Luận văn Phát triển du lịch văn hóa sinh thái tại vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

MỤC LỤC

 

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Tóm lược luận văn iii

Danh mục các chữ viết tắt và kí hiệu iv

Danh mục các bảng vi

Mục lục vii

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1. Tính cấp thiết của đề tài 1

2. Các công trình đã nghiên cứu liên quan đến đề tài 3

3. Mục tiêu nghiên cứu 3

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

5. Phương pháp nghiên cứu 4

6. Kết cấu của Luận văn 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 6

1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA SINH THÁI 6

1.1.1. Các khái niệm về du lịch 6

1.1.2. Phát triển và điều kiện để phát triển du lịch 7

1.1.3. Ý nghĩa của việc phát triển du lịch 9

1.1.4. Những yêu cầu cơ bản để phát triển du lịch văn hóa sinh thái 11

1.1.5. Những nguyên tắc để phát triển du lịch bền vững 13

1.1.6. Một số vấn đề đặt ra đối với du lịch văn hóa sinh thái hiện nay 15

1.2. PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA SINH THÁI TRONG CÁC VƯỜN QUỐC GIA VÀ NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM 17

1.2.1. Thực trạng du lịch sinh thái trong các Vườn Quốc gia và khu bảo tồn 17

1.2.2. Kinh nghiệm phát triển du lịch văn hóa sinh thái ở trong nước 20

1.2.3. Kinh nghiệm phát triển du lịch văn hóa sinh thái của một số nước 23

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VĂN HÓA SINH THÁI TẠI VƯỜN QUỐC GIA PHONG NHA - KẺ BÀNG 28

2.1. TỔNG QUAN VỀ VƯỜN QUỐC GIA PHONG NHA - KẺ BÀNG 28

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên 28

2.1.2. Lịch sử phát triển Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng 32

2.1.2.1. Quá trình hình thành Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng 32

2.1.2.2. Lịch sử phát triển du lịch của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng 33

2.1.2.3. Tổ chức bộ máy và trình độ cán bộ của Trung tâm Du lịch VHST 35

2.2. TÌNH HÌNH KHAI THÁC TÀI NGUYÊN VQG PHONG NHA-KẺ BÀNG VÀO PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA SINH THÁI 36

2.2.1. Tài nguyên du lịch văn hóa sinh thái của Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng 36

2.2.2. Tình hình khai thác tài nguyên vào phát triển du lịch văn hóa sinh thái 41

2.3. ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA SINH THÁI 43

2.3.1.Công tác quy hoạch phát triển du lịch văn hóa sinh thái 43

2.3.2. Đầu tư phát triển du lịch văn hóa sinh thái của Nhà nước 44

2.3.3. Đầu tư phát triển du lịch văn hóa sinh thái của các doanh nghiệp 47

2.4. TỔ CHỨC CÁC DỊCH VỤ BỔ TRỢ 50

2.4.1. Dịch vụ thuyền vận chuyển khách du lịch 50

2.4.2. Dịch vụ chụp ảnh, bán hàng lưu niệm, giải khát 51

2.4.3. Dịch vụ ăn uống, lưu trú 53

2.5. NHỮNG KẾT QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VĂN HÓA SINH THÁI TẠI VƯỜN QUỐC GIA PHONG NHA - KẺ BÀNG 56

2.5.1. Kết quả thu hút khách tham quan 56

2.5.2. Kết quả doanh thu và nộp ngân sách của các hoạt động dịch vụ du lịch từ 2003-2008 59

2.5.2.1. Doanh thu từ các dịch vụ 59

2.5.2.2. Kết quả thu nộp ngân sách 59

 

 

2.6. TÁC ĐỘNG CỦA PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA SINH THÁI TẠI VQG PHONG NHA - KẺ BÀNG ĐẾN NỀN KTXH CỦA ĐỊA PHƯƠNG 60

2.6.1. Tác động đến nền kinh tế 60

2.6.2. Tác động đến môi trường xã hội và nhân văn 63

2.6.3. Tác động đến môi trường tự nhiên 64

2.7. ĐÁNH GIÁ CỦA DU KHÁCH VỀ CHẤT LƯỢNG CÁC DỊCH VỤ, SẢN PHẨM DU LỊCH VĂN HÓA SINH THÁI HIỆN NAY 65

2.7.1. Một số thông tin chung của du khách 65

2.7.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo 66

2.7.3. Đánh giá điểm trung bình 68

2.7.4. Phân tích nhân tố 69

2.7.5. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới đánh giá chung của du khách về chất lượng các dịch vụ 72

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA SINH THÁI TẠI VQG PHONG NHA-KẺ BÀNG 79

3.1. ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2015 79

3.1.1. Cơ sở đề xuất các định hướng 79

3.1.2. Mục tiêu, định hướng 80

3.2. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH VHST TẠI VQG PHONG NHA - KẺ BÀNG ĐẾN NĂM 2015 82

3.2.1. Các giải pháp tổng thể 82

3.2.1.1. Giải pháp về quy hoạch 82

3.2.1.2. Giải pháp về tài chính và chính sách đầu tư 85

3.2.1.3. Giải pháp về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng 88

3.2.1.4. Giải pháp về nguồn nhân lực 89

3.2.1.5. Giải pháp về bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử, văn hóa bản địa 90

3.2.1.6. Giải pháp về bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và nghiên cứu khoa học 93

 

3.2.1.7. Giải pháp về quảng bá tiếp thị 94

3.2.1.8. Giải pháp phát triển du lịch gắn với công cộng đồng 95

3.2.1.9. Giải pháp phát triển kinh tế - xã hội vùng đệm và vùng lõi 96

3.2.2. Các giải pháp cần triển khai trước mắt 97

3.2.2.1. Nâng cao chất lượng dịch vụ tại điểm du lịch văn hóa sinh thái động Phong Nha, động Tiên Sơn 97

3.2.2.2. Đầu tư xây dựng để hoàn thiện các điểm du lịch văn hóa sinh thái khác chưa hoàn thiện 99

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 104

1. KẾT LUẬN 104

2. KIẾN NGHỊ 106

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

 

 

doc149 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 5419 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển du lịch văn hóa sinh thái tại vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chỉ đạt 3%; tăng bình quân cả giai đoạn 2003 -2008 là 11,7%. Kết quả Bảng 15 cũng nói lên rằng, thông qua các hoạt động dịch vụ du lịch tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng trong những năm vừa qua đã giải quyết công ăn việc làm cho một lượng lớn lao động của các xã vùng đệm, từ 961 người năm 2003 đã tăng lên 1.668 năm 2008. Một số lao động trước đây là lâm tặc, chuyên sống bằng nghề khai thác lâm sản hiện nay đã bỏ nghề chuyển sang các hoạt động dịch vụ thuyền du lịch, chụp ảnh lưu niệm, kinh doanh nhà nghỉ, nhà hàng. Bảng 15 Kết quả sử dụng lao động trong hoạt động du lịch VHST từ 2003-2008 ĐVT: người Lĩnh vực hoạt động Tính theo từng năm BQ 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Trung tâm DLVHST 77 83 101 116 135 139 108 Đội thuyền du lịch 460 558 582 610 618 622 575 Dịch vụ lưu trú, nhà hàng 257 339 412 440 502 512 410 Dvụ chụp ảnh, bán lưu niệm 167 237 320 355 375 395 308 Cộng 961 1.217 1.415 1.521 1.630 1.668 1.402 Biến động lực lượng lao động (%) Tốc độ phát triển liên hoàn 107,8 121,7 114,9 116,4 103,0 Tốc độ phát triển định gốc 100 107,8 131,2 150,6 175,3 180,5 Tốc độ phát triển bình quân giai đoạn 2003-2008 111,7 Nguồn: Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch, 2008 Theo kết quả tìm hiểu tại Trung tâm Du lịch VHST cho biết, thu nhập bình quân của cán bộ Trung tâm hiện nay khoảng 1.450.000đ/tháng, thu nhập của lực lượng đội thuyền khoảng 1.150.000đ/tháng (tháng 12-2008). Đối với lực lượng lao động tham gia hoạt động kinh doanh các dịch vụ khác, tuy chưa điều kiện để điều tra cụ thể nhưng qua phỏng vấn sơ bộ, các đối tượng này có thu nhập bình quân khoảng 1.000.000 đồng/tháng. Mặc dù thu nhập chưa cao nhưng mức thu nhập này đã góp phần xóa đói giảm nghèo và từng bước cải thiện đời sống của nhân dân các xã vùng đệm, giảm áp lực cho công tác quản lý bảo vệ rừng, bảo vệ Di sản Thiên nhiên Thế giới, VQG Phong Nha - Kẻ Bàng. Ngoài những tác động trực tiếp và gián tiếp đến xã Sơn Trạch và các xã vùng đệm, việc phát triển du lịch VHST của VQG Phong Nha - Kẻ Bàng cũng đã có những tác động đến nền KTXH của huyện Bố Trạch và của tỉnh Quảng Bình. Ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện đã có những phát triển đáng kể nhằm cung cấp lương thực thực phẩm phục vụ nhu cầu ăn uống của du khách. Quá trình xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phát triển du lịch tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng đã tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động của các xã lân cận; việc tiêu thụ vật liệu xây dựng đã góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp vật liệu xây dựng phát triển. Bảng 16 Cơ cấu kinh tế của huyện Bố Trạch từ 2003-2007 ĐVT: % Khu vực Tính theo từng năm 2003 2004 2005 2006 2007 Nông lâm - TS 51,5 49,1 45,6 43,7 41,1 Công nghiệp - XD 21,7 22,6 24,1 24,5 24,8 Dịch vụ 26,8 28,3 30,3 31,8 34,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 Nguồn: Niên giám thống kê huyện Bố Trạch, 2007 Như đã đánh giá ở phần trên, do hệ thống cơ sở lưu trú và vui chơi giải trí tại Phong Nha hiện nay chưa đáp ứng đủ nhu cầu ở lại qua đêm của du khách, nên hầu hết khách đến tham quan VQG Phong Nha - Kẻ Bàng xong đi về thị trấn Hoàn lão, bãi biển Đá Nhảy và Thanh Khê (Bố Trạch) hoặc thành phố Đồng Hới ăn uống, ở lại qua đêm, đã tạo điều kiện cho nhóm ngành dịch vụ ở các địa phương này có những chuyển biến tích cực. Phát triển du lịch VHST tại Phong Nha - Kẻ Bàng thời gian qua đã góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Bố Trạch và của tỉnh Quảng Bình theo hướng tăng dần tỷ trọng dịch vụ. Tỷ trọng dịch vụ huyện Bố Trạch tăng từ 26,8% năm 2003 tăng lên 34% năm 2007; tỷ trọng Công nghiệp xây dựng tăng từ 21,7% năm 2003 lên 24,8% năm 2007. Tỷ trọng dịch vụ của tỉnh Quảng Bình tăng từ 37,4% năm 2003 tăng lên 38,9 năm 2007 (xem Bảng 16, Bảng17). Bảng 17 Cơ cấu kinh tế của tỉnh Quảng Bình từ 2003-2007 ĐVT: % Khu vực Năm 2003 2004 2005 2006 2007 Nông lâm - TS 33,7 32,5 29,7 27,9 25,8 Công nghiệp - XD 28,9 29,9 32,1 33,6 35,3 Dịch vụ 37,4 37,6 38,2 38,5 38,9 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình, 2007 2.6.2. Tác động đến môi trường xã hội và nhân văn Phát triển du lịch thường đi kèm với việc tồn tại và gia tăng các vấn đề phức tạp như nạn mại dậm, ma túy, tội phạm. Qua trao đổi với một số chuyên gia và các nhà quản lý, tác giả đồng tình nhận định rằng: Hiện nay ở khu vực xã Sơn Trạch và các xã lân cận tệ nạn xã hội không có chiều hướng gia tăng. Trong khi ở các khu du lịch khác các tệ nạn này đang diễn biến phức tạp thì hiện nay Sơn Trạch vẫn được đánh giá là địa phương “sạch” về các tệ nạn này. Một mặt, nhờ chính quyền địa phương đã làm tốt công tác quản lý, mặt khác, do hiện nay số lượng và chất lượng các cơ sở lưu trú tại Phong Nha - Sơn Trạch chưa đủ đáp ứng nhu cầu, các khu vui chơi giải trí về ban đêm chưa được đầu tư nên hầu như du khách đến tham quan VQG Phong Nha - Kẻ Bàng chỉ đi về trong ngày mà không ở lại qua đêm, vì thế các tệ nạn này chưa có điều kiện gia tăng. Các hiện tượng chèo kéo, ăn xin, cò mồi cũng đã diễn ra đôi lúc, đôi nơi nhưng đều được Trung tâm Du lịch VHST phối hợp với chính quyền địa phương và đồn Công an địa bàn chấn chỉnh kịp thời. Do hiện nay tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng chỉ mới khai thác loại hình du lịch VHST tham quan động Phong Nha và động Tiên Sơn, các sản phẩm, loại hình du lịch VHST khác chưa được đầu tư khai thác; các dịch vụ bổ trợ chỉ phát triển mạnh ở khu vực Sơn Trạch, các xã vùng đệm khác dịch vụ du lịch chưa phát triển, chưa có sự giao lưu văn hóa giữa các vùng miền, vì thế bản sắc văn hóa của các địa phương, đặc biệt là giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc ít người trong khu vực vùng lõi của VQG Phong Nha - Kẻ Bàng cơ bản vẫn được giữ gìn, chưa bị pha tạp bởi các nét văn hóa bên ngoài. 2.6.3. Tác động đến môi trường tự nhiên Vấn đề ô nhiễm môi trường cũng là vấn đề hết sức nhạy cảm đối với những khu du lịch. Trong mấy năm vừa qua, việc phát triển các dịch vụ du lịch tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng đã bắt đầu tạo ra những áp lực về môi trường trong khu vực, hiện tượng ô nhiễm nhiên liệu động cơ thuyền du lịch xuống sông Son, ô nhiễm rác thải rắn do du khách vứt chai lọ đựng đồ uống và bao bì khác có chiều hướng gia tăng, rác thải của các cơ sở kinh doanh ăn uống và lưu trú cũng tăng dần. Tuy nhiên, mức độ ô nhiễm chưa trầm trọng. Trong phạm vi quản lý của mình, Trung tâm Du lịch VHST đã tổ chức tốt công tác vệ sinh môi trường, khu vực bãi đỗ xe, trên các thuyền du lịch và trong các hang động đều có biển nội quy để nhắc nhở và nâng cao ý thức tự giác của du khách; đồng thời, Trung tâm cũng đã bố trí một tổ công tác chuyên thu gom và nhặt rác ngay sau khi du khách vô ý để lại. Trên phạm vi toàn bộ khu Trung tâm Phong Nha xã Sơn Trạch vấn đề môi trường đã được tỉnh Quảng Bình quan tâm đầu tư và tăng cường quản lý, bãi thu gom rác đã được xây dựng (chỉ chứa rác mà chưa có công nghệ xử lý), việc thu gom rác thải đã được giao cho Công ty TNHH Tràng An, một đơn vị tư nhân trên địa bàn đảm nhận. Hàng năm, tỉnh Quảng Bình trích 1% từ nguồn thu vé tham quan động Phong Nha để cấp cho đơn vị này chi phí thu gom rác thải. Tài nguyên môi trường rừng, cảnh quan thiên nhiên được quản lý rất tốt. Do hiện nay các sản phẩm loại hình du lịch khác trong VQG Phong Nha - Kẻ Bàng chưa được đầu tư khai thác nên cảnh quan thiên nhiên, đa dạng sinh học hầu như chưa bị tác động xấu. VQG Phong Nha - Kẻ Bàng (trực tiếp là Hạt kiểm lâm, đơn vị trực thuộc VQG) cũng đã phối hợp tốt với chính quyền địa phương và các ban ngành liên quan thường xuyên triển khai công tác tuần tra canh gác, kiểm soát chặt chẽ các hiện tượng khai thác, buôn bán và vận chuyển trái phép lâm sản. Vì vậy, số lượng các vụ vi phạm lâm luật giảm nhiều, giá trị đa dạng sinh học và tài nguyên rừng của VQG ngày càng được khôi phục. Hiện tượng các nhà hàng buôn bán, tàng trữ động vật hoang giã làm đặc sản phục vụ khách du lịch hầu như không xảy ra. Riêng công tác quản lý quy hoạch xây dựng tại Trung tâm Phong Nha xã Sơn Trạch là vấn đề đang thiếu sự quan tâm quản lý của các cấp chính quyền. Tốc độ phát triển đô thị nhanh đã tích cực cải thiện cơ sở hạ tầng phục vụ khách tham quan, nhưng do buông lỏng quản lý quy hoạch nên bộ mặt xây dựng tại Trung tâm Phong Nha hiện nay rất phản cảm. Tình trạng nhân dân xây dựng nhà tạm để đón đầu buộc Nhà nước phải đền bù khi đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi diễn ra khá phức tạp, làm cho cảnh quan và bộ mặt xây dựng tại Trung tâm Phong Nha ngày càng lộn xộn hơn. 2.7. ĐÁNH GIÁ CỦA DU KHÁCH VỀ CHẤT LƯỢNG CÁC DỊCH VỤ, SẢN PHẨM DU LỊCH VĂN HÓA SINH THÁI HIỆN NAY 2.7.1. Một số thông tin chung của du khách Theo kết quả Bảng phụ lục 17, ta biết được một số thông tin của du khách đến tham quan VQG Phong Nha - Kẻ Bàng như sau. * Số lần du khách đến Phong Nha - Kẻ Bàng. Trong 151 khách du lịch được hỏi có 120 du khách đến Phong Nha lần thứ nhất (79,5%); 23 du khách đến Phong Nha lần thứ 2 (15,2%); 4 du khách đến lần thứ 3 (2,6%) và 4 du khách đến đây trên 3 lần (2,6%). * Tỷ lệ khách có ý định quay lại Phong Nha. Có 55 du khách trả lời sẽ quay lại Phong Nha (36,4 %); 96 du khách trả lời không và chưa biết (63,6%). Căn cứ 2 đặc điểm trên, có thể nói VQG Phong Nha - Kẻ Bàng có sức thu hút du khách quay trở lại, nhưng mức độ không cao lắm. * Mục đích chuyến đi. Có 85 du khách đến VQG Phong Nha - Kẻ Bàng với mục đích tham quan, nghỉ dưỡng (56,3%); 42 du khách đi công tác kết hợp tham quan (27,8%) và 24 du khách đi tham quan kết hợp nghiên cứu học tập (15,9%), đối tượng này có lẽ là đối tượng học sinh, sinh viên. * Về độ tuổi. Có 4 du khách dưới 20 tuổi (2,6%); 45 du khách từ 21 đến 30 tuổi (29,8%), 49 du khách từ 31 đến 45 tuổi (32,5%), 44 du khách từ 46 đến 55 tuổi (29,1%) và 9 du khách trên 55 tuổi (9,3 %). * Về trình độ. Có 17 du khách trình độ trung cấp (11,3%), 41 du khách có trình độ Cao đẳng (27,2%), 92 du khách có trình độ đại học (60,9%) và 1 du khách có trình độ sau đại học (0,7%). * Về nghề nghiệp. Có 80 du khách là công chức, viên chức (53 %), 16 du khách là công nhân (10 %), 26 du khách là sinh viên (17,2%), 12 du khách là hưu trí (7,9%) và 17 du khách là thương gia (11,3%). Các đặc điểm trên cho thấy, du khách đến tham quan VQG Phong Nha - Kẻ Bàng chủ yếu là người có trình độ cao (Cao đẳng và đại học chiếm 88,2%), phần lớn là đến tham quan hoặc đi công tác kết hợp tham quan, đang nằm trong độ tuổi lao động (20 đến 55 tuổi) và đang công tác tại các cơ quan Nhà nước (công chức, viên chức 53%) * Phương tiện thông tin du khách cập nhật, tìm hiểu và biết đến Phong Nha Kết quả điều tra cho thấy, đại đa số du khách thường xuyên tìm hiểu và biết đến VQG Phong Nha - Kẻ Bàng qua Tivi, Radio (79 du khách, 52,3%), 41 du khách tìm hiểu qua nhiều phượng tiện, 27,2%). Số du khách thường xuyên tìm hiểu qua các phương tiện khác chiếm tỷ lệ thấp (6% qua tờ rơi người thân, 2% qua báo chí và 12,6% tìm hiểu qua internet). *Đánh giá của du khách về sự đa dạng sản phẩm, loại hình du lịch của VQG Phong Nha - Kẻ Bàng Trong số 151 du khách được hỏi, có 86,9% du khách cho rằng du khách cho rằng sản phẩm loại hình du lịch của VQG Phong Nha - Kẻ Bàng hiện nay rất nghèo (rất đơn điệu 13,9%, đơn điệu 32,5%, bình thường 39,7%), chỉ có 14 du khách đánh giá là đa dạng (9,3%) và 7 du khách đánh giá rất đa dạng (4,6%). Nhìn chung, du khách đánh giá loại hình và sản phẩm du lịch VHST của VQG Phong Nha - Kẻ Bàng hiện nay còn đơn điệu và nghèo so với tiềm năng 2.7.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo Để đánh giá mức độ hài lòng của du khách về chất lượng các dịch vụ du lịch VH-ST hiện nay, tác giả tiến hành thiết kế và gửi phiếu điều tra đến 200 khách du lịch trong thời gian từ tháng 2 đến tháng 3-2009 (khách lưu trú qua đêm tại Trung tâm Phong Nha), kết quả thu được 151 phiếu. Số liệu điều tra được xử lý trên phần mềm SPSS để lấy kết quả phân tích, đánh giá (thang điểm từ 1-5, xem phụ lục 19). Bảng 18 Kiểm định Cronbach’s Alpha R E L I A B I L I T Y A N A L Y S I S - S C A L E (A L P H A) Item-total Statistics Scale Scale Corrected Mean Variance Item- Alpha if Item if Item Total if Item Deleted Deleted Correlation Deleted Giới thiệu, thuyết minh tại phòng chờ 80,4834 34,7581 ,4439 ,7832 Sắp xếp bãi xe, bố trí thuyền 80,4570 35,6231 ,3399 ,7882 Nội thất bên trong thuyền 81,3510 35,8293 ,2892 ,7904 Hình thức bên ngoài thuyền 80,8079 34,7962 ,3576 ,7870 Thái độ phục vụ của chủ thuyền 80,8940 34,7620 ,3128 ,7898 Tiếng ồn của động cơ thuyền 82,2583 35,5528 ,3322 ,7885 Gía thuyền vận chuyển 81,5099 34,9449 ,2875 ,7914 Gía vé tham quan hang động 80,7881 33,5415 ,4806 ,7797 Nội dung, kỹ năng hướng dẫn của HDV 80,5099 35,8516 ,2714 ,7912 Hình thức, trang phục của hướng dẫn viên 80,5099 36,3982 ,2234 ,7931 Thái độ phục vụ của hướng dẫn viên 79,7351 34,7427 ,3358 ,7883 Dịch vụ chụp ảnh, hàng lưu niệm 80,0662 35,6756 ,3111 ,7894 Giá chụp ảnh, hàng lưu niệm 81,1192 33,7057 ,3935 ,7851 Đường đi lại trong hang động 79,6755 34,1407 ,4858 ,7804 Đường lên động Tiên Sơn 79,9272 35,3880 ,3313 ,7884 Cường độ ánh sáng trong hang động 80,1258 35,4307 ,3629 ,7872 Màu sắc ánh sáng trong hang động 79,4570 36,0631 ,2224 ,7936 Cảnh quan, thạch nhũ trong hang động 79,2185 36,4786 ,2092 ,7937 Chất lượng dịch vụ ăn uống, giải khát 80,5430 36,8631 ,1666 ,7950 Giá dịch vụ ăn uống, giải khát 80,9934 34,3000 ,4247 ,7833 Chất lượng phòng nghỉ, khách sạn 80,4106 36,2036 ,2437 ,7923 Gía phòng nghỉ, khách sạn 80,7682 33,1926 ,5137 ,7775 An ninh trật tự, môi trường xã hội 80,3775 36,3832 ,2105 ,7937 Vệ sinh môi trường chung trong điểm du lịch 79,8940 36,0687 ,2288 ,7932 Vệ sinh tại các nhà WC 79,1921 35,7695 ,3039 ,7897 N of Cases = 151.0 N of Items = 25 Alpha = .7954 Nguồn: Số liệu điều tra xử lý trên phần mềm SPSS Kết quả tính toán Cronbach Alpha ở Bảng 18 cho biết, hệ số tin cậy Alpha if Item từng biến số đều nằm trong khoảng từ 0,7775 đến 0,7950 và tổng hệ số tin cậy là 0,7954, như vậy số liệu điều tra đảm bảo độ tin cậy để đưa vào phân tích, đánh giá [35]. 2.7.3. Đánh giá điểm trung bình Kết quả Bảng 19 cho thấy, du khách đánh giá “rất hài lòng” với công tác vệ sinh tại các nhà WC điểm trung bình đạt 4,60, cảnh quan thiên nhiên hang động đạt điểm trung bình 4,58. Thực tế, công tác vệ sinh môi trường được Trung tâm du lịch VHST thực hiện khá tốt; cảnh quan thiên nhiên và thạch nhũ kỳ vĩ trong các hang động đã làm cho du khách thỏa mãn, nên đa số khách tham quan rất hài lòng với các yếu tố này. Bảng 19 Điểm trung bình của các yếu tố đánh giá Biến điều tra N Mean Std. Deviation Mini mum Maxi mum Giới thiệu, thuyết minh tại phòng chờ 151 3,31 ,56 1 5 Sắp xếp bãi xe, bố trí thuyền 151 3,34 ,51 2 5 Nội thất bên trong thuyền 151 2,44 ,54 1 4 Hình thức bên ngoài thuyền 151 2,99 ,65 2 4 Thái độ phục vụ của chủ thuyền 151 2,90 ,73 1 4 Tiếng ồn của động cơ thuyền 151 1,54 ,54 1 3 Gía thuyền vận chuyển 151 2,28 ,73 1 3 Gía vé tham quan 151 3,01 ,71 2 4 Nội dung, kỹ năng hướng dẫn của hướng dẫn viên 151 3,28 ,56 2 5 Hình thức, trang phục của hướng dẫn viên 151 3,28 ,50 2 4 Thái độ phục vụ của hướng dẫn viên 151 4,06 ,70 2 5 Dịch vụ chụp ảnh, hàng lưu niệm 151 3,73 ,54 2 5 Giá chụp ảnh, hàng lưu niệm 151 2,68 ,80 1 4 Đường đi lại trong hang động 151 4,12 ,61 3 5 Đường lên động Tiên Sơn 151 3,87 ,57 3 5 Cường độ ánh sáng trong hang động 151 3,67 ,53 2 5 Màu sắc ánh sáng trong hang động 151 4,34 ,59 3 5 Cảnh quan thiên nhiên, thạch nhũ trong hang động 151 4,58 ,50 4 5 Chất lượng dịch vụ ăn uống, giải khát 151 3,25 ,45 2 4 Giá dịch vụ ăn uống, giải khát 151 2,80 ,65 2 4 Chất lượng phòng nghỉ, khách sạn 151 3,38 ,51 2 5 Gía phòng nghỉ, khách sạn 151 3,03 ,72 2 4 An ninh trật tự, môi trường xã hội 151 3,42 ,52 2 4 Vệ sinh môi trường chung trong điểm du lịch 151 3,90 ,57 2 5 Vệ sinh tại các nhà WC 151 4,60 ,53 2 5 Đánh giá chung về chất lượng các dịch vụ hiện nay 151 3,24 ,49 2 4 Nguồn: Số liệu điều tra xử lý trên phần mềm SPSS Các yếu tố được du khách “hài lòng” gồm: Màu sắc ánh sáng trong hang động 4,34 điểm, đường đi lại trong hang động 4,12 điểm, thái độ phục vụ của hướng dẫn viên 4,06 điểm, vệ sinh môi trường chung trong điểm du lịch 3,90 điểm, đường lên động Tiên Sơn 3,87 điểm. Các yếu tố du khách “rất không hài lòng” đó là: Tiếng ồn động cơ thuyền, chỉ được1,54 điểm; nội thất bên trong thuyền 2,44 điểm. Hiện nay các thuyền chở khách du lịch hiện nay chủ yếu cải tạo từ thuyền vận tải, lắp đặt động cơ Đông Phong của Trung Quốc nên tiếng ồn rất lớn, việc du khách không hài lòng với các biến điều tra này là hoàn toàn có cơ sở; cũng do chất lượng thuyền kém nên du khách không hài lòng với giá cả của dịch vụ này, điểm trung bình chỉ đạt 2,28 điểm. Giá các dịch vụ chụp ảnh và ăn uống giải khát đều đạt dưới mức trung bình (2,68 điểm và 2,80 điểm). Các yếu tố khác cũng chỉ đạt điểm xoay quanh mức trung bình. Đánh giá chung của du khách về chất lượng các dịch vụ chỉ đạt 3,24 điểm, số điểm này nói lên rằng, chất lượng các dịch vụ hiện nay chỉ đạt trên mức trung bình. Độ lệch chuẩn của các tiêu chí đánh giá không lớn, đều nhỏ hơn 1, điều này cho thấy việc đánh giá của du khách tương đối đồng đều và không có sự khác biệt lớn. 2.7.4. Phân tích nhân tố Trong bảng hỏi điều tra về mức độ hài lòng của du khách về chất lượng các dịch vụ du lịch VHST tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng gồm 25 biến, để xem xét mức độ tác động của các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ, tác giả sử dụng phương pháp phân tích nhân tố để tìm ra một bộ biến mới. Phương pháp phân tích nhân tố Factor Analysic đòi hỏi người nghiên cứu sử dụng phương pháp đảo trục Rotating the Factors, xác định hệ số tương quan ngưỡng để loại bỏ các yếu tố. Theo nghiên cứu của Almeda (1999) thì số lượng các nhân tố cần đưa ra được tính toán dựa trên dự tính của phạm vi nghiên cứu [35]. Các nhân tố được đưa ra sau quá trình phân tích cần phải thỏa mãn tiêu chuẩn Keiser-KMO (Kaiser Meyer-Olkin), đây là một chỉ số để đánh giá sự thích hợp của nhân tố phân tích. Yêu cầu chỉ số KMO phải nằm trong khoảng từ 0,5 < KMO < 1 mới có ý nghĩa để phân tích, nếu trị số này < 0,5 thì các nhân tố đó không có ý nghĩa. Tiêu chuẩn Keiser còn quy định rằng hệ số Eigenvalue phải ít nhất lớn hơn hoặc bằng 1. Thông thường, để hiểu rõ hơn nữa về nhân tố phân tích người ta dùng phương pháp xoay trục tọa độ Varimax, phương pháp này sẽ tối đa hóa tổng các phương sai của hệ số hồi quy tương quan của ma trận yếu tố để chỉ ra tương quan thuận hay tương quan nghịch (-1 đến +1), nếu hệ số bằng 0 có nghĩa là không có sự tương quan. Đồng thời hệ số tương quan phải ít nhất phải > 0,5 mới được xem là đạt yêu cầu[35]. Kết quả ở bảng phụ lục 18 cho biết: 0,5 0,574, thỏa mãn các yêu cầu mà phương pháp phân tích đòi hỏi ( xem phụ lục 19). Quá trình phân tích ở Bảng 20 cho thấy có 8 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng các dịch vụ, hệ số Eigenvalue đều >1, tức là thỏa mãn điều kiện tiêu chuẩn Keiser. Hệ số tin cậy Reliability được tính cho các Factor này cũng thỏa mãn yêu cầu > 0,5. Như vậy, các yếu tố mới này sẽ được sử dụng để tính toán thành các biến mới cho việc phân tích thích hợp để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách về chất lượng các dịch vụ tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng hiện nay, mức độ tác động đến chất lượng dịch vụ của 8 nhân tố trên là 75,854%. Theo kết quả tính toán Bảng 20, sự giải thích mức độ tác động của các nhân tố đến chất lượng dịch vụ như sau: - Nhân tố 1: Có thể gọi nhân tố mới này là nhân tố “Đón tiếp và hướng dẫn” bao gồm các yếu tố như công tác đón tiếp và thuyết minh; giới thiệu tại phòng chờ; hình thức trang phục hướng dẫn viên; kỹ năng hướng dẫn và thái độ phục vụ của hướng dẫn viên. Nhân tố này có giá trị Eigenvalue là 4,383 và tác động 17,53%. Đây là nhân tố tác động mạnh nhất đến chất lượng các dịch vụ. - Nhân tố 2 là nhân tố “Giá cả các dịch vụ”, có giá trị Eigenvalue là 3,430 và giải thích được 13,72% mức độ tác động. Đây là nhân tố là giá cả các dịch vụ gồm: Giá vé tham quan; giá thuyền vận chuyển; giá chụp ảnh, hàng lưu niệm; giá dịch vụ ăn uống và giá phòng nghỉ. Bảng 20 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng chất lượng dịch vụ Các nhân tố tác động F1 F2 F3 F4 F5 F6 F7 F8 Nhân tố 1: Đón tiếp và hướng dẫn Sắp xếp bãi xe, bố trí thuyền .926 Giới thiệu, thuyết minh tại phòng chờ .839 Hình thức, trang phục hướng dẫn viên .828 Nội dung, kỹ năng của hướng dẫn viên .811 Thái độ phục vụ của hướng dẫn viên .691 Nhân tố 2: Giá cả các dịch vụ Giá dịch vụ ăn uống giải khát .830 Giá phòng nghĩ khách sạn .771 Giá thuyền vận chuyển .770 Giá chụp ảnh lưu niệm, hàng lưu niệm .769 Giá vé tham quan hang động .723 Nhân tố 3: Dịch vụ thuyền du lịch Nội thất bên trong thuyền .911 Thái độ phục vụ của chủ thuyền .892 Hình thức bên ngoài thuyền .878 Tiếng ồn động cơ thuyền .719 Nhân tố 4: Cảnh quan thiên nhiên hang động Màu sắc ánh sáng trong hang động .909 Cảnh quan thạch nhũ trong hang động .849 Cường độ ánh sáng trong hang động .680 Nhân tố 5: Chất lượng dịch vụ ăn nghỉ Chất lượng phòng nghỉ .886 Chất lượng dịch vụ ăn uống .869 Nhân tố 6: Đường đi lại trong hang động Đường đi lên động Tiên Sơn .922 Đường đi lại trong các hang động .772 Nhân tố 7: Vệ sinh môi trường Vệ sinh môi trường chung điểm du lịch .846 Tại các nhà WC .755 Nhân tố 8: An ninh trật tự, hàng lưu niệm Dịch vụ chụp ảnh, hàng lưu niệm .853 An ninh, trật tự, môi trường xã hội .837 Eigenvalue Value. 4,383 3,430 2,985 2,117 1,844 1,792 1,360 1,052 Mức độ giải thích của nhân tố (%). 17,53 13,72 11,94 8,46 7,37 7,19 5,44 4,20 Lũy kế (%). 17,53 31,25 43,19 51,66 59,03 66,20 71,64 75,85 Nguồn: Số liệu điều tra xử lý trên phần mềm SPSS - Nhân tố 3 là nhân tố “Dịch vụ thuyền du lịch”, gồm các yếu tố như hình thức bên ngoài thuyền; nội thất bên trong thuyền; thái độ phục vụ của chủ thuyền và tiếng ồn động cơ; giá trị Eigenvalue là 2,985 và có mức độ tác động là 11,94%. - Nhân tố 4 là nhân tố “Cảnh quan thiên nhiên hang động” giải thích được mức độ tác động là 8,46%, với giá trị Eigenvalue là 2,117. Nhân tố này bao gồm các yếu tố bao gồm các yếu tố về cường độ ánh sáng trong hang động; màu sắc áng sáng trong hang động và cảnh quan thiên nhiên, thạch nhũ trong hang động. - Nhân tố 5 thuộc về nhân tố “Chất lượng dịch vụ ăn, nghỉ”, bao gồm các yếu tố như: chất lượng dịch vụ ăn uống; chất lượng phòng nghỉ khách sạn. Nhân tố này giải thích được 7,37% mức độ tác động và có giá trị Eigenvalue là 1,844. - Nhân tố 6 được gọi là nhân tố “Đường đi lại trong hang động” gồm đường lên động Tiên Sơn, đường đi lại trong các hang động, nhân tố này giải thích mức độ tác động chất lượng dịch vụ là 7,16% và có giá trị Eigenvalue là 1,792. - Nhân tố 7 là nhân tố “Vệ sinh môi trường”, giá trị Eigenvalues là 1,360 và giải thích mức độ tác động đến chất lượng các dịch vụ du lịch tại 5,44%. - Nhân tố 8 bao gồm nhân tố “An ninh trật tự, hàng lưu niệm”, nhân tố này giá trị Eigenvalue 1,052 và giải thích sự tác động đến chất lượng dịch vụ 4,20%. Giá trị bình quân của các nhân tố sẽ cho ta giá trị các biến mới trong phân tích hồi quy để xác định các nhân tố ảnh hưỡng đến đánh giá chung của du khách về sự hài lòng của các dịch vụ hiện nay. 2.7.5. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới đánh giá chung của du khách về chất lượng các dịch vụ 2.7.5.1. Phân tích hồi quy theo từng bước Để đánh giá được các nhân tố có ảnh hưởng tới “đánh giá chung của du khách về chất lượng các dịch vụ”, chúng tôi sử dụng hàm hồi quy tuyến tính đa biến theo phương pháp Stepwise linear regression (hồi quy theo từng bước). Mô hình hồi quy được xác lập như sau: Y = βo + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + β5X5 + β6X6 + β7X7 + β8X8 + ξ Trong đó: Y: là biến phụ thuộc, “đánh giá chung của du khách về chất lượng các dịch vụ”, được đo bằng mức độ hài lòng của người được phỏng vấn. X1: Đón tiếp và hướng dẫn X2: Giá cả các dịch vụ X3: Dịch vụ thuyền du lịch X4: Cảnh quan thiên nhiên hang động X5: Chất lượng dịch vụ ăn nghỉ X6: Đường đi lại trong các hang động X7: Vệ sinh môi trường X8: An ninh trật tự, dịch vụ hàng lưu niệm ξ: Sai số tổng thể của mô hình Việc làm sáng tỏ các nhân tố có ảnh hưởng là rất quan trọng để có các giải pháp nâng cao chất lượng các nhóm dịch vụ, từng bước cải thiện mức độ hài lòng của du khách đối với điểm du lịch. Phân tích hồi quy tương quan theo bước đòi hỏi các biến số độc lập được đưa lần lượt vào mô hình, từ đó thông qua mức độ thay đổi trong R-squared nhiều hay ít mà có thể hiểu biến số này có mức độ ảnh hưởng lớn hay nhỏ đến đánh giá chung của du khách về chất lượng các dịch vụ. Bước 1: Biến số X1 đưa vào mô hình để đánh giá sự tác động của công tác “đón tiếp hướng dẫn” đến đánh giá chung của du khách về chất lượng các dịch vụ. Bước 2: Biến số X2 đánh giá sự tác động của “giá cả các dịch vụ” đến đánh giá chung của du khách về chất lượng các dịch vụ. Bước 3: Biến số X3 đánh giá sự tác động của “dịch vụ thuyền du lịch”

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhát triển Du lịch Văn hóa Sinh thái tại Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.doc
Tài liệu liên quan