Luận văn Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Công Thương khu vực Ba Đình

MỤC LỤC

 

LỜI NÓI ĐẦU 1

NỘI DUNG 3

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG(CVTD) CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 3

1.1. Khái niệm đặc điểm và phân loại CVTD 3

1.1.1. Khái niệm CVTD 3

1.1.2. Đối tượng CVTD 4

1.1.3. Đặc điểm CVTD 5

1.2. Các phương thức CVTD 8

1.2.1. Phân loại CVTD dựa vào mục đích 8

1.2.2. Căn cứ theo phương thức hoàn trả 9

1.2.3. Căn cứ vào hình thức đảm bảo tiền vay 11

1.2.4. Căn cứ vào nguồn gốc các khoản CVTD 11

1.3. Các nhân tố tác động đến CVTD 19

1.3.1. Nhóm các nhân tố khách quan 19

1.3.2. Nhóm các nhân tố chủ quan 21

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CVTD TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG(NHCT) BA ĐÌNH 24

2.1. Khái quát về chi nhánh ngân hàng Công Thương Ba Đình 24

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 24

2.1.2. Cơ cấu tổ chức nhiệm vụ các phòng ban 26

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHCT Ba Đình 40

2.2. Thực trạng CVTD tại chi nhánh NHCT Ba Đình 49

2.2.1. Đối tượng và quy trình CVTD 49

2.2.2. Thực trạng CVTD tại chi nhánh 51

2.3. Đánh giá hoạt động CVTD tại chi nhánh 57

2.3.1. Kết quả đạt được 57

2.3.2. Nguyên nhân và hạn chế 57

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CVTD TẠI NHCT BA ĐÌNH 67

3.1. Định hướng phát triển của NHCT Ba Đình 67

3.1.1. Chỉ tiêu kế hoạch năm 2006 67

3.1.2. Các biện pháp thực hiện 67

3.2. Các giải pháp 69

3.2.1. Phải có chính sách cụ thể về CVTD 69

3.2.2. Hoàn thiện quy trình CVTD 71

3.2.3. Đa dạng hoá các phương thức cho vay tiêu dùng 72

3.2.4. Đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh 73

3.2.5. Đẩy mạnh hoạt động Marketing ngân hàng 74

3.2.6. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 76

3.2.1. Tăng cường đầu tư cho cơ sở vật chất, hiện đại hoá công nghệ ngân hàng 78

3.3. Một số kiến nghị 79

3.3.1. Kiến nghị đối với sự quản lý vĩ mô của nhà nước 80

3.3.2. Kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước 81

3.3.3. Kiến nghị đối với các cấp có liên quan 82

3.3.4. Kiến nghị đối với Ngân hàng Công Thương Việt Nam 83

Kết luận 84

 

docx90 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1709 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Công Thương khu vực Ba Đình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, giấy tờ có giá, hồ sơ tài sản thế chấp...) theo đúng quy định của NHNN và NHCT. - Thực hiện ứng tiền và thu tiền cho các quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch trong và ngoài quầy ATM theo uỷ quyền kịp thời chính xác, đúng chế độ quy định. - Thu, chi tiền mặt giao dịchcó giá trị lớn. - Phối hợp với phòng kế toán giao dịch (trong quầy), tổ chức hhành chính thực hiện điều chuyển tiền giữa quỹ nghiệp vụ của chi nhánh với NHNN,các NHCT trên địa bàn, các quỹ tiết kiệm, điểm giao dịch, phòng giao dịch, ATM an toàn, đúng chế độ trên cơ sở đáp ứng đầy đủ kịp thời nhu cầu chi tại chi nhánh. - Theo dõi tình hình kho tàng, lập kế hoạch chữa cải tạo tu bổ, nâng cấp kho tiền đúng tiêu chuẩn kĩ thuật. - Tổ chức học tập nâng cao trình độ, nghiệp vụ cho cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác của phòng. - Làm các báo cáo theo quy định của NHNN và NHCT. - Làm công tác khác do giám đốc giao. i/ Phòng thông tin điện toán. Chức năng: Thực hiện công tác duy trì hệ thống, bảo trì bảo dưỡng máy tính đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống mạng, máy tính của chi nhánh. Nhiệm vụ: - Thực hiện quản lí về mặt công nghệ và kĩ thuật đối với toàn bộ hệ thống mạng thông tin của chi nhánh theo thẩm quyền được giao. - Bảo trì bảo dưỡng máy tính đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống mạng, máy tính của chi nhánh. -Thực hiện triển khai các hệ thống, chương trình phần mềm mới, các phiên bản mới từ NHCT tại chi nhánh. - Lập, gửi các báo cáo bằng File theo quy định hiện hành của NHCT Việt Nam, NHNN. - Thao tác vận hành các chương trình phần mềm trong hệ thống thông tin về phân hệ điện toán để phối hợp xử lí kĩ thuật phát sinh trong chi nhánh. - Làm đầu mối về mặt công nghệ thông tin giữa chi nhánh với NHCT Việt Nam. Xử lí các sự cố đối với hệ thông thông tin tại chi nhánh. Thực hiện lưu trữ, backup dữ liệu toàn chi nhánh. - Tổ chức học tập nâng cao trình độ, nghiệp vụ cho cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác của phòng. - Phối hợp với các phòng chức năng để triển khai công tác đào tạo về công nghệ thông tin tại chi nhánh. - Làm công tác khác do giám đốc giao. k/ Phòng kế toán tài chính. Chức năng: Phòng kế toán tài chính là phòng tham mưu cho giám đốc thực hiện công tác quản lí tài chính và thực hiện nhiệm vụ chi tiêu nội bộ tại chi nhánh theo đúng quy định của NHNN và của NHCT. Nhiệm vụ: - Chi trả lương và các khoản thu nhập khác cho cán bộnhân viên hàng tháng. - Tổ chức quản lí và theo dõi hoạch toán kế toán tài sản cố định, công cụ lao động, kho ấn chỉ, chỉ tiêu nội bộ của chi nhánh. Phối kết hợp với phòng tổ chức hành chính lập ké hoạh boả trì bảo dưỡng tài sản cố định... - Lập ké hoạch tìa chính, báo cáo tài chính theo quy định hiện hành. - Lập kế hoạch mua sắm tài sản, trang thiết bị làm việc, kế hoạch chi tiêu nội bộ đảm bảo hoạt động kinh doanh của chi nhánh trình giám đốc chi nhánh quyết định. - Phối hợp với các phòng liên quan tham mưu cho giám đốc về kế hoạch và thực hiện quỹ tiền lương quý, năm, chi cho các quỹ theo quy định của Nhà nước và NHCT đồng thời phù hợp với mục tiêu phát triển kinh doanh của chi nhánh. - Tính và trích nộp thuế, bảo hiểm xã hội theo quy định. Là đầu mối trong quan hệ với cơ quan thuế và tài chính. - Phối hợp với phòng tổ chức hầnh chính, xây dựng nội quy quản lí, sử dụng trang thiết bị tại chi nhánh. - Thực hiện lưu giữ chứng từ, số liệu, làm báo cáo theo quy định của nhà nước và NHCT. - Tổ chức học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ phòng. - Làm công tác khác do giám đốc giao. l/ Phòng kiểm tra nội bộ. Chức năng: Phòng kiểm tra nội bộ là phòng nghiệp vụ có chức năng giúp giám đốc giám sát, kiểm tra, kiểm toán các mặt hoạt động kinh doanh của chi nhánh nhằm đảm bảo việc thực hiện theo đúng pháp luật của nhà nước và cơ chế quản lí của ngành. Nhiệm vụ: - Thực hiện giám sát, kiểm tra, kiểm toán theo chương trình, kế hoạch hoặc chỉ đạo trực tiếp của Tổng giám đốc, về tổ chức thực hiện quy trình nghiệp vụ, chế độ, thể lệ tại chi nhánh theo quy định nhà nứơc, NHNN, NHCT Việt Nam. Báo cáo kết quả kiểm tra và kiến nghị biện pháp xử lí cá nhân, tổ chức có sai phạm được phát hiện trong kiểm tra, kiểm toán. Theo dõi, giám sát hoặc tham gia giải quyết, đôn đốc kiến nghị sau thanh tra, các vụ việc nổi cộm tại chi nhánh. - Kiểm toán hàng ngày các giao dịch lớn hoặc các nghiệp vụ theo quy định. - Thực hiện kiểm tra hoặc phối hợp với phòng nghiệp vụ để kiểm tra đột xuất theo yêu cầu giám đốc. - Tiếp nhận và giải quyết các đơn thư, khiếu nại, tố cáo của tổ chức và cá nhân, tổ chức tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo về nội dung có liên quan đến hoạt động của NHCT và cán bộ NHCT theo luật khiếu nại tố cáo, các quy định của Chính phủ, của Thống đốc NHNN và Tổng giám đốc NHCT Việt Nam. - Tham mưu cho giám đóc về công tác phòng chống tham nhũng. - Tham gia Hội đồng tín dụngtại chi nhánh với tư cách giám sát. - Phối hợp với phòng kế toán giao dịch, tổ chức hành chính tham gia vào viẹc mua sắm, sửa chữa TSCĐ,CCLĐ và một số công việc khác với tư cách giám sát. - Thực hiện công tác pháp chế theo quy ché của Hội đồng quản trị và hướng dẫn của Tổng giám đốc NHCT Việt Nam. - Làm đầu mối khi có đoàn kiểm tra, kiểm toán hoặc thanh tra đến làm việc tại chi nhánh. - Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của NHCT. - Tổ chức học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ phòng. - Làm công tác khác do giám đốc giao. Không trực tiếp tham gia vào các hoạt động cụ thể. 2.1.3. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BA ĐÌNH 2.1.3.1. BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NĂM 2003 a/ Về công tác huy động vốn: - Đến 31/12/2003 tổng nguồn vốn huy động đạt 3.192 tỷ VNĐ(bao gồm cả ngoại tệ quy VNĐ), so với cùng kỳ năm trước tăng 217 tỷ (tương đương 7,3%). Trong đó: + Tiền gửi VNĐ đến 31/12/2003: 2.718 tỷ VNĐ, tăng hơn so với cùng kỳ năm trước la 365 tỷ VNĐ (tốc độ tăng 15,5%). + Tiền gửi ngoại tệ (quy VNĐ) đến 31/12/2003: 474 tỷ VNĐ giảm 148 tỷ VNĐ (-23,8%). Về cơ cấu vốn huy động: - Tiền gửi tiết kiệm đến 31/12/2003 đạt 1.495 tỷ đồng, tăng 180 tỷ VNĐ (+13,7%) so với năm 2002. Mức tăng này chủ yếu là tăng vốn huy động VNĐ: đến 31/12/2003 huy động vốn VNĐ đạt 1062 tỷ VNĐ, tăng hơn so với năm trước: 249 tỷ VNĐ (+30,6%). Ngược lại, vốn huy động bằng ngoại tệ đạt 433 tỷ VNĐ, so với năm trước giảm 69 tỷ VNĐ (-13,7%). b/ Về công tác tín dụng: - Tổng dư nợ cho vay và đầu tư đến 31/12/2003 đạt 1.717 tỷ VNĐ, so với năm trước tăng 85 tỷ (+5,2%). Trong đó: - Dư nợ cho vay nền kinh tế đến 31/12/2003 đạt 1.703 tỷ đồng ( bao gồm cả cho vay đồng tài trợ dài hạn), tăng so với năm trước 81 tỷ đồng (+5%). So với kế hoạch giao 1.842 tỷ VNĐ đạt 92,5%. Bao gồm: + Dư nợ ngắn hạn: Đến 31/12/2003 đạt 1.112 tỷ VNĐ, so với năm trước giảm 122 tỷ VNĐ (-11%). + Dư nợ cho vay trung dài hạn: đến 31/12/2003 đạt 591 tỷ VNĐ (không kể dư nợ nhận vốn góp đồng tài trợ 18 tỷ) so với năm trước tăng 203 tỷ VNĐ (+52,3%). Chi nhánh đã hoàn thành chi tiêu cho vay trung dài do NHCT VN giao. - Về xử lý nợ đọng: Tổng số nợ đọng thu được trong năm 2003 là 17,406 tỷ VNĐ bằng 71,5% nợ tồn đọng. + Nợ tồn đọng nhóm I thu được 1.771 triệu (3.983 – 2.212). So với kế hoạch NHCTVN giao 1,5 tỷ VNĐ vượt 18%. + Nợ tồn đọng nhóm II giảm 388 triệu (816 – 428). (chủ yếu giảm do xử lý nợ bằng nguồn vốn Chính phủ). + Nợ tồn đọng nhóm III thu được 15.247 triệu VNĐ (19.515 – 4273). - Đến 31/12/2003 tổng số nợ tồn đọng chỉ còn 6,913 tỷ VNĐ chiếm 0,4% tổng dư nợ. * Riêng nợ quá hạn đến 31/12/2003 Chi nhánh chỉ còn 6,139 tỷ VNĐ chiếm tỷ trọng 0,36% trong tổng dư nợ. - Về nghiệp vụ bảo lãnh: + Đến 31/12/2003: Tổng dư bảo lãnh đạt 574 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước tăng 218 tỷ VNĐ (+61,2%). + Không phát sinh món bảo lãnh nào phải thanh toán thay cho nhà thầu. c/ Công tác kinh doanh đối ngoại * Về kinh doanh ngoại tệ: - Doanh số mua bán ngoại tệ cả năm 2003 đạt 205 triệu USD (kể cả các ngoại tệ khác quy USD) tăng 6% so với năm 2002. + Doanh số mua năm 2003 đạt: 101,580,951 USD ( kể cả các ngoại tệ khác quy USD). + Doanh số bán năm 2003 đạt: 103,584,934 USD ( kể cả các ngoại tệ khác quy USD). * Về nghiệp vụ thanh toán Quốc tế: - Thanh toán 1.462 món trị giá 111.475.000 USD. Trong đó: + Thanh toán hàng nhập: 990 món trị giá 96,070,100 USD. + Thanh toán hàng xuất: 472 món trị giá 8,045,331 USD. - Tỷ lệ cho vay không có đảm bảo bằng tài sản (kể cả bảo lãnh của Bộ tài chính) đã thực hiện được tỷ lệ 71%, so với chỉ tiêu NHCTVN giao vượt 5%. d/ Về công tác tiền tệ, kho quỹ: Với khối lượng thu – chi tiền mặt lớn nhưng công tác tiền tệ, kho quỹ vẫn bảo đảm an toàn tuyệt đối. Thu – chi tiền VNĐ đạt 10.000 tỷ đồng bằng 150% so với năm 2002, thu – chi Ngoại tệ đạt 156 triệu USD tăng 58 triệu USD, điều chuyển cho NHN và NHCTVN 1.458 tỷ VNĐ và 38 triệu USD. e/ Kết quả kinh doanh năm 2003: Trong điều kiện kinh doanh có nhiều khó khăn bởi trên cùng địa bàn hẹp có nhiều tổ chức tín dụng hoạt động cạnh tranh hàng ngày về huy động vốn và khách hàng vay vốn. Chi nhánh đã có chính sách khách hàng linh hoạt và thích hợp, đảm bảo giữ vững được khách hàng truyền thống và nâng cao chất lượng trong công tác đàu tư vốn, tiết kiệm chi phí. Do vậy, kết quả kinh doanh năm 2003 đạt hiệu quả khả quan. - Doanh thu năm 2003 đạt: 236.897 triệu VNĐ. So với năm 2002 tăng 73.977 triệu VNĐ (+45,4%). - Tổng chi phí: 176.066 triệu VNĐ. So với năm 2002 tăng 42.583 triệu VNĐ (+32%). - Lợi nhuận hạch toán: 60.831 triệu VNĐ. So với năm 2002 tăng 102,2%. So với kế hoạch NHCTVN giao vượt 76,8%. 2.1.3.2. BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH NĂM 2004 a/ Về công tác huy động vốn - Đến 31/12/2004 tổng nguồn vốn huy động đạt 3.639 tỷ đồng (kể cả ngoại tệ quy VNĐ). So với cùng kỳ năm trước tăng 447 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng trưởng 14% (toàn hệ thống tăng 2,6%). So với kế hoạch đạt 97,5%. Trong đó: + Tiền gửi VNĐ: 2.984 tỷ đồng tăng 266 tỷ đồng (+9,79%) so với kế hoạch đạt 94,7%. + Tiền gửi ngoại tệ: 655 tỷ đồng, tăng 181 tỷ đồng (+38,2%) so với kế hoạch vượt 12,9%. Theo khu vực: + Huy động từ TCKT là: 1.806 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 49,6%. So với cùng kỳ năm trướctăng 398 tỷ đồng (+28,27%). + Huy động từ dân cư: 1.833 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 50,4%. So với cùng kỳ năm trước tăng 49 tỷ đồng (+2,7%). b/ Về hoạt động tín dụng * Dư nợ cho vay tiếp tục tăng trưởng: Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đến 31/12/2004 đạt 1.894 tỷ dồng, so cùng kỳ năm trước tăng 191 tỷ, tốc độ tăng 11,2%. So với kế hoạch đạt 95,8%. Trong đó: - Dư nợ theo kỳ hạn: + Dư nợ cho vay ngắn hạn: 1.261 tỷ đồng, tăng 149 tỷ đồng, tốc độ tăng 13,4%. + Dư nợ cho vay trung dài hạn: 633 tỷ đồng, tăng 42 tỷ đồng, tốc độ tăng 7,1%. - Dư nợ theo loại tiền: + Dư nợ VNĐ: 1.309 tỷ đồng, tăng 36 tỷ đồng (+2,8%), so với kế hoạch đạt 88,4%. + Dư nợ ngoại tệ: 585 tỷ đồng, tăng 155 tỷ đồng (+36%), so với kế hoạch đạt 118%. * Về nghiệp vụ bảo lãnh: - Trong năm 2004 đã phát hành 879 món gia trị trên 400 tỷ đồng, trong năm không có trường hợp nào Chi nhánh phảI thực hiện nghĩa vụ thay cho doanh nghiệp được bảo lãnh. - Số dư bảo lãnh đến 31/12/2004: 570 tỷ đồng so với 31/12/2003 giảm 4,3 tỷ đồng. c/ Về chất lượng tín dụng * Tình hình xử lý nợ đọng: - Năm 2004 nợ đọng của 03 nhóm phait tiếp tục xử lý là 6.9132 triệu đồng trong đó chủ yếu là nợ đã được khoanh, nợ vay thanh toán công nợ, nợ của những đơn vị đã ngừng hoạt động và nợ của những đơn vị sản xuất kinh doanh yếu kém nhiều năm chưa được tổ chức, sắp xếp lại. Đã xử lý tàI sản, thu bằng tiền được 325 triệu đồng của nhóm 1, NHCTVN cho xử lý nợ tồn đọng như nợ của nhóm 2 được 6.538 triệu đồng. Đến cuối năm 2004 nợ tồn đọng Chi nhánh chi còn 1 món duy nhất 50triệu VNĐ. * Về nợ quá hạn: - Nợ quá hạn phát sinh trong năm 36.814 triệu đồng, đã thu được 30.960 triệu đồng, dư nợ quá hạn đến cuối năm 2004 chỉ còn 5.904 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 0,31% trên tổng dư nợ, so với kế hoạch dư nợ quá hạn của NHCTVN giao 11.000 triệu đồng thì đã giảm được 46%. * Về nợ gia hạn: - Số dư nợ gia hạn của chi nhánh thường xuyên ở mức cao, thời điểm thấp nhất cũng trên 30 tỷ đồng, cao nhất trên 130 tỷ đồng. Tính đến thời điểm 31/12/2004 là 116 tỷ đồng. Số liệu về nợ gia hạn đã thể hiện chất lượng tín dụng của Chi nhánh còn chưa đạt yêu cầu, cần phải bám sát đơn vị để đôn đốc thu nợ. d/ Kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quôc tế. * Về kinh doanh ngoại tệ: - Thu chênh lệch tỷ giá mua bán và tỷ giá được 1.125 triệu đồng. Tổng doanh số mua bán đạt 273.253.876 USD (kể cả các ngoại tệ khác qui đổi). So với năm trước tăng 33,19%. Cụ thể: + Doanh số mua; 137.011.253 USD, tăng 35.430.302 USD (+34,88%) + Doanh số bán: 136.242.623 USD, tăng 32.657.689 USD (+31,53%). * THANH TOÁN QUỐC TẾ: - Thanh toán hàng nhập: 118.327.659 USD, tăng 23,17% so với năm 2003. Trong đó: + Phát hành 828L/C nhập khẩu với khối lượng 98.922.658 USD. + Thanh toán 154 món nhờ thu trị giá 3.191.480 USD. + Chuyển tiền đi: 766 món giá trị 16.213.521 USD. - Thanh toán hàng xuất: 13.284.183 USD tăng 65,12% so với năm trước. Trong đó: + Thanh toán L/C xuất: 137 món giá trị 4.299.063 USD. + Thanh toán nhờ thu: 75 món trị giá 3.985.120 USD. + Nhận thanh toán T/T: 600 món trị giá 5.000.000 USD. e/ Về công tác kế toán thanh toán, kho quĩ và dịch vụ * Công tác kế toán thanh toán: Đã có 2579 doanh nghiệp và cá nhân đến giao dịch, với hơn 10.000 tài khoản tiền gửi, tiền vay hoạt động theo chương trình hiện đại hoá, với khối lượng 375.059 lượt chứng từ và trên 35000. tỷ đồng thanh toán. Qua hoạt động thanh toán và đối chiếu số dư tiền gửi, tiền vay cuối năm 2004 chưa có trường hợp nào khách hang khiếu kiện sai sót. * Công tác kho quĩ: Doanh số thu chi tiền mặt cả năm 2004 là 15.025 tỷ VNĐ và 127 triệu USD (kể cả ngoại tệ khác được qui đổi). So với năm 2003 khối lượng VNĐ tăng hơn 50% nhưng vẫn bảo đảm an toàn tuyệt đối, lựa xhon tiền đủ tiêu chuẩn phục vụ khách hàng. Với đức tính liêm khiết, trung thực, cán bộ kiểm ngân đã trả cho khách hàng tiền nộp thừa 400 món bao gồm 44.673.000 VNĐ và 1000 EUR. Đã phát hiện và thu giữ được 802 tờ tiền giả có tổng mệnh giá là 51.790.000đ. * Hoạt động dịch vụ: Năm 2004 Chi nhánh đã đẩy mạnh phát triển dịch vụ thanh toán thẻ, lắp đặt thêm 04 máy ATM đưa tổng số lên 06 máy ATM vào hoạt động tại các điểm giao dịch thuận tiện. Phát hành thêm được 1.032 thẻ, nâng tổng số thẻ Chi nhánh quản lý lên 1.606 thẻ, trong đó có 690 thẻ trả lương hàng tháng của 04 doanh nghiệp với doanh số 2.800 triệu đồng/tháng. f/ Kết quả kinh doanh 2004 - Nhờ phát triển đồng bộ có chất lượng về nguồn vốn, tín dụng và dịch vụ ngân hàng…, lợi nhuận hạch toán cả năm 2004 đạt 78,157 tỷ đồng, tăng 17,326 tỷ đồng so với năm 2003 (+28,5%), tăng 20,2% so với kế hoạch NHCTVN giao. Năm 2004 Chi nhánh đã được NHCTVN xếp loại là một trong những đơn vị đạt danh hiệu đơn vị xuất sắc của toàn hệ thống và đề nghị Chủ tịch nước tặng huân chương lao động hạng hai. Các hoạt động tự vệ, phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc đều được cờ đơn vị dẫn đầu của quận Ba Đình. Công tác Công đoàn được đề nghị tặng cờ của Thủ tướng Chính phủ. 2.1.3.3. BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH NĂM 2005 a/ Về huy động vốn - Đến 31/12/2005 tổng nguồn vốn huy động đạt 4164 tỷ, tăng 14,43% so với cuối năm 2004 trong đó huy động vốn VNĐ 3469 tỷ, tăng 16,25%, huy động ngoại tệ tăng 695 tỷ, tăng 6,1%. - Về cơ cấu vốn: Huy động từ tổ chức kinh tế và tín dụng khác 2050 tỷ, so với cuối năm 2004 tăng 244 tỷ (+13,5%); huy động tiền gửi dân cư 2114 tỷ, tăng 281 tỷ (+15,33%). Nhìn chung trong mấy năm gần đây, tăng trưởng vốn của chi nhánh đều đạt mức trên 14%. b/ Về hoạt động tín dụng * Dư nợ cho vay: - Đến 31/12/2005 tổng dư nợ cho vay đạt 2816 tỷ so với dư nợ cuối năm 2004 tăng 922 tỷ (+48,7%), trong đó dư nợ VNĐ 1950 tỷ, tăng 641 tỷ (+48,96%), dư nợ ngoại tệ qui VNĐ 866 tỷ, tăng 281 tỷ (+48,03%). * Chất lượng tín dụng: - Dư nợ xấu: Với sự chỉ đạo sát sao và bám sát từng khoản thu của doanh nghiệp để thu nợ, nợ xấu đến 31/12/2005 chỉ còn 77.361 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 2,75% trên tổng dư nợ, xử lý rủi ro 53.586 triệu đồng. - Nợ gia hạn và nợ quá hạn: Một mặt hàng phân bón, sắt thép có thời điểm tiêu thụ chậm, nợ đọng vốn trong đầu tư XDCB kéo dài, nên đã phát sinh nợ gia hạn và quá hạn cuối tháng 9/2005 lên tới 178 tỷ đồng, số tiền phải trich dự phòng rủi ro lên trên 53.865 triệu đồng. - Sau khi đưa ra biện pháp cụ thể để khắc phục thì đến 31/12/2005 sau khi xử lý rủi ro, nợ gia hạn và nợ quá hạn chỉ còn 65 tỷ đồng, trong đó nợ quá hạn 19,6 tỷ đồng. - Tình hình thu nợ đọng và thu nợ đã được xử lý rủi ro rất hạn chế, chỉ thu được 103 triệu đồng, bằng 3,3% kế hoạc được giao. c/ Hoạt động tài trợ thương mại * Thanh toán quốc tế: - Tổng giá trị thanh toán hàng xuất nhập khẩu 2061 món đạt 159,009,733 USD tăng 20,8% so với năm 2004.trong đó thanh toán hàng nhập 1890 món đạt 153,001,137 USD tăng 32% so với năm 2004. * Nghiệp vụ bảo lãnh: - Năm 2005 phát hành 1374 món, với giá trị 308 tỷ đồng. Đến 31/12/2005 giá trị bảo lãnh đạt 496 tỷ đồng, so với cuối năm 2004 giảm 74 tỷ đồng, nguyên nhân do Chi nhánh đã hạn chế và giảm dần hạn mức tín dụng với một số doanh nghiệp trong ngành giao thông vận tải và xây dựng. * Kinh doanh ngoại tệ: - Tổng doanh số bmua bán 493,370,638 USD, tăng 220,116,762 USD bằng 180,55% so với năm trước, chênh lệch Mua bán đạt 1.357 triệu đồng. d/ Các hoạt động dịch vụ và công tác khác * Hoạt động kế toán thanh toán: - Chi nhánh thiết lập thêm 7 cửa giao dịch, nâng số cửa giao dịch lên 12 cửa. Khối lượng thanh toán trên36.916 tỷ VNĐ và 212,90 triệu USD, bao gồm 227.435 món trong đó có 136.515 món thanh toán không dùng tiền mặt 28.810 tỷ VNĐ. * Phát triển dịch vụ thẻ điện tử: - Đến 31/12/2005 Chi nhánh đã phát hành được3.142 thẻ ATM và 25 thẻ VISA/MASTER card, lắp đặt được 11 máy thanh toán thẻ trong năm 2005 phát hanh được 1.438 thẻ, đạt 119,8% so với kế hoạch được giao, trong đó co 1.413 thẻ ATM. * Công tác quản lý kho quĩ: - Doanh số thu chi tiền mặt cả năm 11.050 tỷ VNĐ và 226,050,113 USD. Phát hiện và thu giữ 345 tờ tiền giả tổng mệnh giá 21 triệu đồng, trả lại tiền thừa cho khách hàng: 460 món với 477,50 triệu đồng, trong đó VNĐ có món cao nhất là 50 triệu đồng, ngoại tệ có món cao nhất là 1000USD. Kho quĩ trong năm 2005 được bảo đảm an toàn tài sản tuyệt đối. * Công tác kiểm tra kiểm soát: - Thực hiện đúng qui chế, qui trình nghiệp vụ của NHNN và NHCTVN nên nhìn chung không có sai sót lớn, kịp thời chỉnh sửa những sai sót trong các mạt nghiệp vụ tín dụng, kế toán, tiết kiệm… sau kiểm tra của các đoàn thanh tra NHNN, kiểm tra của NHCTVN. * Công tác tổ chức, phát triển mạng lưới: - Tuy mới thành lập 01/06/2005 nhưng văn phòng giao dịch Tây Hồ đã đi vào nề nếp, có những kết quả khả quan: Vốn huy động được 26219 triêu đồng, dư nợ cho vay 36.080 triệu đồng, các hoạt động dịch vụ về chuyển tiền, thanh toán mua bán ngoại tệ cũng đã có kết quả tốt. e/ Kêt quả tài chính - Lợi nhuận đã đạt 90.681 triệu đồng, vượt 5.681 triệu đồng so với kế hoạc được giao, trích lập dự phòng rủi ro 32.899 triệu đồng đủ chỉ tiêu kế hoạch được giao, thu nhập người lao động được tăng lên rõ rệt, tạo đà phân khởi để thực hiện tốt kế hoạch kinh doanh năm 2006. 2.2. THỰC TRẠNG TIÊU CHO VAY DÙNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BA ĐÌNH 2.2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ QUY TRÌNH CHO VAY TIÊU DÙNG * Đối tượng cho vay tiêu dùng: của ngân hàng là tất cả các cá nhân có năng lực pháp lý và có năng lực hành vi dân sự. Tức là các cá nhân này phải có đủ tư cách thực hiện các giao dịch, có đủ sức khoẻ, độ minh mẫn. Ngân hàng tuyệt đối không cho vay đối với những người ở độ tuổi vị thành niên, đang trong thời gian chấp hành án hoặc mắc bệnh tâm thần. Trong đó, thông thường các khoản cho vay đối với cá nhân đều phải có tài sản đảm bảo mà giá trị của các tài sản này phải tương ứng với giá trị món vay. Và từ khi có công văn chấp nhận cho vay đối với một số đối tượng không có đảm bảo bằng tài sản, thì các cá nhân phải là: - Cán bộ công chức viên chức trong các cơ quan Nhà nước, các tổ chức chính trị, xã hội, lực lượng vũ trang, cán bộ hưu trí được hưởng lương trợ cấp và các nguồn thu khác thường xuyên của Nhà nước. - Các cán bộ công nhân viên trong biên chế hợp đồng vô thời hạn hoặc thời hạn dài 5 năm trở lên. * Qui trình cho vay: - Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về lập hồ sơ vay vốn + Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ + Đối chiếu và tiếp nhận hồ sơ - Thẩm định các điều kiện vay vốn + Kiểm tra hồ sơ và mục đích vay vốn + Điều tra, thu nhập, tổng hợp thông tin về khách hàng và phương án vay vốn + Kiểm tra xác minh thông tin + Phân tích, thẩm định khách hàng vay vốn + Dự kiến lợi ích của ngân hàng nếu khoản vay được phê duyệt + Phân tích, thẩm định phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư + Thẩm định tài sản bảo đảm tiền vay - Xác định phương thức cho vay - Xem xét khả năng nguồn vốn, điều kiện thanh toán và xác định lãi suất cho vay - Lập tờ trình thẩm định cho vay - Tái thẩm định khoản vay - Trình duyệt khoản vay + Trường hợp không phải qua hội đồng tín dụng cơ sở + Trường hợp phải thông qua hợp đồng cơ sở - Ký kết hợp đồng tín dụng, sổ vay vốn, hợp đồng bảo đảm tiền vay, giao nhận giấy tờ và tài sản bảo đảm. + Soạn thảo nội dung hợp đồng, sổ vay vốn + Ký kết hợp đồng tín dụng, sổ vay vốn, hợp đồng bảo đảm tiền vay + Làm thủ tục giao, nhận giấy tờ và tài sản bảo đảm tiền vay + Kiểm tra giấy tờ sau khi kí kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay + Công chức và đăng ký giao dịch bảo đảm - Giải ngân - Kiểm tra, kiểm soát khoản vay - Thu nợ lãi và gốc và xử lý những phát sinh - Thanh lý hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm tiền vay - Giải chấp tài sản bảo đảm - Lưu giữ hồ sơ tín dụng và hồ sơ bảm đảm tiền vay 2.2.2. THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CHI NHÁNH Trước đây ngân hàng này hoạt động theo hướng chuyên doanh mà chức năng chính của hệ thống ngân hàng Công Thương là cho vay đối với các công ty, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Do đó các cá nhân, hộ gia đình không phải là đối tượng khách hàng chính của ngân hàng. Nhưng chính vì thế đã tạo ra sự mất cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng. Hiện nay thì nhu cầu tiêu dùng của dân cư ngày một tăng cao do đó NHCT cũng đã triển khai hoạt động cho vay tiêu dùng. Do một số yếu tố khách quan và chủ quan mà hoạt động cho vay tiêu dùng vẫn đang là một sân chơi mới mà các ngân hàng cùng bước vào, những năm gần đây do nền kinh tế không ngừng phát triển, đời sống người dân không ngừng được cải thiện do đó nhu cầu về tiêu dùng ngày một tăng cao đặc biệt là ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. NHCT Ba Đình là một chi nhánh của NHCT Việt Nam nên trước năm 1988, ngân hàng cũng chủ yếu cho vay đối với doanh nghiệp. Nhưng hiện nay khi nền kinh tế đang chuyển sang cơ chế thị trường đầy cạnh tranh đòi hỏi các ngân hàng phải chuyển đổi thành các ngân hàng đa năng, và do đó hoạt động cho vay tiêu dùng cũng được thực sự quan tâm, chú trọng phát triển. 2.2.2.1. VỀ DƯ NỢ CHO VAY TIÊU DÙNG Nhìn một cách tổng quan thì doanh số cho vay và dư nợ đối với hoạt động cho vay tiêu dùng trong những năm gần đây của NHCT Ba Đình là không ngừng tăng trưởng, kể cả trong từng khoản mục ngắn, trung và dài hạn. Để nhìn nhận rõ hơn tình hình tăng trưởng trong 3 năm gần đây ta xem xét số liệu sau: TÌNH HÌNH CHO VAY TIÊU DÙNG THEO THỜI GIAN (2003– 2005) Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2003 2004 2005 Số tiền Số tiền So với 2003 Số tiền So với 2004 +/- % +/- % * D/số cho vay 20.261 33.601 13.340 65,84 38.625 4.724 14,05 - Ngắn hạn 13.872 21.741 7.869 56,72 26.127 4.386 20,17 - Trung hạn 5.364 8.670 3.306 61,63 8.913 243 2,8 - Dài hạn 1.025 3.190 2.165 211,22 3.285 95 2,98 * Dư nợ 19.021 23.983 4962 26,09 27.700 3.717 15,5 - Ngắn hạn 13.841 15.164 1.683 12,48 17.753 2.589 17,07 - Trung hạn 5.150 5.639 489 9,5 6.687 1.048 18,58 - Dài hạn 390 3.180 2.790 715,38 3.260 80 2,52 Qua bảng số liệu ta thấy được doanh số cho vay tiêu dùng không ngừng tăng trưởng qua các năm. Đặc biệt là có sự tăng trưởng vượt bậc từ 20.261 triệu đồng vào cuối năm 2003 lên 33.601 triệu đồng vào cuối năm 2004 tức là tăng 13.340 triệu đồng (+65,84%), và đến cuối năm 2005 thì đã đạt 38.625 triệu đồng tăng 4.724 triệu đồng (+14,05%). Tuy có thấp hơn năm 2004 nhưng tốc độ tăng trưởng như vậy là tương đối cao. Sự giảm sụt này một phần là do sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trong hoạt động này ngày càng gay gắt, mặt khác có thêm nhiều ngân hàng ra đời nên việc giảm sút về con số tương đối là có thể dự đoán. Ngoài ra ta cũng thấy được dư nợ cho vay tiêu dùng của từng năm cũng tăng một cách đều đặn. Năm 2003 đạt 19.021 triệu đồng so với dư nợ cho vay tiêu dùng đến 31/12/2004 là 23.983 triệu đồng tăng 4.962 triệu đồng (+26,09%), để rồi đạt 27.700 vào cuối năm 2005 tăng +15,5%. Trong đó nếu xét theo thời gian thì các khoản vay cho ngắn, trung và dài hạn chiếm những tỷ lệ rất khác nhau, nó được thể hiện ở biểu đồ sau: TÌNH HÌNH TĂNG TRƯỞNG DƯ NỢ CHO VAY TIÊU DÙNG Đơn vị: triệu đồng Qua biểu đồ trên ta thấy rằng hầu hết những khoản cho vay tiêu dùng hiện nay tại chi nhánh là những khoản cho vay ngắn hạn. Nó chiếm những tỷ trọng chủ yếu, ví

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxPhát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Công Thương khu vực Ba Đình.docx
Tài liệu liên quan