tiếp với các cơ quan chức năng của tỉnh Nam Định và của ngành dọc. . Phòng Tổ chức lao động làm nhiệm vụ thi đua tuyên truyền, tổ chức bộ máy hoạt động, tổ chức cán bộ, lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội, đào tạo lao động, định mức lao động. . Phòng Tài chính kế toán tham mưu cho ban giám đốc về công tác quản lý tài chính theo các quy định của Nhà nước và của ngành Điện, tổ chức hạch toán kế toán, báo cáo tài chính theo quy định. 33 . Phòng Kế hoạch vật tư tham mưu cho ban giám đốc về tổ chức cung ứng, tồn trữ vật tư, nguyên nhiên vật liệu, máy móc thiết bị từ các nguồn trong và ngoài nước nhằm phục vụ thi công các công trình theo kế hoạch thường xuyên cũng như đột xuất. . Phòng Kinh doanh điện năng làm nhiệm vụ quản lý và phát triển khách hàng dùng điện theo nhu cầu sản xuất hoặc sinh hoạt gia đình, theo dõi, đề ra các giải pháp cung ứng điện an toàn, giảm thiểu tổn thất thương mại. . Phòng Kỹ thuật tham mưu cho ban giám đốc chỉ đạo, quản lý việc thực hiện công tác kỹ thuật an toàn, theo dõi đề xuất các phương án trùng tu lưới điện và trạm biến áp. . Phòng Điều độ làm nhiệm vụ cân đối phụ tải dùng điện, không để lệch pha, lệch dòng, tăng cường hoặc tiết giảm nhu cầu dùng điện theo mức sản lượng điều tiết của hệ thống điều độ hệ thống điện quốc gia. . Phòng quản lý xây dựng có chức năng kiểm tra, thẩm định các dự án đầu tư mới theo định mức quy định của Nhà nước và ngành Điện. . Phòng Công nghệ thông tin làm nhiệm vụ quản lý trang thông tin nôi bộ, tập hợp, in ấn hóa đơn tiền điện hằng tháng của khách hàng, ứng dụng, thử nghiệm thiết bị, công nghệ mới phục vụ quản lý, kinh doanh điện năng. . Phòng Thanh tra an toàn có chức năng quản lý bảo hộ lao động, tập huấn phòng chống cháy nổ cho các đơn vị trong công ty. . Phòng Thanh tra bảo vệ và pháp chế làm nhiệm vụ bảo vệ, quản lý tài sản khu vực văn phòng Công ty, theo dõi lao động làm việc theo đúng các quy định ban hành. . Phòng Kiểm tra giám sát mua bán điện giúp ban giám đốc kiểm tra trực tiếp hoạt động cung ứng điện, kịp thời phát hiện các địa điểm câu móc, trộm cắp điện bằng nhiều cách thức khác nhau. - Khối các đơn vị phụ trợ gồm 4 đơn vị: . Phân xưởng thí nghiệm điện có chức năng thẩm định công tơ điện định kỳ, thí nghiệm dầu biến áp, kiểm tra điện trở cách điện đối với các loại cáp điện trước khi lắp đặt. . Ban Quản lý các dự án làm nhiệm vụ lập dự án, quản lý, theo dõi tiến độ các dự án đầu tư theo quy định. 34 . Phân xưởng thiết kế giúp ban giám đốc quy hoạch, đại tu, xây dựng hệ thống điện mới phù hợp tiêu chí hiện hành. . Phân xưởng xây lắp và sửa chữa thiết bị điện làm nhiệm vụ đại tu sử chữa máy biến áp, các loại máy cắt, cầu dao đồng thời trực tiếp thi công một số dự án do ban giám đốc giao. - Khối trực tiếp sản xuất gồm 10 đơn vị: . Điện lực Thành phố Nam Định . Điện lực Mỹ Lộc . Điện lực Vụ Bản . Điện lực Ý Yên . Điện lực Nghĩa Hưng . Điện lực Hải Hậu . Điện lực Xuân Trường . Điện lực Giao Thủy . Điện lực Nam Trực . Điện lực Trực Ninh Khối này làm nhiệm vụ quản lý trực tiếp khách hàng dùng điện trên địa bàn hành chính của mình, tiếp nhận nhu cầu phát triển khách hàng mới, thực hiện quản lý đường dây tải điện, hệ thống trạm biến áp phân phối điện cho các khu vực dân cư, tổ chức thu tiền điện hàng tháng. Cùng với đó, các Điện lực huyện và Thành phố Nam Định phải kịp thời phát hiện, xử lý nhanh sự cố để cấp điện trở lại phục vụ các nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương. Định kỳ hàng tháng, hàng quý, các Điện lực cơ sở còn được giao nhiệm vụ tu sửa hệ thống điện bảo đảm an toàn trong vận hành và cung ứng điện. Khối trực tiếp sản xuất luôn đại diện cho ban giám đốc Công ty giao tiếp với các cấp chính quyền cơ sở và nhân dân nhằm thu nhận, mở rộng sự đồng thuận của các đối tượng khách hàng để phục vụ tốt nhất cho nhu cầu kinh doanh điện năng của mình. 35 Hình 2.1: Mô hình tổ chức bộ máy của Công ty Điện lực Nam Định (Nguồn: Phòng Tổ chức lao động, Công ty Điện lực Nam Định) 2.1.4 Kết quả kinh doanh trong 3 năm gần đây Cùng với sự trưởng thành và lớn mạnh của ngành Điện Việt Nam, trong những năm qua tập thể cán bộ, công nhân viên Công ty Điện lực Nam Định luôn không ngừng phấn đấu, nỗ lực vươn lên hoàn thành vượt bậc và đạt được nhiều thành tích đáng kể trên tất cả các mặt hoạt động đóng góp quan trọng vào việc phát triển kinh tế, xã hội tại 10 Điện lực Huyện & Thành phố Phó Giám đốc kỹ thuật Phòng Tổ chức lao động Phòng Tài chính kế toán Giám đốc Công ty Phó Giám đốc kinh doanh điện năng Phòng Kế hoạch vật tư Phòng Kinh doanh điện năng Văn phòng Phòng Kỹ thuật Phòng Điều độ Phòng Quản lý xây dựng Phòng Công nghệ Thông tin Phòng Thanh tra an toàn Phòng Thanh tra Bảo về & pháp chế Phòng Kiểm tra, giám sát MBĐ Phân xưởng Thiết kế PX XL & SC Thiết bị điện Ban Quản lý các dự án Phó Giám đốc xây dựng cơ bản Phó Giám đốc Vật tư & CNTT Phân xưởng Thí nghiệm điện 36 tỉnh Nam Định. Công ty luôn bảo đảm cung ứng điện an toàn, liên tục đáp ứng nhu cầu về điện tại tỉnh Nam Định từ sản xuất, kinh doanh trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, bơm tiêu chống úng cho lúa màu đến sinh hoạt dân dụng của người dân. Đặc biệt, trong các năm 2008 và 2009, 2010 Công ty Điện lực Nam Định đã hoàn thành tiếp nhận toàn bộ hệ thống điện nông thôn từ các hợp tác xã, các tổ dịch vụ điện nông thôn về ngành Điện quản lý thống nhất. Như vậy, từ chỗ chỉ quản lý bán điện ở Thành phố Nam Định với 25 phường, xã cùng với 9 thị trấn trung tâm của các huyện trong tỉnh, đến nay Công ty Điện lực Nam Định đã mở rộng việc kinh doanh điện năng trên địa bàn toàn tỉnh Nam Định với tổng số 229 xã, phường, thị trấn, tổng số khách hàng dùng điện gần 600.000 hộ, tăng gấp 5 lần trước đây. Việc mở rộng thị trường kinh doanh điện năng đã mang lại nhiều lợi ích to lớn cho Công ty Điện lực Nam Định bởi số lượng khách hàng tăng lên, sản lượng điện thương phẩm tăng lên, quy mô hoạt động của doanh nghiệp tăng lên cùng với đó là số lượng lao động cũng sẽ tăng nhằm đáp ứng nhu cầu công việc. Đối với nhân dân, khi ngành Điện thực hiện quản lý toàn bộ hệ thống điện trong tỉnh sẽ làm cho lưới điện được quản lý an toàn hơn theo các yêu cầu chuyên môn kỹ thuật nghiêm ngặt. Việc đầu tư, xây dựng lưới điện từ chỗ do nhân dân tự nguyện đóng góp nay đều do ngành Điện bỏ tiền xây dựng sẽ giảm thiểu được chi phí của nhân dân. Nam Định là tỉnh nằm ở vùng ven biển, hằng năm luôn phải chịu nhiều trận bão lớn; 3 huyện Giao Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng có tới 80 xã, thị trấn nằm ở sát vùng biển nên thường xuyên phải chịu mặn mòi của không khí, nước biển. Đây là khó khăn lớn của ngành Điện khi hệ thống dây dẫn điện, trạm biến áp qua các xã này dễ bị ăn mòn bởi không khí và nước biển làm cho việc khấu hao tài sản trở nên nhanh chóng hơn. Quản lý hệ thống điện trên phạm vi rộng cũng khó khăn cho việc đầu tư vì nhu cầu vốn lớn, dễ xảy ra tai nạn điện, dễ bị mất trộn điện do bị câu móc trong khi dây tải điện chạy qua các mái nhà trong các xóm thôn. Từng bước phát huy lợi thế, khắc phục mọi khó khăn là hướng đi của Công ty Điện lực Nam Định trên chặng đường phát triển. Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh 3 năm gần đây (2011, 2012, 2013) của Công ty Điện lực Nam Định được thể hiện như sau: 37 Bảng 2.2: Kết quả kinh doanh giai đoạn 2011 - 2013 của PC Nam Định STT NỘI DUNG Đơn vị tính Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1 Điện nhận Triệu kWh 997,3 1.075,4 1.218,77 2 Điện thương phẩm Triệu Kwh 805,9 928,63 1.065,53 3 Tỷ lệ tổn thất % 15,35 13,66 12,59 4 Giá bán bình quân Đ/kWh 936,14 1.180,9 1.322,45 5 Doanh thu Tỷ đồng 754,43 1.096,7 1.410,72 6 Trạm trung gian Trạm 21 15 16 7 Trạm phân phối Trạm 2.069 2.287 2.505 8 Đường dây trung thế Km 1.666,48 1.755,9 1.871,33 9 Đường dây hạ thế Km 10.291,55 10.382,52 10.471,48 10 Sự cố thoáng qua Vụ 304 313 427 11 Sự cố vĩnh cửu Vụ 225 184 195 12 Cháy máy biến áp Máy 25 28 39 (Nguồn: Các báo cáo tổng kết công tác sản xuất, kinh doanh các năm 2011, 2012, 2013 của Công ty Điện lực Nam Định) Qua các số liệu trên cho thấy, kết quả kinh doanh của Công ty Điện lực Nam Định có nhiều bước phát triển rõ rệt. Tỷ lệ điện nhận từ lưới điện quốc gia về tỉnh tăng hằng năm, cùng với đó là điện thương phẩm cũng tăng theo nhu cầu sử dụng của các loại hình kinh tế. Nam Định là địa bàn nông nghiệp nên không phát triển nhiều về khu công nghiệp, không có nhiều doanh nghiệp lớn tiêu tốn điện năng. Sản lượng điện tiêu thụ chủ yếu trên địa bàn tỉnh là để phục vụ quản lý tiêu dùng và gần 100 làng nghề truyền thống với nhiều sản phẩm cơ khí, máy nông cụ, đúc đồng, dệt vải, tơ lụa... nổi tiếng khắp cả nước. Tỷ lệ tổn thất điện năng giảm do ngành Điện không ngừng đầu tư, xây dựng, củng cố hệ thống lưới điện bằng nhiều nguồn vốn khác nhau. Năm 2009, ngành Điện đã đầu tư hơn 400 tỷ đồng từ nguồn vốn vay của Ngân hàng thế giới để cải tạo lưới điện, bao gồm thay thế các loại cột tre, cột gỗ không đủ quy chuẩn; thay toàn bộ hòm hộp và công tơ đo đếm điện ở khu vực nông thôn. Năm 2010, Cty đầu tư 150 tỷ đồng để thay và cấy thêm nhiều máy biến áp nhằm chống quá tải lưới điện nông thôn. Năm 2011, Cty tiếp tục nhận nguồn vốn hơn 300 tỷ đồng của các tổ chức tín dụng quốc 38 tế để đầu tư giai đoạn hai lưới điện nông thôn. Mục tiêu của giai đoạn này là thay thế toàn bộ dây tải điện hạ thế trần bằng dây có vỏ bọc trong các xóm thôn để bảo đảm an toàn cho người sử dụng, tránh tổn thất do cây cối va quệt vào và chống ăn trộm điện do câu móc trong thôn, xóm. Việc nhanh chóng tiếp nhận xong toàn bộ hệ thống điện nông thôn về ngành Điện quản lý và đầu tư, cải tạo lưới điện nông thôn như hệ thống điện của thành phố là thành tích lớn của Công ty Điện lực Nam Định. Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc đã đánh giá Công ty Điện lực Nam Định là đơn vị dẫn đầu toàn quốc về quá trình tiếp nhận và đầu tư lưới điện nông thôn với nhiều cách làm mới nhanh chóng, hiệu quả. Phương thức bàn giao bàn giao lưới điện nông thôn từ các Hợp tác xã nông nghiệp hoặc các Tổ dịch vụ điện về ngành Điện quản lý hoàn toàn tự nguyện, không phải tính khấu trừ giá trị tài sản còn lại nên rất thuận lợi cho quá trình đầu tư, cải tạo lâu dài của Công ty Điện lực Nam Định. Doanh thu tiền điện tăng nhanh do sản lượng điện bán ra tăng làm cho giá bán bình quân tăng theo và lợi nhuận của doanh nghiệp cũng tăng lên. Tuy nhiên Công ty Điện lực Nam Định cũng để xảy ra quá nhiều sự cố kể cả vĩnh cửu và thoáng qua làm ảnh hưởng đến việc cấp điện. Từ các sự cố điện có thể do chủ quan con người làm chập cháy hoặc do mưa bão sấm sét gây ra đã làm cho hệ thống máy biến áp hư hỏng tăng cao dẫn đến chi phí đầu tư của Công ty tăng lên, gây nguy hiểm cho quá trình sử dụng, làm giảm sự hài lòng của khách hàng cũng như của cán bộ, công nhân viên công ty. Đây là một trong nhiều việc mà ngành Điện Nam Định cần sớm tìm ra nguyên nhân để khắc phục nhằm bảo đảm cho quá trình kinh doanh điện năng, ngành kinh tế đặc thù ở địa phương trở nên an toàn và hiệu quả hơn. Tổng số cán bộ, công nhân viên đang làm việc tại Công ty Điện lực Nam Định (tính đến tháng 12-2013) là 1.128 người gồm: - Ban Giám đốc: 5 người - Khối phòng ban (12 đơn vị): 96 người - Khối các đơn vị phụ trợ (4 đơn vị): 138 người - Khối trực tiếp sản xuất (10 Điện lực): 889 người. Lương bình quân của Công ty Điện lực Nam Định năm 2013 đạt 6,3 triệu đồng/người/tháng. 39 Bảng 2.3:Thu nhập bình quân của chuyên gia quản lý PC Nam Định Đơn vị tính: Triệu đồng TT Chức danh Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1 Giám đốc PC Nam Định 168 173 182 2 Phó Giám đốc PC Nam Định 112 115 114 3 Trưởng phòng, ban chức năng PC Nam Định 88 87 89 4 Phó phòng, ban chức năng PC Nam Định 82 85 81 5 Giám đốc đơn vị trực thuộc 101 99 114 6 Phó Giám đốc đơn vị trực thuộc 82 84 85 7 Trưởng phòng, ban, phân xưởng, điện lực trực thuộc 87 88 86 8 Phó phòng, ban, phân xưởng, điện lực trực thuộc 81 79 83 (Nguồn: Phòng Tổ chức lao động, Công ty Điện lực Nam Định) Công ty Điện lực Nam Định chi trả chế độ cho CBCNV rất đúng, đủ theo quy định của nhà nước, quy định của Công ty Điện lực Miền Bắc và của Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Tuy nhiên, do biến động của thị trường, giá cả ngày càng leo thang, trong khi đó tình hình sản xuất kinh doanh luôn có nhiều rủi ro và chi phí đầu tư về lưới điện nông thôn mới tiếp nhận cao kết hợp với quỹ lương của PC Nam Định thực sự chưa tăng đáng kể nên đời sống của CBCNV ngành Điện mới ở mức ổn định so với các ngành nghề khác trên địa bàn tỉnh. Mức thu nhập của PC Nam Định chưa thực sự hấp dẫn để thu hút được các chuyên gia giỏi trên cả lĩnh vực kinh tế và kỹ thuật. Bảng 2.4: Tỷ lệ tăng quỹ tiền lương tại Công ty Điện lực Nam Định và mức lạm phát các năm gần đây Đơn vị tính: % TT Nội dung Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1 Tỷ lệ tăng quỹ lương so với năm trước 4,3 5,7 5 2 Tỷ lệ lạm phát 18,58 6,81 6 (Nguồn:Nguồn: Số liệu của PC Nam Định và của Việt báo (vietbao.vn) 40 Chênh lệch thu nhập giữa các chức danh công tác tại Công ty Điện lực Nam Định còn chưa cao, vẫn có xu hướng cào bằng sẽ dẫn tới việc chảy máu chất xám, tỷ lệ người giỏi có năng lực, kinh nghiệm công tác rời khỏi PC Nam Định có xu hướng tăng trong các năm gần đây. Đối với một bộ phận công nhân trực tiếp do cường độ lao động cao, làm việc không kể thời gian ngày nghỉ hay đêm tối nhưng mức thu nhập hàng tháng chỉ vào khoảng 4-5 triệu đồng nên chưa thỏa mãn nhu cầu dẫn đến tư tưởng không ổn định, chưa toàn tâm toàn ý cống hiến cho đơn vị. 2.2 Phân tích sự hài lòng của cán bộ, công nhân viên tại Công ty Điện lực Nam Định 2.2.1 Thu thập và đánh giá dữ liệu 2.2.1.1 Thu thập dữ liệu thứ cấp Để tiến hành đánh giá mức độ hài lòng của cán bộ, công nhân viên tại Công ty Điện lực Nam Định, tác giả đã sử dụng cả hai loại dữ liệu sơ cấp và thứ cấp. Dữ liệu thứ cấp dùng để phân tích được thu thập từ các báo cáo nội bộ của Công ty Điện lực Nam Định giai đoạn 2011-2013. Các báo cáo này thu thập chủ yếu từ phòng Kinh doanh điện năng, phòng Tổ chức lao động và Văn phòng công ty. 2.2.1.2 Thu thập dữ liệu sơ cấp Bên cạnh các dữ liệu thứ cấp tác giả còn tiến hành thu thập các dữ liệu sơ cấp thông qua phát phiếu điều tra trực tiếp lấy ý kiến của người lao động tại Công ty Điện lực Nam Định. Do số lượng cán bộ, công nhân viên đang làm việc tại Công ty Điện lực Nam Định đông (1.128 người) phân tán ở nhiều bộ phận chuyên môn và thường xuyên phải bám hiện trường để quản lý vận hành đường dây, trạm biến áp nhằm cung ứng điện đến các thành phần kinh tế, thời gian và kinh phí có hạn nên tác giả không thể thu thập được đầy đủ toàn bộ CBCNV để lấy phiếu điều tra. Tác giả đã tiến hành chọn mẫu theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện, kết hợp với phân tầng và phỏng vấn trực tiếp. Để đảm bảo đủ mẫu cho việc phân tích thống kê tổng số mẫu ước tính sẽ là 80 phiếu. Để kết quả điều tra đạt hiệu quả cao nhất, phản ánh xác đúng tâm tư, nguyện vọng, sự hài lòng, điều trăn trở của đông đảo người lao động, tác giả đã phân bổ số lượng phiếu điều tra rải rác đến nhiều bộ phận của Công ty Điện lực Nam Định. Đối với 12 phòng chuyên 41 môn, mỗi phòng lấy từ 2 đến 3 phiếu bao gồm trưởng, phó phòng và chuyên viên kỹ thuật. Đối với 4 đơn vị phụ trợ, mỗi đơn vị lấy từ 4 đến 5 phiếu bao gồm quản đốc, phó quản đốc phân xưởng và đội ngũ thợ bậc cao, có nhiều năm làm việc tại công ty. Đối với 10 Điện lực trực thuộc, tác giả chọn Điện lực Thành phố Nam Định đại diện cho khu vực đô thị để lấy 6 phiếu điều tra gồm giám đốc, phó giám đốc Điện lực, lãnh đạo, công nhân tổ quản lý điện phường Trần Hưng Đạo, phường Bà Triệu, phường Quang Trung. Ở khu vực ven biển của tỉnh Nam Định, tác giả chọn Điện lực Giao Thủy, Điện lực Nghĩa Hưng, Điện lực Hải Hậu để lấy 7 phiếu điều tra tập trung chủ yếu là công nhân vận hành, quản lý đường dây và trạm biến áp. Số lượng phiếu còn lại, tác giả lấy từ Điện lực Nam Trực, Điện lực Trực Ninh, Điện lực Ý Yên là những nơi tập trung nhiều làng nghề truyền thống như đúc đồng Yên Ninh, mộc La Xuyên, cơ khí Vân Chàng, rút thép Đồng Côi, đóng tàu Cát Thành. Tại những nơi có làng nghề, đội ngũ công nhân ngành Điện luôn phải dồn công sức, thời gian khá lớn trong việc quản lý, sửa chữa lưới điện đồng thời cũng phải chịu nhiều ảnh hưởng từ việc ô nhiễm môi trường làng nghề nên phiếu điều tra sẽ phản ánh chính xác hơn sự hài lòng đối với công việc của ngành Điện phục vụ công trình Luận văn của tác giả đạt kết quả cao nhất. Trên cơ sở phiếu điều tra được tác giả thiết kế, tác giả đã sử dụng phương pháp điều tra xác suất thông qua phát phiếu trực tiếp đến các đối tượng cần nghiên cứu kết hợp với phỏng vấn trực tiếp trong thời gian 3 tháng liên tiếp từ tháng 6 đến tháng 9- 2013. Sau thời gian tập hợp số liệu kết hợp với kết quả ghi chép từ phỏng vấn trực tiếp, tác giả đã tổng hợp được tương đối đầy đủ số liệu để tiến hành viết Luận văn nghiên cứu "Phân tích và đề xuất các giải pháp nâng cao sự hài lòng của cán bộ, công nhân viên tại Công ty Điện lực Nam Định". Tác giả đã sử dụng phần mềm SPSS để tiến hành phân tích dữ liệu sơ cấp. 2.2.1.3 Phân tích mẫu Theo độ tuổi: Chi tiết về độ tuổi của người trả lời được trình bày trong bảng dưới đây. 42 Bảng 2.5 : Mô tả mẫu theo độ tuổi STT Độ tuổi Số lượng Tỷ lệ (%) 1 ≤ 30 17 21,25 2 Từ 30-44 27 33,75 3 Từ 45-54 31 38,75 4 ≥ 55 5 6,25 Tổng cộng 80 100 Hình 2.2: Mô tả mẫu theo độ tuổi Nguồn: Tổng hợp từ điều tra của tác giả Đối tượng tham gia điều tra gồm 21,25% dưới 30 tuổi; 33,75% từ 30-44 tuổi; 38,75% từ 45-54 tuổi và 6,25% từ 55 tuổi trở lên. Như vậy đối tượng tham gia ghi phiếu điều tra chủ yếu nằm trong khoảng từ 30 đến 54 tuổi. Đây là lớp cán bộ, công nhân viên đã có độ chín về tuổi, có kinh nghiệm về nghề trong Công ty Điện lực Nam Định. Theo giới tính: Tỷ lệ Nam chiếm 63,75%; tỷ lệ nữ là 36,25%. Đây là đặc thù của ngành Điện luôn phù hợp với nam giới hơn bởi công việc nặng nhọc lại thường xuyên phải trèo cao, lội sâu để thi công, sửa chữa lưới điện. 43 Bảng 2.6: Mô tả mẫu theo giới tính STT Giới tính Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Nam 51 63,75 2 Nữ 29 36,25 Tổng cộng 80 100 Nguồn: Tổng hợp từ điều tra của tác giả Hình 2.3: Mô tả mẫu theo giới tính Theo trình độ học vấn: Trình độ đại học là chủ yếu chiếm 70%, trình độ cao đẳng chiếm 22,5%, còn lại trên đại học chiếm 7,5%. Thông qua số liệu này cho thấy Công ty Điện lực Nam Định đã tuyển dụng được đội ngũ CBCNV có chất lượng học vấn tốt với chuyên môn chủ yếu là đại học. Ở lĩnh vực kỹ thuật như ngành Điện, số lượng cán bộ công nhân viên học đại học phần lớn đều tốt nghiệp tại trường Đại học Bách khoa Hà Nội, một số ít đã tốt nghiệp các khoa điện, cơ khí của trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội, Đại học Thủy lợi Hà Nội. Bảng 2.7: Mô tả mẫu theo trình độ học vấn STT Học vấn Số lượng Tỷ lệ (%) 1 ≤ Cao đẳng 18 22,5 2 Đại học 56 70 3 ≥Thạc sỹ 6 7,5 Tổng cộng 80 100 Nguồn: Tổng hợp từ điều tra của tác giả 44 Những năm gần đây Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trường Đại học Điện lực nên là nguồn cung ứng nhân lực chuyên sâu cho các công ty Điện trên toàn quốc, trong đó có Công ty Điện lực Nam Định. Các đối tượng có trình độ Thạc sỹ tại Công ty Điện lực Nam Định hiện nay đều là giám đốc, các phó giám đốc công ty hoặc phần lớn đều đang giữ trọng trách quản lý từ cấp phòng ban, phân xưởng và các Điện lực trở nên. Đây là đội ngũ cán bộ nguồn sẽ tham gia quản lý công ty trong tương lai. Các chuyên ngành Cao học ở Công ty Điện lực Nam Định bao gồm: Thạc sỹ kinh tế, quản trị kinh doanh, quản lý hệ thống điện, tự động hóa... Hình 2.4: Mô tả mẫu theo trình độ học vấn Theo thâm niên: Đối tượng điều tra có thâm niên dưới 3 năm chiếm 6,25%, từ 3- 5 năm chiếm 13,75%, từ 5-10 năm chiếm 33,75%, trên mười năm chiếm 46,25%. Như vậy, các đối tượng tham gia điều tra phần lớn đã có quá trình công tác, gắn bó với Công ty Điện lực Nam Định từ 5 năm trở lên, họ đã hiểu rõ công việc mình làm đồng thời thấu hiểu sự kỳ vọng vào Ban lãnh đạo Công ty tạo ra những bước đột phá mới nhằm làm hài lòng những mong đợi của tập thể cán bộ, công nhân viên. Bảng 2.8: Mô tả mẫu theo thâm niên STT Thâm niên Số lượng Tỷ lệ (%) 1 ≤ 3 năm 5 6,25 2 3 – 5 năm 11 13,75 3 5 – 10 năm 27 33,75 4 ≥ 10 năm 37 46,25 Tổng cộng 80 100 Nguồn: Tổng hợp từ điều tra của tác giả 45 Hình 2.5: Mô tả mẫu theo thâm niên Theo đơn vị công tác: Đối tượng điều tra đang làm việc tại các phòng chuyên môn và các phân xưởng trực thuộc Công ty Điện lực Nam Định chiếm 46,25%; đối tượng làm việc ở các Điện lực huyện, thành phố chiếm 53,75%. Mục đích của tác giả là muốn hướng tới các đối tượng đang làm việc tại cơ sở nên đã chọn số lượng phiếu điều tra CBCNV làm việc tại Điện lực huyện, thành phố chiếm số đông, tới hơn một nửa số lượng mẫu điều tra. Bảng 2.9: Mô tả mẫu theo đơn vị công tác STT Đơn vị Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Công ty Điện lực Nam Định 37 46,25 2 Điện lực huyện, thành phố Nam Định 43 53,75 Tổng cộng 80 100 Nguồn: Tổng hợp từ điều tra của tác giả 46 Hình 2.6: Mô tả mẫu theo đơn vị công tác Theo chức danh: Đối tượng điều tra là cán bộ quản lý chiếm 20%, là chuyên viên nghiệp vụ chiếm 31,25%, là công nhân trực tiếp sản xuất chiếm 40% và đang đảm nhận các công việc khác trong công ty chiếm 8,75%. Như vậy, số lượng người tham gia ghi mẫu điều tra chủ yếu vẫn là công nhân trực tiếp sản xuất, chiếm tới gần một nữa tổng số mẫu điều tra. Mục tiêu của tác giả muốn chọn mẫu điều tra số đông là người lao động trực tiếp bởi họ sẽ phản ánh khách quan nhất công việc mà họ đang làm. Người lao động trực tiếp trong mỗi công ty luôn phải gánh vác phần việc nặng nhọc nhất nhưng lại tỷ lệ nghịch với mức độ hưởng thụ mọi chế độ chính sách trong doanh nghiệp. Bảng 2.10: Mô tả mẫu theo chức danh STT Chức danh Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Cán bộ quản lý (từ cấp phòng trở lên) 16 20 2 Chuyên viên nghiệp vụ 25 31,25 3 Công nhân trực tiếp sản xuất 32 40 4 Khác 7 8,75 Tổng cộng 80 100 Nguồn: Tổng hợp từ điều tra của tác giả 47 Hình 2.7: Mô tả mẫu theo chức danh 2.2.2 Phân tích sự hài lòng của cán bộ, công nhân viên tại Công ty Điện lực Nam Định 2.2.2.1 Sự hài lòng đối với chính sách thu hút và tuyển dụng nhân sự Thông qua kết quả của thang đo ta thấy mức độ hài lòng của cán bộ, công nhân viên Công ty Điện lực Nam Định nằm trong khoảng từ 3,775 đến 4,2. Như vậy là hầu hết người lao động đều khá hài lòng với chính sách thu hút và tuyển dụng nhân sự của Công ty Điện lực Nam Định. Họ luôn xác định công ty là mái nhà chung che chở và nuôi dưỡng cuộc sống của mỗi người. Được sống và làm việc tại Công ty Điện lực Nam Định là niềm tự hào của người lao động bởi mức thu nhập khá ổn định kết hợp với thương hiệu của công ty đã ăn sâu trong tiềm thức của khách hàng dùng điện. Tuy nhiên, các yếu tố đạt mức độ hài lòng cao mới chỉ là việc tuyển dụng được thực hiện công khai và minh bạch đạt ở mức (4,2); công ty xây dựng được quy chế tuyển dụng đáp ứng nhu cầu thực tiễn, dân chủ, công bằng, thu hút được người tài (4,1125); tiêu chuẩn tuyển dụng rõ ràng (4,0875). Việc tuyển dụng thực hiện công khai minh bạch được nh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf000000273132_7964_1951338.pdf
Tài liệu liên quan