Luận văn Phát triển thị trường sức lao động ở thành phố Đà Nẵng hiện nay

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỊ TRƯỜNG SỨC LAO ĐỘNG 6

1.1. Sức lao động và thị trường sức lao động 6

1.2. Vai trò của thị trường sức lao động trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế 28

1.3. Kinh nghiệm về phát triển thị trường sức lao động ở một số địa phương 31

Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ THỊ TRƯỜNG SỨC LAO ĐỘNG Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG NHỮNG NĂM QUA 37

2.1. Đặc điểm tình hình, điều kiện kinh tế - xã hội ở thành phố Đà Nẵng 37

2.2. Thực trạng về thị trường sức lao động ở thành phố Đà Nẵng 41

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG SỨC LAO ĐỘNG Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 76

3.1. Phương hướng phát triển thị trường sức lao động ở thành phố Đà Nẵng 77

3.2. Những giải pháp phát triển thị trường sức lao động ở thành phố Đà Nẵng 82

KẾT LUẬN 102

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 104

 

doc112 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5056 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển thị trường sức lao động ở thành phố Đà Nẵng hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọc dài hạn các cấp đã tăng thêm ¼, tương đương 88 ngàn người. Qua phân tích trên, có thể thấy: so với quy mô dân số về số lượng của lực lượng lao động của thành phố Đà Nẵng là tương đối lớn, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội của thành phố. Song điều quan trọng hơn nữa cho sự tăng trưởng và phát triển không phải ở mặt số lượng mà ở mặt chất lượng. Thực trạng về chất lượng của lực lượng lao động ở Đà Nẵng như thế nào? Theo đánh giá chung của nhiều chuyên gia kinh tế, chất lượng nguồn cung sức lao động ở thành phố Đà Nẵng xét theo mọi chỉ tiêu, so với trước đây thì nay có nhiều thay đổi theo chiều hướng rõ rệt, cụ thể phân tích chất lượng cung sức lao động sẽ thấy rõ hơn. * Chất lượng của cung sức lao động Chất lượng lực lượng lao động được hình thành qua nhiều tiêu chí, trong đó có hai tiêu chí thường được sử dụng là: trình độ học vấn phổ thông và trình độ chuyên môn kỹ thuật lao động. Biểu 2.6: Trình độ học vấn phổ thông của lực lượng lao động ở Đà Nẵng Trình độ văn hóa Năm 1997 Năm 2001 Năm 2007 Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) Chưa đi học và chưa tốt nghiệp tiểu học 47.374 16,2 41.627 12,9 23.460 5,92 Tốt nghiệp tiểu học 73.833 25,26 88.965 27,59 77.790 19,64 Tốt nghiệp PTCS 88.986 30,45 80.838 25,07 115.680 29,21 Tốt nghiệp PTTH 82.049 28,09 111.041 34,44 179.010 45,23 Tổng số 292.242 100 322.471 100 395.940 100 Nguồn: Số liệu thống kê lao động - việc làm ở Việt Nam năm 2001, 2007. Từ biểu 2.6 cho thấy: Nhờ sự phát triển không ngừng của hệ thống giáo dục và sự quan tâm của lãnh đạo của thành phố nên trình độ lao động phổ thông của lực lượng lao động Đà Nẵng không ngừng được nâng lên, các chỉ số đều tiến bộ hơn hẳn so với các Tỉnh trong vùng và cả nước. Thể hiện ở số người không biết chữ và chưa tốt nghiệp tiểu học trong lực lượng lao động ngày càng giảm về số lượng lẫn tỷ lệ, cụ thể năm 1997 tỷ lệ này là 16,2% (Duyên hải Nam Trung bộ là 30,3%, cả nước là 25,3%), năm 2001 còn 12,9% (Duyên hải nam Trung bộ là 22,6%, cả nước là 19,6%), năm 2007 giảm xuống còn 5,92%. (cả nước là 14,25%) Tỷ lệ tốt nghiệp phổ thông trung học có xu hướng tăng lên về số lượng cũng như tỷ lệ cụ thể là năm 1997 tỷ lệ này 28,09%, năm 2001 là 34,44%, đến năm 2007 tăng lên 45,23%. Nếu so sánh Đà Nẵng với vùng Duyên Hải Nam Trung bộ và cả nước, thì chỉ số giáo dục tiểu học của Đà Nẵng xếp thứ hạng khá cao so với cả nước, với chỉ số là 0,754. Rõ ràng, trình độ học vấn của lực lựợng lao động ở Đà Nẵng là khá cao, cao hơn hẳn vùng Duyên Hải Nam Trung bộ và cả nước. Nếu ở Đà Nẵng đa số tốt nghiệp phổ thông trung học thì ở vùng Duyên Hải Nam Trung bộ và cả nước đa số lao động chỉ tốt nghiệp tiểu học, trung học cơ sở. Tỷ lệ người lao động chưa biết chữ, chưa tốt nghiệp tiểu học ở Đà Nẵng rất ít và thấp hơn nhiều so với vùng Duyên Hải nam Trung bộ và cả nước. Sở dĩ, có sự khác biệt chính là nhờ sự đầu tư, đa dạng hoá nội dung, chương trình, các hình thức học tập nhằm đáp ứng nhu cầu thường xuyên, học suốt đời, góp phần thực hiện chủ trương xây dựng thành phố trở thành một xã hội học tập. Bên Cạnh đó, sự hoạt động của các trung tâm giáo dục thường xuyên và các lớp bổ túc văn hóa đã góp phần rất lớn vào việc nâng cao trình độ học vấn cho người lao động mà trước đây với nhiều lý do khác nhau mà công việc học tập của họ bị gián đoạn. Đây cũng chính là điều kiện thuận lợi để nâng cao chất lượng nguồn lao động không những yếu tố đầu vào quan trọng cho đào tạo chuyên môn kỹ thuật mà còn tiếp cận kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ hay đào tạo nâng cao tay nghề. Cùng với sự phát triển trong lĩnh vực giáo dục- đào tạo và những bước chuyển trong giáo dục- đào tạo và dạy nghề ngày càng được coi trọng, nên lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động Đà Nẵng tăng lên rõ rệt ở các cấp trình độ và cao hơn trung bình của vùng và cả nước. Biểu 2.7: Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động Đà Nẵng Giai đoạn 1997- 2007 Chỉ báo Năm 1997 Năm 2001 Năm 2007 Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) - Công nhân kỹ thuật 26.991 9,00 50.440 15,64 87.100 22,00 - TH chuyên nghiệp 12.820 4,27 17.700 5,49 34.020 8,59 - Cao đẳng, đại học, trên đại học 24.772 8,26 36.830 11,42 74.860 18,90 - Khác/ không trình độ 234.989 78,47 233.530 67,45 199.960 50,51 - Tổng số 299.572 100 338.500 100 395.940 100 Nguồn: - Niên giám thống kê Đà Nẵng năm 1997, 2001. - Báo cáo kết quả điều tra LĐ-VL năm 2007. Kết quả từ biểu 2.7cho thấy, trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động ở Đà Nẵng tăng nhanh cả số lượng và tỷ lệ cụ thể là: Nếu năm 1997 là 21,53% lao động có chuyên môn kỹ thuật thì năm 2001 là 32,55%, năm 2007 con số này tăng lên là 49,49%, bình quân giai đoạn 1997- 2000 lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật tăng 7,5%, giai đoạn 2001- 2006 tăng nhanh hơn, tăng 10,8%. Trong đó: - Tỷ lệ người đã qua đào tạo nghề không ngừng tăng lên từ 9,00% (năm 1997) lên 15,64% (năm 2001), đến năm 2007 con số này tăng lên là 22,00%; - Tỷ lệ qua đào tạo cao đẳng, đại học và trên đại học tăng từ 8,26% (năm 1997) lên 11,42% (năm 2001) đến năm 2007 tăng lên 18,90%. Nhưng một điều đáng chú ý là về số lượng và tỷ lệ của lao động chưa qua đào tạo có xu hướng giảm dần với con số khá khiêm tốn. Nếu như năm 1997 là 78,47%, năm 2001 là 67,45% đến năm 2007 giảm xuống còn 50,51%. Nguyên nhân là do công tác dạy nghề ngày càng được quan tâm và phát triển nhiều hơn, bên cạnh đó, sự đòi hỏi của thị trường ngày càng khắt khe hơn. Ngoài ra, sự thay đổi về nhận thức của người lao động trước sự phát triển kinh tế - xã hội. Như vậy, ngành đào tạo phổ biến cho người lao động là công nhân kỹ thuật, trong đó số đào tạo qua trường lớp chiếm 60% (năm 2006 là 30%), còn lại 40% là tự đào tạo hoặc đào tạo không chính quy, nghĩa là người lao động tự phấn đấu, rèn luyện và học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề là chính. Song cũng do tự đào tạo, tự bản thân học tập nên chất lượng chuyên môn kỹ thuật có phần bị hạn chế. Đây cũng chính là tình trạng chung của cả nước “Hiện nay, tiềm năng về nguồn lao động của Việt Nam thì dư thừa, nhưng đa số chất lượng thấp và không được đào tạo bài bản” [30, tr.75]. Một thực tế hiện nay ở Đà Nẵng cũng như tình trạng chung của cả nước là hiện tượng vừa thừa nhưng lại vừa thiếu lao động. Không những thừa đối với lao động phổ thông mà thừa cả lao động đã qua đào tạo có bằng cấp, họ tốt nghiệp ra trường vẫn không xin đuợc việc làm. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp tuyển không đủ lao động theo yêu cầu về chuyên môn kỹ thuật cần thiết cho sản xuất kinh doanh của họ. Theo báo cáo kết quả khảo sát nhu cầu tuyển dụng lao động của 1.000 doanh nghiệp tại Đà Nẵng. Hầu hết các doanh nhgiệp có nhu cầu tuyển công nhân kỹ thuật chiếm một tỷ lệ rất lớn (chiếm 75%), lao động đã qua đào tạo chiếm 25% trong tổng nhu cầu tuyển lao động của doanh nghịêp (bao gồm: bậc đại học chiếm 13%, cao đẳng 2%, trung cấp 10%). Như vậy, có thể thấy nhu cầu hiện nay của các doanh nhgiệp cần thợ nhiều hơn cần thầy, nghĩa là cần lao động công nhân kỹ thuật nhiều hơn là lao động có trình độ đã qua đào tạo, cứ một lao động có trình độ đã qua đào tạo thì cần có ba lao động công nhân kỹ thuật, cụ thể: Biểu 2.8: Nhu cầu tuyển dụng lao động phân theo ngành kinh tế của doanh nghiệp Đà Nẵng năm 2007 ĐVT: % Phân ngành CNKT Trung cấp Cao Đẳng Đại học Tổng số - Nông lâm, thuỷ sản 0 0 0 0 0 - Công nghiệp, xây dựng 90 3 1 6 100 - Thương mại, dịch vụ 54 21 3 22 100 Nguồn : Sở LĐTBXH Đà Nẵng năm 2007. Nhu cầu tuyển dụng lao động công nhân kỹ thuật ở ngành công nghiệp, xây dựng chiếm 90%, ngành thương mại dịch vụ chiếm 54% trong tổng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp ở từng ngành. Lao động có trình độ đã qua đào tạo được doanh nghiệp tuyển dụng tập trung hầu hết ở doanh nghiệp dân doanh, còn nhu cầu tuyển dụng công nhân kỹ thuật tập trung ở doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Nhìn chung, các doanh nghiệp khi tuyển dụng thường gặp một khó khăn là: Nguồn lao động để tuyển ít, chất lượng lao động thấp, lao động có ngành nghề đào tạo không phù hợp với nhu cầu doanh nghiệp… Như vậy, nguồn lao động ở Đà Nẵng cũng như cả nước không những có tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp, không được đào tạo bài bản mà còn đào tạo không sát với yêu cầu thực tế của doanh nghiệp, cho nên vẫn còn một số lượng lớn nguồn lao động đã qua đào tạo bị thất nghiệp cụ thể: tỷ lệ thất nghiệp chung năm 2005 là 5,05% (cả nước là 5,31%), năm 2007 là 5,02%. Trong đó, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo là 59,31%, tuổi đời còn trẻ; nam thất nghiệp nhiều hơn nữ; thành thị thất nghiệp nhiều hơn nông thôn chẳng hạn: Quận Thanh Khê có số người thất nghiệp cao hơn so với các quận, huyện khác, chiếm 26,44% tổng số. Nguyên nhân là do ở quận Thanh Khê trình độ học vấn phổ thông và trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động thấp, hoạt động kinh tế trong thời gian 2006- 2007 gặp khó khăn về thời tiết, di dời giải toả, lao động chuyển đổi nghề cá. Đối với lao động của công nhân kỹ thuật thì tỷ lệ thất nghiệp là 9,75%, cao đẳng đại học là 14,74%. Điều này cho thấy, tỷ lệ thất nghiệp của công nhân kỹ thuật thấp hơn nhiều so với các loại lao động khác, do đó công nhân kỹ thuật dễ hoà nhập vào thị trường lao động để tìm việc làm nhiều hơn. Điều này cũng giải thích vì sao có một lượng đáng kể lao động có bằng cấp phải di chuyển ra khỏi Đà Nẵng để tìm việc làm trong những năm qua. Từ đó gây ra một sự lãng phí lớn trong công tác đào tạo và quan trọng hơn nữa là tạo ra tâm lý chán nản cho nhiều người trong xã hội. Về cơ cấu LLLĐ theo trình độ CMKT gắn với lao động ở Đà Nẵng. Biểu 2.9: Cơ cấu lực lượng lao động chia theo tình trạng lao động và trình độ chuyên môn kỹ thuật ĐVT: % Trình độ CMKT Năm 2006 Năm 2007 LLLĐ (%) LĐ có việc làm LĐ thất nghiệp LLLĐ (%) LĐ có việc làm LĐ thất nghiệp Tổng số 100 95,08 4,92 100 95,05 4,95 CNKT 21,20 20,74 0,47 22,00 21,51 0,48 Trung học 8,51 7,82 0,68 8,59 7,77 0,82 CĐ, ĐH 16,02 15,32 0,70 18,91 18,20 0,71 Không qua đào tạo 54,27 51,20 3,07 50,50 47,57 2,94 Nguồn: Sở LĐTBXH Đà Nẵng năm 2007. Từ kết quả trên cho thấy: Đối với lao động không qua đào tạo có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất, công nhân kỹ thuật thấp nhất, do nhu cầu thị trường chưa bão hoà đối với lực lượng lao động này. Với trung học, Cao đẳng, Đại học trở lên lại thất nghiệp nhiều. Đây là hiện tượng thừa lao động có bằng cấp, hay nói cách khác cơ hội có việc làm cho người có bằng không nhiều hơn lao động kỹ thuật. Chính điều này cũng nói lên được rằng vì sao lao động có bằng cấp di chuyển khỏi Đà Nẵng, do đó dẫn đến sự thiếu hợp lý về cơ cấu cung lao động theo trình độ chuyên môn kỹ thuật. Theo đánh giá của UBND Thành phố Đà Nẵng: cơ cấu đào tạo hiện nay là bất hợp lý, chưa phù hợp với một thành phố phát triển theo hướng công nghiệp, năm 1997 có cấu trúc đào tạo là : Đại học – 0,5, cao đẳng 1, công nhân kỹ thuật -1; Năm 2007 là -0,5, 1, -1,3. Như vậy, cơ cấu đào tạo gần như không thay đổi, mặc dù đào tạo bậc công nhân kỹ thuật có tăng, nhưng vẫn còn thiếu so với nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội. Qua phân tích thực trạng về cung sức lao động ở thành phố Đà Nẵng ta có thể rút ra một số nhận xét như sau: Một là, nguồn cung sức lao động lớn, tăng đều qua các năm một mặt đáp ứng nhu cầu về nguồn cung sức lao động cho nhu cầu tiến hành sản xuất kinh doanh. Mặt khác, cũng có những khó khăn nhất định nguồn cung sức lao động tăng đều qua các năm trở thành sức ép đối với cầu trong giải quyết việc làm cho người lao động. Hai là, lực lượng lao động đa số trẻ, có trình độ học vấn nên dễ tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật, luôn luôn tự rèn luyện phấn đấu để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật và học hỏi kinh nghiệm. Ba là, sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương đối với nguồn cung sức lao động tạo điều kiện thuận lợi cho cung lao động phát triển. Như vậy, có thể nói rằng nguyên nhân của các vấn đề nên trên chính là ở chỗ Cung lao động tăng là do việc di dân từ các nơi khác đến trong nhiều năm đã đem lại cho Đà Nẵng một lực lượng lao động đáng kể. Xem xét cấu thành cung sức lao động trong sự tăng trưởng chung của dân số thì “ Tốc độ tăng bình quân của lực lượng lao động về dân số trong độ tuổi lao động cao hơn nhiều so với tốc độ tăng dân số tự nhiên. Tốc độ tăng dân số cơ học lớn hơn tốc độ tăng dân số tự nhiên”; do chính sách thu hút nhân tài của thành phố; Cơ cấu lao động chưa hợp lý, sự mất cân đối trong đào tạo ở các cơ sở trường, trung tâm, tâm lý của người dân. Sự kiểm tra, giám sát của nhà nước thực hiện chưa triệt để do hệ thống dịch vụ việc làm hoạt động kém hiệu quả, trình độ công nhân kỹ thuật đào tạo chưa bài bản nên chất lượng thấp. 2.2.1.2. Thực trạng về cầu hàng hóa sức lao động * Số lượng và cơ cấu cầu lao động Năm 2007, số doanh nghiệp đóng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng là 6.715 doanh nghiệp, với tổng số vốn 9.734, 2 tỷ đồng. Hàng năm các doanh nghiệp giải quyết gần 2,5 vạn lao động cho thành phố, nâng tổng số lao động có việc làm trong các loại hình doanh nghiệp lên 220.000 lao động. Tốc độ tăng trưởng kinh tế ở Đà Nẵng trong những năm qua liên tục tăng và ổn định, năm sau cao hơn năm trước đã tác động tích cực và tạo điều kiện cho việc nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo, tạo ra nhiều chỗ làm mới. Tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn (giá so sánh với năm 1994) đạt 3.390,2 tỷ đồng năm 2000, đến năm 2006 tăng lên 6.776,2 tỷ đồng, năm 2007 tăng lên 7.670,5 tỷ đồng. Trên thực tế trong những năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố bình quân trên 12%, giai đoạn 2001- 2006 là 12,47% (cả nước tăng 7,5%). Năm 2007 tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 12,5%. GDP bình quân đầu người đến năm 2006 đạt trên 1.000 USD/ người. Chính tốc độ tăng trưởng kinh tế là nguyên nhân dẫn đến tổng cầu lao động của thành phố tăng. Giai đoạn 1997- 2000, số lao động được giải quyết việc làm tăng bình quân hàng năm là 4,6%/ năm, giai đoạng năm 2001-2006 là 12,1%/năm [49]. Điều đáng chú ý, từ khi thực hiện đề án “ có việc làm” của thành phố, số lao động được giải quyết việc làm trong 3 năm 2005-2007 tăng 45% so với số lao động được giải quyết việc làm 3 năm trước đó 2002-2004. Biểu 2.10: Lao động có việc làm và số việc làm mới tạo ra ĐVT: Người Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tổng số LĐcó việc làm Trong đó: - Nữ - Khu vực thành thị - Phân theo ngành kinh tế + Nông, lâm, ngư +công nghiệp,xây dựng + Thương mại, dịch vụ 319.750 155.974 248.865 79.010 111.976 128.763 330.675 160.377 256.799 76.188 118.216 136.271 341.218 166.094 256.064 72.918 124.545 143.755 351.836 171.113 273.741 69.312 131.024 151.501 363.478 180.096 283.512 65.426 138.122 159.930 375.000 186.750 296.250 60.000 150.000 169.430 386.520 192.905 305.727 56.198 157.604 177.574 Số việc làm mới tạo ra 18.500 19.800 22.120 24.136 30.543 32.101 33.185 Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác ngành LĐTBXH Đà Nẵng năm 1997-2007. Nhìn chung, tổng cầu lao động của thành phố tăng phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Nếu năm 2001 tổng cầu lao động của thành phố là 319.750 người thì năm 2006 tổng cầu tăng lên 375.000 người, đến năm 2007 tăng lên 386.520 người, bình quân giai đoạn năm 2001-2006 cầu thực tế lao động của doanh nghiệp tăng trên 10.000 người. Cầu lao động Nữ tăng từ 155.974 người năm 2001, lên 192.905 người năm 2007, bình quân giai đoạn từ năm 2001-2006 tăng gần 6.000 người. Sở dĩ, cầu lao động Nữ tăng lên là do ngành dệt, may mặc, giày da phát triển nên nhu cầu lao động nữ nhiều hơn nam (biểu 2.10). Xét theo cơ cấu ngành kinh tế, xu hướng này có chuyển biến tích cực theo hướng tăng dần lao động trong các ngành công nghiệp, xây dựng, thương mại và dịch vụ cụ thể: Nếu như năm 2001 lao động có việc làm trong ngành công nghiệp, xây dựng là 111.976 người (chiếm tỷ lệ 35,02%) thì năm 2007 tăng lên 157.604 người (chiếm 40,26%). Ngành thương mại, dịch vụ từ 128.763 năm 2001(chiếm 40,27%) đến năm 2007 tăng lên 177.574 (chiếm 45,37%). Sự tăng lên này là do hệ quả tất yếu của việc tăng trưởng kinh tế theo hướng phát triển đa dạng và hiện đại. Riêng ngành nông, lâm, ngư nghiệp giảm liên tục từ 79.010 người năm 2001 xuống còn 56.198 người. Nguyên nhân số lao động trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp giảm là do: Một là, diện tích đất gieo trồng, đất nông nghiệp, đất trồng cây lâu năm giảm liên tục trong nhiều năm qua, chủ yếu là do quy hoạch chuyển đổi mục đích sử dụng cụ thể là diện tích đất gieo trồng năm 2000 là 17.824 ha, năm 2006 là 13.568 ha; Diện tích đất nông nghiệp năm 2000 12.384 ha xuống còn 9.235 ha năm 2006; Hai là, do năng suất lao động trong ngành nông nghiệp tăng lên: kỹ thuật canh tác hiện đại, sử dụng phân bón, hoá chất và cơ giới hoá trong nhiều khâu canh tác đã giải phóng một lượng lớn ra khỏi ngành trồng trọt. Ngoài ra, tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn tăng lên đều đặn. Từ mức độ 75,8% trong năm 2000 (tính cho dân số 15 tuổi trở lên), hiện nay đã tăng lên đến hơn 90% trong năm 2007 Số lao động trong ngành thuỷ sản giảm xuống cả về cơ cấu lẫn số lượng, tuy nhiên về sản lượng đánh bắt xa bờ hàng năm tăng lên. Năng xuất lao động ngành này tăng do mức độ cơ giới, trang thiết bị đã có sự thay đổi. Một trong những nguyên nhân khác làm cho cầu lao động của Đà Nẵng tăng cao là do tổng số vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tăng cao, giai đoạn năm 2001-2005 ước đạt 25.157 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân 25,57%/năm, gấp 4,4 lần so với giai đoạn 1997-2000, chủ yếu là vốn huy động trong nước. Năm 2006, tổng vốn đầu tư thành phố ước đạt 10.101 tỷ đồng. Về vấn đề giải quyết việc làm có mối quan hệ với tăng trưởng kinh tế. Nếu giai đoạn 1997-2007, hệ số co giãn số giải quyết việc làm tại Đà Nẵng so với GDP là 4,8 (nghĩa là, cứ tăng 1% GDP giai đoạn 1997-2007, thì giải quyết việc làm tăng 4,8%, chỉ số này so với cả nước là 3,3%). Đây là chỉ số cao, nguyên nhân là do giai đoạn này một số ngành như giày da, may mặc, chế biến thuỷ sản vv…phát triển nên sử dụng nhiều lao động. Biểu 2.11: Lao động được giải quyết việc làm phân theo thành phần kinh tế giai đoạn 2001-2007 của Đà Nẵng ĐVT: người Năm Tổng cộng Chia ra Khu vực nhà nước Khu vực doanh dân Khu vực FDI Chương trình dự án Công tác XKLĐ 2001 18.500 6.919 4.497 3.462 3.361 492 2002 19.800 5.968 6.183 4.388 2.965 296 2003 22.120 5.975 6.750 6.620 2.605 358 2004 24.136 4.585 8.078 7.428 4.045 210 2005 30.543 2.036 10.901 6.214 11.258 134 2006 32.101 4.225 14.350 6.499 6.774 235 2007 33.185 4.263 14.910 8.194 6.873 20 TC 180.385 33.971 65.669 42.805 37.881 1.763 Nguồn: Báo cáo tổng kết Sở TBLĐXH Đà Nẵng 2001-2007. Từ biểu 2.11 cho thấy: Khu vực doanh dân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ở Đà Nẵng thu hút lao động nhiều hơn và có xu hướng tăng cao. Giai đoạn từ năm 1997- 2000, khu vực doanh dân giải quyết việc làm tăng bình quân là 6,94%, giai đoạn 2001-2007 tăng cao hơn là 10,22%. Giai đoạn 1997-2000, khu vực FDI giải quyết lao động không tăng, tuy nhiên giai đoạn 2001-2007, với việc đổi mới cơ chế thu hút vốn đầu tư nước ngoài, nhiều dự án lớn được đầu tư và triển khai, do vậy giải quyết việc làm trong giai đoạn này tăng bình quân 15,44%. Khu vực nhà nước giải quyết việc làm tăng ít, chủ yếu là tuyển dụng thay thế lao động dôi dư do sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước. Giải quyết việc làm ngoài nước (xuất khẩu lao động) của Đà Nẵng có kết quả không cao như ở các tỉnh thành khác. Bên cạnh đó, các chương trình dự án như quỹ cho vay giải quyết việc làm của thành phố được thành lập từ năm 1992, nhưng đến nay quỹ đã đạt trên 46 tỷ đồng. Mặc dù vốn nhỏ, chỉ chiếm 0,45% vốn đầu tư phát triển của năm 2006, với sự quay vòng vốn doanh số cho vay đạt hơn 108 tỷ đồng, để triển khai trên 4.400 dự án nhỏ, giải quyết vịêc làm cho trên 20.000 lao động, chiếm 9,5 % tổng số lao động được giải quyết. Các dự án chủ yếu trong các ngành, nghề dịch vụ (chiếm 55%), chế biến, nuôi trồng thuỷ sản(chiếm 22%); công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề (chiếm 23%). Mặc dù, số lao động tìm được việc làm là cao, nhưng sức ép về việc làm của thành phố cũng ngày càng lớn, do số lao động hàng năm tăng thêm, bộ đội xuất ngũ về địa phương, số học sinh ra trường tìm việc làm, số lao động chuyển đổi ngành nghề do quá trình đô thị hoá, số lao động do chính sách thu hút nhân tài của thành phố. Hàng năm ước tính phải giải quyết việc làm trên 50.000 lao động, tuy nhiên thành phố mới chỉ đáp ứng từ 32.000-35.000 lao động. Chất lượng của cầu lao động là một trong những vấn đề đáng quan tâm, có thể xem biểu Biểu 2.12: Lao động làm việc phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật ĐVT: Người Trình độ chuyên môn kỹ thuật Tổng số lao động Thành thị Nông thôn Chưa qua đào tạo 188.340 154.030 34.310 CNKT không bằng 54.050 45.480 8.570 Có chứng chỉ nghề 23.130 21.200 1.930 Có bằng nghề 8.010 7.370 0.640 Trung học chuyên nghiệp 30.760 28.230 2.530 Cao đẳng 10.880 10.120 0.770 Đại học 60.330 58.520 1.810 Thạc sĩ trở lên 0.860 0.820 0.040 Nguồn: Sở TBLĐXH năm 2007. Từ biểu 2.12 cho thấy: Lao động đang làm việc phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật có số lao động chưa qua đào tạo có 188.340 người, chiếm 50,04% cao hơn so với lao động đã qua đào tạo, trong đó thành thị có 154.030 người, chiếm 47,28%. Nếu so với năm 2006 là 196.630 người con số này có giảm nhưng không đáng kể. Lao động công nhân kỹ thuật có 85.190 người, chiếm tỷ lệ 22,63%. Lao động có trình độ cao đẳng, đại học có 72.070 người, chiếm tỷ lệ 19,1 % trong đó thạc sĩ trở lên có 860 người, thành thị có 820 người đang làm việc. Như vậy, lao động chưa qua đào tạo ngày càng có xu hướng giảm dần, trong khi đó lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật ngày càng tăng. Nguyên nhân là do sự phát triển của khoa học, kỹ thuật cũng như sự phát triển kinh tế- xã hội, ngày càng đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật nhiều hơn nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường sức lao động. Tuy nhiên, sự phân bố trình độ lao động không đồng đều giữa thành thị và nông thôn, đặc biệt là lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên chủ yếu là tập trung ở thành thị. Do đó, nó tạo ra sự mất cân đối giữa cung, cầu thị trường lao động. Xét cầu thực tế lao động có việc làm phân theo nhóm nghề đang làm việc. Biểu 2.13: Cơ cấu lao động có việc làm phân theo nhóm nghề đang làm việc Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2007 Chung Nam Nữ Quản lý trong các cấp, ngành và cơ quan, đơn vị CMKT bậc cao trong các lĩnh vực tự nhiên, KHKT CMKT bậc trung trong các lĩnh vực tự nhiên, KHKT Nhân viên văn phòng Nhân viên dịch vụ cá nhân, bảo vệ, bán hàng có kỹ thuật Lao động có kỹ thuật trong nông- lâm- thuỷ sản Thợ thủ công có kỹ thuật, các thợ kỹ thuật khác có liên quan Thợ có kỹ thuật lắp ráp và vận hành máy móc, thiết bị Lao động giảm đơn 1,06 5,93 5,80 3,10 21,59 4,48 23,52 8,53 25,98 1,74 14,95 9,43 1,41 21,85 1,16 18,83 9,20 21,43 2,88 15,82 8,53 1,34 11,80 2,09 27,59 12,02 17,93 0,58 14,05 10,35 1,49 32,12 0,21 9,87 6,32 25,00 Tổng số 100,00 100,00 100,00 100,00 Nguồn: Sở LĐTBXH năm 2007. Theo báo cáo kết quả điều tra lao động việc làm năm 2007 của thành phố Đà Nẵng, lao động có việc làm tập trung ở các nhóm nghề như: nhân viên dịch vụ cá nhân, bảo vệ, bán hàng có kỹ thuật, chiếm 21,85% và thợ thủ công có kỹ thuật, thợ lắp rắp máy chiếm 28,03%. Lao động giảm đơn cũng chiếm tỷ trọng lớn trong lao động có việc làm (chiếm 21,43%), đây cũng là một khó khăn trong việc nâng cao năng suất lao động, nâng cao sức cạnh tranh trên địa bàn. Còn lao động quản lý, lao động trung cao trong lĩnh vực khoa học, kỹ thuật và tự nhiên chiếm 26,12% số người tham gia lao động. Lao động nữ chiếm đa số trong lĩnh vực dịch vụ bán hàng bằng 32,12%. Trong khi đó lao động nam chiếm phần lớn trong nhóm thợ thủ công, thợ kỹ thuật và bộ phận vận hành máy móc thiết bị chiếm 39,61%. Lao động có việc làm trong ngành nông, lâm, thuỷ sản chiếm một tỷ lệ thấp là 1,16%. Như vậy, nhìn một cách tổng thể về cơ cấu nghề nghiệp của lao động có sự thay đổi theo hướng phát triền nhanh chóng của xã hội. Trong đó nổi bật là số lao động giản đơn và lao động trong ngành nông, lâm thuỷ sản giảm, tỷ lệ lao động có trình độ trung cao cấp tăng lên, tỷ lệ nhân viên văn phòng giảm xuống. Cơ cấu nghề nghiệp đã chuyển hướng theo xu thế số người tham gia lao động trực tiếp có kỹ thuật ngày càng nhiều. Điều này chứng tỏ, chất lượng cầu lao động đang ngày một tăng cao, người lao động tham gia vào thị truờng sức lao động buộc phải không ngừng đào tạo và đào tạo lại để nâng cao trình độ chuyên môn, phù hợp với sự phát triển của xã hội. Ngoài ra, chất lượng cầu cũng được phản ánh một cách rõ nét qua cuộc điều tra khảo sát nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp năm 2007. Tham gia cuộc điều tra có 1000 doanh nghiệp, trong đó có 624 doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng với tổng nhu cầu là 9.850 lao động (công nghiệp xây dựng có 154 doanh nghiệp tương ứng 6210 lao động; thương mạ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan van lần cuối.doc
  • docbia ngoai.doc
Tài liệu liên quan