Luận văn Pháp luật về trọng tài thương mại quốc tế

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU. 1

1.Tính cấp thiết của đề tài.1

2. Phạm vi nghiên cứu .2

3. Mục tiêu nghiên cứu.2

4. Kết cấu đề tài.3

5. Phương pháp nghiên cứu .3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI

QUỐC TẾ . 4

1.1. Khái niệm, đặc điểm và hình thức của Trọng tài thương mại quốc tế .4

1.1.1. Khái niệm .4

1.1.1.1. Trọng tài thương mại quốc tế .4

1.1.1.2. Thỏa thuận trọng tài.5

1.1.2. Đặc điểm của trọng tài .6

1.1.2.1. Phát sinh khi có thỏa thuận .6

1.1.2.2. Thủ tục giải quyết đơn giản, nhanh chóng.7

1.1.2.3. Xét xử không công khai .8

1.1.2.4. Trọng tài là tổ chức phi chính phủ.8

1.1.2.5. Phán quyết của Trọng tài có giá trị chung thẩm .9

1.1.3. Các hình thức trọng tài thương mại quốc tế .9

1.1.3.1. Trọng tài vụ việc.9

1.1.3.2. Trọng tài thường trực.10

1.2. Cơ sở lý luận về vấn đề trọng tài thương mại quốc tế.11

1.2.1. Lược khảo về trọng tài thương mại quốc tế các nước trên thế giới.11

1.2.1.1. Luật trọng tài Mỹ.11

1.2.1.2. Luật trọng tài Pháp .12

1.2.2. Sự cần thiết của trọng tài thương mại quốc tế.13

1.2.2.1. Đảm bảo vào quá trình hội nhập kinh tế thế giới của Việt Nam.14

1.2.2.2. Đa dạng hóa các cơ quan giải quyết tranh chấp - Góp phần giải quyết

hiệu quả các tranh chấp trong kinh doanh thương mại .18

1.2.2.3. Cung cấp cho các nhà kinh doanh một mô hình giải quyết tranh chấp

có khả năng đáp ứng những nhu cầu có tính nghề nghiệp của họ.20

CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT VỀ TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ. 22

2.1. Khái quát chung về Trọng tài thương mại quốc tế.22

2.1.1. Thẩm quyền của Trọng tài thương mại quốc tế.22

2.1.2. Vấn đề chọn luật áp dụng trong việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

trong thương mại quốc tế .24

2.1.3. Thi hành quyết định trọng tài .31

2.2. Vấn đề công nhận và thi hành phán quyết của trọng tài thương mại quốc tế.32

2.2.1. Sự cần thiết của việc công nhận và thi hành các quyết định của trọng tài

thương mại quốc tế .32

2.2.1.1. Công nhận và thi hành các quyết định của trọng tài nước ngoài ở các

quốc gia.32

2.2.1.2. Công nhận và thi hành tại Việt Nam các quyết định của trọng tài nước

ngoài: .35

2.2.2. Các điều kiện công nhận và thi hành các quyết định của trọng tài thương

mại.37

2.2.2.1. Vấn đề xác định giá trị pháp lý của thỏa thuận trọng tài .38

2.2.2.2. Xác định thẩm quyền của trọng tài.38

2.2.2.3. Vấn đề liên quan thành phần trọng tài và tố tụng trọng tài .41

2.2.2.4. Vấn đề liên quan tới trật tự công cộng .43

2.2.2.5. Vấn đề liên quan tới thời hạn .45

2.2.2.6. Vấn đề liên quan tới quyền miễn trừ các quốc gia.46

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ VƯỚNG MẮC THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT

VIỆT NAM VỀ VẤN ĐỀ TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ

HƯỚNG HOÀN THIỆN. 49

3.1. Một số vướng mắc theo quy định của pháp luật Việt Nam về trọng tài thương

mại quốc tế .49

3.1.1. Thỏa thuận trọng tài .50

3.1.2. Thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời .52

3.1.3. Quy định về chọn trọng tài viên .53

3.1.4. Các quy định về hủy quyết định trọng tài .55

3.1.5. Vấn đề thi hành phán quyết trọng tài .59

3.2. Hướng hoàn thiện .61

3.2.1. Pháp lệnh trọng tài thương mại cần tiếp tục hoàn thiện.62

3.2.2. Một số đề xuất hoàn thiện .64

KẾT LUẬN. 68

 

doc65 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5474 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Pháp luật về trọng tài thương mại quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thuyết nơi tọa lạc của trọng tài thì trọng tài tiến hành xét xử ở đâu thì sẽ áp dụng luật tố tụng trọng tài ở nơi đó. Thuyết này được áp dụng để xác định luật tố tụng cho trọng tài trong trường hợp nếu các bên không thỏa thuận chọn luật tố tụng. Do đó, như đã trình bày ở trên, việc áp dụng thuyết này LVTN: Pháp luật về Trọng tài thương mại quốc tế GVHD:Ths. Bùi Thị Mỹ Hương SVTH: Nguyễn Thúy Vi Trang 29 để xác định luật áp dụng cho tố tụng trọng tài quốc tế thường xảy ra trong trường hợp các bên thành lập trọng tài Ad-hoc. Thuyết “nơi tọa lạc của trọng tài” không những được áp dụng trên thực tế mà nội dung của thuyết này còn được ghi nhận trong nhiều văn bản pháp lý quốc tế quan trọng như Công ước New York 1958 về việc công nhận và thi hành các phán quyết trọng tài nước ngoài, Bản quy tắc trọng tài UNCITRAL… Như vậy, việc chọn Luật tố tụng trọng tài trước tiên phải tuân thủ theo nguyên tắc tôn trọng sự thỏa thuận của các bên chủ thể. Nếu các bên không thỏa thuận thì học thuyết “nơi tọa lạc của trọng tài” sẽ được áp dụng để xác định luật điều chỉnh tố tụng trọng tài quốc tế. Trên thực tế ta thấy rằng đôi bên mặc dù đã có ý thức được về tầm quan trọng của vấn đề chọn luật áp dụng cho hợp đồng, nhưng vẫn có những thỏa thuận tai hại về luật áp dụng. Ví dụ: hai bên thỏa thuận “mọi tranh chấp liên quan tới hợp đồng này được giải quyết bởi các trọng tài viên do phòng thương mại quốc tế Giơnevơ chỉ định, theo thủ tục tố tụng trọng tài của Bộ luật dân sự Pháp và Bộ luật dân sự của Venezuela, đồng thời quan tâm thích đáng đến luật nơi xét xử trọng tài”(14) . Điều khoản trọng tài vụ việc này ngụ ý rằng các bên là người Pháp và người Venezuela cho thấy nguyện vọng của các bên là áp dụng luật của quốc gia mình vào giải quyết tranh chấp với sự tham khảo luật của nước thứ ba đó là nơi xét xử trọng tài. Tuy nhiên, những phán quyết trọng tài cho vụ tranh chấp đó có thể bị công kích với lý do là thủ tục áp dụng không phù hợp với thỏa thuận của các bên (ICC ở đây giữ vai trò như “cơ quan có thẩm quyền chỉ định”, vì vậy làm mất giá trị của phán quyết trọng tài đã công bố). Trong thương mại quốc tế việc các chủ thể tranh chấp nhau là điều khá phổ biến, trường hợp tranh chấp trong 3 hợp đồng mua bán hàng hóa thì vấn đề chọn luật áp dụng cũng được quan tâm. Đó là việc bị đơn (người mua) đã ký kết 3 hợp đồng với nguyên đơn (người bán) để mua cùng một loại sản phẩm theo những quy định về phẩm chất trong hợp đồng. Tuy nhiên, ở lô hàng thứ nhất và thứ ba thì giao hàng đạt tiêu chuẩn chất lượng, nhưng lô hàng thứ hai thì không đạt quy cách chất lượng như lô hàng thứ nhất và thứ ba. Với nhiều tranh chấp về phẩm chất lô hàng, bị đơn đã từ chối thanh toán 10% giá trị còn lại của hợp đồng, nguyên đơn (người bán) không đồng ý và khởi kiện ra trọng tài giải quyết (15) . 14 Nguyễn Trung Tín – Công nhận và thi hành các quyết định của Trọng tài thương mại tại Việt Nam – NXB, Tư pháp Hà Nội (2005) 15 Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) – 50 phán quyết trọng tài quốc tế chọn lọc – Nhà xuất bản Hà Nội (2002) – Phán quyết số 7LVTN: Pháp luật về Trọng tài thương mại quốc tế GVHD:Ths. Bùi Thị Mỹ Hương SVTH: Nguyễn Thúy Vi Trang 30 Vấn đề đặt ra là hợp đồng được ký kết giữa các bên không có điều khoản về luật áp dụng. Tuy nhiên trong trường hợp này trọng tài sẽ áp dụng hệ thống luật thực chất được xác định theo quy phạm xung đột mà họ cho là phù hợp để giải quyết tranh chấp(16) . Dựa vào tập quán thương mại quốc tế Incoterms thì hợp đồng được ký kết với điều kiện FOB nên rủi ro được chuyển cho người mua trên lãnh thổ của người bán. Do đó, luật nước người bán được coi là có mối quan hệ chặt chẽ nhất với hợp đồng; đồng thời, giữa hai quốc gia có phê chuẩn công ước Hegue về luật áp dụng cho mua bán hàng hóa quốc tế, theo đó Điều 3 Công ước quy định luật áp dụng để giải quyết tranh chấp là luật của nước nơi người bán có trụ sở(17) . Căn cứ vào những phân tích trên, ủy ban trọng tài xét thấy luật của nước nguyên đơn là luật thích hợp nhất để điều chỉnh hợp đồng giữa các bên. Ngoài ra, Điều 3 Công ước cũng quy định thêm: “Trong mọi trường hợp, ủy ban trọng tài phải xem xét tới các quy định trong hợp đồng và những tập quán thương mại có liên quan”. Như vậy, ta thấy rằng theo luật của nước nguyên đơn thì tập quán thương mại quốc tế cũng được áp dụng. Từ ví dụ điển hình trên ta thấy được tầm quan trọng của quy định trước luật áp dụng cho hợp đồng không thể bị xem nhẹ. Có thể nguy hiểm khi luật áp dụng không được quy định trong hợp đồng, điều này không chỉ làm phức tạp thêm cho việc giải quyết tranh chấp mà đôi khi có thể dẫn tới một tranh chấp mới về luật áp dụng. Ngay khi xảy ra tình huống bất kỳ nào mà không được quy định trong điều khoản hợp đồng, hoặc nếu các điều khoản hợp đồng cần được giải thích, những thiếu sót trong hợp đồng sẽ phải được bổ sung nhằm xác định phạm vi nghĩa vụ của các bên trên cơ sở luật áp dụng. Khi tranh chấp được đưa ra ủy ban trọng tài, các bên trước tiên sẽ phải thuyết phục ủy ban trọng tài về luật mà họ coi là luật áp dụng, trước khi họ có thể bắt đầu tranh luận vụ việc. Rõ ràng không quy định luật áp dụng trong hợp đồng sẽ dẫn tới sự trì hoãn và làm tăng chi phí. Đôi khi các bên không đạt được thỏa thuận về luật áp dụng sẽ quy định rằng tranh chấp được giải quyết bằng “nguyên tắc chung của luật” điều khoản đó là nguy hiểm vì nó để lại rất nhiều vấn đề không rõ ràng. Cho nên trong tranh chấp thương mại quốc tế về xác định luật áp dụng không cần biết các bên có thỏa thuận luật áp dụng hay chưa, ủy ban trọng tài cũng sẽ luôn áp dụng tập quán thương mại quốc tế, điều đó là cần thiết. 16 Điều 3 – Quy tắc Trọng tài của phòng thương mại quốc tế ICC 17 Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) – 50 phán quyết trọng tài quốc tế chọn lọc – Nhà xuất bản Hà Nội (2002)LVTN: Pháp luật về Trọng tài thương mại quốc tế GVHD:Ths. Bùi Thị Mỹ Hương SVTH: Nguyễn Thúy Vi Trang 31 2.1.3. Thi hành quyết định trọng tài Thông thường các bên tranh chấp thỏa thuận ngay trong điều khoản trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài rằng: Quyết định của trọng tài là chung thẩm có giá trị thi hành bắt buộc đối với các bên. Quy tắc tố tụng trọng tài của hầu hết các trung tâm trọng tài trong nước và quốc tế đều quy định vấn đề này như một quy tắc tố tụng. Về nguyên tắc, quyết định của trọng tài được tuyên ở nước nào thì chỉ có hiệu lực thi hành trên lãnh thổ của nước đó, tự chúng không thể có giá trị pháp lý và hiệu lực thi hành trên lãnh thổ của nước khác. Muốn cho quyết định của trọng tài có giá trị pháp lý và hiệu lực thi hành trên lãnh thổ của nước khác thì theo pháp luật và tập quán quốc tế, nó phải được pháp luật và cơ quan tư pháp có thẩm quyền của nước đó công nhận và quyết định cho thi hành. Do đó, đã hình thành chế định công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài. Công nhận và thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài là việc công nhận và thi hành phán quyết của trọng tài đã được đưa ra trên lãnh thổ của nước khác so với nước công nhận và thi hành phán quyết đó. Cơ sở pháp lý về công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài được ghi nhận trong pháp luật mỗi nước và trong các điều ước quốc tế song phương, đa phương. Ở Việt Nam, trước đây pháp luật trong nước không có quy định cụ thể về vấn đề công nhận và thi hành phán quyết, quyết định của trọng tài nước ngoài. Nhưng trong những năm gần đây, tình hình hoạt động kinh doanh, đầu tư quốc tế diễn ra mạnh mẽ nên việc ghi nhận chế định công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài đã trở nên rất cần thiết. Trên cơ sở đó, năm 1995 nước ta đã chính thức gia nhập công ước New York và đã ban hành pháp lệnh công nhận và thi hành tại Việt Nam các quyết định của trọng tài nước ngoài. Thực tế cho thấy việc thi hành quyết định của trọng tài vẫn còn nhiều hạn chế và chưa có hiệu lực chung thẩm bắt buộc các bên phải thi hành tại một số quốc gia. Có những quyết định của trọng tài được công nhận nhưng không được thi hành, nếu giữa các quốc gia không có mối quan hệ về mặt pháp lý cũng như không có sự tương đồng về mặt luật pháp. Trên nguyên tắc quyết định của trọng tài có hiệu lực thi hành trên lãnh thổ của quốc gia khác nếu luật quốc gia của họ có quy định điều đó. Hoặc các nước có ký kết với nhau các điều ước quốc tế song phương hoặc đa phương, đặc biệt là có các quy phạm xung đột. Theo đó, các quy phạm xung đột không trực tiếp giải quyết cụ thể quyền và nghĩa vụ của các bên mà nó dẫn chiếu tới một hệ thống pháp luật của một nước nào đó nhằm giải quyết vấn đề quyền và nghĩa vụ giữa các bên. Ngoài ra, một vấn đề cũng không kém phần quan trọng là việc tòa án của một quốc gia công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài ở một nước khác cũng LVTN: Pháp luật về Trọng tài thương mại quốc tế GVHD:Ths. Bùi Thị Mỹ Hương SVTH: Nguyễn Thúy Vi Trang 32 như dựa trên nguyên tắc “có đi, có lại” giữa các quốc gia. Do vậy, nếu giữa các quốc gia không ký kết điều ước quốc tế hoặc trong các quy phạm xung đột không dẫn chiếu tới việc chọn luật áp dụng là luật của quốc gia nào thì quyết định của trọng tài cũng không được thi hành. Điều đó đưa đến việc lựa chọn hình thức trọng tài để giải quyết tranh chấp suy cho cùng lại không có ý nghĩa gì cả, vì nó không đem lại hiệu quả như các bên mong muốn. Do vậy, vấn đề công nhận và thi hành quyết định của trọng tài là một vấn đề đặc biệt quan trọng để giúp cho cơ chế giải quyết tranh chấp bằng trọng tài ngày càng được các bên tin tưởng, lựa chọn và hiệu lực ra phán quyết của trọng tài viên ngày càng cao, có như vậy thì phương thức trọng tài mới thật sự là cơ chế giải quyết tranh chấp trong kinh doanh tốt nhất để các thương gia lựa chọn áp dụng khi có tranh chấp xảy ra 2.2. Vấn đề công nhận và thi hành phán quyết của trọng tài thương mại quốc tế 2.2.1. Sự cần thiết của việc công nhận và thi hành các quyết định của trọng tài thương mại quốc tế Công nhận và thi hành quyết định của trọng tài thương mại là giai đoạn cuối cùng của quá trình giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại. Bởi vậy, nếu công đoạn này không được thực hiện hoặc thực hiện không phù hợp thì nó sẽ làm cho việc xét xử tranh chấp của trọng tài trở nên vô nghĩa nếu bên phải thi hành quyết định đó không tự nguyện thi hành. Và nếu để điều đó xảy ra thì khả năng các trường hợp tự nguyện thi hành quyết định của trọng tài cũng ngày càng hạn chế hơn, bởi đằng sau sự tự nguyện thi hành quyết định ấy, ngoài ý thức chấp hành, tôn trọng quyết định trọng tài, bao giờ cũng có mối e ngại về việc nếu không tự nguyện thi hành thì sẽ bị cưỡng chế. Nói cách khác việc công nhận và thi hành quyết định của trọng tài được tiến hành một cách phù hợp thì nó sẽ góp phần không chỉ làm cho hoạt động tố tụng của trọng tài trong các giai đoạn trước đó có ý nghĩa thiết thực, mà còn làm cho các quyết định khác của trọng tài trong tương lai được công nhận và cho thi hành nhiều hơn. Và nếu hoạt động của trọng tài đạt hiệu quả mong đợi thì rõ ràng những mặt lợi của trọng tài so với Tòa án sẽ được phát huy(18) . 2.2.1.1. Công nhận và thi hành các quyết định của trọng tài nước ngoài ở các quốc gia Xuất phát từ nguyên tắc chủ quyền quốc gia trong luật quốc tế, quyết định của trọng tài một nước chỉ có hiệu lực trong phạm vi lãnh thổ nước đó (ví dụ: quyết định của Trung tâm trọng tài Singapo có hiệu lực thi hành tại lãnh thổ Singapo). Tuy 18 Dương Đăng Huệ, Những nguyên nhân làm hạn chế tác dụng của trọng tài kinh tế và giải pháp khắc phục, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 7/1999, trang.49-50LVTN: Pháp luật về Trọng tài thương mại quốc tế GVHD:Ths. Bùi Thị Mỹ Hương SVTH: Nguyễn Thúy Vi Trang 33 nhiên, trong quan hệ quốc tế, các tranh chấp phát sinh trong quan hệ giữa các cá nhân và pháp nhân của các nước được trọng tài giải quyết đặt ra nhiều trường hợp phải công nhận và thi hành các quyết định của trọng tài quốc gia này tại lãnh thổ quốc gia khác. Vấn đề công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài chỉ đặt ra khi các quyết định được tuyên ngoài lãnh thổ của quốc gia cần công nhận và thi hành (có trường hợp tại lãnh thổ quốc gia đó nhưng chỉ với quyết định của trọng tài không coi là trọng tài trong nước). Thông thường cơ quan có thẩm quyền thực hiện công việc này là các tòa án và các cơ quan thuộc về hệ thống tư pháp. Sau khi tòa án ra quyết định công nhận quyết định của trọng tài nước ngoài thì quyết định đó được thực hiện ở giai đoạn thi hành án giống như việc thực thi các quyết định của tòa án quốc gia đó. Về nguyên tắc, việc công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài được tiến hành trên cơ sở các quy định tố tụng dân sự của quốc gia nơi quyết định cần được công nhận và thi hành. Ví dụ: Một pháp nhân Việt Nam và pháp nhân Singapore tranh chấp về hợp đồng đầu tư nước ngoài và thỏa thuận đưa tranh chấp ra Trung tâm trọng tài quốc tế Singapore; pháp nhân Singapore thắng kiện yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài Singapore. Như vậy, đặt ra một số vấn đề đối với cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam liên quan đến việc công nhận và cách thức cho thi hành quyết định đó. Việc công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài là cần thiết, bởi vì việc công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nói chung và trọng tài nước ngoài nói riêng là một trong các giai đoạn của quá trình giải quyết tranh chấp kinh tế. Nếu thực hiện chính sách không công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài thì có nguy cơ lợi ích chính đáng của các bên không được bảo vệ, những hành vi không tuân thủ hợp đồng hoặc vi phạm pháp luật không làm phát sinh hậu quả bất lợi cho các chủ thể có hành vi đó. Sự bất an toàn pháp lý này sẽ kìm hãm các quan hệ mang tính chất dân sự - những quan hệ được xem xét theo trình tự trọng tài. Việc công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài được tiến hành không chỉ trên cơ sở điều ước quốc tế, mà còn trên cơ sở pháp luật quốc gia (theo nguyên tắc có đi có lại hoặc là không trên cơ sở nguyên tắc ấy). Việc công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài là thẩm quyền của mỗi quốc gia. Không một quốc gia nào hoặc một tổ chức quốc tế bất kỳ nào có quyền bắt buộc một quốc gia nào đó phải thực hiện sự công nhận sự thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài. Do vậy, việc một quốc gia ký kết điều ước quốc tế hoặc ban hành văn bản pháp luật về việc công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài đều xuất phát từ lợi ích của chính quốc gia đó.LVTN: Pháp luật về Trọng tài thương mại quốc tế GVHD:Ths. Bùi Thị Mỹ Hương SVTH: Nguyễn Thúy Vi Trang 34 Việc công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài, trước hết góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác bình đẳng tự nguyện giữa các cá nhân và pháp nhân của các quốc gia. Trong khi đó, quan hệ mang tính chất dân sự có yếu tố nước ngoài làm phát sinh các tranh chấp thường được giải quyết bởi các trọng tài của các quốc gia khác nhau (thậm chí có các trường hợp bởi các trọng tài được thi hành trên cơ sở điều ước quốc tế). Khi đó, các quyết định được tuyên bởi các trọng tài thường cần phải được công nhận và thi hành tại nước ngoài. Nói cách khác, ở các quốc gia, việc công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài thường xuyên đặt ra. Nếu vấn đề đó không được giải quyết một cách hợp lý thì các trọng tài như vậy sẽ không phát huy được tác dụng, hậu quả tiếp theo là các quan hệ của các bên sẽ không phát triển được một cách bình thường. Trong đời sống quốc tế hiện nay, khi các quốc gia đều cho phép giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, việc công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài có ý nghĩa to lớn trên ba phương diện: chính trị, kinh tế và pháp luật. Về phương diện chính trị: Việc thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài sẽ góp phần thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia và các dân tộc. Quan hệ hợp tác giữa các quốc gia phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có vấn đề đảm bảo việc công nhận và thi hành quyết định của trọng tài được tuyên tại lãnh thổ quốc gia này ở quốc gia khác. Nếu một quốc gia nào đó từ chối trong mọi trường hợp việc công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài, thì lợi ích của cá nhân đó có thể không được bảo vệ trong trường hợp họ là bên được thi hành ở các quốc gia khác quyết định của trọng tài nước mình (vì các nước đó áp dụng nguyên tắc có đi có lại). Và điều đó sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới sự ban giao giữa các quốc gia thực hiện chính sách đó với quốc gia nước ngoài trên. Về phương diện kinh tế: Việc công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài là một trong các điều kiện rất quan trọng để thúc đẩy sự hợp tác kinh tế. Bởi vì, về nguyên tắc, các quốc gia phải tạo ra các điều kiện thuận lợi sau: - Tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế cạnh tranh lành mạnh; - Có môi trường pháp lý thuận lợi đảm bảo cho cuộc cạnh tranh đó; - Có một cơ chế giải quyết tranh chấp thuận lợi; - Có biện pháp đảm bảo cho các quyết định của tòa án hoặc trọng tài được công nhận và thực thi một cách có hiệu quả (kể cả trong nước và nước ngoài). Về phương diện pháp luật: Việc công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài góp phần khắc phục những khiếm khuyết của pháp luật điều chỉnh các quan hệ mang tính chất dân sự có yếu tố nước ngoài thuộc đối tượng được xem xét bằng con đường trọng tài. Pháp luật nhiều quốc gia thường quy định cho phép các LVTN: Pháp luật về Trọng tài thương mại quốc tế GVHD:Ths. Bùi Thị Mỹ Hương SVTH: Nguyễn Thúy Vi Trang 35 bên lựa chọn trọng tài để giải quyết các tranh chấp kinh tế, thương mại trong đó có trọng tài nước ngoài. (19) 2.2.1.2. Công nhận và thi hành tại Việt Nam các quyết định của trọng tài nước ngoài: Năm 1995, Việt Nam gia nhập Công ước New York năm 1958 về công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài và ban hành Pháp lệnh công nhận và thi hành tại Việt nam quyết định của trọng tài nước ngoài ( tháng 9 năm 1995). Trong sự hợp tác quốc tế rộng mở giữa Việt Nam và thế giới hiện nay, sự công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam trong những điều kiện phù hợp có ý nghĩa chính trị, kinh tế và pháp lý quan trọng. Trước hết về mặt chính trị, điều đó sẽ thúc đẩy quan hệ hữu nghị hợp tác và xây dựng giữa nước ta với tất cả các quốc gia hữu quan. Sự công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài ở các quốc gia khẳng định chủ quyền và vị trí quốc gia đó trong đời sống quốc tế. Các quốc gia cần bảo vệ lợi ích không chỉ của các cá nhân và pháp nhân nước mình mà còn cả lợi ích của các cá nhân và pháp nhân nước ngoài. Điều này góp phần thúc đẩy sự phát triển quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia. Công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài góp phần thực hiện chủ trương của nhà nước ta – thực hiện quan hệ hợp tác hữu nghị với tất cả các nước trên thế giới (muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình độc lập và phát triển). Việc ban hành Pháp lệnh công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài ngày 14 tháng 9 năm 1995 và việc nước ta gia nhập Công ước New York năm 1958 là việc làm thiết thực tạo tâm lý an toàn cho các nhà kinh doanh trên thế giới trong quan hệ với doanh nghiệp Việt Nam và cũng làm hài lòng các quốc gia muốn bảo vệ lợi ích chính đáng của các nhà kinh doanh nước họ. Việc công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài trong các điều kiện hợp lý là phù hợp với xu thế văn minh tiến bộ trên thế giới hiện nay. Chính vì vậy, chính sách đó sẽ được ủng hộ rộng rãi trên thế giới. Về phương diện kinh tế, công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế đối ngoại ở nước ta hiện nay. Điều này được thể hiện ở chỗ, nếu như quyết định của trọng tài nước ngoài không được công nhận và thi hành tại Việt Nam thì bên nước ngoài sẽ giảm bớt sự đầu tư vì lo ngại rằng trong trường hợp có tranh chấp nảy sinh và được giải quyết tại trọng tài nước ngoài, thì bên nước ngoài khó hy vọng bảo vệ được lợi ích của mình, nếu như bên Việt Nam thua kiện và tài sản liên quan tới tranh chấp ở Việt Nam. 19 Nguyễn Trung Tín – Công nhận và thi hành các quyết định của trọng tài thương mại tại Việt Nam – NXB Tư pháp Hà Nội (2005)LVTN: Pháp luật về Trọng tài thương mại quốc tế GVHD:Ths. Bùi Thị Mỹ Hương SVTH: Nguyễn Thúy Vi Trang 36 Ngoài ra, việc bảo vệ lợi ích kinh tế của cá nhân và pháp nhân nước ngoài cũng đồng thời là việc bảo vệ lợi ích kinh tế của cá nhân và pháp nhân nước ta. Về vấn đề này, sự công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài thể hiện trên hai phương diện: Thứ nhất, việc đó thúc đẩy kinh tế giữa cá nhân và pháp nhân nước ta với cá nhân và pháp nhân nước ngoài; Thứ hai, việc đó là cơ sở để các quốc gia khác công nhận và thi hành quyết định trọng tài nước ta tại nước ngoài (ví dụ: các nước cùng thực hiện nguyên tắc có đi có lại trong việc công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài). Về phương diện pháp luật, việc công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài tại nước ta góp phần khắc phục các chỗ hỏng của pháp luật nước ta về vấn đề trọng tài (20) . Pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà ta ký kết có các quy định cho phép các bên chọn trọng tài nước ngoài. Đó là: - Một số các Hiệp định thương mại song phương được ký kết giữa Việt Nam với các nước có điều khoản quy định về việc các bên được chọn trọng tài nước ngoài… Ví dụ: Hiệp định giữa Việt Nam và Oxtraylia về thúc đẩy và bảo hộ đầu tư lẫn nhau ngày 05 tháng 3 năm 1993 (mục b Điều 13) quy định cho phép các bên chọn các giải pháp theo sự lựa chọn của họ để giải quyết các tranh chấp liên quan đến đầu tư với các đối tượng có quốc tịch của bên ký kết kia, gồm cả trọng tài của nước thứ ba… - Một số các văn bản pháp luật về kinh tế đối ngoại, ví dụ: Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là văn bản chính điều tiết đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, trong đó có quy định những điều khoản về trọng tài: “Tất cả các tranh chấp giữa các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh, các bên lien doanh hoặc giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hoặc giữa các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh với một doanh nghiệp Việt Nam, trước tiên phải được xử lý thông qua hòa giải. Trường hợp các bên không đi đến thống nhất qua hòa giải thì sự việc có thể đưa ra một cơ quan trọng tài hoặc tòa án Việt Nam, theo quy định của pháp luật Việt Nam. Các bên liên doanh, hoặc các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh, có thể quy định trong hợp đồng đã được ký kết giữa hai bên việc chọn trọng tài khác để giải quyết tranh chấp của mình. 20 Lê Song Lai, Pháp luật Việt Nam và vấn đề giải quyết tranh chấp kinh tế có yếu tố nước ngoài, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 9/1996, trang 35LVTN: Pháp luật về Trọng tài thương mại quốc tế GVHD:Ths. Bùi Thị Mỹ Hương SVTH: Nguyễn Thúy Vi Trang 37 Tất cả các tranh chấp liên quan đến một hợp đồng BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) sẽ được giải quyết theo một thể thức được quy định trong hợp đồng ký giữa các bên”. (21) Như vậy, các điều kiện quốc tế kể trên và pháp luật Việt Nam đều quy định cho phép các bên lựa chọn trọng tài nước ngoài giải quyết tranh chấp. Điều đó tất yếu dẫn đến việc quyết định của trọng tài nước ngoài có thể cần được công nhận và thi hành tại Việt Nam. Nếu Việt Nam không công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài, mà lại cho phép các bên lựa chọn trọng tài nước ngoài để giải quyết tranh chấp, thì sự việc sẽ trở nên vô nghĩa khi quyết định của trọng tài nước ngoài cần được công nhận và thi hành tại Việt nam nếu bên phải thi hành không tự nguyện thực thi. Bởi thế, việc công nhận và thi hành quyết định của trọng tài trong trường hợp trên còn có ý nghĩa quan trọng trong việc khắc phục khiếm khuyết của pháp luật (đảm bảo cho pháp luật có tính hệ thống). 2.2.2. Các điều kiện công nhận và thi hành các quyết định của trọng tài thương mại Hầu hết các nước trên thế giới có tổ chức trọng tài phát triển đều kiểm soát ở một mức độ nhất định đối với hoạt động của trọng tài trong phạm vi lãnh thổ của mình. Các điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia đều quy định sự tuân thủ một chuẩn mực tối thiểu về tính khách quan và công bằng đối với hoạt động về trọng tài, cho dù đó là trọng tài trong nước hay của trọng tài nước ngoài (đây là biểu hiện của sự hội nhập pháp lý trong lĩnh vực kinh tế với các chuẩn mực pháp lý – kinh tế thế giới). Các quốc gia, ở các mức độ nhất định đều xem xét việc công nhận quyết định của trọng tài ở các quốc gia có thể có những điểm khác nhau nhất định. Tuy nhiên, trong nổ lực chung của cộng đồng, thông qua việc ký kết các điều ước

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc63646.doc
  • pdf63646.pdf
Tài liệu liên quan