Luận văn Phát triển đội ngũ công nhân ngành công nghiệp đóng tàu ở Hải Phòng hiện nay

Từ việc thiếu vốn và cơ sở vật chất kỹ thuật thấp kém nên phần lớn công việc của các nhà máy đóng tàu đều phải thụ động trông chờ số lượng tàu đi qua gặp sự cố buộc phải sửa chữa còn các khách hàng có nhu cầu sửa chữa tàu hầu như không biết đến. Chính vì lẽ đó, trong các nhà máy trên thường xuyên thiếu việc làm, thu nhập thấp, cuộc sống không ổn định, đội ngũ công nhân có bộ phận chuyển sang các ngành khác hoặc bỏ nghề về quê chăn trâu cắt cỏ. Đồng thời trong điều kiện môi trường lao động công nghiệp thấp kém nó cũng chưa cho phép đội ngũ công nhân này được tiếp xúc và rèn luyện trong môi trường của nền công nghiệp hiện đại. Cho nên đa phần đội ngũ công nhân ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam còn nhiều hạn chế, yếu kém cả số lượng và chất lượng cũng như tính kỷ luật và tác phong lối sống công nghiệp. Đây là những vấn đề bất cập lớn nhất trong đội ngũ công nhân của ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam nói chung trong đó có đội ngũ công nhân ngành đóng tàu Hải Phòng. Nó là yếu tố cản trở, kìm hãm việc đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngành công nghiệp đóng tàu hiện nay. Việc này, đòi hỏi chúng ta cần phải đẩy mạnh cuộc đấu tranh khắc phục những tồn tại trên để xây dựng phát triển đội ngũ công nhân ngành công nghiệp đóng tàu ngang tầm với nhiệm vụ trong thời kỳ mới.

 

doc127 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2144 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển đội ngũ công nhân ngành công nghiệp đóng tàu ở Hải Phòng hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xã hội, tham gia tích cực các phong trào “phòng chống tệ nạn xã hội và bài trừ ma tuý” cùng nhau xây dựng tốt môi trường văn hóa lành mạnh tại Cơ quan cũng như địa phương nơi ở theo nếp sống văn hoá mới, văn minh lịch sự trong cử chỉ giao tiếp... Tuy vậy, bên cạnh những mặt tích cực trên thì công tác hoạt động của các tổ chức Đoàn trong các Công ty nhà máy đóng mới và sửa chữa tàu ở Hải phòng còn tồn tại nhiều hạn chế sau: việc tổ chức hoạt động đoàn còn mang tính hình thức theo thời vụ, chủ yếu là hưởng ứng và thực hiện các kế hoạch phát động chung của đoàn cấp trên nhằm vào các ngày lễ lớn. Vấn đề sinh hoạt đoàn không thường xuyên, mang nặng tính hình thức báo cáo kế hoạch sản xuất kinh doanh của cấp trên...Hoạt động của tổ chức đoàn chưa đi vào thực chất trong việc phát huy trí tuệ tài năng sức trẻ trong thi đua học tập, thi đua lao động giỏi có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật; các công trình thanh niên đã có nhiều Chi đoàn đăng ký song phần lớn đạt chất lượng hiệu quả còn thấp… Ngoài ra trong cơ chế thị trường hiện nay còn nhiều yếu tố tiêu cực tác động đến Đoàn viên thanh niên. Do vậy, trong đội ngũ công nhân ngành công nghiệp đóng tàu ở Hải phòng còn có một bộ phận không nhỏ đoàn viên thanh niên trẻ bị phân tán tư tưởng, phai mờ mục tiêu, lý tưởng cách mạng, thậm chí có dấu hiệu xuống dốc nghiêm trọng về đạo đức, lối sống, tính tổ chức kỷ luật, lao động và tinh thần đoàn kết tập thể trong Công ty, Nhà máy chưa cao. - Về việc làm đời sống vật chất và đời sống tinh thần của đội ngũ công nhân ngành chuyên nghiệp đóng tàu ở Hải Phòng. Nhu cầu có việc làm ổn định đảm bảo cuộc sống đây là mối quan tầm hàng đầu của công nhân hiện nay. Đây cũng là một trong những chủ trương chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng ta khẳng định: "Giải quyết việc làm là một chính sách xã hội cơ bản" [ 5. tr. 404 ] Nhận thức sâu sắc được vấn đề trên, từ năm 2000 đến nay CBCNVC-LĐ trong các nhà máy đóng tàu ở Hải Phòng đã không ngừng phấn đấu vượt qua mọi khó khăn thách thức tăng cường mở rộng hợp tác sản xuất kinh doanh nhằm đầu tư xây dựng mở rộng quy mô sản xuất của các nhà máy, mua sắm trang bị thêm nhiều máy móc thiết bị, công nghệ tiên tiến hiện đại từ các nước phát triển; đẩy mạnh sự đổi mới, phát triển một cách toàn diện Tổng Công ty CNTT Việt Nam theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá với mục đích nâng cao năng lực đóng mới và sửa chữa tàu theo tiêu chuẩn ISO: 9001 - 2000 nhằm rút ngắn chu kỳ sản xuất tạo ra các sản phẩm tàu chất lượng giữ vững và nâng cao uy tín với khách hàng để từ đó ký nhận thêm các thị phần hợp đồng đóng mới và sửa chữa tàu trên thị trường quốc tế. Những thành công bước đầu trong đóng mới và hạ thuỷ hàng loạt tàu tại các nhà máy đóng tàu như Bạch Đằng, Bến Kiền, Phà Rừng, Nam Triệu ở Hải Phòng vừa qua: Tàu 6.500 ĐWT, tàu 34.000 ĐWT, tàu 53.000 ĐWT, 12.500 DWT, 15.000 ĐWT, 1.600 TUE và tàu 22.000 ĐWT, tàu 34.000 ĐWT, tàu 53.000 ĐWT phục vụ đắc lực cho ngành giao thông vận tải đường thuỷ trong nước và xuất khẩu quốc tế. Kết quả đó nó không chỉ tạo ra nhiều công ăn việc làm ổn định cho đội ngũ công nhân các nhà máy mà nó còn góp phần tăng thu nhập nâng cao đời sống vật chất và đời sống tinh thần cho đội ngũ công nhân ngành. " Trong số các nhà máy trên đã có 4 nhà máy trong năm vừa qua liên tục đạt giá trị tổng sản lượng 1.000 tỷ đồng, riêng nhà máy đóng tàu Nam Triệu đạt gần 2.000 tỷ VN đồng ". [ 6. tr. 36, 37 ] Nhờ đó mà đời sống vật chất và đời sống tinh thần của đội ngũ công nhân ngành công nghiệp đóng tàu trong các nhà máy trên được cải thiện một cách vững chắc, rõ rệt. Khảo sát điều tra một số các nhà máy cụ thể, thu nhập của đội ngũ công nhân ngành công nghiệp đóng tàu ở Hải Phòng hiện có như sau: Nhà máy đóng tàu Bạch Đằng trung bình thu nhập của công nhân là 2,5 triệu đồng/người/tháng. Nhà máy đóng tàu Bến Kiền trung bình thu nhập của công nhân là 2,5 triệu đồng/người/tháng; Nhà máy đóng tàu Phà Rừng là 2,8 triệu đồng/ người/tháng; Riêng nhà máy đóng tàu Nam Triệu thu nhập trung bình của công nhân đạt cao nhất trên 3 triệu đồng/người/tháng năm 2006. Còn năm 2007 nhà máy còn đưa ra chỉ tiêu phấn đấu 4 triệu đồng/người/tháng, đến năm 2010 đạt 400 USD/người/tháng. Như vậy, tính bình quân thu nhập như trên thì đời sống vật chất của đội ngũ công nhân ngành công nghiệp đóng tàu ở Hải Phòng là khá cao so với mặt bằng chung của các đơn vị sản xuất khác trên địa bàn Thành phố như giày da, may mặc thu nhập bình quân đầu người trên tháng thường chỉ đạt 800 đến 1,2 triệu VNĐ, còn đối với mặt bằng chung của đội ngũ công nhân Việt Nam là 1,9 triệu đồng/người/tháng. Tuy nhiên, trong cơ chế thị trường sức lao động trên thực tế đã được xem là hàng hoá nên người lao động giỏi có tay nghề kỹ thuật cao thì có thu nhập và mức sống cũng cao. Còn ngược lại, công nhân có tay nghề thấp thì thu nhập và mức sống thấp. Điều đó đang làm nảy sinh sự phân hoá sâu sắc trong nội bộ chính bản thân đội ngũ công nhân ngành công nghiệp đóng tàu. Hiện công nhân ngành công nghiệp đóng tàu ở Hải Phòng có mức sống khá từ 2,5 triệu đến 3 triệu đồng/người/tháng chỉ chiếm khoảng 15%. Trong đó thu nhập trung bình của người công nhân từ 2 triệu đến 2,5 triệu đồng/người/tháng còn chiếm 75,6%. Còn khoảng hơn 10% hộ công nhân có thu nhập thấp từ 1 triệu đến 1,6 triệu đồng/người/tháng. So với mặt bằng chung không phải là thấp nhưng ngành công nghiệp đóng tàu là một ngành công nghiệp cơ khí kỹ thuật cao mà thu nhập như trên là chưa thoả đáng so với cường độ sức lao động trí tuệ của người công nhân bỏ ra. Để phát huy hết tài năng trí tuệ của đội ngũ công nhân ngành công nghiệp đóng tàu trong thời kỳ mới hiện nay, đòi hỏi Tổng công ty CNTTVN mà trực tiếp là các nhà máy đóng tàu cần có sự điều chỉnh về tiền lương, khuyến khích các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ mới có nhiều chính sách đãi ngộ hợp lý cho đội ngũ công nhân lao động… (xem bảng số: 3) Đơn vị: Triệu đồng Bình quân thu nhập người/năm 2004-2005 2005-2006 2006-2007 Nhà máy đóng tàu Bến Kiền 1,3 1,7 2,5 Nhà máy đóng tàu Bạch Đằng 1,2 1,8 2,5 Nhà máy đóng tàu Phà Rừng 1,2 1,6 2,8 Nhà máy đóng tàu Nam Triệu 1,2 2,3 3,0 Nhà máy đóng tàu Sông Cấm 1,5 1,8 2,3 Nhà máy đóng tàu Hồng Hà 1,5 1,8 2,3 Bảng số 3: Nguồn số liệu trên được thống kê từ phòng Tổ chức cán bộ và lao động tiền lương các Nhà máy đóng tàu HP cung cấp (5/2007). + Về đời sống tinh thần. Trong những năm qua, ngoài việc tập trung đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất nâng cao đời sống vật chất cho người lao động ra thì vấn đề sức khoẻ và đời sống tinh thần của người lao động cũng đã và đang được các nhà máy đóng tàu ở Hải Phòng đặc biệt quan tâm. Hầu hết các nhà máy đóng tàu ở Hải Phòng bên cạnh thực hiện đầy đủ các chế độ quyền lợi cho người lao động như: mua và đóng các loại bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kiểm tra sức khoẻ định kỳ hằng năm cho toàn CBCNVC - LĐ và có những chế độ điều trị, điều dưỡng cho người lao động nhanh chóng phục hồi tái sức lao động là tương đối khá tốt. Ngoài chế độ lương thưởng được hưởng theo quy định hiện các nhà máy đóng tàu ở Hải Phòng đã đầu tư xây dựng các trung tâm y tế ngay trong nhà máy với những phương tiện khám, điều trị khá hiện đại; xây dựng nhà ăn cho tất cả CBCNVC - LĐ với hệ thống những trang thiết bị như điều hòa, quạt trên tinh thần phục vụ cho hàng nghìn công nhân đảm bảo bữa ăn an toàn vệ sinh thực phẩm, cứ mỗi khẩu phần ăn cho công nhân là 10 ngàn đồng cho bữa chính và bữa phụ là 7 ngàn đồng công nhân được miễn phí hòan toàn. Buổi trưa sau khi ăn cơm xong công nhân có nhà nghỉ tại cơ quan thuận lợi cho việc phục hồi sức khoẻ để chiều tiếp tục làm; khi thời tiết nóng lực công nhân được phục vụ thêm nước giải khát. Đối với bộ phận công nhân ở xa các nhà máy đã trang bị đủ hệ thống xe đưa đi và đón về tận nơi bảo đảm an toàn, đúng giờ quy định. Các nhà máy đều có thư viện với các loại sách, báo và tập chí chuyên ngành công nghiệp tàu thủy cung cấp kịp thời những thông tin tới đội ngũ người lao động. Trong đó, đặc biệt nhà máy đóng tàu Nam Triệu còn đầu tư hàng tỷ đồng cho xây dựng phòng truyền thống của ngành đóng tàu Việt Nam và thư viện với trên 5.000 đầu sách các loại giúp CBCNVC - LĐ cập nhật thêm thông tin phục vụ cho chuyên môn và công việc đời sống. Bên cạnh đó, các nhà máy đóng tàu ở Hải Phòng hiện nay rất chú trọng xây dựng khu liên hiệp thể thao, phối kết hợp giữa các công đoàn, đoàn thanh niên trong các cơ sở nhà máy và ngoài nhà máy, tổ chức giao lưu thi đấu văn hoá, văn nghệ - thể thao. Thành lập các đội văn nghệ quần chúng, đội bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, bóng bàn…duy trì thường xuyên. Các hoạt động phong trào trên diễn ra sôi nổi có chất lượng và hiệu quả mang đậm chất thể thao trên tinh thần giao lưu học hỏi lẫn nhau giúp cho đội ngũ CBCNVC - LĐ có những phút giây giải lao thoải mái sau những ngày làm việc vất vả, giúp họ nhanh chóng lấy lại tinh thần để tái tạo sức lao động. Các hoạt động xã hội của các tổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên ngày càng được chú ý quan tâm. Các tổ chức này ngoài việc bảo vệ chăm sóc quyền và lợi ích chính đáng của người lao động ra còn phải nắm chắc hoàn cảnh kinh tế của CBCNVC - LĐ, tổ chức đi tham quan, nghỉ mát hàng năm...Đặc biệt, hiện nay các nhà máy đóng tàu ở Hải Phòng đều có chính sách xây dựng trường mẫu giáo với những điều kiện hết sức tốt, đảm bảo chất lượng trông coi, giáo dục con em cho CBCNVC - LĐ để họ yên tâm đi làm. Ngoài ra, đối với chị em phụ nữ khi mang thai, sinh nở các nhà máy đều có chính sách ưu tiên riêng như: bên cạnh các quyền lợi mà chị em được hưởng đúng theo quy định của pháp luật Nhà nước ra, Công ty còn có thêm các chính sách riêng: bố trí việc làm phù hợp, trưa có phòng nghỉ riêng, khi sinh nở chị em được nghỉ thêm 2 tháng và thưởng 2 tháng lương, trong điều kiện con nhỏ chị em được đi làm muộn 30 phút và về sớm 30 phút để có điều kiện chăm sóc con. Con em của CBCNVC - LĐ được các nhà máy quan tâm có quà và phần thưởng cho các cháu trong những ngày lễ cũng như những cháu có thành tích học tập tốt hàng năm.... Có thể khẳng định công tác xã hội chăm lo đời sống vật chất và đời sống tinh thần cho đội ngũ CBCNVC - LĐ ở các nhà máy đóng tàu ở Hải Phòng trong những năm qủa là khá tốt, trở thành điểm sáng trong toàn Thành phố. Cho nên, đại bộ phận công nhân lao động trong các nhà máy có tinh thần lao động và kỷ luật lao động cao, đoàn kết gắn bó, quyết tâm thực hiện thắng lợi các kế hoạch sản xuất, kinh doanh hàng năm của nhà máy đạt năng suất chất lượng và hiệu quả cao. Bên cạnh những mặt đạt được trên các nhà máy đóng tàu Hải Phòng vẫn còn một số vấn đề hạn chế đang đòi hỏi các nhà máy phải xem xét giải quyết tốt hơn nữa để nâng cao đời sống vật chất và đời sống tinh thần cho người lao động. Hiện do nhu cầu đóng mới tàu trên thế giới gia tăng nhanh chóng các nhà máy đóng mới và và sửa chữa tàu ở Hải Phòng đã có sự chuyển hướng sang sản xuất đóng mới các loại tàu xuất khẩu là nhiệm vụ chủ yếu. Để hoàn thành kịp thời các đơn đặt hàng với khối lượng ngày càng lớn trong điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ và năng lực của đội ngũ công nhân các nhà máy còn thiếu và yếu kém, khả năng nắm bắt ứng dụng, sử dụng các phương tiện công cụ lao động còn nhiều hạn chế. Buộc các nhà máy hiện nay phải tăng giờ, tăng ca, tăng cường độ lao động trở nên rất phổ biến, điều đó làm cho quỹ thời gian công nhân giành cho gia đình, đọc sách báo, xem ti vi, đi thăm bạn bè là rất thấp. Khi hỏi trực tiếp 6 công nhân xưởng gia công vỏ tàu ở nhà máy Bến Kiền và 10 công nhân Hàn ở nhà máy Nam Triệu về mức độ lao động họ đều trả lời: cường độ thời gian lao động ở đây là rất cao có những tháng hầu như cả ngày từ sáng đến tối chúng tôi đều phải lao động ăn ở tại nhà máy, thứ 7, chủ nhật vẫn phải làm không được nghỉ để kịp tiến độ công trình. Cho nên thời gian giành cho vui chơi giải trí, thể thao có nhưng rất ít chiếm khoảng 5% thời gian lao động trên ngày. Có không ít công nhân do phải làm việc quá sức trong môi trường độc hại ảnh hưởng của mùi sơn, tiếng ồn, khí ôxi...bị mắc bệnh nghề nghiệp. Nhiều công nhân qua điều trị nhưng không hồi phục được sức lao động phải chuyển công tác hoặc bỏ nghề. Chính vì vậy, đòi hỏi các nhà máy cần có những chính sách cụ thể điều phối thời gian lao động, cải thiện điều kiện lao động việc làm, rút ngắn và giảm tải thời gian cường độ lao động cho công nhân. Đồng thời quan tâm hơn nữa đến việc cải thiện nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động, để họ duy trì và phục hồi tái sức lao động, đảm bảo cho sự phát triển ngành công nghiệp đóng tàu một cách bền vững. 2.1.2.2. Nhu cầu kinh tế biển ở nước ta còn thấp và cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành công nghiệp đóng tàu trong nước còn nhiều yếu kém, bất cập làm hạn chế sự phát triển đội ngũ công nhân ngành chuyên nghiệp đóng tàu. Theo quy luật khách quan của sự ra đời hình thành và phát triển của giai cấp công nhân là xuất phát từ sự ra đời, phát triển của nền sản xuất công nghiệp hiện đại. Các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin qua sự khảo cứu, phân tích thực tế sự phát triển của nền đại công nghiệp TBCN đã khẳng định: "cùng với sự phát triển của nền đại công nghiệp các giai cấp khác ngày càng suy tàn và tiêu vong... giai cấp vô sản, trái lại là sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp."[ 7. tr. 554 ] Trong nền đại công nghiệp giai cấp công nhân vừa là bộ phận cấu thành lực lượng sản xuất vừa là bộ phận quan trọng nhất, tiên tiến nhất và cách mạng nhất của lực lượng sản xuất. Chính sự phát triển của nền đại công nghiệp nó đặt ra yêu cầu tất yếu đối với đội ngũ công nhân phải thường xuyên nâng cao trình độ mọi mặt, đặc biệt là trình độ chuyên môn nghiệp vụ thích ứng và làm chủ vận hành một cách có hiệu quả những phương tiện công cụ máy móc hiện đại, có tính chất chuyên môn hoá, xã hội hoá ngày càng cao của lực lượng sản xuất. Chính nền đại công nghiệp là môi trường trực tiếp, rèn luyện cho công nhân trưởng thành về cả trình độ tay nghề cũng như tính tổ chức kỷ luật, tinh thần đoàn kết giai cấp, đoàn kết quốc tế và tác phong lối sống công nghiệp. ở Việt Nam ngành công nghiệp đóng tàu tuy được hình thành sớm trong lịch sử, song chưa phải là ngành công nghiệp theo đúng nghĩa đích thực mà vốn dĩ mới chỉ là những xưởng, xí nghiệp, công trường thủ công sửa chữa các phương tiện tàu thuỷ là chủ yếu. Còn đóng mới tàu có nhưng chưa đáng kể, chủ yếu là nhằm phục vụ giao thông đi lại thông thường trên đường sông cửa bể, về cơ bản là để phục vụ sự nghiệp quốc phòng là chính. Do trong điều kiện chính trị vô cùng khó khăn và thiếu thốn mọi mặt, cơ sở vật chất ban đầu của ngành công nghiệp đóng tàu còn hết sức nghèo nàn, lạc hậu lại bị Đế quốc thực dân đánh phá nhiều lần. Khi hoà bình lặp lại nhu cầu phát triển kinh tế biển và giao thông đường thuỷ đã có nhưng còn ở mức cầm chừng do một mặt chúng ta mới thoát khỏi hoàn cảnh chiến tranh đất nước còn nghèo nàn và bị bao vây cấm vận của đế quốc Mĩ. Mặt khác, vấn đề giao lưu quốc tế chỉ dừng lại ở trong khuôn khổ các nước XHCN, còn giao lưu đường biển với các nước ở khu vực hầu như bị tê liệt chưa được khai thông. Sự thiếu vốn, khoa học công nghệ cũng như nguồn nhân lực được đào tạo căn bản có tay nghề cao còn quá ít ỏi. Nhu cầu phát triển kinh tế biển ở nước ta mới chỉ là đánh bắt thuỷ hải sản ven bờ là chủ yếu, còn sự thăm dò khai thác các nguồn tài nguyên khoáng sản biển, đánh bắt thuỷ hải sản xa bờ và du lịch biển chưa phát triển.Hơn nữa từ trước tới nay chúng ta chưa có một chiến lược tổng thể nào về phát triển kinh tế biển, cho nên ngành công nghiệp đóng tàu ở nước ta chưa được xem trọng. Các đơn vị vận tải biển trong nước chỉ thích mua tàu cũ của nước ngoài chưa bao giờ dám nghĩ tới mình có khả năng đóng mới được những con tàu viễn dương hiện đại. Do đó, việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho ngành công nghiệp đóng tàu còn quá nhỏ bé. Hầu hết các cơ sở đóng tàu ở nước ta có quy mô nhỏ, manh mún, cơ sở vật chất kỹ thuật hết sức lạc hậu chỉ vài xưởng gò hàn với những trang thiết bị máy móc thô sơ, chủ yếu là sử dụng sức người. Hệ thống các cầu tàu, ụ, triền đà và hệ thống cảng biển chất lượng kém. Việc sản xuất tùy thuộc vào yếu tố tự nhiên là chính không được cải tạo nâng cấp cho nên làm hạn chế khả năng hoạt động đóng mới và sửa chữa tàu thủy. Do đó hầu như các cơ sở này chỉ dừng lại ở việc sửa chữa hoàn cải các loại tàu nhỏ đánh cá thành tàu vận chuyển hàng hóa thô sơ, còn đóng mới có nhưng rất ít và chỉ dừng lại ở việc đóng mới các loại phương tiện đường thuỷ tàu sông đơn giản khoảng 500 - 1000 ĐWT là hết cỡ. Từ việc thiếu vốn và cơ sở vật chất kỹ thuật thấp kém nên phần lớn công việc của các nhà máy đóng tàu đều phải thụ động trông chờ số lượng tàu đi qua gặp sự cố buộc phải sửa chữa còn các khách hàng có nhu cầu sửa chữa tàu hầu như không biết đến. Chính vì lẽ đó, trong các nhà máy trên thường xuyên thiếu việc làm, thu nhập thấp, cuộc sống không ổn định, đội ngũ công nhân có bộ phận chuyển sang các ngành khác hoặc bỏ nghề về quê chăn trâu cắt cỏ. Đồng thời trong điều kiện môi trường lao động công nghiệp thấp kém nó cũng chưa cho phép đội ngũ công nhân này được tiếp xúc và rèn luyện trong môi trường của nền công nghiệp hiện đại. Cho nên đa phần đội ngũ công nhân ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam còn nhiều hạn chế, yếu kém cả số lượng và chất lượng cũng như tính kỷ luật và tác phong lối sống công nghiệp. Đây là những vấn đề bất cập lớn nhất trong đội ngũ công nhân của ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam nói chung trong đó có đội ngũ công nhân ngành đóng tàu Hải Phòng. Nó là yếu tố cản trở, kìm hãm việc đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngành công nghiệp đóng tàu hiện nay. Việc này, đòi hỏi chúng ta cần phải đẩy mạnh cuộc đấu tranh khắc phục những tồn tại trên để xây dựng phát triển đội ngũ công nhân ngành công nghiệp đóng tàu ngang tầm với nhiệm vụ trong thời kỳ mới. Đặc biệt trong xu thế mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế hóa hiện nay trên thế giới đã và đang tạo ra nhiều cơ hội cho sự phát triển tăng tốc của các ngành kinh tế trong đó có ngành kinh tế biển và ngành công nghiệp đóng tàu biển. Có thể nói, hiện chúng ta đang sống trong kỷ nguyên của đại dương, cả loài người đang đổ xô ra biển nhằm khai thác, chiếm đoạt các nguồn lợi kinh tế từ biển. Sự phát triển của kinh tế biển đang làm nóng lên các nhu cầu về ngành hàng hải, đặc biệt là ngành công nghiệp đóng tàu và khai thác vận tải biển trong nước và quốc tế. Từ nhận thức khách quan trên Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều chính sách, giải pháp nhằm khai thác có hiệu quả những tiềm năng lợi thế về kinh tế biển của đất nước, trong đó ngành công nghiệp đóng tàu được Đảng và Nhà nước ta xem là một trong những ngành công nghiệp chủ lực đóng vị trí, vai trò đầu tàu lôi kéo, cuốn hút một số ngành kinh tế khác phát triển nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu chiến lược biển. Kể từ năm 1996 đến nay ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam đã được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước với nhiều cơ chế chính sách ưu đãi và sự đầu tư có chiều sâu nên đã có tác dụng thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng, lớn mạnh cả về số lượng, quy mô các nhà máy cũng như cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ. Đây thực sự là một quá trình lột xác chuyển biến về chất khi những công trình hạ thuỷ cỡ tàu 10.000 tấn đến 70.000 tấn lần lượt ra đời. Hệ thống thiết bị nâng đỡ 100 tấn, 150 tấn, 300 tấn được xây lắp đủ khả năng nâng những tổng đoạn lớn. Hàng loạt các thiết bị chuyên dụng khác được mua sắm như xe san phẳng tự động nâng 150 tấn, dây chuyền sơ chế tôn, sắt thép, máy ép thuỷ lực 1200T, cần cẩu chân đế 50 - 80T, máy phay vạn năng 6T38HS, máy uốn ống, sắt thép điều khiển bán tự động NC, máy mài vạn năng, máy doa ngang di động, máy Funbi, máy hàn xoay chiều, máy hàn tự động 500A, máy hàn bán tự động dùng cho dây hàn lõi thuốc, thiết bị hàn tự động đa năng, máy cắt CNC 2 đến 3 mỏ. Cùng với nó là sự ứng dụng hàng loạt công nghệ phần mềm tin học hoá trong thiết kế mô phỏng, đặc biệt là công nghệ phần mềm thiết kế thi công 3D giúp cho công đoạn chế tạo môdun và lắp đặt các phụ kiện một cách chính xác. Tất cả đều được nhập ngoại từ các nước có ngành công nghiệp đóng tàu tiên tiến như: Anh, Đức, Pháp, Đan Mạch, Ba Lan, Na Uy, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc. Bước đầu một số nhà máy đóng tàu như Bến Kiền, Bạch Đằng, Phà Rừng, Nam Triệu ở Hải Phòng đã trang bị cho mình một hệ thống cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật công nghệ khá đồng bộ và tiên tiến hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế, có năng lực đóng mới và sửa chữa đa năng các chủng loại tàu từ 53.00 ĐWT đến 150.000 tấn. Sự thành công của những con tàu gần đây có trọng tải 11.500 ĐWT, 22.500 ĐWT, 34.000 ĐWT, 53.000 ĐWT và 2 tàu container 1016 TEU, tàu dầu 13.500 ĐWT...Phục vụ cho ngành vận tải nội điạ trong nước cũng như vươn ra thị trường quốc tế, nó đã làm thay đổi quan điểm sính dùng “tàu ngoại” của các nhà hàng hải Việt Nam và mở ra một trang mới huy hoàng cho ngành đóng tàu Việt Nam. Địa chỉ đóng tàu Việt Nam tại các nhà máy đóng tàu trên địa bàn thành phố Hải phòng bắt đầu trở nên hấp dẫn với khách hàng quốc tế và thu hút ngay cả những ông chủ tàu, chủ các hãng vận tải biển trên thế giới khó tính nhất. “Một loạt đơn đặt hàng đóng các loạt tàu xuất khẩu tới tấp đến với Vinashin: tàu 10.000 ĐWT, tàu gỗ 8.700 ĐWT đóng cho Nhật Bản; tàu Container 1.700 TEU cho Đức; Tiếp đó Ký 58 chiếc gồm tàu hàng 53.000 ĐWT, 56.200 ĐWT, 34.000 ĐWT cho chủ tàu Hàn Quốc, tàu chở ôtô cho các chủ tàu Na Uy, Israel dung tích chứa đựng từ 4.500 - 6.900 chiếc...Với hơn 40 dự án được tiến hành đồng thời, cả Vinashin như một công trường lớn tấp nập. Có thể nói ngành đóng tàu Việt Nam hiện đang trong giai đoạn sốt các công ty, nhà máy đóng mới và sửa chữa tàu trên phạm vi cả nước nhằm sản xuất thực hiện hoàn thành các dự án đóng tàu trong nước và quốc tế”. [ 8. tr. 6 ] Những thách thức rất lớn đặt ra hiện nay cho ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam đó là xây dựng phát triển nguồn nhân lực mạnh cả số lượng đặc biệt là chất lượng nguồn nhân lực có trình độ kỷ luật cao, có ý thức kỷ luật lao động và tác phong lối sống công nghiệp, kỹ năng kinh nghiệm làm chủ vận hành các công nghệ, dây chuyền thiết bị tiên tiến hiện đại một cách sáng tạo và đưa lại năng suất chất lượng hiệu quả cao. 2.1.2.3. Về quan hệ lao động trong các doanh nghiệp đóng tàu hiện nay ở Hải Phòng đang có tác động tới sự phát triển đội ngũ công nhân ngành công nghiệp đóng tàu. - Về mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động: Trong cơ chế thị trường, đặc biệt là hiện nay khi ngành công nghiệp đóng tàu đang đẩy nhanh đổi mới sắp xếp lại doanh nghiệp, các hình thức cổ phần hoá và chuyển đổi thành Công ty TNHH một thành viên hoạt động theo mô hình Công ty mẹ, Công ty con đã làm thay đổi căn bản về quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động, kể cả trong các đơn vị doanh nghiệp nhà nước và ngoài nhà nước đều có điểm chung đó là chuyển từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường lấy mục tiêu kinh tế, mục tiêu lợi nhuận đặt lên hàng đầu. Các nhà máy đóng tàu ở Hải Phòng cũng không nằm ngoài quy luật ấy, mỗi nhà máy đều có quyền tự chủ trong quá trình sản xuất kinh doanh và ký kết các hợp đồng tuyển dụng và sử dụng lao động theo các hình thức khác nhau. Tuy nhiên, đều dựa trên cơ sở 2 bên tự thoả thuận là chính nên việc ký hợp đồng lao động cũng diễn ra thông thoáng hơn trên nguyên tắc việc cần người và người cần việc. Trong quy trình sản xuất đóng mới và sửa chữa tàu ngày càng thể hiện sự phân công lao động có tính chuyên môn hoá cao: các hợp đồng đóng mới tàu sau khi được ký kết với các đối tác thì được phân và bàn giao từng phân đoạn, tổng đoạn bộ phận gia công, chế tạo, lắp ráp về các xưởng sản xuất theo nguyên tắc khoán sản phẩm và chịu trách nhiệm; quyền lợi của người công nhân gắn liền với các sản phẩm tàu nhất định. Người lao động có tay nghề kỹ thuật chuyên môn cao được coi trọng, người lao động làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít điều đó kích thích được tinh thần thái độ nhiệt tình cao trong công việc của người công nhân hơn. Đồng thời nó góp phần thúc đẩy người lao động phải học tập nâng cao trình độ tay nghề chuyên môn nghiệp vụ của mình. Hơn nữa, do các đơn vị nhà máy sản xuất đóng mới và sửa chữa tàu ở Hải Phòng đều nằm cạnh nhau một mặt nó tạo điều kiện thuận lợi trong giao lưu trao đổi học hỏi kinh nghiệm và phối hợp với nhau trong phân công lao động sản xuất trong đội ngũ công nhân giữa các nhà máy. Nhưng mặt khác, nó cũng tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt về thu hút nguồn nhân lực lao động có tay nghề kỹ thuật cao, có nhiều kinh nghiệm. Các nhà máy bằng các chế độ chính sách ưu đãi đặc biệt của mình để thu hút người lao động có chất lượng cao, điều đó dẫn đến các hiện tượng tranh chấp lao động giữa các nhà máy thường xuyên diễn ra. Qua sự khảo sát thực tiễn một số nhà máy đóng tàu lớn ở Hải Phòng về cơ bản mối quan hệ người sử dụng lao động và người lao động được giải quyết khá tốt. Vấn đề này theo ông Lê Nhân Phùng - Bí thư Đảng uỷ - Phó chủ tịch Công đoàn Tổng Công ty công nghiệp tàu thuỷ Nam Triệu nói: "Chúng tôi là một Công ty lớn, làm ăn lớn để bảo đảm hoàn thành được các lô đơn đặt hàng trị giá hàng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docnoi dung hoanthien.doc
  • docbia.doc
Tài liệu liên quan