Luận văn Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực Giáo Dục và Đào Tạo ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC

 

LỜI CAM KẾT 1

MỤC LỤC 2

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU 12

LỜI MỞ ĐẦU 13

CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ 14

1. Lý do chọn đề tài 14

2. Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu 15

2.2 Mục tiêu nghiên cứu 15

3. Phương pháp nghiên cứu 15

3.1. Phương pháp trực quan 15

3.2. Phương pháp lý luận. 15

3.3. Phương pháp điều tra. 15

4. Tóm tắt nội dung, bố cục của bài. 16

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO Ở VIỆT NAM 17

I. Nguồn nhân lực và vai trò của nguồn nhân lực đối với phát triển kinh tế xã hội 17

II. Những nhận định cũ và mới về đối tượng nghiên cứu 25

1. Những hiểu biết sơ lược về đề tài 25

1.1 Đối tượng 25

1.2. Phạm vi 25

1.3. Kết luận và đóng góp 25

2.Những nhận định về phần nội dung 25

III. Nội dung PTNNL trong lĩnh vực GD-ĐT 25

1. Về số lượng NNL GD-ĐT 25

2. Về chất lượng NNL GD-ĐT 25

3. Về cơ cấu NNL GD-ĐT 25

IV. Các nhân tố ảnh hưởng đến PTNNL GD-ĐT 25

1. Chính sách phát triển GD-ĐT của quốc gia 25

2. Đầu tư cho giáo dục 25

3. Cơ chế chính sách sử dụng bố trí sắp xếp NNL GD-ĐT 25

CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25

I. Sơ lược về phương pháp nghiên cứu 25

1. Đối tượng nghiên cứu 25

2. Phạm vi nghiên cứu 25

3. Phương pháp nghiên cứu 25

3.1. Phương pháp trực quan 26

3.2. Phương pháp lý luận 26

3.3. Phương pháp điều tra 26

II. Kế hoạch nghiên cứu 26

III. Tiến hành nghiên cứu 26

1. PTNNL trong lĩnh vực GD-ĐT 26

2. Đặc điểm NNL trong lĩnh vực GD-ĐT 26

2.1. Là một bộ phận NNL có học vấn cao nhất 26

2.2. Kết quả hoạt động NNL trong lĩnh vực GD-ĐT không chỉ phụ thuộc vào bản thân nó mà còn phụ thuộc vào môi trường xã hội 26

2.3. Chất lượng NNL GD-ĐT quyết định chất lượng đào tạo NNL nói chung của quốc gia. 26

IV. Kết quả 26

CHƯƠNG IV: THỰC TRẠNG PTNNL TRONG LĨNH VỰC GD- ĐT Ở VIỆT NAM 26

I. Tổng quan về GD - ĐT ở Việt Nam trong những năm qua 26

1. Hệ thống GD - ĐT 26

2. Cơ cấu GD - ĐT 26

3. Quy mô GD- ĐT 27

4. Ngân sách cho GD - ĐT 27

5. Chất lượng GD - ĐT 27

II. Thực trạng PTNNL GD - ĐT trong thời gian qua ở nước ta 27

1. Về số lượng 27

2. Về chất lượng NNL GD-ĐT 27

3. Về cơ cấu NNL GD- ĐT 27

III. Đánh giá chung 27

1. Những thành tựu và bất cập chủ yếu 27

2. Nguyên nhân 27

2.1. Ngân sách dành cho NNL GD-ĐT thấp 27

2.2. Cơ chế, chính sách đối với NNL GD-ĐT còn nhiều bất cập 27

2.3. Quản lý NNL GD - ĐT yếu kém 27

IV. Một số giải pháp cơ bản nhằm PTNNL trong lĩnh vực GD-ĐT 27

1. Xây dựng kế hoạch, quy hoạch NNL GD-ĐT 27

2. Xã hội hoá PTNNL GD-ĐT 27

3. Các chính sách hỗ trợ cho việc PTNNL GD-ĐT 27

4. Phát triển thị trường lao động trong lĩnh vực GD-ĐT 27

CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 27

1. Định hướng phát triển PTNNL trong lĩnh vực GD-ĐT Việt Nam 27

2. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu. 27

3. Các kiến nghị để hoàn thiện giải pháp. 27

3.1. Kiến nghị với nhà nước. 27

3.2. Kiến nghị với đơn vị thực tập 28

4. Kết luận chung . 28

LỜI CẢM ƠN 28

 

 

doc53 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5516 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực Giáo Dục và Đào Tạo ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n nguån nh©n lùc b»ng c¸ch më réng gi¸o dôc trung häc bao gåm c¶ nh¸nh phæ th«ng lÉn nh¸nh gi¸o dôc nghÒ nghiÖp. Tuy nhiªn môc tiªu phæ cËp gi¸o dôc tiÓu häc kh«ng ®­îc l¬i láng mµ ph¶i tiÕp tôc cñng cè vµ nhÊn m¹nh tiªu ®iÓm vµo n©ng cao chÊt l­îng gi¸o dôc tiÓu häc ®Ó lµm nÒn t¶ng cho chÊt l­îng c¸c cÊp häc tiÕp theo. Thêi kú nh÷ng n¨m 1990: giai ®o¹n cã nh÷ng b­íc ®iÒu chØnh quan träng trong chiÕn l­îc c«ng nghiÖp ho¸, ®Þnh h­íng ph¸t triÓn c¸c ngµnh cã gi¸ trÞ gia t¨ng cao vµ cã hµm l­îng vèn kü thuËt lín. Yªu cÇu ph¸t triÓn nguån nh©n lùc trªn c¬ së tiÕp tôc më réng gi¸o dôc trung häc kÓ c¶ gi¸o dôc nghÒ nghiÖp cÊp trung häc, cao ®¼ng ®ång thêi më réng gi¸o dôc nghÒ sau trung häc vµ gi¸o dôc ®¹i häc. Thêi kú c«ng nghiÖp ho¸ ( cuèi n¨m 1990 ®Õn nay ): ph¸t triÓn c¸c ngµnh kinh tÕ cã hµm l­îng khoa häc kü thuËt cao, ®Æc biÖt c¸c ngµnh cã hµm l­îng tri thøc c«ng nghÖ cao. MÆt kh¸c t¹o dùng x· héi hËu c«ng nghiÖp víi môc tiªu ph¸t triÓn con ng­êi toµn diÖn th«ng qua chÝnh s¸ch thiÕt lËp x· héi häc tËp suèt ®êi. Yªu cÇu ph¸t triÓn nguån nh©n lùc b»ng viÖc c¶i c¸ch nÒn gi¸o dôc ®· tõng phôc vô thµnh c«ng cho qu¸ tr×nh c«ng nghiÖp hãa chuyÓn ®æi ®Þnh h­íng cña nÒn gi¸o dôc phæ th«ng theo yªu cÇu ph¸t triÓn cña thêi kú míi. 2.4.Mối quan hệ giữa quá trình công nghiệp hoá và phát triển nguồn nhân lực Quá trình này trải qua hai giai đoạn đó là: Giai đoạn chuyển dịch lao động dư thừa từ nông nghiệp sang các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động và giá trị gia tăng thấp. Giai đoạn chuyển dịch lao động từ các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng thấp lên các ngành có giá trị gia tăng cao. Như vậy đóng góp chính của phát triển nguồn nhân lực cho quá trình công nghiệp hoá là đào tạo và cung cấp đủ nguồn nhân lực đáp ứng kỹ năng và sức khoẻ để thực hiện được hai giai đoạn chuyển dịch trên. II. Những nhận định cũ và mới về đối tượng nghiên cứu Tác Phẩm: Suy nghĩ về phát triển nguồn nhân lực ở nước ta. Tác giả: Nguyễn Trung. Tác Phẩm: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực. Tác giả: PGS,TS. Huỳnh Thị Gấm. 1. Những hiểu biết sơ lược về đề tài 1.1 Đối tượng 1.2. Phạm vi 1.3. Kết luận và đóng góp 2.Những nhận định về phần nội dung 2.1. Nội dung cơ bản 2.2. Mặt tốt mặt xấu Trong những năm gần đây, vấn đề PTNNL đã thu hút không ít sự quan tâm các nhà quản lý , các nhà khoa học ,đặc biệt các nhà nghiên cứu , các viện các trường đại học… Đã có rất nhiều công trình khoa học được công bố trên các sách báo, tạp chí, yêu cầu về phương hướng , giải pháp PTNNL và sử dụng nguồn nhân lực có hiệu quả phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội . Tuy nhiên những kết quả được nghiên cứu về nguồn nhân lực mới chỉ đề cập tới những vấn đề chung của nguồn nhân lực, và mới chỉ từng bước giải quyết tháo gỡ những khó khăn trước mắt của những vấn đề cơ bản này. Còn nguồn nhân lực trong lĩnh vực GD - ĐT ít được đề cập đến. Kế thừa có chọn lọc những thành tựu của các tác giả đi trước, luận văn tập trung phân tích luận giải những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn đang đặt ra trong quá trình PTNNL trong lĩnh vực GD - ĐT ở Việt Nam. CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU I. Sơ lược về phương pháp nghiên cứu 1. Đối tượng nghiên cứu Dưới góc độ kinh tế chính trị, luận văn nghiên cứu NNL trong lĩnh vực GD-ĐT với tư cách là nhân tố quan trọng nhất để phát triển nguồn nhân lực. 2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận văn là lĩnh vực GD-ĐT trong những năm gần đây ở nước ta. (Bao gồm: đội ngũ những người làm công tác giảng dạy, cán bộ quản lý GD. Không chỉ về mặt số lượng mà cả về mặt chất lượng). 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Phương pháp trực quan Là phương pháp quan sát cung cấp các thông tin về quan niệm, thái độ, giá trị và hành vi tự thuật của đối tượng. Các phương pháp quan sát cung cấp thông tin về hành vi thực cho phép hiểu rõ hơn hành vi được nghiên cứu. 3.2. Phương pháp lý luận. Là phương pháp thu thập thông tin khoa học dựa trên sự nghiên cứu các văn bản, tài liệu đã có và bằng các thao tác tư duy logic để rut ra các kết luận khoa học. 3.3. Phương pháp điều tra. Là dùng một hệ thống câu hỏi theo những nội dung xác định nhằm thu thập những thông tin khách quan nói lên nhận thức và thái độ của người được điều tra. II. Kế hoạch nghiên cứu Lần 1: từ ngày 10/3 đến ngày 15/3/2011 nghiên cứu sơ bộ tổng thể hoạt động, cơ cấu tổ chức Hệ thống giáo dục và đào tạo. Lần 2: từ ngày 16/3 – 26/3 nghiên cứu tìm hiểu, thu thập các số liệu. Lần 3:ngày 02/4 – 14/5 lên kế hoạch phân tích so sánh hoàn thiện chuyên đề nghiên cứu. III. Tiến hành nghiên cứu 1. Là một bộ phận NNL có học vấn cao nhất 2. Kết quả hoạt động NNL trong lĩnh vực GD-ĐT không chỉ phụ thuộc vào bản thân nó mà còn phụ thuộc vào môi trường xã hội 3. Chất lượng NNL GD-ĐT quyết định chất lượng đào tạo NNL nói chung của quốc gia. IV. Kết quả CHƯƠNG IV: THỰC TRẠNG PTNNL TRONG LĨNH VỰC GD- ĐT Ở VIỆT NAM I. Tổng quan về GD - ĐT ở Việt Nam trong những năm qua 1. Cơ cấu GD – ĐT Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Các Thứ trưởng Các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước: 1. Vụ Giáo dục Mầm non; 2. Vụ Giáo dục Tiểu học; 3. Vụ Giáo dục Trung học; 4. Vụ Giáo dục Chuyên nghiệp; 5. Vụ Đại học và Sau đại học; 6. Vụ Giáo dục thường xuyên; 7. Vụ Giáo dục Quốc phòng; 8. Vụ Công tác học sinh, sinh viên; 9. Vụ Kế hoạch - Tài chính; 10. Vụ Hợp tác quốc tế; 11. Vụ Khoa học - Công nghệ; 12. Vụ Pháp chế; 13. Vụ Tổ chức cán bộ; 14. Văn phòng; 15. Thanh tra; 16. Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục. Các tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ: 1. Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục; 2. Trung tâm Tin học; 3. Báo Giáo dục và Thời đại; 4. Tạp chí Giáo dục. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Nội vụ xây dựng phương án sắp xếp các đơn vị sự nghiệp khác, các trường cao đẳng, đại học công lập, bán công, dân lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. Trong khi chưa có quyết định sắp xếp, điều chỉnh lại, các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ tiếp tục hoạt động theo các quy định hiện hành. Cơ cấu tổ chức bộ máy các sở giáo dục 2. Hệ thống GD-ĐT Sơ đồ Hệ thống Giáo dục quốc dân Việt Nam Sau khi thống nhất đất nước vào tháng tư năm 1975, việc cải cách giáo dục bắt đầu từ năm 1981. Hệ thống chương trình giáo dục hệ thống 12 năm thay thế cho chương trình 10 năm. Trong hệ thống giáo dục này chia làm 3 cấp: Tiểu học: 5 năm THCS: 4 năm THPT: 3 năm (Từ năm 1987 đến 1995 trong hệ thống giáo dục có loại hình trường trung học cơ sở 9 năm với 2 cấp : Cấp I : 5 năm và cấp II : 4 năm) Trong hệ thống giáo dục có trường đặc biệt cho học sinh khuyết tật và trường cho học sinh năng khiếu. Giáo dục mầm non được phát triển, Giáo dục nghề nghiệp cũng đóng vai trò quan trong hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục đại học cũng được phát triển với 3 cấp : Cử nhân, Phó tiến sĩ và Tiến sĩ ( Mô hình Liên Xô cũ ) Trong quá trình “Đổi mới” từ năm 1987, hệ thống giáo dục đã được xây dựng lại vào năm 1992. Trong hệ thống giáo dục này, giáo dục đại học bao gồm: Cao đẳng, Đại học và sau đại học. Giáo dục sau đại học bao gồm các cấp đào tạo Thạc sĩ và Tiến sĩ . Theo luật giáo dục 2005, hệ thống giáo dục quốc dân gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên. Các cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm: 1 Giáo dục mầm non có nhà trẻ và mẫu giáo; 2 Giáo dục phổ thông có tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông; 3 Giáo dục nghề nghiệp có trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề; 4 Giáo dục đại học và sau đại học (sau đây gọi chung là giáo dục đại học) đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ đại học, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ. Giáo dục đại học đào tạo nhân lực trình độ cao, cung cấp đội ngũ giáo viên có trình độ đại học cho các bậc học khác và có những đóng góp to lớn vào công cuộc phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Giáo dục đại học có vai trò quan trong trong hệ thống giáo dục quốc dân. Trong hệ thống giáo dục quốc dân có hai loại hình nhà trường chính. Trường công do nhà nước thành lập và trực tiếp đầu tư, điều hành và quản lý. Trường tư do các cá nhân và tổ chức thành lập theo quy định của pháp luật. 2. Quy mô GD- ĐT Cho đến nay, hệ thống giáo dục mới ở Việt Nam từ mầm non đến đại học về cơ bản được xác lập, mạng lưới trường học phát triển rộng khắp từ nông thôn đến thành thị, từ miền ngược đến miền xuôi; đã xây dựng được hệ thống các trường dân tộc nội trú với điều kiện tương đối tốt để đào tạo con em các dân tộc ít người. Hệ thống các trường ngoài công lập được hình thành đã góp phần đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của nhân dân. Tính đến 12/2006 cả nước đã có 36 tỉnh, thành phố đạt phổ cập giáo dục tiểu học, 32 tỉnh thành phố đạt phổ cập giáo dục THCS, số giáo viên bình quân tính trên một lớp đảm bảo đủ theo quy định (Đến năm 2006, đội ngũ nhà giáo Việt Nam gồm nhà giáo trực tiếp giảng dạy và nhà giáo làm công tác quản lý giáo dục đã lên đến gần 980.000 người, trong đó GV phổ thông: 770.000 người, GV mầm non: 160.000 người, Giảng viên ĐH có gần: 50.000 người, GV THCN: 14.000 người. Số lượng nhà giáo nghỉ hưu hiện có khoảng 1 triệu người. Nếu so với số lượng giáo viên năm 1945 (4000 GV) thì đội ngũ nhà giáo hiện nay tăng lên 250 lần. Chính lực lượng này đã tạo điều kiện để đảm bảo cho số người đi học trong toàn quốc hiện nay lên gần 24 triệu người, tức là thường trực mỗi năm có 30% dân số đang đi học, cố gằng làm tốt điều Bác Hồ luôn mong muốn đó là “ai ai cũng được học hành”. 3. Ngân sách cho GD – ĐT Giáo dục và đào tạo hiện nay đang là quốc sách hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam và rất nhiều các quốc gia trên thế giới. Làm thế nào để có được một nền giáo dục tiên tiến, theo kịp sự phát triển của thời đại? Đầu tư phát triển ngành giáo dục – đào tạo thế nào để đảm bảo mối cân bằng động giữa quy mô và chất lượng, sử dụng vốn sao cho hợp lý, đạt hiệu quả cao, tránh thất thoát lãng phí vốn,... Tất cả những vấn đề này luôn là mối quan tâm của toàn xã hội và của những người tâm huyết với nền giáo dục nước nhà. Thời gian qua hoạt động đầu tư phát triển giáo dục – đào tạo ngày càng được chú trọng. Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao: 7-8%/năm, Việt Nam đã có những bước tiến dài trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội. Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, nền kinh tế luôn được tái đầu tư với tổng VĐT toàn xã hội luôn ở mức 35-36%GDP/năm. Đây cũng là điều kiện thuận cho việc huy động vốn đầu tư phát triển giáo dục – đào tạo. Tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển giáo dục – đào tạo giai đoạn 2001 – 2006 Đơn vị: tỷ đồng,% 2001 2002 2003 2004 2005 2006 1. VĐT toàn xã hội - Tốc độ tăng 163.500 - 180.400 10,34 217.600 20,62 258.700 18,89 324.000 25,24 398.900 23,12 2. VĐT cho giáo dục – đào tạo - Tốc độ tăng 25.882 - 34.088 31,7 37.552 10,2 54.223 44,4 68.968 27,2 78.088 13,2 3.Tỷ trọng VĐT giáo dục – đào tạo/VĐT toàn xã hội 15,8 18,9 17,25 20,9 21,3 19,6 (Nguồn: Ngân sách Nhà nước) Qua bảng tổng kết có thể thấy tổng VĐT toàn xã hội giai đoạn 2001-2006 tăng lên một cách nhanh chóng. Nếu như năm 2001 tổng VĐT toàn xã hội là 163500 tỷ đồng thì đến năm 2006 tổng VĐT toàn xã hội đã đạt 398900 tỷ đồng (gấp 2,5 lần so với năm 2001), tạo điều kiện cho VĐT phát triển giáo dục – đào tạo có thể tăng từ 25882 tỷ đồng (năm 2001) lên 78088 tỷ đồng (năm 2006) - gấp hơn 3 lần so với năm 2001. Việt Nam cũng là nước có chi phí giáo dục khá lớn so với GDP. Năm 2005, chi phí cho giáo dục – đào tạo trên GDP của Việt Nam là 8,3% cao hơn so với cả các nước có nền kinh tế phát triển là Mỹ, Pháp, Nhật và Hàn Quốc. Đây là một con số rất đáng khích lệ. Tỷ lệ chi tiêu cho giáo dục của các nước năm 2005 Đơn vị: % Việt Nam Mỹ Pháp Nhật Hàn Quốc OECD 1. Chi tiêu cho giáo dục/GDP 8,3 7,2 6,1 4,7 7,1 6,1 1.1. Từ NSNN 5 5,3 5,7 3,5 4,2 4,9 1.2. Từ dân và các nguồn khác 3,3 1,9 0,4 1,2 2,9 1,2 2. Tỷ lệ chi tiêu cho giáo dục 2.1. Từ NSNN 60 74 93 74 59 80 2.2 Từ dân và các nguồn khác 40 26 7 26 41 20 (Nguồn: Số liệu từ OECD) Tuy nói rằng chi phí dành cho giáo dục của Việt Nam so với GDP là lớn hơn so với các nước khác nhưng xét về mặt giá trị tuyệt đối thì nước ta là một nước có nền kinh tế đang phát triển, tuy tốc độ tăng GDP hàng năm ở mức cao so với thế giới nhưng giá trị thực tế GDP cũng như Ngân sách hàng năm của Việt Nam so với các nước phát triển là rất thấp. Bên cạnh đó, nước ta là một nước có dân số đông và trẻ, cả nước có khoảng 24 triệu người đang trong độ tuổi đi học. Chính vì vậy nếu tính chi phí bình quân cho một đầu người đang trong độ tuổi đi học thì tỷ lệ này thua xa các nước có nền kinh tế phát triển. Bên cạnh đó, trong điều kiện nền kinh tế đất nước đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ, việc huy động vốn đầu tư phát triển các ngành kinh tế là hết sức cần thiết. Để giảm gánh nặng cho NSNN, đồng thời huy động nhiều hơn nữa các nguồn lực trong xã hội, chúng ta phải biết tận dụng nguồn vốn nhàn rỗi để cùng đầu tư phát triển mạnh mẽ kinh tế - xã hội nói chung và ngành giáo dục – đào tạo Việt Nam nói riêng. Đó cũng là một trong số những mục tiêu của công cuộc xã hội hoá giáo dục. Theo cấp bậc học. Nhìn một cách tổng quát, ta có thể thấy rằng trong hệ thống giáo dục Việt Nam nói riêng, cũng như hầu hết các nước khác trên thế giới, giáo dục phổ thông đóng vai trò quan trọng nhất vì nó đảm bảo phổ cập giáo dục cho mọi thành viên trong xã hội. Giáo dục phổ thông là nhân tố cơ bản trong hình thành nhân cách con người và giúp mọi người có được những kiến thức cơ bản nhất trong cuộc sống. Bên cạnh đó, giáo dục đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp lại giúp cho học viên rèn luyện được những kỹ năng cần thiết cho quá trình lao động sản xuất, những kiến thức thu được cao hơn một bậc so với trình độ phổ thông. Đầu tư phát triển giáo dục theo cấp bậc học cũng cần căn cứ vào vai trò và vị trí của từng cấp bậc học khác nhau. Vốn đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo theo cấp bậc học giai đoạn 2001 -2006 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng 1. Tổng VĐT GD - ĐT 25.882 34.088 37.552 54.223 68.968 78.088 298.901 2. VĐT cho GDMN - Tốc độ tăng 2.588,2 - 3.920,1 51,5 4.393,6 12,1 6.452,5 46,9 8.552 32,5 9.292 8,7 35.198,4 - 3. VĐT cho GDPT - Tốc độ tăng 20.964,4 - 27.270,4 30,1 30.041,6 10,2 43.161,5 43,6 54.484,7 26,2 61.923 13,7 238.001,6 - 4. VĐT cho THCN - Tốc độ tăng 310,6 - 443,1 42,7 450,6 1,7 704,9 56,4 1.034,5 46,8 1.171 13,1 3.958,7 - 5. VĐT cho CĐ-ĐT - Tốc độ tăng 2.018,8 - 2.454,4 21,6 2.666,2 8,6 3.904,1 46,4 4.896,8 25,4 5.702 3,4 21.642,3 - (Nguồn: Vụ Kế hoạch – Tài chính, Bộ GD – ĐT) Có thể thấy cùng với sự gia tăng VĐT phát triển giáo dục – đào tạo trong 6 năm qua, VĐT đối với từng cấp bậc học cũng liên tục gia tăng. Tuy tốc độ gia tăng là không đồng đều nhau nhưng có thể thấy xu hướng tích cực đó là không ngừng tăng từ năm này qua năm khác. Thực tế cho thấy, vai trò của giáo dục phổ thông là quan trọng nhất trong hệ thống giáo dục quốc dân, chính vì vậy tỷ trọng vốn đầu tư phát triển dành cho giáo dục phổ thông chiếm tỷ trọng lớn nhất (trung bình là 80% tổng VĐT phát triển giáo dục – đào tạo), tiếp theo là VĐT cho GDMN (chiếm trung bình 11-12%), VĐT cho CĐ – ĐH (chiếm trung bình 7-8%), cuối cùng là VĐT cho giáo dục THCN (chiếm 1-1,5% tổng VĐT phát triển giáo dục – đào tạo). 4. Chất lượng GD – ĐT Chất lượng giáo dục nước ta trong những năm đổi mới đang từng bước được cải thiện, lực lượng lao động được đào tạo đã và đang góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Học sinh, sinh viên được giáo dục toàn diện từng mặt trí, đức, thể, mỹ, kỹ năng nghề nghiệp. Trong hầu hết các cuộc thi trí tuệ thế giới, học sinh Việt Nam luôn đạt các giải cao mang vinh quang về cho Tổ quốc. Tuy nhien Chất lượng giáo dục nói chung còn nhiều yếu kém, bất cập; lối học khoa cử vẫn còn nặng nề, nặng về truyền đạt kiến thức để đối phó với các kỳ thi, chưa chú trọng đến xây dựng tư duy sáng tạo, trình độ ngoại ngữ, tin học yếu, kỹ năng nghề nghiệp còn hạn chế, chưa chú trọng đúng mức việc giáo dục đạo đức, lối sống, động cơ học tập cho học sinh, sinh viên. Chất lượng giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành giáo dục- đào tạo trong thời kỳ mới. Bên cạnh đó, đời sống giáo viên còn gặp rất nhiều khó khăn, truyền thống tôn sư trọng đạo tốt đẹp ngàn đời nay của dân tộc bị suy giảm. Thêm vào đó là hệ thống các trường sư phạm còn yếu, chất lượng thấp, không thu hút được người tài. Bên cạnh đó ngành giáo dục còn có những hạn chế sau: Cơ cấu giáo dục bất hợp lý. Quản lý giáo dục chậm chuyển biến, phân công, phân cấp trách nhiệm, quyền hạn giữa các ngành các cấp chưa hợp lý. Sử dụng và quản lý các nguồn đầu tư cho giáo dục kém hiệu quả, chưa thực sự tập trung vào những hướng ưu tiên. Cán bộ quản lý giáo dục các cấp thiếu về số lượng và yếu về chất lượng, ít được đào tạo, bồi dưỡng. II. Thực trạng PTNNL GD - ĐT trong thời gian qua ở nước ta 1.Về số lượng 1.1. Đội ngũ nhà giáo Tính đến năm học 2007-2008, cả nước có khoảng 1.069.100 nhà giáo (bao gồm: 171.900 giáo viên mầm non; 344.900 giáo viên tiểu học; 312.400 giáo viên trung học cơ sở; 136.600 giáo viên trung học phổ thông; 15.100 giáo viên các trung tâm giáo dục thường xuyên; 14.500 giáo viên trung cấp chuyên nghiệp; 20.200 giáo viên các trường dạy nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề, trung tâm dạy nghề và 53.500 giảng viên đại học, cao đẳng). Tình trạng thiếu giáo viên diễn ra ở nhiều nơi, nhiều cấp học, cụ thể: Đối với giáo dục mầm non: tỷ lệ bình quân trong nhóm nhà trẻ là 10 trẻ em/giáo viên (quy định là 8 trẻ em/giáo viên), trong nhóm mẫu giáo là 20,6 trẻ em/giáo viên (quy định là 20 trẻ em/giáo viên); Đối với giáo dục tiểu học: tỷ lệ bình quân đạt 1,29 giáo viên/lớp, tuy vượt định mức 1,20 giáo viên/lớp dạy học 1 buổi/ngày, song so với yêu cầu dạy học 2 buổi/ngày (định mức là 1,50 giáo viên/lớp) thì mới chỉ đáp ứng được 86% nhu cầu về số lượng giáo viên. Đối với giáo dục trung học phổ thông: tỷ lệ giáo viên/lớp đạt 2,01, song còn quá thấp (định mức là 2,25); Đối với giáo dục đại học: khối cao đẳng có tỷ lệ bình quân 23,86 sinh viên/giảng viên; khối đại học có tỷ lệ bình quân 27,75 sinh viên/giảng viên, đều cao hơn mức 20 sinh viên/giảng viên. Vẫn còn tình trạng mất cân đối, không đồng bộ trong cơ cấu đội ngũ ở các địa bàn khác nhau (thừa giáo viên ở các trung tâm, thành phố, thị xã, thị trấn nhưng lại thiếu giáo viên ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn), theo môn học (thừa giáo viên dạy văn hoá, thiếu giáo viên dạy các môn đặc thù, tự chọn) và theo ngành nghề đào tạo. 1.2. Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục Tính đến năm học 2007-2008, cả nước có khoảng 120.000 cán bộ quản lý giáo dục (trong đó, giáo dục mầm non: 18%; giáo dục phổ thông: 65%; giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học: 6% và ở cơ quan quản lý giáo dục các cấp: 11%). 2. Về chất lượng NNL GD-ĐT 2.1.Chất lượng đội ngũ nhà giáo: Hầu hết nhà giáo có trình độ đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn, cụ thể: giáo viên mầm non đạt 90%; giáo viên tiểu học đạt 97,8%; giáo viên trung học cơ sở đạt 98,6%; giáo viên trung học phổ thông đạt 97,5%; giáo viên trung cấp chuyên nghiệp đạt 94,66%; giáo viên dạy nghề đạt 58,88%; giáo viên cao đẳng nghề đạt 82,83%; giáo viên trung cấp nghề đạt 73,16% và giảng viên đại học, cao đẳng đạt 92,93%. Số chưa đạt chuẩn giảm dần hàng năm. Mặc dù số lượng nhà giáo đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ đào tạo là rất cao, nhưng năng lực và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhiều nhà giáo còn hạn chế, chưa thực sự đổi mới phương pháp giảng dạy, vẫn còn có những giáo viên xếp loại yếu về chuyên môn, nghiệp vụ, đặc biệt là nhà giáo công tác ở miền núi, ít có điều kiện nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức. Về nghiệp vụ sư phạm: phần lớn nhà giáo đều đã qua đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm. Trình độ tin học và ngoại ngữ của đội ngũ nhà giáo đã được nâng lên (đặc biệt ở các cấp học cao và đối với giảng viên). Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận không nhỏ chưa đạt yêu cầu về năng lực sư phạm, trình độ tin học và ngoại ngữ. Đây là nguyên nhân dẫn tới tình trạng nhà giáo gặp khó khăn trong việc tiếp cận với phương pháp giảng dạy tiên tiến, hạn chế khả năng nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế. Về cơ bản đội ngũ nhà giáo có ý thức chính trị, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt; hầu hết đều tận tuỵ với nghề, cần cù chịu khó, có tinh thần trách nhiệm cao, sáng tạo và quyết tâm tự bồi dưỡng nâng cao năng lực để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, một số ít nhà giáo do chạy theo vật chất đơn thuần, thiếu tu dưỡng, rèn luyện, vi phạm đạo đức nghề nghiệp, làm ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân và học sinh đối với ngành giáo dục. Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã chỉ đạo nghiêm túc, có biện pháp giáo dục, xử lý kịp thời, thậm chí đưa ra khỏi ngành những người vi phạm đạo đức, lối sống và chuẩn mực của người thầy. 2.2.Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, song vẫn còn nhiều bất cập: Nhìn chung đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng chuẩn trình độ đào tạo; tuy nhiên, khả năng sử dụng ngoại ngữ và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý còn rất hạn chế. Đa số chưa được đào tạo có hệ thống về công tác quản lý, trình độ và năng lực điều hành quản lý còn bất cập, tính chuyên nghiệp thấp, làm việc chủ yếu dựa vào kinh nghiệm cá nhân nên chất lượng, hiệu quả công tác còn nhiều hạn chế. Về cơ bản đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục có ý thức chính trị, phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn sư phạm cao (do hầu hết là những nhà giáo được bổ nhiệm, điều động sang làm công tác quản lý), có kinh nghiệm trong công tác quản lý giáo dục. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận cán bộ quản lý giáo dục có biểu hiện chạy theo những tiêu cực của kinh tế thị trường, chưa tích cực, chủ động học tập, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. 3. Về cơ cấu NNL GD- ĐT Giáo viên là lực lượng nòng cốt để duy trì sĩ số lớp. Nhưng nhiều năm nay, các tỉnh miền núi luôn gặp phải những khó khăn nhất định trong việc luân chuyển giáo viên, đặc biệt là từ vùng thuận lợi đến vùng khó. Nhiều lãnh đạo Sở GD - ĐT nhìn nhận luân chuyển giáo viên là vấn đề lớn mang tính xã hội. Luân chuyển giáo viên từ vùng thuận lợi đến vùng khó khăn cần một lượng kinh phí lớn. "Ở Điện Biên, giáo viên nữ chiếm 70%, tỷ lệ này đối với cấp mầm non là 100%. Đa số họ đều đã ổn định gia đình và có con nhỏ. Khi điều giáo viên đi thì có khi cả năm họ mới về nhà được một lần vì đường đi khó khăn, cách nhà trung bình từ 100 - 200 km. Những giáo viên nữ tuổi cao thì bị hạn chế về sức khỏe, khó có thể đi bộ dài ngày được" Một khó khăn được nêu ra trong việc này là về phân cấp quản lý. Theo ông Trương Kim Minh, Giám đốc Sở GD - ĐT Lào Cai thì Chính phủ ra Nghị định 61 quy định cụ thể về vấn đề luân chuyển giáo viên nhưng lại giao cho địa phương thực hiện. Vì thế, mạnh tỉnh nào tỉnh ấy làm. Trong khi biên chế giáo viên không nhận vào đầu năm học, do tính theo năm (kết thúc 31/12). Do vậy cứ giữa năm học, các nơi mới nhận được người luân chuyển. "Khi giáo viên đã vất vả tìm được nơi tiếp nhận thì chúng tôi không nỡ giữ họ. Họ đã quá khắc khoải chờ đợi đến ngày được rời vùng khó khăn. Nhưng cho giáo viên chuyển vào giữa năm thì không còn nguồn giáo viên bù vào đấy nữa. Thường phải đợi đến tháng 7 năm tiếp theo mới bổ sung được biên chế"- ông Minh bày tỏ. Thực trạng nơi thừa, nơi thiếu giáo viên diễn ra hầu hết ở các tỉnh miền núi phía Bắc, ông Bùi Đức Cường, Trưởng vùng I (gồm 15 tỉnh miền núi phía Bắc), Giám đốc Sở GD - ĐT Thái Nguyên cho biết: Tại một số tỉnh, các trường vùng cao còn thiếu giáo viên các bộ môn Âm nhạc, Mỹ thuật, Giáo dục Quốc phòng, Ngoại ngữ, Tin học, Công nghệ, Thể dục; đội ngũ viên chức làm công tác y tế, thiết bị, thí nghiệm chưa đầy đủ và chưa được chuẩn hóa. Trong khi đó, một số tỉnh lại thừa giáo viên THCS hay thiếu giáo viên mầm non. III. Đánh giá chung 1. Những thành tựu và bất cập chủ yếu Quy mô vốn đầu tư phát triển giáo dục – đào tạo qua các năm đều tăng nhưng chưa phản ánh được toàn bộ tiềm lực huy động vốn trong xã hội. Một số lượng lớn vốn nhàn rỗi trong xã hội chưa được huy động cho công cuộc đầu tư phát triển kinh tế - xã hội nói chung và đầu tư phát triển ngành giáo dục – đào tạo nói riêng. Tuy tốc độ tăng VĐT cho giáo dục – đào tạo hàng năm ở mức cao, nhất là đóng góp của NSNN (hơn cả các nước có nền kinh tế phát triển) nhưng nếu xét về số vốn đầu tư trên một đầu người trong độ tuổi đi học thì lại thấp hơn nhiều so với các nước phát triển. Cơ cấu sử dụng VĐT phát triển giáo dục – đào tạo còn bất hợp lý. Thể hiện sự mất cân đối giữa giáo dục dạy nghề, THCN với CĐ và ĐH. Quy mô dạy nghề dài hạn và THCN còn thấp so với yêu cầu của thị trường lao động, Cơ cấu ngành nghề đào tạo còn mất cân đối. Mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp phân bố chưa hợp lý, còn tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn và vùng kinh tế trọng điểm. Giáo dục – đào tạo ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPTNNL trong lĩnh vực GD-ĐT ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp.doc