Luận văn Phương pháp dạy học thơ trữ tình Việt Nam hiện đại trong chương trình Văn 6 THCS Hà Nội

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU.

I. Lý do chọn đề tài 2

II. Lịch sử vấn đề. 4

III - Đối tượng nghiên cứu, nhiệm vụ của đề tài, giới hạn đề tài. 10

IV Đóng góp và ý nghĩa của đề tài 10

V Phương pháp nghiên cứu. 11

VI Kết cấu luận Văn 11

PHẦN NỘI DUNG 12

Chương I: Một vài vấn đề lý luận cơ bản 12

I. Phương pháp gợi mở trong dạy học tác phẩm Vănchương ở trường trung học cơ sở 13

II. Về giảng dạy thơ trữ tình ở trường THCS. 20

Chương II. Khảo sát việc vận dụng phương pháp gợi mở trong dạy học tác phẩm thơ trữ tình Việt nam hiện đại trong chương trình SGK, SGV Văn lớp 6 và trong thực tế dạy Văn học ở nhà trường THCS. 24

I. Đặt vấn đề 25

II. Khảo sát vận dụng phương pháp gợi mở trong SGK và SHDGV ở chương trình Văn 6 (chỉnh lý) 25

Chương III: Thể nghiệm vận dụng phương pháp gợi mở trong dạy học một số tác phẩm thơ Việt Nam hiện đại ở lớp 6-THCS Hà Nội 46

I. Mục đích, yêu cầu, phương pháp, địa bàn - thời gian thể nghiệm. 46

II. Quy trình thể nghiệm và đối chứng 46

III Phân tích kết quả thực nghiệm 62

PHẦN KẾT LUẬN 67

PHẦN PHỤ LỤC 71

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 94

 

doc89 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2341 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phương pháp dạy học thơ trữ tình Việt Nam hiện đại trong chương trình Văn 6 THCS Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lượng câu hỏi học sinh trả lời được: 13/14 câu. Số lượng câu trả lời tốt : 8/16 câu. Giờ học không sôi nổi lắm, mạch giảng không liền, học sinh hơi ngại phát biểu. c) Hiệu quả giờ dạy Đa số học sinh chép bài đầy đủ, có theo dõi giờ giảng. Nói chung các em đều nắm được bài. 2. Khảo sát ý kiến của giáo viên và học sinh Trong quá trình thực tập sư phạm, người viết có điều kiện thu thập ý kiến của giáo viên và học sinh có liên quan đến đề tài luận văn.Tuy mới chỉ là những tìm hiểu bước đầu, trên một diện hẹp và quy mô nhỏ nhưng đây cũng là những cố gắng của người viết cộng với sự nhiệt tình giúp đỡ của các thấy cố giáo, các em học sinh và các bạn cùng lớp. Cụ thể đã phỏng vấn 10 giáo viên của một số trường THCS Hà Nội và gần 50 học sinh của trường Trưng Vương. Sau khi xem xét kết quả, người viết đã chọn lọc ra một số ý kiến sau : 2.1. Giáo viên Người viết đã soạn hai mẫu phiếu phỏng vấn với tổng số là 6 câu hỏi. ở mỗi câu hỏi xin được trích một vài ý kiến sau : Câu hỏi 1 : Thầy ( cô) có suy nghĩ gì về vai trò của hệ thống câu hỏi trong dạy học thơ trữ tình Việt Nam hiện đại ? TL : - “Hệ thống câu hỏi trong dạy thơ trữ tình Việt Nam có vai trò vô cùng quan trọng”. (Cô Trần Thúy Hạnh - Trường THCS Tô Hoàng) - “Hướng dẫn và giúp đỡ học sinh thâm nhập, đánh giá tác phẩm về nội dung - nghệ thuật tư tưởng - Đồng thời giúp cho học sinh có kỹ năng tự tìm hiểu các tác phẩm khác”. (Thầy Nguyễn Hưởng - THCS Dịch Vọng). Câu hỏi 2 : Theo thầy cô, trong giờ dạy thơ trữ tình hiện đại loại câu hỏi nào được sử dụng nhiều nhất ? Trả lời : - “Câu hỏi cảm thụ thường được sử dụng nhiều” (Cô Trần Thuý Hạnh - THCS Tô Hoàng) - “+ Phát hiện mạch cảm xúc của nhà thơ + Những từ ngữ, hình ảnh có giá trị biểu cảm cao + Những câu hỏi giúp học sinh hình dung, liên tưởng để so sánh, đánh giá” (Thầy Nguyễn Hưởng - THCS Dịch Vọng). Câu hỏi 3 : Thầy cô có thường cho học sinh các BTGM trong các giờ dạy văn không ? Tại sao ? Trả lời : - “Có - để phát huy tính tích cực của học sinh” (Cô Lã Phương Loan - THCS Lý Thường Kiệt) - “BTGM trong giờ dạy văn có thể cho học sinh làm nhưng với học sinh trung bình trở xuống” (Cô Trần Thuý Hạnh - THCS Tô Hoàng). Câu hỏi 4 : Thầy (cô) có hay cho học sinh những câu hỏi gợi CX, LT, TT, CH giảng bình trong giờ dạy học thơ trữ tình Việt Nam hiện đại lớp 6 không ? Nếu có thì tỷ lệ của chúng so với các câu hỏi loại khác như thế nào ? Trả lời : -“Có và tỷ lệ là khoảng 20%” (Cô Lã Phương Loan - THCS Lý Thường Kiệt) - “Có -Tỷ lệ của loại câu hỏi này khoảng 60%” (Cô Trần Thúy Hạnh - THCS Tô Hoàng). Câu hỏi 5 : Thầy (cô) có cho câu hỏi nêu vấn đề không ? Khoảng bao nhiêu câu là hợp lý. Trả lời : - “Câu hỏi nêu vấn đề rất cần thiết đối với giờ dạy nhất là theo phương pháp mới. Tuỳ từng bài dạy cụ thể mà giáo viên đưa ra câu hỏi cho phù hợp” (mỗi giờ dạy khoảng 2 - 3 câu) (Cô Thu Hằng - THCS Dịch Vọng) -“Có nhưng là đối tượng học sinh khá, gỏi” Khoảng 30%. (Cô Thúy Hạnh - THCS Tô Hoàng) Câu hỏi 6 : Những câu hỏi nào thường gây hứng thú trả lời cho các em ? Tại sao? Trả lời : “Bước đầu cảm thụ văn học 1) Trong bài thơ, em thích đoạn nào ? dòng thơ nào nhất ? Vì sao ? 2) Phân tích giá trị biểu đạt, biểu cảm của chi tiết thơ đặc sắc ?” (Nguyễn Hưởng - THCS Dịch Vọng) “Câu hỏi gợi cảm xúc liên tưởng. Thông qua câu hỏi đó học sinh được tự bộc lộ cảm nhận riêng của mình” (Cô Thúy Hạnh- THCS Tô Hoàng). * Đánh giá : Qua phỏng vấn một số giáo viên các thầy cô đều có tuổi đời từ khoảng 33 đến 51 tuổi. Đa số, đều có thâm niên gần 30 năm trong nghề. Từ ý kiến của các thầy cô, tôi rút ra một số kết luận sau : - Tất cả giáo viên đều thừa nhận hệ thống câu hỏi gợi mở có vai trò quan trọng trong dạy học thơ trữ tình Việt Nam hiện đại. - Đánh giá cao vị trí của các câu hỏi cảm thụ đặc biệt là câu hỏi gợi cảm xúc, liên tưởng, tưởng tượng. Mức độ sử dụng so với các câu hỏi loại khác là từ 20% - 60%. - Các thầy cô đều nhất trí việc cho học sinh làm bài tập gợi mở cuối giờ. - Đối với việc sử dụng câu hỏi nêu vấn đề, các thầy cô cho rằng đây là việc cần thiết và trong giờ dạy thường cho từ 2 - 3 câu. 2.2. Khảo sát học sinh (hỏi bằng phiếu điều tra). Đối tượng : Lớp 6A3 - Trường THCS Trưng Vương. 2.2.1. Về hệ thống câu hỏi. a) Phỏng vấn bằng câu hỏi. * Câu hỏi : “Theo con, hệ thống câu hỏi trong giờ học phải như thế nào để các con có thể lĩnh hội kiến thức được tốt nhất ?” * Học sinh trả lời : - “Theo con hệ thống câu hỏi trong giờ học phải có cảm xúc, hình ảnh, đi sâu vào phân tích các hình ảnh đẹp, các câu văn có nhiều ýnghĩa. Cô giáo con thường nói học văn như đang trò chuyện với tác giả. Con nghĩ chúng ta phải hiểu rõ những điều tác giả muốn tâm tình qua bài học thì mới có thể học tốt văn được”. (Nguyễn Khánh My) - “Câu hỏi phải dễ hiểu, sát với bài, không quá dài và phức tạp để học sinh dễ tiếp thu” (Đặng Huy Hoàng) - “Theo con, hệ thống câu hỏi trong giờ học phải có liên quan đến nhau để con có thể lĩnh hội kiến thức tốt nhất” (Đinh Thị Ngọc Lan) - “Theo con, các câu hỏi trong giờ học phải ngắn gọn, hay, dễ để các con có thể giơ tay trả lời, làm cho buổi học càng thêm sôi nỏi mà con vẫn hiểu, vẫn tiếp thu được thêm kiến thức, làm các bạn có hứng thú học môn văn học này hơn”. (An Phương Nhi) - “Câu hỏi phải nói lên cái hay, cái đẹp của từng phần rồi cả bài thơ. Sau đó cô giáo đưa ra kết luận cuối cùng”. (Nguyễn Hoàng Yến) - “Theo con, khi hỏi trong giờ học, ta nên hỏi những câu hỏi dễ nhất, sau đó đến” những câu hỏi hay và dần dần chuyển sang thể khó hơn.Như vậy, từ câu hỏi dễ có có thể suy ra những câu trả lời hay và có thể lĩnh hội kiến thức tốt nhất (Hoàng Anh) - “Mạch lạc, đủ ý, ngắn gọn, nhẹ nhành và điều tất yếu phải dùng từ hợp lý “ - “Theo con, hệ thống câu hỏi phải cụ thể, làm các bạn học kém thấy thú vị, dễ hiểu từ đó dễ trả lời ”. - “Hệ thống câu hỏi phải có những câu vừa khó, vừa dễ có thể xen vào giờ học thì sẽ dễ vào đầu học sinh, giờ học hay và sinh động hơn“. (Nguyễn Thùy Trang) - “Dễ hiểu, hay, hợp với bài, không quá sâu xa, đòi hỏi phân tích sâu ý nghĩa”. (Vũ Hoàng Mi) b) Trắc nghiệm bằng câu hỏi (câu hỏi mở, tức là để học sinh tự lựa chọn). * Ngoài câu hỏi phỏng vấn, người viết đã đưa ra 2 hệ thống câu hỏi (có đánh số thứ tự) của hai bài dạy. “Nhớ con sông quê hương” (Tế Hạnh) (tiết 2) và bài “Những cánh buồm“ (Hoàng Trung Thông) (1 tiết) với các câu hỏi trắc nghiệm sau : 1. Theo con câu hỏi nào khó nhất ? Câu hỏi nào dễ nhất ? 2. Câu hỏi nào hay nhất 3. Con thích câu hỏi nào nhất ? 4. Có câu hỏi nào dài và khó hiểu không ? * ở từng bài, người viết đã thu được kết quả như sau : 1. Bài “nhớ con sông quê hương” (2 tiết) (Các kết quả được lựa chọn theo đa số phiếu thu về trên tổng số 33 phiếu) 1. Câu hỏi dễ nhất : - Câu 1 : “ở giai đoạn 2 của bài thơ, trong dòng kỷ niệm của tác giả, sông quê hiện ra qua những hình ảnh cụ thể nào ? ” (8/33 đa số học sinh trả lời được) - Câu 8 : “Nỗi nhớ của tác giả với quê hương và miền Nam được thể hiện qua những câu thơ nào ?” (8/33). 2. Câu hỏi khó nhất : - Câu 11 : “Người ta thường chỉ nhớ những người mình hằng quen biết, thế nhưng tác giả lại nhớ cả những người không quen biết. Con giải thích điều đó như thế nào ? ” (5/33, đa số học sinh không giải thích được). - Câu 13 : “Trong câu thơ” Lai Láng…tưới” tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? Con hãy phân tích cái hay khi sử dụng biện pháp nghệ thuật này ?” (4/33) 3. Câu hỏi hay nhất : - Câu 7 : Tác giả đã mượn quy luật nào để nói về tình cảm của mình trong câu thơ “Nhưng lòng tôi…bên sông”. Qua câu hỏi ấy tác giả muốn khẳng định điều gì). (5/33) - Câu 13 : Như trên (4/33) 4.Câu hỏi thích nhất : - Câu 7 : 5/33 - Câu 6 : ”Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong 2 câu thơ : “tôi đưa tay… vào dạ” ? Nhận xét về mối quan hệ giữa con người và dòng sông qua 2 câu thơ này ? “ (6/33). 5. Câu hỏi dài và khó hiểu : - Câu 15 : “Bài thơ được kết lại bằng thanh gì ? Con có suy nghĩ gì về điều đó?” (6/33) 2. Bài “Những cánh buồm ” (1 tiết) (30 phiếu thu về) 1. Câu hỏi dễ nhất - Câu 1 : “Theo con bài thơ được viết theo thể thơ nào” (18/30, 98% học sinh trả lời được) 2. Câu hỏi khó nhất - Câu 18 : “Tên bài thơ là “Những cánh buồm ” hình tượng xuyên suốt bài thơ cũng là hình tượng những cánh buồm. Vậy theo con hình tượng này có thể có những ý nghĩa nào ? (11/90) - Câu 17 : “Con có suy nghĩ gì về câu cuối. Tại sao tác giả lại lồng “Tiếng sóng” với “tiếng ước mơ con” và “tiếng lòng cha” (9/30) 3. Câu hỏi hay nhất - Câu 17 (7/30) 4. Câu hỏi thích nhất -Câu 17(6/30) 5. Câu hỏi dài và khó hiểu - Câu 18 (5/30) 2.2.2. Phần BT gợi mở * Câu hỏi : 1. Con có thích BT sau giờ học không ? Tại sao ? 2. Con thích bài tập kiểu như thế nào ? * Học sinh trả lời : 1. Vấn đề BT sau giờ học : Trong khoảng 30 phiếu điều tra thì có khoảng 28 phiếu trả lời là thích có BT sau giờ học. Lý do của các con là : - “BT sẽ giúp con hiểu sâu được bài học và nắm chắc kiến thức”. (Trịnh Thu Trang) - “Con có thể biết được giờ học vừa qua con đã hiểu bài đến mức nào và tổng kết lại những kiến thức vừa học” (Diễm Lê ) - “Nó giúp con hiểu thêm về văn và những bài thơ, bài văn của từng tác giả một”. (Hoàng Yến) - “Qua BT con có thể nắm bắt vững hơn và mở rộng vốn hiểu biết”. (Vũ Hoàng Mi) - “BT ngay sau giờ học rất tốt và khi đó, cô giáo vừa dạy xong làm BT sẽ giúp con lưu lại đủ nhất những gì vừa được học và làm BT lúc đó sẽ hay hơn, dễ và giàu cảm xúc hơn”. (Phương Dung) - “BT giúp chúng con vận dụng những gì vừa được học là còn tích luỹ thêm kiến thức”. (Quang Minh) - - “Vì con có thể hiểu biết thêm về các bài văn và các bài thơ hay và làm con thích môn văn hơn”. (Thu Trang) - “BT giúp con bày tỏ suy nghĩ của mình về bài học và giúp con học tốt văn hơn”. (Khánh Mi) 2. Về các kiểu BT - “Con thích BT kiểu phân tích chi tiết” (Quang Minh) - “BT thảo luận - đưa ra chủ đề, mỗi người đều có những ý kiến và quan điểm riêng về chủ đề đó”. - “BT trắc nghiệm (Hằng Anh) - “Con rất thíchBT nâng cao và khó lên” (Hoàng Kim) - “BT kiểu như: Trả lời câu hỏi về người bạn của tác giả về các từ ngữ hay trong bài, tưởng tượng một khung cảnh nào đó có mặt tác giả, tìm hình ảnh nêu lên điều đó”. (Phương Nhi) - “Kiểu” bài nói lên những suy nghĩ, tình cảm của mình được bày tỏ cái cảm xúc trào dâng, được hiểu thêm về tình cảm của tác giả khi sáng tác một bài văn, bài thơ. (Hoàng Yến) - “BT phải hay, dễ hiểu, không đòi hỏi phân tích quá sâu lý lẽ” (Bảo Ngọc) - “Con thích BT phát biểu “cảm nghĩ” tuy khó nhưng đó là BT hay ? (Huy Hoàng) - “BT nên sát với chủ đề bài học và có câu mở rộng thêm” (Phương Anh) - “BT cảm thụ văn học ” (Khánh Mi) - “BT nhận xét cái hay, cái đẹp của chi tiết hay câu, đoạn thơ thậm chí cả bài thơ”. (Phương Dung) - “Con thích kiểu bài dễ hiểu và làm nhanh” (Dư Minh Long) * Đánh giá kết quả Từ trước đến nay, chúng ta vẫn cho rằng học sinh chỉ là một đối tượng thụ động tiếp nhận đối với câu hỏi và bài tập giáo viên đưa ra, học sinh chỉ biết làm sao có thể hoàn thành, hoặc trả lời cho đúng mà không cần biết những câu hỏi và bài tập đó như thế nào? có phù hợp với các em không ? có hợp lý không ? Các em chưa thể hiện chính kiến của mình. Tại sao người viết lại dùng bộc lộ chưa “bộc lộ và thể hiện”. Bởi vì không phải các em không biết đánh giá, nhận thức về câu hỏi và bài tập mà là các em chưa có điều kiện nói đúng hơn là “không được”nói ra ý kiến của mình mà thôi. Với mong muốn thực sự muốn biết sự nhận thức của học sinh về vấn đề câu hỏi và bài tập gợi mở người viết đã phỏng vấn bằng phiếu tới gần 50 học sinh của trường THCS Trưng Vương và kết quả thu được thật bất ngờ và cũng rất đáng mừng. - Khi được yêu cầu tự đặt tiêu chuẩn cho một hệ thống câu hỏi tốt trong 1 giờ học các em đã có những ý kiến khá sâu sắc. Tập trung lại các em đã đưa ra một số tiêu chuẩn sau : ĐCH có cảm xúc,hình ảnh đi sâu phân tích các hình ảnh đẹp, câu văn nhiều ý nghĩa ( yêu cầu về nội dung của câu hỏi). + Câu hỏi phải dễ hiểu, phù hợp với bài dạy (yêu cầu về nội dung) + Tính hệ thống và lôgíc của cửa hàng (từ dễ đến khó ) (yêu cầu về nội dung và hình thức). +Diễn đạt ngắn gọn, dễ hiểu, hay (yêu cầu về hình thức) +Câu hỏi đi từ chi tiết, khám phá từng phần rồi đi đến khái quát (yêu cầu về nội dung). - Đánh giá của các em về các loại câu hỏi cụ thể Người viết không đưa ra các câu hỏi chung chúng (câu hỏi PT, CHPH) hay câu hỏi so sánh…) mà cụ thểnó trong HTCH của hai bài dạy thể nghiệm để các em dễ so sánh, dễ hình dung và tất nhiên là để dễ trả lời hơn. Kết quả: + Các em đều cho câu hỏi dễ nhất là câu hỏi phát hiện (về nội dung hoặc NT). + Các câu hỏi khó là các câu hỏi khái quát, câu hỏi giải thích. + Câu hỏi hay và được các em yêu thích lại là những câu hỏi đi vàophân tích, giải thích những chi tiết, thể hiện sâu sắc tình cảm, tấm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ. + Câu hỏi khó hiểu với các em là các câu hỏi thường có yêu cầu khái quát. - Với câu hỏi về vai trò của BTGM sau giờ học, các em được phỏng vấn đều có đánh giá rất tốt và đều thừa nhận những tác dụng của BT. + Giúp các em hiểu bài và nắm chắc kiến thức vừa học (hơn 90% số em được phỏngvấn đều khẳng định như vậy). + Các em có thể đánh giá được mức độ hiểu bài của mình + Bài tập sẽ mở rộng và củng cố kiến thức + Được bày tỏ suy nghĩ của bản thân - Các em cũng đã lựa chọn những kiểu bài tập sau : + Phân tích chi tiết, hoặc cả bài + Phát biểu cảm nghĩ + Cảm thụ văn học + Giảng bình chi tiết, cái hay cái đẹp của bài, đoạn thơ + Bài tập kiểu trắc nghiệm + Liên tưởng, tưởng tượng - Một số em nêu yêu cầu đối với bài tập +Phải khó và nâng cao lên + Phải để mọi người cùng thảo luận, nêu ý kiến + Hay, dễ hiểu + Sát với chủ đề của bài 3. Thời gian và địa điểm khảo sát - Thời gian : 6 tuần đi TTSP ( 18/2 đến 31/3/2002) - Địa điểm : + Chủ yếu là trườngTHCS Trưng Vương + Một số trường THCS khác ở Hà Nội ( Lê Ngọc Hân Hà Huy Tập, Dịch Vọng, Tô Hoàng, Lý Thường Kiệt… 4. Đánh giá chung Qua 6 tuần tiến hành khảo sát thực tế dạy học ở lớp 6THCS Hà Nội với nhiều nội dung khảo sát (giờ dạy của giáo viên, ý kiến của giáo viên và học sinh, bài làm của học sinh…). Người viết thấy rằng đây là một đợt thâm nhập “tìm hiểu thực tế quan trọng và rất có ý nghĩa đúng như là “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”, qua đợt khảo sát này người viết rút ra một số kết luận sau về việc vận dụng hệ thống câu hỏi và bài tập. * Đối với hệ thống câu hỏi : - Giáo viên phổ thông không quá chú trọng về số lượng câu hỏi mà các câu hỏi thường ở dạng khái quát, ít câu hỏi chi tiết, vụn vặn chủ yếu là việc tổ chức, dẫn dắt học sinh phân tích bằng hệ thống câu hỏi đó. - Thường trong các giờ học, không cho đủ loại câu hỏi mà giáo viên căn cứ vào từng bài mà cho loại câu hỏi nào phù hợp. - Các câu hỏi thường ngắn, gọn, dễ hiểu, rõ ý nhưng hơi thiếu chất văn. - Trong giờ học, các em không sôi nổi lắm thường chỉ có một vài em là thường xuyên giơ tay phát biểu, còn các em khác chỉ thụ động nghe, ghi. - Giáo viên rất thích cho câu hỏi gợi cảm xúc, LT, TT bởi đây là loại câu hỏi trực tiếp thể hiện tình cảm, suy nghĩ của học sinh. - Đa số những tiêu chuẩn và yêu cầu đối với câu hỏi đều được các em đón nhận (bởi chính các em cũng đưa ra tiêu chuẩn như vậy). Đây là sự phù hợp giữa lý thuyết và thực tế cụ thể là giữa lý thuyết và đối tượng tiếp nhận. - Học sinh thích những câu hỏi được bộc lộ cảm xúc. - Các em thích được tự do thảo luận, phát biểu ý kiến. Mà điều này tùy thuộc vào việc tổ chức, dẫn dắt của giáo viên. * Đối với hệ thống bài tập. - Các thầy cô giáo đều công nhận vai trò của BTGM nhưng hầu như không cho học sinh làm cuối giờ. Giáo viên tập trung thời gian vào phần phân tích và hệ thống câu hỏi, sau khi tổng kết là coi như xong bài dạy mà không biết rằng BTGM cũng là một phần hơn nữa cũng hết sức, quan trọng: nó củng cố và nâng cao kiến thức cho học sinh, đồng thời giúp giáo viên và học sinh kiểm tra mức độ hiểu bài của các em để kịp thời bổ sung điều chỉnh. Không phải giáo viên không nhận thức được điều đó nhưng vẫn không làm đa số đều bỏ qua bước này. - Học sinh hầu hết đều thích và muốn có bài tập cuối giờ. Như vậy, ở đây có sự mâu thuẫn giữa giáo viên và học sinh, giáo viên thì không cho, học sinh lại muốn có. Thật ra với một tiết học 45’ ở PT, đòi hỏi giáo viên phải cùng một lúc đạt nhiều yêu cầu, mục đích là rất khó, chưa kể việc đưa bài tập còn phải dành thời gian để chấm, học sinh phải chuẩn bị giấy khá lích kích. Vẫn biết là khó, là rất rắc rối nhưng bỏ qua hoặc không có thì thật đáng tiếc. Không bắt buộc là cứ sau 1 tiết, 1 bài dạy đều phải có bài tập, chỉ cần 1/3 số tiết trong chương trình giáo viên tổ chức cho học sinh làm bài tập là quý lắm rồi. Hình thức cũng không cứng nhắc (giáo viên ra bài tập, học sinh viết ra giấy rồi thu). Với thời gian hạn hẹp (3 - 5’ cuối giờ) giáo viên có thể tổ chức cho các em thảo luận về một vấn đề (nên gọi những học sinh ít giơ tay trong giờ học để kiểm tra xem các em có hiểu bài không). Với những dạng bài tập mà người viết đã nêu ở phần lý thuyết giáo viên có thể tự lựa chọn (căn cứ vào thời gian, đặc điểm của lớp, bài dạy...) để có hình thức phù hợp. Làm được điều này không dễ, nhưng hoàn toàn có thể được, chỉ cần giáo viên đầu tư về thời gian, công sức chuẩn bị thích đáng. Chương III Thể nghiệm vận dụng phương pháp gợi mở trong dạy học một số tác phẩm thơ Việt Nam hiện đại ở lớp 6-THCS Hà Nội I. Mục đích, yêu cầu, phương pháp, địa bàn - thời gian thể nghiệm. 1. Mục đích - yêu cầu: - Sau khi tìm hiểu, nghiên cứu về lý luận và thực tế của phương pháp gợi mở chúng ta áp dụng vào thực hành là để khẳng định những ưu điểm của hệ thống câu hỏi, bài tập gợi mở. - So sánh, đối chiếu hệ thống câu hỏi, bài tập gợi mở trong giờ thực nghiệm với giờ đối chứng. 2. Phương pháp Dạy 2 tiết trong đợt thực tập sư phạm( tháng 3- 2002). *Bài thực nghiệm -Bài 1: “Nhớ con sông quê hương” (Tế Hanh) (tiết 2) - tập 2 -Bài 2: “Những cánh buồm” (Hoàng Trung Thông) (1tiết) 3. Địa bàn, thời gian thể nghiệm -Địa bàn: Lớp 6A3 – Trường THCS Trưng Vương - quận Hoàn Kiếm – TP Hà Nội. -Thời gian: +Bài 1 – tiết 3 – thứ 7 – ngày 9/3/2002 +Bài 2 – tiết 4 – thứ 6 – ngày 23/3/2002 II. Quy trình thể nghiệm và đối chứng 1) Bài 1 “Nhớ con sông quê hương” (Tế Hanh) (tiết 2)  Giờ thể nghiệm Giờ đối chứng Người dạy: Phạm Hoàng Lan Gv chỉ đạo: Cô Nguyễn Mộng Lân Lớp: 6A3 Trường: THCS Trưng Vương Quận: Hoàn Kiếm Người dạy: Nguyễn Phương Lan Gv chỉ đạo: Cô Nguyễn Thị Bình Lớp: 6G Trường: THCS Tô Hoàng Quận: Hai Bà Trưng A- Mục đích - yêu cầu - Giúp học sinh cảm nhận được tình cảm tha thiết gắn bó của tác giả với con sông quê hương – một biểu hiện cụ thể của tình cảm quê hương, đất nước và ý chí thống nhất tổ quốc. - Làm cho các em thấy được nghệ thuật biểu hiện tình cảm, cảm xúc của bài thơ với giọng thơ tha thiết và sôi nổi, những hình ảnh thơ trong sáng, cảm xúc được dồn nén qua hồi tưởng và kỷ niệm trong hoàn cảnh xa cách. - Bồi dưỡng cho học sinh tình cảm quê hương, đất nước. - Rèn luyện kỹ năng đọc cảm thụ, phân tích các yếu tố nghệ thuật trong 1 bài thơ trữ tình. A-Mục đích - yêu cầu - Giúp học sinh cảm nhận tình yêu thiết tha, sâu nặng của tác giả với dòng sông quê hương và tình yêu thiết tha đất nước. - Qua việc phân tích hình tượng con sông của tác phẩm giúp cho học sinh nhận biết NT thể hiện đặc sắc của bài thơ. (so sánh, ẩn dụ). - Rèn kỹ năng đọc diễn cảm, kỹ năng phân tích một tác phẩm trữ tình. - Bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, đất nước. B- Phương pháp - Cho học sinh đọc sáng tạo toàn tác phẩm và từng đoạn - Sử dụng hệ thống câu hỏi gợi mở định hướng, dẫn dắt học sinh khám phá nội dung, nghệ thuật, chủ đề tác phẩm. - Củng cố, mở rộng kiến thức bằng bài tập gợi mở.  C-Chuẩn bị - Học sinh: +soạn bài đầy đủ +tập đọc bài thơ - Giáo viên:+giáo án soạn kĩ +bài tập chuẩn bị đủ (phiếu) Lời dẫn vào tiết 2 - Gắn bó với những kỉ niệm tuổi thơ cũng là nét đặc trưng nổi bật và khái quát của bài thơ khi tác giả viết về dòng sông quê. Vì vậy nếu như ở đoạn 1, trong dòng hồi tuởng của tác giả hiện lên một dòng sông quê đẹp đẽ, thơ mộng gần gũi thì ở đoạn 2 này, ông đã làm sống dậy bao kỉ niệm êm đềm của tuổi thơ và thể hiện những tình cảm sâu sắc. Để tìm hiểu điều đó, cô và các con sẽ học tiếp tiết 2. Lời dẫn vào tiết 2 - ở tiết trước chúng ta đã học về hình ảnh của dòng sông quê. ở tiết 2 này, cô và các em cùng tìm hiểu về sự gắn bó và tình cảm của tác giả với dòng sông. Hệ thống câu hỏi gợi mở Hình ảnh sông quê và những kỷ niệm gắn bó với dòng sông Hình ảnh sông quê (tiết 1) Những kỷ niệm gắn bó với dòng sông. 2) Sự gắn bó thân thiết của tác giả với dòng sông 1. ở đoạn 2 của bài thơ, trong dòng kỉ niệm của tác giả sông quê hiện lên qua những hình ảnh cụ thể nào? (thảo luận) 1. Ai có thể tìm cho cô những hình ảnh của con sông ở khổ 2? 2. Để diễn tả những kỉ niệm ấy, loại từ nào được được tác giả sử dụng nhiều lần? (việc sử dụng các từ này ) mang lại hiệu quả gì? 2. Qua hồi tưởng nhưng hình ảnh của con sông không hề mờ nhạt, xa xăm. Vậy, biện pháp nghệ thuật gì được sử dụng để tạo nên điều này? 3. Trong những kỉ niệm về dòng sông, con cảm nhận hình ảnh nào thể hiện rõ tình cảm của tác giả với sông? 3. Trong khung cảnh vui tươi của thiên nhiên ta thấy hiện lên hình ảnh tác giả cùng bạn bè “tụm năm tụm bảy” “Bầy ...trên sông”. Theo các con, 2 hình ảnh gợi lên cảm giác gì? (Con người và thiên nhiên có mối quan hệ như thế nào?) 4. Trong 2 câu thơ “Bạn bè ...trên sông” tác giả dùng biện pháp nghệ thuật gì? phân tích cái hay của câu thơ khi sử dụng biện pháp đó. 4. Việc tác giả so sánh lũ trẻ với bầy chim non có gì hay? 5. Con thử hình dung tưởng tượng lại khung cảnh tác giả cùng bạn bè tắm sông? 5. Tác giả rất gắn bó với dòng sông quê hương. Câu thơ nào giúp em nhận ra điều đó? 6. Nhận xét về mối quan hệ giữa con người và dòng sông qua hai câu thơ: “Tôi đưa tay ... vào dạ” 6. Sông biết “ôm tác giả”. Vậy sông có còn là con sông vô tri vô giác không tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? 7. Tác giả mượn qui luật nào để nói về tình cảm của mình trong câu thơ “Nhưng lòng tôi ... bên sông”. Qua câu thơ tác giả muốn khẳng định điều gì? 2) Nỗi nhớ quê hương và niềm tin vào tương lai 3) Nỗi nhớ của tác giả với sông quê 8. Nỗi nhớ với quê hương và Miền Nam thể hiện qua những câu thơ nào? 7. Nhà thơ xa quê đã lâu, nay ra Bắc tập kết, sự xa cách lớn cả về không gian và thời gian. Tình cảm đó càng trở nên da diết, thiêng liêng. Những câu thơ nào nói lên điều đó? 9. Chỉ ra những cụm từ tác giả sử dụng để diễn đạt nỗi nhớ? Tại sao tác giả không chỉ nhắc một lần mà những ba lần? 8. Tình cảm gắn bó máu thịt của tác giả được thể hiện qua những từ nào? 10. Phân tích đối tuợng của nỗi nhớ ở 3 câu thơ này? 11. Người ta thường chỉ nhớ những người mình quen biết, thế nhưng tác giả lại nhớ cả người không quen. Tại sao lại như vậy? 9. Người ta chỉ nhớ cái gì gần gũi, ấn tượng. Nhưng nhà thơ lại “Nhớ ... không quen biết” Tại sao vậy? 12. Trong dòng chảy của nỗi nhớ, hình ảnh nào tác giả nhớ nhiều nhất, da diết nhất? 10. Tác giả nói nhớ rất nhiều nhưng đọng lại sâu sắc nhất, da diết nhất, tràn đầy nhất vẫn là hình ảnh gì? 13. Tác giả so sánh lòng mình “lai láng như suối tưới”. Con thấy câu thơ hay ở chỗ nào? 11. “Quê hương ơi...chung chảy 1 dòng” Em hiểu gì về câu thơ trên? 14. Tác giả nhắc lại nhiều lần từ nào ở 3 câu cuối? Thể hiện tâm trạng gì? 12. Ba câu thơ cuối bài khẳng định ý chí, quyết tâm, mong ước gì của tác giả? 15. Bài thơ kết lại bằng thanh bằng. Con suy nghĩ gì về điều đó. 13. Từ gì được nhắc lại ở 3 câu cuối? Mục đích? 14. Toàn bộ bài thơ nói lên điều gì? IV. Tổng kết 16. Biện pháp nghệ thuật chính ở bài thơ 17. Qua bài thơ tác giả muốn nói điều gì? Từ đó, Giáo viên tổng kết lại. Giáo viên đọc cho học sinh chép. Hệ thống bài tập gợi mở ở lớp: “Hãy phát biểu cảm nghĩ của con về 1 hình ảnh thơ ( hoặc 1-2) câu thơ mà con thích nhất trong khoảng 5-8 câu (phát phiếu). Về nhà: “Con hãy sưu tầm 1 số bài thơ viết về chủ để dòng sông trong Văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975 mà con biết Học thuộc lòng bài thơ. Nhận xét Giờ thể nghiệm Giờ đối chứng A- Mục đích - yêu cầu - Giáo án thể nghiệm nêu đầy đủ các nội dung (giáo dục, phát triển, rèn luyện). - Đề ra một số phương pháp phù hợp trong giờ học. - Chuẩn bị của giáo viên và học sinh tốt. - Đã nêu được một số mục đích, yêu cầu cần đạt của giờ học. - Chưa đề ra phương pháp và việc chuẩn bị cho giờ dạy. Lời dẫn - Đã nêu được khái quát những ý chính của bài trước - Từ đó dẫn hợp lý vào bài sau. - Nêu ngắn, gọn, đủ ý bài trước và bài mới - Chưa sinh động Hệ thống câu hỏi Ưu điểm: - Các câu hỏi được sắp xếp một cách hệ thống, có đầy đủ các loại câu hỏi (CHPH, CHPT, CHGB, NVĐ, Gợi CXLT, CHKQ ...) - Các câu hỏi diễn đạt rõ ràng, dễ hiểu. Không có câu hỏi nào quá dài dòng, không nắm bắt được ý cần hỏi. - Các câu hỏi được sắp xếp logic không quá dễ, quá khó. Từ việc phát hiện chi tiết (về nội dung hoặc nghệ thuật) giáo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29861.doc
Tài liệu liên quan