Luận văn Phát triển dịch vụ y tế trên địa bàn tỉnh Hải Dương

MỤC LỤC

 

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DỊCH VỤ Y TẾ VÀ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ ĐẤT NƯỚC SINGAPORE 5

1.1 KHÁI QUÁT VỀ DỊCH VỤ Y TẾ 5

1.1.1 Dịch vụ y tế và đặc điểm của dịch vụ y tế 5

1.1.2 Phân loại dịch vụ y tế: 9

1.1.3 Tổ chức hoạt động dịch vụ y tế 10

1.1.4 Kiểm tra đánh giá hoạt động dịch vụ y tế 12

1.2 NHỮNG CƠ SỞ ĐỂ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ Y TẾ 14

1.2.1 Sự cần thiết để phát triển dịch vụ y tế 14

1.2.2 Các biện pháp phát triển dịch vụ y tế 16

1.2.2.1 Củng cố và phát triển y tế cơ sở 16

1.2.2.2 Phát triển dịch vụ y tế dự phòng, nâng cao sức khoẻ nhân dân 16

1.2.2.3 Phát triển hệ thống khám chữa bệnh và phục hồi chức năng 17

1.2.2.4 Phát triển y dược học cổ truyền 18

1.2.2.5 Phát triển công nghệ dược 18

1.2.2.6 Xã hội hoá công tác y tế 19

1.2.3 Những điều kiện để phát triển dịch vụ y tế 19

1.2.3.1 Cơ sở vật chất kỹ thuật 19

1.2.3.2 Nhân lực y tế 22

1.2.3.3 Cơ chế tổ chức, điều hành và quản lý 23

1.3 KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ Y TẾ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ ĐẤT NƯỚC SINGAPORE 24

1.3.1 Phát triển dịch vụ y tế trên địa bàn TP Hồ Chí Minh 25

1.5.2 Phát triển dịch vụ y tế ở Singapore 28

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DUƠNG 31

2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỈNH HẢI DƯƠNG 31

2.1.1 Vị trí của tỉnh Hải Dương 31

2.1.2 Địa lý và khí hậu 31

2.1.3 Dân số và nguồn lao động 32

2.1.4 Chính sách xã hội và việc làm 34

2.1.5 Kết cấu hạ tầng 34

2.1.6 Môi trường và sức khỏe 36

2.1.7 Kinh tế - xã hội 37

2.2 THỰC TRẠNG CƠ SỞ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ Y TẾ TỈNH HẢI DƯƠNG 40

2.2.1 Về nhân lực y tế 41

2.2.2 Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế 43

2.2.3 Hiện trạng về hệ thống xử lý chất thải y tế 47

2.2.4 Trang thiết bị y tế 48

2.2.5 Về tài chính 49

2.3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG 49

2.3.1 Về dịch vụ y tế dự phòng 49

2.3.2 Về dịch vụ khám chữa bệnh và phục hồi chức năng 52

2.3.3 Về dịch vụ khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền 54

2.3.4 Mạng lưới sản xuất, kiểm nghiệm và phân phối thuốc 56

2.4 NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VỀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ Y TẾ CỦA TỈNH HẢI DƯƠNG 58

2.4.1 Những lĩnh vực mà dịch vụ y tế đã đạt được: 58

2.3.2 Những mặt còn hạn chế 60

2.4.2 Nguyên nhân và một số vấn đề đặt ra 61

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG 63

3.1 MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG 63

3.1.1 Tổng quan về nhu cầu dịch vụ y tế trên địa bàn tỉnh Hải Dương 63

3.1.2 Mục tiêu, phương hướng phát triển dịch vụ y tế trên địa bàn tỉnh Hải Dương 67

3.1.2.1 Mục tiêu 67

3.1.2.2 Phương hướng phát triển dịch vụ Y tế trên địa bàn tỉnh Hải Dương đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 69

3.1.3 Quan niệm phát triển dịch vụ y tế của tỉnh Hải Dương 86

3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG 86

3.2.1 Tăng cường phát triển nguồn nhân lực 86

3.2.2 Nâng cao chất lượng dịch vụ y tế 89

3.2.2.1 Đối với các cơ sở cung cấp dịch vụ y tế: 89

3.2.2.2 Đối với cấp quản lý Nhà nước 89

3.2.3 Cải tiến chính sách, cơ chế đòn bẩy kích thích hiệu quả dịch vụ y tế của tỉnh Hải Dương 90

3.2.4 Phát triển mạng lưới cung cấp dịch vụ và đa dạng hóa các loại dịch vụ y tế 93

3.2.5 Nâng cấp cơ sở hạ tầng và phát triển khoa học công nghệ trong lĩnh vực y tế 95

3.3 NHỮNG ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP 96

3.3.1 Điều kiện đối với các cơ sở y tế 96

3.3.2 Điều kiện đối với Bộ Y tế, UBND tỉnh và các cấp ban ngành 97

3.3.2.1. Đối với Bộ Y tế và UBND tỉnh 97

3.3.2.2 Điều kiện đối với các sở ban ngành 98

KẾT LUẬN 99

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 101

PHỤ LỤC 104

 

 

 

docx115 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4237 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển dịch vụ y tế trên địa bàn tỉnh Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mô 120 giường bệnh trên diện tích đất 17,000 m2; có 18 khối nhà cấp III, diện tích sàn 4,271m2, giá trị 3.498,984 triệu đồng; 5 khối nhà cấp IV, diện tích sàn 292m2 giá trị 3,552 triệu đồng. - Bệnh viện đa khoa Nam Sách  quy mô 115 giường bệnh trên diện tích đất 22,867 m2 (trong đó PKĐK Tiền Trung 2,618 m2), có 8 khối nhà cấp III, diện tích sàn là 3,328m2, giá trị là 2.407,464 triệu đồng; 6 khối nhà cấp IV, diện tích 2,554m2, giá trị 280,540 triệu đồng. - Bệnh viện đa khoa Kim Thành quy mô 100 giường trên diện tích đất 19,000 m2; có 5 khối nhà cấp III, diện tích sàn 882m2, giá trị 632 triệu đồng; 4 khối nhà cấp IV, diện tích sàn 2,063m2, giá trị 1.035,201 triệu đồng. - Bệnh viện đa khoa Kinh Môn quy mô 110 giường bệnh trên diện tích đất 16,903 m2; có 17 khối nhà cấp III, diện tích sàn 5,180m2, giá trị 5,714,938 triệu đồng; có 2 nhà cấp IV, diện tích sàn 198 m2, giá trị 1,769 triệu đồng. - Bệnh viện đa khoa khu vực Nhị Chiểu quy mô 50 giường bệnh trên diện tích đất 13,097 m2; có 7 khối nhà cấp III, diện tích sàn là 1,343m2, giá trị 641,640 triệu đồng; 2 khối nhà cấp IV, diện tích sàn là 159m2, giá trị là 11,537 triệu đồng. - Bệnh viện đa khoa Chí Linh quy mô 140 giường bệnh trên diện tích đất 18,000 m2 (trong đó Khu tập thể 7,000 m2); 09 khối nhà cấp III, diện tích sàn là 4.496m2, giá trị là 2.234,098 triệu; 3 khối nhà cấp IV, diện tích sàn là 1.159m2. - Bệnh viện đa khoa Thanh Miện quy mô 100 giường bệnh trên diện tích đất 19.836 m2; có 3 khối nhà cấp II, diện tích sàn 833m2, giá trị 484,391 triệu đồng; 09 khối nhà cấp III, diện tích sàn 2.913m2, giá trị 2.024,031 triệu đồng; 5 khối nhà cấp IV, diện tích sàn là 294m2, giá trị là 14,733 triệu đồng. - Bệnh viện đa khoa Cẩm Giàng quy mô 100 giường bệnh trên diện tích đất 13.500 m2, 05 khối nhà cấp III diện tích sàn 6.534 m2 giá trị 2.992,528 triệu đồng; 06 khối nhà cấp IV diện tích sàn 1.045m2, giá trị 4,725 triệu đồng. Trung tâm y tế dự phòng huyện, thành phố: 12 Trung tâm y tế dự phòng huyện chưa có cơ sở riêng, hiện còn ở nhờ cơ sở của Bệnh viện đa khoa huyện. Các trạm y tế - 95,52% Trạm y tế xã đủ diện tích đất theo quy định của Bộ Y tế. - 47,5% Trạm y tế có khối nhà chính là mái bằng kiên cố, đủ diện tích tối thiểu 90 m2 và đủ số phòng chuyên môn theo quy định của Bộ Y tế. - Tuy nhiên, vẫn còn 11 Trạm y tế thiếu diện tích đất theo qui định của Bộ Y tế, cụ thể Trạm y tế: Thái Thịnh, Phú Thái (Kinh Môn), Văn Tố (Tứ Kỳ), Gia Hoà (Gia Lộc), Cẩm Sơn, Thạch Lỗi, Cẩm Hoàng, TT. Cẩm Giàng (Cẩm Giàng), Trần Phú, Trần Hưng Đạo, Lê Thanh Nghị (Tp Hải Dương). Còn 2 Trạm y tế hoàn toàn nhà cấp 4, là: thị trấn Phú Thái (Kim Môn), Phường Phạm Ngũ Lão (Tp Hải Dương). Còn 138 trạm y tế khối nhà chính chỉ đạt 4-5 phòng chuyên môn theo qui định của Bộ Y tế 2.2.3 Hiện trạng về hệ thống xử lý chất thải y tế - 13/19 bệnh viện chiếm tỷ lệ 68,4% (năm 2007) có Hệ thống xử lý chất thải rắn, bao gồm: + Bệnh viện đa khoa tỉnh có lò đốt rác Hoval công suất 500 kg/ngày, còn hoạt động tốt. Bệnh viện có 01 xe ô tô vận chuyển rác thải y tế trọng tải < 2 tấn. + Bệnh viện Lao và Bệnh phổi, bệnh viện huyện Thanh Miện có lò đốt rác của Nhật mới đầu tư năm 2006 với công suất 500kg/ngày. + Bệnh viện đa khoa Bình Giang lò đốt rác của Việt Nam mới đầu tư năm 2003 công suất 100 kg/ ngày, hiện còn hoạt động tốt. + Các bệnh viện đa khoa huyện: Kim Thành, Ninh Giang, Gia Lộc, Tứ Kỳ, Cẩm Giàng, Nam Sách, Chí Linh, Thanh Hà, Kinh Môn, được đầu tư lò đốt rác của Nhật công suất 15 kg/giờ vào năm 2007-2008. - Các bệnh viện: Bệnh viện Tâm thần, BV Y học cổ truyền, BV Điều dưỡng và phục hồi chức năng, BV Thành phố Hải Dương và các trung tâm chuyên khoa tuyến tỉnh được Bệnh viện Đa khoa tỉnh vận chuyển và xử lý chất thải. - Các Trạm y tế xã xử lý chất thải rắn y tế chủ yếu bằng đào hố đổ rác. - Có 14/19 Bệnh viện chiếm tỷ lệ 73,7% (năm 2007) có hệ thống xử lý chất thải lỏng là: Bệnh viện Đa khoa tỉnh, BV Lao và bệnh phổi, các bệnh viện đa khoa huyện (Thanh Miện, Ninh Giang, Tứ Kỳ, Gia Lộc, Nam Sách, Chí Linh, Thanh Hà, Kinh Môn, Kim Thành, TP Hải Dương, Bình Giang, Cẩm Giàng). + Có 95% Bệnh viện được xử lý chất thải rắn + Có 73,7% bệnh viện có hệ thống xử lý chất thải lỏng. + Lượng chất thải ở các cơ sở y tế khác được xử lý chủ yếu bằng hình thức chôn lấp. 2.2.4 Trang thiết bị y tế Được sự quan tâm đầu tư của UBND tỉnh, hỗ trợ của Bộ Y tế và Dự án Dân số đã đầu tư một số trang thiết bị y tế cho Bệnh viện đa khoa tỉnh, Trung tâm chăm sóc sức khoẻ sinh sản tỉnh, 12 bệnh viện huyện, thành phố và các trạm y tế xã, phường. Các bệnh viện đa khoa và chuyên khoa tuyến tỉnh có một số trang thiết bị y tế cơ bản như: máy Siêu âm đen trắng, máy Xquang cao tần, máy nội soi, máy điện tim, máy hút dịch, đèn phẫu thuật, máy xét nghiệm và một số dụng cụ khám chữa bệnh khác. Trong đó có một số máy tiên tiến hiện đại như máy CT-Scanner của Bệnh viện đa khoa tỉnh,... Các Bệnh viện huyện, thành phố có 1 máy siêu âm, 1 máy điện quang, 1 máy xét nghiệm, 1 máy ghế răng, 100% giường INOX và một số dụng cụ khác phục vụ cho khám chữa bệnh, có ít nhất 1 xe ô tô cứu thương. Trạm y tế xã đã có 58% số lượng trang thiết bị y tế theo danh mục của Bộ Y tế, mỗi Trạm Y tế xã có đủ bàn đẻ, có dụng cụ cơ bản khám phụ khoa, có 1 giường INOX. Phương tiện thông tin liên lạc: Sở Y tế đầu tư kinh phí mắc điện thoại cố định cho 100% Trạm y tế xã. Tuy nhiên, 100% các cơ sở khám chữa bệnh từ tỉnh đến cơ sở không đủ trang thiết bị y tế cơ bản theo danh mục chuẩn của Bộ Y tế. Các trang thiết bị y tế đã có thường là đơn chiếc, qua nhiều năm sử dụng hầu hết đã hư hỏng. 2.2.5 Về tài chính Ngân sách chi thường xuyên cho Y tế trung bình/người dân/năm tăng từ 28.000 đồng năm 2001 lên > 86.000 đồng năm 2007, mức tăng này chủ yếu bù tăng lương, chi cho hoạt động chuyên môn, trong đó chi phòng bệnh chiếm 17,8%; chi điều trị 65,6%; chi cho quản lý Nhà nước 1,3%; chi cho đào tạo 1,8%; chi KCB miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi 5,2%; chi KCB cho người nghèo 8,3%. Thu phí, viện phí tăng từ 23 tỷ 887 triệu đồng năm 2001 lên 29 tỷ 778 triệu đồng năm 2007. Nguồn thu từ bảo hiểm y tế năm 2007 đạt 52 tỷ 291 triệu đồng, chiếm 24,7% tổng thu ngân sách của toàn ngành trong năm. Tổng mức đầu tư phát triển cho các đề án, dự án y tế từ năm 2001 đến năm 2005 là 63.413 triệu đồng, đạt 15,7% tổng mức đầu tư các đề án, dự án đã được phê duyệt. Trong đó nguồn đầu tư: sự nghiệp y tế 24.143 triệu đồng, ngân sách tỉnh bổ sung 1.844 triệu đồng, vốn xây dựng cơ bản tập trung của tỉnh 25.526 triệu đồng, chương trình mục tiêu y tế Quốc gia 11.000 triệu đồng, hỗ trợ của Bộ Y tế 900 triệu đồng. Giá trị đầu tư vào hoạt động: + Mua sắm trang thiết bị y tế, phương tiện vận chuyển: 12.782 triệu đồng, trong đó: tuyến tỉnh 11.000 triệu đồng, tuyến huyện 1.782 triệu đồng. + Xây dựng cơ sở vật chất: 44.670 triệu đồng, trong đó: tuyến tỉnh 29.466 triệu đồng, tuyến huyện 14.714 triệu đồng, tuyến xã 490 triệu đồng. 2.3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG 2.3.1 Về dịch vụ y tế dự phòng Với phương châm chủ động phòng chống dịch bệnh, ngăn chặn không cho dịch bệnh xâm nhập, phát hiện sớm, xử trí kịp thời, hạn chế số mắc và tử vong, không để dịch lớn xảy ra. Công tác vận động tuyên truyền giáo dục sức khoẻ cho nhân dân được ngày càng đẩy mạnh. Phong trào vệ sinh phòng bệnh được triển khai với hiệu quả ngày càng cao đặc biệt là công tác giám sát dịch tễ và các chương trình phòng bệnh. Duy trì thành quả thanh toán bại liệt và uốn ván sơ sinh từ năm 2000. Đến nay, không có ca nào mắc uốn ván sơ sinh, không có ca nào mắc và chết do bệnh dại, thanh toán bệnh phong theo tiêu chuẩn quốc tế, phủ kín chương trình Nha học đường trên quy mô toàn tỉnh. Phòng chống dịch bệnh viêm phổi cấp do vi rút SARS, vi rút H5N1 cũng được địa phương đặc biệt quan tâm, chưa có trường hợp nào mắc/chết do vi rút SARS, vi rút H5N1, viêm não Nhật Bản. Chương trình MTYTQG đã được xã hội hoá ngày càng cao, nhận thức của cộng đồng có sự chuyển biến rõ rệt theo hướng có lợi cho sức khoẻ, góp phần nâng cao chất lượng quản lý, củng cố mạng lưới y tế trong tỉnh, đặc biệt là y tế cơ sở. Đến năm 2007, Y tế dự phòng đã cung cấp được các dịch vụ sau: (1) Tuyên truyền phòng chống các bệnh truyền nhiễm do vi sinh vật: - Tiêm chủng tiêm chủng mở rộng cho trẻ em và bà mẹ có thai. - Phòng chống HIV/AIDS. - Phòng chống sốt xuất huyết. - Phòng chống sốt rét và bệnh ký sinh trùng. - Phòng chống bệnh Lao. (2) Bảo vệ sức khoẻ bà mẹ, trẻ em, chăm sóc sức khoẻ sinh sản, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em: - Nâng cao nhận thức dẫn đến thay đổi hành vi. - Giảm sinh, giảm nạo phá thai. - Làm mẹ an toàn. - Hạn chế các bệnh nhiễm khuẩn và lây nhiễm qua đường tình dục (STDs), phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS...và chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi. - Đảm bảo sức khoẻ sinh sản cho người cao tuổi tốt hơn, đặc biệt là phụ nữ. Phát hiện và điều trị sớm ung thư vú và các ung thư khác. - Cải thiện tình hình sức khoẻ sinh sản, sức khoẻ tình dục của vị thành niên thông qua giáo dục, tư vấn và cung cấp các dịch vụ CSSKSS phù hợp với lứa tuổi. - Nâng cao hiểu biết của phụ nữ và nam giới về giới tính và tình dục để thực hiện đầy đủ quyền và trách nhiệm sinh sản. Xây dựng quan hệ tình dục an toàn, có trách nhiệm, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau, nhằm nâng cao SKSS và chất lượng cuộc sống. - Người dân được nâng cao kiến thức và thực hành dinh dưỡng hợp lý. - Cải thiện tình hình quản lý sức khoẻ trẻ em thông qua việc xây dựng mô hình quản lý sức khoẻ trẻ em ở nhà trẻ, mẫu giáo và các nhóm trẻ gia đình. Khám và hướng dẫn tại gia đình cho những bà mẹ có trẻ nguy cơ cao biết cách nuôi dưỡng, chăm sóc và theo dõi trẻ tại gia đình. (3) Cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường. (4) Vệ sinh an toàn thực phẩm: Cấp giấy chứng nhận và kiểm soát thường xuyên các chỉ số cơ bản về vệ sinh an toàn thực phẩm cho các cơ sở ăn uống công cộng, các khách sạn, nhà hàng và cơ sở kinh doanh, chế biến thức ăn đường phố, đảm bảo an toàn về sức khoẻ, tính mạng cho người tiêu dùng. (5) Y tế lao động: Phát triển mạng lưới an toàn vệ sinh lao động tại doanh nghiệp sản xuất. Đầu tư trang thiết bị phục vụ các hoạt động vệ sinh lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp. Lập được hồ sơ quản lý sức khỏe và tổ chức và khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động. (6) Chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ học sinh các trường tiểu học, trung học và các nhà trẻ, mẫu giáo: Đẩy mạnh các chương trình chăm sóc sức khoẻ học sinh như phòng chống sâu răng, viêm lợi, phòng chống tai nạn thương tích học đường, phòng chống cận thị, gù vẹo cột sống…Giảm tỷ lệ học sinh bị tử vong, bị thương do tai nạn thương tích khi đi học. (7) Các hoạt động truyền thông, giáo dục sức khoẻ khác: Nhằm giảm số người hút thuốc lá, số người nghiện rượu, bia xuống và số người tử vong do tai nạn giao thông trên toàn tỉnh; giảm tỷ lệ tai nạn lao động, tỷ lệ tai nạn sinh hoạt nhằm tạo môi trường lành mạnh an toàn cho nhân dân. 2.3.2 Về dịch vụ khám chữa bệnh và phục hồi chức năng Mạng lưới khám chữa bệnh từ tỉnh đến cơ sở được củng cố kiện toàn, hoạt động chuyên môn theo sự phân tuyến của Bộ Y tế. Các bệnh viện từng bước được nâng cấp về cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, củng cố và thực hiện việc cấp cứu, điều trị bệnh nhân theo phân tuyến kỹ thuật. Việc thực hiện qui chế chuyên môn đã đi vào nề nếp, sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, được bệnh nhân tin tưởng, yên tâm hơn khi vào khám và điều trị. Tại tuyến tỉnh đã áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong chẩn đoán và điều trị như: Chụp cắt lớp vi tính, nội soi dạ dày, nội soi phế quản, nội soi đại tràng, nội soi tiết niệu, mổ giải phóng máu tụ ở sọ não, mổ nội soi ổ bụng, u sơ tiền liệt tuyến, mổ giải phóng mù và đặt thể thuỷ tinh nhân tạo. Bảng 7: Kết quả thực hiện công tác khám chữa bệnh thời kỳ 2001-2007 STT Nội dung ĐV 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 1 Tổng số lần khám bệnh Lần 854.900 870.300 903.200 917.150 928.000 931.000 937.000 2 Tổng số BN điều trị ngoại trú Người 138.250 139.560 141.390 144.550 147.010 150.120 154.320 3 Tổng số BN điều trị nội trú BN 101.413 106.104 106.770 109.964 113.358 118.927 123.116 4 Tổng số ngày điều trị của bệnh nhân nội trú Ngày 819.855 823.613 864.007 883.819 904.940 934.769 986.987 5 Công suất sử dụng GB % 105 106 111 114 116 119 121 6 Tổng số ca phẫu thuật Ca 10.810 11.010 11.360 11.448 11.608 11.867 12.006 7 Số người được cấp cứu, điều trị tai nạn thương tích Người 6.352 7.000 7.430 7.455 7.813 7.954 8.042 8 Tồng số lần xét nghiệm Lần 892.400 918.700 946.700 1.043.400 1.021.000 1.198.100 1.234.850 9 Tổng số lần chụp XQuang Lần 98.370 99.370 102.100 103.730 105.850 108.762 110.652 10 Tổng số lần siêu âm Lần 175.100 175.860 187.830 188.830 195.000 219.760 230.065 11 Số lần khám bệnh tại CĐ Lần 971.021 983.085 997.169 1.006.742 1.007.216 1.008.100 1.008.986 12 Số lượt BN điều trị tại các trạm y tế xã, phường BN 226.206 232.456 237.571 247.283 253.026 282.976 300.180 13 Tỷ lệ xã thực hiện KCB cho người có thẻ BHYT % 100 100 100 100 100 100 100 Nguồn: Sở Y tế tỉnh Hải Dương - Số lần khám bệnh trung bình/người/năm ở các tuyến là 1,42 lần; tuyến tỉnh 0,18 lần; huyện 0,54 lần; xã 0,7 lần. - Số lượt người điều trị ngoại trú tăng từ 138.250 lượt năm 2001 lên 154.320 lượt năm 2007 - Số lượt điều trị nội trú tại bệnh viện đạt 123.116 lượt người năm 2007. - Công suất sử dụng giường bệnh tăng từ 105% năm 2001 lên 121% năm 2007. - Số ca phẫu thuật tăng từ 10.810 ca năm 2001 lên 12.006 ca năm 2007. - Cấp cứu tai nạn thương tích tăng từ 6.352 ca năm 2001 lên 8.042 ca năm 2007. - Tổng số lần xét nghiệm tăng từ 892.400lần năm 2001 lên 1.234.850lần năm 2007. - Tổng số lần chụp X quang tăng từ 98.370 lần năm 2001 lên 110.652 lần năm 2007. - 100% người nghèo được khám chữa bệnh miễn phí thông qua thẻ BHYT. Tổng số người nghèo trong tỉnh hiện khoảng 200.000 người. - 100% trẻ em dưới 6 tuổi được khám chữa bệnh miễn phí tại các cơ sở y tế. Tổng số trẻ dưới 6 tuổi là 134.976 trẻ (chiếm 7,7% dân số). - Đến năm 2007, 100% số trạm y tế trong tỉnh đã triển khai khám BHYT. UBND tỉnh giao cho Sở Y tế quản lý và cấp giấy phép hành nghề cho các cơ sở cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh. Năm 2006, số cơ sở hành nghề y tư nhân là 633 chỉ cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh ngoại trú. Toàn tỉnh hiện chưa có bệnh viện tư và các trung tâm cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh chất lượng cao. 2.3.3 Về dịch vụ khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền Hải Dương có truyền thống lâu đời về YDHCT, có nhiều danh y nổi tiếng chữa bệnh bằng thuốc nam, châm cứu như: danh y Tuệ Tĩnh, Nguyễn Đại Năng, Phạm Công Bân..., có khu vườn dược sơn rộng lớn từ thời Trần có 180 loài với 480 cây thuốc quí chữa bệnh, trong nhân dân có nhiều bài thuốc gia truyền, bài thuốc kinh nghiệm ở từng vùng, từng địa phương, chữa bệnh có hiệu quả cao. Khám chữa bệnh bằng YDHCT đã và đang được địa phương đặc biệt chú trọng. 100% bệnh viện huyện có vườn thuốc đông y mẫu. Tỷ lệ trạm y tế có cán bộ phụ trách YHCT tăng từ 10% năm 2001 lên 100% năm 2006. Tỷ lệ trạm y tế có vườn thuốc đông y mẫu đủ 40 cây thuốc tăng từ 15% năm 2001 lên 60% năm 2006. Tổng số lượt khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền tăng trong các năm gần đây, tăng từ 361.721 lượt người năm 2001 lên 843.721 lượt người năm 2006. Y học cổ truyền đã góp phần thực hiện chính sách xã hội và công bằng xã hội trong chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Năm 2006 số lượt khám chữa bệnh ở các cơ sở y học cổ truyền ngoài công lập là 603.721 lượt chiếm khoảng 20% trong tổng số lượt khám chữa bệnh chung, các cơ sở y học cổ truyền ngoài công lập đã có đóng góp đáng kể vào công tác khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền cho nhân dân. Bảng 8: Kết quả khám chữa bệnh YHCT hàng năm STT Nội dung 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 1 Số lượt khám bệnh YHCT công lập 35.542 34.576 59.048 61.342 54.770 240.000 320.000 2 Số lượt KCB YHCT ngoài công lập 326.179 328.936 343.397 402.544 468.572 603.721 782.762 (Nguồn: Sở Y tế Hải Dương) Tỷ lệ dùng thuốc y học cổ truyền của y tế cơ sở còn thấp. Chỉ có 7,7% BVĐK huyện có khoa YHCT (1/3 bệnh viện có khoa Đông y riêng). Một bộ phận nhân dân kể cả cán bộ y tế còn chưa tin tưởng vào hiệu quả của thuốc YHCT. 2.3.4 Mạng lưới sản xuất, kiểm nghiệm và phân phối thuốc Trong những năm vừa qua, mạng lưới sản xuất, kiểm nghiệm và phân phối thuốc luôn đảm bảo cung ứng thường xuyên, kịp thời đủ thuốc với chất lượng tốt, đáp ứng được nhu cầu phòng và chữa bệnh cho nhân dân trong tỉnh. Ngành y tế tỉnh đã quán triệt và nghiêm túc thực hiện Chỉ thị 03/CT-BYT, Chỉ thị 05/CT-BYT, Thông tư 08/TT-BYT của Bộ Y tế về công tác cung ứng thuốc trong Bệnh viện, tăng cường sử dụng thuốc hợp lý, an toàn tiết kiệm. Công tác quản lý thuốc các bệnh xã hội, thuốc chương trình y tế được tăng cường nhằm đảm bảo sử dụng thuốc đúng mục đích và hiệu quả cao. Năm 2006, tổng số nhân lực có chuyên môn về dược là 705 người, trong số đó, dược sĩ đại học chiếm tỷ lệ 7,37% (52/705 người), dược sĩ có trình độ sau đại học còn ít (6 người); DsTH chiếm 57,73% (407/705 người); Số lượng các cơ sở phân phối thuốc tăng từ 335 năm 2001 lên 556 cơ sở năm 2006. Năm 2006, toàn tỉnh có 100 nhà thuốc tư nhân, 6 doanh nghiệp kinh doanh thuốc, 227 đại lý thuốc, 223 quầy thuốc của các huyện, thành phố. 100% trạm y tế xã có quầy thuốc do cán bộ dược phụ trách; 100% bệnh viện có quầy thuốc phục vụ bệnh nhân ngoại trú. UBND tỉnh giao cho Công ty cổ phần Dược - Vật tư y tế Hải Dương thống nhất về giá cung ứng cho các cơ sở khám chữa bệnh trong tỉnh. Công ty cổ phần Dược - Vật tư y tế là đơn vị duy nhất tổ chức sản xuất thuốc trong tỉnh, công ty đã có nhiều cố gắng vừa tổ chức sản xuất vừa chuẩn bị điều kiện cơ sở sản xuất để đạt cơ sở “Thực hành sản xuất thuốc tốt” (GMP). Đến năm 2006, công ty đã đầu tư 40 tỷ đồng để cho 02 dây chuyền cô chiết tuần hoàn dưới áp suất giảm, 02 nồi cô áp suất giảm và dây chuyền sản xuất viên nang mềm, thuốc tiêm. Số mặt hàng thuốc được sản xuất tăng từ 30 mặt hàng (năm 2004) tăng lên là 80 mặt hàng (năm 2006) và 30 mặt hàng được sản xuất dưới dạng thuốc - thực phẩm. Các mặt hàng sản xuất ra đều được kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn chất lượng. Giá trị sản xuất và kinh doanh thuốc năm sau cao hơn năm trước: Bảng 9: Giá trị sản xuất và kinh doanh thuốc của Công ty Dược Đơn vị tính: Tỷ đồng STT Nội dung 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 1 Giá trị sản xuất 4.3 6.1 11.5 15.6 18.7 20.6 23.8 2 Giá trị kinh doanh 57.7 78.5 123.8 154.3 187.9 191.4 219.5 3 Nộp ngân sách 0.48 0.66 1.04 1.29 1.57 1.65 1.8 Nguồn: Sở y tế Hải Dương - Giá trị sản xuất thuốc tăng từ 4,3 tỷ đồng năm 2001 lên 20,6 tỷ đồng năm 2006 và tăng đến 23,8 tỷ năm 2007. - Giá trị kinh doanh thuốc tăng từ 57,7 tỷ đồng năm 2001 lên 190 tỷ đồng năm 2006 và tăng 219.5 vào năm 2007. - Nộp ngân sách năm 2001 là 483,5 triệu đồng tăng lên 1 tỷ 650 triệu đồng năm 2006 và năm 2007 nộp 1 tỷ 800 triệu. - Giá trị sử dụng thuốc nội năm 2007 trung bình là 61%, trong đó tuyến tỉnh là 58%, tuyến huyện là 42%. Công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra, hướng dẫn việc quản lý phân phối thuốc, thực hiện quy chế quản lý thuốc đặc biệt là thuốc gây nghiện, thuốc độc tất cả các hiệu thuốc, nhà thuốc, quầy thuốc và các cơ sở y tế trong toàn tỉnh được thực hiện thường xuyên, không có vi phạm lớn xảy ra. Việc kiểm tra kiểm nghiệm thuốc được tiến hành thường xuyên, trung bình khoảng 1.000 mẫu/năm. Trong những năm gần đây, theo kết quả kiểm tra chưa phát hiện thấy thuốc giả, thuốc ngoài danh mục, thuốc quá hạn dùng lưu hành trên địa bàn. Tuy nhiên hiện tượng lạm dụng thuốc đặc biệt là lạm dụng thuốc kháng sinh, thuốc vitamin, sử dụng thuốc ngoại còn khá phổ biến, chưa thực hiện nghiêm túc quy chế bán thuốc theo đơn. 2.4 NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VỀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ Y TẾ CỦA TỈNH HẢI DƯƠNG 2.4.1 Những lĩnh vực mà dịch vụ y tế đã đạt được: Trong những năm qua, thực hiện quan điểm phát triển đa dạng hóa các loại hình cung cấp dịch vụ y tế, khuyến khích phát triển hành nghề y dược tư nhân, nhờ đó nhân dân được tiếp cận với dịch vụ y tế nhiều hơn, tốt hơn. Sự đảm bảo này được chứng minh bằng các con số về phát triển dịch vụ y tế dự phòng, dịch vụ khám chữa bệnh, thay đổi một cách căn bản về cơ sở vật chất, thiết bị y tế từ tuyến tỉnh đến trạm y tế xã, phường, thị trấn; phần lớn các chỉ tiêu tổng quát về sức khoẻ của nhân dân đều được cải thiện và tiến. Chính điều này cho thấy phát triển dịch vụ y tế trên địa bàn tỉnh Hải Dương bước đầu được đánh giá là đúng hướng, phù hợp với nhu cầu của thời đại. Dịch vụ y tế ngày một đa dạng; nhiều công nghệ kỹ thuật y học mới, hiện đại được nghiên cứu và ứng dụng; kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trong việc cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh; cơ sở vật chất, điều kiện làm việc và phục vụ bệnh nhân được cải thiện; việc cung ứng thuốc và trang thiết bị y tế đã được đầu tư đáp ứng được nhu cầu thiết yếu cho công tác khám chữa bệnh và dự phòng. (1) Phát triển dịch vụ y tế dự phòng một cách sâu rộng: Xử lý tốt các ổ dịch, không để dịch lớn nghiêm trọng xảy ra. Tiêm chủng mở rộng luôn đạt trên 99%. Tiếp tục duy trì thành quả thanh toán bại liệt, loại trừ Uốn ván sơ sinh, thanh toán bệnh Phong, Bướu cổ, hạn chế tối đa các bệnh dịch có vắc xin phòng ngừa của trẻ em. Triển khai các dịch vụ của y tế dự phòng như: - Tuyên truyền phòng chống các bệnh truyền nhiễm do vi sinh vật. - Bảo vệ sức khoẻ bà mẹ, trẻ em, chăm sóc sức khoẻ sinh sản, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em. - Cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường. - Vệ sinh an toàn thực phẩm. - Y tế lao động. - Chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ học sinh các trường tiểu học, trung học và các nhà trẻ, mẫu giáo. - Các hoạt động truyền thông, giáo dục sức khoẻ nhằm giảm số người hút thuốc lá, số người nghiện rượu, bia xuống và số người tử vong do tai nạn giao thông trên toàn tỉnh; giảm tỷ lệ tai nạn lao động, tỷ lệ tai nạn sinh hoạt nhằm tạo môi trường lành mạnh an toàn cho nhân dân. (2) Phát triển dịch vụ khám chữa bệnh và phục hồi chức năng: Về cơ bản đã đáp ứng được tỷ lệ giường bệnh/10.000 dân đạt 16,51 (năm 2006). Năm 2007 có 67,68% xã đạt Chuẩn quốc gia về y tế xã. Chất lượng dịch vụ y tế đã được nâng lên, phần nào đáp ứng nhu cầu dịch vụ y tế của nhân dân khi các cơ sở khám chữa bệnh thực hiện tốt quy chế bệnh viện. Áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong chẩn đoán và điều trị. Tuyến tỉnh đã đầu tư được một số trang thiết bị hiện đại như: máy siêu âm Doppler, nội soi, chụp cắt lớp, mổ mắt bằng phương pháp Phaco... Cải tiến phương thức cung cấp dịch vụ vận chuyển cấp cứu. Đối tượng được hưởng lợi từ dịch vụ y tế cũng đã được mở rộng: 100% các đối tượng người nghèo, đối tượng người cao tuổi, có công với đất nước và trẻ em dưới 6 tuổi được cấp thẻ BHYT/thẻ khám chữa bệnh miễn phí. (3) Phát triển dịch vụ Y dược học cổ truyền: Hải Dương có truyền thống lâu đời về YDHCT, có khu vườn dược sơn rộng lớn từ thời Trần có 180 loài với 480 cây thuốc quí chữa bệnh, trong nhân dân có nhiều bài thuốc gia truyền, bài thuốc kinh nghiệm ở từng vùng, từng địa phương, chữa bệnh có hiệu quả cao. Tổng số lượt khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền tăng đều trong các năm gần đây. Y học cổ truyền đã góp phần thực hiện chính sách xã hội và công bằng xã hội trong chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Phát triển dịch vụ khám chữa bệnh bằng YDHCT đã và đang được địa phương đặc biệt chú trọng. (4) Phát triển mạng lưới sản xuất. kiểm nghiệm và cung ứng thuốc: Trong những năm gần đây, hoạt động dược đã đảm bảo cung ứng thường xuyên đủ thuốc và kịp thời với chất lượng tốt đáp ứng được nhu cầu phòng và chữa bệnh cho nhân dân trong tỉnh. Doanh số sản xuất kinh doanh tăng, nộp ngân sách vượt kế hoạch. 2.3.2 Những mặt còn hạn chế Bên cạnh những kết quả đạt được, phát triển dịch vụ y tế Hải Dương hiện vẫn đang phải đối mặt với nhiều tồn tại và thách thức như: Về dịch vụ y tế dự phòng: Mặc dù dịch vụ y tế dự phòng đã phát triển, các dịch vụ được triển khai ở tất cả các xã trong toàn tỉnh song chất lượng vẫn chưa đáp ứng được những yêu cầu đòi hỏi của thời đại nay. Nhiều loại bệnh dịch mới nguy hiểm xuất hiện và diễn biến phức tạp như: SARS, Vi rút H5N1; HIV/AIDS ngày càng gia tăng đặc biệt là trong nhóm thanh niên trẻ tuổi, tình hình ngộ độc thực phẩm diễn biến đa dạng khó kiểm soát; vệ sinh môi trường, vệ sinh lao động chưa được kiểm soát chặt chẽ... Công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ còn nhiều hạn chế cả về nội dung và hình thức. Một bộ phận nhân dân chưa hình thành được ý thức, thói quen tự bảo vệ sức khoẻ. Về dịch vụ khám chữa bệnh và phục hồi chức năng: Do đời sống nhân dân được cải thiện nên nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân đã thay đổi cần được đáp ứng. Đó là nhu cầu khám chữa bệnh tại gia đình, khám chữa bệnh, kiểm tra sức khoẻ theo yêu cầu, khám chữa bệnh chất lượng cao trong khi đó một số bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện thường xuyên trong tình trạng quá tải. Khu vực điều trị của một số cơ sở khám chữa bệnh xuống cấp hoặc vẫn còn nhà cấp 4; 100% các c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxPhát triển dịch vụ y tế trên địa bàn tỉnh Hải Dương.docx
Tài liệu liên quan