Luận văn Phát triển dân số và phát triển kinh tế xã hội tỉnh Champasac (cộng hòa dân chủ nhân dân Lào)

Nhìn chung tốc độ tăng kinh tế tỉnh Champasac thời kỳ 1996-2008 có nhiều biến động. Giai đoạn

1996-1999, công nghiệp có tốc độ tăng trưởng 35,16% nhưng đến các năm (2002-2005 ) chỉ còn chiếm 12,66% và tăng trưởng 37,11%(2005-2008). Trong khi đó tốc độ tăng trưởng của các ngành nông nghiệp là 21,65%(1996-1999), đạt đến 22,24%(thời kỳ 2002-2005) và tăng trưởng 5,55% trong giai đoạn 2005-2008. Ngành dịch vụ có tốc độ tăng trưởng 29,21%, thời kỳ 1996-1999 và chỉ còn 15,47% ( thời kỳ 2002-2005) và tăng trưởng 24,04%(2005-2008) trở thành ngành có tốc độ tăng trưởng cao nhất.

pdf79 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1843 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển dân số và phát triển kinh tế xã hội tỉnh Champasac (cộng hòa dân chủ nhân dân Lào), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(1995) và 97,77% năm 2005. Nhưng năm gần đây tỉ lệ nữ chỉ còn cao hơn nam một chút. Lý do chủ yếu là gia tăng tự nhiên, người dân Lào nói chung và người dân Champasac nói riêng không quá coi trọng vấn đề phải có con gái như trước đây. Ngoài ra một phần dân lao động di cư đến Champasac cũng góp phần nhỏ dẫn đến sự thay đổi này. Các nhà máy xí nghiệp nhỏ chủ yếu thu hút lao động nam như nhà máy bia, xưởng chế biến gỗ, nội thất. Về cơ cấu giới tính phân theo huyện, năm 1985 tất cả các huyện trong tỉnh đều có tỉ lệ nữ cao hơn nam và dao động từ 87-99 nam / 100 nữ. Nhưng đến năm 2007 tỉ số giới tính đã khá cao, các huyện đều có tỉ số trên 92 nam/100 nữ, có 2 huyện là Paksong và Bachieang tỉ lệ nam đã vượt qua tỉ lệ nữ, tỉ số giới tính 104,87 nam / 100 nữ(Bachieang) và 100,53 nam /100 nữ (Paksong). Do đặc điểm 2 huyện này có khí hậu lạnh hơn các huyện phù hợp trồng cà phê, cao su … và theo phong tục tập quán ở Lào nguồn lao động chính vẫn là nam giới. Bảng 2.7.Tỉ số giới tính phân theo huyện (1985-2005) Đơn vị: Nam/100nữ Số huyện 1985 1995 2005 Pakse 96,95 98,47 98,56 Vanasomboun 92,36 91,93 94,38 Bachieang 90,29 96,84 104,87 pakxong 99,06 102,02 100,53 Pathounphon 92,48 96,46 99,37 Phonthong 95,17 95,69 97,36 Champasac 94,59 95,31 97,77 Soukkouma 88,41 92,67 98,37 Mounlapamok 87,71 92,30 97,51 Khong 95,79 91,56 92,16 Nguồn : Niên giám thống kê tỉnh Champasac 1985-2005 - Cơ cấu lao động. Dân số trong độ tuổi lao động của Champasac có tăng nhưng không nhanh. Hiện tại Champasac chưa có khu công nghiệp tập trung nên chưa thu hút được dân cư ở các tỉnh khác đến. Dân số Champasac nói chung và dân số trong độ tuổi lao động của tỉnh nói riêng tăng chủ yếu vẫn do gia tăng tự nhiên, việc sinh đẻ chưa bị giới hạn về số con. Năm 1985, số người trong độ tuổi lao động là 217.052 người chiếm 53,85% dân số. Năm 2005, sau 20 năm, dân số trong độ tuổi lao động tăng lên 346.337 người tăng lên gấp 1.59 lần năm 1985, chiếm 57,35% dân số toàn tỉnh. Năm 2008 dân số trong độ tuổi lao động là 371.886 người chiếm 57,86% dân số toàn tỉnh. Tốc độ tăng trưởng số người trong độ tuổi lao động trung bình hàng năm (1985-2008) là 2,3%. Bảng 2.8. Nguồn lao động tỉnh Champasac 1985-2008 Đơn vị: nghìn người 1985 1995 2005 2008 Trong độ tuổi Số người 217,052 268,014 325658 371886 lao động Tỉ lệ(%) 94,48 93,78 94,61 94.4 Ngoài tuổi thực tế Số người 12681 17777 18554 22060 có tham giam lao động Tỉ lệ(%) 5,52 6,22 5,39 5.6 Nguồn lao động 229,733 285791 344212 393946 Nguồn lao động Nguồn : Niên giám thống kê tỉnh Champasac 1985-2005 So với tốc độ tăng dân số thì số người trong độ tuổi lao động tăng nhanh hơn. Trong giai đoạn 1995-2005 tỉ lệ gia tăng dân số trung bình là 2,29% thì tỉ lệ gia tăng số người trong độ tuổi lao động là 2,56%. Giai đoạn năm 2005-2008, tỉ lệ gia tăng dân số trung bình là 1,99% và tỉ lệ gia tăng lao động là 2,37%. Trong cơ cấu nguồn lao động, ngoài những người trong độ tuổi lao động còn có số người ngoài độ tuổi lao động thực tế có tham gia làm việc. Năm 1995 có 17.777 người chiếm 6,22% nguồn lao động. Năm 2005 có 19.641 người ngoài độ tuổi lao động tham gia làm việc, chiếm 5,29% nguồn lao động. Năm 2008 con số đó là 22.060 người, chiếm 5,6% nguồn lao động. Bảng 2.9. Phân phối lao động tỉnh Champasac Đơn vị: nghìn người Phân phối lao động 1985 1995 2005 Số người đang làm việc 190,362 235,203 292,283 Tỉ lệ(%) 70,15 67,84 69.48 Số người trong độ tuổi lao động đi học 75,48 Tỉ lệ(%) 1,05 1,25 Số người không làm việc, HS, thất nghiệp,nội trợ... 80,999 106,209 120,905 Tỉ lệ(%) 29,85 31,11 29,27 Nguồn : Niên giám thống kê tỉnh Champasac 2001-2005 Hình2.3 : Cơ cấu nguồn lao động 67.8 31.11 1.09 Số người đang làm việc Số người trong độ tuổi lao động đi học Số người không làm việc ,,thất nghiệp,nội trợ... Năm 2000 29.27 69.42 1.31 Năm 2005 Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế tỉnh Champasac năm 1998 80.2 13.9 5.9 Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế tình Champasac năm 2008 18 11 71 Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ 2.2.2. Gia tăng dân số - Tỉ lệ sinh . + Tỉ suất sinh thô: Theo phân loại của tổ chức y tế thế giới, những khu vực có tỉ suất sinh dưới 20‰ là thấp, từ 20- 30‰ là trung bình và trên 30‰ là cao. Đơn vị :‰ Tỉ suất sinh thô 1997 1999 2001 2003 2005 2007 Champasac 31.8 30.4 12.4 17.2 18.6 21.5 Cả nước 33 34.7 32.6 Bảng 2.10. Tỉ suất sinh thô qua các năm 1997-2007 Nguồn : Niên giám thống kê tỉnh Champasac 1997-2007 và Niên giám thống kê Lào năm 2000 -2007 Nhìn vào bảng tỉ suất sinh qua các năm, ta thấy tỉ suất sinh của Champasac ở mức trung bình, nhưng đến năm gần đây đang có xu hướng tăng dần. Trong các năm từ 1997-1999, tỉ suất sinh đều cao trên 30‰. Năm 2001 là 12,4‰, thấp hơn nhiều tỉ suất trung bình của cả nước (33‰). Đến năm 2007, tăng lên 21,5‰, vẫn thấp hơn so với mức trung bình của cả nước (32,6‰). Hình2.4: Tổng tỉ suất sinh của Champasac, miền Nam và cả nước( 1985-2007) 5.8 5.3 4.3 4.2 6.7 5.8 5.1 4.4 6.5 5.6 4.5 4.2 0 1 2 3 4 5 6 7 8 1985 1995 2005 2007 Champasac Miền nam Lào Cả nước - Tỉ lệ tử + Tỉ suất tử thô: Tỉ suất tử thô nếu dưới 10‰ là thấp, từ 10-14‰ là trung bình, từ 15-25‰ là cao, Hình2.5: Tỉ suất tử thô của của Champasac(1997-2007) Champasac 8.7 9.4 7.9 10.1 9.4 10.3 0 2 4 6 8 10 12 1997 1999 2001 2003 2005 2007 Căn cứ theo tiêu chuẩn này thì tỉ suất tử của Champasc ở mức thấp, từ những năm 2003 trở lại đây càng ngày càng giảm dần đến năm 2007 chỉ còn 7,9‰ và thấp hơn mức trung bình của cả nước 9.1‰ (2007). Bảng: 2.11.Tỉ suất tử thô tỉnh Champasac năm 1996-2007 Đơn vị :‰ 1997 1999 2001 2003 2005 2007 Champasac 10.3 9.4 10.1 9.4 8.7 7.9 Cả nước 9.7 9.6 9.1 Nguồn : Niên giám thống kê tỉnh Champasac 1997-2007 và Niên giám thống kê Lào năm 2000 -2007 - Tỉ lệ tử vong trẻ em. Tỉ lệ tử vong trẻ em là một trong những chỉ tiêu phản ánh trình độ phát triển kinh tế - xã hội và y tế của một quốc gia, một địa phương, một khu vực. Ở Champasac, tỉ lệ tử vong trẻ em như sau: Bảng: 2.12.Tỉ lệ tử vong trẻ em dưới 1 tuổi và dưới 5 tuổi tỉnh Champasac năm 1996-2007 Đơn vị :‰ Năm Tỉ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi Tỉ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi 1996 92 165 1998 81 147 2000 75 126 2002 69 114 2004 71 97 2006 64 93 2008 54 86 Nguồn : Niên giám thống kê tỉnh Champasac 1996-2007 Tỉ lệ tử vong trẻ em dưới một tuổi của Champasac giảm từ 92‰ (1996) xuống còn 54‰ (2008). Tất cả các năm trong giai đoạn 2000-2007, Champasac đều có mức tử vong trẻ em dưới một tuổi thấp hơn cả nước, còn tỉ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi có chiều hướng giảm xuống rõ rệt 165‰ (1996) xuống còn 86‰ (2008). ( Trung bình mỗi năm tỉ lệ mất tử vong trẻ dưới 5 tuổi giảm 13‰) Hình2.6: Tỉ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi của Champasa và cả nước (2000-2007) 75 69 65 64 57 82 76 70 67 64 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 2000 2002 2004 2006 2007 Champasac Cả nước * Gia tăng tự nhiên. Bảng 2.13. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của Champasac và cả nước năm 1997-2007. Đơn vị :% Tỉ lệ gia tăng tự nhiên 1997 1999 2001 2003 2005 2007 Champasac 2.15 2.1 0.4 1.33 1.14 1.36 Cả nước 2.8 2,7 2.1 2.4 Nguồn : Niên giám thống kê tỉnh Champasac 2001-2005 và Niên giám thống kê cả nước năm 2007 Giai đoạn năm 1997-2001 tỉ lệ gia tăng tự nhiên có nhiều biến động, ở mức 2,15% (1997) giảm xuống chỉ còn 0,4%(2001). Từ 2003 trở lại đây dừng ở mức 1,1-1,3%. Như vậy, tỉ lệ gia tăng tư nhiên của Champasac ở mức thấp và luôn thấp hơn mức trung bình của cả nước. Với chính sách phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, Pakse được coi là đầu mối giao thông, thương mại, người dân thị xá có ý thức rõ hơn các địa phương khác về vấn đề nghề nghiệp, dân số. Cùng với những thành tựu về y tế, giáo dục đã góp phần giảm tỉ suất sinh, tử và là địa phương có tỉ lệ gia tăng tự nhiên thấp nhất. 2.2.2.2 Gia tăng cơ học. Bảng .2.14. Tỉ lệ gia tăng dân số của tỉnh Champasac Đơn vị :% Năm 1997 1999 2001 2003 2005 2007 Tỉ lệ gia tăng dân số 2.19 2.19 0.44 1.9 1.17 1.47 Tỉ lệ gia tăng tự nhiên 2.15 2.1 0.4 1.33 1.14 1.36 Tỉ lệ gia tăng cơ học 0.04 0.09 0.03 0.57 0.03 0.11 Nguồn : Niên giám thống kê tỉnh Champasac 2001-2005 và biên bản tổng kết kinh tế xã hội tỉnh Champasac năm 2007-2008 Tỉ lệ gia tăng cơ học đạt mức thấp, với tỉ lệ gia tăng trung bình từ 1997-2007 là 0,15%. Năm 2003 tỉ lệ gia tăng cơ học cao nhất trong giai đoạn này nhưng còn chỉ dừng ở mức 0,57%, các năm còn lại ở khoảng 0,04-0,11%. Tỉ lệ gia tăng cơ học trên địa bàn Champasac luôn thấp hơn tỉ lệ gia tăng dân số và tỉ lệ gia tăng tự nhiên. Nếu năm 1999 ở mức lần lượt là 2,19%,2,1% và 0,09 thì đến năm 2007 tỉ lệ gia tăng dân số và tỉ lệ gia tăng tự nhiên và tỉ lệ gia tăng cơ học lần lượt là 1,47% , 1,36% và 0,11%. Hình 2.7: Tỉ lệ gia tăng tự nhiên và gia tăng cơ học tỉnh Champasac (1997-2007) 2.15 2.1 0.4 1.33 1.14 1.36 0.04 0.09 0.04 0.57 0.03 0.11 0 0.5 1 1.5 2 2.5 1997 1999 2001 2003 2005 2007 Tỉ lệ gia tăng tự nhiên Tỉ lệ gia tăng cơ học Pakxong là địa phương có tỉ lệ sinh cao nhất nhưng đồng thời là tỉ lệ tử vong ở mức cao nhất của tỉnh. 2.2.3. Mật độ dân số và phân bố dân cư Tỉnh Champasac Salavan Xêkong Attapư Dân số(người) 625746 341020 90044 118103 Diện tích km2 15415 10691 7665 10320 Mật độ dân số (người/km2) 41 32 12 11 Nguồn:Niên giám thống kê Lào năm 2000 -2007 Bảng 2.15. Dân số,diện tích và mật độ dân số của một số phía nam của Lào năm 2007 So với các tỉnh phía nam của Lào, mật độ dân số của Champasac cao hơn cả. Năm 2007, mật độ dân số của Champasac là 41 người/km2 , Salavan là 32 người/km2, Xekong 12 người/km2 và thấp nhất là Attapư 11 người/km2. Năm 1997 1999 2001 2003 2005 2007 2008 Tỉ lệ tăng trưởng 1997-2008(%) Dân số (người) 526255 549662 589300 602400 603880 625746 642651 1.8 Mật độ dân số (người/km2) 34 36 38 39 39 41 42 1.9 và niên giám thống kê Lào năm 2000 -2007 Bảng 2.16. Dân số và mật độ dân số tỉnh Champasac giai đoạn 1997-2008 Nguồn : Niên giám thống kê tỉnh Champasac 2001-2005, Như vậy, tỉ lệ tăng mật độ dân số trung bình thấp hơn tỉ lệ gia tăng dân số cùng giai đoạn (1,82%). Hình 2.8 : Mật độ dân số Champasac (1997-2008) 34 36 38 39 39 41 42 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 1997 1999 2001 2003 2005 2007 2008 Mật độ dân số (người/km2) Mật độ dân số theo địa phương không có sự chênh lệch lớn. Tốc độ tăng mật độ dân số cao nhất tỉnh thuộc về huyện Bachieng, nhưng cũng chỉ dừng ở mức 3,2%, huyện có mức thấp nhất là Champasac 1,4% thấp hơn 1/2 so với Bachieng. Tốc độ tăng mật độ dân số trung bình trong giai đoạn 1985-2008 của các huyện là 2,16%. Nhìn chung, các huyện ở phía nam có tỉ lệ tăng dân số cao hơn các huyện ở phía bắc. Paksong, Soukhuma có tỉ lệ tăng dân số lần lượt là 2,7% và 2,3%; Trong khi đó ở các huyện phía bắc là 1,7% (xanasomboun) và 1,8%(Phonthong). Dân cư tập trung đông ở thủ phủ Pakse và các huyện lân cận như Phonthong và Champasac. Sau đó là đến các huyện phía bắc ( Bachieang và Soukhuma), huyện Khong ở phía nam. Còn lại các huyện phía tây và phía đông dân cư phân bố rải rác hơn, đều < 39 người/ km2. Nhìn vào bản đồ mật độ dân số Champasac qua các năm 1995 và 2005 ta thấy được rằng sự phân bố dân cư vẫn không có nhiều thay đổi mặc dù mật độ dân cư có tăng lên đáng kể. Tóm lại: Tỉnh Champasac là một trong tỉnh lớn về quy mô dân số của nước Lào và đứng thứ 3 sau Savannakhet, Thủ đô Viên chăn. Tỉ lệ mật độ dân số cao nhất so với các tỉnh phía nam Lào, nhưng tốc độ gia tăng dân số của tỉnh khoảng 2% và không ổn đỉnh, có năm tăng trên 2% và cũng có năm tăng dưới 1% như năm 2001. - Về cơ cấu dân số theo giới tính từ 0-14 tuổi cơ cấu dân số tương đối bằng nhau giữa nam và nữ, nhưng trong độ tuổi 15-59 tuổi tỉ lệ nữ cao hơn nam trên 1%. - Về tỉ lệ sinh, tử Champasac là có mức sinh tử thấp hơn so với các tỉnh phía nam của Lào, tỉ lệ gia tăng tự nhiên champasac thấp hơn so với cả nước, Champasac có tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao hơn nhiều so với tỉ lệ gia tăng cơ học. - Về mật độ dân số tỉnh có diện tích khá lớn và sự phân bố dân cư không đồng đều giữa các huyện, có sự chênh lệch nhau rất lớn như thủ phủ của tỉnh và các huyện. Hình 2.9: Bản đồ mật độ dân số Champasac. 2.3. Sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Champasac. 2.3.1. kinh tế. 2.3.1.1. Tăng trưởng kinh tế. Bảng 2.17. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Champasac thởi kỳ 1996-2008 1996-1999 1999-2002 2002-2005 2005-2008 Tổng GDP 24.55 48.8 19.09 16.62 Nông nghiệp 21.65 43.96 22.24 5.55 Công nghiệp 35.16 63.41 12.66 37.11 Dịch vụ 29.21 52.74 15.47 24.04 Tốc độ tăng trưởng (%) (tính theo giá hiện hành) Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Champasac 1996-2005 và biên bản tổng kết kinh tế xã hội tỉnh Champasac 2007-2008 Nhìn chung tốc độ tăng kinh tế tỉnh Champasac thời kỳ 1996-2008 có nhiều biến động. Giai đoạn 1996-1999, công nghiệp có tốc độ tăng trưởng 35,16% nhưng đến các năm (2002-2005 ) chỉ còn chiếm 12,66% và tăng trưởng 37,11%(2005-2008). Trong khi đó tốc độ tăng trưởng của các ngành nông nghiệp là 21,65%(1996-1999), đạt đến 22,24%(thời kỳ 2002-2005) và tăng trưởng 5,55% trong giai đoạn 2005-2008. Ngành dịch vụ có tốc độ tăng trưởng 29,21%, thời kỳ 1996-1999 và chỉ còn 15,47% ( thời kỳ 2002-2005) và tăng trưởng 24,04%(2005-2008) trở thành ngành có tốc độ tăng trưởng cao nhất. Năm 1997 GDP của tỉnh đặt 300.500 triệu Kíp, đến năm 2000 tăng lên đặt 409.262 triệu Kíp, năm 2008 là 4696.000 triệu Kíp. GDP bình quân đầu người (theo giá trị thực tế) tiếp tục tăng nhanh, từ 0,57 triệu Kíp/người/năm(1997) tăng lên 2,79 triệu Kíp/người/năm(2002) và đặt đến 7,3 triệu Kíp/người/năm(2008). Như vậy tỉ lệ tăng trưởng của các ngành chưa cân đối. Ngành nông nghiệp tốc độ tăng trưởng nhanh hơn các ngành khác. Ngành công nghiệp Champasac chưa thực sự phát triển và có chỉ có tốc độ tăng trưởng ngành dịch vụ một chút. Đậy cũng là một khó khăn cho tỉnh trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tạo thế phát triển cho thời kỳ tới. Các huyện có thu nhập không đều nhau và chia làm 3 nhóm. Đứng đầu vẫn là thủ phủ Pakse và các huyện lân cận là Champasac, Pathumphon với mức thu nhâp >210USD/người/năm (năm 2000). Tiếp theo là nhóm 2 gồm có Phonthong, Bachieang và Paksong ở mức từ 115 đến 210USD/ người/năm. Nhóm thứ 3 có mức thu nhập thấp hơn là các huyện Khong,Mun, Xanasomboun, chỉ dừng ở mức dưới < 115USD/ người/năm. Đến 2008, nhờ sự phát triển về kinh tế xã hội, đời sống của người dân Champasak được cải thiện, do đó mức thu nhập cũng tăng lên rõ rệt. Có 2 huyện đổi vị trí cho nhau ở xếp nhóm thu nhập. Đó là hai huyện Phonthong và Pathoumphon: Năm 2000, Pathumphon được xếp cùng nhóm với Pakse và Champasak nhưng đến 2008 vị trí này đã nhường lại cho Phonthong để xuống xếp ở nhóm 2. Các nhóm lần lượt có thu nhập bình quân đầu người là: >770USD/ người/năm, 620 đến 770USD/ người/năm và nhóm 3 dừng ở mức < 620USD/ người/năm. Hình 2.10: Bản đồ thu nhập bình quân theo đầu người của tỉnh Champasac. 2.3.1.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế . - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành . Cơ cấu kinh tế theo ngành của Champasac có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng của ngành dịch vụ và công nghiệp, giảm tỉ trọng của ngành nông nghiệp. Như vậy chuyển dịch còn diễn ra khá chậm và không ổn định. Nghành nông nghiệp có tỉ trọng giảm dần từ 72% GDP (1996) xuống còn 64% (2000), tiếp tục giảm 63% (2005) và đến năm 2008 giảm còn 45%. Tỉ trọng ngành công nghiệp từ 12% GDP (2000) tăng lên 14% (2005) và tiếp tục tăng lên 26% (2008). Tỉ trọng ngành dịch vụ không ổn định, tăng từ 20% (1996) lên 26% (2002) sau đó lại giảm còn 23% (2005) và tăng lên 29% (2008). Đon vị: (%) 1996 1998 2000 2002 2004 2005 2008 Tổng cộng theo ngành 100 100 100 100 100 100 100 Nông nghiệp 72 68 64 57 60 63 45 Công nghiệp 8 10 12 17 15 15 26 Dịch vụ 20 22 24 26 25 22 29 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Champasac 1996-2005 và biên bản tổng kết kinh tế xã hội tỉnh Champasac 2007-2008 Bảng 2.18. Cơ cấu kinh tế theo ngành của tỉnh Champasac 1996-2008 Hình 2.11: Cơ cấu kinh tế theo ngành của tỉnh Champasac thời kỳ 1996-2008 Cơ cấu kinh tế theo ngành của tỉnh Champasac không có sự thay đổi lớn. Lao động trong ngành công nghiệp có tăng trưởng lên nhưng vẫn chiếm tỉ lệ nhỏ GDP. Ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỉ lệ cao nhất và tiếp theo là ngành dịch vụ. Như vậy, nền kinh tế Champasac vẫn mang tính chất nông nghiệp là chủ yếu. Hình2.12 : Cơ cấu GDP và cơ cấu lao động theo ngành kinh tế tỉnh Champasac 2008 68 64 57 60 63 10 12 17 15 15 22 24 26 25 22 45 72 26 8 29 20 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 1996 1998 2000 2002 2004 2005 2008 Dịch vụ Công nghiệp Nông nghiệp Cơ cấu kinh tế của tỉnh là nông nghiệp - dịch vụ - công nghiệp, tỉ trọng của nông nghiệp trong GDP quá cao (45% năm 2008), trong khi đó tỉ trọng dịch vụ chiếm chỉ một nửa (29% năm 2008). Điều này thể hiện rằng kinh tế Champasac chưa chuyển sang giai đoạn công nghiệp hóa - hiện đại hóa như một số nước trong cùng khu vực. - Cơ cấu kinh tế theo thành phần. Cơ cấu kinh tế theo thành phần có sự thay đổi theo hướng tăng sự đóng góp của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Năm 1999 khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 35.215 triệu Kíp, chiếm 0,09% tổng thu nhập quốc dân của tỉnh. Năm 2008 đạt đến 585.050 triệu Kíp chiếm 0,12% GDP của tỉnh. Giữa khu vực kinh tế nhà nước và khu vực kinh tế ngoài nhà nước thì khu vực kinh tế nhà nước chiếm khoảng hơn 30% thu ngân sách địa phương, khu vực kinh tế nước ngoài đóng góp phần khá quan trọng, chiếm khoảng 70% thu ngân sách địa phương bình quân trong 12 năm (1996-2008). Như vậy cần có sự thúc đẩy nhằm nâng cao hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, đặc biệt là khu vực quốc doanh quản lý kém hiệu quả, đồng thời có chính sách khuyến khích để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. 2.3.1.3. Các ngành kinh tế. - Nông - lâm nghiệp. Tốc độ tăng trương GDP bình quân của các ngành nông - lâm nghiệp tăng 21,65%/năm thời kỳ 1996-1999(theo giá so sánh 1996) và 5,55%/năm thời kỳ 2005-2008(theo giá hiện hành), giá trị hiện hành của ngành liên tục tăng, từ 1,257 tỉ năm 1996 lên 39,336 tỉ 2005 và đạt mức 259,974 tỉ 2008. Tỉ trọng GDP của ngành 45%. + Cơ cấu nông nghiệp theo ngành Trồng trọt. Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế tỉnh Champasac 2008 29 45 26 Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế tỉnh Champasac năm 2008 71 11 18 Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ Có hai huyện là Bachieng và Pakse không có diện tích trồng lúa. Do khí hậu mát mẻ quanh năm, đất đỏ bazan phù hợp cho trông cà phê, rau màu. Chính vì thế mà sản lượng cà phê, rau màu luôn dẫn đầu cả tỉnh qua tất cả các năm. Các huyện Pakxong, Pathoumphon và Khong có diện tích trồng ngô lớn hơn cả, huyện Mounlapamok có diện tích trồng ngô thấp nhất cả tỉnh. Về diện tích lúa mùa hè, đứng đầu là Phonthong sau đó đến Champasak, Xanasomboun. ngoại trừ 2 huyện không có diện tích trồng lúa là Paksong và Bachieng thì Pathoumphon có sản lượng lúa mùa hè thấp nhất. Ngược lại sản lượng lúa thu đông cao nhất thuộc về huyện Xanasomboun Cây lương thực chiếm tỉ lệ trung bình 74,01% trong kỳ 1996-2008. Champasac được coi là vựa lúa của miền Nam. Diện tích đất trồng cây lương thực từ 92.747 ha (2002) lên 101.224 ha năm 2008. Người dân Champasak vẫn coi nông nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu. Mặc dù những năm gần đây diện tích trồng cây công nghiệp và các cây trồng khác có tăng nhưng vẫn chiếm tỉ lệ nhỏ. Năm 2005, diện tích trồng cây công nghiệp chiếm tỉ lệ 21,81% lên 23,56% năm 2008. Cùng thời kỳ diện tích các cây trồng khác tăng từ 2,96% lên 3,55%. Trong nghững năm gần đây, ngành trồng trọt đã có sự cải tiến kỹ thuật để tăng năng suất nhưng chưa có sự chuyển dịch lớn, cây nông nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng lớn và chiếm tỉ lệ thấp nhất là cây ăn quả. Chăn nuôi. Tất cả các huyện trong tỉnh đều có đàn gia súc gia cầm nhưng chăn nuôi chủ yếu vẫn là chăn nuôi bò, trâu, lợn. Huyện có số lượng đàn bò nhiều nhất là Paksong sau đó đến các huyện Xanasobun, Phonthong, Sukhuma. Năm 2000 huyện Khong có sản lượng trâu không đáng kể nhưng đến năm 2008 sản lượng trâu đã đạt vị trí thứ hai toàn tỉnh, chỉ sau huyện Phonthong. So với năm 2000, sản lượng chăn nuôi trong toàn tỉnh đã tăng lên đáng kể. Về sản lượng lợn: năm 2000 huyện Xanasombun xếp vị trí số 8 nhưng đến 2008 đã mở rộng đàn lợn và vượt lên vị trí dẫn đầu. Sản lượng bò và lợn của huyện Pathoumphon gần tương đương nhau. Chỉ có thị xã Pakse sản lượng chăn nuôi tăng không đáng kể qua các năm. +. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo thành phần kinh tế. Trong các năm từ 1999-2002, khu vực kinh tế trong nước chiếm tỉ trọng lớn hơn khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Năm 1999 tỉ trọng lần lượt là 36,73% và 32,01%. Đến 2002, tỉ trọng ngành nông nghiệp đều giảm mạnh, khu vực kinh tế trong nước chỉ còn chiếm tỉ trong khoảng 5,36% và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là 4,99%. Nhưng những năm gần đầy khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã chiếm tỉ trọng gấp nhiều lần khu vực kinh tế nhà nước. Năm 2008, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt tỉ trọng 26,18% gấp 5 tỉ trọng của khu vực kinh tế nhà nước(5,26%). Về giá trị tuyệt đối, cả 2 khu vực sản xuất nông nghiệp liên tục tăng. Năm 1996 giá trị sản xuất nông nghiệp của khu vực khu kinh tế trong nước là 598 triệu Kíp và năm 2008 tăng lên 43,506 tỉ Kíp: khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng từ 20,527 tỉ Kíp năm 1999 lên 216,468 tỉ Kíp năm 2008. Nhìn chung tình hình sản xuất các ngành khu vực nông - lâm nghiệp trong những năm vừa qua đã có những chuyển biến tích cực ở nhiều địa phương trong tỉnh. Diện tích rừng bụi đã có các công ty của Viêt Nam vào đầu tư trồng cao su, cà phê hoặc trồng cây ăn quả do Thái Lan đầu tư. Diện tích trồng cây đã tăng đáng kể, chuyển đất trồng lúa năng suất thấp sang trồng cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao hơn. Chính vì thế GDP ngành nông nghiệp ngày một tăng. - Ngành công nghiệp. + Về tốc độ tăng trưởng: trong thời kỳ 1999-2002, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp đạt 63,41%/năm, thời kỳ 2005-2008 đạt 37,11%/năm Giá trị sản xuất ngành công nghiệp liên tục tăng, năm 1996 chỉ đạt 5,091 tỉ Kíp, đến năm 2008 đã đạt mức 395,296 tỉ Kíp. Các ngành công nghiệp có tốc độ tăng trưởng nhanh là công nghiệp chế biến thực phẩm. khoáng sản, hóa chất và kim loại-phi kim loại, trong các ngành này ngành chế biến thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, khoảng 18.23%/năm trong thời kỳ 2002-2008. Trong các ngành, ngành công nghiệp khoáng sản có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất khoảng 55,23% trong năm 2005-2008, đây cũng là ngành quyết định đến tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn tỉnh. Còn các ngành điện lực, phi kim loại-kim loại có tốc độ tăng trưởng vừa phải . Bảng 2.19. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành công nghiệp tình Champasac 1996-2008 Đơn vị (%) (theo giá hiện hành) 1996 1999 2002 2005 2008 1996-2005 2005-2008 Toàn ngành (triệu kíp) 5.019 25.396 166.775 233.881 395.296 42,68 17,49 CN khoáng sản 3.48 5.21 4.29 5.35 16.61 47,44 55,23 CN chế biến thực phẩm 38.81 18.51 27.93 32.81 44.1 40,81 27,34 CN Hóa chất 0.41 3.9 10.75 5.74 9.64 71,78 34,75 CN Điện lực 19.06 39.7 8.3 7.62 8.04 32,49 19,26 CN Chế biến gỗ 35.9 24.45 34.65 28.45 7.59 40,09 âm 26,55 CN phi kimloại-kim loại 1.77 8.07 12.84 13.86 12.99 65,53 15,33 Cn Dệt mây 0.57 0.16 1.24 6.17 1.03 73,76 âm 37,47 Tốc độ tăng trưởng Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Champasac 1996-2005 và biên bản tổng kết kinh tế xã hội tỉnh Champasac + Cơ cấu công nghiệp:  Cơ cấu ngành: Các ngành công nghiệp có kỹ thuật hiện đại và có giá trị cao đang có xu hướng tăng như: khoáng sản hóa chất. Nhìn chung giá trị sản xuất của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm tăng không đáng kể, nhưng từ năm 2002 trở lại đây đã chiếm tỉ lệ lớn, năm 2005 chiếm 32,31% giá trị sản xuất ngành công nghiệp, năm 2008 tăng lên chiếm 44,10% giá trị sản xuất của ngành. Công nghiệp chế biến gỗ có xu hướng giảm. Năm 1996 chiếm 35,90%, sau công nghiệp chế biến thực phẩm (38,81%), đến năm 2008 giảm còn 7,59% giá trị sản xuất của ngành. Công nghiệp dệt may chiếm tỉ trọng không đáng kể, chỉ chiếm 0,57% năm 1996, sau đó tăng lên 6,17% năm 2005 và giảm xuống 1,03% năm 2008.  Cơ cấu theo thành phần: Trong những năm gần đây, nhà nước có có chính sách thu hút đầu tư, mở cửa thông thoáng để kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Vì thế khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng, tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực này tăng từ 5,999 tỉ (1996) lên 49,729 tỉ kíp (2008). Công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chủ yếu tập trung vào ngành công nghiệp khai thác như: khai thác quặng vàng, đồng. Các thành phần kinh tế khác có xu hướng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVDLDLH016.pdf