Luận văn Phát triển kinh tế huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc trong điều kiện hiện nay

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ 6

1.1. Những vấn đề cơ bản về phát triển kinh tế 6

1.2. Các yếu tố điều kiện về nguồn lực và tác động của quản lý nhà nước cấp huyện đối với phát triển kinh tế 20

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN BÌNH XUYÊN 36

2.1. Hiện trạng các yếu tố điều kiện và nguồn lực phát triển kinh tế huyện Bình Xuyên 36

2.2. Tình hình phát triển kinh tế và tác động của quản lý nhà nước tới phát triển kinh tế huyện Bình Xuyên giai đoạn 2005 - 2008 43

2.3. Đánh giá chung 68

Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN BÌNH XUYÊN GIAI ĐOẠN 2010-2020 74

3.1. Định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế huyện Bình Xuyên giai đoạn 2010-2020 74

3.2. Giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế huyện Bình Xuyên 78

KẾT LUẬN 98

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 100

 

 

doc116 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2232 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển kinh tế huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc trong điều kiện hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ống còn 49,7% năm 2008; tỷ trọng ngành chăn nuôi từ 41,3% năm 2005 tăng lên 45% năm 2008. Biểu 2.6: Hiện trạng phát triển ngành nông-lâm- thuỷ sản của huyện ĐVT: Triệu đồng Năm Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tổng số 313.624 327.963 364.399 420.056 I- Ngành trồng trọt 166.944 155.892 167.009 208.780 1- Cây lương thực 108.300 107.024 120.544 135.363 2- Cây rau đậu 10.866 12.002 11.143 23.720 3- Cây công nghiệp hàng năm 11.675 7.478 9.588 21.301 4- Cây lâu năm 15.641 15.179 16.177 19.155 5- Các loại cây khác 14.312 10.872 7.756 7.420 6- Sản phẩm tự trồng trọt 6.150 3.400 1.801 1.821 II- Ngành lâm nghiệp 3.466 3.414 2.797 4.564 1- Trồng và chăm sóc rừng 1.608 1.754 1.044 2.456 2- Sản phẩm lâm nghiệp 1.858 1.660 1.753 2.108 III- Chăn nuôi, thuỷ sản 129.671 151.445 177.504 188.816 1- Gia súc 82.112 94.628 112.670 121.706 2- Gia cầm 25.046 31.150 35.045 39.413 3- Chăn nuôi khác 2.168 3.912 4.440 5.060 4- Nuôi trồng thuỷ sản 12.497 14.195 20.879 12.458 5- Sản phẩm phụ chăn nuôi 7.848 7.200 4.470 10.179 IV- Dịch vụ nông lâm nghiệp 13.543 17.212 17.089 17.896 1- Làm đất cộng tưới tiêu 10.863 13.493 13.258 13.984 2- Giống gia súc, gia cầm 365 675 525 670 3- Giống cây trồng 2.000 2.500 2.700 2.800 4- Dịch vụ khác 315 544 606 530 Nguồn: Báo cáo một số chỉ tiêu chủ yếu phòng thống kê huyện Bình Xuyên. * Trồng trọt Diện tích đất nông nghiệp năm 2005 của huyện là 6844,17 ha, chiếm 47,0% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó, đất trồng cây hàng năm chiếm 88,4%; đất vườn 8,8%; đất trồng cây lâu năm 1,3%; đất đồng cỏ dùng vào chăn nuôi 0,2% và đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản chiếm 1,4%. Ngoài sự thay đổi diện tích trồng trọt do tách xã Minh Quang khỏi Bình Xuyên, diện tích trồng các loại cây trên địa bàn hầu như không biến động nhiều qua các năm, thể hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng còn chậm. Tính đến năm 2005 tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm của huyện có khoảng 11.728,5ha, trong đó, diện tích cây lương thực chiếm gần 81,1%, cây rau đậu chiếm 5,6%; cây công nghiệp hàng năm chiếm 6,5% và cây hàng năm khác chiếm 6,8%. Cơ cấu diện tích gieo trồng cây hàng năm cho thấy cây nông nghiệp chủ đạo của huyện vẫn là cây lương thực, là loại cây truyền thống đem lại giá trị gia tăng thấp. Một số loại cây có giá trị kinh tế cao và có thị trường trong và ngoài nước như cây rau đậu, cây ăn quả...chiếm diện tích không đáng kể. Diện tích trồng cây lâu năm của huyện rất nhỏ, ổn định ở mức 520 ha, chủ yếu là trồng cây ăn quả như nhãn, vải, chuối, bưởi và một ít chè. Cây lâu năm của huyện không nhiều, năng suất thấp, hướng chuyển đổi còn khó khăn. Nhìn chung, trong thời gian qua (2005-2008) tốc độ tăng GTSX ngành trồng trọt đạt mức 8,4%/năm, đưa giá trị sản xuất từ 166,9 tỷ đồng năm 2005 tăng lên 208,8 tỷ đồng năm 2008. Tỷ trọng ngành trồng trọt trong cơ cấu GTSX ngành nông nghiệp có xu hướng giảm dần, từ 54,3% năm 2005 xuống còn 49,7% năm 2008. - Cây lương thực Lúa là cây lương thực chủ lực của huyện, chiếm tỷ lệ khoảng 80% tổng diện tích trồng cây lương thực và hiện có khoảng trên 5.000 ha, tập trung nhiều ở xã Bá Hiến, Thanh Lãng, Đạo Đức. Nhờ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp, năng suất lúa bình quân đã tăng liên tục trong các năm qua. Năm 2005 năng suất lúa bình quân đạt 49,31 tạ/ha; năm 2008 tăng lên 51.72 ta/ha, góp phần nâng sản lượng lương thực có hạt của huyện từ 40,086 nghìn tấn năm 2005 tăng lên 41,571 nghìn tấn vào năm 2008. Dự kiến, tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2009 chỉ đạt khoảng 39,75 nghìn tấn do phải tiếp tục chuyển 356 ha đất nông nghiệp sang sử dụng mục đích khác. Tính so với các huyện khác trong tỉnh, Bình Xuyên có diện tích trồng lúa đứng thứ 5 nhưng do dân số ít, năng suất vào loại khá nên mức lương thực (lúa) bình quân đầu người năm 2005 đạt mức cao nhất nhì trong tỉnh với mức lương thực có hạt bình quân đầu đạt khoảng 410 kg/người - Cây thực phẩm Diện tích trồng cây thực phẩm của huyện năm 2005 có 655,1 ha, trong đó rau xanh chiếm gần 93% tổng diện tích (chủ yếu là trồng rau vụ đông), còn lại là trồng đậu. Cây thực phẩm là một trong những mặt hàng nông sản có giá trị kinh tế cao, thị trường rộng lớn. Đặc biệt, nhu cầu của các thành phố và các khu công nghiệp về các loại rau đậu sạch ngày càng tăng đã và đang trở thành một một hướng sản xuất chiến lược của nhiều địa phương. Tuy vậy, diện tích gieo trồng, năng suất và sản lượng cây thực phẩm của huyện hầu như không tăng trong nhiều năm qua. Sản xuất cây thực phẩm của huyện hiện đóng góp GTSX rất nhỏ, khoảng hơn 15 tỷ đồng năm. Huyện Bình Xuyên có vị trí địa lý nằm giữa các trung tâm công nghiệp của tỉnh và gần Thủ đô Hà Nội, có lợi thế về sản xuất các loại cây thực phẩm phục vụ cho nhu cầu ngày càng tăng của các đối tác này cho nên cần có biện pháp cải tạo đất đai, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và mở rộng diện tích trồng rau, đậu để nâng giá trị thu nhập trên 1 ha đất canh tác, cải thiện đời sống và tạo việc làm cho người nông dân; - Cây công nghiệp hàng năm Diện tích cây công nghiệp hàng năm của huyện có 764 ha (năm 2005),trong đó diện tích trồng đậu tương chiếm tỷ lệ 64,5%, lạc chiếm 35,5%; thanh hao hoa vàng chiếm 11,5%; mía chiếm 4%. Năng suất và sản lượng các loại cây trồng trên tăng không ổn định trong các năm qua; riêng diện tích trồng lạc, dâu tằm đã giảm rõ rệt và sản lượng cũng giảm theo. Cây công nghiệp hàng năm của huyện đóng góp giá trị sản xuất rất nhỏ bé, khoảng 10 tỷ đồng năm. Các loại cây cây công nghiệp trồng trên địa bàn huyện thuộc loại cây có giá trị kinh tế cao, đồng thời có thị trường trong và ngoài nước. Tuy vậy, do điều kiện đất đai kém màu mỡ, sản xuất manh mún, khả năng mở rộng diện tích và trồng quy mô lớn khó khăn nên các loại nông sản này còn đóng vai trò thứ yếu trong phát ngành nông nghiệp nói riêng và kinh tế huyện nói chung. - Cây ăn quả Diện tích trồng cây ăn quả của huyện khoảng 520 ha, trong đó nhãn, vải chiếm 24% tổng diện tích; chuối chiếm 21,4% ; phần diện tích còn lại trồng các loại cây như dứa, táo, bưởi. Sản lượng các loại cây ăn quả của huyện nhìn chung không ổn định trong nhiều năm qua.Tuy vậy, do giá các loại trái cây khá cao, lại dễ tiêu thụ nên ngành cũng đã đóng góp giá trị kinh tế khá hơn các loại cây khác với giá trị trên dưới 15 tỷ đồng năm. Biểu 2.7: So sánh năng suất một số loại cây trồng của Bình Xuyên với các huyện khác trong tỉnh năm 2005 ĐVT: Tạ/ Ha Bình Xuyên Lập Thạch Tam Dương Tam Đảo Yên Lạc Vĩnh Tường Lúa cả năm 49,31 43,55 48,77 42,97 57,10 57,95 Ngô 37,28 34,24 37,60 35,24 41,86 43,63 Khoai 77,66 69,94 88,70 70,71 107,16 122,00 Sắn 105,0 105,5 102,50 101,00 - 100,0 Rau xanh 110,32 88,56 164,08 90,00 150,29 217,21 Đậu các loại 4,0 2,9 8,6 6,8 11,0 12,0 Lạc 15,20 13,66 13,82 15,65 18.80 20,52 Đậu tương 14,49 12,15 14,48 12,73 15,49 17,44 Mía 567,91 555.0 630,0 620,0 600.0 850.0 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc 2005. * Chăn nuôi - thuỷ sản - Chăn nuôi Thực hiện chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trong các năm qua huyện đã tích cực triển khai một số dự án về chăn nuôi : dự án cải tạo và nâng cao chất lượng giống đàn bò thịt, dự án cải tạo và chăn nuôi lợn hướng nạc, xây dựng hệ thống thú y cơ sở đảm bảo an toàn dịch bệnh. Các tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi được áp dụng rộng rãi nhằm nâng cao chất lượng giống gia súc gia cầm; nhiều giống gia súc gia cầm mới được đưa vào sản xuất, tăng nhanh khối lượng hàng hoá cung cấp ra thị trường. Hiện nay, hầu hết đàn lợn được cải tạo giống theo hướng siêu nạc; đến năm 2005 tỷ lệ đàn bò lai sind chiếm 40,1% tổng đàn, năm 2008 chiến 50% tổng đàn, (cao hơn mức bình quân 45% của tỉnh); đã xuất hiện các mô hình chăn nuôi tập trung theo phương pháp công nghiệp có khối lượng hàng hoá lớn. Huyện cũng đã làm tốt công tác phòng và chống dịch, ngăn chặn kịp thời dịch cúm gia cầm, hạn chế phát sinh các ổ dịch mới. Tính đến năm 2005, tổng đàn bò của huyện có khoảng 12.068 con, đàn lợn có trên 49.290 con, trong đó, lợn thịt chiếm tỷ lệ 86%; đàn gia cầm có khoảng 374.800 con; trâu có 3.354 con. Phát triển của ngành chăn nuôi đã đóng góp cho mức tăng GTSX huyện khoảng trên 100 tỷ đồng năm. Đánh giá chung, ngành chăn nuôi của huyện hiện đang đứng vị trí trung bình của tỉnh về tổng đàn nuôi và cả sản lượng thịt hơi xuất chuồng, trong đó lợi thế của huyện là chăn nuôi bò thịt và lợn. Sản phẩm chăn nuôi đang có xu hướng trở thành nông sản hàng hoá quan trọng của huyện. - Thuỷ sản Thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, diện tích nuôi trồng thuỷ sản của huyện liên tục được tăng lên, từ 752 ha 2005 tăng lên 832 ha năm 2006 và 936 ha năm 2008. Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng nhờ đó cũng đã tăng từ trên 804 tấn năm 2005 lên 940 tấn năm 2006, 1091 tấn năm 2007 và 969 tấn năm 2008. Hiện nay tổng số hộ chăn nuôi thuỷ sản có quy mô lớn trên địa bàn toàn huyện có khoảng 180 hộ. Các hộ chăn nuôi thuỷ sản đã tích cực ứng dụng kỹ thuật tiến tiến trong sản xuất, tỷ lệ các giống cá có năng suất và giá trị thấp giảm dần, thay thế bằng các giống cá có năng suất và giá trị cao như cá chép lai, chim trắng, rô phi đơn tính Ngành thuỷ sản trong những năm qua (2005-2008) đạt tốc độ tăng GTSX bình quân 14,7%/năm. Giá trị sản xuất của ngành tuy còn nhỏ trong cơ cấu ngành nông-lâm-ngư nhưng có xu hướng tăng lên rõ rệt, từ 12,4 tỷ đồng năm 2005 tăng lên 20,8 tỷ đồng năm 2007. Huyện Bình Xuyên có hơn 2000 ha đồng chiêm trũng nên hướng tập trung đầu tư để phát triển một vụ lúa một vụ cá tại các khu vực này sẽ giúp ngành thuỷ sản của có thể trở thành một sản phẩm chủ lực. Hiện tại và trong tương lai, ngành thuỷ sản vẫn là ngành kinh tế quan trọng mang lại hiệu quả cao, đóng góp giá trị gia tăng lớn cho huyện. Vì vậy, ngành cần phải được đầu tư, củng cố để tiếp tục phát triển hơn. * Dịch vụ nông nghiệp Trên địa bàn huyện hiện nay có 20 hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ nông nghiệp. Nhờ sự hoạt động tích cực của các đơn vị này, công tác thú y, bảo vệ thực vật, cung cấp phân bón, cung cấp giống, vật tư nông nghiệp đã đáp ứng được nhu cầu sản xuất nông nghiệp. Trong những năm qua GTSX ngành dịch vụ nông nghiệp đã tăng khá nhanh, đạt tốc độ tăng bình quân 10,7%/năm, nhưng chưa tương xứng với tiềm năng. Năm 2005 đạt giá trị 13.5 tỷ đồng, năm 2007 đạt 17 tỷ đồng và 17.9 tỷ đồng năm 2008 và chiếm tỷ trọng khoảng 5% trong cơ cấu ngành nông nghiệp. Tóm lại: Ngành đã đạt được tốc độ tăng trưởng khá, ổn định. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp đã chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng ngành trồng trọt giảm, chăn nuôi và thuỷ sản tăng. Việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật đã được thực hiện trong cả lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi; dịch vụ nông nghiệp đã hoạt động tích cực đảm bảo hậu cần cho sản xuất nông nghiệp. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại Cơ cấu nông nghiệp còn nặng về trồng trọt và cơ cấu cây trồng còn thiên về trồng lương thực; các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao chưa được phát triển mạnh (rau đậu, cây ăn quả); Năng suất các loại cây trồng còn thấp; hiệu quả sản xuất nông nghiệp chưa cao (giá trị thu nhập trên 1 ha đất canh tác chưa cao, đạt khoảng 24 triệu đồng/ha, thấp hơn nhiều so với mức trung bình 26 triệu đồng/ha của tỉnh Vĩnh Phúc). Các phân ngành chưa phát triển đồng bộ; việc dồn ghép ruộng đất còn chậm. Quy mô sản xuất chủ yếu là hộ gia đình chưa xây dựng được các mô hình sản xuất lớn nên sản phẩm hàng hoá còn manh mún; hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp còn khó khăn; 2.2.2.2. Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng * Công nghiệp Thực hiện chiến lược công nghiệp hoá và hiện đại hoá của đất nước, trong những năm qua huyện Bình Xuyên đã huy động các thành phần kinh tế, tập trung vốn đầu tư để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp và đạt được những kết quả to lớn. Tính đến 31/12/2008 trên địa bàn huyện Bình Xuyên có 276 doanh nghiệp đăng ký sản xuất kinh doanh trên địa bàn với tổng số vốn đăng ký 14.694,76 tỷ đồng. Trong đó có 187 công ty TNHH; 52 doanh nghiệp tư nhân; 9 công ty nước ngoài; 24 hợp tác xã và 3 doanh nghiệp nhà nước. Các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp tiểu thủ công nghiệp đóng trên địa bàn thu hút được khoảng 11.336 lao động (lao động tại chỗ chiếm tỷ lệ 30-40%), trong đó doanh nghiệp FDI thu hút được 1.512 lao động. Ngành công nghiệp trên địa bàn đã cho nhiều sản phẩm hàng hoá như: vật liệu xây dựng, thức ăn gia súc, bao bì, má phanh ô tô và xe máy, hàng may mặc và một số hàng thực phẩm (thịt lợn, gà,,,). Đặc biệt, tại đây đã hình thành khu công nghiệp Bình Xuyên, khu công nghiệp Bá Thiện, cụm công nghiệp Hương Canh, tạo môi trường đầu tư hấp dẫn và giúp cho việc quản lý sản xuất và bảo vệ môi trường được tốt hơn. Các khu, cụm công nghiệp đã thu hút được một lượng vốn đầu tư trong và ngoài nước tạo cho huyện một vị thế mới trong nền kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc. Tính đến nay 100% diện tích cụm công nghiệp Hương Canh (24 ha) đã được lấp đầy và một phần diện tích khu công nghiệp Bình Xuyên đã được đưa vào sử dụng. Trong giai đoạn 2005-2008, tốc độ tăng GTSX ngành công nghiệp- xây dựng đã đạt mức rất cao trên 30%/năm (cao hơn nhiều so với mức trung bình 18,6% của tỉnh), Tốc độ tăng trưởng cao đã đưa GTSX của ngành từ 2460,4 tỷ đồng năm 2005 tăng lên 4637,2 tỷ đồng vào năm 2008. Kết quả là đến năm 2008 ngành công nghiệp-xây dựng đã nhanh chóng chiếm tỷ trọng áp đảo trong cơ cấu GTSX của huyện, khoảng 84%. Khác với nhiều địa phương trong tỉnh và trong cả nước, khu vực đầu tư trong nước của Bình Xuyên lớn mạnh nhanh và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng GTSX của huyện. Dưới đây là các chỉ tiêu về phát triển công nghiệp- xây dựng huyện trong giai đoạn vừa qua. Biểu 2.8: Các chỉ tiêu phát triển ngành công nghiệp-xây dựng của huyện 2005-2008 ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 I. GTSX CN + XD 2.460,4 2.930,8 3.562,7 4.637,2 1. Công nghiệp 2.104 2.515 2.857 3.465 - Khai thác 101 150 200 250 - Chế biến 1.849 2.205 2.477 3.015 - Khác 154 160 180 200 2. Xây dựng 356,4 415,8 705,7 1.172,2 III. Cơ cấu GTSX 100% 100% 100% 100% 1. Công nghiệp 85,5 85,8% 80,2% 74,7% - Khai thác 4,1 5,1% 5,6% 5,4% - Chế biến 75,1 75,2% 69,5% 65,0% - Khác 6,3 5,5% 5,1% 4,3% 2. Xây dựng 14,5 14,2% 19,8% 25,3% Nguồn: phòng thống kê huyện Bình Xuyên. Như vậy, từ một huyện nông nghiệp vào năm 1998, đến nay sau gần 10 năm Bình Xuyên đã trở thành một huyện có công nghiệp là chủ đạo. Ngoài các ngành công nghiệp mới, các nghề thủ công truyền thống của huyện cũng được quan tâm khôi phục và phát triển, đóng góp tích cực vào tăng trưởng của ngành công nghiệp nói riêng và kinh tế huyện nói chung. * Tiểu thủ công nghiệp. Do có nhiều khó khăn về vốn, thị trường, trình độ kỹ thuật, các mặt hàng có tính cạnh tranh chưa cao nên các làng nghề TTCN của Bình Xuyên phát triển còn khó khăn, cho giá trị sản xuất rất nhỏ, từ 3 đến 5 tỷ đồng/năm. Tiếp tục khôi phục lại các làng nghề truyền thống là một trong những hướng phát triển sản xuất đúng đắn nhằm chuyển đối cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, giải quyết công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người dân. - Làng gốm Hương Canh: Năm 2003 huyện đã quy hoạch 6 ha đất ở khu Đồng Bèo thị trấn Hương Canh để khôi phục làng nghề gốm. Đến nay các cơ sở sản xuất đã được phục hồi và đưa ra thị trường các sản phẩm được người tiêu dùng chấp nhận như gốm mỹ nghệ, ngói cổ dùng phục chế các đền chùa và các công trình văn hoá. Tổng doanh thu nghề này tăng từ 1,3 tỷ năm 2005 lên 1,8 tỷ năm 2008. Hoạt động của làng nghề đã thu hút được 100 lao động làm việc tại làng gốm này. - Làng mộc Thanh Lãng: Năm 2004 huyện đã quy hoạch 17.6 ha ở khu vực Thống Nhất xã Thanh Lãng để phát triển nghề mộc. Ngoài ra tỉnh và huyện đã tích cực đầu tư đào tạo nghề, xúc tiến thương mại, tổ chức thăm quan học tập và du nhập thêm nghề mây, tre xiên xuất khẩu, khảm trai. Nghề mộc Thanh Lãng đã từng bước chuyển từ sản xuất mộc dân dụng có giá trị kinh tế thấp sang sản xuất các sản phẩm mộc mỹ nghệ cao cấp có giá trị kinh tế cao hơn. Đến hết năm 2008 có khoảng 140 hộ tổ chức sản xuất tại nhà, mỗi hộ thu hút từ 4-6 lao động. Doanh thu nghề mộc bình quân hàng năm tăng từ 15-20%. Khôi phục bước đầu làng nghề mộc đã hạn chế lao động đi bỏ quê đi làm ở xa, tạo nên sự sôi động của làng nghề mộc. Ngoài hai nghề chủ yếu trên các nghề đúc gang TT Hương Canh, nghề trồng nấm ở xã Thanh Lãng cũng được huyện quan tâm khôi phục trong những năm gần đây. 2.2.2.3. Dịch vụ - thương mại * Về thương nghiệp, khách sạn-nhà hàng Cùng với phát triển công nghiệp, ngành dịch vụ thương mại của huyện cũng được đẩy mạnh. Các ngành dịch vụ-TM chủ yếu là kinh doanh thương nghiệp, kinh doanh vận tải và một số loại hình dịch vụ khác như bưu điện, tài chính ngân hàng... Tính đến năm 2008, trên địa bàn huyện có khoảng 1982 hộ hoạt động thương nghiệp - dịch vụ. Trong đó, số hộ buôn bán, sửa chữa chiếm gần 70,8%; Số hộ tham gia dịch vụ phục vụ cá nhân cộng đồng chiếm gần 13%, kinh doanh khách sạn nhà hàng chiếm 16,2%. Kinh doanh thương nghiệp, khách sạn nhà hàng đã thu hút được khoảng 2.557 lao động trực tiếp, trong đó lao động thương nghiệp chiếm gần 70% tổng lao động. Lĩnh vực thương mại dịch vụ hiện nay còn phát triển tự phát, thị trường nhỏ lẻ, chất lượng dịch vụ chưa cao. Cơ sở hạ tầng của ngành còn chưa phát triển toàn huyện mới có 3 chợ trung tâm, đó là chợ thị trấn Hương Canh, chợ thị trấn Gia Khánh, chợ thị trấn Thanh Lãng * Về kinh doanh vận tải: Hiện nay huyện có 436 cơ sở với 554 phương tiện vận tải và hầu hết là của cá thể hoạt động kinh doanh. Hoạt động vận tải thu hút được khoảng 700 lao động, chủ yếu là là chuyên chở hàng hoá. Khối lượng hàng hoá vận chuyển hàng năm khoảng 450.000 tấn và khối lượng hàng hoá luân chuyển khoảng 20.000-24.000 Tkm. Doanh thu hàng năm của ngành đạt khoảng 60-70 tỷ đồng. Nhìn chung, dịch vụ vận tải trên địa bàn chưa phát triển, nhất là vận tải hành khách. * Dịch vụ tài chính ngân hàng: bước đầu được phát triển với sự hoạt động của các ngân hàng và các quỹ tín dụng, đảm bảo các nguồn vốn vay cho các hoạt động sản xuất, trên địa bàn huyện có 4 ngân hàng và 2 quỹ tín dụng hoạt động với tổng nguồn vốn huy động năm 2008 trên 837tỷ đồng, tổng dư nợ cho vay đạt 1066 tỷ đồng. * Hoạt động lĩnh vực du lịch, vui chơi giải trí Các hoạt động du lịch hầu như chưa có, các lễ hội văn hoá, các cơ sở di tích lịch sử trên địa bàn chưa được khai thác đúng mức. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, vui chơi giải trí như khách sạn nhà nghỉ, điểm vui chơi, cơ sở du lịch, nhà hàng, điểm bán hàng lưu niệm… còn ít, quy mô nhỏ, trang bị kỹ thuật chưa đảm bảo, chất lượng phục vụ chưa cao. Hệ thống điểm bán hàng lưu niệm chưa hình thành, chưa phát triển các loại hàng hoá lưu niệm. Các điểm vui chơi giải trí, các dịch vụ văn hoá thể thao còn hạn chế, cơ sở vật chất chưa phát triển. Mặt khác, do đang trong quá trình quy hoạch, chỉnh trang đô thị chưa hoàn chỉnh nên chưa thu hút được các nhà đầu tư. Có thể thấy hoạt động dịch vụ thương mại trên địa bàn huyện, chỉ bước đầu phát triển với tốc độ tăng GTSX còn khiêm tốn; Năm 2005 đạt 157 tỷ đồng Năm 2006 đạt 266,3 tỷ đồng; Năm 2007 đạt 299,9 tỷ đồng; Năm 2008 đạt 410,8 tỷ đồng. Tỷ trọng ngành trong cơ cấu GTSX của huyện nhỏ năm 2005 là 5,5% đến năm 2008 là 7,5%. Công nghiệp phát triển thường kéo theo các ngành thương mại và dịch vụ phát triển. Tuy vậy do mạng lưới giao thông của huyện còn nhiều bất cập, cơ sở hạ tầng ngành dịch vụ chưa được đầu tư nhiều như mạng lưới chợ, TT thương mại, khu du lịch còn chưa phát triển đến thời điểm này, trên địa bàn huyện mới có 3 chợ trung tâm, còn lại toàn bộ là chợ cóc, chưa có trung tâm thương mại, khu du lịch mới được quy hoạch ở thôn thanh lanh xã Trung Mỹ. Nhưng cũng phải khẳng định những dịch vụ phù trợ này trong thời gian qua đã hỗ trợ tích cực cho hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của huyện. 2.2.2.4. Về giải quyết việc làm và xoá đói giảm nghèo * Giải quyết việc làm Hàng năm các trung tâm dạy nghề của huyện, cùng với các trường đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh đã đào tạo nghề cho khoảng 3000 người cho huyện, nâng số lao động được qua đào tạo từ 15.387 người (2005) lên 22.407 người năm 2008. Đến nay số lao động được học nghề có thể đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp mà không cần phải qua đào tạo lại. So với các huyện trong tỉnh, chất lượng lao động của huyện đạt vào loại khá, tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm khoảng 29,2% năm 2005 tăng lên 37,5% năm 2008 so với tổng số lao động tham gia hoạt động kinh tế (cao hơn mức trung bình 35% của tỉnh Vĩnh Phúc). Tính bình quân hàng năm huyện đã giải quyết việc làm cho 2.000 đến 2.600 lao động. Số lao động này chủ yếu tập trung phục vụ tại các khu, cụm, điểm công nghiệp đóng trên địa bàn huyện và một số ngành đòi hỏi lao động chất lượng cao như giáo dục, y tế, giao thông. Giải quyết việc làm cho lao động trên địa bàn huyện trong những năm qua có nhiều thuận lợi là do các doanh nghiệp đầu tư vào Vĩnh Phúc tăng mạnh, tạo ra nhiều chỗ làm mới, nhất là từ khi hình thành khu công nghiệp Bình Xuyên và khu công nghiệp Khai Quang - Vĩnh Yên. * Mức sống dân cư Nhờ tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đời sống vật chất và tinh thần của người dân huyện Bình Xuyên đã được nâng lên rõ rệt. Huyện đã xoá hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo từ 13,49% năm 2005 giảm xuống còn 6,7% năm 2008. Đến năm 2008 đã có khoảng 97% số hộ được dùng điện sinh hoạt, 80% số hộ có nước sạch sinh hoạt. Điều kiện tiếp cận của người dân đối với các dịch vụ y tế, văn hoá, giáo dục liên tục được cải thiện. Các cấp lãnh đạo huyện cũng đã quan tâm đẩy mạnh và thực hiện tốt các chính sách, chế độ về xã hội, giải quyết việc làm cho nhân dân. Tích cực vận động quỹ đền ơn đáp nghĩa, xây dựng nhiều căn nhà tình nghĩa cho các đối tượng chính sách và cựu chiến binh trong huyện. 2.2.2.5. Khoa học - công nghệ, môi trường * Khoa học-công nghệ Trong thời gian qua, huyện đã thường xuyên quan tâm đến công tác ứng dụng KHCN vào sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp. Hàng năm hàng trăm lớp tập huấn về trồng trọt và chăn nuôi đã được tổ chức v.v..Duy trì và củng cố tủ sách khuyến nông cơ sở. Triển khai mạnh dự án sind hoá đàn bò, nạc hoá đàn lợn; bước đầu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong nuôi trồng thuỷ sản: đưa vào nuôi trồng các giống cá có năng suất cao và giá trị cao như cá chép lai, cá chim trắng, rô phi đơn tính. Công nghệ tin học đã được quan tâm đầu tư và ứng dụng trong các cơ quan chính quyền huyện và các nhà trường. * Về môi trường Công tác bảo vệ môi trường bước đầu được quán triệt trong toàn dân. Tuy vậy, với quá trình đô thị hoá đang diễn ra cùng các khu công nghiệp đang hình thành trên địa bàn thì vấn đề ô nhiễm môi trường của huyện sẽ ngày càng trở nên bức xúc. Theo kết quả điều tra chất lượng môi trường của tỉnh Vĩnh Phúc năm 2005 thì môi trường không khí xung quanh các khu công nghiệp bắt đầu bị ô nhiễm, đặc biệt tại các khu vực sản xuất vật liệu xây dựng. Ô nhiễm rác thải bệnh viện, chất thải rắn ở khu công nghiệp và làng nghề cũng ngày càng nghiêm trọng. Môi trường nông thôn, đặc biệt là môi trường đất trong NN ngày càng có nguy cơ ô nhiễm nghiêm trọng do gia tăng các loại chất thải rắn sinh hoạt, nước thải và khí thải từ các chuồng trại gia súc, tình trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân hoá học,v,v... Bình Xuyên đang trở thành một huyện công nghiệp trọng điểm của tỉnh sẽ không tránh khỏi tình trạng suy thoái môi trường nêu trên, sức ép về ô nhiễm môi trường ngày càng gay gắt và phải sớm đề ra các giải hạn chế và pháp khắc phục ô nhiễm môi trường. 2.2.3. Thực trạng quản lý nhà nước đối với phát triển kinh tế huyện Bình Xuyên 2.2.3.1. Giữ vững ổn định chính trị -xã hội và tập trung giải quyết các vấn đề bức xúc Giữ vững ổn định chính trị -xã hội và tập trung giải quyết các vấn đề bức xúc của nhân dân là ưu tiên hàng đầu của huyện, xem đây là điều kiện tiền đề để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế của huyện. Ngay sau khi thành lập huyện tập trung giải quyết các vấn đề sau: - Nhanh chóng xây dựng ổn định bộ máy của cả hệ thống chính trị từ huyện đến xã, thị trấn và 151 khu dân cư. Đảm bảo vai trò lãnh đạo, sự điều hành và quản lý của nhà nước và hoạt động của các hội đoàn thể đến các khu dân cư nhằm giữ vững trật tự an toàn xã hội, không để xảy ra sự xáo trộn lớn, giải quyết kịp thời các nhu cầu giao dịch và đời sống của nhân dân. - Tập trung giải quyết các vấn đề bức xúc nổi cộm nhất là công tác giải phóng mặt bằng, đền bù bố trí tái định cư cho nhân dân phải di dời do quy hoạch khu công nghiệp. khu đô thị v.v... Từ tháng 1/2005 đến 31/12/2008 đã giải phóng mặt bằng trên 500ha và bố trí tái định cư trên 600 hộ dân phải di dời do các dự án quy hoạch khu công nghiệp, khu đô thị, khu tái định cư trên toàn huyện không để xảy ra khiếu kiện tập thể, không tạo ra điểm nóng trong công tác giải phóng mặt bằng. - Chăm lo giải quyết các vấn đề xã hội như xoá dói giảm nghèo, xoá nhà tạm. Trong 04 năm 2005-2008 đã giảm hộ nghèo t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluận văn.doc
Tài liệu liên quan