Luận văn Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi - Thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC

 

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở NƯỚC TA TRONG THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA 6

1.1. Sự phát triển lý luận và quan điểm về doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam 6

1.2. Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta 17

1.3. Kinh nghiệm về phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ 26

Chương 2: THỰC TRẠNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI 34

2.1. Những đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ngãi 34

2.2. Tình hình phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi 41

Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI 76

3.1. Những quan điểm và một số chỉ tiêu chủ yếu về phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi 76

3.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi 80

KẾT LUẬN 106

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 109

PHỤ LỤC 113

 

 

doc119 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3708 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
]. Về việc ký kết hợp đồng lao động và thực hiện chế độ bảo hiểm cho người lao động, mặc dù trong năm qua đã được chủ DN quan tâm song chiếm tỷ lệ còn khá khiêm tốn. Qua kết quả khảo sát tình hình SXKD của 27 DN cho thấy: số người có ký hợp đồng lao động tính đến tháng 6/2001 là 174/813 chiếm tỷ lệ 21,4% (tăng 5,4% so với thời điểm năm 2000). Số người có bảo hiểm xã hội là 94/813 chiếm tỷ lệ 11,57% (tăng 4,47% so với thời điểm năm 2000) (xem phụ lục 3). - Về trình độ quản lý SXKD Trong nền kinh tế thị trường, thiết yếu đòi hỏi cần phải có một đội ngũ những người quản lý DN có kinh nghiệm, có bản lĩnh đồng thời phải nắm vững lý thuyết quản trị DN, hiểu biết luật pháp,... Nhận thức được sự cần thiết đó những năm qua tỉnh đã chú trọng trong việc đào tạo và đào tạo lại đội ngũ quản lý DN, nhất là đối với DNNN. Đến nay thực trạng trình độ chuyên môn của đội ngũ quản lý DNVVN trên địa bàn Quảng Ngãi như sau: Giám đốc các DNNN Trung ương 100% có trình độ đại học, giám đốc các DNNN địa phương 100% có trình độ trung cấp trở lên. Trong các HTX, trình độ chuyên môn của đội ngũ quản lý: Đại học, cao đẳng chỉ có 8 người (5,4%), trung cấp: 41 người (27,89%), sơ cấp: 20 người (13,6%), chưa qua đào tạo: 78 người (53,06%) (xem phụ lục 4). Rất nhiều DNTN, công ty TNHH, CTCP được hình thành trên cơ sở sắp xếp lại sản xuất, đổi mới cơ chế quản lý DNNN và HTX nên nhiều chủ DN là CBCNV nhà nước do vậy số có trình độ đại học, cao đẳng chiếm 24,7%, song cũng còn đến 64,75% chủ DN chưa có bằng cấp (xem phụ lục 5). Đối với chủ cơ sở sản xuất cá thể, phần lớn các chủ cơ sở sản xuất này được kèm cặp qua thực tế, được gia đình truyền nghề, tự học hoặc nâng cao kiến thức qua các lớp bồi dưỡng ngắn,... Nhìn chung có thể nói, phần lớn các chủ DNVVN rất ít được trang bị kiến thức quản lý một cách hệ thống, nhiều chủ DN chưa qua đào tạo, kiến thức quản lý thông qua kinh nghiệm là chủ yếu. Chính vì vậy mà khả năng quản lý kinh doanh còn nhiều hạn chế, tiếp cận thị trường chưa được mở rộng, khả năng liên doanh, liên kết chưa được mạnh dạn. Thêm vào đó tình trạng khá phổ biến trong các DNVVN là các chủ DN ít hiểu biết về pháp luật, chính sách kinh tế, chế độ kế toán,... đó là những trở ngại không nhỏ đối với DNVVN trong hoạt động SXKD trong cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. 2.2.2.3. Thị trường và sức cạnh tranh của DNVVN Cùng với sự phát triển về số lượng DN, ngành nghề kinh doanh ngày càng đa dạng, các sản phẩm, dịch vụ do các DNVVN thực hiện ngày càng tăng về số lượng, đa dạng về chủng loại, làm phong phú thêm thị trường. Một số DN đã có một số loại sản phẩm đạt chất lượng được thị trường trong và ngoài nước chấp nhận như sản phẩm đặc sản (đường phổi, đường phèn,...), các sản phẩm đông lạnh xuất khẩu: mực, tôm, cá,... Trong một số lĩnh vực như xây dựng, làm đường giao thông quy mô vừa và nhỏ, chế biến nông lâm sản thực phẩm,... các DN ngoài quốc doanh đã từng bước chiếm lĩnh được thị trường, khẳng định vị trí của mình nhờ cơ chế quản lý linh hoạt, mềm dẻo, chủ động tìm và khai thác thị trường, huy động vốn nhanh, chủ động, giữ chữ tín trong kinh doanh. Song do kỹ thuật công nghệ lạc hậu cùng với trình độ quản lý và khả năng tài chính hạn chế nên nhìn chung các DNVVN gặp khó khăn về thị trường, hạn hẹp thị phần, sản phẩm chủ yếu chỉ tiêu thụ tại địa phương, sức cạnh tranh kém. Theo số liệu năm 2000 chỉ có khoảng 26,32% DN có ưu thế chiếm lĩnh thị trường, 62,1% DN kinh doanh trong thế chưa vững chắc và 11,58% không có khả năng cạnh tranh để có thị trường trong nước (xem phụ lục 6). Về khả năng xuất khẩu thì dự đoán chỉ có khoảng 18% DN có triển vọng xuất khẩu trong những năm tới. 2.2.2.4. Hiệu quả kinh doanh của các DNVVN Với quy mô vừa và nhỏ, các DNVVN dễ dàng phát huy những lợi thế của mình: tính linh hoạt cao, thích ứng với sự biến động của thị trường, khả năng thay đổi mặt hàng, mẫu mã nhanh theo thị hiếu của khách hàng, sử dụng nguyên liệu, vật liệu sẵn có ở địa phương,... để từ đó dẫn đến hoạt động SXKD đạt hiệu quả. Đặc biệt đối với DN thuộc kinh tế tư nhân, xét trên giác độ quản lý cá nhân chủ DN có toàn quyền quyết định độc lập, do đó có thể đưa ra quyết định một cách nhanh chóng, mọi hoạt động SXKD tiến hành một cách linh hoạt ứng phó nhanh và có hiệu quả thiết thực. Cá nhân chủ sở hữu được quyền hưởng tất cả lợi nhuận tạo ra, điều đó thúc đẩy và tạo động lực cho người chủ làm việc chăm chỉ, cần cù hơn. Phần lớn DNTN đều có quy mô nhỏ, giữa người chủ và người thợ có mối quan hệ bà con, họ hàng, bạn bè, quen biết tin cậy nhau, có thiên hướng tạo ra sự hòa hợp trong DN. Vì vậy đa số các DN đều có những điều kiện thuận lợi để kinh doanh có hiệu quả, tốc độ chu chuyển của vốn nhanh, điển hình như DN Kim Chung trong năm 2001 có doanh thu 17.107 triệu đồng tương ứng với số vốn đầu tư: 600 triệu đồng, Công ty tư vấn cầu đường có doanh thu 2.134 triệu đồng trong khi vốn đầu tư chỉ có 198 triệu đồng... Gần đây, một số DNTN ngành thủy sản và chế biến lâm sản đã tham gia làm hàng xuất khẩu, tạo hướng đi mới, nhằm khai thác lợi thế, góp phần tăng trưởng kinh tế địa phương. Song với thực trạng khó khăn hiện tại (vốn, công nghệ, trình độ lao động, quản lý kinh doanh...) nên hầu hết các đơn vị mới chỉ có khả năng tồn tại được trong thị trường cạnh tranh, số lãi đạt được ở từng DN còn thấp, hiệu quả sinh lời của đồng vốn chưa cao. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của Cục thuế Quảng Ngãi, trong số 200/284 DN kinh tế tư nhân gửi báo cáo năm 2001, tổng số doanh thu thuần các DN đạt được là 557.690 triệu đồng, số DN hoạt động hòa vốn và có lãi là 161/200 DN với số lãi 5.957 triệu đồng, số DN hoạt động còn bị lỗ là 39/200 DN với số lỗ là 1.552 triệu đồng, hiệu suất sinh lời của đồng vốn là 0,0269. Đối với HTX, theo báo cáo của Hội đồng Liên minh các HTX Quảng Ngãi trong năm 2001 toàn tỉnh có 21/49 HTX loại khá (là HTX hoạt động SXKD có hiệu quả, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước và có lãi ròng hàng năm đạt từ 50 triệu đồng trở lên); có 25/49 HTX loại trung bình (là HTX hoạt động SXKD không ổn định, phương án SXKD vẫn như trước khi chuyển đổi, làm nghĩa vụ đối với Nhà nước chưa đầy đủ và lãi ròng hàng năm đạt dưới 50 triệu đồng); 3/49 HTX yếu kém (là HTX trong hoạt động SXKD còn gặp nhiều khó khăn, các nguyên tắc của HTX và nghĩa vụ đối với Nhà nước không được thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, thu nhập của HTX chỉ đủ nuôi bộ máy quản lý). Tổng doanh thu các HTX phi nông nghiệp thực hiện được trong năm 2001 là 25.940 triệu đồng, tổng số lãi thực hiện là 1.534 triệu đồng, tổng số lỗ là 12 triệu đồng [18, tr. 3]. Đối với các DNNN, qua sắp xếp, đổi mới phần lớn các DN đã khai thông được bế tắc trong SXKD, hoạt động có hiệu quả hơn, lợi nhuận và nộp ngân sách đều tăng hơn trước. Số DN kinh doanh có hiệu quả từ 17% (năm 1995) tăng lên 54% năm 2001, số kinh doanh thua lỗ từ 30% (năm 1995) giảm còn 20% (năm 2001). Số DN hoạt động cầm chừng tuy có lãi nhưng không đáng kể còn chiếm 26% tổng số DNNN địa phương [46, tr. 2]. Về khả năng đóng góp vào ngân sách nhà nước của các DNVVN thì chỉ tính đóng góp của DNVVN thuộc DNNN địa phương trong những năm qua (1996-2000) có xu hướng giảm: năm 1996 là 15,389 tỷ đồng; 1997 là 12,599 tỷ đồng; 1998 là 9,849 tỷ đồng; 1999 là 9,245 tỷ đồng; 2000 là 11,829 tỷ đồng nhưng số thu thuế công thương ngoài quốc doanh có xu thế tăng lên: 1996 là 33,101 tỷ đồng; 1997 là 28,901 tỷ đồng; 1998 là 30,095 tỷ đồng; 1999 là 32,538 tỷ đồng; 2000 là 48,594 tỷ đồng; 2001 là 42,609 tỷ đồng. So với số thu cả tỉnh chỉ tính riêng số thuế của kinh tế tư nhân thì năm 2001 đã chiếm gần 25% tổng thu thuế trên địa bàn. 2.2.2.5. Tác động đối với kinh tế - xã hội của tỉnh DNVVN có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế trong giai đoạn hiện nay. Đặc biệt là đối với tỉnh Quảng Ngãi khi việc đầu tư hình thành các DN quy mô lớn đang có nhiều hạn chế về vốn, về kết cấu hạ tầng, về trình độ công nghệ, trình độ quản lý,... thì việc phát triển DNVVN có ý nghĩa quyết định để tạo ra sự tăng trưởng kinh tế năng động và bền vững. Thực tế đã kiểm nghiệm điều đó, nền kinh tế Quảng Ngãi từ khi đổi mới đến nay tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục tăng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ. Đó là nhờ sự đóng góp đáng kể của các DNVVN. Chúng ta có thể nhận thấy vai trò đó thể hiện qua các mặt cụ thể sau: Một là, DNVVN góp phần quan trọng tạo ra công ăn việc làm cho người lao động, tăng thu nhập,... Đây là một thế mạnh rõ rệt của DNVVN và là nguyên nhân chủ yếu khiến chúng ta đặc biệt chú trọng phát triển DNVVN. Trong những năm qua, hàng năm toàn tỉnh đã tạo việc làm mới và thêm việc làm cho 28.260 người lao động. Số lượng các DN lớn trên địa bàn tỉnh quá ít, chỉ vài đơn vị nên thu hút lực lượng lao động không đáng kể. Do vậy kết quả đạt được ở trên là nhờ vào loại hình DNVVN mà chủ yếu là DNVVN ngoài quốc doanh. Trong những năm đổi mới vừa qua, với chủ trương sắp xếp lại các DNNN và khuyến khích các DN từ các thành phần kinh tế phát triển, số lượng các DNVVN ở Quảng Ngãi tăng lên đáng kể và đã thu hút một lượng lớn lực lượng lao động. Chỉ tính riêng với hơn 15.000 hộ kinh doanh cá thể và 284 DN kinh tế tư nhân, đã giải quyết việc làm cho gần 100.000 lao động (chiếm 17,5% tổng số lao động xã hội trong cả tỉnh) [15, tr. 2]. Bên cạnh đó, sự phát triển của các DNVVN đã tạo thêm một phần đáng kể công việc "ngoài DN" thông qua các hợp đồng thời vụ, hợp đồng gia công hộ gia đình, góp phần tăng thêm thu nhập cho người lao động ở nông thôn và thành thị, góp phần xóa đói, giảm nghèo cho 1 bộ phận nhân dân: hộ đói, nghèo giảm từ 37,5% năm 1995 còn 15,6% năm 2000 [13, tr. 15]. Hai là, các DNVVN đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh, với số lượng cơ sở SXKD lớn cùng với tổng lượng vốn huy động được cũng như lực lượng lao động đông đảo, các DNVVN đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Thể hiện: Bảng 2.8: Kết quả sản xuất kinh doanh của các khu vực kinh tế ở tỉnh Quảng Ngãi từ 1996 - 2000 Đơn vị tính: Triệu đồng 1996 1997 1998 1999 2000 1. Tổng giá trị sản xuất - Kinh tế Nhà nước Trong đó: Ktế Nhà nước địa phương - Kinh tế ngoài quốc doanh 2. Tổng sản phẩm - Kinh tế Nhà nước Trong đó: Ktế Nhà nước địa phương - Kinh tế ngoài quốc doanh 3. Cơ cấu tổng SP trong tỉnh (%) - Kinh tế nhà nước Trong đó: Ktế nhà nước địa phương - Kinh tế ngoài quốc doanh 2.994.379 775.632 285.889 2.218.747 1.701.749 377.392 156.055 1.324.357 100 22,18 9,17 77,82 3.347.936 917.156 324.625 2.430.778 1.855.485 421.988 165.772 1.433.497 100 22,74 8,93 77,26 3.701.924 1.110.845 309.798 2.591.079 2.004.986 479.524 160.229 1.525.462 100 23,92 7,99 76,08 4.017.901 1.251.194 323.863 2.766.707 2.141.384 530.519 169.879 1.610.865 100 24,77 7,93 75,23 4.470.137 1.360.680 344.721 3.109.457 2.323.210 571.895 197.087 1.751.315 100 24,62 8,49 75,38 Nguồn: Cục Thống kê Quảng Ngãi. Ba là, các DNVVN góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh. Với mức đóng góp ngày càng tăng vào GDP của tỉnh, các DNVVN góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng CNH, HĐH, chuyển từ nông nghiệp sang công nghiệp, xây dựng và dịch vụ (xem bảng 2.2). Đồng thời, với số lượng ngày càng tăng, quy mô ngày càng phát triển, lại được phân bổ rộng khắp ở các vùng trong tỉnh, từ thành thị đến nông thôn nên các DNVVN đã giải quyết một lượng lớn lao động ở nông thôn. Theo số liệu của Cục Thống kê Quảng Ngãi, các DNVVN ở thành thị thu hút khoảng 20% lao động từ nông thôn, các DNVVN ở thị trấn các huyện thu hút khoảng 20% lao động từ nông thôn và các DNVVN đóng trên địa bàn nông thôn thu hút khoảng 80% lao động tại nông thôn, góp phần chuyển lao động chuyên nông nghiệp sang hoạt động công nghiệp, dịch vụ, góp phần tạo ra một cơ cấu lao động hợp lý. Bốn là, các DNVVN giữ vai trò quan trọng trong việc huy động, khai thác và tận dụng mọi nguồn lực cho phát triển. Với quy mô vừa và nhỏ, kết hợp với việc phân bố trên diện rộng nên các DNVVN dễ huy động được nhân dân tham gia hoạt động, qua đó thu hút được nhiều nguồn vốn trong dân, trong các thành phần kinh tế vào SXKD. Mặt khác, do có quy mô vừa phải và hợp lý nên hoạt động kinh doanh rất linh hoạt và có tỷ suất lợi nhuận cao nên dễ kích thích được nhiều người góp vốn làm ăn. Chỉ riêng năm 2001, vốn đầu tư vào SXKD của các DNVVN ngoài quốc doanh tăng thêm khoảng 216 tỷ đồng, trong đó hộ kinh doanh cá thể là 104 tỷ đồng, các DN kinh tế tư nhân là 112 tỷ đồng. Về lao động, do không đòi hỏi phải có trình độ cao, phải được đào tạo nhiều thời gian và chi phí tốn kém nên có thể dễ dàng thu hút được một lượng lớn lao động giản đơn của xã hội vào SXKD. Về kỹ thuật - công nghệ dễ dàng kết hợp giữa kỹ thuật thủ công dùng nhiều lao động với công nghệ tiên tiến để tiến tới hiện đại hóa kỹ thuật sản xuất. DNVVN còn có khả năng sử dụng tốt nguồn nguyên liệu ở địa phương. Năm là, các DNVVN góp phần làm cho nền kinh tế năng động và hiệu quả hơn. Do quy mô nhỏ nên các DNVVN rất linh hoạt, năng động trong cơ chế thị trường, dễ chuyển hướng kinh doanh sang lĩnh vực hiệu quả hơn. Ngoài ra do số lượng cơ sở kinh doanh tăng lên, sản phẩm đa dạng, phong phú nên đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường, đồng thời làm tăng tính cạnh tranh trong nền kinh tế, làm cho nền kinh tế hiệu quả hơn. Biểu hiện: Qua khảo sát thực tế cho thấy trong các làng nghề: mộc, gạch ngói, chế biến đường phổi, đường phèn, mạch nha, chế biến thịt bò khô,... số loại sản phẩm và chủng loại rất phong phú, chất lượng ngày càng tốt hơn, đáp ứng mọi nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng. Hoạt động của các cơ sở kinh doanh tư nhân thường rất nhạy bén, nhất là ở nông thôn, miền núi, hải đảo, nhiều nơi DNNN không với tới được, đặc biệt là huyện đảo Lý Sơn, vùng núi cao Sơn Tây khi mới tách huyện. Sáu là, khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống. Các DNVVN có tầm quan trọng đặc biệt trong việc phát triển các ngành, nghề truyền thống bởi hình thức tổ chức sản xuất phù hợp với các ngành nghề này là các cơ sở kinh tế khu vực tư nhân, chủ yếu là quy mô nhỏ và vừa. Theo thống kê ban đầu năm 2001, Quảng Ngãi hiện nay có 45 làng nghề, với 4.000 hộ và 10.000 lao động tham gia ở mức độ khác nhau, được phân bổ ở 23 ngành nghề thủ công: đường phổi, đường phèn, kẹo gương,...; các làng nghề đã tạo ra thu nhập từ 45-50 tỷ đồng. + Bảy là, các DNVVN, đặc biệt là các DNVVN ở nông thôn góp phần thực hiện đường lối của Đảng, xây dựng nông thôn mới. Các DNVVN, đặc biệt là các DNVVN ở nông thôn đã tạo ra cơ hội làm việc cho một bộ phận lớn lao động nhàn rỗi ở nông thôn, làm tăng thêm thu nhập và cải thiện đời sống nông dân, góp phần thực hiện xóa đói, giảm nghèo, rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, giữa các huyện đồng bằng với với các huyện miền núi như Sơn Tây, Sơn Hà và huyện đảo Lý Sơn, từ đó làm cho bộ mặt nông thôn có nhiều đổi thay. Vai trò quan trọng và tác động mang tính động lực trên đây của DNVVN khẳng định sự tất yếu khách quan phải thúc đẩy và hỗ trợ sự phát triển của DNVVN trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. 2.2.3. Thực trạng quản lý nhà nước đối với DNVVN trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi 2.2.3.1. Tác động của chính sách vĩ mô đối với các DNVVN của tỉnh Quảng Ngãi Hệ thống chính sách và pháp luật của Nhà nước tác động tới toàn bộ mọi mặt hoạt động trong đời sống kinh tế - xã hội, trong đó có sự hình thành và phát triển của các DNVVN. Chúng hoặc là tạo điều kiện thuận lợi, hoặc là gây khó khăn cản trở đối với sự ra đời hoạt động và phát triển của DNVVN. Trước đây, nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của DNVVN chưa rõ ràng dẫn tới sự phát triển của DNVVN mang tính tự phát, chưa có định hướng và hỗ trợ từ phía Nhà nước. Trong những năm đổi mới, hệ thống chính sách và pháp luật liên quan đến khu vực kinh tế ngoài quốc doanh (trong đó DNVVN là chủ yếu) đã được hình thành và đổi mới từng bước với những kết quả tích cực. Đặc biệt là hệ thống thể chế, chính sách khuyến khích, trợ giúp DN và DNVVN như: chính sách khuyến khích đầu tư, chính sách tài chính, tiền tệ, chính sách đất đai, chính sách đào tạo, công nghệ,... Hệ thống chính sách vĩ mô của Nhà nước đã tạo điều kiện khuyến khích, thúc đẩy sự hình thành và phát triển khá mạnh mẽ đối với các DNVVN, đặc biệt đối với khu vực kinh tế tư nhân của cả nước nói chung và của tỉnh Quảng Ngãi nói riêng. Song hệ thống chính sách vẫn còn thiếu đồng bộ, nhất quán và kém hoàn thiện. Chúng vẫn chưa tạo ra môi trường hoạt động thông thoáng và bình đẳng cho mọi loại hình DN, chưa kích thích các hoạt động SXKD có hiệu quả và nghiêm chỉnh tuân theo pháp luật, đặc biệt là chính sách đất đai, thuế, tín dụng... Điều đó đòi hỏi phải có sự đổi mới và hoàn thiện hơn nữa các chính sách vĩ mô của Nhà nước để tạo điều kiện thúc đẩy mạnh mẽ sự hình thành và phát triển của các DNVVN. 2.2.3.2. Quản lý nhà nước địa phương đối với DNVVN - Về quan điểm, chủ trương Quán triệt đường lối phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN của Đảng và Nhà nước, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã có quan điểm, chủ trương là khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư vào SXKD, khuyến khích phát triển mạnh kinh tế gia đình, khai thác tiềm năng của các thành phần kinh tế để phát triển sản xuất, tạo ra nhiều việc làm cho người lao động. Điều này được thể hiện rõ trong Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lần thứ XV, XVI: Nghiên cứu, vận dụng chính sách của Trung ương để ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế mạnh dạn đầu tư về vốn, kỹ thuật,... phát triển SXKD trên mọi lĩnh vực, với nhiều hình thức sở hữu đa dạng nhằm phát huy mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế, tạo thành lực lượng mạnh mẽ ở địa phương; chú trọng phát triển các cơ sở sản xuất với quy mô vừa và nhỏ, phù hợp với lợi thế về vốn, lao động, thị trường [13, 19]. Trên cơ sở các quan điểm, chủ trương, tỉnh đã xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế, xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, trung tâm cụm xã để các DNVVN có cơ sở đầu tư SXKD đúng hướng, đúng địa điểm, phát triển được lợi thế. - Về cơ chế chính sách Nhận thức được tầm quan trọng của cơ chế chính sách đối với sự phát triển DNVVN trên địa bàn tỉnh, trong những năm qua lãnh đạo tỉnh cùng các cơ quan chức năng của tỉnh đã nghiên cứu, ban hành nhiều chính sách cụ thể nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển DNVVN của tỉnh. Cụ thể: + Chính sách đất đai đối với sự phát triển DNVVN ở tỉnh Quảng Ngãi Đất đai vừa là bất động sản quan trọng, vừa là yếu tố đầu vào không thể thiếu của các DN, nhưng đây cũng là một trong những vấn đề gây cấn nhất đối với các DN. Trong thời gian qua tỉnh đã có nhiều nỗ lực trong việc tháo gỡ những khó khăn trong chính sách đất đai cả trên tổng thể cũng như bằng các biện pháp cụ thể: Một là, tỉnh đã xây dựng quy hoạch sử dụng đất đai toàn diện cho cả sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế trang trại, cho công nghiệp, thương mại và dịch vụ ở cả ba cấp: tỉnh - huyện - phường, xã. Hai là, thực hiện Luật Đất đai năm 1993 và Luật sửa đổi bổ sung luật đất đai năm 2000, tỉnh đã tiến hành cấp quyền sử dụng đất lâu dài cho nông dân và các DN. Đến 31/12/2001 đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 364.830/ 481.000 trường hợp cần cấp, đạt tỷ lệ 75,85%. Ba là, thực hiện Chỉ thị 245-22/4/96 của Thủ tướng Chính phủ về việc "Quản lý, sử dụng tốt đất đai của các tổ chức trong nước được giao đất, thuê đất", tỉnh đã rà soát, kiểm tra lại quỹ đất của các tổ chức và thực hiện các thủ tục để giao đất, cho thuê đất. Đến nay toàn tỉnh có 2.224 tổ chức gồm 3.834 địa điểm với diện tích đất là 1.575,4 ha. Trong đó tỉnh đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 364 tổ chức gồm 620 địa điểm với diện tích 351,6 ha. UBND tỉnh có quyết định cho thuê đất tới 57 tổ chức kinh tế gồm 86 địa điểm và 105 tổ chức phi kinh tế gồm 185 địa điểm với diện tích 80,31 ha. Ngoài ra trong năm 2001 toàn tỉnh đã cho thuê mới được 30 hồ sơ, 4 tháng đầu năm 2002 cho thuê mới được 6 hồ sơ. Bốn là, UBND tỉnh ban hành nhiều chính sách, khuyến khích, ưu đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh, vào các khu công nghiệp của tỉnh, khu công nghiệp Dung Quất trong đó có chính sách ưu đãi về đất đai như cho phép các DNVVN được dùng giá trị thuê đất để góp vốn liên doanh với đối tác nước ngoài; UBND tỉnh có trách nhiệm tổ chức đền bù giải phóng mặt bằng; quy định giá thuê đất. UBND tỉnh đã có một số quyết định liên quan đến đất đai như sau: Ngày 19/10/1998 UBND tỉnh ban hành Quyết định số 3499/1998/QĐ-UB "Ban hành quy định một số chính sách khuyến khích đầu tư trên địa bàn tỉnh". Theo quyết định này tỉnh miễn tiền cho thuê đất tại các núi đá, đồi trọc, đất xấu, đất chưa phải là khu dân cư, không phải đất chuyên dùng, đất chưa sử dụng và không có khả năng sử dụng vào sản xuất nông lâm nghiệp. Theo Quyết định số 21/2000/QĐ-UB ngày 31/3/2000 - Quyết định về cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi, tỉnh miễn tiền thuê đất (theo giá nguyên thổ) trong thời hạn 10 năm kể từ năm hình thành các thủ tục thuê đất và thủ tục giảm 50% trong thời hạn 10 năm tiếp theo đối với các dự án thuộc diện khuyến khích ưu đãi đầu tư vào các khu công nghiệp của tỉnh. Theo Quyết định số 03/2002/QĐ-UB ngày 04/01/2002 Quy định một số cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư vào các khu công nghiệp của tỉnh Quảng Ngãi, các DN được miễn tiền thuê đất theo quyết định của Chính phủ, ngoài ra được miễn thêm 10 năm tiếp theo đối với DN sản xuất, thương mại, dịch vụ, du lịch và 15 năm tiếp theo đối với các DN đầu tư, kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp. Sau khi hết thời gian miễn giảm, các dự án đầu tư được áp dụng đơn giá cho thuê đất ổn định trong 5 năm như sau: Dự án đầu tư theo Luật đầu tư trong nước: 50đ/m2/năm. Riêng Công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp: 35 đ/m2/năm. Dự án đầu tư ngoài nước: 0,015 USD/m2/năm Đối với đất đã có kết cấu hạ tầng thì miễn phí sử dụng hạ tầng 5 năm kể từ khi DN bắt đầu hoạt động (DN thuộc diện ưu đãi đặc biệt 10 năm). Tuy nhiên, với sự phức tạp của chính sách đất đai, nhiều vấn đề ở tầm vĩ mô cũng cần nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung như giá thuê đất, cấp quyền sử dụng đất, vấn đề đền bù khi giải tỏa,... trong khi thực thi chính sách đất đai. Đối với DNVVN ở Quảng Ngãi vẫn còn những vướng mắc chưa giải quyết được kịp thời: Ÿ Hậu quả của cơ chế cũ để lại, chẳng hạn các DNNN hoặc các HTX tiểu thủ công nghiệp trong thời bao cấp được phân đất, nay không sử dụng hết, không giao lại cho cơ quan địa phương trong khi các DN khác lại rất khó khăn về đất đai. Ÿ Việc ra quyết định giao đất, thuê đất, cấp quyền sử dụng đất còn chậm trễ do đất thiếu bản đồ, vướng tranh chấp, vướng quy hoạch địa phương, chênh lệch giữa diện tích đất cũ và diện tích đất mới hoặc do tâm lý chủ quan của một số tổ chức sử dụng đất không cần quan tâm đến, thủ tục còn rắc rối, kém hiệu quả. Ÿ Việc đền bù giải tỏa thực hiện theo chính sách với giá còn quá thấp, không thỏa đáng nên việc giải tỏa thực hiện rất chậm chạp, gây cản trở cho việc quy hoạch các khu công nghiệp. Ÿ Việc quy hoạch và di dời các DN ở trong khu dân cư, trong các làng nghề ra khu công nghiệp gặp khó khăn do thiếu vốn, do tâm lý và không đảm bảo lợi ích, giá cho thuê đất chưa thể hiện được sự khuyến khích đầu tư. Cấp chính quyền xã phường còn thu những khoản tiền hỗ trợ của DN khi cấp hoặc cho thuê đất làm cho nhà đầu tư không phấn khởi khi di dời DN. Thời gian cho thuê đất quá ngắn (5-10 năm) làm cho các DN không yên tâm đầu tư công nghệ, thiết bị để tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. + Về chính sách khoa học - công nghệ - môi trường Chính sách khoa học - công nghệ - môi trường luôn được chú trọng nhằm hỗ trợ cho các DN, đồng thời bảo đảm môi trường sạch để phát triển bền vững. Các đề tài nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và đời sống, thực nghiệm các mô hình phát triển nông - lâm - thủy sản, polime sinh học, dự án Dung Quất, điều tra cơ bản về môi trường khu công nghiệp Dung Quất, nghiên cứu xã hội nhân văn được triển khai. Hàng năm Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường thường phối hợp với các sở ban ngành để điều tra khảo sát, đánh giá thực trạng thiết bị công nghệ của DN trong tỉnh để từ đó đề xuất phương án đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ, đổi mới phương thức quản lý nâng cao năng lực SXKD của các DN. Vì vậy nhiều DN đã đầu tư đổi mới công nghệ nên đã nâng cao được chất lượng sản phẩm hàng hóa, có khả năng cạnh tranh trên thị trường. Song sự yếu kém về khoa học - công nghệ - môi trường của các DN, đặc biệt là các DNVVN ở Quảng Ngãi còn do các hạn chế trong chính sách khoa học - công nghệ - môi trường, thể hiện: Ÿ Việc khảo sát điều tra thực trạng công nghệ của DN thường chỉ được dừng ở các DNNN chứ chưa tiến hành khảo sát ở các DN ngoài quốc doanh, các làng nghề, do đó thiếu vắng chiến lược công nghệ cho DNVVN nói chung và làng nghề nói riêng. Vì vậy, việc đổi mới công nghệ ở các DN này diễn ra tự phát, cá biệt, thiếu thông tin hướng dẫn, định hướng, hỗ trợ của Nhà nước, do đó các DNVVN nói chung, các làng nghề nói riêng không đủ sức đổi mới công nghệ hoặc tiếp thu công nghệ mới kém hiệu quả. Ÿ Công tác quản lý nhà nước về khoa học

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLUANVA~1.DOC
  • docBIA-TH~1.DOC
  • docMUCLUC~1.DOC
  • docPHULUC~1.DOC
  • docVIETTA~1.DOC
Tài liệu liên quan