Luận văn Phát triển thị trường option tại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU. i

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG OPTION

1.1.Những vấn đề cơ bản về thị trường tài chính – thị trường chứng khoán. 1

1.1.1. Thị trường tài chính. 1

1.1.2. Thị trường chứng khoán (TTCK) . 4

1.2.Thị trường các công cụ tài chính phái sinh . 7

1.3.Tổng quan về thị trường Option - những vấn đề lý luận cơ bản. 9

1.3.1. Một số khái niệm và thuật ngữ . 9

1.3.2. Lịch sử phát triển thị trường option trên thế giới . 10

1.3.3. Phân loại – Đặc điểm các loại option . 12

1.3.3.1. Phân loại theo quyền của người mua . 12

1.3.3.2. Phân loại theo thời gian thực hiện option (Expiration Date). 13

1.3.3.3. Phân loại theo tài sản cơ sở (Underlying Asset) . 13

a) Option chứng khoán. 13

b) Option chỉ số chứng khoán . 15

c) Option tiền tệ (Currency Options) . 16

d) Option về hợp đồng Future . 18

e) Option về lãisuất. 19

1.3.3.4. Một số loại option đặc biệt khác . 21

a) Option linh hoạt (Flex Option) . 21

b) Các loại option ngoại lai (Exotic Options). 21

c) Option chứng khoán dành cho nhân viên (Employee stock option - ESOs) 22

1.3.4. Vai trò – các thành phần tham gia thị trường option. 22

1.3.5. Vấn đề định giá option (phí quyền chọn). 24

1.3.6. Các chiến lược kinh doanh về option . 26

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 . 27

Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ KHẢ NĂNG XÂY DỰNG – PHÁT TRIỂN

THỊ TRƯỜNG OPTION TẠI VIỆT NAM

2.1. Thực trạng triển khai và sử dụng các công cụ tài chính phái sinh ở nước ta thời gian qua. 28

2.2.Thực trạng và khả năng xây dựng – phát triển thị trường option tại Việt Nam

2.2.1. Thị trường quyền chọn tiền tệ (Currency Options). 33

2.2.1.1. Option ngoạitệ . 33

2.2.1.2. Option tiền đồng ViệtNam . 44

2.2.1.3. Kết quả ban đầu và triển vọng phát triển thị trường option tiền tệ . 50

2.2.2. Thị trường quyền chọn vàng (Gold Options). 51

2.2.2.1. Sơ lược thực trạng triển khai . 51

2.2.2.2. Những thuậnlợi và khó khăn . 52

2.2.2.3. Kết quả ban đầu và triển vọng phát triển Gold options thời gian tới 55

2.2.3. Quyền chọn về lãi suất. 56

2.2.4. Khả năng xây dựng – phát triển các loại quyền chọn khác tại Việt Nam . 58

2.2.4.1. Quyền chọn chứng khoán và chỉ số chứng khoán VN- index . 58

2.2.4.2. Quyền chọn về hợp đồng Future . 64

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 . 64

Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG OPTION TẠI VIỆT NAM

3.1. Một số giải pháp chung cho phát triển tổng thể thị trường các loại option

hiện có tại Việt Nam. 66

3.1.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền – tạo nhận thức cho công chúng về công cụ option . 66

3.1.2. Tạo lập và phát triển các cơ sở vật chất, kỹ thuật – hoàn thiện khung

pháp lý cho các giaodịch về option . 70

3.1.3. Giải pháp đẩy mạnh việchiện đại hoá hệ thốngngân hàng tại Việt Nam,

mở đường cho các công cụ phái sinh phát triển . 72

3.1.4. Các NHTM cần xác định các mức phí option mang tính hấp dẫn, kích

thích khách hàng tìm đến sử dụng các giao dịch này hơn trong giai đoạn chúng vẫn

chưa thực sự phổ biến tại nước ta . 73

3.1.5. Nhóm các giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao tính hiệu quả của TTTC

Việt Nam . 74

3.1.6. Tăng cường công tácnghiên cứu, phát triển thị trường, tăng cường hợp tác

quốc tế – tiến tới sớm triển khai và phát triển các loại option khác tại nước ta. 76

3.1.7. Nhóm các giải pháp nhằm ngăn ngừa và hạn chế các tác động tiêu cực

hay “thảm họa” có thể xảy ra từ việc lạm dụng công cụ option khi nó được thực

hiện phổ biến tại Việt Nam trong tương lai. 77

3.2.Các nhóm giải pháp riêngnhằm phát triển từng loại option tại Việt Nam từ

nay đến năm 2010. 79

3.2.1. Các giải pháp phát triển thị trường quyền chọn tiền tệ . 79

3.2.2. Các giải pháp phát triển thị trường quyền chọn vàng . 83

3.2.3. Các giải pháp phát triển thị trường quyền chọn lãi suất . 84

3.3.Các giải pháp nhằm tăng cường khả năng sớm triển khai các loại option

chưa được thực hiện tại Việt Nam. 85

3.3.1. Giải pháp cho option chứngkhoán . 85

3.3.2. Giải pháp cho option về hợp đồng Future . 87

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 . 88

KẾT LUẬN ĐỀ TÀI .xi

TÀI LIỆU THAM KHẢO .xiii

PHỤ LỤC 1: Các chiến lược kinh doanh về option.

PHỤ LỤC 2: Quyết định 163/2003/QĐ-TTG (ngày 5/8/2003) của Thủ tướng

Chính phủ về Chiến lược phát triển TTCK Việt Nam đến năm 2010.

PHỤ LỤC 3: Quyết định 1452/2004/QĐ-NHNN (ngày10/11/2004) của Thống đốc

NHNN về giao dịch hối đoái của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối.

PHỤ LỤC 4: Option chứng khoán dành cho nhân viên tại Việt Nam.

 

pdf121 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3466 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển thị trường option tại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i họ dự đoán mức biến động tỷ giá giao ngay USD/VND là rất ít. Cụ thể tỷ giá chỉ có tăng và mức biến động này qua các năm được thể hiện trong Bảng 2.6. Đây là trở ngại đầu tiên khi triển khai option tiền đồng. Bảng 2.7: Thực trạng biến động thị trường ngoại hối Việt Nam 5 năm gần đây. Thời gian Doanh số kỳ hạn /Doanh số giao ngay (%) (%) thay đổi tỷ giá USD/VND Năm 2000 10,55 + 3,94% Năm 2001 5,98 + 3,53% Năm 2002 5,95 + 0,28% Năm 2003 5,14 + 0,84% Năm 2004 11,0 + 0,96% Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. − Ba là, tuy vừa qua NHNN đã ban hành quyết định về cách tính mới đối với tỷ giá kỳ hạn tuân theo những tiêu chuẩn quốc tế; theo đó tỷ giá kỳ hạn đảm bảo phản ánh đúng với chênh lệch lãi suất trong nước và lãi suất quốc tế – đúng như bản chất của chúng. Tuy nhiên, do tỷ giá giao ngay VND vẫn còn chưa theo kịp những tín hiệu của thị trường cho nên tỷ giá kỳ hạn (là một hàm số của tỷ giá giao ngay) cũng không phản ánh chính xác. Thực chất, đây chính là một cách Chính phủ phòng ngừa thay cho doanh nghiệp. Bởi tỷ giá bây giờ đã được các nhà (*) PGS. TS. Trần Ngọc Thơ, Kinh tế Việt Nam trên đường hội nhập, trang 145. - 56 - đầu tư xác định được ngay từ lúc bắt đầu quá trình lập kế hoạch, nên họ không có nhu cầu phòng ngừa rủi ro là lẽ dễ hiểu. Như vậy, một cách “vô tình”, Nhà nước đã tự động bỏ phí ra để phòng ngừa rủi ro thay cho doanh nghiệp. Chính đây là lý do dẫn đến doanh số giao dịch option tiền đồng (và ngoại tệ kỳ hạn, hoán đổi …) ở Việt Nam trong những năm qua rất thấp so với doanh số mua bán ngoại tệ giao ngay. − Bốn là, quy định về khối lượng giao dịch tối thiểu cho một option ngoại tệ/đồng Việt Nam phải là 100.000 USD (hoặc ngoại tệ khác tương đương) ở một số NHTM là quá cao. Đây là một bất lợi khiến các cá nhân và doanh nghiệp (vừa và nhỏ) có nhu cầu bảo hiểm tỷ giá cho một lượng ngoại tệ nhỏ hơn không thể tham gia nghiệp vụ này. Ngoài ra, việc NHNN áp đặt quy định tỷ giá thực hiện trên hợp đồng option giữa USD/VND không được vượt quá tỷ giá kỳ hạn USD/VND có cùng thời hạn cũng là một hạn chế; nhất là đối với những đối tượng muốn sử dụng HĐQC như một công cụ đầu tư mạo hiểm để kiếm lời trên biến động tỷ giá. Chính hạn chế này làm cho option tiền đồng Việt Nam đang triển khai vẫn chưa được giao dịch đúng với bản chất vốn có của công cụ option trên thị trường tiền tệ. − Năm là, một nguyên nhân khác khiến thị trường Việt Nam hiện tỏ ra khá lạnh nhạt với công cụ option trong phòng ngừa rủi ro là: do thị trường tiền tệ tại Việt Nam chưa gặp những biến động lớn. Với những nước chịu khủng hoảng tài chính Châu Á 1997, vốn đã bị sốc mạnh trong thời kỳ này và nhờ đó, giờ họ cố vương lên trong thế an toàn hơn. Thái Lan, Malaysia, Philipine… đang là những quốc gia trong khu vực có hệ thống phòng chống rủi ro tài chính phát triển khá mạnh thời gian gần đây. Riêng ở nước ta, hầu như chưa gặp khủng hoảng tài chính lớn và vì thế, các doanh nghiệp còn tương đối yên tâm. Họ quan niệm: “tỷ giá thì có Nhà nước lo ổn định; lãi suất thì có lẽ Ngân hàng Trung ương cũng không cho biến động mạnh đâu” và hầu hết giới doanh nhân đều có một niềm tin như thế. Song cũng chính vì niềm tin này mà họ tỏ ra chưa mặn mà với option tiền tệ trong khi nền kinh tế thị trường nước ta đang vận động theo hướng ngày càng hội nhập và rủi ro là sẽ khó lường chứ không đơn giản như họ nghĩ. − Sáu là, ngoài ra còn có một số những vấn đề trở ngại khác cũng đang là thách thức và khó khăn chung cho việc phát triển thị trường giao dịch option tiền tệ (gồm option ngoại tệ và option tiền đồng) như: - 57 - + Các quy định có liên quan đến khấu trừ thuế đối với các khoản phí option vẫn chưa được cơ quan thuế hướng dẫn thực hiện nên nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc khấu trừ thuế đầu vào. Liên quan về vấn đề này, hiện Bộ tài chính chỉ mới đang nghiên cứu, xem xét việc áp thuế thu nhập khấu trừ tại nguồn đối với khoản phí quyền chọn và thu nhập từ giao dịch option ngoại tệ đối với ngân hàng hoặc tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nhưng có phát sinh thu nhập từ thực hiện giao dịch option tiền tệ tại nước ta. + Trong số các tổ chức tín dụng đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, còn nhiều NHTM và đơn vị khác chưa được phép kinh doanh ngoại hối; do vậy cũng chưa thể tham gia vào thị trường cung cấp các sản phẩm tài chính phái sinh cao cấp như nghiệp vụ option cho công chúng. + Quy mô thị trường ngoại hối của ta còn nhỏ cũng như chỉ mới thực sự phát triển theo hướng hội nhập quốc tế thời gian gần đây nên cũng còn rất non trẻ về cả trình độ, lẫn kinh nghiệm nghiệp vụ, đặïc biệt với các giao dịch phái sinh là những sản phẩm dịch vụ ngân hàng rất phức tạp. Do vậy, chưa thể mong đợi option tiền tệ sẽ phát triển mạnh trong thời gian ngắn ban đầu này tại Việt Nam khi nó chỉ mới đi vào thí điểm 1-2 năm nay. 2.2.1.3. Kết quả ban đầu và triển vọng phát triển thị trường option tiền tệ Theo đánh giá chung, tuy kết quả thu được từ hơn hai năm qua về tình hình giao dịch option tiền tệ trên thị trường tài chính – ngân hàng Việt Nam là chưa thật sự đáp ứng so với những kỳ vọng ban đầu từ NHNN và hệ thống các NHTM; song cũng không phải từ lúc triển khai option đến nay chúng ta chưa đạt được gì. Điều quan trọng nhất là giờ đây, ngay tại Việt Nam, công cụ tài chính phòng ngừa rủi ro tỷ giá hiện đại và đa dụng này đã sẳn sàng để đáp ứng nhu cầu của giới doanh nghiệp và công chúng. Do option ngoại tệ và option tiền đồng đều còn đang trong giai đoạn “triển khai thăm dò thị trường” và cũng chưa có được những tổng kết, đánh giá cụ thể từ phía NHNN; tuy nhiên, từ những tín hiệu trên thị trường và thông tin từ các NHTM đã cho thấy nghiệp vụ mới mẻ này cũng đã dần “bén rễ” tại Việt Nam. Tại Eximbank, ngân hàng đầu tiên triển khai thí điểm option ngoại tệ, chỉ trong 5 tháng đầu cũng đã ký được 50 HĐQC mua bán ngoại tệ với giá trị gần 5 triệu USD. Sau một năm thí điểm ở một số NHTM khác, nhiều doanh nghiệp đã nhận thức được tính hiệu quả của giao dịch này trong việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá - 58 - và doanh số giao dịch tính đến tháng 3/2005 đã xấp xỉ 20 triệu USD. Như vậy, có cơ sở để tin option tiền tệ nói chung sẽ là một giao dịch tiềm năng tại thị trường Việt Nam thời gian tới. Đặc biệt là sau khi NHNN ra quyết định cho các tổ chức tín dụng đang kinh doanh ngoại hối đều được tiến hành giao dịch option ngoại tệ và bãi bỏ cơ chế cấp phép “xin - cho” về option ngoại tệ trước đó. Ngoài ra, việc lần đầu tiên NHNN cho phép từng cá nhân được tiếp cận với các công cụ phái sinh tiến tiến (tại Quyết định 1452), khiến một người dân bình thường cũng có thể mua một HĐQC tiền tệ hay một hợp đồng kỳ hạn về ngoại tệ cho con em mình đi du học ở nước ngoài; đã mở ra cánh cửa cho các công cụ phái sinh (mà trong đó gồm cả option) đi vào đời sống của không những các doanh nghiệp hay tổ chức tín dụng mà còn đến từng cá nhân trong công chúng. Về option tiền đồng, theo NHNN, việc triển khai thí điểm giao dịch này là bước thử nghiệm thận trọng để có cơ sở vững chắc hơn cho lộ trình phát triển thị trường ngoại hối và tiến tới xây dựng cơ chế tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn. Đây được xem là một bước tiếp theo của tiến trình tự do hoá tỷ giá. Đồng thời, thí điểm thực hiện option tiền đồng cũng là “bước đệm” nhằm đáp ứng yêu cầu tự do hoá thị trường theo tiến trình hội nhập, vừa tránh gây những cú sốc trong nền kinh tế. Tóm lại, tuy thị trường giao dịch option tiền tệ còn chưa sôi động, đông đảo như mong muốn, nhưng cùng với xu hướng ngày càng cởi mở trong các quy định liên quan đến quản lý, điều hành thị trường tài chính, tiền tệ nước ta thời gian qua; có cơ sở để vững tin rằng trong một vài năm nữa, giao dịch option tiền tệ tại Việt Nam sẽ rất phát triển một khi đồng VND tiến dần đến đích trở thành đồng tiền tự do chuyển đổi. Khi đó, option tiền tệ sẽ là một nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối đầy hứa hẹn của các NHTM tại Việt Nam. 2.2.2. Thị trường quyền chọn vàng (Gold Options) 2.2.2.1. Sơ lược thực trạng triển khai Ngày 15/12/2004, lần đầu tiên NHNN đã cho phép Ngân hàng Á Châu (ACB) thí điểm thực hiện quyền chọn mua - bán vàng (Gold options) tại Việt Nam. Theo đó, HĐQC vàng là một thoả thuận mà bên mua Gold options có quyền (chứ không phải nghĩa vụ) mua hoặc bán một số lượng vàng nhất định tại một thời điểm trong tương lai, theo mức giá đã được ấn định trước và ghi rõ trong hợp đồng. Đồng thời bên mua sẽ phải trả cho bên bán Gold options một khoản phí ngay từ khi hợp đồng được ký kết. Đổi lại, bên bán có nghĩa vụ phải thực hiện hợp đồng - 59 - theo các điều khoản đã thoả thuận, bất luận giá vàng trên thị trường diễn biến thế nào nếu bên mua Gold options muốn thực hiện quyền của mình. Như vậy, quyền chọn vàng là một loại hình dịch vụ ngân hàng mới ở nước ta, tuy rất phức tạp về cấu trúc cũng như định giá sản phẩm (đối với bên bán), nhưng lại đơn giản khi sử dụng (đối với bên mua). Đây là một công cụ phái sinh kế tiếp và rất hữu dụng trên thị trường tài chính Việt Nam được NHNN lần lượt cho triển khai giao dịch trong nước thời gian qua. Cùng với option ngoại tệ; option lãi suất; và option tiền đồng, nghiệp vụ Gold options ra đời đã làm cho thị trường giao dịch option ở Việt Nam ngày càng sôi động hơn, thu hút các nhà đầu tư và giới kinh doanh sớm quen dần với việc sử dụng những công cụ cao cấp này trong phòng ngừa rủi ro biến động giá cả; cũng như mở ra cơ hội mới cho các nhà đầu tư kinh doanh trên “nhiệt độ” giá vàng. Tiếp sau ACB, cuối tháng 12/2004, ngân hàng Sài Gòn Thương tín (Sacombank) là đơn vị thứ hai thực hiện thí điểm giao dịch Gold options. Ngoài ra, một số NHTM khác cũng được NHNN chủ trương cho thực hiện nghiệp vụ này như: NHN0 & PTNT (Agribank), NHTM Cổ phần Đông Á (EAB)(*). Điều này cho thấy, nhiệt tình triển khai của NHNN đối với Gold options - công cụ bảo hiểm cho các cá nhân và tổ chức có nhu cầu sử dụng thường xuyên vàng trong thanh toán và giao dịch buôn bán, đặc biệt trong giai đoạn giá vàng có nhiều biến động như hiện nay. • Về một số quy định ban đầu của NHNN trong giai đoạn thí điểm option vàng: − Đối tượng giao dịch: hiện nay, các ngân hàng luôn là bên bán Gold options; còn khách hàng đóng vai trò bên mua (NHNN chỉ cho phép cá nhân, tổ chức được mua HĐQC vàng từ các NHTM mà thôi). Tuy nhiên, khách hàng cũng có thể bán lại hợp đồng Gold options đã mua trước đó cho ngân hàng. Khi ấy, ngân hàng sẽ tính toán mức phí trả cho khách để mua lại HĐQC vàng đó. Ngoài ra, tùy theo nhu cầu, người mua Gold options có thể yêu cầu thực hiện hợp đồng theo cách có hoặc không có giao nhận vàng thực tế vào thời điểm đáo hạn hợp đồng. − Quy mô một giao dịch: tối thiểu 100 lượng; tối đa 5.000 lượng (đối với cá nhân) hoặc 10.000 lượng (đối với các tổ chức). (*) Theo thông tin từ website báo GSGP online (10/12/2004) và báo Diễn đàn Doanh nghiệp điện tử. - 60 - − Thời hạn giao dịch: tối thiểu 2 tuần; tối đa 3 tháng. − Ngoài ra, thường sau khi đã bán hợp đồng Gold options cho khách hàng trong nước, theo quy định của NHNN, do chưa có thị trường option vàng liên ngân hàng tại Việt Nam nên các ngân hàng triển khai thí điểm sẽ phải thực hiện tái bảo hiểm thông qua các hợp đồng mua option vàng trên thị trường quốc tế (theo giá và mức phí gần sát với mức của khách hàng trong nước đặt mua). Mức chênh lệch này ngân hàng được hưởng và ngân hàng gần như sẽ không gánh chịu rủi ro nào. 2.2.2.2. Những thuận lợi và khó khăn a) Thuận lợi − Thứ nhất, theo ước tính, tổng số kim ngân hiện đang lưu hành tại Việt Nam khoảng trên 9 triệu lượng vàng 99,99 (tương đương 337,33 tấn). Đây là một con số khổng lồ đủ tạo ra sức cung lớn cho thị trường option về vàng ở nước ta. − Thứ hai, thực tế cho thấy giá vàng trong nước hiện luôn gắn chặt với biến động của giá vàng thị trường quốc tế - vốn đang rất bất ổn. Trong 2 năm qua, giá vàng liên tục biến động thất thường và phức tạp. Trong một năm (đặc biệt 2004 – 2005) vàng biến động giá nhiều lần, biên độ cao nhất có khi lên tới 15%/đợt. Chính điều này khiến cho các cá nhân, đơn vị có nhu cầu sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán, giao dịch, đầu tư… cũng như giới kinh doanh vàng, bất động sản tại Việt Nam luôn phải đối mặt với những rủi ro không nhỏ. Nhiều người đi vay vàng để kinh doanh nhà đất, đến khi đáo hạn đã bị vỡ nợ vì vàng tăng giá đột biến lên mức cao kỷ lục, trong lúc giá nhà đất gần như đóng băng. Các NHTM cũng chịu rủi ro và thiệt hại lớn trong huy động tiết kiệm bằng vàng. Bởi lúc nhận vàng từ công chúng, giá chỉ 6,4 triệu đồng/lượng; đến khi hoàn trả vốn gốc bằng vàng cho khách, giá vàng tăng trên 8 triệu đồng/lượng. Do vậy, các đối tượng này luôn âu lo theo biến động lên xuống của giá vàng và rất cần một công cụ để rào chắn rủi ro. Chính điều này đã tạo ra sức hấp dẫn lớn đối với công chúng khi Gold options được đưa ra giao dịch. − Thứ ba, tại Việt Nam hiện nay vàng được xem là đơn vị định giá và thanh toán chủ yếu cho các giao dịch bất động sản. Trong điều kiện nhu cầu về nhà ở của người dân đang ngày càng tăng, giao dịch vàng trong xã hội vì vậy cũng tăng theo. Với quyền chọn vàng, người mua bất động sản có thể đảm bảo khả năng chi trả và tránh thua lỗ trước những biến động tăng của giá vàng, nhưng vẫn có lợi khi - 61 - vàng xuống giá; còn người bán thì một mặt luôn đảm bảo lợi nhuận khi giá vàng xuống, mặt khác sẽ có nhiều lãi hơn khi giá vàng tăng. Như vậy, nghiệp vụ Gold options chắc chắn có được nhiều thuận lợi do đáp ứng nhu cầu của nhiều giới, đặc biệt những nhà đầu tư và kinh doanh bất động sản, trong điều kiện thị trường vàng trong nước và lẫn quốc tế vẫn còn quá nhiều rủi ro. − Thứ tư, theo quyết định số 1452/2004/QĐ-NHNN của NHNN (có hiệu lực thi hành kể từ 8/12/2004), trong đó lần đầu tiên cho phép cá nhân cũng được giao dịch option (và mua bán ngoại tệ kỳ hạn), đã mở ra một thuận lợi lớn nhằm mở rộng đối tượng khách hàng là cá nhân đến với nghiệp vụ option vàng làm cho thị trường này được đông đảo và sôi động hơn. Nét mới trong khai thác sản phẩm option vàng là nó không chỉ được dùng như một công cụ phòng chống rủi ro, mà các doanh nghiệp và nhà đầu tư cá nhân còn có thể dùng option vàng như một cách đầu tư vàng kiểu mới – dựa trên sự biến động của giá vàng trong nước và quốc tế. Theo đó, nhà đầu tư chỉ bỏ ra từ 5-15% vốn là đã có thể mua bán một lượng vàng lớn ngay tại các NHTM bằng công cụ Gold options và đây là một điểm thuận lợi nổi trội. − Thứ năm, theo Hiệp hội kinh doanh vàng Việt Nam, NHNN đã đồng ý sẽ thành lập hai trung tâm giao dịch vàng lớn tại Hà Nội và TP. HCM trong quý 4 năm 2005. Theo đó, mỗi cá nhân được mở tài khoản bảo chứng để tiếp cận với thị trường vàng và tài chính quốc tế. Đây sẽ là nơi giao dịch tập trung chính thức lớn nhất của thị trường vàng Việt Nam, tạo ra một kênh điều hoà cung cầu vàng cả nước. Tại nhiều nước trên thế giới, mô hình này đã được áp dụng và phát huy hiệu quả. Ngoài việc tạo thuận lợi cho kiểm soát các giao dịch; cơ chế thoả thuận và công khai giá… của trung tâm giúp hạn chế được tình trạng giá ảo, đưa giá vàng về sát với thực tế. Từ đó, thúc đẩy thị trường vàng sôi động hơn. Một khi các hoạt động giao dịch về vàng càng nhộn nhịp và tập trung, nghiệp vụ quyền chọn vàng chắc chắn sẽ được đông đảo giới kinh doanh và đầu tư sử dụng đến nhằm giúp họ chủ động phòng ngừa rủi ro trước thực trạng giá vàng thường xuyên có sự biến động trong thời gian gần đây và khả năng sẽ tiếp tục có những diễn biến phức tạp trong thời gian tới. Đây cũng chính là một thuận lợi lớn cho việc phát triển công cụ Gold options tại Việt Nam. b) Khó khăn - 62 - − Một là, do option vàng mới được triển khai thí điểm lần đầu tiên ở nước ta nên cũng giống như giai đoạn đầu thực hiện option ngoại tệ, thị trường và giới đầu tư, kinh doanh vàng còn khá dè dặt khi đón nhận công cụ này. Chính do vậy, các giao dịch option vàng giai đoạn đầu không thể tránh khỏi tình trạng thưa vắng khách. − Hai là, một số quy định ban đầu của NHNN về giao dịch quyền chọn vàng còn nhiều hạn chế. Chẳng hạn việc quy định quy mô tối thiểu phải là 100 cây vàng cho một HĐQC vàng là hơi cao, chưa đáp ứng được nhu cầu của số đông công chúng cá nhân muốn tham gia giao dịch này. Ngoài ra, thời hạn giao dịch tối đa chỉ được 3 tháng cũng là một hạn chế. Tuy nhiên, cũng cần phải có thời gian để đo lường sự đón nhận của thị trường đối với dịch vụ option vàng. Sự thận trọng trong giai đoạn đầu cũng là điều cần thiết và dễ hiểu. Song có điều đáng tin chắc rằng sớm muộn thì công cụ phái sinh này cũng sẽ phát triển vì nó đáp ứng được mong mỏi bấy lâu nay của thị trường vàng Việt Nam. Và việc NHNN cho phép một số NHTM thực hiện option vàng là bước đi hợp lý cho quản lý và kiểm soát các biến động giá cả trong xu hướng sẽ phải mở cửa thị trường vàng và ngoại tệ phù hợp những cam kết trong lộ trình hội nhập. 2.2.2.3. Kết quả ban đầu và triển vọng phát triển Gold options thời gian tới Trên thị trường tài chính và tiền tệ thế giới, các sản phẩm options về ngoại hối, vàng, hàng hoá… là những công cụ đã được sử dụng từ lâu như những phương tiện hiện đại nhằm bảo hiểm rủi ro giá cả thị trường. Tại Việt Nam, các sản phẩm loại này còn tương đối mới trong khi vàng và ngoại tệ là những mặt hàng rất nhạy cảm và dễ biến động về giá. Nếu như option về tiền tệ (bao gồm option ngoại tệ và option tiền đồng) đã và đang được giao dịch chủ yếu phục vụ cho cá nhân, tổ chức kinh doanh để bảo hiểm biến động tỷ giá; thì Gold options vừa ra đời, có tác dụng hữu ích cho nhiều thành phần dân cư và kinh tế - nhất là giới đầu tư, kinh doanh vàng và bất động sản tại Việt Nam. Do vậy, tuy còn lạ lẫm trên thị trường nhưng đến nay, công cụ quyền chọn vàng đã tạo được sự quan tâm, tìm hiểu để vận dụng của nhiều người. Đã có một lượng khách hàng đáng kể tìm đến nghiệp vụ này của các ngân hàng đang thực hiện thí điểm quyền chọn vàng thời gian qua. Riêng tại ACB, từ khi triển khai Gold options đến nay, số HĐQC đã ký với khách hàng ước đạt trên 20 tấn vàng chỉ trong 6 tháng. - 63 - Ngoài ra, với chủ trương đưa Gold options vào giao dịch tại Việt Nam, NHNN đã thể hiện một nổ lực đáng biểu dương trong việc tạo thêm một cầu nối giữa thị trường vàng trong nước và quốc tế; tạo lập các điều kiện thuận lợi nhất để các tổ chức tín dụng du nhập các công cụ hiện đại (bên cạnh nghiệp vụ hoán đổi vàng, mua bán vàng kỳ hạn…) giúp các doanh nghiệp và người dân hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro tiềm ẩn. Về triển vọng phát triển thị trường Gold options: cùng với việc hai trung tâm giao dịch vàng TP.HCM và Hà Nội sắp khai trương vào cuối 2005; diễn biến giá vàng trong nước và quốc tế vẫn đang rất phức tạp (mà phần nào đang chịu tác động từ mức tăng giá kỷ lục của dầu thô trên thị trường thế giới hiện nay); cùng với xu hướng ngày càng mở cửa thị trường vàng và ngoại tệ của NHNN v.v… tất cả những điều này, là cơ sở để tin rằng công cụ Gold options chắn chắn sẽ phát triển mạnh trong tương lai tại Việt Nam. Chúng sẽ giúp tạo ra một thị trường giao dịch vàng lành mạnh và ổn định cho nước ta. 2.2.3. Quyền chọn về lãi suất Trong số các loại option đang được thực hiện thí điểm tại Việt Nam đến nay, option về lãi suất là nghiệp vụ ít được biết đến nhất. Hiện tại, trên thị trường tài chính – ngân hàng Việt Nam cũng chỉ có duy nhất một ngân hàng đang giao dịch thí điểm nghiệp vụ này là Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam. Về khái niệm, đặc điểm và các loại option về lãi suất, người viết đã trình bày tại Mục 1.3.3.3. (e) ở Chương 1. Trong phần này người viết sẽ chỉ tập trung phân tích thực trạng triển khai tại Việt Nam cũng như đánh giá khả năng phát triển công cụ này trong thời gian tới tại nước ta. 2.2.3.1. Về thực trạng triển khai Ngày 7/9/2004, NHNN đã đồng ý cho BIDV là ngân hàng đầu tiên được thực hiện thí điểm giao dịch quyền chọn lãi suất với khách hàng và thời gian thí điểm là 1 năm. Tuy nhiên, các quy định ban đầu NHNN đưa ra để thực hiện nghiệp vụ này vẫn còn nhiều hạn chế. Cụ thể: (i) Đối tượng giao dịch: BIDV chỉ được phép thực hiện giao dịch quyền chọn lãi suất với: các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam; các NHTM hoạt động tại Việt Nam đã được NHNN cho phép thực hiện thí điểm nghiệp vụ này; và các ngân hàng ở nước ngoài. - 64 - (ii) Đồng tiền giao dịch: Chỉ được thực hiện option lãi suất với các khoản cho vay hoặc đi vay trung dài hạn (dưới 5 năm) bằng đồng USD hoặc EUR. (iii) Quy định về giới hạn thực hiện: số vốn gốc của một HĐQC lãi suất chỉ được tối đa bằng 15% vốn tự có (của BIDV). Tổng số vốn gốc tối đa của tất cả hợp đồng option lãi suất trong thời gian thực hiện thí điểm không vượt quá 50% mức vốn tự có của BIDV. (iv) Thời hạn HĐQC lãi suất: tối đa 5 năm, kể từ ngày có hiệu lực. (v) Cũng giống như khi triển khai thí điểm các giao dịch option khác, NHNN bắt buộc BIDV phải tự lập cho ngân hàng mình Quy trình nghiệp vụ quyền chọn lãi suất phù hợp với thông lệ quốc tế và không trái với các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam (trong đó phải có các biện pháp phòng ngừa rủi ro). 2.2.3.2. Một số thuận lợi và khó khăn trong quá trình thí điểm a) Thuận lợi Thời gian vừa qua, thị trường tài chính và tiền tệ thế giới đã chứng kiến sự điều chỉnh tăng lên liên tục về lãi suất của đồng đôla Mỹ trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu có vẻ như đang chao đảo mạnh sau khi giá dầu thô đã vượt ngưỡng 70USD/thùng và hiện vẫn đang đứng ở mức cao nhất trong vòng hàng chục năm qua. Do vậy, việc NHNN cho thực hi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfPhát triển thị trường option tại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp.pdf
Tài liệu liên quan