Luận văn Phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đồng Tháp

LỜI CAM ĐOAN . 1

LỜI CẢM ƠN . 2

MỤC LỤC . 3

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT . 6

MỞ ĐẦU. 7

1. Lý do chọn đề tài.7

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .8

3. Mục đích nghiên cứu .9

4. Nhiệm vụ nghiên cứu.9

5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu .9

6. Những đóng góp của đề tài .11

7. Bố cục của luận văn .12

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH SINH THÁI . 13

1.1. Cơ sở lý luận về du lịch sinh thái .13

1.1.1. Khái niệm về du lịch sinh thái .13

1.1.2. Định nghĩa du lịch sinh thái.14

1.1.3. Đặc điểm của du lịch sinh thái.14

1.1.4. Các nguyên tắc của du lịch sinh thái.16

1.1.5. Các yêu cầu cơ bản của du lịch sinh thái.18

1.2. Khái niệm về du khách du lịch sinh thái .21

1.2.1. Định nghĩa khách du lịch sinh thái .21

1.2.2. Phân loại du khách du lịch sinh thái .21

1.3. Khái niệm về tài nguyên du lịch sinh thái .21

1.3.1. Định nghĩa.21

1.3.2. Đặc điểm tài nguyên du lịch sinh thái. .22

1.4. Khái niệm về quy hoạch du lịch sinh thái .24

1.4.1. Định nghĩa.24

1.4.2. Phân loại đối tượng quy hoạch du lịch sinh thái.24

1.5. Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam.28

1.5.1. Tiềm năng tài nguyên du lịch sinh thái ở Việt Nam.28

1.5.2. Thực trạng phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam .32

CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH

SINH THÁI TỈNH ĐỒNG THÁP. 36

pdf103 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 1933 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đồng Tháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Xuất phát điểm của nền kinh tế thấp (tốc độ tăng trưởng năm 2000 đạt 5,04%), 43 cơ sở vật chất thiệt hại nặng từ trận lũ lịch sử năm 2000 và sự biến động trong giá cả hàng hoá (chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng, trong khi giá cả sản phẩm đầu ra giảm). Tuy nhiên cùng với nỗ lực phấn đấu của toàn hệ thống chính trị và của toàn dân tỉnh Đồng Tháp, kinh tế Tỉnh đã dần lấy lại đà tăng trưởng và đạt được một số thành quả về kinh tế - xã hội nhất định. Tổng giá trị gia tăng (VA) theo giá 1994 của các hoạt động kinh tế diễn ra trên địa bàn Tỉnh vào năm 2000 là 4.620 tỷ đồng, tăng lên 7.418 tỷ đồng vào năm 2005 và đạt vào khoảng 14.368 tỷ đồng vào năm 2010, trung bình giai đoạn 2001-2005 tăng trưởng 9,93%/năm và 14,14%/năm vào giai đoạn 2006-2010. Kinh tế Tỉnh có sự tăng trưởng mạnh trong giai đoạn 2006-2010, tuy nhiên biên độ dao động của chu kỳ kinh tế lớn, với tần suất cao được giải thích do nền tảng tăng trưởng kinh tế của Tỉnh chủ yếu dựa vào sự gia tăng vốn đầu tư, cơ cấu ngành nghề. Năm 2000, giá trị gia tăng ngành nông - lâm - thủy sản đạt 2.987 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 64,65% trong cơ cấu kinh tế của Tỉnh đến năm 2005 đạt 4.286 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 57,78 %; đến năm 2010 đạt 5.855 tỷ đồng (giá 1994), chiếm tỷ trọng là 40,75% trong cơ cấu kinh tế của Tỉnh; bình quân giai đoạn 2001 - 2005 tăng trưởng 7,49%/năm, giai đoạn 2006-2010 tăng trưởng 6,44%/năm. Nhìn chung tốc độ tăng trưởng của ngành nông - lâm - thuỷ sản là tương đối ổn định trong giai đoạn 2001-2010. Trong nội bộ ngành nông - lâm - thủy sản, chủ lực vẫn là nhóm ngành nông nghiệp trồng trọt chiếm tỷ cao trọng trong nội bộ ngành là 88,56% vào năm 2000 và 82,17% vào năm 2010. Cùng với sự phát triển của ngành nghề thuỷ sản xuất khẩu, ngành nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh trong thời gian qua đã có sự phát triển mạnh mẽ (tăng trưởng bình quân là 9,02%/năm giai đoạn 2001-2005 và đạt tốc độ tăng trưởng là 19,17%/ năm giai đoạn 2006-2010) đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội bộ ngành nông lâm thuỷ sản của tỉnh. Năm 2000, giá trị gia tăng ngành công nghiệp - xây dựng đạt 500 tỷ đồng, năm 2005 đạt 1.130 tỷ đồng và năm 2010 đạt 3.810 tỷ đồng (giá 1994). Công nghiệp chế biến vẫn là ngành chủ lực trong khối ngành công nghiệp - xây dựng trong giai đoạn 2001-2010, với việc phát triển của nhóm ngành thuỷ sản công nghiệp chế biến trong giai đoạn 2001-2010 có sự tăng trưởng vượt bậc (tăng bình quân là 17,71%/năm giai đoạn 2001-2005 và tăng 27,53%/năm giai đoạn 2006-2010). Ngành xây dựng chiếm tỷ trọng tương đối trong nhóm 44 ngành công nghiệp - xây dựng, tuy nhiên trong giai đoạn 2006-2010 ngành xây dựng cũng có sự phát triển mạnh mẽ (tăng bình quân 25,99%/năm). Cùng với sự phát triển của các ngành nông - lâm - thuỷ sản, công nghiệp - xây dựng thì nhóm ngành thương mại - dịch vụ cũng có sự tăng trưởng cao trong giai đoạn 2001- 2010, đặc biệt là giai đoạn 2006 – 2010 (tăng bình quân 18,63%/năm). Giá trị gia tăng ngành thương mại - dịch vụ tăng từ 1.133 tỷ đồng năm 2000 lên 2.002 tỷ đồng năm 2005 và đạt 4.703 tỷ đồng năm 2010 (giá 1994). Bảng 2.2. Cơ cấu các ngành kinh tế của tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2000 – 2010 Ngành kinh tế 2000 2005 2010 Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng % Nông – Lâm – Thuỷ Sản 2.987 64,65 4.286 57,78 5.855 40,75 Công nghiệp – Xây dựng 500 10,82 1.130 15,23 3.810 26,52 Thương mại – Dịch vụ 1.133 24,53 2.002 26,99 4.703 32,73 Biểu đồ 2.1. Biểu đồ thể hiện cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2000 – 2010 Nhìn chung, sự tăng truởng kinh tế của Tỉnh trong giai đoạn 2001-2010 chưa đạt trạng thái bền vững do nền tảng của sự tăng truởng này chủ yếu dựa vào mở rộng quy mô sản xuất 65% 11% 24% 2000 N-L-TS CN - XD TM - DV 58% 15% 27% 2005 N-L-TS CN - XD TM - DV 41% 27% 32% 2010 N-L-TS CN - XD TM - DV 45 (đẩy mạnh đầu tư vốn và lao động), đẩy mạnh tăng tưởng theo chiều rộng, tác động do yếu tố tăng năng suất lao động, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật còn hạn chế Bảng 2.3.Tăng trưởng GDP giai đoạn 2001 – 2010 Đơn vị tính: % năm Ngành 2001 -2005 2006- 2010 Tăng trưởng kinh tế GDP 9,93 14,14 I. Nông, lâm và thuỷ sản 7,49 6,44 1. Nông nghiệp 7,47 4,87 2. Lâm nghiệp 3,55 3,09 3. Thuỷ sản 9,02 19,17 II. Công nghiệp và xây dựng 17,71 27,53 1. Công nghiệp khai thác mỏ 16,00 10,23 2. Công nghệp chế biến 20,16 29,42 3. Sản xuất, phân phối điện, khí đốt và nước 12,53 23,28 4. Xây dựng 12,33 24,49 III. Dịch vụ 12,05 18,63 1. Thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy, đồ dùng cá nhân vầ gia đình. 14,42 18,49 2. Khách sạn, nhà hang 13,33 17,63 3. Vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc 13,03 19,23 4. Tài chính, tín dụng 13,74 19,82 5. Hoạt động khoa học và công nghệ 9,00 8,68 6. Các hoạt động lien quan đến kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn 7,83 19,17 7. Quản lý nhà nước, ANQP, đảm bảo xã hội bắt buộc 8,80 18,04 8. Giáo dục và đào tạo 11,53 18,93 9. Hoạt động y tế và cứu trợ xã hội 8,68 18,66 10. Hoạt động văn hoá thể thao 8,23 18,22 11. Các hoạt động Đảng, đoàn thể và hiệp hội 6,11 16,37 12. Hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng 10,34 14,93 13. Hoạt động làm thuê công việc gia đình trong các hộ tư nhân 26,34 22,58 14. Thuế nhập khẩu hang hoá và dịch vụ 14,31 17,93 Nguồn: UBND Tỉnh Đồng Tháp 46 2.1.4.2. Cơ cấu tổng sản phẩm nội tỉnh GDP và cơ cấu lao động Năm 2001, ngành nông - lâm - thuỷ sản chiếm tỷ trọng 64,15% tổng giátrị gia tăng nền kinh tế Tỉnh và 82,37% tỷ trọng lao động trong nền kinh tế Tỉnh; đến năm 2010, tỷ trọng này của ngành nông - lâm - thuỷ sản đạt theo thứ tự là 40,75% và 70,49%. Qua đó cho thấy ngành nông - lâm - thuỷ sản của Tỉnh là ngành thâm dụng lao động so với các ngành khác, đặc biệt là ngành nông nghiệp chỉ chiếm tỷ trọng 88,82% giá trị trong tổng cơ cấu giá trị gia tăng, nhưng lại chiếm đến 94,65% lao động của ngành (năm 2001). Lao động trong ngành nông - lâm - thuỷ sản có xu hướng bão hoà trong giai đoạn 2001-2010, trình độ lao động chủ yếu là lao động phổ thông, sản xuất theo tập quán truyền thống; bước đầu đã áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật và cơ giới hoá vào các khâu sản xuất, đạt được những kết quả nhất định. Năm 2001, ngành công nghiệp – xây dựng chiếm tỷ trọng 11,31% tổng giá trị gia tăng nền kinh tế Tỉnh và 5,92% tỷ trọng lao động trong nền kinh tế Tỉnh; đến năm 2010, tỷ trọng này của ngành công nghiệp – xây dựng đạt theo thứ tự là 26,52% và 9,88%. Trong nội bộ ngành, lao động tập trung vào ngành công nghiệp chế biến là chủ yếu, năm 2001 lao động công nghiệp chế biến chiếm 92,79%, năm 2010 chiếm 79,33%; ngành xây dựng của Tỉnh có sự gia tăng đáng kể về số lượng lao động, đặc biệt là giai đoạn 2006-2010 tăng bình quân hàng năm là 29%. Nhìn chung lao động ngành công nghiệp – xây dựng trong giai đoạn 2001-2010 có sự gia tăng lớn về số lượng, tuy nhiên xét về mặt chất lượng thực thì chưa được cải thiện nhiều. Trong đó ngành công nghiệp chế biến với sự phát triển mạnh của ngành chế biến thuỷ sản, nên tập trung số lượng lớn lao động trong ngành, không đòi hỏi nhu cầu trình độ chuyên môn cao của người lao động. Năm 2001, ngành thương mại – dịch vụ chiếm tỷ trọng 24,54% giá trị giatăng nền kinh tế Tỉnh và 11,71% tỷ trọng lao động trong nền kinh tế Tỉnh; đến năm 2010, tỷ trọng này của ngành thương mại – dịch vụ đạt theo thứ tự là 32,73% và 19,63%. Tuy nhiên khi đi vào chi tiết theo từng phân ngành của ngành thương mại – dịch vụ thì xuất hiện nhiều vấn đề cần đáng quan tâm; trong đó, các ngành thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy, đồ dùng cá nhân và gia đình; khách sạn nhà hàng; vận tải kho bãi và thông tin liên lạc, tài chính tín dụng là những ngành có tỷ lệ tăng trưởng cao, trung bình là 14% năm giai đoạn 2001-2005 và 19% năm giai đoạn 2006-2010. 2.1.4.3. Các lĩnh vực kinh tế của tỉnh 47 Ngành nông - lâm - thuỷ sản trong giai đoạn 2001-2010 có cơ cấu giảm dần, tuy nhiên đây vẫn là ngành kinh tế chủ lực của Tỉnh (năm 2010 chiếm 40,75% cơ cấu kinh tế), trong đó ngành nông nghiệp (chủ yếu là cây lúa) chiếm tỷ trọng cao nhất 88,82%. Ngành công nghiệp của Tỉnh trong thời gian qua phát triển rất mạnh, tốc độ tăng trưởng đạt 17,7%/ năm giai đoạn 2001-2005 và đạt 27,53%/ năm giai đoạn 2006-2010, tuy nhiên khi đi vào phân tích thì cho thấy sự tăng trưởng của nhóm ngành công nghiệp chủ yếu dựa trên nền tảng của sản phẩm ngành nông - lâm - thuỷ sản phục vụ cho công nghiệp chế biến. Ngành thương mại - dịch vụ chủ yếu phát triển phục vụ cho nhu cầu cho việc phát triển ngành nông - lâm - thuỷ sản, ngành công nghiệp chế biến và nhu cầu tiêu dùng của người dân địa phương là chủ yếu. 2.1.4.4. Các đặc điểm kinh tế đáng lưu ý của tỉnh. Kinh tế Đồng Tháp trong thời gian qua tuy đạt được những thành quả đáng kể, nhưng quy mô kinh tế nhỏ, còn hạn chế, khó khăn với những đặc điểm đáng lưu là một trong những tỉnh hàng năm còn hưởng trợ cấp ngân sách của Trung ương; có khối lượng đầu tư nước ngoài thấp; số khu, cụm công nghiệp khu kinh tế còn yếu kém, tính cạnh tranh, thu hút các dự án đầu tư còn thấp; các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế quy mô nhỏ, chưa đồng bộ, cảng biển mới đáp ứng cho tàu có tải trọng dưới 5.000 tấn, ; kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng dần qua các năm, nhưng chưa vững chắc, chủ yếu sản phẩm nông thủy sản qua chế biến thô. Trong hướng phát triển sắp tới, cần có sự đầu tư mở rộng, phát triển đồng bộ về cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, cảng biển, hạ tầng thủy lợi; nâng cao chất lượng, tính cạnh tranh sản phẩm hàng hóa, trên cơ sở đáp ứng tốt nhu cầu nhân lực có trình độ, tay nghề, tính chuyên nghiệp cao, đi đôi với năng suất lao động ngày càng được tăng lên và hiệu quả. 2.1.5. Thực trạng phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp trong giai đoạn 2006 – 2011 2.1.5.1. Khái quát chung Hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch trong những năm qua đang từng bước phát triển theo hướng ổn định; có nhiều thành phần kinh tế tham gia hoạt động làm cho sự phát triển của ngành thêm phong phú và nâng lên được một bước về chất lượng. Bên cạnh đó, công tác đầu tư cơ sở hạ tầng tại các khu, điểm du lịch trọng yếu của tỉnh cũng được quan tâm thực hiện; Các cơ sở lưu trú du lịch được cải tạo, nâng cấp theo Tiêu chuẩn quốc gia về xếp 48 hạng khách sạn; Luật Du lịch và các văn bản pháp quy được ban hành đã tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch phát triển; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động và có tác động tích cực đến một số ngành, lĩnh vực khác. Hoạt động du lịch luôn đi đôi với việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Du lịch được xem là ngành kinh tế quan trọng, mang nội dung văn hoá sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và mang tính xã hội hoá cao.Từ đó có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, đưa việc phát triển du lịch trở thành nhiệm vụ chung của mỗi cấp, mỗi ngành. Tuy nhiên du lịch Đồng Tháp đang ở giai đoạn đầu phát triển, quy mô còn nhỏ, điểm xuất phát thấp nên chiếm tỷ trọng nhỏ trong GDP của Tỉnh. 2.1.5.2. Loại hình du lịch Với lịch sử phát triển hơn 300 năm, Đồng Tháp được đánh giá là nơi có nhiều cảnh quan sinh thái đặc trưng của ĐBSCLvới sông nước hữu tình – quyến rũ, trái cây bốn mùa trĩu quả, tài nguyên thiên nhiên phong phú kết hợp với tinh hoa văn hoá – lịch sử của cộng đồng với nhiều lễ hội dân gian truyền thồng mang đậm bản sắc văn hoá độc đáo với nét riêng của con người phương Nam. Đây chính là cơ sở cho sự phát triển đa dạng của các loại hình du lịch của tỉnh Đồng Tháp. Nhìn chung, tiềm năng du lịch của Tỉnh là rất phong phú, nhưng về loại hình du lịch thì đánh giá là còn ở xa so với tiềm năng sẵn có. Loại hình du lịch đang khai thác chủ yếu của Tỉnh là du lịch văn hoá – lịch sử, du lịch lễ hội truyền thống và đặc biệt là DLST – loại hình du lịch đang được UBND Tỉnh đặc biệt đầu tư phát triển. Bên cạnh đó các loại hình du lịch khác như du lịch sông nước miệt vườn, du lịch kết hợp hội nghị, du lịch công vụ, triển lãm, lễ hội – tín ngưỡng, thể thao giải trí,cũng được khai thác và đưa vào hoạt động phát triển. VQG Tràm Chim, khu Ramsan thứ 4 của Việt Nam và thứ 2000 của Thế giới, nơi tái hiện lại vùng trũng ngập nước Đồng Tháp Mười ngày xưa được xem là nơi phát triển DLST tiêu biểu của Tỉnh. Bên cạnh đó thì Gáo Giồng, Xẻo Quýt cũng được định hướng phát triển theo loại hình du lịch đặc biệt này. Một loại hình du lịch khác cũng được phát triển rất phổ biến tại Đồng Tháp đó là loại hình tham quan các di tích văn hoá – lịch sử truyền thống gắn liền với tín ngưỡng tôn giáo và kết hợp cả với giáo dục môi trường bảo vệ sinh thái của tự nhiên như: khu di tích lăng Cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc – thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, khu kiến trúc nhà cổ Huỳnh 49 Thuỷ Lê, chùa Kiến An Cung, tượng đài Gò Quản Cung – Giồng Thị Đam, Các loại hình tham quan trải nghiệm tại các làng nghề truyền thống như làng hao kiểng Sa Đéc, làng chiếu Định Yên, Nem Lai Vung, Dệt Choàng Long Khánh và các Khu Cửa khẩu Quốc tế Thường Phước, Dinh Bà... có thể phát triển loại hình du lịch tham quan kết hợp mua sắm. Tiềm năng phong phú cùng với sự đầu tư cần thiết từ phía UBND Tỉnh, DL đã xây dựng và đạt được những thành công quan trọng trong quá trình phát triển của mình đặc biệt trong giai đoạn những năm 2001 – 2010 và ngày càng trở thành một trong ngành kinh tế chính của cơ cấu kinh tế tỉnh Đồng Tháp. 2.1.5.3. Sản phẩm du lịch Điểm du lịch: - Nhóm phát triển DLST: Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tràm Chim Vườn cò Tháp Mười Làng hoa kiểng Tân Quy Đông Bãi cát Cồn Tiên Bãi tắm cồn Bình Thạnh - Nhóm phát triển di tích lịch sử - văn hoá: Di tích Gò Tháp với nền văn hoá cổ Phù Nam Chùa Kiến An Cung với giá trị tôn giáo tiêu biểu của tỉnh - Nhóm di tích lịch sử - cách mạng: Khu di tích Gò Tháp Khu di tích Xẻo Quýt Khi di tích lăng mộ cụ Nguyễn Sinh Sắc - Nhóm lễ hội truyền thống: Lễ hội Gò Tháp Lễ hội cung đình Tân Phú - Nhóm làng nghề truyền thống: Làng nghề làm bánh phồng tôm Sa Giang Làng nghề làm nem Lai Vung Làng nghề trồng hoa kiểng, Bonsai, kiểng cổ, hoa tươi Tân Quy Đông.  Cơ sở hạ tầng vật chất phục vụ du lịch - Cơ sở hạ tầng: 50 Giao thông vận tải: mạng lưới đường bộ cho phép 72% các trung tâm có ô tô đi được, hình thành các tuyến đường đối ngoại trên các QL 54, QL30, QL80, tỉnh lộ 847. Hệ thống giao thông đường thuỷ liên kết được các vùng trong tỉnh và xuất hàng hoá ra bên ngoài. Hiện nay hệ thống giao thông vận tải tỉnh đang được đầu tư nâng cấp và mở rộng nhằm đảm bảo cho sự thông thương giao lưu phát triển kinh tế toàn diện. Hệ thống thông tin liên lạc: 100% điện hoá điện năng, phục vụ cho hầu hết các ngành kinh tế và sinh hoạt của người dân nhất là tại các điểm du lịch. Hệ thống tổng đài điện tử kỹ thuật số phủ kín toàn tỉnh, bảo đảm 100% huyện thị có điện thoại tự động hoà vào mạng thông tin quốc gia, kết nối quốc tế, chất lượng nâng cao rõ rệt, thông tin liên lạc phủ sóng 24/24, 100% xã có bưu điện văn hoá. - Cơ sở hạ tầng – kỹ thuật: Cơ sở lưu trú rất phong phú và đa dạng về loại hình, quy mô và cấp hạng. Toàn tỉnh có 43 khách sạn (2011) đang hoạt động trong đó có 2 khách sạn 3sao, 10 khách sạn 2 sao, 15 khách sạn 1 sao và nhiều khách sạn đủ tiêu chuẩn với 950 phòng. Bảng 2.4. Cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2006 – 2011 Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Tổng số cơ sở lưu trú Cơ sở 21 23 23 27 33 43 Tổng số phòng Phòng 538 569 542 752 761 950 Phòng đạt chuẩn phục vụ khách quốc tế Phòng 366 390 383 561 598 800 Phòng nội địa Phòng 172 179 159 191 163 150 Công suất sử dụng % 44,7 49,4 50,3 52,3 51,5 51,5 Nguồn: Sở VH – TT &DL Đến nay, số cơ sở lưu trú được xếp hạng của tỉnh không ngừng tăng lên cả về số lượng và chất lượng mà ngày càng được đầu tư nâng cấp chất lượng nhằm phục vụ cho nhu cầu của khách quốc tế. Tiện nghi ăn uống: theo thống kê của sở VH – TT&DL tỉnh thì tiện nghi ăn uống của tỉnh được chia làm hai loại là: Cơ sở ăn uống trong hệ thống DL: gồm 6 nhà hàng ăn uống nằm trong khách sạn và 2 nhà hàng nằm trong KDL Xẻo Quýt và Gáo Giồng. Cơ sở ăn uống nằm ngoài hệ thống DL: toàn tỉnh có hơn 400 nhà hàng quán ăn, tiệm ăn nhưng lại tập trung chủ yếu ở Sa Đéc và Cao Lãnh. 51 Tiện nghi thể thao và vui chơi giải trí: hiện nay các dịch vụ này chủ yếu dừng lại ở một số phòng karaoke, sân tenis, chủ yếu phục vụ cho khách nội địa. Phương tiện vận tải khách DL: vận tải đường bộ chủ yếu là các phương tiện của Công ty cổ phần DL Đồng Tháp gồm 3 chiếc xe từ 15 ghế, 25 ghế và 30 ghế. Phương tiện vận tải đường thuỷ có 15 tắc rán trong đó liên doanh với tư nhân là 10 chiếc và phục vụ chủ yếu cho việc đưa đón khách vào 2 khu Xẻo Quýt và Gáo Giồng. Tóm lại: mặc dù sản phẩm du lịch của tỉnh chưa thật sự phong phú và đa dạng so với tiềm năng DL tỉnh đang có, nhưng những sản phẩm tỉnh đang có và đang trong quá trình hình thành sẽ góp phần to lớn vào phát triển DL mang lại hiệu quả kinh tế cao cho ngành. 2.1.5.4. Thị trường du khách Du khách chính là thước đo của sự phát triển du lịch. Du khách đến với thị trường du lịch càng đông thì doanh thu càng cao. Theo số liệu thống kê của Sở VH – TT&DL Tỉnh trong giai đoạn 2006 – 2010 số lượng du khách đến ngày càng tăng và tốc độ tăng trưởng cũng tăng đáng kể hàng năm Bảng 2.5. Lượng khách du lịch tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2006 – 2010 Đơn vị: Lượt người Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng lượt khách 720542 701527 961437 1130000 1184500 Tăng so với năm trước (%) 29,35 -2,63 37,05 17,53 4,82 Khách du lịch 153006 192767 221437 239000 265500 Tăng so với năm trước (%) 16,72 25,99 14,87 7,93 11,09 Khách quốc tế 6678 12968 19516 14800 20866 Tăng so với năm trước (%) 35,51 94,19 50,49 -24,16 40,98 Khách tham quan hành hương 567536 508760 740000 891000 919000 Tăng so với năm trước (%) 26,35 -10,35 45,45 20,4 3,14 Nguồn: Sở Văn hoá – Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Tháp 52 Biểu đồ 2.2 Biểu đồ thể hiện lượng khách du lịch giai đoạn 2006 – 2010 tỉnh Đồng Tháp Theo bảng số liệu chúng ta dễ dàng nhận thấy một điều là lượng du khách của tỉnh luôn có sự tăng trưởng mạnh trong giai đoạn từ 2006 – 2010 cả du khách trong nước và khách quốc tế. Thành phần du khách đến với Đồng Tháp chủ yếu là khách hành hương tham quan các di tích lịch sử - văn hoá và các lễ hội truyền thống với số lượng chiếm hơn 75% mỗi năm, số còn lại là khách du lịch nghỉ dưỡng và nghiên cứu khoa học. Về nguồn gốc thì khách du lịch đến với Đồng Tháp bao gồm cả khách của các tỉnh trong 13 tỉnh của vùng ĐBSCL và cả các vùng lân cận như Đông Nam Bộ hay các tỉnh duyên hải. Khách quốc tế tham quan du lịch tỉnh chủ yếu do các đoàn khách từ trung tâm thành phố Hồ Chí Minh với du khách đến từ nhiều quốc gia khác nhau từ châu Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Indonexia,..), châu Âu (Pháp, Anh, Đức, Ý), châu Mỹ (Mỹ, Canada,..) và cả châu Úc (Autralia,..). mặc dù khách quốc tế đến với các điểm du lịch của Đồng Tháp ngày càng tăng nhưng lượng khách tự tìm đến tham quan là rất ít và chưa tương xứng với tiềm năng du lịch của tỉnh hiện đang có. Một điểm đáng chú ý nữa của du khách đến với du lịch tỉnh là khách hành hương theo đoàn là các đoàn sinh viên, học sinh về nguồn hay các đoàn tham quan nghiên cứu. Lượng du khách tham quan theo nhu cầu phát sinh là có nhưng số lượng không đáng kể so với tổng lượng du khách tham quan du lịch tỉnh. Theo thống kê của Sở VH – TT&DL Tỉnh vào năm 2006 thì khách du lịch chỉ chiếm số lượng 28%/ năm còn khách hành hương lại chiếm giữ đến 78%/ năm và khoảng cách này lại có sự chênh lệch cao so với những năm sau đó. Điều này cũng đưa đến cho Tỉnh những cái nhìn lại về sự 0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 700000 800000 900000 1000000 2006 2007 2008 2009 2010 Khách DL Khách QT Khách HH 53 phát triển của DL tỉnh để đưa ra được những định hướng nhất định phù hợp với sự phát triển trong tương lai, đầu tiên nhất là định hướng phát triển và sự đầu tư hợp lý. 2.1.5.5. Doanh thu du lịch Bảng 2.6. Doanh thu du lịch tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2006 - 2010 Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng doanh thu xã hội từ du lịch (tỷ đồng) 36,424 61,803 65 76,2 117,95 - Tăng trưởng so năm trước (%) 25,9 69,67 5,17 17,23 54,79 - Tăng trưởng so năm trước (%) 5,16 30,83 35,58 7,54 30,78 Nguồn: Sở Văn hoá – Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Tháp Biểu đồ 2.3. Biểu đồ thể hiện doanh thu du lịch giai đoạn 2006 – 2010 tỉnh Đồng Tháp Nhìn vào bảng doanh thu của du lịch tỉnh Đồng Tháp ta dễ dàng nhận ra được nguồn doanh thu này còn rất thấp cho một ngành kinh tế được coi là có vai trò quan trọng trong định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Nhìn lại tất cả những doanh thu từ DL tỉnh từ năm 2000 khi bước đầu đổi mới từ một thống kê khác ta thấy đoanh thu du lịch của tỉnh luôn có sự tăng về mọi mặt, đây là một thành tựu đáng ghi nhận của ngành du lịch tỉnh nhà. Tuy nhiên sự tăng trưởng lại không có sự đồng đều giữa các năm và sụt giảm khá mạnh vào năm 2008. Đến giai đoạn từ 2010 đến nay thì doanh thu ổn định và tăng trưởng trở lại. Xét về cơ cấu du lịch tỉnh thì thấy rằng doanh thu du lịch của nhà nước chiếm tỷ trọng tương đối thấp với khoảng hơn 20% số còn lại là từ nguồn thu của các thành phần cá nhân và cá thể 0 20.000 40.000 60.000 80.000 100.000 120.000 140.000 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng doanh thu Doanh thu dịch vụ 54 với các hoạt động chủ yếu như phục vụ du lịch, nhà hàng, khách sạn, phòng trọ, karaoke, massage,Cơ cấu doanh thu du lịch tỉnh chủ yếu là doanh thu từ các dịch vụ lưu trú và ăn uống chiếm khoảng 80% đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động kinh doanh du lịch, các dịch vụ khác lại chưa được quan tâm phát triển. Như vậy, doanh thu du lịch tỉnh còn thấp chưa tương xứng với lượng khách du lịch đến với Đồng Tháp. Bảng 2.7. Thành phần doanh thu du lịch tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2000 - 2010 Năm 2000 2005 2008 2009 2010 Tổng doanh thu 12.960 40.684 59.681 34.620 36.701 1.Phân theo khu vực kinh tế Nhà nước 8.563 14,788 29,286 7.610 8.691 Tư nhân 3.575 830 1,505 1120 1.360 Cá thể 822 25,030 28,890 25.890 26.650 2.Phân theo loại hình doanh thu Doanh thu dịch vụ 6.114 27,272 39,647 23.000 24.380 Doanh thu bán hàng hoá 954 2,792 2,898 2.261 2.390 Doanh thu ăn uống 5.649 10,162 15,554 9.023 9.560 Doanh thu khác 243 422 582 336 371 Nguồn: Chi cục thống kê tỉnh Đồng Tháp Doanh thu du lịch của Đồng Tháp trong giai đoạn 2000 – 2010 có sự thay đổi lớn về nguồn gốc. Ở sự phân chia theo thành phần kinh tế, nếu như năm 2000 nhà nước chiếm tỉ trọng cao trong tổng cơ cấu doanh thu ngành du lịch với hơn 66% so với doanh thu của tư nhân và các thành phần cá thể thì đến năm 2010 cơ cấu này lại thay đổi, nhà nước chỉ chiếm 23% trong tổng doanh thu thay vào đó cá thể kinh doanh lại chiếm đến gần 73%. Chính sách kêu gọi đầu tư từ tỉnh vào ngành du lịch đã làm cho các cá nhân có sự đầu tư mạnh mẽ vào đây để mang lại nguồn lợi nhuận đáng kể của du lịch trong cơ cấu kinh tế. Xét về loại hình doanh thu thì doanh thu về dịch vụ du lịch và ăn uống luôn chiếm tỉ trọng cao với hơn 45% so với các dịch vụ khác. 2.1.5.6. Lao động du lịch Bảng 2.8. Nguồn nhân lực du lịch tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2006 – 2011 Đơn vị: Người Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Tổng số lao động ngành DL 308 344 365 413 556 618 Trình độ ĐH, trên ĐH 25 20 20 31 24 40 Trình độ CĐ, trung cấp 59 46 53 15 37 14 Trình độ sơ cấp 94 63 17 134 97 115 55 Trình độ khác (qua đào tạo tại chỗ hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn) 92 51 133 71 182 Nguồn: Sở VH – TT&DL 0 20 40 60 80 100 120 140 160 2006 2007 2008 2009 2010 2011 ĐH - SĐH CĐ - TC Sơ Cấp TĐ khác Biểu đồ 2.4. Biểu đồ thể hiện trình độ lao động ngành du lịch tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2006 -2011 Qua thống kê trên ta thấy được số lao động trong ngành DL đến năm 2011 là 618 người, đã tăng lên khá nhiều so với các năm trước tuy nhiên vẫn còn rất khiêm tốn. Trong tổng số lao động thì những người có trình độ ĐH và SĐH chiếm khoảng 6,1% trong đó tốt nghiệp chuyên ngành du lịch rất ít mà chủ yếu là từ các ngành khác như ngoại ngữ, kinh tế, tài chính, luật,Đáng kể nhất vẫn là số lao động chưa qua đào tạo được chuyển từ các ngành nghề khác chiếm trên 40%, còn số lao động được đào tạo ngắn hạn chiếm đến 30%. Điều này cho thấy lao động trực tiếp phục vụ cho ngành DL có tăng thêm nhưng số lao động qua đào tạo lại rất hạn chế. Sản phẩm du lịch có chất lượng, sức cạnh tranh và bền vững hay không đều phụ thuộc vào trình độ chuyên môn nghiệp vụ của lao động DL. Chất lượng lao động của tỉnh hiện nay vẫn chưa đủ sức đảm đương nhiệm vụ phát triển ngành,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2014_05_28_5537584961_9193_1871472.pdf
Tài liệu liên quan