Luận văn Phương hướng và giải pháp hoàn thiện phân tích tình hình tài chính với việc nâng cao hiệu quả quản lý tài chính và năng lực đấu thầu của tổng công ty xây dựng công trình giao thông I

Là một doanh nghiệp nhà nước ra đời và phát triển qua nhiều giai đoạn của đất nước, CIENCO 1 được đánh giá là doanh nghiệp mạnh về tổ chức quản lý với đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật và công nhân kỹ thuật tính đến tháng 7/2005 như sau:

Tiến sĩ, thạc sỹ: 6 người

Kỹ sư, cử nhân: 1739 người

Cao đẳng, trung cấp: 442 người

Công nhân kỹ thuật: 6912 người

Tổng cộng: 9099 người chiếm 68,48 % tổng số lao động trong Tổng công ty, trong khi đó tỷ lệ này ở CIENCO 8 là 55,3% và ở Binh đoàn Trường Sơn là 49,2%.

 

doc90 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1521 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phương hướng và giải pháp hoàn thiện phân tích tình hình tài chính với việc nâng cao hiệu quả quản lý tài chính và năng lực đấu thầu của tổng công ty xây dựng công trình giao thông I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đồng nhất do dựa trên các tiêu thức khác nhau để thu thập số liệu hạch toán. Doanh thu của Tổng công ty không đồng đều trong năm. Tùy thuộc vào quy định và hình thức quản lý dự án đầu từ cuả từng dự án chủ đầu tư tạm ứng hoặc thanh toán vốn theo từng đợt, thông thường doanh thu thường tăng cao vào những tháng cuối năm, Tổng công ty luôn xem xét phân bổ chi phí hợp lý, mua sắm vật tư tài sản nhằm sử dụng vốn tiết kiệm, giảm lãi vay. Tuy vậy việc điều hòa vốn giữa các đơn vị thành viên trong Tổng công ty từ đơn vị thừa sang đơn vị thiếu còn nhiều hạn chế mặc dù điều này đã được nêu rất rất rõ trong quy chế quản lý tài chính của Tổng công ty. Vai trò của phân tích tình hình tài chính trong quản lý tài chính Tổng Công ty xây dựng Công trình giao thông I Thông tin tài chính là mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản trị doanh nghiệp, chủ đầu tư và những người quan tâm. Tài liệu chủ yếu để sử dụng để phân tích tình hình tài chính của CIENCO 1 là hệ thống báo cáo tài chính của toàn Tổng công ty và các đơn vị thành viên được lập theo Quyết định số 167/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và từ năm 2003 đến nay được sửa đổi bổ sung theo thông tư số 89/2002/TT-BTC ngày 9/10/2002 và Thông tư số 105/2003/TT-BTC ngày 04/11/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính cho phù hợp với các chuẩn mực kế toán Việt nam và quốc tế. Ngoài ra còn có các tài liệu kế toán khác có liên quan theo yêu cầu của người sử dụng . Trong lĩnh vực xây dựng thông tin tài chính có vai đặc biệt quan trọng đối với chủ đầu tư, nhất là trong qua trình sơ tuyển và lựa chọn đơn vị trúng thầu. Có thể so sánh năng lực tài chính của Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 với một số Tổng công ty khác như sau: Bảng 2.1: Tài sản của các Tổng công ty xây dựng công trình giao thông thời điểm 31/12/2004 Đơn vị tính: triệu đồng Tên Tổng công ty Tổng tài sản Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 1.774.981 Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4 1.495.718 Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 5 1.132.019 Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 6 1.166.505 Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 8 1.242.806 Tổng công ty xây dựng Thăng Long 1.252.457 Tổng công ty xây dựng Trường Sơn 798.906 Tổng công ty xây dựng Sông Đà 1.570.492 Nguồn: báo cáo tài chính của các Tổng Công ty năm 2004 Bảng 2.1 cho thấy CIENCO 1 là Tổng công ty có quy mô tổng tài sản lớn nhất so với các Tổng công ty xây dựng công trình khác , thể hiện tiềm lực về tài chính của đơn vị. Tuy nhiên để phân tích sâu hơn cần căn cứ vào nhiều chỉ tiêu khác. Tại Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1, công tác phân tích tình hình tài chính có vai trò quan trọng là để phục vụ trực tiếp cho yêu cầu quản lý kinh tế tài chính và yêu cầu chỉ đạo điều hành chung của toàn Tổng công ty. Các số liệu được cập nhật kịp thời phục vụ cho công tác lập báo cáo tài chính. Tổng công ty thường xuyên tổ chức tốt khâu kiểm toán nội bộ nhằm chấn chỉnh kịp thời những sai sót tồn tại trong công tác tài chính đưa ra những nhận định chính xác về tình hình tài chính của đơn vị. Hiện nay việc lập báo cáo tài chính còn nhiều bất cập về chế độ chính sách và của bản thân doanh nghiệp gây thiếu thông tin hoặc một số thông tin chưa đủ độ tin cậy cho công tác phân tích tài chính. Ví như hiện nay Tổng công ty chưa lập được báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất toàn Tổng công ty do các đơn vị thành viên thiết lập báo cáo này chưa đồng bộ; thuyết minh báo cáo tài chính còn sơ sài thiếu một số yếu tố như chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố, thu nhập của người lao động, các khoản phải thu và nợ phải trả...bảng cân đối kế toán có một số chỉ tiêu trùng lặp chưa loại trừ được các khoản cho vay phải thu phải trả nội bộ giữa các đơn vị thành viên. Do vậy việc phân tích tình hình tài chính hiện tại mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá một số chỉ tiêu cơ bản , đơn giản phục vụ cho cán bộ lãnh đạo Tổng công ty, cơ quan quản lý Nhà nước và ngân hàng. 2.2. Thực trạng phân tích tình hình tài chính với việc quản lý tài chính của Tổng Công ty xây dựng Công trình giao thông I Nhiệm vụ công tác quản lý tài chính của Tổng công ty Xuất phát đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty, công tác tài chính kế toán đề ra nhiệm vụ chung cho toàn hệ thống. Nhiệm vụ xuyên suốt là chủ động xây dựng kế hoạch thu chi tài chính bằng các nguồn vốn trung, dài và ngắn hạn; thường xuyên giám sát, hướng dẫn bộ máy tài chính kế toán tại các đơn vị thành viên, ban điều hành, chi nhánh trực thuộc cập nhật , thực hiện theo Luật kế toán, chuẩn mực kế toán và các quy định khác của Nhà nước; chi tiêu tài chính đúng chế độ, đảm bảo tiết kiệm , hiệu quả, chống thất thoát. Trong thời gian qua công tác quản lý tài chính được triển khai trên các khía cạnh sau: Phân tích bảo toàn, phát triển vốn của Tổng công ty Tăng cường công tác quản lý vốn, tài sản doanh nghiệp. Thành lập đoàn kiểm tra đánh giá lại tài sản chuẩn bị cho công tác cổ phần hoá các đơn vị thành viên, đánh giá lại giá trị hiện tại của tài sản, phân rõ nguồn hình thành; phát huy hiệu quả sử dụng vốn cố định, vốn lưu động, tích cực thu hồi nợ của chủ đầu tư. Thực hiện tốt chế độ hạch toán kinh doanh, ghi chép và theo dõi tài chính, phân phối lợi nhuận, chấp hành nghiêm túc nghĩa vụ thu nộp ngân sách của Nhà nước. Tăng cường công tác kiểm soát, quản lý thu chi ở các ban điều hành, ban dự án... Thực hiện công khai tài chính theo luật định. Kiểm tra, đôn đốc việc thanh quyết toán công nợ kịp thời đối với các nhà thầu phụ, nhà cung cấp vật liệu, tín dụng, tránh xảy ra khiếu kiện. Chủ động tham mưu đề xuất với Hội đông quản trị, Ban giám đốc xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật, xây dựng quỹ tiền lương. Tổ chức tập huấn phổ biến chế độ kế toán mới nhằm nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ kế toán . Thực hiện công tác báo cáo tài chính phục vụ công tác quản lý của Tổng công ty. Qua xem xét thực tế việc sử dụng báo cáo tài chính trong phân tích tình hình tài chính phục vụ công tác quản lý tài chính , Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 đã thực hiện công tác phân tích tình hình tài chính thể hiện trên các mặt sau: Đánh giá khái quát tình hình tài chính với việc quản lý tài chính của Tổng công ty Để đánh giá khái quát tình hình tài chính , thông qua số liệu hàng năm thể hiện trên báo cáo tài chính Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 đã thực hiện xác định việc tăng giảm của tổng tài sản, nguồn vốn và việc tăng giảm của từng loại tài sản, nguồn vốn cụ thể. So sánh mức tăng, giảm của tổng tài sản , nguồn vốn bằng số tuyệt đối và bằng tỷ lệ cuối kỳ và có nhận xét về quy mô của Tổng công ty tăng hay giảm. Trên cơ sở tính toán tỷ trọng của từng loại tài sản , nguồn vốn với tổng số đưa ra nhận xét về vị trí của từng loại tài sản đối với doanh nghiệp giúp cho Tổng công ty thấy được mức độ tự chủ về tài chính. Trên cơ sở số liệu của bảng cân đối kế toán, Tổng công ty tiến hành phân tích tình hình cân đối giữa tài sản và nguồn vốn như sau: Nguồn vốn chủ sở hữu < tiền + hàng tồn kho + chi phí trả trước +chi phí chờ kết chuyển + chi sự nghiệp + tài sản cố định Năm 2003: 168.105.023.172< 489.959.219.019 = 94.335.206.786 +2.292.855.807 + 19.393.544.372 + 39.307.046.239 + 70.000.305 + 334.560.566.230 Năm 2004: 183.417.598.387 < 550.742.091.725 = 111830412826 + 6854104098 + 12289947117 + 48202432931 + 70000305 + 371495194448 Qua số liệu phân tích , Tổng công ty đưa ra nhận xét , CIENCO 1 có sự thiếu hụt trầm trọng nguồn vốn chủ sở hữu để trang trải cho những tài sản cần thiết cho sản xuất kinh doanh. Để có nguồn tài trợ cho sự thiếu hụt này Tổng công ty phải huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ mọi kênh khác nhau: ngân hàng, cán bộ công nhân viên thậm chí phải chiếm dụng vốn của một số doanh nghiệp khác... Về tình hình sử dụng tài sản và nguồn vốn hiện nay, Tổng công ty thường phân tích cả về số biến động tương đối và tuyệt đối của từng loại tài sản, nguồn vốn. Chẳng hạn có thể xem xét sự biến động của tài sản ở Tổng công ty qua bảng 2.2 và 2.3 . Sau khi tính toán các số liệu trên, phòng Kế toán Tổng công ty đã đưa ra nhận xét: Quy mô tài sản của Tổng công ty có chiều hướng tăng nhanh, trong đó tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn tăng nhanh hơn tài sản cố định. Tài sản lưu động vầ đầu tư ngắn hạn tăng chủ yếu do tăng các khoản phải thu (cuối năm 2004 tăng 83,54% so với đầu năm 2004) chứng tỏ Tổng công ty đã mở rộng chính sách cung cấp tín dụng cho các khách hàng và đối tác, rủi ro tài chính trong khâu thanh toán tăng, công tác thu hồi nợ của Tổng công ty chưa hiệu quả. Nguyên nhân do các công trình thi công của Tổng công ty phần lớn sử dụng nguồn vốn ngân sách, thời gian thi công kéo dài, công tác thanh quyết toán gặp nhiều khó khăn. Trong năm 2004 hàng tồn kho của Tổng công ty đầu năm tăng 22,27% bằng 51.517 triệu đồng so với đầu năm , điều này do các công trình thi công kéo dài qua nhiều năm , các chi phí bỏ ra để thi công chưa thể quyết toán mà treo ở khoản mục chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang và các khoản đầu tư tài chính dài hạn tăng cao ( cuối năm 2004 đầu tư tài chính dài hạn tăng 70,92% bằng 773 triệu đồng so với đầu năm 2004 , chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng 91,59% bằng 1.874 triệu đồng so với đầu năm ) chứng tỏ Tổng công ty vừa tập trung góp vốn liên doanh, đầu tư dài hạn nhằm đa dạng hoá , phân tán rủi ro kinh doanh đồng thời chú trọng xây dựng nhà xưởng, văn phòng mua sắm tài sản cố định phục vụ thi công phát triển sản xuất theo chiều sâu. Bảng 2.2 Phân tích tình hình biến động quy mô tài sản của Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 năm 2004 Tài sản Mã số Số đầu năm Số cuối năm Tăng giảm (triệu đồng) (triệu đồng) Số tuyệt đối (triệu đồng) Số tương đối (%) 1 2 3 4 5 6=5-4 7=6/4 A. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn (100=110+120+130+140+150+160) 100 913.109 1.395.128 482.019 52,79% I. Tiền 110 94.335 111.830 17.495 18,55% II Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 18 18 0 0,00% III Các khoản phải thu 130 487.610 894.974 407.364 83,54% IV. Hàng tồn kho 140 231.279 282.796 51.517 22,27% V Tài sản lưu động khác 150 99.795 105.438 5.643 5,65% VI Chi sự nghiệp 160 72 72 0 0,00% B. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn (200=210+220+230+240+241) 200 338.402 379.852 41.450 12,25% I Tài sản cố định 210 334.962 371.496 36.534 10,91% II Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 220 1.090 1.863 773 70,92% III Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 2.046 3.920 1.874 91,59% IV. Các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn 240 304 2.573 2.269 746,38% Tổng cộng tài sản (250=100+200) 250 1.251.511 1.774.980 523.469 41,83% Nguồn: báo cáo tài chính của Tổng Công ty xây dựng công trình giao thông 1 Bảng 2.3 : Phân tích tình hình biến động quy mô nguồn vốn của Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 năm 2004 nguồn vốn Mã số Số đầu năm Số cuối năm Tăng giảm (triệu đồng) (triệu đồng) Số tuyệt đối (triệu đồng) Số tương đối (%) 1 2 3 4 5 6=5-4 7=6/4 A. Nợ phải trả (300=310+320+330) 300 1.083.406 1.591.564 508.158 46,90% I. Nợ ngắn hạn 310 940.558 1.411.566 471.008 50,08% II Nợ dài hạn 320 124.161 160.285 36.124 29,09% III Nợ khác 330 18.687 19.713 1.026 5,49% B.Nguồn vốn chủ sở hữu (400=410+420) 400 168.105 183.417 15.312 9,11% I. Nguồn vốn , qũy 410 167.696 183.400 15.704 9,36% II Nguồn kinh phí, qũy khác 420 409 17 -392 -95,84% Tổng cộng nguồn vốn (430=300+400) 430 1.251.511 1.774.981 523.470 41,83% Nguồn: báo cáo tài chính của Tổng Công ty xây dựng công trình giao thông 1 2.2.2.Phân tích cơ cấu nguồn vốn và tình hình bảo đảm nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh với việc quản lý tài chính của Tổng công ty Để xem xét khả năng kinh doanh lâu dài của doanh nghiệp đối với việc thoản mãn các khoản nợ vay dài hạn cần phân tích cơ cấu nguồn vốn và tình hình bảo đảm nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh được liên tục và có hiệu quả. Việc phân tích cho phép trả lời những câu hỏi sau: Cấu thành nguồn vốn của doanh nghiệp thế nào, có lợi về mặt tài chính cho doanh nghiệp không ? Doanh nghiệp có thể huy động vốn từ đâu ? Trong điệu kiện nào doanh nghiệp có thể sử dụng vốn vay mượn vào kinh doanh để lại lợi ích cho chủ sở hữu ? Khả năng, mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp. Thực tế khảo sát cho thấy đa số doanh nghiệp không quan tâm đến việc phân tích cơ cấu nguồn vốn và tình hình bảo đảm nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhưng Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 là một trong những doanh nghiệp quan tâm đến vấn đề này. Bảng 2.4 sau đây là dẫn chứng cho việc phân tích cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản của Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1. Bảng 2.4 : Bố trí cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn 2004 TT Chỉ tiêu Số đầu kỳ Số cuối kỳ Số tuyệt đối (tr.đồng) Tỷ trọng (%) Số tuyệt đối (tr.đồng) Tỷ trọng (%) A Nguồn vốn I Nợ phải trả 1.083.406 86,57% 1.591.564 89,67% II Nguồn vốn chủ sở hữu 168.105 13,43% 183.417 10,33% Tổng nguồn vốn 1.251.511 1.774.981 B Tài sản I Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 913.109 72,96% 1.395.128 78,60% II Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 338.402 27,04% 379.853 21,40% Tổng tài sản 1.251.511 1.774.981 Nguồn: báo cáo tài chính Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 Căn cứ số liệu tại bảng 2.4 đội ngũ phân tích tài chính của Tổng công ty nhận xét: Cơ cấu tài sản cố định nằm trong khoảng từ 20 đến 30% là phù hợp với đặc thù của ngành xây dựng . Năm 2004 có sự sụt giảm trong cơ cấu tài sản cố định và đầu tư dài hạn từ 27,04% xuống còn 21,40 do thiếu vốn để đầu tư mua sắm mới TSCĐ. Tỷ trọng tài sản cố định giảm do một số TSCĐ thanh lý khi hết thời hạn sử dụng, cơ cấu tài sản lưu động tăng ó xu hướng giảm có thể gây bất lợi cho Tổng công ty trong điều kiện cạnh tranh trên thị trường. Một số đơn vị thành viên của Tổng công ty mua sắm tài sản cố định bằng nguồn vốn vay ngắn hạn đáp ứng nhu cầu bức thiết của hoạt động sản xuất. Đây thực sự là nguồn tài trợ hết sức mạo hiểm , có thể làm cho các doanh nghiệp này dẫn đến tình trạng không có khả năng thanh toán các món nợ đến hạn. Tỷ trọng nợ phải trả chiếm đa số trong tổng nguồn vốn của Tổng công ty và có xu hướng tăng lên : đầu kỳ nợ phải trả chiếm 86,57% tổng nguồn vốn đến cuối kỳ chiếm 89,67% tổng nguồn vốn , trong khi đó vốn chủ sở hữu lại chiếm tỷ lệ quá nhỏ bé so với nhu cầu vốn của đơn vị, chứng tỏ khả năng độc lập về tài chính thấp. Bên cạnh đó với số nợ lớn như vậy hàng tháng Tổng công ty còn phải lãi lớn, khả năng vay nợ thêm gặp nhiều khó khăn chi phí sản xuất kinh doanh tăng lên. Từ đây các cán bộ phân tích kiến nghị Tổng công ty cải thiện các chỉ tiêu này bằng cách cần đẩy nhanh tốc độ thanh quyết toán công trình nhằm thu hồi vốn đầu tư, tăng khả năng vay vốn ngân hàng đáp ứng nhu cầu sản xuất. 2.2.3. Phân tích tình hình và khả năng thanh toán với việc quản lý tài chính của Tổng công ty Tình hình và khả năng thanh toán các khoản phải thu và các khoản phải trả là một chỉ tiêu khá sát thực đánh giá chất lượng hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có hoạt động tài chính tốt, lành mạnh là doanh nghiệp thanh toán kịp thời các khoản nợ phải trả và thu kịp thời các khoản nợ phải thu, tránh được tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau cũng như tình trạng công nợ dây dưa kéo dài, tình trạng tranh chấp mất khả năng thanh toán. Hiện nay Tổng công ty đã tính toán một số chỉ tiểu phản ánh tình hình công nợ và khả năng thanh toán trong thuyết mình báo cáo tài chính, so sánh cuối kỳ so với đầu kỳ để biết tình hình tăng giảm và đưa ra nhận xét khái quát về khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Việc tính toán các chỉ tiêu đánh giá tình hình và khả năng thanh toán được phòng kế toán Tổng công ty lập thể hiện qua bảng 2.5. Dựa vào bảng 2.5 các cán bộ kế toán Tổng công ty cho ý kiến: Hệ số thanh toán tổng hợp qua 2 năm 2003 , 2004 đều > 1 chứng tỏ Tổng công ty có khả năng thanh toán hết mọi công nợ. Hệ số thanh toán nhanh giảm rõ rệt từ 0,1003 vào năm 2003 xuống còn 0,0792 đây là một chiều hướng xấu chứng tỏ lượng tiền của Tổng công ty đang bị ứ đọng tại các công trình dở dang chưa quyết toán. Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu lại ở mức cao năm 2004 là 8,6773 . Điều này có nghĩa với 1 đồng vốn sở hữu bỏ ra thì Tổng công ty cần đến 6,5 đồng vốn vay để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu điều này còn tiếp diễn nguy cơ giảm khả năng thanh toán thậm chí mất khả năng thanh toán ở một số đơn vị thành viên có thể xảy ra. Tỷ lệ các khoản nợ phải thu so với các khoản nợ phải trả năm 2003 là 0,4501 trong khi sang năm 2004 tăng lên 0,5623 chứng tỏ các khoản nợ phải trả và các khoản nợ phải thu của Tổng công ty đều tăng lên, các khoản nợ phải trả nhiều hơn, Tổng công ty thiếu vốn lưu động và phải đi chiếm dụng vốn của khách hàng. Bảng 2.5 : Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 TT Chỉ tiêu Đơn vị Mã số 31/12/2003 31/12/2004 Tăng giảm 1 Tổng số nợ phải trả tr.đồng 300 1.083.406 1.591.564 508.158 2 Tổng tài sản tr.đồng 250 1.251.511 1.774.981 523.470 3 Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn tr.đồng 100 913.109 1.395.128 482.019 4 Tổng nợ phải thu tr.đồng 130 487.610 894.974 407.364 5 Nợ ngắn hạn tr.đồng 310 940.558 1.411.566 471.008 6 Nguồn vốn chủ sở hữu tr.đồng 400 168.105 183.417 15.312 7 Tiền và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn tr.đồng 110+120 94.353 111.848 17.495 8 Các chỉ tiêu phản ánh tình hình thanh toán Tỷ suất nợ phải trả tổng quát (300/250) 0,8657 0,8967 0,0310 Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu (300/400) 6,4448 8,6773 2,2325 Tỷ lệ các khoản nợ phải thu so với các khoản nợ phải trả (130/300) 0,4501 0,5623 0,1123 9 Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán Hệ số thanh toán nhanh ((110+120)/310) 0,1003 0,0792 -0,0211 Hệ số khả năng thanh toán tổng hợp (250/300) 1,1552 1,1152 1,0301 Nguồn: báo cáo tài chính của Tổng Công ty xây dựng công trình giao thông 1 Cuối cùng phòng kế toán Tổng công ty kết luận mặc dù khả năng thanh toán của Tổng công ty có tăng lên, song nợ phải trả cũng tăng nhiều hơn , mức chủ động về tài chính bị giảm đi. Do vậy Tổng công ty đang tìm mọi biện pháp đòi nợ, thúc đẩy thanh toán nợ đúng hạn, tăng thời gian luân chuyển vốn , hạn chế các khoản phải thu khó đòi , tránh phải đi chiếm dụng vốn của doanh nghiệp khác. 2.2.4.Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh với việc quản lý tài chính của Tổng công ty * Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng quát Căn cứ số liệu trên báo cáo tài chính và số liệu tập hợp đến hết quý II năm 2005 phòng Tài chính Tổng công ty đã lập bảng phân tích đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp của CIENCO 1 qua bảng 2.6: Bảng 2.6: Hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp của Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 TT Chỉ tiêu Đơn vị 31/12/2004 30/06/2005 Tăng giảm 1 Doanh thu tr.đồng 1.341.166 645.101 2 Tổng chi phí tr.đồng 1.296.471 692.448 2 Giá vốn hàng bán tr.đồng 1.200.653 641.272 Chi phí BH 1.468 784 Chi phí QL 94.350 50.393 3 Hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp (1/2) 1,0345 0,9316 -0,1029 Từ số liệu của bảng 2.6 Tổng công ty nhận xét năm 2004 cứ một đồng chi phí đầu vào bỏ ra trong kỳ tạo ra 1,0345 đồng doanh thu . Sáu tháng đầu năm 2005 một đồng doanh thu chỉ tạo ra 0,9316 đồng lợi nhuận, nguyên nhân do đầu năm Tổng công ty tập trung vốn đầu tư vào thi công một số công trình lớn nên chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tăng cao chưa thu hồi được trong khi công tác thanh quyết toán tập trung chủ yếu vào dịp cuối năm. * Phân tích hiệu quả sử dụng vốn Hiệu quả sử dụng vốn là một trong những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung phản ánh trình độ sử dụng vốn của doanh nghiệp nói riêng. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty được thể hiện qua các chỉ tiêu lợi nhuận, doanh thu, giá trị sản lượng, còn việc xem xét hiệu quả sử dụng vốn của đơn vị dưới 2 góc độ tài sản và nguồn vốn thể hiện ở bảng 2.7. Điều này chứng tỏ Tổng công ty đã có sự hiểu biết đúng đắn về khái niệm hiệu quả , trong khi hiện nay một số doanh nghiệp còn nhầm lẫn giữa các chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh . Bảng 2.7: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 TT Chỉ tiêu Đơn vị Mã số 31/12/2003 31/12/2004 Tăng giảm 1 Nguồn vốn chủ sở hữu tr.đồng 400 168.105 183.417 15.312 2 Tổng tài sản tr.đồng 250 1.251.511 1.774.981 523.470 3 Doanh thu tr.đồng 01 1.114.221 1.341.166 226.945 4 Lợi nhuận trước thuế tr.đồng 60 18.902 21.757 2.855 5 Lợi nhuận sau thuế tr.đồng 80 14.916 17.772 2.856 6 Lãi tiền vay tr.đồng 31 11.939 19.256 7.317 7 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu (60/01) 0,0170 0,0162 -0,0007 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trê n doanh thu (80/01) 0,0134 0,0133 -0,0001 9 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản 0,0000 Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên trên tổng tài sản (60/250) 0,0151 0,0123 -0,0028 Tỷ suất lợi sau thuế trên tổng tài sản (80/250) 0,0119 0,0100 -0,0019 10 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên nguồn vốn chủ sở hữu (80/400) 0,0887 0,0969 0,0082 Nguồn: báo cáo tài chính của Tổng Công ty xây dựng công trình giao thông 1 Từ bảng 2.7 các cán bộ phân tích Tổng công ty cho ý kiến: Doanh thu và lợi nhuận 2004 đều tăng so với 2003 nhưng do tốc độ tăng không đồng đều cho nên tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2004 giảm so với 2003 (tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu 2004 là 0,0162 và năm 2003 là 0,017). Tình hình tương tự đối với tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản. Đáng chú ý là tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên nguồn vốn chủ sở hữu năm 2004 tăng 0,0082 so với năm 2003 do Tổng công ty đã có cố gắng trong việc thực hành tiết kiệm tự bổ sung nguồn vốn chủ sở hữu, xây dựng và phát triển các quỹ phát triển kinh doanh, quỹ dự trữ tăng cường khả năng tài chính của doanh nghiệp. Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản 2004 giảm so với năm 2003 , năm 2003 một đồng tài sản tạo ra 0,0151 đồng lợi nhuận, năm 2004 con số này là 0,0123 đồng , hiệu quả sử dụng tài sản đã giảm đi. Cơ cấu vốn vay chiếm phần lớn trong tổng nguồn vốn của Tổng công ty , do vậy phân tích khả năng thanh toán lãi vay là mối quan tâm của doanh nghiệp , các nhà đầu tư và các ngân hàng. Trong thời gian qua, chỉ tiêu này được Tổng công ty phân tích như sau: Bảng 2.8 : Phân tích khả năng thanh toán lãi vay TT Chỉ tiêu Đơn vị 31/12/2003 31/12/2004 Tăng giảm 1 Lợi nhuận trước thuế tr.đồng 18.902 21.757 2.855 2 Lãi vay tr.đồng 11.046 15.020 3.974 3 Hệ số thanh toán lãi vay ((1+2)/2 2,711 2,449 -0,263 Từ số liệu của bảng 2.8 các cán bộ phân tích Tổng công ty nhận xét hệ số thanh toán lãi vay từ 2,449 đến 2,711 là chỉ tiêu chấp nhận được. Mặc dù cơ cấu nợ chiếm trên 80% tổng nguồn vốn , với hệ số thanh toán như trên chủ nợ có thể yên tâm về các khoản tiền đầu tư vào CIENCO 1. Hệ số thanh toán lãi vay 2004 thấp hơn 2003 song vẫn ở mức cao điều đó còn chứng tỏ hiệu quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty không những làm ăn có lãi mà có khả năng hoàn trả lãi vay. Với các kết quả phân tích như trên, báo cáo tài chính của Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 đã nhận định vốn chủ sở hữu quá nhỏ bé so với nhu cầu sản xuất kinh doanh của Tổng công ty phải huy động vốn vay và phải đi chiếm dụng vốn của doanh nghiệp khác. Tính tự chủ trong tài chính thấp, tình hình công nợ tương đối cao, khả năng thanh toán thấp. Doanh thu tăng lên nhưng hệ số lợi nhuận giảm, hiệu quả sử dụng vốn chưa cao. Do vậy Tổng công ty cần có biện pháp thu hồi nợ, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Việc tổ chức phân tích tài chính đã được quan tâm và đi vào nền nếp. Mặc dầu vậy hoạt động này cần được tiến hành thường xuyên, nâng cao chất lượng phân tích đáp ứng yêu cầu thông tin cho các đối tượng quan tâm. Điều này đòi hỏi cần tiến hành đồng bộ từ nhiều khâu từ nhận thức từ các nhà quản lý, nâng cao trình độ cán bộ chuyên môn và trang bị thông tin, cơ chế và cơ sở vật chất cho công tác phân tích tài chính. Vấn đề này sẽ được đề cập kỹ hơn ở chương sau. 2.3 Thực trạng năng lực đấu thầu của Tổng Công ty xây dựng Công trình giao thông I 2.3.1.Kết quả đấu thầu của doanh nghiệp trong thời gian gần đây Từ thập kỷ 90 trở lại đây, nước ta phát triển cơ sở hạ tầng nhanh chóng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xây dựng mở rộng thị trường, nhưng cũng là thách thức để đứng vững trước sự cạnh tranh gay gắt không những với các đối thủ trong nước mà cả với các tập đoàn xây dựng quốc tế. Trong hoàn cảnh đó Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 đã vươn lên mạnh mẽ trở thành một Tổng công ty mạnh có uy tín trên thị trường , kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty được thể hiện qua bảng 2.9 . Nhìn vào kết quả kinh doanh của Tổng công ty xây dựng công trình giao t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc735.doc
Tài liệu liên quan