Luận văn Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của trung tâm quy hoạch kiến trúc - Viện quy hoạch và thiết kế xây dựng Quảng Ninh

LỜI CAM ĐOAN . i

LỜI CẢM ƠN. ii

MỤC LỤC. iii

DANH MỤC BẢNG. vi

LỜI MỞ ĐẦU. 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA

DOANH NGHIỆP . 2

1.1 CẠNH TRANH VÀ TÍNH TẤT YẾU CỦA CẠNH TRANH TRONG

NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG . 2

1.1.1 Khái niệm cạnh tranh. 2

1.1.2 Phân loại cạnh tranh. 4

1.1.3 Vai trò của cạnh tranh. 6

1.1.4. Chức năng của cạnh tranh . 7

1.1.5 Tính tất yếu của sự cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường . 7

1.2 LÝ THUYẾT VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH . 9

1.2.1 Khái niệm về năng lực cạnh tranh . 9

1.2.2 Các cấp độ năng lực cạnh tranh . 10

1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp . 14

1.2.4 Một số công cụ sử dụng trong cạnh tranh. 16

1.2.5 Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh. 22

1.3 MỘT SỐ MÔ HÌNH PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN

NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP . 23

1.3.1 Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter. 23

1.3.2 Mô hình PEST - môi trường vĩ mô . 27

1.4 PHƯƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU PHỤC VỤ NGHIÊN CỨU NGHIÊN

CỨU . 31

1.4.1.Quy trình nghiên cứu. 31

pdf101 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 597 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của trung tâm quy hoạch kiến trúc - Viện quy hoạch và thiết kế xây dựng Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
+ So sánh có điều chỉnh: (có liên hệ với chỉ tiêu khác) ∆X’ = X1 - X0’ X0’ là trị số gốc đã điều chỉnh trong mối liên hệ với chỉ tiêu Y nào đó X0’ = X0 * (Y1/Y0) Khi X là chỉ tiêu đầu ra của kinh doanh, ta điều chỉnh trong mối liên hệ với Y là chỉ tiêu đầu vào ∆X’<0 là tốt. Khi X là chỉ tiêu đầu vào của kinh doanh, ta điều chỉnh trong mối liên hệ với Y là chỉ tiêu đầu ra ∆X’>0 là tốt. Một số chỉ tiêu đầu vào: Số lượng lao động, số lượng máy móc thiết bị, chi phí sản xuất, chi phí quảng cáo Một số chỉ tiêu đầu ra: Giá trị sản xuất, số lượng sản phẩm sản xuất, doanh thu, lợi nhuận, sản lượng sản phẩm tiêu thụ Nhận xét: Mục đích sử dụng phương pháp so sánh để đánh giá xu hướng, cho phép so sánh chuẩn để nhận dạng vị trí, hiện trạng cạnh tranh của doanh nghiệp, đơn vị kinh tế nghiên cứu. So sánh để định vị vấn đề, mức độ đáp ứng chuẩn. - Phương pháp phân tích chi tiết Là phương pháp chia nhỏ các hiện tượng để phân tích sâu và hiểu được bản chất của hiện tượng, quá trình kinh doanh. Phương pháp phân tích chi tiết được phân loại như sau: 34 + Chi tiết theo các bộ phận cấu thành . + Chi tiết theo thời gian. + Chi tiết theo địa điểm. Nhận xét: Phương pháp phân tích chi tiết cho phép đánh giá những tác động riêng biệt của các chỉ tiêu có quan hệ với nhau. Phương pháp này cho phép tìm kiếm nguyên nhân của vấn đề cần xem xét. - Phương pháp điều tra Là phương pháp cơ bản để có được các thông tin về đối thủ, về thị trường, về các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô, môi trường vi mô vv. Điều tra cho phép có được các thông tin cần thiết để thực hiện việc đánh giá, so sánh, định vị vị thế của doanh nghiệp đồng thời cung cấp các thông tin cần thiết trong mục tiêu xây dựng các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh phù hợp. 1.4.3 Thu thập dữ liệu. 1.4.3.1 Dữ liệu thứ cấp: Thu thập các số liệu báo cáo của các phòng, ban trong trung tâm và viện về các nội dung liên quan như: doanh thu của trung tâm trong từng năm trong giai đoạn 2010 - 2012; số lượng hợp đồng trung tâm thực hiện được trong giai đoạn này; Thị phần công tytất cả nhằm phục vụ cho công tác đánh giá, nhận định thực trạng năng lực cạnh tranh của đơn vị trong giai đoạn 2010 - 2012. Thu thập các số liệu về doanh thu, thị phần của các đối thủ cạnh tranh với trung tâmThu thập số liệu về tình hình kinh tế, xã hội của Việt Nam, của Quảng Ninhđể làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Trung tâm. 1.4.3.2 Dữ liệu sơ cấp: Thu thập qua 2 cách: - Quan sát và tìm hiểu thực tế để đánh giá về năng lực cạnh tranh của Trung tâm; - Điều tra bằng bảng hỏi: Sử dụng bảng hỏi với các khách hàng thường xuyên có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn quy hoạch kiến trúc trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh để xác định sự nhận biết của khách hàng đối với thương hiệu hay uy tín của Trung tâm. 35 1.4.3.3 Xử lý số liệu thu thập: - Dùng phần mềm Exel để xử lý các số liệu thu thập được bằng bảng hỏi. - Phân tích số liệu: Các số liệu thu thập được phân tích trên cơ sở tổng hợp một số các phương pháp như thống kê mô tả, phương pháp so sánh...trong đó: Phương pháp so sánh được lựa chọn để trên cơ sở xác định xu hướng và mức phát triển của chỉ tiêu phân tích của năm trước để so với năm sau ví dụ như các chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận,qua đó đưa ra các đánh giá. Trên cơ sở các thông tin có được theo dạng tổng hợp hay chi tiết, luận văn sẽ đi sâu vào phân tích theo từng yếu tố, từng khía cạnh của vấn đề nghiên cứu qua đó làm rõ hơn các vấn đề luận văn nghiên cứu và đề cập. 36 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TRUNG TÂM QUY HOẠCH KIẾN TRÚC - VIỆN QUY HOẠCH VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG QUẢNG NINH 2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TRUNG TÂM QUY HOẠCH KIẾN TRÚC - VIỆN QUY HOẠCH VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG QUẢNG NINH 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Trung tâm Quy hoạch kiến trúc Quảng Ninh trực thuộc Viện Quy hoạch và Thiết kế xây dựng Quảng Ninh. Căn cứ vào Quyết định số 2368 QĐ/UBND ngày 31/07/2009 của UBND Tỉnh Quảng Ninh trên cơ sở sáp nhập 2 đơn vị: Trung tâm Quy hoạch Đô thị và Nông thôn và Trung tâm Tư vấn và Kiểm định chất lượng công trình xây dựng Quảng Ninh. - Tên gọi: Trung tâm Quy hoạch kiến trúc - Địa chỉ: Ngõ 3 Phố Hải Thịnh - Phường Hồng Hải - TP Hạ Long - Tỉnh Quảng Ninh - Điện thoại: 033.3696688 - Fax: 033.3837483 - Mã số thuế: 5700287452 - Tài khoản Ngân hàng đầu tư và Phát triển Quảng Ninh: 44010000000991 - Người đại diện: Ông Nguyễn Tất Thành- Chức danh: Viện Trưởng. - Giám đốc Trung tâm Quy hoạch kiến trúc: Ông: Lương Tiến Cường 2.1.2 Cơ cấu tổ chức. 37 Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của trung tâm (Nguồn: Sở xây dựng Quảng Ninh) - Giám đốc: đại diện cho Trung tâm và chỉ đạo mọi hoạt động của Trung tâm trên cơ sở phù hợp với quy định, nội quy của Viện quy hoạch và thiết kế xây dựng Quảng Ninh. 2.1.3 Chức năng nhiệm vụ: + Tư vấn lập quy hoạch vùng, quy hoạch chung xây dựng đô thị, quy hoạch các điểm dân cư nông thôn, quy hoạch lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật, thiết kế đô thị, tư vấn lập đề án nâng cấp đô thị, lập quy hoạch chi tiết xây dựng các đô thị, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, điểm dân cư nông thôn và các quy hoạch xây dựng khác trên địa bàn theo kế hoạch của Uỷ ban nhân dân tỉnh hoặc theo yêu cầu của các địa phương, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh. + Nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong và ngoài nước về kiến trúc quy hoạch xây dựng môi trường, cảnh quan để áp dụng vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể của địa phương. + Xây dựng kế hoạch dài hạn, ngắn hạn, quy hoạch tổng thể đô thị, nông thôn trên địa bàn Tỉnh thông qua Sở xây dựng trình Uỷ ban nhân dân Tỉnh và Bộ xây dựng phê duyệt. + Giúp Sở Xây dựng và Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện một số nội dung quản lý nhà nước về công tác quy hoạch thuộc lĩnh vực ngành khi được cấp thẩm quyền giao. + Thiết kế công trình hạ tầng kỹ thuật gồm: Điện, cấp nước, thoát nước ngoài nhà, thiết kế san nền, giao thông đô thị và nông thôn . Giám đốc Phòng quy hoạch 1 Phòng quy hoạch 2 Phòng hạ tầng kỹ thuật 38 + Tổ chức thi, tuyển chọn các phương án quy hoạch, thiết kế. + Lập hồ sơ mời thầu, tư vấn đấu thầu về thiết kế xây dựng các công trình dân dụng công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật. + Tư vấn lập dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật thi công, tổng dự toán các công trình xây dựng. 2.1.4 Đặc điểm về sản xuất, cung cấp sản phẩm dịch vụ của Trung tâm * Đặc điểm cung cấp sản phẩm dịch vụ của trung tâm: Trung tâm quy hoạch kiến trúc là đơn vị sự nghiệp khoa học công nghệ trong đó: - Hoạt động sự nghiệp là nghiên cứu khoa học về Quy hoạch xây dựng và Đô thị, phục vụ công tác quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng và tham gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ khoa học kĩ thuật về lĩnh vực quy hoạch đô thị và cảnh quan môi trường. Thông tin khoa học chuyên ngành, lưu giữ, biên soạn và phát hành tạp chí chuyên san quy hoạch xây dựng cho tỉnh nhà. - Hoạt động có thu là hoạt động dịch vụ tư vấn như: Lập dự án đầu tư xây dựng, Quy hoạch xây dựng, khảo sát đo đạc địa hình, quan trắc, kiểm tra đánh giá ô nhiễm môi trường * Quy trình sản xuất sản phẩm: Sản phẩm của trung tâm là sản phẩm thiết kế, và được trình bày phục vụ theo đơn đặt hàng và được công nhận hoàn chỉnh theo quy trình sau: Sơ đồ 2.2: Quy trình sản xuất sản phẩm của Trung tâm Hợp đồng Giao nhiệm vụ Kế hoạch chất lượng Hợp đồng khoán Triển khai Thông qua In hồ sơ Bàn giao Thanh lý hợp đồng Duyệt Không duyệt 39 (Nguồn: Phòng kế hoạch, Viện Quy hoạch và Thiết kế xây dựng Quảng Ninh) 2.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TRUNG TÂM QUY HOẠCH KIẾN TRÚC - VIỆN QUY HOẠCH VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2010 - 2012 2.2.1 Đặc điểm của hoạt động kinh doanh dịch vụ tư vấn quy hoạch kiến trúc * Đặc điểm về sản phẩm. Sản phẩm trong lĩnh vực tư vấn quy hoạch kiến trúc chính là những dịch vụ mà các nhà tư vấn cung cấp cho khách hàng. Sản phẩm của lĩnh vực này rất đa dạng và phong phú. Theo nhiều tài liệu nước ngoài thì danh mục chi tiết về dịch vụ tư vấn quy hoạch kiến trúc có tới trên 50 công việc khác nhau như: tư vấn về ý tưởng dự án, tư vấn về lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, tư vấn về thiết kế, thẩm tra thiết kế, bóc tiên lượng , lập dự toán, tư vấn về đấu thầu, xây lắp, mua sắm hàng hoá (vật tư, thiết bị), tuyển chọn tư vấn, tư vấn về pháp luật và hơp đồng xây dựng, về quản lý dự án, kiểm định chất lượng, quan sát thi công xây lắp, quản lý chi phí thực hiện dự án... và trong từng công việc thì mỗi khách hàng (chủ đầu tư) lại có yêu cầu riêng của mình về cùng cấp độ thực hiện đặt ra. Do vậy việc cung cấp sản phẩm (dịch vụ) dưới dạng trọn gói hay từng phần là tuỳ thuộc vào yêu cầu mà nhà đầu tư đặt ra. Tuy nhiên để có một sản phẩm tốt phù hợp với sự mong muốn của khách hàng thì cần phải chú ý đến các đặc điểm sau đây của sản phẩm: - Tính không hữu hiệu của sản phẩm: sản phẩm không nhìn thấy được không cầm nắm được do nó không tồn tại dưới dạng vật thể. - Sản phẩm không đồng nhất: tức là đầu ra của quá trình sản xuất dịch vụ tư vấn nói chung và tư vấn quy hoạch kiến trúc nói riêng là không kiểm soát được, nó tuỳ thuộc vào yêu cầu và đặc điểm của từng khách hàng cụ thể. - Tính liên tục, không tách rời: Các sản phẩm luôn gắn liền với quá trình cung cấp và hệ thống cung cấp, việc tiêu dùng sản phẩm song trùng với việc cung ứng dịch vụ. 40 - Có tính mau hỏng: sản phẩm không thể tích trữ và phải tiêu dùng trong một thời gian nhất định. * Đặc điểm về khách hàng Khách hàng của dịch vụ tư vấn quy hoạch kiến trúc thường là các chủ dự án đầu tư, người mà thực hiện việc đầu tư xây dựng công trình. Đó có thể là một cơ quan chức năng của chính phủ (trung ương, địa phương), là người đứng đầu một thực tế kinh doanh (hãng, công ty, xí nghiệp...) hay là một doanh nhân có ý định đầu tư. Hiện nay, cơ cấu khách hàng của Trung tâm gồm 3 nhóm cơ bản: - Khách hàng là các công ty hành chính nhà nước; - Khách hàng là các công ty trong nước; - Khách hàng là các tổ chức xã hội; - Khách hàng cá nhân; * Đặc điểm về cạnh tranh Theo thời gian, sự cạnh tranh trong lĩnh vực tư vấn quy hoạch kiến trúc ngày càng diễn ra mạnh mẽ, nhiều tổ chức tư vấn tuy đã hoạt động trong một thời gian khá dài với bề dày kinh nghiệm cũng đang ra sức nâng cao năng lực cạnh tranh của mình lên cao hơn nữa nhằm đối phó với sự thu hẹp của thị phần do việc ngày càng có nhiều công tư nhân gia nhập ngành. Sự cạnh tranh ngày càng sôi động đã dẫn tới vấn đề tất yếu đặt ra trước mắt cho các công ty tư vấn quy hoạch kiến trúc đó là phải đổi mới để tồn tại hoặc là chịu sự tụt hậu và đỗ vỡ. Để đứng vững trong cơ chế thị trường và bảo đảm sự tồn tại và phát triển bắt buộc các công ty tư vấn ngày nay phải tìm mọi cách để nỗ lực tăng cường sức cạnh tranh cho hoạt động kinh doanh của mình. Thông thường, hiện nay các công ty tư vấn cạnh tranh với nhau ở các mặt sau: - Hiện đại hoá trang thiết bị, phương tiện và công nghệ hành nghề. - Đa dạng hoá trong lĩnh vực kinh doanh. - Tăng cường các hoạt động Marketing để thu hút và duy trì khách hàng. Hiện tại, một số đối thủ cạnh tranh chính của Trung tâm là: - Viện quy hoạch đô thị và nông thôn - trực thuộc Bộ xây dựng; - Một số công ty hoạt động trong lĩnh vực tư vấn quy hoạch như: Công ty cổ 41 phần tập đoàn Đông Dương; công ty cổ phần tập đoàn Đại Dương; công ty cổ phần tư vấn quy hoạch và thiết kế xây dựng Quảng Ninh. 2.2.2 Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của trung tâm giai đoạn 2010 - 2012 2.2.2.1 Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của trung tâm a) Phân tích theo chỉ tiêu doanh thu và sản lượng của trung tâm Trong giai đoạn 2010 - 2012 trung tâm Quy hoạch kiến trúc - viện Quy hoạch và thiết kế Xây dựng Quảng Ninh đã tham gia các hợp đồng thỏa thuận, hợp đồng và hình thức chị định thầu hạn chế tổng cộng khoảng trên 160 hợp đồng lớn nhỏ. Trong số các hợp đồng mà Trung tâm đã tham gia tư vấn thì chủ yếu là những hợp đồng về tư vấn Quy hoạch Xây dựng và hợp đồng về lập dự án đầu tư, thiết kế hạ tầng các khu Đô thị. Trong đó thì các hợp đồng về Quy hoạch Xây dựng là chiếm ưu thế. Đặc điểm của các hợp đồng mà Trung tâm đã tham gia tư vấn là phần lớn các hợp đồng này đều có vị trí Xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Và chủ đầu tư là các cơ quan Nhà nước và các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và các tỉnh khác. Cụ thể doanh thu và số lượng hợp đồng mà trung tâm thực hiện được tính theo từng năm như sau: Bảng 2.1: Giá trị doanh thu của Trung tâm trong giai đoạn 2010 - 2012 (Đơn vị: triệu VND) 2011/2010 2012/2011 Tiêu chí 2010 2011 2012 Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Phòng QH1 2.552 3.811 4.878 1.259 49,3 1.067 27,9 Phòng QH2 3.658 4.652 5.726 994 27,1 1.074 23,1 Phòng HTKT 4.152 5.353 6.752 1.201 28,9 1.399 26,1 Tổng 10.362 13.816 17.356 3.454 33,3 3.540 25,6 (Nguồn: Phòng kế hoạch, Viện Quy hoạch và Thiết kế xây dựng Quảng Ninh) 42 Biểu đồ 2.1: Giá trị doanh thu của Trung tâm giai đoạn 2010 - 2012 (Nguồn: Phòng kế hoạch, Viện Quy hoạch và Thiết kế xây dựng Quảng Ninh) Doanh thu của trung tâm thu được có xu hướng tăng lên theo các năm trong giai đoạn. Theo đó năm 2010 doanh thu mà trung tâm đạt được là 10.362 triệu VND, năm 2011 tăng lên 13.816 triệu VND (tăng 33,3% so với năm 2010) và năm 2012 doanh thu này tiếp tục tăng lên mức 17.356 triệu VND (tăng 25,6% so với năm 2011). Trong cơ cấu doanh thu của trung tâm tính theo các phòng, ban thì doanh thu phòng HTKT luôn có ưu thế hơn so với 2 phòng còn lại. Năm 2010 trong tổng 10.362 triệu VND doanh thu toàn trung tâm thì phòng HTKT chiếm 40%, tương đương với 5.142 triệu VND. Năm 2011 và năm 2012 tỷ lệ này là 38,7% và 38,9% tổng doanh thu. 43 Bảng 2.2: Số lượng hợp đồng trung tâm thực hiện được trong giai đoạn 2010 - 2012 (Đơn vị: hợp đồng) 2011/2010 2012/2011 Tiêu chí 2010 2011 2012 Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Phòng QH1 10 16 25 6 60 9 56,3 Phòng QH2 13 21 32 8 61,5 11 52,3 Phòng HTKT 18 27 38 9 50 11 40,7 Tổng 41 64 95 23 56,1 31 48,4 (Nguồn: Phòng kế hoạch, Viện Quy hoạch và Thiết kế xây dựng Quảng Ninh) Biểu đồ 2.2: Số lượng hợp đồng trung tâm thực hiện được trong giai đoạn 2010-2012 (Nguồn: Phòng kế hoạch, Viện Quy hoạch và Thiết kế xây dựng Quảng Ninh) 44 Tương tự như chỉ tiêu doanh thu, số lượng hợp đồng mà trung tâm thực hiện được trong giai đoạn 2010 - 2012 cũng có xu hướng tăng lên theo các năm. Theo đó năm 2010 trung tâm thực hiện được 41 hợp đồng, năm 2011 tăng lên 64 hợp đồng (tăng 56,1% so với năm 2010) và năm 2012 số lượng hợp đồng tiếp tục tăng lên 95 hợp đồng (tăng 48,4% so với năm 2011). Đây là một dấu hiệu tăng trưởng đáng mừng trong giai đoạn khó khăn chung của nền kinh tế, đặc biệt ngành xây dựng nằm trong danh mục chịu ảnh hưởng lớn nhất từ khó khăn kinh tế nói trên. Trong cơ cấu số lượng hợp đồng phân theo các phòng thì phòng HTKT thực hiện được số lượng hợp đồng nhiều nhất hàng năm. Năm 2010 trung tâm thực hiện được 41 hợp đồng thì phòng HTKT đã chiếm đến 18 hợp đồng (chiếm khoảng 43,9%); năm 2011 và năm 2012 số hợp đồng mà phòng HTKT thực hiện cũng lần lượt chiếm 42,2% và 40% tổng số hợp đồng. Đây là một phần nguyên nhân lý giải cho giá trị doanh thu mà phòng này thu về hàng năm cho trung tâm cũng chiếm ưu thế hơn so với các phòng khác. Như vậy, thông qua chỉ tiêu doanh thu và số lượng hợp đồng mà trung tâm đạt được, đặc biệt là xu hướng tăng trưởng theo các năm, chứng tỏ được phần nào năng lực cạnh tranh của trung tâm tương đối tốt. Đây mới chỉ là cái nhìn tổng quan nhất và chúng ta sẽ đi sâu phân tích, kết hợp với các tiêu chí khác để thấy rõ nét hơn. Trong cơ cấu doanh thu cũng như khả năng thực hiện hợp đồng từ các phòng, ban trong trung tâm thì phòng HTKT đang chiếm ưu thế hơn so với 2 phòng, ban còn lại. Điều này được lý giải xuất phát từ yếu tố nguồn nhân lực, bởi thực tế phòng HTKT có số lượng nhân viên cũng như năng lực nhân viên có chuyên môn cao hơn so với 2 phòng khác. b)Thị phần của trung tâm Bên cạnh chỉ tiêu doanh thu và số lượng hợp đồng mà trung tâm thực hiện được hàng năm thì chỉ tiêu thị phần của trung tâm cũng là cơ sở quan trọng phản ánh năng lực cạnh tranh của đơn vị trong khoảng thời gian nhất định. Do khu vực thị trường chủ yếu của trung tâm chủ yếu tại Quảng Ninh nên trong phạm vi luận văn sẽ đánh giá thị phần của trung tâm tại khu vực thị trường này. 45 Bảng 2.3: Doanh thu và thị phần của toàn ngành và một số đơn vị khác trên địa bàn Quảng Ninh (Đơn vị: triệu VND) 2010 2011 2012 Tiêu chí Doanh thu Thị phần (%) Doanh thu Thị phần (%) Doanh thu Thị phần (%) Doanh thu toàn ngành 140.082 100 153.511 100 123.971 100 Doanh thu trung tâm 10.362 7 13.816 9 17.356 14 Doanh thu viện quy hoạch đô thị và nông thôn 49.028 35 62.939 41 59.506 48 Công ty cổ phần tư vấn quy hoạch và thiết kế xây dựng Quảng Ninh 6.452 4,6 8.127 5,3 7.224 5,83 Công ty cổ phần tập đoàn Đông Dương 6.241 4,5 6.129 4,0 7.625 6,2 Công ty cổ phần tập đoàn Hạ Long 8.523 6,1 8.926 5,8 8.827 7,1 (Nguồn: Niên giám thống kê Quảng Ninh) 46 Biểu đồ 2.3: Tình hình gia tăng thị phần tính theo doanh thu của trung tâm giai đoạn 2010 - 2012 7 9 14 0 2 4 6 8 10 12 14 16 2010 2011 2012 % năm Biểu đồ 2.3: Tình hình gia tăng thị phần tính theo doanh thu của trung tâm giai đoạn 2010 - 2012 thị phần (Nguồn: Trung tâm quy hoạch kiến trúc) Nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy rõ thị phần tính theo doanh thu của Trung tâm trên địa bàn thị trường Quảng Ninh đang có xu hướng tăng lên theo các năm trong giai đoạn. Năm 2010 thị phần của Trung tâm là 7%; năm 2011 tăng lên 9% (tăng 28,5% so với năm 2010) và năm 2012 tỷ lệ này tiếp tục tăng lên 14% (tăng 55,5% so với năm 2011). Nhìn chung năng lực cạnh tranh của trung tâm đang có xu hướng được nâng cao thông qua chỉ tiêu thị phần và tăng trưởng thị phần theo các năm trong giai đoạn. Bởi từ năm 2010 đến năm 2012 thị phần của trung tâm liên tục tăng, còn thị phần của các công ty tư vấn thiết kế tư nhân lại có xu hướng giảm. c) Phân tích thị phần so với đối thủ cạnh tranh mạnh nhất Theo số liệu doanh thu và thị phần của toàn ngành cũng như của một số đơn vị đang hoạt động trong lĩnh vực tư vấn thiết kế trên địa bàn Quảng Ninh ta có thể thấy rõ đối thủ mạnh nhất của trung tâm chính là viện quy hoạch đô thị và nông thôn. 47 (Nguồn: Niên giám thống kê Quảng Ninh) Mặc dù Viện có trụ sở chính tại Hà Nội nhưng thị phần tính theo doanh thu mà đơn vị này chiếm lĩnh tại Quảng Ninh đang là những con số cao trong giai đoạn 2010 - 2012. Theo đó năm 2010 thị phần của viện là 35%; năm 2011 tăng lên 41% (tăng 17,1% so với năm 2010) và năm 2012 tiếp tục tăng lên 48% (tăng 17% so với năm 2011). Điều đáng nói hơn nữa khi mà tỷ lệ thị phần của Viện quy hoạch đô thị và nông thôn hàng năm đang cao gấp nhiều lần so với Trung tâm quy hoạch kiến trúc. Năm 2010 thị phần của Viện cao gấp 5 lần so với trung tâm, năm 2011 cao gấp 4,6 lần và năm 2012 gấp 3,4 lần. Theo số liệu từ niên giám thống kê của Quảng Ninh thì tính đến năm 2012 có hơn 60 doanh nghiệp tư nhân trong ngành tư vấn thiết kế đang hoạt động tại Quảng Ninh, và cũng trong năm 2012 thị phần của Viện quy hoạch cao hơn cả thị phần của các công ty tư vấn thiết kế tư nhân hoạt động trên địa bàn tỉnh (48% thị phần của Viện quy hoạch so với 38% thị phần của các công ty tư vấn thiết kế tư nhân). Việc chiếm lĩnh được thị phần cao của Viện quy hoạch Đô thị và nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh xuất phát từ nhiều nguyên nhân, như: Viện là cơ quan trực thuộc Bộ xây dựng, có lợi thế về việc cập nhật các nguồn thông tin và các chủ trương 48 lớn của Nhà nước liên quan đến ngành; Viện cũng được đầu tư trang thiết bị và máy móc hiện đại hơn so với các cơ quan tại địa phương; Ngoài ra, nguồn nhân lực của Viện đa số có trình độ cao, được đào tạo bài bản, chuyên nghiệpTuy nhiên điều này cũng một phần phản ánh năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành tại Quảng Ninh nói chung và của Trung tâm quy hoạch kiến trúc còn yếu và nhiều hạn chế, chưa đủ khả năng để khẳng định được vị thế của mình trên thương trường. 2.2.2.2 Các công cụ Trung tâm sử dụng trong cạnh tranh a) Sự khác biệt về sản phẩm, dịch vụ Trung tâm chuyên tổ chức tư vấn trong lĩnh vực xây dựng, cho nên sản phẩm của trung tâm là sản phẩm đặc biệt có tính chất khác với sản xuất công nghiệp, khác với sản phẩm công trình xây dựng, sản phẩm chính là hồ sơ đồ án thiết kế, các bản vẽ, các báo cáo kỹ thuật, thuyết minh về khảo sát địa chất, đo đạc, kiểm tra chất lượng công trình xây dựng. Do vậy, sản phẩm mang tính trí tuệ, có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu khách hàng. Các dịch vụ và phạm vi cung cấp dịch vụ của trung tâm tương đối phong phú và đa dạng. Cụ thể: - Lập dư án đầu tư; Báo cáo nghiên cứu dự án tiền khả thi và khả thi, cung cấp các số liệu, thông tin về kinh tế kỹ thuật, môi trường nguồn vốn đối tác có liên quan đến thủ tục lập dư án và xây dựng công trình. - Thiết kế quy hoạch, kiến trúc - kết cấu công trình, khu công trình, hạ tầng kỹ thuật, thiết kế cơ điện, nước, môi trường, âm thanh, điều hoà không khí, khảo sát địa chất, địa chất thuỷ văn công trình, đo đạc bản đồ; lập tiên lượng, dự toán và tổng dự toán, thẩm tra dự án, thẩm tra thiết kế, kiểm tra chất lượng công trình; lập hồ sơ mời thầu, tư vấn chọn thầu, tổng thầu xây dựng; - Nghiên cứu và hợp tác nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, tin học trong tư vấn thiết kế, xây dựng; biên soạn tiêu chuẩn - quy phạm, quy trình kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật xây dựng; đào tạo nâng cao kỹ năng tư vấn thiết kế, quản lý dự án, quản lý chất lượng; cung cấp chuyên gia khoa học kỹ thuật, chuyên môn; tổ chức và hợp tác tổ chức khoa học, chuyên môn và các lĩnh vực liên quan. 49 - Lựa chọn dư án đầu tư, quản lý dự án, quản lý vốn, lựa chọn đối tác, đại diện chủ đầu tư, tư vấn giám sát công trình. - Thi công xây lắp, cố vấn kỹ thuật và chuyển giao công nghệ. Trung tâm thực hiện các công việc liên quan đến việc khảo sát thiết kế các công trình xây dựng đây là giai đoạn tiền đề, đầu tiên làm cơ sở cho việc thi công các công trình sau này cho nên đặc điểm sản phẩm của trung tâm gắn với đặc điểm của sản phẩm xây dựng; để hình thành nên bộ hồ sơ thiết kế cho một công trình địa điểm hoạt động cũng phải thay đổi theo công trình, chu kỳ thiết kế sản phẩm thường dài, phụ thuộc vào đơn đặt hàng (các hợp đồng) của bên A hoặc chủ đầu tư. Đồng thời, công việc khảo sát về địa hình, địa chất, môi trường đều tiến hành ngoài trời nên chịu ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên, công việc có thể bị gián đoạn, còn công việc thiết kế được tiến hành trong các phòng quy hoạch. Do đó, sản phẩm ra đời đòi hỏi có một quá trình tổ chức thực hiện chặt chẽ và quản lý phức tạp. Vấn đề chất lượng và hình thức sản phẩm thiết kế được trung tâm quan tâm hàng đầu, liên tục ngay từ khi nhận hợp đồng cho đến khi hoàn thành hồ sơ thanh toán cho bên A. Vì vậy trong bộ máy quản lý mỗi khâu trong công việc sản xuất sản phẩm đều phải tuân thủ các quy trình, việc phối hợp các bộ phận, các nhân viên khảo sát thiết kế với các giải pháp kỹ thuật không chỉ ảnh hưởng đến giá thành, chất lượng sản phẩm, các yêu cầu kỹ thuật và công tác thi công sau này ảnh hưởng tới kết quả và chất lượng hoạt động Trung tâm trong từng giai đoạn nhất định. Mặc dù Trung tâm đang chú trọng vào yếu tố chất lượng của sản phẩm, tuy nhiên những sản phẩm, dịch vụ mà đơn vị cung cấp mới chỉ mang tính chất đơn lẻ và chưa có dịch vụ trọn gói, hình thức dịch vụ mới thực hiện thông qua kênh tư vấn trực tiếp. Hơn nữa, Trung tâm quy hoạch kiến trúc chỉ chuyên hoạt động tư vấn trong lĩnh vực quy hoạch Xây dựng. Điều này sẽ là không an toàn cho Trung tâm khi nền kinh tế mất ổn định và rơi vào suy thoái. Đây là hạn chế khá lớn trong năng lực cạnh tranh của đơn vị. Bởi chưa nói đến đối thủ cạnh tranh mạnh nhất là viện quy hoạch đô thị và nông thôn mà ngay cả một số công ty tư nhân có thị phần nhỏ trên địa bàn cũng đang cung cấp các dịch vụ tư vấn quy hoạch trọn gói và thực hiện công tác quy hoạch qua email, qua website. Như vậy, bên cạnh yếu tố hình thức và chất lượng sản phẩm luôn được trung tâm quan tâm hàng đầu để không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, thì 50 Trung tâm quy hoạch kiến trúc là đơn vị thứ 2, sau Viện quy hoạch đô thị - nông thôn áp dụng ISO 9001 để đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm dịch vụ mình cung cấp - đây là điểm lợi thế của một đơn vị trực thuộc Nhà nước, có thế mạnh về tài chính hơn so với các doanh nghiệp tư nhân khi đầu tư vào các chính sách để nâng cao năng lực cạnh tranh. Sơ đồ 2.3: Quy trình đảm bảo chất lượng sản phẩ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf000000272739_9643_1951754.pdf
Tài liệu liên quan