Luận văn Phát triển chăn nuôi bò thịt ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN . i

LỜI CẢM ƠN . ii

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ . iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT . iv

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .v

DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ. vii

MỤC LỤC. viii

PHẦN MỞ ĐẦU.1

1. Tính cấp thiết .1

2. Mục tiêu nghiên cứu .2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .2

4. Phương pháp nghiên cứu .3

5. Kết cấu của Luận văn .4

6. Hạn chế của Luận văn.4

PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.5

CHƯƠNG I CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.5

1.1. Lý luận cơ bản về chăn nuôi bò thịt.5

1.1.1. Vai trò của chăn nuôi bò thịt.5

1.1.2. Đặc điểm của chăn nuôi bò thịt .7

1.1.3. Các hình thức tổ chức chăn nuôi bò thịt .9

1.1.4. Xu hướng sản xuất hàng hóa trong chăn nuôi .11

1.2. Lý luận về phát triển chăn nuôi bò thịt.14

1.2.1. Nội dung phát triển chăn nuôi bò thịt .14

1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi bò thịt .18

1.2.3. Chỉ tiêu nghiên cứu phát triển chăn nuôi bò thịt .24

1.3. Tình hình phát triển chăn nuôi bò trên thế giới và Việt Nam.25

1.3.1. Tình hình phát triển chăn nuôi bò trên thế giới .25

1.3.2. Tình hình phát triển chăn nuôi bò ở Việt Nam.28

1.3.3. Tình hình phát triển chăn nuôi bò ở Thừa Thiên Huế .32

1.3.4. Bài học kinh nghiệm cho huyện A Lưới.35

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BÒ THỊT

Ở HUYỆN A LƯỚI.37

2.1. Đặc điểm huyện A Lưới .37

2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên.37

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội.39

2.2. Tình hình chăn nuôi bò ở huyện A Lưới .45

2.2.1. Số lượng và chất lượng đàn bò thịt.45

2.2.2. Tình hình phát triển các hình thức tổ chức chăn nuôi bò thịt.48

2.2.3. Tình hình thú y và công tác tiêm phòng .50

2.2.4. Tình hình phát triển nguồn cung thức ăn.53

2.2.5. Tình hình phát triển các cơ sở dịch vụ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm chănnuôi .54

2.3. Kết quả nghiên cứu, khảo sát các hộ chăn nuôi bò thịt .56

2.3.1. Nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra .56

2.3.2. Qui mô nuôi bò thịt ở hộ điều tra.57

2.3.3. Tình hình sử dụng thức ăn .60

2.3.4. Thị trường và dịch vụ nuôi bò thịt.61

2.3.5. Tình hình đầu tư vốn và hệ thống chuồng trại.62

2.3.6. Chi phí đầu tư chăn nuôi bò thịt của các hộ điều tra .64

2.3.7. Kết quả và hiệu quả chăn nuôi bò thịt của các hộ điều tra .65

2.4. Chuỗi cung bò thịt tiêu thụ bò thịt của các hộ điều tra.67

2.5. Những hạn chế và thách thức trong phát triển chăn nuôi của huyện.70

2.5.1. Những hạn chế, tồn tại trong thời gian qua .70

2.5.2. Những thách thức hiện nay trong phát triển chăn nuôi của huyện .71

CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN

CHĂN NUÔI BÒ THỊT Ở HUYỆN A LƯỚI.72

3.1. Các quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển chăn nuôi bò thịt ở huyện

A Lưới.72

3.1.1. Quan điểm.72

3.1.2. Phương hướng.72

3.1.3. Mục tiêu .74

3.2. Các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển chăn nuôi bò thịt ở huyện A Lưới.75

3.2.1. Nhóm giải pháp về quy hoạch .75

3.2.2. Nhóm giải pháp về kỹ thuật.77

3.2.3. Nhóm giải pháp về giết mổ, chế biến, môi trường và thị trường tiêu thụ .81

3.2.4. Nhóm giải pháp về chính sách.83

PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .87

1. Kết luận.87

2. Kiến nghị.88

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.90

PHỤ LỤC

pdf113 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 941 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển chăn nuôi bò thịt ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có tọa độ địa lý: 107000’56” - 107031’10’’ độ kinh Đông và 106012’36’’ – 16021’08’’ độ vĩ Bắc. Phía Bắc giáp huyện Phong Điền và huyện Đa Krông (tỉnh Quảng Trị); Phía Tây giáp tỉnh Salavan và Sê Kong (nước CHNCND Lào); Phía Nam giáp huyện Tây Giang (tỉnh Quảng Nam); Phía Đông giáp huyện Hương Trà, Nam Đông và thị xã Hương Thủy; A Lưới có vị trí địa lý-kinh tế và an ninh quốc phòng quan trọng đối với tỉnh Thừa Thiên Huế, vùng Bắc Trung Bộ và cả nước. A Lưới nằm trên tuyến quốc lộ 49 nối đường Hồ Chí Minh với quốc lộ 1A. Đây là trục giao thông Đông-Tây quan trọng kết nối A Lưới với quốc lộ 1A, thành phố Huế và các huyện đồng bằng. Toàn huyện A Lưới được tổ chức theo 21 đơn vị hành chính, trong đó có một thị trấn và 20 xã, với tổng diện tích đất tự nhiên là 124.046,74 ha, chiếm 22,36% diện tích tự nhiên của tỉnh Thừa Thiên Huế. Dân số của huyện tính đến 2013 là 46.417 người, chiếm khoảng 4,16 % dân số toàn tỉnh. Huyện miền núi A Lưới cách thành phố Huế 70km về phía Tây. Có thể coi A Lưới là cầu nối giữa Huế với Lào thông qua huyết mạch giao thông là quốc lộ 49 và các cửa khẩu Hồng Vân, cửa khẩu S10 một cách thuận lợi. Bên cạnh đó, tuyến giao thông có tầm chiến lược trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội cả nước là đường Hồ Chí Minh cũng đã cơ bản hoàn thiện, dài hơn 100km nối từ quốc lộ 9, huyện Đăkrông tỉnh Quảng Trị vào Nam nối với tỉnh Quảng Nam. Trong tương lai đây là tuyến đường bộ quan trọng trong việc phát triển du lịch hành lang kinh tế phía Tây của tổ quốc. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế ̣ ̣ ́ ́ 38 2.1.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên Về nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 22,50C; nhiệt độ cao nhất vào tháng Sáu, trung bình khoảng 26,10C và có khi lên tới 400C; nhiệt độ thấp nhất vào tháng Một, trung bình 18,90C. Về lượng mưa: Mùa mưa thường kéo dài từ tháng 9 đến tháng 12, chiếm trên 70% lượng mưa cả năm, thường gây ra lũ lụt ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân ở A Lưới. Lượng mưa trung bình cả năm khoảng 280,4 mm/năm, tháng thấp nhất là 17,5 mm; tháng cao nhất là 1004,6mm. Với độ cao trung bình 700m so với mực nước biển lại nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa nên A Lưới có khí hậu khá mát mẻ và trong lành, thuận lợi cho phát triển du lịch. Địa hình đa dạng với những đỉnh núi cao trên 1000m như Co A Nong (1.228m), Động Tiên Công (1.091m), Động Ngại (1.774m), Động Re Lao (1.487m), Ha Te (1.084m) chạy song song ôm lấy thung lũng A Lưới có độ cao khoảng 600m. Tài nguyên sinh vật phong phú như lim, gõ, sến, mun, vàng tâm, dỗi, kiền, tùng và nhiều loại lâm sản khác như tre, nứa, luồng, lồ ô, mây. Động vật tự nhiên cũng khá đa dạng với nhiều loại quý hiếm như sao la, chồn hương, nai, mang A lưới là nơi bắt nguồn của 5 con sông lớn trong khu vực. Trong đó 2 con sông chảy qua Lào là A Sáp và A Lin, 3 sông chảy trong lãnh thổ Việt Nam là sông Đăkrông, song Bồ và sông Hương. Sông suối với mật độ tương đối dày hiện diện trong địa bàn là điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt và sản xuất của dân cư nơi đây. Tài nguyên thiên nhiên của A Lưới rất phong phú và đa dạng, đây chính là những lợi thế mà thiên nhiên ban tặng. Tuy nhiên, huyện miền núi A Lưới cũng gặp nhiều khó khăn trong việc đầu tư, phát triển kinh tế, vì vậy cần phải có những nghiên cứu và đầu tư đúng hướng để tận dụng được những lợi thế sẵn có. Trên địa bàn huyện còn có một số khoáng sản có giá trị kinh tế như cao lanh, đá xây dựng, có trữ lượng đủ để khai thác với quy mô công nghiệp. ĐA ̣I H ỌC KI NH TẾ HU Ế ̣ ̣ ́ ́ 39 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 2.1.2.1 Dân số và lao động Với dân số năm 2013 là 46.417 người, bên cạnh người kinh, A Lưới là nơi cư trú của đồng bào các nhóm dân tộc ít người như Pako, Tà Ôi, Cơtu, Pa Hi (người Pako, Cơtu chiếm hơn 70% dân số) với những nét văn hóa đặc sắc như các lễ hội đặc đặc sắc như các lễ hội truyền thống, những tập quán sinh hoạt và sản xuất, kiến trúc nhà ở, trang phục và những sản phẩm truyền thống, đặc biệt là nghề dệt vải Dzèng. Theo số liệu thống kê huyện A Lưới, số hộ dân sinh sống trên địa bàn huyện năm 2013 là 11.531, tăng so với năm 2011 là 768 hộ, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2013 là 3,5%/năm. Bên cạnh đó, dân số trung bình của huyện cũng tăng qua các năm, cụ thể là năm 2011 dân số trung bình của huyện A Lưới đạt 44.590 người và đến năm 2013 là 46.417 người, tăng 2,02%. Tính đến thời điểm 31/12/2013, dân số huyện A Lưới chiếm 4,16% dân số toàn tỉnh Thừa Thiên Huế và đứng chỉ đứng trước huyện Nam Đông trong 9 đơn vị hành chính của tỉnh. Nếu như năm 2009 dân số thành thị chỉ có 6.599 người thì đến năm 2011 tăng lên 6.828 người và đến cuối năm 2013 là 7.109 người, chỉ chiếm 15,3% dân số toàn huyện. Trong thời gian qua, tốc độ tăng dân số của huyện giảm dần từ 2,07% năm 1999 xuống còn 1.55 % năm 2013. Mật độ dân số bình quân tương đối thấp, khoảng 38 người/km2, chỉ đứng trước Nam Đông (37 người/ km2) và thấp hơn rất nhiều so với mật độ bình quân của tỉnh (222 người/km2). Dân cư phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở thị trấn và các xã ven các trục đường giao thông. Thị trấn có mật độ dân số cao nhất 501 người/km2, thấp nhất là xã Hương Nguyên chỉ có 4 người/km2.ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế ̣ ̣ ́ ́ 40 Bảng 2.1. Tình hình dân số và lao động của huyện A Lưới qua 3 năm 2011-2013 Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 So sánh 2012/2011 2013/2012 SL % SL % SL % +/- % +/- % I. Tổng số hộ Hộ 10.763 100 11.021 100 11.531 100 258 2,39 510 4,62 II. Tổng số nhân khẩu Người 45.409 100 46.065 100 46.769 100 656 1,44 704 1,53 1. Thành thị Người 6.828 15,04 7.025 15,25 7.109 15,2 197 2,88 84 1,19 2. Nông thôn Người 38.581 84,96 38.901 84,75 39.308 84,8 32 0,83 407 1,04 III. Tổng số lao động Lđ 20.367 100 20.499 100 20.578 100 132 0,65 79 0,38 1. Lao động nam Lđ 9.153 44,94 9.226 45 9.262 45,01 73 0,79 36 0,39 2. Lao động nữ Lđ 11.214 55,06 11.273 55 11.316 54,99 59 0.52 43 0,38 IV. Một số chỉ tiêu bình quân 1. BQ khẩu/ hộ Khẩu 4,21 - 4,18 - 4,05 -0,039 -0,93 -0,12 -2,96 2. BQ lao động/ hộ Lđ 1,89 - 1,86 - 1,78 -0,032 -1,7 -0,075 -4,05 Nguồn: Phòng thống kê- huyện A Lưới ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế ̣ ̣ ́ ́ 41 Số liệu ở bảng 2.1 cho thấy, trong tổng số lao động của huyện A Lưới, nữ giới chiếm tỷ trọng cao hơn nam. Tuy nhiên, cơ cấu lao động của huyện A Lưới đang dịch chuyển theo hướng tăng tỷ dần tỷ trọng lao động nam, giảm dần tỷ trọng nữ, mặc dù mức tăng qua các năm là rất nhỏ. 2.1.2.2. Hiện trạng sử dụng đất Theo số liệu thống kê của Phòng Nông nghiệp huyện A Lưới, năm 2013 diện tích đất nông nghiệp chiếm 92,57 % diện tích đất tự nhiên của huyện, tương ứng là 113.156,78 ha trong đó chủ yếu là đất sản xuất lâm nghiệp; đất phi nông nghiệp là 5.859,64 ha, chiếm 4,79% và diện tích đất chưa sử dụng là 3.216,62 ha chiếm 2,63%. Do đặc điểm của huyện A Lưới, thuộc vùng miền núi và Trung du nên diện tích đất lâm nghiệp chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu diện tích đất nông nghiệp, trong đó chủ yếu là đất rừng sản xuất và đất rừng phòng hộ, chiếm tỷ trọng trong diện tích đất lâm nghiệp tương ứng là 37,43% và 37,89%. Bảng 2.2. Hiện trạng sử dụng đất của huyện A Lưới năm 2013 ĐVT: Ha Chỉ tiêu Diện tích % Tổng diện tích đất tự nhiên 122.233,04 100 I. Đất nông nghiệp 113.156,78 92,57 1. Đất trồng cây hàng năm 2.810,43 2,3 2. Đất trồng cây lâu năm 2.677,25 2,19 3. Đất lâm nghiệp 107.669,10 88,1 Đất rừng đặc dụng 15.597,01 12,76 Đất rừng phòng hộ 46.322,34 37,89 Đất rừng sản xuất 45.749,75 37,43 4. Đất khác 230,56 0,18 II. Đất phi nông nghiệp 5.859,64 4,79 1. Đất ở 1.813,70 1,48 Đất ở tại nông thôn 1.626,83 1,33 Đất ở tại đô thị 186,87 0,15 2. Đất khác 4.045,94 3,31 III. Đất chưa sử dụng 3.216,62 2,63 Nguồn: Phòng thống kê – huyện A Lưới ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế ̣ ̣ ́ ́ 42 Trong cơ cấu diện tích đất ở huyện A Lưới, diện tích đất phi nông nghiệp có xu hướng tăng lên. Năm 2010, tổng diện tích đất phi nông nghiệp của huyện A Lưới là 4.997,99 ha, chiếm 4,08 % trong tổng diện tích đất tự nhiên huyện A Lưới, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2010-2013 là 15,36%/năm. Diện tích đất phi nông nghiệp của huyện tăng là do một phần diện tích đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng được chuyển đổi thành đất ở tại đô thị và đất xây dựng các công trình công cộng, hạ tầng kinh tế xã hội. 2.1.2.3. Hiện trạng phát triển kinh tế Là một huyện vùng cao nằm sát biên biên giới nên việc phát triển kinh tế - xã hội nhằm đảm bảo cuộc sống cho nhân dân huyện A Lưới, cũng chính là góp phần giữ vững trật tự an ninh, quốc phòng. Năm 2013, tốc độ tăng giá trị sản xuất đạt 15%, trong đó nông – lâm – ngư nghiệp tăng 9%; Công nghiệp, xây dựng, tiểu thủ công nghiệp tăng 17,5%; Dịch vụ tăng 17%. Tỷ trong các ngành Nông- lâm- ngư nghiệp chiếp 49,9% (379 tỷ đồng); Công nghiệp xây dựng- tiểu thủ công nghiệp chiếm 37,3% (283 tỷ đồng); Dịch vụ chiếm 12,8% (96 tỷ đồng).Thu nhập bình quân đầu người khoảng 14 triệu đồng/ năm. Giáo dục và đào tạo: Chất lượng giáo dục các bậc học ngày càng được nâng lên, đã được công nhận là đơn vị đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 05 tuổi, toàn huyện tiếp tục duy trì phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Tỷ lệ công nhân hoàn thành và tốt nghiệp các cấp học bao gồm: Tiểu học: 99,6%; THCS: 98,7%; THPT: 75,04%. Công tác khám, chữa bệnh, chăm lo sức khỏe của nhân dân được quan tâm thực hiện tốt. Công tác khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế được triển khai trên tất cả 21 trạm y tế xã, thị trấn. Đến nay, có 12/21 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế giai đoạn 2011-2020(theo tiêu chí mới); tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng vẫn đang ở mức cao chiếm tỷ lệ 20% , giảm 1.45% so với cùng kỳ. Điện: bằng nhiều nguồn lực kết hợp, hiện nay 21/21 xã, thị trấn của huyện đã có điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt, năm 2013 số hộ dùng điện đạt 98,9%. Tuy nhiên, nhu cầu điện dùng cho sản xuất và sinh hoạt hàng ngày một tăng nhưng ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế ̣ ̣ ́ ́ 43 nguồn điện quốc gia hiện có chưa đáp ứng đủ, điện thế không ổn định, thường bị cắt để sữa chữa; hệ thống dây dẫn, máy biến áp cung cấp điện cho ác phụ tải công nghiệp, dịch vụ cũng như sinh hoạt của nhân dân cần phải được đầu tư nâng cấp. Công tác thủy lợi - nước sinh hoạt: Toàn huyện hiện có 86 hồ đập, công trinh thủy lợi đảm bảo bảo tưới tiêu cho diện tích lúa nước, ao hồ cá. Số kênh mương đã cứng hóa 75,63km, đạt tỷ lệ 76%, kết hợp với các sông suối tự nhiên cơ bản đảm bảo nước tưới cho sản xuất nông nghiệp. Công tác đầu tư công trình nước sạch được thực hiện tốt và đảm bảo, năm 2013 tỷ lệ hộ dùng nước hợp vệ sinh đạt hơn 85%. Trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng cả năm đạt 5.974,3ha, tăng 467,3ha so với cùng kỳ. Năng suất lúa đạt 48,5 ta/ha; ngô 55,4 tạ/ha; sắn 162 tạ/ha; khoai các loại 57 tạ/ha; rau, đậu các loại 70,8 tạ/ha. Chăn nuôi-thú y: Tổng đàn gia súc năm 2013: 33.848 con đạt 96,2% kế hoạch, trong đó; đàn trâu:2.843 con; đàn bò: 7,633 con; đàn bò: 20.095 con; đàm dê: 3.277 con. Tổng đàn gia cầm :192.455 con. Thủy sản: Tổng diện tích ao hồ toàn huyên 324,8ha, sản lượng ước đạt 649 tấn. Bảng 2.3. Cơ cấu và tăng trưởng tổng giá trị sản xuất của huyện A Lưới giai đoạn 2009-2013 Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 I. Tổng giá trị sản xuất 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 1. GO ngành N-L-TS 37,39 40,40 41,6 36,9 34,8 2. GO ngành CN và XD 22,00 20,12 25,0 23,3 23,4 3. GO ngành Dịch vụ 40,61 39,48 33,41 39,8 41,8 Nguồn: Phòng thống kê – huyện A Lưới Ghi chú:- Cơ cấu tính theo giá hiện hành - Tăng trưởng tính theo giá so sánh Tổng giá trị sản xuất của các ngành kinh tế giai đoạn 2011-2013 tăng trưởng liên tục qua 3 năm. Nếu như năm 2011, tổng giá trị sản xuất của nền kinh tế là ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế ̣ ̣ ́ ́ 44 611,683 tỷ đồng thì đến năm 2013 đạt tới 789,061 tỷ đồng, với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 13,57%. Cơ cấu kinh tế của huyện A Lưới trong những năm gần đây đang dịch chuyển theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp- xây dựng và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông-lâm- thủy sản. Năm 2011, tỷ trọng ngành nông – lâm- thủy sản là 41,6%, công nghiệp – xây dựng chiếm 25%, dịch vụ chiếm 33,41%; đến năm 2013, tỷ trọng các ngành kinh tế tương ứng là 34,8%, 24,3%,41,8%. Nhìn chung, nền kinh tế của huyện A Lưới đã có mức tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng các ngành công nghiệp – xây dựng và dịch có xu hướng tăng lên, thu nhập bình quân đầu người ngày càng được nâng cao. Những kết quả đạt được về phát triển kinh tế trong thời gian vừa qua thể hiện sự phù hợp với định hướng của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế là xây dựng đô thị A Lưới xứng tầm là đô thị động lực phía Tây của tỉnh trong sự gắn kết với hệ thống đô thị Thừa Thiên Huế. Tóm lại, huyện A Lưới có nhiều tiềm năng, cơ hội và thế mạnh để phát triển chăn nuôi bò thịt. Là huyện có diện tích đất đai rộng lớn, mật độ dân số thấp nên có nhiều tiềm năng để phát triển chăn nuôi gia súc ăn cỏ. Thịt bò A lưới không chỉ nổi tiếng thơm, ngon, ngọt, mềm trong tỉnh mà còn vươn xa qua các thị trường khác như Quảng Nam, Quảng Ngãi. Trong khi đó, đầu tư chăn nuôi bò thịt hiện đang có hiệu quả vì giá sản phẩm thịt bò thường xuyên tăng lên và có tính ổn định, đầu vào của chăn nuôi, bò thịt chủ yếu là các thức ăn thô xanh, phụ phẩm nông nghiệp. Trong lúc ngành chăn nuôi đang gặp khó khăn thì bò vẫn là vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao, trở thành nghề chính của nông dân. Bên cạnh đó, Thừa Thiên Huế là trung tâm văn hoá lớn của miền Trung, lượng khách du lịch lớn, có nhu cầu sử dụng sản phẩm chăn nuôi chất lượng cao như thịt bòĐây là thị trường về tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi chất lượng cao mà huyện A Lưới có thể nhắm đến trong thời gian tới. Nhiều Chương trình, Đề án, Dự án, mô hình thí điểm từ các đơn vị, tổ chức đã và đang quan tâm đầu tư cho phát triển chăn nuôi trên địa bàn huyện. Ngoài ra những kinh nghiệm của người dân kết hợp với sự phát triển không ngừng của ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế ̣ ̣ ́ ́ 45 công nghệ sinh học trong chăn nuôi là thế mạnh để sản xuất chăn nuôi bò thịt trên địa bàn huyện trong thời gian tới phát triển có hiệu quả và bền vững. 2.2. Tình hình chăn nuôi bò ở huyện A Lưới Chăn nuôi là một trong hai lĩnh vực sản xuất của ngành nông nghiệp huyện A Lưới, có vai trò quan trọng trong việc giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Nếu như năm 2004 giá trị sản xuất ngành chăn nuôi của huyện chỉ đạt 11,077 tỷ đồng thì đến năm 2013 lên tới 56,324 tỷ đồng, tăng gấp 6,59 lần so với năm 2004 [7,12], tuy nhiên vẫn giảm so với năm 2012 (73,034 tỷ đồng). Năm 2013, giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi huyện A Lưới chiếm 15,59 % tổng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản. Bảng 2.4. Số lượng các loại vật nuôi huyện A Lưới giai đoạn 2007-2013 ĐVT: Con Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Trâu 2.338 2.443 2.603 2.64 2.657 2.492 2.393 Bò 5.825 7.243 7.329 7.972 7.258 6.401 5.888 Lợn 8.166 7.192 7.206 9.916 8.735 12.168 11.668 Dê 3.045 3.505 3.688 3.092 2.798 1.927 1.948 Gia cầm 56.071 93.76 87.250 73.63 88.345 93.507 88.346 Nguồn: Niên giám thống kê huyện A Lưới Nhìn vào bảng 2.4 ta thấy bò và gia cầm vẫn là hai loại vật nuôi chủ yếu của ngành chăn nuôi A Lưới, tuy nhiên, chăn nuôi bò cũng phát triển khá lớn mạnh. A Lưới là địa phương có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi để chăn nuôi bò, nhưng ngành chăn nuôi ở đây vẫn chưa khai thác và phát huy được những lợi thế đó, vì vậy số lượng đàn bò không ổn định qua các năm. 2.2.1. Số lượng và chất lượng đàn bò thịt Nếu như năm 2005, tổng đàn bò của huyện A Lưới là 4.419 con, tăng dần qua các năm, đến năm 2010 lên tới 7.972 con thì đến năm 2013 giảm chỉ còn 5.888 con. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế ̣ ̣ ́ ́ 46 Trong khoảng 9 năm trở lại đây (2005-2013), đàn bò ở huyện A Lưới biến động khá lớn. Sơ đồ 2.1 cho thấy, giai đoạn 2010-2013 số lượng bò ở huyện giảm một cách rõ rệt nguyên nhân là do diện tích đồng cỏ chăn thả ngày càng bị thu hẹp dần do chuyển đổi đất thổ cư, trồng rừng và trồng các loại cây công nghiệp; Diện tích cỏ trồng sau khi các dự án kết thúc đến nay còn không đáng kể; Các nguồn phế phụ phẩm dư thừa trong nông nghiệp như rơm rạ, thân cây ngô, thân cây chuối,... vẫn chưa được người dân quan tâm chế biến và sử dụng nhiều trong chăn nuôi bò. Ngoài ra, sự biến đổi của thời tiết ngày càng khắc nghiệt, rét đậm rét hại xảy ra làm cho đàn bò giảm mạnh. Nguồn: Niên giám thống kê Thừa Thiên Huế Hình 2.1. Diễn biến đàn bò huyện A Lưới giai đoạn 2005-2013 Số lượng đàn bò biến động liên tục qua các năm và không thể hiện rõ nét về xu thế phát triển. Sự biến động về tổng đàn bò đã làm cho sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng của huyện A lưới cũng giảm và không ổn định. Do thực hiện cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp ngày càng cao nên chăn nuôi trâu bò hiện nay ít được sử dụng cho mục đích cày kéo mà chủ yếu nuôi để bán thịt, người chăn nuôi quan tâm đến việc giữ lại đàn cái, vì vậy tỷ lệ trâu bò sinh sản khá cao (chiếm 40-50% tổng đàn). Tuy nhiên, chất lượng đàn chưa được cải tiến nhiều, nên trọng lượng và năng suất cá thể còn thấp. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế ̣ ̣ ́ ́ 47 Bảng 2.5. Cơ cấu đàn bò của huyện A Lưới phân theo giống Tiêu chí 2011 2012 2013 SL (con) % SL (con) % SL (con) % Bò lai 1.308 18 1.308 20,44 1.352 22,96 Cái sinh sản (>3t) 3.290 45,3 2.853 44,6 2.799 47,54 Cái lai 739 10,2 727 11,4 766 13 Đực giống lai 56 0,8 55 0,86 55 0,9 Khác 1.865 25,7 1.458 22,7 916 15,6 Tổng đàn 7.258 100 6.401 100 5.888 100 Nguồn: Phòng Nông nghiệp- Huyện A Lưới Ở A Lưới, đàn bò chủ yếu là giống địa phương có năng suất thấp. Việc cải tạo đàn bò theo hướng lai Sind đã góp phần cải thiện tầm vóc, tuy nhiên tốc độ tăng chậm. Đến nay, đàn bò lai trên toàn huyện có 1.352con, chiếm tỷ lệ 23% so với tổng đàn. Bò lai chiếm ưu thế hơn bò vàng của Việt nam bởi năng suất thịt và hiệu quả kinh tế do vậy tăng tỷ lệ bò lai sẽ rất cần thiết trong những năm tới. Bò lai Sind có trọng lượng trung bình 220 đến 270kg/con trong lúc đó bò vàng chỉ có 180-200kg/con. Mặt khác, do không có sự chọn lọc về giống, trâu bò phát triển sinh sản tự nhiên (nhất là đàn trâu, bò chăn thả rong) nên không thể tránh khỏi tình trạng cận huyết do vậy kém phát triển về tầm vóc. Năm 2013, số lượng bò lai là 1.353 con, chiếm 23 % tổng đàn, tăng 44 con so với cùng kỳ năm 2012. Đàn bò cái sinh sản trên 3 năm tuổi là 2.799 con chiếm 47,54% tổng đàn, trong đó cái lai Sind: 766 con; Đực giống lai: 55 con . Tỷ lệ đàn bò phục vụ cày kéo trong sản xuất chiếm tỷ lệ thấp chỉ 1,3% [20], số còn lại chủ yếu là bò sinh sản và bò nuôi lấy thịt, đây là một lợi thế để phát triển bò thịt ở A Lưới trong tương lai. Năm 2006, UBND huyện A Lưới đã triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2015. Theo đó, nhiều chương trình hỗ trợ phát triển đã được lồng ghép để hoàn thành các chỉ tiêu đặt ra theo quy hoạch. Sau 5 năm triển khai thực hiện quy hoạch, huyện A Lưới đã đạt được nhiều kết quả đáng kể. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế ̣ ̣ ́ ́ 48 Bảng 2.6. Quy hoạch phát triển đàn bò huyện A Lưới năm 2010 Chỉ tiêu Quy hoạch 2010 Thực hiện 2010 TH/KH (%) Tổng đàn bò 9.098 7.972 87,62 Bò lai 1.522 1.544 101,04 Cái sinh sản (>3t) 4.019 3.697 91,98 Cái lai 753 766 101,72 Đực giống lai 60 60 100 Nguồn: Đề án quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2015 Theo bảng số liệu 2.6, tổng đàn bò trên đại bàn huyện A Lưới năm 2010 là 7.972 con (đạt 87,62% so với quy hoạch), trong đó tỷ lệ đàn bò lai vượt so với kế hoạch là 101,04%. Định hướng những năm tiếp theo, ngành chăn nuôi huyện A Lưới sẽ tập trung phát triển đàn bò lai, phấn đấu đến năm 2020 đàn bò lai đạt 2. 135 con, chiếm 25% tổng đàn. Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng đàn bò thịt của huyện A Lưới trong thời gian qua đạt kết quả thấp không đạt các chỉ tiêu đề ra. Kết quả này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, trong đó chăn nuôi quy mô nhỏ chiếm ưu thế trong ngành chăn nuôi bò thịt là nguyên nhân chủ yếu. Hơn nữa, giá cả thị trường trong những năm gần đây không ổn định, dịch bệnh thường xuyên xảy ra nên người chăn nuôi đã thu hẹp quy mô sản xuất. 2.2.2. Tình hình phát triển các hình thức tổ chức chăn nuôi bò thịt A Lưới có khoảng 9.000 hộ sản xuất nông nghiệp, bình quân mỗi hộ nuôi 0,28 con trâu; 0,71 con bò; 1,35 con lợn, 0,21 con dê và 10,39 con gia cầm. Mặc dù thời gian gần đây chăn nuôi trang trại đang phát triển nhưng cũng mới chỉ chiếm khoảng 1% số lượng gia súc gia cầm của huyện; Còn lại hầu hết là chăn nuôi nông hộ theo phương thức truyền thống, phân tán, với qui mô nhỏ, hoặc kết hợp giữa chăn nuôi và trồng trọt nên cho năng suất thấp. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế ̣ ̣ ́ ́ 49 Bảng 2.7. Số lượng trang trại, gia trại năm 2013 TT Đơn vị Trâu bò (con) Lợn (con) Gia cầm (con) Trâu SS Trâu thịt Bò SS Bò thịt Lợn nái Lợn thịt Lợn thịt Gà Vịt, ngan, ngỗng ≥10 ≥50 ≥10 ≥50 ≥20 25< 100 ≥100 500< 2000 ≥ 2000 500< 2000 ≥ 2000 1 Hương Phong 1 1 2 Sơn Thủy 6 3 Hồng Thái 1 4 A Ngo 1 5 Hồng Bắc 2 6 Thị trấn 7 1 Cộng: 2 16 1 Nguồn: Phòng Nông Nghiệp – huyện A LướiĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế ̣ ̣ ́ ́ 50 Từ năm 2007 đến nay, toàn huyện vẫn chỉ có 2 trang trại chăn nuôi bò thịt từ 50 bò trở lên (gồm của Đoàn kinh tế quốc phòng 92 đóng trên địa bàn huyện và của 01 hộ cá nhân). Chăn nuôi bò thịt trên địa bàn huyện với quy mô nhỏ là chủ yếu chứ chưa có hộ, tổ chức, cá nhân nào phát triển với quy mô lớn đạt tiêu chí Trang trại theo Thông tư số 27 của Bộ NN&PTNT nên chưa tổ chức xét để cấp giấy chứng nhận trang trại. Khảo sát về chuồng trại của các hộ chăn nuôi bò trong huyện cho thấy: Chuồng trại dùng trong chăn nuôi hầu hết do người dân xây dựng một cách tự phát, không theo một khuôn mẫu, quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật. Chuồng trại tạm bợ, không hợp qui cách sẽ dẫn đến tình trạng vật nuôi phát triển kém (nhất là đối với các giống mới năng suất cao như bò lai), dễ phát sinh và lây lan dịch bệnh, ô nhiễm môi trường. 2.2.3. Tình hình thú y và công tác tiêm phòng Năm 2013, toàn huyện có 03 cán bộ và chuyên viên làm công tác chăn nuôi (gồm 02 CB quản lý nhà nước và 01 CB khuyến nông) trên địa bàn huyện. Ở các xã, thị trấn đến nay đã có cán bộ phụ trách lĩnh vực nông nghiệp (trong đó có chăn nuôi) trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ cho nông dân trong sản xuất nông nghiệp nhưng kiến thức chuyên môn về lĩnh vực chăn nuôi chưa cao nên còn lúng túng trong việc tuyên truyền, vận động, hướng dẫn cho nông dân áp dụng chuyển đổi giống vật nuôi có chất lượng cao hơn và phương thức chăn nuôi tên tiến hơn. Công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc gia cầm thời gian qua hoạt động thường xuyên và có hiệu quả. Thực tế là trong những năm qua các loại dịch bệnh nguy hiểm đã được khống chế một cách hữu hiệu. Mạng lưới thú y từ huyện đến cơ sở hoạt động khá đồng bộ. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế ̣ ̣ ́ ́ 51 Bảng 2.8. Công tác tiêm phòng huyện A Lưới năm 2013 TT Loại vắc xin Vụ Xuân Vụ thu D tiêm (KH) Thực hiện Tỷ lệ % DTiêm TH % 1 THT trâu bò 7.320 6.460 88 2 LMLM Trâu, Bò 9.975 7.725 77 9.975 4.750 48 3 LMLM Lợn 650 650 100 650 650 100 4 Tam liên Lợn 9.750 7.470 77 8.700 6.160 71 5 Dại chó 4.500 2.150 77 6 Newcastle gà 12.500 12.500 12.500 12.500 7 Dich tả vịt 6.000 Cả năm 8 Cúm gia cầm 6.000 Nguồn: Báo cáo công tác chăn nuôi - thú y huyện A Lưới năm 2013 Bảng 2.9. Công tác kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y ở chợ năm 2013 KSGM Điểm giết mổ Giấy KD, TP Bò (con) Lợn (con) Gia cầm (con) Riêng lẻ Tập trung Tiêu độc (m 2 ) Bò (con) Lợn (con) Tổng số (điểm) Số k.tra (lần) Tổng số (điểm) Số k.tra (lần) 757 8.803 6.273 1 30 1 270 định kỳ tháng 757 8.803 Nguồn: Báo cáo công tác chăn nuôi - thú y huyện A Lưới năm 2013 Công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y được triển khai thường xuyên và rộng khắp nên hầu hết các sản phẩm động vật đưa ra thị trường đã được cơ quan thú y kiểm tra chặt chẽ, trên 90% số lượng gia súc được đưa vào giết mổ ở lò giết mổ tập trung. Mặc dù công tác thú y thời gian qua đạt nhiều hiệu quả, nhưng do phương thức chăn nuôi phân tán và người chăn nuôi chưa thật sự chú trọng đến công tác vệ ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế ̣ ̣ ́ ́ 52 sinh thú y làm cho dịch bệnh vẫn thỉnh thoảng xảy ra hàng năm đối với gia súc gia cầm, gây thiệt hại không nhỏ đến kinh tế. Về đội ngũ cán bộ thú y, tính đến cuối năm 2013 trên địa bàn huyện A Lưới có 63 thú y viên được cấp thẻ hành nghề. Nhìn chung, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ thúy viên còn rất thấp, số lượng thú y viên chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ rất lớn (74,29%), trong khi đó chỉ có 1 thú y viên có trình độ đại học, 3 thú y viên có trình độ cao đẳng, số lượng thú y viên còn lại là trung cấp (chiếm 20%). Với chất lượng đội ngũ làm công tác thú

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphat_trien_chan_nuoi_bo_thit_o_huyen_a_luoi_tinh_thua_thien_hue_1756_1912292.pdf
Tài liệu liên quan