Luận văn Phát triển bền vững khu du lịch văn hóa suối Tiên (thành phố Hồ Chí Minh)

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục chữ viết tắt

Danh mục các bảng, sơ đồ, biểu đồ, bản đồ

MỞ ĐẦU .1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG.10

1.1. Một số khái niệm cơ bản .10

1.1.1. Du lịch.10

1.1.2. Sản phẩm du lịch .11

1.1.3. Sự phát triển bền vững.12

1.1.4. Du lịch bền vững.13

1.1.4.1. Khái niệm.13

1.1.4.2. Mục tiêu của DLBV.15

1.1.4.3. Nguyên tắc của du lịch bền vững.15

1.1.5. Điểm du lịch .16

1.1.6. Khu du lịch.16

1.2. Những điều kiện cơ bản và nguyên tắc đảm bảo phát triển bền vững du lịch17

1.2.1. Những điều kiện cơ bản để phát triển bền vững du lịch.17

1.2.1.1. Sự đa dạng của tài nguyên du lịch .17

1.2.1.2. Sự am hiểu về du lịch.18

1.2.1.3. Đảm bảo về cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật du lịch .18

1.2.1.4. Thỏa mãn nhu cầu nâng cao hiểu biết của du khách .19

1.2.2. Những nguyên tắc đảm bảo phát triển bền vững du lịch.19

1.2.2.1. Sử dụng các nguồn lực một cách bền vững .19

1.2.2.2. Giảm sự tiêu thụ quá mức và giảm chất thải sẽ tránh được những chi

phí tốn kém cho việc phục hồi tổn hại về môi trường và đóng góp cho chất

lượng du lịch .20

1.2.2.3. Duy trì tính đa dạng .20

1.2.2.4. Hợp nhất du lịch vào quá trình quy hoạch.21

1.2.2.5. Hỗ trợ kinh tế địa phương .21

1.2.1.6. Tuân thủ chặt chẽ các quy định về sức chứa.22

1.2.2.7. Lấy ý kiến quần chúng và lôi kéo sự tham gia của cộng đồng địa

phương .23

1.2.2.8. Đào tạo nhân viên .24

1.2.2.9. Tiếp thị du lịch một cách có trách nhiệm và thường xuyên tiến hành

các công tác nghiên cứu .25

pdf163 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 741 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển bền vững khu du lịch văn hóa suối Tiên (thành phố Hồ Chí Minh), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên và tập đoàn hàng đầu về công nghệ giải trí và du lịch Alcol Jaya Indonesia với tổng vốn đầu tư gần 3 triệu USD, với tổng diện tích 2500m2, sân khấu có sức chứa 1500 người. Đại Cung Lạc cảnh Tiên Ngư là một đại dương thu nhỏ - nơi diễn ra những màn trình diễn đặc sắc, ấn tượng của những chú cá heo và sư tử biển. Du khách sẽ thật sự bất ngờ, thích thú khi được tận mắt chứng kiến những màn biểu diễn lạ mắt như: tung bóng, nhảy qua vòng lửa, khiêu vũ trên mặt nước, làm toánquý khách sẽ ngạc nhiên đến không ngờ về sự thông minh và lém lỉnh của những chú cá heo và sư tử biển. Đại Cung Lạc Cảnh Tiên Ngư hiện nay là sân khấu biểu diễn xiếc cá heo và sư tử biển duy nhất tại Việt Nam. - Thánh Tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn Được khánh thành ngày 19/11/2010. Tượng cao 36m, đạt kỉ lục là Thánh Tượng Quán Thế Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn cao nhất Việt Nam, với tổng vốn đầu tư 8 tỷ đồng. - Long Hoa Thiên Bảo Long Hoa Thiên Bảo là một kỳ quan nhân tạo, là một công trình hoành tráng về văn hoá tâm linh được xây dựng trên nền tảng giá trị triết lý nhân bản của Phật Giáo để hướng tới “Chân – Thiện – Mỹ” kết hợp với các giá trị văn hoá tín ngưỡng dân gian. Công trình như là một hội long hoa nơi hội tụ của các chư Phật, cao Tăng Các tác phẩm của công trình được điêu khắc tinh xảo, các tác phẩm được dát vàng và xử lý với kỹ thuật hiện đại hàng đầu thế giới. Đây là một công trình độc đáo nhất vùng Đông Nam Á hiện nay. Đây là nơi rất linh thiêng cầu được ước thấy khi tâm linh hướng thiện. 63 Với cấu trúc 2 tầng: tầng trên thờ các vị chư Phật và 18 vị La Hán, tầng dưới thờ 5 bà thánh mẫu và 2 vị thần tài - thổ địa. Công trình được khởi công xây dựng tháng 01/2004 đến 02/2006, với diện tích 4.000m2, vốn đầu tư trên 50 tỷ đồng. Xây dựng “Long Hoa Thiên Bảo” với mong muốn của Ông Tổng Giám Đốc mang lại cuộc sống an lành – hạnh phúc – may mắn cho CB.CNV và toàn thể du khách đến Suối Tiên. - Lạc Cảnh Hồ Về hướng Đông Nam DLVH Suối Tiên có một quần thể vui chơi giải trí hiện đại nằm giữa một cảnh quan thiên nhiên thơ mộng với tên gọi “Đại Cung Lạc Cảnh Hồ” Giữa hồ là đảo Quy Long, xung quanh hồ có nhiều trò chơi giải trí cảm giác mạnh như: Bạch Tuộc, Đu Dây Ly Tâm, Rồng Lượn, Xe Điện Đụng, Đi Thuyền Quanh Hồ.. - Bình Nước Cam Lồ Tương truyền xưa kia, nơi đây một mạch nước ngầm từ dưới lòng đất phun trào lên, giếng sâu không đụng đáy, mạch nước tinh khiết, mát lạnh đã nuôi sống biết bao nhiêu người, dân gian quen gọi là Giếng Tiên, thường đến lấy và uống, tắm và trị bệnh. Bình nước Cam Lồ ngày nay được tạo trên miệng Giếng Tiên ấy, tạo bố cục chặt chẽ giữa điện thờ Phật Bà và bình nước “ Cam Lồ” cứu nhân độ thế. - Ngũ Hành Sơn Ngũ Hành Sơn là tên gọi do vua Gia Long đặt cho 5 ngọn núi ở tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng (Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn, Hỏa Sơn, Thổ Sơn). Nằm bên cánh Rừng Nguyên Sinh và dòng Suối Tiên thơ mộng là một mô hình kiến trúc độc đáo. - Thác nước chín dòng Ngũ Hành Sơn cùng với thác nước 9 dòng biểu tượng cho 9 dòng sông Cửu Long đã mang lại phù sa cho đồng bằng miền Tây Nam Bộ đó là: Đại Tiểu, Bát Sát, Hàm Luông, Cổ Chiên, Tranh Đề, Định An, Cung Hầu, Ba Lai. 9 dòng nước chảy 64 róc rách hội tụ bên bờ Suối Tiên, được xây dựng kết hợp rất tinh tế giữa cảnh rừng nguyên sinh với khí hậu mát mẻ, mang đậm nét hoang sơ. Theo triết học phương Đông, con số 9 cũng là biểu trưng cho con số may mắn. - Quảng trường Đinh Bộ Lĩnh Hướng cổng số 2 (cổng Tây Bắc) của Du Lịch Văn Hoá Suối Tiên là cụm tượng “ Đinh Bộ Lĩnh – Cờ lau tập trận” hình ảnh thời niên thiếu của vị Hoàng Đế đầu tiên của Việt Nam. Năm 968 ông có công dẹp loạn 12 sứ quân thu giang sơn về một mối, lên ngôi và xưng đế lấy niên hiệu là Đinh Tiên Hoàng, đặt tên nước là Đại Cổ Việt, thủ đô đóng tại Hoa Lư, mở ra một thời kì độc lập, tự chủ và thống nhất đất nước đầu tiên của nước ta. - Đền thờ phật bà quan Âm Từ thời xa xưa Phật Bà Quan Âm được Phật Tổ giao việc xuống trần gian cứu nhân độ thế. Từ Nam Hải nơi Đức Phật Bà chân tu thành chính quả người đã đi khắp nơi trên trần thế để cứu khổ, cứu nạn, đại từ đại bi, mang niềm vui, hạnh phúc và may mắn cho nhân gian. Trong tâm khảm của nhiều người Việt Nam, Đức Phật Bà trở thành huyền thoại về sự linh thiêng và tôn kính, cũng từ niềm tôn kính ấy, điện thờ Phật Bà được xây dựng tại Du Lịch Văn Hoá Suối Tiên. Đây là một tác phẩm có sự kết hợp hài hòa, tinh tuý mang đậm bản sắc văn hoá – nghệ thuật của dân tộc Việt Nam mang đến cho quý khách niềm say mê, ngưỡng mộ trước sự sáng tạo nghệ thuật điêu khắc, chạm trổ hết sức tinh vi của các nghệ nhân Suối Tiên. Tượng Phật Bà được tạc bằng gỗ mun đen có tuổi thọ trên 1.000 năm, lóng gỗ có đường kính 90 cm, dài 260 cm, trọng lượng 1.600 kg, tượng được hoàn thành sau 18 tháng lao động miệt mài của các nghệ nhân tạc tượng (từ 01/01/1993 đến tháng 06/1994). - Tượng đài Hai Bà Trưng Thẳng theo hướng vào cổng Tây Môn là tượng đài Hai Bà Trưng – hai nữ tướng Trưng Trắc và Trưng Nhị đang cưỡi voi xông trận, phất cờ khởi nghĩa rửa 65 hận nước, trả thù nhà. Hình ảnh Trưng Trắc và Trưng Nhị thể hiện ý chí kiên cường, bất khuất, trung hậu, đảm đang của người phụ nữ Việt Nam nói riêng và truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm oai hùng của dân tộc ta. Trong đó hết sức trân trọng ở khí tiết anh hùng của người phụ nữ Việt Nam. - Đầu rồng Hình tượng Rồng lớn nhất Đông Nam Á, thân Rồng có đường kính 3m (bên trong là Thủy Cung) dài 400m uốn lượn bên bờ Suối Tiên. Các triều đại phong kiến Việt Nam đều lấy Rồng Vàng làm biểu tượng linh thiêng và quyền lực, gắn liền với truyền thống dựng nước và giữ nước của người dân Việt, tượng trưng cho hồn nước, cho quyền lực của nhà vua. 400 m cũng là biểu trưng cho 4.000 năm văn hiến của dân tộc Việt Nam. Đầu Rồng luôn ngẩng cao đầu, uy nghiêm và hùng dũng – biểu tượng của một dân tộc bất khuất, hiên ngang, không bao giờ khuất phục. Rồng phun mây nhả mưa tượng trưng cho mưa thuận, gió hoà, thái bình, an lạc – niềm mong ước của cả dân tộc ta từ bao đời nay. - Đuôi rồng Hình ảnh đuôi rồng kết hợp với mô hình là những quả trứng tượng trưng, khiến ta nhớ đến huyền sử về mẹ Âu Cơ sinh trăm trứng, nở trăm con, phát tích nòi giống của dân tộc Việt Nam - Bàn chân giao chỉ-bản đồ Việt Nam Các nhà nghiên cứu khảo cổ học đã phát hiện ra dấu chân của người tiền sử thời nguyên thủy, chứng minh đây là nòi giống của người Việt Nam. Đây là mô hình khảo cổ học được thể hiện ở hai cụm, cụm ở phía Bắc là hang động của người tiền sử, một cụm ở phía Nam là bàn chân của người khổng lồ mô tả bước chân đầu tiên của người Giao Chỉ đi về phương Nam để khám phá, mở mang bờ cõi. “Từ thuở mang gươm đi mở cõi Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long” (Huỳnh Văn Nghệ) 66 - Cầu Tứ Linh Đưa du khách qua lại thăm thú cảnh quan dọc hai bên bờ suối, ngang cây cầu Tứ Linh – một sự kết hợp giữa bốn con vật linh thiêng trong truyền thuyết dân gian Việt Nam. Long – Lân – Qui – Phụng. Ý nghĩa biểu tượng Tứ Linh: - Long (Rồng): tượng trưng cho uy quyền - Lân ( sư tử): tượng trưng cho sức mạnh - Qui ( Rùa): tượng trưng cho sự trường tồn - Phụng (Chim phượng hoàng): tượng trưng cho sự cao quý - Cầu Ô Thước Cây cầu gợi nhớ câu chuyện tình rất đẹp nhưng ngang trái của đôi trai gái “ Ngưu Lang – Chức Nữ”, cứ vào khoảng tháng 7 âm lịch hàng năm các quạ đen lại rủ nhau về đây nối đuôi nhau để tạo thành cây cầu cho Ngưu Lang – Chức Nữ gặp nhau. - Chuỗi nhà hàng Long Phụng Được mệnh danh là nơi thăng hoa cảm xúc - là nơi giao thoa giữa nghệ thuật ẩm thực của văn hóa Việt Nam với các nước trên Thế Giới. Với một chuỗi gồm 06 nhà hàng: Long Phụng 1, Long Phụng 2, Long Phụng 3, Long Phụng 4, nhà hàng chay Long Hoa Thiên Bảo, khu vực ăn uống tại Biển Tiên Đồng. Tất cả phân bố đều trên suốt những trục đường chính của thiên đường du lịch Suối Tiên. Chuỗi nhà hàng Long Phụng có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp về kỹ thuật bếp, với bề dày kinh nghiệm lâu năm, có đội ngũ nhân viên tổ chức sự kiện giàu kinh nghiệm, nhiệt tình, chu đáo, sẵn sàng tư vấn và thiết kế cho bạn một tiệc cưới mang đầy tính văn hóa theo nhiều phong cách từ cổ điển đến hiện đại, từ Á sang Âu. Nhà hàng Long Phụng 1: có diện tích gần 2000m2 gồm 1 đại sảnh với sức chứa trên 1200 khách và 1 hội trường có sức chứa 200 khách, tại đây quý khách sẽ được phục vụ những món ăn của cả 3 miền đất nước, các món ăn Á - Âu với giá cả phải chăng. Với kiến trúc trang nhã, phong cảnh thiên nhiên hài hòa, nhà hàng Long 67 Phụng 1 là nơi lý tưởng để tổ chức tiệc cưới, liên hoan, sinh nhật, đội ngũ đầu bếp lành nghề, cung cách phục vụ tận tình chu đáo. Đặc biệt nhà hàng dành riêng 1 khu vực có không gian thoáng mát để quý khách tổ chức tiệc theo kiểu Buffet ngoài trời. Nhà hàng Long Phụng 2: l một công trình hoành tráng 2 tầng với tổng diện tích 5000m2, gồm 4 sảnh có sức chứa 4000 khách và 3 phòng VIP mỗi phòng diện tích 100m2 với không gian riêng biệt. Nhà hàng máy lạnh cao cấp Long Phụng 2 một công trình mới được thiết kế và xây dựng theo phong cách hiện đại, tiện nghi, đội ngũ phục vụ tận tình chu đáo, Nhà hàng Long Phụng 2 rất lý tưởng để tổ chức tiệc cưới hỏi, hội nghị,liên hoan, và sinh nhật. Nhà hàng Long Phụng 3: Tọa lạc ngay bên xa lộ Hà Nội, trục đường huyết mạch nối liền Sài Gòn với các tỉnh miền Đông Nam Bộ, nhà hàng Long Phụng 3 có diện tích 1500m2, kiến trúc trang nhã, lịch sự, thống mát, đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, nhiệt tình luôn làm hài lòng quý khách. Nhà hàng Long Phụng 3 tự hào là điểm hẹn lý tưởng cho những buổi họp mặt, cưới hỏi, sinh nhật hay những bữa cơm gia đình ấm cúng ngoài ra tại đây sẽ thấy được nét đẹp thuần túy của văn hóa ẩm thực Việt nói chung và nghệ thuật ẩm thực miền Tây nói riêng với các món ăn đặc trưng như: thịt kho riệu, canh khổ qua dồn thịt, hào chiên trứng, cá kho tộ, canh chua cá lóc đặc biệt là đặc sản ẩm thực Nam bộ bánh xèo ăn với rau rừng được chế biến bởi các đầu bếp chính gốc miền Tây giúp gợi nhớ đến văn hóa dân tộc. - Đảo ông thần tài – phật Di lặc Hình ảnh Phật Di Lặc – Đại từ đại bi và ông Thần Tài là mô hình có ý nghĩa lớn về mặt giáo dục: người ăn hiền ở lành sẽ luôn luôn được ban phúc. - Ếch Thần Ngự Kim Sơn Diện tích là 4.000 m2. Với hình tượng Ếch Thần khổng lồ 3 chân ngậm một đồng tiền vàng, theo truyền thuyết gặp được Ếch Thần là gặp được sự may mắn, tiền tài, phúc lộc. Công trình được xây dựng dựa trên một câu chuyện cổ xưa, chuyện kể rằng ngày xưa Lưu Vĩnh một người rất giàu sang, quyền thế. Giàu sang tột đỉnh nhưng 68 vẫn mãi ưu tư về cuộc sống về tương lai, ông tự hiểu con người cho dù có giàu sang đến mấy khi trở về với đất trời cũng chỉ với 2 bàn tay trắng rồi thì “ cát bụi lại trở về cát bụi” mà thôi. Hiểu được điều này ông đã từ bỏ tất cả, phân phát, bố thí tiền bạc, tài sản cho những người nghèo khổ để đi tìm chân lý cứu giúp người đời. Chuyện không nói đến đọan kết về ông Lưu Vĩnh nhưng tương truyền sau khi Lưu Vĩnh mất xuất hiện một con ếch chỉ có 3 chân và ai được gặp cũng đều gặp sự may mắn . Hình tượng Ếch Thần muốn nói: con người có đạo đức sẽ luôn gặp may mắn, làm ăn phát tài. Ý nghĩa của công trình là đến với Ếch Thần Ngự Kim Sơn là đến với sự may mắn. - Hồ Long Quy Ẩn Thủy Thấp thoáng bên hình tượng con Rồng khi ẩn, khi hiện là hình ảnh Rùa vàng khổng lồ miệng ngậm thanh bảo kiếm nguyện phò vua giúp nước. Công trình được tái hiện tại Du Lịch Văn Hoá Suối Tiên gợi cho chúng ta nhớ lại câu chuyện Thần Kim Quy đã giúp An Dương Vương và Lê Lợi đánh đuổi giặc ngoại xâm tạo nên những trang sử hào hùng của dân tộc ta. Hồ Long Quy Ẩn Thủy còn là nơi tái hiện lại truyền thuyết “ Sơn Tinh – Thủy Tinh” truyền thuyết được sân khấu hóa một cách sinh động hấp dẫn với những pha đấu phép, bay lượn cực kỳ ngọan mục luôn thu hút khách tham quan. - Phúc Cung Tam Phước Cung Tam Phước là một đại cung hoành tráng nằm trên đồi Bạch Tượng. Phía trước có hai tượng Voi Thần đang vươn vòi chào đón khách thập phương. Đường lên đồi xuyên qua làng Vân Thuỷ, quý khách sẽ gặp tượng phật Di Lặc đang hoan hỷ chờ đón. Trên đỉnh đồi là quãng trường Tam Phước, chính giữa là 03 vị tiên: Phúc – Lộc – Thọ tịnh toạ trên đài Lý Ngư Thuỷ xoay chuyển ban phước lộc lành cho nhân thế muôn nơi. Trên đồi có 04 ngôi Đình Phong Các đón những ngọn gió lành từ khắp bốn phương.  Đông Đình Các - Đón gió đông - Mùa xuân  Tuỳ Đình Các - Đón gió nam - Mùa hạ  Nam Đình Các - Đón gió nồm - Mùa thu 69  Bắc đình các - Đón gió bắc - Mùa đông Phía sau đồi là núi Kim Cương có thác Vàng tuôn chảy ngày đêm. Phúc Cung Tam Phước là biểu tượng của Tam Tài Vạn Lộc, Phúc Đức Trùng Lai. Với ý tưởng cầu mong cho mọi du khách đến Suối Tiên được vạn sự tốt lành, sang giàu thịnh vượng. Ông Đinh Văn Vui – Tổng Giám Đốc DLVH Suối Tiên đã cho xây dựng công trình “Phúc Cung Tam Phước” và trực tiếp chỉ đạo xây dựng mô hình. + Công trình được khánh thành đầu năm 2005. + Vốn đầu tư: 04 tỷ đồng. + Diện tích: 3.000m2 - Hồ cá hóa long Hồ “Cá Hóa Long” được xây dựng trên một điển tích “Hàng năm Ngọc Hoàng cho tổ chức những cuộc thi dành cho loài cá, nếu vượt qua 3 cửa ải thì con cá đó sẽ hóa thành Rồng. Cá chép đã vượt qua 2 cửa ải, đến cửa ải thứ 3 không vượt qua được nên đầu thì hóa Rồng còn thân vẫn là cá”. Tích chuyện mang ý nghĩa giáo dục: Nếu có quyết tâm và ý chí cao thì nhất định sẽ thành công. - Miếu thờ thổ thần Theo phong tục truyền thống của người dân Việt Nam, khi định cư nơi nào thì lập miếu thờ Thổ Thần ở đó. Thổ Thần tức là một vị Thần canh giữ đất đai, miếu Thổ Thần tại Suối Tiên được nhân dân quanh vùng lập nên để cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt. - Đấu trường bò tót Đây là một trò chơi mới lạ hấp dẫn được nhập về Suối Tiên nhân dịp Tết Nguyên Đán 2010 vừa qua. Với những chú bò tót thật dũng mãnh và kiêu ngạo, bạn đã từng xem qua những trận đấu bò tót của sứ xở Tây Ban Nha chưa? Bạn có muốn trở thành một dũng sĩ đấu bò tót hay không? Hãy đến với đấu trường bò tót tại Suối Tiên sử dụng sức mạnh và tài năng khóe léo của mình để chinh phục những chú bò tót bướng bỉnh bạn sẽ trở thành dũng sĩ đấu bò tót thực thụ. 70 - Nhà trưng bày hiện vật lạ Là nhà trưng bày những hiện vật lạ nhưng có thật như: heo 2 mắt 3 mồm, rắn 2 đầu, heo sinh ra tứ quái, gà 9 cựa, củ mì khổng lồ, các hiện vật hóa thạch khácđược đem từ các tỉnh, miền trên khắp nước về đây. - Núi bảy cô Tiên Theo nhân dân quanh vùng Suối Tiên kể lại rằng mảnh đất này ngày xưa thiêng lắm. Lần lượt đã có bảy cô gái đồng trinh, cùng chung tuổi rồng đến tắm tại dòng suối này và đã chết đuối ở cùng một khúc sông sâu nhất. Thực hư không thể nào biết được nhưng di tích còn lại là ngôi miếu nhỏ thờ bảy cô thì vẫn được nhang khói ngày đêm cho tới nay. - Núi Vàng - Núi Bạc Ngày xưa có hai vợ chồng anh nông dân nghèo phát được một niếng rẫy ở bìa rừng để trồng ngô. Khi cây có ngô non thì ngày nào bầy khỉ cũng đến ăn. Vợ chồng anh canh giữ rất vất vả. Hai vợ chồng bàn nhau bỏ ngô ăn cho đỡ phí. Ăn no, cả hai lăn ra ngủ. Tối đến, bầy khỉ kéo đến tưởng rằng họ đã chết bèn hò nhau khiêng đi chôn. Sáng ra tỉnh dậy thấy mình nằm dưới chân núi, họ rất ngạc nhiên. Chưa tìm được lối về thì bỗng xung quanh có nhiều hòn đá óng ánh màu vàng chói. Họ nhặt lên xem thì ra là những thỏi vàng. Rất mừng, họ lượm mỗi người một túi rồi đem về nhà. Từ đó họ trở nên giàu có. Láng giềng có một tên phú hộ thấy vợ chồng anh bỗng trở nên giàu có bèn lần la hỏi chuyện. Vốn tính thiệt thà, vợ chồng anh kể lại hết. Nghe xong tên phú hộ ra về và bàn với vợ mua đám rấy và tỉa ngô. Khi ngô đã trổ cờ ra bắp, hai vợ chồng lên rẫy bẻ ngô và ăn no lăn ra ngủ. Lát sau, bầy khỉ đến tưởng rằng họ đã chết cũng khiêng đi chôn, đang đi lưng chừng núi chúng dừng lại hỏi nhau nên chôn ở đâu, khỉ đầu đàn bảo: “Chôn họ ở núi bạc vì vợ chồng trước chôn ở núi vùng”. Vợ chồng tên phú hộ nghe vậy không kìm được máu tham lam, nên kêu lên: “Chôn núi vàng thôi, đừng chôn núi bạc”. Bầy khỉ nghe tiếng người hốt hoảng buông tay, vợ chồng tên phú hộ rơi tỏm xuống vực tan xác. 71 Như vậy, qua câu chuyện này ta có thể thấy người hiền lành nhân hậu luôn được phước lành và may mắn, còn những người bụng dạ xấu xa thì sẽ có kết cuộc xấu - Tứ Linh Hội Tụ Tứ Linh Hội Tụ - một quần thể biểu trưng cho sự an lành, hạnh phúc, yên vui dành cho quí Du Khách đến với Suối Tiên từ khắp mọi miền. Với đầu Rồng khổng lồ cao 25m, nặng trên 300 tấn, cử động xoay chuyển bốn phương, sau ba vòng xoay thì nhả Ngọc, phun Châu, luôn ngẩng cao đầu hùng dũng uy nghi chào đón mọi người cùng về sum vầy, đoàn tụ. Quí khách có thể thưởng ngoạn bằng thuyền trên dòng sông êm đềm thơ mộng. Hoặc có thể tản bộ đến đảo Qui qua lòng ba cầu: cầu Loan, cầu Phụng, cầu Lân thăm giếng ngọc Lưu Ly, đền Rồng Vạn Bảo. Đảo thần rồng có 5 tựơng thần Quy hóa Long hướng vào dòng sông linh thiêng phun nước tạo thành những làn sương mù dày đặc. Khởi công xây dựng đầu năm 2002 và khánh thành vào dịp tết Nguyên Đán 2003. Vốn đầu tư trên 3 tỷ đồng. - Phật Thích Ca - Cội Bồ Đề Xuất thân là thái tử Tất Đạt Đa con vua Tịnh Phạn và hoàng hậu Maha Maya – cai trị ở nước Ca Tỳ La Vệ. Sau nhiều lần ra khỏi cung đi du ngoạn. Ngài thấy đời là bể khổ, ai cũng phải trải qua: Sanh – Lão – Bệnh – Tử, trăn trở và phiền muộn trước nỗi khổ của chúng sanh, Thái tử quyết tâm từ bỏ ngai vàng, vinh hoa phú quý và gia đình xuất gia tu hành tìm đường cứu khổ cứu nạn cho chúng sanh khi vừa tròn 29 tuổi. Trải qua 5 năm tìm đạo, tu hành khổ hạnh suốt 6 năm ròng cuối cùng trong 49 ngày đêm ngồi thiền định dưới cội cây Bồ Đề Ngài đã hiểu ra quy luật cuộc đời, nỗi khổ của chúng sanh Ngài đã tìm ra chân lý giác ngộ và đắc thành chánh quả. Tích Phật Thích Ca – Cội Bồ Đề nhắc nhở mọi người hãy sống có đạo đức, có tình thương bác ái, tránh những xấu xa tội lỗi, đừng tham mê dục vọng. Công trình là sự kết tinh độc đáo nghệ thuật điêu khắc, đắp tượng của các nghệ nhân của công ty DLVH Suối Tiên. Ở đây chúng ta hết sức khâm phục bàn tay tạo dáng 72 bonsai độc đáo, thân cây bồ đề được tạo dáng với những tán lá xanh mượt, dáng riêng lẻ mà lại rất chung tạo thành một quần thể hoa kiểng lạ mắt. - Linh Cung Thập Nhị Giáp Quần thể Linh Cung Thập Nhị Giáp là nơi hội tụ của 12 vị cầm tinh con người. Công trình được xây dựng tháng 11 năm 2003 và hoàn thành Tết Giáp Thân 2004, diện tích: 15.000m2 , vốn đầu tư 5 tỷ đồng. Đường lên đồi là Song Đạo Minh Thủy, với Voi quì - Hổ phục. Trên đỉnh đồi có đài Thủy Tụ với 12 vị Linh Tâm, mão vàng, giáp vàng đang chào đón quí khách. Phía sau là núi Vàng – núi Bạc rực rỡ với thác nước Kim Sơn tuôn chảy. Dưới chân núi là hồ Ngọc Bảo Lưu Ly có hầu Vương và hầu Tướng nghênh tiếp. Bên trong núi có hầm Vàng – hầm Bạc nơi quí khách sẽ khám phá nhiều bất ngờ và thú vị nhất. 12 con giáp gồm có: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi (lần lượt là: con Chuột, con Trâu, con Hổ, con Mèo, con Rồng, con Rắn, con Ngựa, con Dê, con Khỉ, con Gà, con Chó, con Heo). Đây là cách tính thời gian của người xưa. Chuyện kể rằng: Ngày xưa, khi các tháng, năm chưa có tên, một hôm Ngọc Hoàng đã triệu tập muôn thú lại để đặt tên cho mười hai con giáp, muôn thú đều được triệu tập và tự sắp xếp theo thứ tự riêng chỉ có hai con vật là Trâu và Chuột là mãi tranh dành vị trí đứng đầu và dẫn đến phải thi tài xếp hạng, do ranh mãnh nên Chuột thắng cuộc và được Ngọc Hoàng chỉ phong đứng đầu 12 con giáp. Nói một cách vui hơn: đến với “Linh Cung Thập Nhị Giáp” quý khách có thể nghe và biết được tương lai hậu vận của mình. - Đền Thờ Vua Hùng  Được xây dựng thành 2 giai đọan: - Giai đọan 1: Để bày tỏ tấm lòng tri ân đối với công đức của các vị vua Hùng đã có công lập quốc, Du Lịch Văn Hoá Suối Tiên đã khởi công xây dựng tượng vua Hùng từ ngày 12/03 /1996, hoàn thành vào tháng 9 năm 1996. - Giai đọan 2: Đáp ứng lòng ngưỡng vọng của đồng bào gần xa và tăng thêm phần hoành tráng cũng như giá trị thiêng liêng của tượng đài, ngày 07/ 02/ 73 2001, Du Lịch Văn Hóa Suối Tiên tiếp tục khởi công xây dựng đền thờ vua Hùng và khánh thành vào 19/ 04/ 2002 nhân dịp giỗ tổ Hùng Vương. Hàng năm đến ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch, công viên đều tổ chức lễ giỗ Tổ rất long trọng. “ Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ tổ mồng mười tháng ba”. Tổng diện tích khuôn viên đền là 1.678 m2. Đền cao 18 m, có hình bát giác biểu tượng cho bốn phương tám hướng, được kiến trúc trên mặt trống đồng rộng 250 m2 với dáng vẻ nguy nga, hoàng tráng mang hồn thiêng sông núi, càng khẳng định sự trường tồn, nền tảng vững chắc. Đền được chạm trổ công phu với những hoa văn, họa tiết điêu khắc cổ Việt Nam có từ thời các vua Hùng do đội ngũ nghệ nhân Suối Tiên thực hiện. Cổng đền được xây dựng dựa trên các hoa văn họa tiết của trống đồng, tiến vào đền đi lên 9 chín bậc cấp, mang ý nghĩa sâu sắc “tượng vua Hùng được đặt trên ngôi cao 9 bậc”, dọc theo lối vào đền là 2 hàng chim hạc xen kẽ với 18 chiếc trống đồng tượng trưng cho 18 đời vua Hùng nối tiếp nhau trị vì đất nước. Tượng vua Hùng cao 9m4, chiều ngang 3m2, chiều rộng 2m25, dát vàng (2kg), với thần thái uy nghi lẫm liệt, uy vũ mà nhân từ, cương nghị mà phúc hậu, tượng được đặt trên ngôi cao chín bậc, mặt hướng về phía Bắc như tấm lòng hàng triệu người con phương Nam hướng về quê cha đất tổ. Hai bên tượng là mô hình bánh Chưng, bánh Dày biểu tượng Âm Dương, trời thì tròn, đất thì vuông, tượng trưng cho tấm lòng hiếu thảo của người con dâng lên Ông bà, Cha mẹ. Đằng sau tượng là án thờ chính nơi đây thờ 18kg đất, 18lít nước, 3 cây cọ, 3 cây chò và một bát nhang được đồng chí Chủ Tịch và các đồng chí Lãnh Đạo tỉnh Phú Thọ đem từ đền Hùng Phú Thọ – nơi quê cha đất tổ về đặt tại đền Hùng của DLVH Suối Tiên. Nhân dịp Lễ Quốc Tổ mùng 10 tháng 03 âm lịch (Xuân Nhâm Ngọ 2002) để đồng bào phương Nam dù chưa có dịp hành hương về đất tổ cũng được chiêm ngưỡng lễ bái. 74 Ý tưởng khi xây dựng: Mọi người Việt Nam đến với đền Hùng đều được ôn lại lịch sử dân tộc Việt Nam tự hào với nền văn minh đã có từ 4000 năm. - Kim Lân Sơn Xuất Thế Đại cung Kim Lân Sơn Xuất Thế là một quần thể công trình kỳ vĩ, độc đáo với những đường nét điêu khắc tinh xảo: Núi Thập Vạn Đại Sơn, Cửu Đại Kim Lân, Quảng Trường Thiên Tuế, 18 tượng đài Nữ Thần May Mắn và Tượng Đài Di Lặc Thuyền Vàng. Kim Lân Sơn Xuất Thế – Việt Nam Hưng Thịnh Nhà Nhà Ấm No đó là nguyện ước của Du Lịch Suối Tiên khi xây dựng nên công trình này và cũng là lời cầu chúc cho du khách hưởng được nhiều tài lộc và may mắn. + Công trình được khánh thành vào dịp xuân Đinh Hợi 2007. + Vốn đầu tư: 8 tỷ đồng - Cung Vàng Điện Ngọc Cung Vàng Điện Ngọc mô phỏng cung đình triều Nguyễn tại cố đô Huế, mang đặc trưng kiến trúc cổ Việt Nam và đặc biệt là mang dấu ấn của triều vua Minh Mạng. Lối thiết kế theo kiểu nhất thi – nhất họa (Các câu thơ được bố trí xen với tranh vẽ). Đến đây, du khách như ngược dòng thời gian trở về lịch sử vàng son, hoá thân vào những nhân vật, được truyền tụng trong các câu truyện cổ tích như : Vua, Hoàng Hậu, Hoàng Tử, Công Chúa.và chụp những bức ảnh làm kỷ niệm. Rất nhiều nét đặt biệt trong chốn thâm cung huyền bí khiến ta nhận thức một cách sâu sắc về kho tàng lịch sử văn hoá dân tộc, cốt cách, đạo lý con người Việt Nam, những sáng tạo diệu kỳ từ khối óc và bàn tay con người. 2.3.4.2. Trò chơi cảm giác mạnh - Laser Zone Đây là trò chơi mang tính kĩ thuật cao, các bạn sẽ có một vũ khí trên tay đó là một cây súng, sau đó mọi người sẽ chiến đấu với nhau bằng sự điều khiển qua màn hình. 75 - Xe đua tốc độ Trò chơi mang tính thể thao với linh kiện nhập từ nước ngoài do kỹ sư Việt Nam lắp ráp. Vận tốc của xe đạt 35 – 40 km/h, vòng cua là 360o. Đây là trò chơi thử thách lòng dũng cảm và óc điều khiển khéo léo của các tay đua. - Đại Cung Phụng Hoàng Tiên Đại Cung Phụng Hoàng Tiên là một đại cung hoành tráng và được tái khánh thành vào dịp Tết Nguyên Đán năm 2009, được thiết kế độc đáo, nghệ nhân tạo hình sinh động, với sự phối hợp nhịp nhàng của âm thanh, ánh sáng sẽ đưa du khách ngược dòng thời gian trở về quá khứ 3 vạn năm trước, ngồi trên thuyền xuôi dòng sông huyền ảo với chiều dài 300m, quý khách sẽ thấy được tòan bộ quá trình tiến hóa của loài người, từ thời nguyên thủy cho đến khi có được nền văn minh như ngày hôm nay phải trải qua biết bao nhiêu giai đoạn. (Thời tiền sử, thời kỳ đất nung, thời kỳ đồ sắt). Đại Cung Phụng Hoàng Tiên ở Suối Tiên mang ý nghĩa: Suối Tiên của chúng ta là vùng đất tứ linh với Long - Lân - Quy – Phụng, nơi an lành hạnh phúc, luôn mang lại nhiều hạnh phúc và may mắn cho gia đình bạn. - Long hổ trận địa chiến: Một trò chơi mới vô cùng hấp dẫn, kịch tính và đầy thú vị s

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2013_02_28_4549214754_304_1871143.pdf
Tài liệu liên quan