Luận văn Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý quy hoạch đô thị thành phố Hòa Bình

PHẦN MỞ ĐẦU. 1

1. Lý do chọn đề tài . 1

2. Mục đích của đề tài:. 2

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu:. 2

4. Đối tượng nghiên cứu của đề tài:. 2

5. Phạm vi, thời gian nghiên cứu: . 3

6. Phương pháp nghiên cứu của đề tài:. 3

CHƯƠNG I. 4

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QHĐT VÀ QUẢN LÝ QHĐT TỪ PHÍA CƠ

QUAN NHÀ NƯỚC . 4

1.1 Một số khái niệm cơ bản về quy hoạch đô thị và quản lý quy hoạch đô

thị . 4

1.1.1. Đô thị. 4

1.1.2 Quản lý đô thị. 4

1.1.3 Quy hoạch đô thị . 5

1.1.4 Quy hoạch kinh tế - xã hội . 5

1.1.5 Quy hoạch ngành. 6

1.2 Công tác Quản lý QHĐT từ phía cơ quan nhà nước. 8

1.2.1 Sự cần thiết quản lý quy hoạch đô thị từ phía cơ quan nhà nước. 8

1.2.2 Nội dung chủ yếu về quản lý quy hoạch xây dựng đô thị . 8

1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý QHĐT . 15

1.2.4 Các tiêu chí đánh giá đối với công tác quản lý quy hoạch đô thị . 20

CHƯƠNG II . 22

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ QUY HOẠCH

ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ HOÀ BÌNH. 22

2.1 Khái quát thực trạng đô thị, quản lý phát triển đô thị tại Việt Nam. 22

pdf100 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 464 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý quy hoạch đô thị thành phố Hòa Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0,7-1,6m. Lớp 2: Lớp sét pha nâu đỏ, vàng lẫn nhiều kết vón cứng bề dày lớp từ 3-4m. Thành phần vật chất không đồng nhất có cường độ chịu tải R=1,4kg/cm2. Lớp 3: Sét pha nhẹ xám vàng chiều sâu gặp từ 4,2-4,8m, kết thúc từ 5,3-5,9m bề dày lớp từ 1,1-1,6m. Thành phần vật chất rất đồng nhất, hàm lượng cát trong đất cao, cường độ chịu tải R=1,1kg/cm2. Lớp 4: Lớp sét nâu vàng lẫn cuộn sỏi, chiều sâu gặp từ 5,3-5,9m, chiều sâu kết thúc 7,0-7,5m. Bề dày lớp 1,5-1,9m, thành phần vật chất không đồng nhất. Cường độ chịu tải R=2,5kg/cm2. Lớp 5: Lớp sét pha màu nâu đỏ, chiều sâu gặp từ 7,0- 7,5m, chiều sâu kết thúc 10m. Thành phần vật chất không đồng nhất. Cường độ chịu tải R= 1,7kg/cm2. Như vậy trong khu vực này muốn xây dựng nhà cao tầng thì phải đào khoan móng đến lớp thứ 4 mới có thể xây dựng tốt. Các khu vực khác khi xây dựng công trình cần khoan thăm dò cục bộ để xử lý nền móng. * Địa chất thủy văn: Nước ngầm mạch nông phụ thuộc vào mực nước sông Đà. Nước ngầm mạch sâu ở độ sâu 40-50m. * Địa chấn: Theo tài liệu bản đồ địa chấn Việt Nam khu vực Hoà Bình nằm trong vùng động đất cấp 7. 2.2.2 Điều kiện tinh tế xã hội: 2.2.2.1 Dân số và lao động: * Dân số - Qui mô dân số: 35 Tổng dân số là 90.048 người với khoảng 25.879 hộ, chiếm khoảng 11,03% dân số tỉnh Hoà Bình; trong đó : + Dân số nội thành 65.006 người, tỷ lệ dân số đô thị 72,19% so với dân số toàn thành phố. + Dân số ngoại thành 23.201 người, chiếm 25,77% so với dân số toàn thành phố. + Thành phần dân số khác là 1841 người (lực lượng vũ trang...) chiếm 2.04% - Phân bố dân số: Tổng dân số toàn thành phố được phân bố trên 15 đơn vị hành chính phường, xã. + Qui mô dân số các phường nội thành dao động trong khoảng 4,6 nghìn người đến trên 11 nghìn người, có 2 phường có qui mô dân số > 10.000 người, có 6 phường có qui mô dân số < 10.000 người. Phường Thái Bình và Thịnh Lang có qui mô dân số thấp, chỉ đạt trên dưới 5000 dân. + Qui mô dân số các xã dao động trong khoảng 1.144 đến 5.688 người, phần lớn các xã (4/7 xã) có qui mô dân số trong khoảng 3000 - 4000 người; hai xã có qui mô dân số thấp là Thái Thịnh và Hoà Bình, đặc biệt xã Thái Thịnh qui mô dân số chỉ đạt 1.144 người, 1 xã mở rộng theo QĐ31/NQ-CP là Trung Minh - có dân số cao nhất 5.688 người (xem chi tiết bảng). Bảng 2-1.Dân số, mật độ dân số phân theo Phường, Xã. TT Tên phường, xã Diện tích tự nhiên (ha) Dân số 2009 Mật độ dân số (ng/km2) I Các phường nội thành 3.590,49 65.006 1.811 1 Phường Phương Lâm 339,64 10.419 3.068 2 Phường Đồng Tiến 233,33 11.223 4.810 3 Phường Chăm Mát 308,00 7.648 2.483 36 4 Phường Tân Thịnh 416,36 9.855 2.367 5 Phường Tân Hoà 466,11 6.110 1.311 6 Phường Hữu Nghị 343,78 9.424 2.741 7 Phường Thái Bình 1.176,20 5.692 484 8 Phường Thịnh Lang 307,07 4.635 1.509 II Các xã ngoại thành 9.685,29 17.513 181 1 Xã Yên Mông 2.499,49 3.306 132 2 Xã Hoà Bình 2.151,45 2.143 100 3 Xã Thống Nhất 1.570,03 3.213 205 4 Xã Dân Chủ 816,00 3.674 450 5 Xã Sủ Ngòi 934,72 4.033 431 6 Xã Thái Thịnh 1.713,60 1.144 67 III Phần mở rộng 1.508,23 5.688 377 7 Xã Trung Minh (huyện Kỳ Sơn) 1.508,23 5.688 377 IV Lực lượng vũ trang 1.841 Toàn thành phố 14.784,01 90.048 609 Nguồn: Số liệu phòng thống kê, phòng tài nguyên và môi trường TP Hoà Bình năm 2010 - Mật độ dân số: Mật độ dân số trung bình toàn thành phố 609 người/km2 là thấp và hiện tại phân bố không đều. Mật độ dân số trung bình khu vực nội thành đạt 1.8118 người/km2, phân loại các phường theo mật độ dân số như sau: Phường có mật độ dân số trên 4000 người/km2, có 1 phường Đồng Tiến. 37 Phường có mật độ dân số từ 3000 - < 4000 người/km2, có 1 phường Phương Lâm. Phường có mật độ dân số từ 2000 - < 3000 người/km2, có 3 phường Chăm Mát, Tân Thịnh và Hữu Nghị. Phường có mật độ dân số từ 1000 - < 2000 người/km2, có 2 phường Tân Hòa và Thịnh Lang. Phường có mật độ dân số < 1000 người/km2, có 1 phường Thái Bình. Bảng 2-2. Tổng hợp mật độ dân số phân theo Phường Mật độ dân số TT (người/km2) Số phường Tổng dân số (người) Tỷ lệ so dân số nội thành (%) 1 Mật độ > 4000,0 1 11,223 17.26 2 Từ 3000 - < 4000,0 1 10,419 16.03 3 Từ 2000 - < 3000,0 3 26,927 41.42 4 Từ 1000 - < 2000,0 2 10,747 16.53 5 Mật độ < 1000,0 1 5,692 8.76 - Qua biểu trên có thể thấy dân số nội thành phần lớn định cư trong khu vực có mật độ dân số trung bình, khu vực mật độ dân số dao động trong khoảng từ 2000 - < 3000,0 người/km2 - Cơ cấu dân số: + Dân tộc: Dân số sinh sống trong thành phố có nhiều dân tộc khác nhau song chủ yếu là dân tộc Kinh và dân tộc Mường. 38 + Giới tính: (Không kể lực lực lượng vũ trang) + Phân theo giới tính: Nam chiếm 48,79% so với tổng số; nữ chiếm 51,21% so với tổng số. Như vậy tỷ lệ chênh lệch nữ hơn nam là 2,43%. - Tăng trưởng dân số: Tỷ lệ tăng dân số trung bình của thành phố Hoà Bình từ năm 2003 tới 2009 đạt 1,79%. Tăng tự nhiên 0,780%, tăng cơ học 1,1%. Nhìn chung biến động dân số trong các năm gần đây không lớn, tương đối ổn định, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên và tăng cơ học chưa có gì biến động đột biến lớn. - Dân số đô thị và tỷ lệ đô thị hóa: Thành phố Hoà Bình là đô thị loại III, giữ vai trò là trung tâm hành chính, kinh tế, văn hoá của tỉnh Hoà Bình; theo quy hoạch xây dựng vùng thủ đô Hà Nội thì thành phố Hoà Bình còn giữ vai trò là trung tâm khu vực của vùng, là đô thị cửa ngõ của vùng Tây Bắc, là đô thị cầu nối các hoạt động kinh tế,văn hoá, khoa học kỹ thuật... giữa vùng Tây Bắc với Thủ đô Hà Nội, vùng đồng bằng sông Hồng, vùng thủ đô Hà Nội và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, tuy nhiên quy mô dân số đô thị của thành phố Hoà Bình còn khiêm tốn: 65.006 người. Biểu đồ 2 -1. Tỷ lệ đô thị hoá thành phố Hoà Bình năm 2009 39 Biểu đồ 2-2. Dân số thành phố Hoà Bình từ 2001 đến 2009 70000 75000 80000 85000 90000 95000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 79249 79916 80955 82240 84019 85575 93139 93819 90048 D©n s« (ng) Nguồn: niên giám thống kê Hoà Bình 2009 và số liệu dân số do phòng TKê thành phố cấp. * Lao động Tổng số lao động làm việc trong các ngành kinh tế có khoảng 58.265 người, lao động phân theo các ngành kinh tế như sau: - Khu vực I (Nông, Lâm, Ngư nghiệp): 18528 người, chiếm 31,8% so với tổng số. - Khu vực II (Công nghiệp +Xây dựng): 15143 người, chiếm 25,99% so với tổng số. - Khu vực III (Thương mại, dịch vụ): 24594 người, chiếm 42,21% so với tổng số. Như vậy lao động khu vực sản xuất phi nông nghiệp chiếm 68,2% so với tổng số. 2.2.2.2 Tình hình sử dụng đất đai: * Thống kê hịên trạng sử dụng đất Tổng diện tích đất tự nhiên toàn thành phố Hòa Bình là 14.784,01 ha. Phân loại đất cụ thể như sau: 40 Bảng 2-3. Thống kế tình hình sử dụng đất đai TT Danh mục Diện tích (ha) Tổng diện tích 14784.01 A Đất đã sử dụng 12953.04 1 Đất nông nghiệp 1639.21 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 1413.96 a Đất trồng cây hàng năm 808.93 Đất trồng lúa 609.81 Đất trồng cây khác 199.12 b Đất trồng cây lâu năm 605.03 1.2 Đất nuôi trồng thuỷ sản 223.59 1.3 Đất nông nghiệp khác 1.66 2 Đất lâm nghiệp 7926.3 3 Đất chuyên dùng 2658.56 3.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 163.59 3.2 Đất quốc phòng 84.75 3.3 Đất an ninh 12.48 3.4 Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 131.08 Đất công nghiệp Đất cơ sở sản xuất kinh doanh 70.62 Đất khoáng sản 1.68 Đất SX VLXS, gốm sứ 58.78 3.5 Đất công cộng 921.64 Đất giao thông 687.66 Đất thuỷ lợi 97.49 Đất công trình năng lượng 11.98 41 TT Danh mục Diện tích (ha) Đất công trình bưu chính viễn thông 0.38 Đất cơ sở văn hoá 9.56 Đất cơ sở y tế 8.42 Đất cơ sở giáo dục đào tạo 51.95 Đất cơ sở TDTT 5.52 Đất chợ 2.85 Đất có di tích, danh thắng 15.47 Đất bãi thải, xử lý chất thải 30.36 3.6 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 4.04 3.7 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 53.85 3.8 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 1286.61 3.9 Đất chuyên dùng khác 0.52 4 Đất ở 728.97 4.1 Đất ở đô thị 357.93 4.2 Đất ở nông thôn 371.04 II Đất chưa sử dụng 1830.97 1 Đất bằng chưa sử dụng 110.96 2 Đất đồi núi chưa sử dụng 1543.08 3 Núi đá không có rừng cây 176.93 Nguồn: kết quả thống kê đất năm 2009. * Đánh giá đất xây dựng: Tổng diện tích toàn khu vực nghiên cứu khoảng 14.784,01 ha; toàn bộ quĩ đất được đánh giá, phân thành các loại đất cơ bản sau đây: - Đất loại I: + Đất đã xây dựng 3236 ha chiếm 21.89% tổng diện tích đất (kể cả đất quốc phòng) 42 + Đất xây dựng thuận lợi có độ dốc i ≤ 10% và không bị ngập úng khoảng 195ha chiếm 1.32%. - Đất loại II: + Đất xây dựng ít thuận lợi do độ dốc 10% ≤ i ≤ 25% diện tích khoảng 113ha chiếm 0.76%. + Đất xây dựng ít thuận lợi do ngập h ≤ 1m diện tích khoảng 207ha chiếm 1.40%. - Đất loại III: + Đất xây dựng không thuân lợi do độ dốc i > 25% diện tích khoảng 10203.35ha chiếm 69.01%. + Đất xây dựng không thuân lợi do ngập h > 1m diện tích khoảng 714ha chiếm 4.83%. - Đất loại IV: + Đất không được phép xây dựng bao gồm các khu vực ven sông,ven suối, ven sườn dốc, ven các hồ, ven đê có đập diện tích khoảng 115,65 ha chiếm 0,78%. 2.2.2.3 Cơ sở kinh tế- hạ tầng xã hội. * Tình hình phát triển kinh tế xã hội chung toàn Tỉnh. Thành phố Hòa Bình là đơn vị hành chính kinh tế lớn quan trọng của tỉnh Hòa Bình, sự phát triển của tỉnh có sự đóng góp lớn của thành phố Hòa Bình. Điểm xuất phát của nền kinh tế của tỉnh còn thấp, tỷ lệ sản xuất hàng hóa chưa cao, nông lâm ngư nghiệp có tỷ trọng lớn. Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất và xã hội còn thiếu về số lượng chưa đảm bảo về chất lượng, hạn chế trong việc thu hút đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh và phục vụ đời sống nhân dân. Trình độ dân trí còn thấp nhất là khu vực miền 43 núi và nhiều nơi phong tục tập quán còn lạc hậu, tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp hạn chế khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ. Giá trị sản xuất 15.938.186trđ 2008; cơ cấu GDP : Nông lâm nghiệp 28% (2008); công nghiệp vật liệu xây dựng đạt 48,98% (2008); dịch vụ đạt 21,44% (2008). Tốc độ tăng trưởng: 2005-2008: Nông lâm nghiệp 5,16%; CNXD 5,16%; dịch vụ 13,27%. * Tình hình phát triển kinh tế- xã hội thành phố Hòa Bình. Tốc dộ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm giai đoạn 1996-2000 là 7,5% nhưng giai đoạn 2001- 2005 là 14,29%, năm 2008 là 13,49%, năm 2010 đạt 13,52%. Cơ cấu kinh tế năm 2010 về dịch vụ là 54%, công nghiệp- xây dựng là 33% và nông lâm - thủy sản là 12,5%. Cơ cấu kinh tế trên địa bàn thành phố tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành dịch vụ, công nghiệp xây dựng, giảm tỷ trọng ngành nông lâm thủy sản. Tổng sản lượng lương thực cây có hạt đạt 5.974,2 tấn. Tổng thu ngân sách nhà nước đạt 115,635 tỷ dồng. Thu nhập bình quân đầu người năm 2000 là 3,7triêụ đồng/người/năm, 2005 đạt 9,2triệu đồng/người/năm, năm 2008 đạt 14,18triệuđồng/người/năm; năm 2010 đạt 21,2 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo kết quả sơ bộ theo tiêu chí mới giai đọan 2010-2015 là 2,46%. Giải quyết việc làm cho 2500 lao động của thành phố. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2010 đạt 13,52% 2.2.2.4 Hiện trạng phát triển các ngành * Công nghiệp, xây dựng Sản xuất công nghiệp- TTCN của thành phố gặp nhiều khó khăn trong năm 2010 do tình hình thời tiết, nguồn cung ứng địên năng thiếu đã tác động trực tiếp đến sản xuất. Thành phố đã tạo mọi điều kiện để duy trì và phát triển 44 sản xuất, chỉ đạo các cơ sở chủ động trong kế hoạch nên sản xuất vẫn tăng trưởng khá. Giá trị sản xuất năm 2010 thực tế đạt 1.135,3 tỷ đồng. Giá trị sản xuất ngành xây dựng đạt 514,8 tỷ đồng. - Ngoài Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, công nghiệp trên địa bàn thành phố Hoà Bình còn rất hạn chế. KCN Bờ Trái sông Đà được QHXD tuy nhiên tới nay việc thu hút đầu tư còn hạn chế. - Theo thống kê, số cơ sở sản xuất công nghiệp, TTCN trên địa bàn thành phố có 987 cơ sở với qui mô nhỏ cả về diện tích mặt bằng sản xuất cũng như qui mô công nhân, qui mô sản xuất... Năm 2007 giá trị sản xuất (theo giá hiện hành) đạt khoảng 296,5 tỷ đồng. Công tác khuyến khích phát triển TTCN được quan tâm nhiều, hỗ trợ hàng chục dự án tạo việc làm cho hàng trăm lao động. Mở rộng phát triển nhiều ở các phường Phương Lâm, Đồng Tiến, Chăm Mát với nhiều mô hình và ngành nghề phù hợp địa phương, sản xuất chủ yếu là chế biến lâm sản nông sản thực phẩm, may mặc, thêu ren, mây tre đan... * Nông lâm thủy sản Diện tích đất nông nghiệp dần bị thu hẹp phục vụ mục tiêu phát triển của thành phố, tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp thủy sản có xu hướng giảm trong cơ cấu ngành kinh tế. - Tiếp tục chuyển biến theo hướng sản xuất hàng hóa, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ đưa năng suất lên 53,34 tạ/ha/vụ. Giá trị sản xuất đạt 924trđ/1ha canh tác tuy chưa cao nhưng đang trên đà phát triển. - Tổng diện tích gieo trồng của Thành phố năm 2010 đạt 2.260,84 ha. Tổng sản lượng lương thực cây có hạt đạt 5974,2 tấn, sản lượng rau, quả các loại (kể cả vụ đông) đạt 5.990 tấn. Chăn nuôi được quan tâm chỉ đạo theo hướng nâng cao chất lượng; phát triển đa dạng loại hình chăn nuôi, trong đó chú trọng phát triển chăn nuôi 45 công nghiệp, trang trại; quan tâm cải tạo đàn gia súc, đi đôi với việc đẩy mạnh công tác tiêm phòng, tăng cường kiểm tra kiểm soát, phòng chống dịch bệnh. Nhờ đó tình hình chăn nuôi phát triển ổn định, công tác quản lý giết mổ tập trung được tăng cường, đảm bảo vệ sinh. Nhiều hộ gia đình nuôi trồng thủy sản; sản lượng cá năm 2010 đạt 522,5 tấn, tăng 2,14% so với năm 2009. Về gia súc cũng có 1938 trâu, 2403 bò, 14077 lợn.. - Trồng trên 2000 ha rừng nâng độ che phủ từ 34% lên 50% (2005). Riêng năm 2010 thành phố đã trồng mới thêm 212,5ha rừng. * Thương mại, dịch vụ Nhìn chung hoạt động thương mại, dịch vụ phát triển khá, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế (54%). Một số trung tâm thương mại, siêu thị năm 2010 đã được các doanh nghiệp đầu tư và đưa vào hoạt động. Đối với các chợ của thành phố từng bước chuyển dịch theo hướng chuyển giao cho các Doanh nghiệp kinh doanh và khai thác. Tổng bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2010 đạt 1537,1 tỷ đồng. Số cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ, khách sạn, nhà hàng và du lịch khoảng trên 4652 hộ kinh doanh cá thể và 151 doanh nghiệp. - Thành phố có hệ thống chợ, các khu phố hoạt động thương mại sôi động khắp nơi, tuy nhiên qui mô chợ còn nhỏ, có tính chất chợ tạm. - Doanh thu từ du lịch khoảng trên 12,0 tỷ đồng; tổng số lượt khách đến thành phố Hoà Bình khoảng trên 150.000,0 lượt khách, trong đó khách Quốc tế khoảng trên 26.000,0 lượt khách. - Thành phố có trên 10 khách sạn, nhà khách và nhà trọ; tổng số phòng khách khoảng 400 phòng, chất lượng khách sạn chưa cao, đạt tiêu chuẩn cao nhất là 2 sao, còn lại loại 1 sao và chưa đạt tiêu chuẩn xếp loại, một số khách sạn tiêu biểu như: khách sạn Hòa Bình, Đồng Lợi, Phú Gia, Tháp Vàng... 46 - Điểm du lịch chính thu hút khách du lịch hiện nay tại thành phố Hoà Bình là quần thể công trình Nhà máy Thủy điện Hoà Bình bao gồm khu hầm đặt các tổ máy và thiết bị; khu tượng đài Hồ Chủ Tịch trên núi; khu đài lưu niệm các công nhân xây dựng đã hy sinh ... 2.2.2.5 Tình hình xây dựng nhà ở và cơ sở hạ tầng xã hội khác * Các công trình hành chính: Trên phạm vi thành phố có các cơ quan hành chính phân 3 cấp: - Các cơ quan hành chính, đoàn thể cấp Tỉnh: Trụ sở UBND tỉnh, Tỉnh uỷ nằm trên đồi thuộc phường Phương Lâm, trụ sở các sở ban ngành thuộc tỉnh phần lớn nằm trên trục đường Trần Hưng Đạo. Phần lớn trụ sở các sở được đầu tư cải tạo, xây dựng mới, trừ một số cơ sở liên cơ, phần lớn theo mô hình mỗi cơ quan một khuôn viên riêng biệt. - Trụ sở UBND thành phố hiện tại nằm trên bờ phải thuộc phường Phương Lâm, hầu hết các phòng, ban thuộc UBND thành phố đều tập trung trong một khuôn viên. - Trụ sở UBND các phường, xã bảo đảm diện tích mặt bằng và chất lượng công trình. Các trụ sở xây dựng kiên cố, kiến trúc đẹp hiện đại tạo bộ mặt cho Thành phố. Trụ sở các cơ quan khác của Tỉnh, thành phố như: tòa án, các phòng giáo dục, văn hóa, ngân hàng, chi cục thuế, kho bạc, bảo hiểm, bưu điện phân bố rải rác trên các trục chính và nằm chủ yếu bên Bờ Phải. Đài truyền hình Cơ quan, sở ban ngành 47 * Các công trình giáo dục: + Giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông. - Cơ sở vật chất cho ngành giáo dục thường xuyên được quan tâm đầu tư, từng bước đáp ứng yêu cầu dạy và học trong toàn thành phố. - Năm học 2008 - 2009 toàn thành phố có: + Mẫu giáo có 17 trường, 179 lớp với 4.240 cháu, trung bình gần 24 cháu/lớp. + Tiểu học có 17 trường, 207 phòng học, 186 lớp với 5.092 học sinh, bình quân gần 28 HS/lớp. + Trung học cơ sở: có 16 trường, 170 phòng học, 145 lớp, 4633 HS, bình quân 32 HS/lớp. + Phổ thông trung học: 6 trường, 168 phòng học, 122lớp, 4.684 học sinh, bình quân 39 HS/lớp. - Tiếp tục hoàn thiện và đưa vào sử dụng 48 phòng học kiên cố. Đến năm 2010 toàn thành phố có 519 phòng học trong đó có 435 phòng học kiên cố, 84 phòng học bán kiên cố. toàn thành phố có 20 trường học đạt chuẩn Quốc gia. + Giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề: - Trên địa bàn có 3 trường trung học chuyên nghiệp 3900 học sinh; 1 trường cao đẳng 665 học sinh và 2 trường công nhân kỹ thuật với 2000 học sinh. Trường tiểu học Trường THCS 48 * Các công trình văn hóa, TDTT: Có 3 nhà văn hóa thành phố và 18 nhà văn hóa phường xã. 1 thư viện tỉnh, 1 thư viện thành phố, 1 đơn vị nghệ thuật, 1 nhà hát, 2 đơn vị chiếu bóng, 40 câu lạc bộ TDTT cơ sở, 1 sân vận động thành phố, 2 nhà thi đấu, 2 bể bơi, 2 sân bóng đá, 1 sân quần vợt, 1 trường bắn. Cung văn hóa Tỉnh Nhà văn hóa T.P Sân vận động T.P * Các công trình y tế: Công tác y tế đã có chuyển biến rất tích cực trong những năm qua, tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác quản lý, bảo đảm quy định hành nghề y dược tư nhân và vệ sinh an toàn thực phẩm Củng cố tốt mạng lưới y tế cơ sở xã, phường. Có 2 bệnh viện tỉnh, 1 bệnh viện thành phố, 3 phòng khám đa khoa khu vực với 50 giường, 16 trạm y tế phường xã tổng số giường khoảng >350giường, đạt chỉ tiêu 1,8 bác sỹ trên vạn dân và 3,5 giường trên nghìn dân riêng của T.Phố (không kể bệnh viện tỉnh). Triển khai có kết quả phòng dịch, hoạt động bảo vệ bà mẹ trẻ em phát triển. 49 Bệnh viện Y học cổ truyền * Nhà ở: Tổng dịên tích nhà ở khu vực đô thị khoảng trên 1500.000m2, chất lượng và điều kiện nơi ở của nhà dân được cải thiện hơn trước, nhiều khu dân cư được cải tạo và xây dựng mới. Dịên tích nhà ở bình quân đạt 19,6m2 sàn/người. Tỷ lệ nhà kiên cố so tổng quỹ nhà 70%, trong đó 50% là nhà kiên cố xây dựng mới hịên đại, 20% được nâng cấp cải tạo. Nhà dân tự xây Các công trình công cộng cũng được cải thiện nhiều, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt ngày càng cao của nhân dân. Đất dành cho xây dựng dân dụng là ~ 737.25 ha đạt bình quân 80m2/người. Đất công cộng cấp thành phố, khu ở là 26,73ha bình quân 3,8m2/người và cấp đô thị ~ 186,5 ha bình quân 4m2/người. 50 Bảng 2-4.Phân bổ số lượng nhà Tỷ lệ % Loại nhà ở TT Khu vực Tổng số Kiên cố, khép kín Kiên cố, không khép kín Bán kiên cố Nhà tạm & khác 1 Khu vực đô thị 100,00 43,81 19,05 33,33 3,81 2 Khu vực nông thôn 100,00 3,01-9,40 20,65-24,26 39,70- 58,28 3,70-18.06 Nguồn: Kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình do cục thống kê Hoà Bình. 2.2.2.6 . Đặc điểm tự nhiên và nổi trội về kiến trúc cảnh quan. - Toàn bộ không gian đô thị phân bổ ở thung lũng vùng núi dưới chân đập hồ Hòa Bình, nằm 2 phía bờ sông Đà, liên hệ với bên ngoài chủ yếu thông qua QL 6. Bờ Phải thung lũng bằng phẳng cao độ ≥ 24m, có đỉnh núi cao tới 194,5m. Bờ Trái thung lũng cũng tương đối bằng phẳng cao độ ≥ 21m, độ dốc 3-10%. Vùng xung quanh là những dãy núi cao thuộc Đà Bắc, Kỳ Sơn, Cao Phong có đỉnh núi cao từ 200- 400m. Ngoài đồng bằng, đồi núi cao còn có cả hệ thống mặt nước như sông Đà, hồ Hòa Bình với nhiều đảo nhỏ, đầm Quỳnh Lâm, các ngòi Chăm, ngòi Dong, hồ Dè Thịnh Minh gắn bó vùng sinh thái cây nông nghiệp, lâm nghiệp tạo phong cảnh rất hữu tình. Nhìn chung điều kiện tự nhiên, địa hình, địa mạo, sinh thái rất thuận lợi cho việc tạo bố cục kiến trúc cảnh quan đô thị sinh động hấp dẫn. 51 - Hiện trạng đất xây dựng chủ yếu mới tập trung ven QL6, khu Bờ Phải kể cả khu vực Chăm Mát, Bờ Trái khu Thịnh Lang. Không gian đô thị còn phân tán rời rạc chưa thật gắn bó, khu ở chưa được cải tạo, khu xây dựng mới còn ít, tỷ lệ nhà kiên cố chưa cao, công trình trọng điểm làm điểm nhấn chưa có, các trung tâm lớn chưa hình thành vì vậy chưa tạo được ấn tượng mạnh khi tới thăm thành phố. Việc sử dụng đất phát triển đô thị không thể không sử dụng một số ít đất ruộng canh tác để hoàn chỉnh các khu chức năng và tạo sự gắn bó; mặt khác cũng sẽ phải khai thác các sườn dốc cao hơn để tạo đặc trưng xây dựng của thành phố. Hình thành các không gian chức năng, các hệ trung tâm hợp lý sẽ tạo được các trục không gian cảnh quan, các điểm nhấn, tầm nhìn đẹp cho mọi góc cạnh đô thị, và đây chính là đầu bài cho thiết kế đô thị phải thực hiện. - Yếu tố văn hóa. Các vùng cảnh quan, di tích lịch sử văn hóa, cách mạng, các vùng sinh thái mặt nước, hang động có trong thành phố và phụ cận sẽ làm tăng tính hấp dẫn khai thác về mặt du lịch. Di sản văn hóa làm phong phú tăng thêm ý tưởng tổ chức không gian, bố cục kiến trúc và thiết kế đô thị. Nằm rải rác tại khu Chăm Mát, Sủ Ngòi... là các bản làng mang nét truyền thống văn hóa Mường với kiến trúc nhà sàn. Đặc biệt làng vẫn giữ được tục uống rượu cần, một số điệu múa, lời ca Mường, nghệ thuật cồng chiêng... nhưng chỉ thể hiện trong ngày đại lễ. Nhà sàn Dân tộc Mường 52 2.3 Phân tích công tác quản lý quy hoạch xây dựng đô thị tại thành phố Hoà Bình 2.3.1Đánh giá khái quát công tác quản lý quy hoạch xây dựng đô thị tại thành phố Hoà Bình 2.3.3.1 Kết quả quản lý quy hoạch đô thị Trong những năm qua, công tác quản lý quy hoạch xây dựng tại thành phố Hoà Bình cơ bản đã được chính quyền các cấp quan tâm. Tính pháp lý của các đồ án quy hoạch xây dựng đô thị đã phê duyệt được khẳng định thông qua việc công bố công khai các đồ án quy hoạch kèm theo việc ban hành các Điều lệ quản lý quy hoạch xây dựng đô thị. Phương pháp thiết kế quy hoạch xây dựng đã được đổi mới, đặc biệt là phương pháp lập đồ án quy hoạch chi tiết. Tuy nhiên việc nghiên cứu bố cục không gian, các biện pháp về kiến trúc cảnh quan, báo cáo đánh giá tác động môi trường và kinh tế đô thị nhìn chung vẫn chưa được coi trọng và thiếu sự lồng ghép hợp lý trong nội dung các đồ án quy hoạch xây dựng đô thị, giữa đồ án quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết, giữa quy hoạch sau và quy hoạch đã duyệt. Chuyên ngành thiết kế đô thị mới được hình thành còn nhiều bất cập. Nhiều phương pháp quy hoạch đô thị mới như: quy hoạch chiến lược; quy hoạch có sự tham dự của dân cư; quy hoạch ngắn hạn chưa được nghiên cứu áp dụng. Các đồ án quy hoạch xây dựng đô thị trước khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đã được tổ chức lấy ý kiến của các tổ chức cá nhân có liên quan và được HĐND cung cấp thông qua. Việc lấy ý kiến nhân dân trong quá trình lập, xét duyệt quy hoạch xây dựng đô thị bước đầu đã được coi trọng và có tác dụng thiết thực. Chính quyền đô thị đã ý thức Quy hoạch xây dựng đô thị là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của quản lý nhà nước nhằm cụ thể hóa đường lối của Đảng và Nhà nước, thể hiện nguyện vọng chính đáng của nhân dân, là 53 công cụ điều tiết vĩ mô trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước định hướng xã hội chủ nghĩa, làm cơ sở để thu hút các nguồn vốn đầu tư xây dựng đô thị. Vị trí vai trò của quy hoạch xây dựng đô thị đã được chính quyền thành phố, các sở ban ngành liên quan nhận thức đúng. Luật Quy hoạch đô thị đã khẳng định “đồ án quy hoạch xây dựng đô thị được duyệt là cơ sở pháp lý để quản lý đô thị; tiến hành công tác đầu tư xây dựng lập kế hoạch cải tạo, xây dựng đô thị hàng năm, ngắn hạn và dài hạn thuộc các ngành và địa phương” Trình tự thủ tục lập quy hoạch xây dựng đô thị trước đây rất phiền hà, ít tác dụng thiết thực, gồm 5 loại đồ án với nhiều bản vẽ là: Luận chứng kinh tế kỹ thuật; tổng mặt bằng; quy hoạch xây dựng đợt đầu; quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/1000 đến 1/2000 và đồ án xây dựng tỷ lệ 1/500, nay đã được cải tiến rút gọn lại chỉ còn 3 loại đồ án là quy hoạch chung, quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết. Việc lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch đô thị tại thành phố hiện nay cơ bản tốt, đã tuân thủ theo trình tự quy định : - Lập nhiệm vụ quy hoạch đô thị; - Thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch đô thị; - Lập đồ án quy hoạch đô thị; - Thẩm định và phê duyệt đồ án quy hoạch đô thị. Việc lấy ý kiến nhân

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf000000273639_9471_1951547.pdf
Tài liệu liên quan