Luận văn Phương thức biểu hiện ý nghĩa thời gian trong tiếng Hàn (so sánh với tiếng Việt)

MỤC LỤC

Lời cảm ơn .1

Mục lục .2

MỞ ĐẦU .4

0.1. Lý do chọn đềtài và mục đích nghiên cứu 4

0.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .5

0.3. Lịch sửnghiên cứu vấn đề .5

0.4. Phương pháp nghiên cứu .15

0.5. Cấu trúc của luận văn .16

NỘI DUNG

Chương 1: NHỮNG CƠSỞLÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN VỀÝ NGHĨA

THỜI GIAN ĐẶC ĐIỂM CÚ PHÁP TIẾNG HÀN

1.1. Những cơsởlý thuyết .18

1.1.1. Vấn đềchung .18

1.1.2. Ý nghĩa “Thời (time)”và các khái niệm có liên quan.19

1.1.2.1. Ý nghĩa “Thời (time)”.19

1.1.2.2. Khái niệm “Thì (tense)” .21

1.1.2.3. Khái niệm “Thể(aspect)” .23

1.1.3. Các phương thức biểu hiện ý nghĩa thời gian .24

1.1.3.1. Biểu hiện bằng phương tiện hình thái học .24

1.1.3.2. Biểu hiện bằng phương tiện từvựng – ngữpháp .26

1.2. Tổng quan vềý nghĩa thời gian trong tiếng Hàn .28

Chương 2: PHƯƠNGTHỨC BIỂU HIỆN Ý NGHĨA THỜI GIAN TRONG

TIẾNG HÀN (SO SÁNH VỚI TIẾNG VIỆT)

2.1. Phương thức biểu hiện ý nghĩa thời gian trong tiếng Hàn 54

2.1.1. Dùng phương tiện hình thái học .54

2.1.1.1. Biểu hiện phạm trù “Thì” .56

2.1.1.2. Biểu hiện phạm trù “Thể” .93

2.1.2. Dùng phương tiện từvựng - ngữpháp .108

2.2. So sánh phương thức biểu hiện ý nghĩa thời gian trong tiếng Hàn và trong

tiếng Việt .111

KẾT LUẬN .118

TÀI LIỆU THAM KHẢO .127

PHỤLỤC .130

pdf162 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2712 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phương thức biểu hiện ý nghĩa thời gian trong tiếng Hàn (so sánh với tiếng Việt), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ang viết)지(phải không) Bây giờ, các bạn đang viết bài tập phải không? : thì hiện tại (hình vị zero) b.너희들 어제도 숙제 했었지? / nэhuydul эjedo sukje hekэkji/ 너희들(các bạn)어제(hôm qua)도(cũng)숙제(bài tập)했(có)었(đã)지(phải không) Hôm qua, các bạn cũng viết bài tập rồi phải không? : thì quá khứ -었/эk/- A1. Vĩ tố kết thúc câu biểu hiện thì quá khứ (74) a. 나는 아까 이 책을 읽었어요. /nanun ak’a I chekul ilgэkэyo/ Tôi vừa mới này sách 읽었어요(읽đọc+었어đã+요vĩ tố kết thúc câu)  Tôi vừa đọc sách xong rồi. Trong ví dụ a. 읽었어요/ilgэkэyo/.읽다/ilda/là động từ + với “-었/эk/-”là hình vị biểu thị nghĩa quá khứ và phó từ “아까/ak’a/” được dùng khi có ý nghĩa quá khứ. Như vậy, câu này có ý nghĩa quá khứ. b. *나는 아까 이 책을 읽어요. /nanun ak’a I chekul ilgэyo/ Tôi (lúc đó) đang đọc sách Phó từ “아까/ak’a/” thường được dùng khi câu có ý nghĩa quá khứ nhưng “읽어요/ ilgэyo/động từ” trong câu này không có hình vị quá khứ nên câu này không dùng được. Trong tiếng Hàn, câu ở thì hiện tại thường có mô hình kết cấu sau: 읽 động từ + zero: từ chỉ thì hiện tại +어요(vĩ tố kết thúc câu), trạng ngữ chỉ thời gian (지금/jigum/) có thể có hoặc không có. Trong tiếng Hàn, câu thể hiện thì quá khứ thường có mô hình kết cấu sau: 있었다.(있có: động từ hoặc tính từ +었từ chỉ thì quá khứ+다vĩ tố kết thúc câu) ví dụ: (75) a. 그는 고향에 있었다. /gunun gohyange Ikэkda/ (quá khứ) 그는(anh ta)고향(quê)에(ở)있었다.(있có+었thì quá khứ +다vĩ tố kết thúc câu) Anh ta đã ở quê. Anh ta đang ở quê rồi. Khi dịch sang tiếng Việt, câu này không có biểu thị quá khứ. b. 그 사람은 선생님이었습니다. /gu saramun sэnsengnimIэksubnida/ 그(đó)사람(người)은(trợ từ)선생님(giáo viên)이었습니다.(이là+었thì quá khứ +습니다.vĩ tố kết thúc câu) Người đó đã là giáo viên.  Anh ấy là giáo viên. c. 시험 문제가 쉬었어요. /sihэm munjega suyэkэyo/ 시험(thi)문제(câu hỏi)가(trợ từ)쉬었어요(쉬dễ+었thì quá khứ +어요vĩ tố kết thúc câu) Thi câu hỏi đã dễ.  Câu kiểm tra này dễ. Cả ba câu a, b, c trong ví dụ trên là trường hợp quá khứ hoàn thành vì có hình vị “–었/эk/-” biểu thị quá khứ. Ngoài ra hình thái biến đổi của hình vị “–었/эk/-” là “–었었/эkэk/-, 았었/akэk/-” cũng có chức năng biểu thị thì quá khứ trong tiếng Hàn. Ví dụ như: (76) a. 나는 그 사람을 믿었었다. /nanun gu saramul mit эkэkda/ Tôi đã tin anh ấy rồi. b. 그는 공부를 잘 하였었다. /gunun gongbulul jal hayэkэkda/ Anh ta học giỏi. c. 그는 월급을 많이 받았었다. /gunun wolkubul manI batakэkda/ Anh ta đã nhận nhiều tiền một tháng lương.  Tiền lương hàng tháng của anh ta rất cao. Ngoài ra, trong tiếng Hàn, còn có những hình thái biến đổi của hình vị quá khứ như : -았-, -ㅆ-, -였-, -았-, -었-, -ㅆ었-, -였었- . Ở ví dụ (77b)sau đây, câu không có hình vị quá khứ “-었-” nên câu không có ý nghĩa thì quá khứ mà chỉ hiện tại suy đoán. (77) a. 아기가 조금 전에 우유를 먹었어요. /agiga jogum jЭne uyulul mЭkЭkЭyo/  Con bé mới uống sữa xong. b. 아기가 (*조금 전에/ 지금) 우유를 먹+zero+어요. /agiga(jogumjЭe/jigum) uyulul mЭkЭyo/  Con bé (mới /bây giờ) uống sữa. Trong ngữ động từ “먹ăn+어thức+ vĩ tố kết thúc câu 요/mЭkЭyo/” có hình vị “–어요/Эyo/” biểu thị thức, không biểu thị thì. Ví dụ (77a) có hình vị “-었/Эk/- ” nên có thì quá khứ nhưng ví dụ (77b) không có hình vị “-었/Эk/- ” nên không có thì quá khứ. Câu ở ví dụ (77b) không có trạng ngữ chỉ thời gian (time adverb) cũng không có hình vị “-었/Эk/-”, nên chỉ xuất hiện hình vị zero (Φ). Hình thái zero (Φ) làm xuất hiện chức năng phi quá khứ (non- past). Hình vị phụ tố (vĩ tố ) “-었/Эk/-” là một phụ tố thì tiêu biểu trong tiếng Hàn. Hình vị này chủ yếu biểu thị thì quá khứ trong tiếng Hàn. a. Ý nghĩa thì của“ -었/Эk/- ” Chức năng của hình vị “-었/Эk/-” có thể chia thành quá khứ đơn (simple past) và quá khứ tĩnh (static past). a 1. Quá khứ đơn (simple past) Quá khứ đơn (simple past) là một sự kiện tĩnh trạng diễn ra trước thời điểm phát ngôn nhưng không đánh dấu ý nghĩa hoàn thành hoặc ý nghĩa không hoàn thành trong thời điểm có xảy ra sự kiện đó. Chức năng của “-었/Эk/-” là không biểu thị ý nghĩa về thể nên không có thể hoàn thành hoặc thể không hoàn thành. Ví dụ như (78), (79); (78) a.나는 어제 밤에 영화를 보았어. /nanun Эje bame younghoalul boakЭ/ Tối hôm qua tôi đã xem phim (rồi). b. 그건 그 사람의 행동이 옳았어. /gugЭn gu saramuy heng dongi olakЭ/ 그건(chuyện đó)그(đó)사람(người)의(của)행동(hành động)이(trợ từ) 옳았어(옳đúng;động từ +았 thì quá khứ+어vĩ tố kết thúc câu) Chuyện đó anh ta làm đúng rồi. Ví dụ (78) là quá khứ giản đơn / sự kiện quá khứ (79) a. 나는 어제 한참 하늘을 쳐다보았어. /nanun Эje hancham hanulul choudaboakЭ/ 나는(tôi)어제(hôm qua)한참(khá lâu)하늘(trên trời)을(trợ từ) 쳐다보았어(쳐다보nhìn;động từ +았 thì quá khứ+어vĩ tố kết thúc câu) Tôi hôm qua lâu thời gian trên trời nhìn đã. Hôm qua tôi đã nhìn lên trời khá lâu. → Thể tiếp diễn (perfective) b. 내 조카는 항상 뽀로로 만화를 보고 논다. /nejokanun hangsang bororo manhoalul bogo nonda/ 내 조카(cháu tôi)는(trợ từ)항상(luôn luôn)뽀로로(Bororo)만화(hoạt hình)를(trợ từ) 보고 논다(보xem;động từ +고 논vừa vừa+다 vĩ tố kết thúc câu) Cháu tôi luôn luôn vừa xem phim hoạt hình vừa chơi. → Thể tái diễn (iterative) c. 오빠가 드디어 결혼을 했다. /ob’aga dudiЭ kholhonul hekda/ Anh trai tôi cuối cùng đã lấy vợ rồi. → Thể hoàn thành (perfective) Những ví dụ (79) không phải là thì quá khứ đơn giản. Trong tiếng Hàn hình thái thì thường có chức năng thể. Nhưng nếu có chức năng thể thì ít khi xuất hiện thì quá khứ giản đơn. Hình thái thì quá khứ trong tiếng Anh rõ hơn trong tiếng Hàn. Hình vị “ -た/ta/- ” trong tiếng Nhật cũng giống trường hợp hình vị “-었/Эk/- ” trong tiếng Hàn. a 2.Quá khứ tĩnh trạng (static past) (câu có vị từ tĩnh) Hình vị “-었/Эk/-” kết hợp với vị từ tĩnh có xuất hiện thì quá khứ. (80) a.여행이 {좋았다/좋다} /youhengi{joakda/kohda}  Chuyến du lịch này {đã hay} b.건물이 {높았다/ 높다} /gЭnmuli {dopakda/dopda}  Cao ốc này {đã cao} (81) a.나는 그사람을 {알았다/ 안다} /nanun gusaramul {alakea/anda}  Tôi {đã biết} anh đó. b.내 조카는 재주가 {있었다/있다} /ne jokanunjejuga {ikЭkda/ikda} Cháu tôi {đã có} năng khiếu. c. 그의 {생일이었다/ 생일이다} /guy {sengiliЭkda/ sngilida}  {đã sinh nhật} của anh ta. Những ví dụ (80) và (81) cho chúng ta biết về ý nghĩa của “-었/Эk/-”. Hình vị “-었/Эk/-” dùng chung với vị từ tĩnh thì có nghĩa quá khứ và trạng thái vẫn tiếp tục. Câu trong ví dụ (80) và (81) không có trạng ngữ chỉ thời gian nhưng vị từ tĩnh có “-었/Эk/-” nên có nghĩa quá khứ. Hình vị “-었/Эk/-” đối lập với hình vị zero (Φ) biểu thị thì hiện tại. Chúng ta khảo sát thêm ví dụ (82). (82) 냐짱의 경관은 아름다웠다. /naj’anguy kyongquaneun arumdawЭkda/ Phong cảnh Nha Trang đã đẹp (rồi).  Phong cảnh Nha Trang từng rất đẹp.(Bây giờ không đẹp như trước) Ở câu này, trạng thái diễn ra trong thời điểm quá khứ nói chung(không có trạng ngữ chỉ thời gian): Từ quá khứ tới bây giờ cũng đẹp. (83) a. 엄마는 노래를 배웠다. /Эmmanun norelul bewЭkda/ Mẹ tôi đã học bài hát (rồi). b. 그는 불교를 믿었다. /gunun bulkyolul midЭkda/  Anh ta đã đặt niềm tin vào đạo Phật. (84) 나는 그 오빠의 마음을 알았습니다. /nanun guob’auy maeumul alaksubnida/  Tôi đã biết tính tình của anh ta. Trong ví dụ (83) và (84), trạng thái diễn ra từ quá khứ tới hiện tại nhưng không có tiếp tục. Ví dụ (83) và (84) trong câu có trạng ngữ thì có thể thấy rõ về thời hạn. Câu có vĩ tố “-었/Эk/-”, có thể biểu thị trạng thái từ quá khứ tới hiện tại hoặc tương lai. Ví dụ như (85) trạng thái “-전 부터/jЭnbutЭ/:trước-” có từ quá khứ tới bây giờ. Trong câu có trạng ngữ nên không có thời hạn. Nếu không có dùng trạng ngữ thì có thể là trạng thái quá khứ đơn. (85) 나는 운전을 2년 전부터 했습니다. /nanun unjЭnul inhon jЭnbutЭ heksubnida/ Tôi đã biết chạy xe hơi từ hai năm trước (rồi). b. Phạm vi của thì quá khứ Hình vị phụ tố (vĩ tố ) “-았/ak/-/-었/Эk/-” biểu thị thì quá khứ tức sự việc xảy ra trước thời điểm phát ngôn (moment of speaking). Nhưng thì quá khứ “-았/ak/-, /-었/Эk/-” có thể biểu thị sự tình của quá khứ và tĩnh trạng của quá khứ hoàn thành, tương lai của tưởng tượng. (86) a.어제는 종일 비가왔었다. /Эjenun jongIl bigawoakЭkda/  Cả ngày hôm qua trời mưa. b.지난주에는 내내 머리가 아팠다. /jinajuenun nene mЭriga apakda/  Cả tuần trước, tôi bị đau đầu. → Sự tình của quá khứ (87) 아, 겨울이 왔구나. 드디어 겨울이다. 겨울 /a, kyoulI woakguna. dudiЭ kyoulIda. Kyoul/  Ừ, mùa đông tới rồi. Cuối cùng cũng đã là mùa đông. Mùa đông. (88) 저 사람 결혼했니? /jЭ saram kyolhonhekni/  Anh ta (đã) có vợ chưa? → Quá khứ hoàn thành (89) 그 당시 누나는 대단히 미인이었다. /gu dangsi nunanun dedanhee miInIЭkda/  Lúc đó chị ấy rất đẹp. → Tĩnh trạng trong quá khứ (90) 이렇게 많이 먹었으니 이제 살이 찔일만 남았구나. /IrЭkge manhe mЭkЭkuni Ije SalI J’ilIlman namakguna/  Tôi ăn nhiều vậy chắc sẽ béo ra. → Tương lai của tưởng tượng Trong tiếng Hàn, phụ tố biểu thị thì quá khứ “-었었/Эk Эk/-” có thể thêm “- 았/ak/-” them vào “-었/Эk/-”để tạo nên hình thái “-았었/ akЭk/ -”. Nghĩa của phụ tố thì quá khứ “-았었/ak Эk/-” có thể khác với “-었/Эk/-”, biểu thị sự tình có liên quan đến trước đó và vẫn tiếp tục xảy ra. Ví dụ như (91), (92), (93), (94). (91) a. 동생 왔니? /dongseng oakni/  Em trai đã về nhà chưa? → Thì hiện tại “-왔다”+“-니/ni/” b1. 예, 벌써 아까 왔어요. 지금 방에서 자고 있어요. /ye, bЭs’Э ak’a oakЭyo. Jigum bangdesЭ jago ikЭyo/  Dạ, nó đã về rồi. Bây giờ nó đang ngủ trong phòng. b2. 예, 벌써 아까 왔어요. 그런데 다시 친구 만나러 갔어요. /yr, bЭs’Э ak’a oakЭyo. gurЭde dasi chingu mannarЭ gakЭyo/  Dạ, nó đã về rồi. Nhưng nó đi gặp bạn rồi. Đó là phụ tố chỉ thì quá khứ (quyết định ý nghĩa quá khứ cho câu), dù cho câu có hình vị chỉ thì hiện tại. Ở ví dụ b2, hình vị “-았/ak/-” không quyết định được hiện tại hoặc quá khứ, vì hoàn cảnh của câu biến đổi. Nhưng trong ví dụ (92) sau đây, “-왔었다./oakЭkda/ đã đến” không biểu thị hoàn cảnh “-와 있는/oaIknun/ đang có (nhà) ”tức là giống như “-갔다/gakda/đi” có liên quan đến “- 왔다/oakda/đến rồi.”. Hàm ý của câu (91a) là em trai đang có ở nhà rồi. Hàm ý của ví dụ (92a): Hiện tại là người nói chưa gặp “em trai” nhưng “em trai” đã về đến nhà rồi, như vậy phụ tố thì quá khứ “-았었/ akЭk/ -”không kết hợp từ chỉ ý nghĩa quá khứ giản đơn (simple past) hay kết hợp từ chỉ ý nghĩa dĩ thành (perfect) thì ý nghĩa quá khứ vẫn rõ. (92) a. 동생 왔었니? /dongseng oakЭkni/  Em trai đã về nhà chưa? b. 예, 왔었어요. 내일 다시 온대요. /ye, oakЭkЭyo. neIl dasi ondeyo/  Vâng. Nó đã về rồi. Nhưng ngày mai sẽ quay lại. Ở ví dụ (93) hai phụ tố “-했니/hekni/” “-했었니/ hekЭkni/” có ý nghĩa khác nhau. Phụ tố “-했니/hekni/” là “-하다8(động từ)/hada/+았/ak/ (lúc này có nghĩa nhấn mạnh)” hoạt động diễn ra rồi. Còn phụ tố “-했었니/ hekЭkni/” là phụ tố “- 하였었니9/hayoukЭkni/” phụ tố -하(động từ)+였었(lúc này có nghĩa nhấn mạnh) +니(vĩ tố kết thúc câu; dạng nghi vấn) biểu thị hoạt động xảy ra trong quá khứ. Ví dụ (93a): Anh kia đã kết hôn chưa?; ví dụ (93b): Anh kia đã có vợ rồi à? (người nói chỉ biết anh kia là đang một mình, nhưng có thể anh ta có vợ hoặc đã ly hôn) (93) a. 저 사람이 결혼했니? /jЭ saramI kyolhonhekni/  Anh kia đã kết hôn chưa? b. 저 사람이 결혼 했었니? /jЭ saramI kyolhon hekЭkni/  Anh kia đã có vợ rồi à? Ở ví dụ (94) a, ý nghĩa quá khứ thuộc loại khác. Ở ví dụ (94) b, phụ tố “- 았었/ akЭk/ -” có chức năng khác với phụ tố này ở ví dụ (94) a vì 왔었었다.= 오다(đến) + 았었(thì quá khứ chưa chắc chắn) + 었(thì quá khứ) + 다(vĩ tố kết 8 하다/hada/ là một động từ gắn vào sau một số danh từ; phó từ hay căn tố của động từ, tính từ v.v.. vừa được dùng làm nhân tố tạo từ mới (어휘조성어) vừa đảm nhận chức năng vị ngữ trong câu. Về ý nghĩa :có nghĩa chuyển có thể là kết quả hay trạng thái nào đó xuất hiện). 9 하였었니 là một phạm trù cấu trúc cú pháp, cấu tạo động từ 하+ vĩ tố chỉ thì –었/았/였-+ vĩ tố chỉ thì –었-+vĩ tố kết thúc câu, dạng nghi vấn-니 về ý nghĩa thì chưa chắc chắn. thúc câu). (94) a. 어제는 종일 비가 왔었다. /Эjenun jongIl biga oakЭkda/  Cả ngày hôm qua trời mưa. Về hàm ý thì người phát ngôn biết rằng hôm nay chắc chắn không mưa nữa. b. 어제는 종일 비가 왔었었다. /Эjenun jongIl biga oakЭkЭkda/  Chưa chắc chắn cả ngày hôm qua trời mưa. Về hàm ý thì người phát ngôn chưa biết rõ hôm nay có mưa nữa không. - Ngoài ra có cách dùng vĩ tố kết thúc câu “–더라/dЭra/”,“-디/di/”,“-데/de” để biểu thị ý nghĩa nhớ lại. (95) a.벌써 국화가 핀다. /bЭls’ Э kukhoaga panda/  Hoa cúc nở rồi. b.벌써 국화가 피더라. /bЭls’ Э kukhoaga pidЭra/  Hoa cúc đang nở. (96) a.희망이 보이더라. Biến đổi –다-라 /heemangI boIdЭra/  Tôi nghĩ là có hy vọng rồi. b.희망이 보이더라니까. Biến đổi –다니까? -라니까? /heemangI boIdЭranik’a/  Có hy vọng rồi. c.희망이 보이더라고? Biến đổi –다고-라고 /heemangI boIdЭrago/  Có hy vọng rồi à? Ví dụ (95) và (96) có liên quan đến vĩ tố kết thúc. Câu cuối có biến đổi kết thúc câu. (97) a. 언니가 왜 왔디? /Эnniga oe oakdi/  Sao chị ấy lại đến? b. 그 가게는 물건은 좋은데 너무 비쌉디다. /gu gagenun muogЭneun jokeunde nЭmu bis’abdida/  Các sản phẩm ở cửa hàng đó chất lượng cao nhưng đắt. c. 설악산이 그렇게도 좋습디까? /sЭlaksanI gurЭkgedo joksubdik’a/  Sao anh lại thích núi SElAK đến vậy hả? d. 그놈 정말 똑똑하데. /gunom jeongmal d’okd’okhade/  Con bé này thực sự thông minh. Trong ví dụ (97), HERACHE(해라체) trong tiếng Hàn là vĩ tố kết thúc câu có thể biểu thị thái độ kính trọng nhưng ví dụ (97) vĩ tố kết thúc câu không có xuất hiện thái độ kính trọng như: 디, 디다, 디까, 데 v.v… A2. Vĩ tố kết thúc câu biểu hiện thì phi quá khứ (thì hiện tại) a. Ý nghĩa của hình vị zero (Φ) Trong tiếng Hàn, thì quá khứ được biểu thị bằng hình thái có đánh dấu (marked) “-었/Эk/-”, “-었었-/ЭkЭk/”, còn thì phi quá khứ (non-past tense) là thì có hình thái không đánh dấu (unmarked) với hình vị zero (Φ). Thì phi quá khứ không đánh dấu có thể biểu thị hiện tại hoặc tương lai. Nhưng hiện tại thì không có hạn chế mà tương lai thì có hạn chế. Chúng ta xem ví dụ (98) sau đây. (98) a. 영수가 지금 와요? /younhsuga jigum wayo/ Bây giờ Young Se đến chưa? b. 영수가 내일 와요. /youngsuga neIl woyo/ Ngày mai Youngsu sẽ đến. Ví dụ (98a,b) chứng minh hình vị thì zero (Φ) có thể sử dụng được cho thì hiện tại và tương lai. Trạng ngữ thời gian Hình vị thì Thì a. 지금 /jigum/ bây giờ zero (Φ) Hiện tại b. 내일 /neIl/ ngày mai zero (Φ) Tương lai c. 영수가 내년에 외국으로 떠나+ hình vị zero+요. /youngsuga nenyone oygukuro d’Эnayo/  Năm sau YoungSu đi nước ngoài. d.? 그 사람이 내년에 대학생이+hình vị zero+다. /youngsunun nenyone dehaksengIda/  Năm sau anh ta sẽ là sinh viên đại học. e.? 나는 내일 영수를 (알+zero+아요/믿+hình vị zero+어요.) /nanun neIl youngsulul (alayo/midЭyo/  Ngày mai tôi (tin/biết) YoungSu. Những ví dụ (c), (d), (e) ở trên là những cách diễn đạt vụng về vì vị từ tĩnh không thể dùng với hình thái thì zero (Φ) với ý nghĩa tương lai. f.-1. 영수가 편지를 읽+zero+어요? /youngdugs pyonjilul IlgЭyo/  YoungSu đang đọc thư phải không? f-2. 예, 영수가 편지를 열심히 읽+고 있어요. /ye, youngsuga pyonjilul youlsimhee Ilgo IkЭyo/  Vâng, YoungSu đang đọc thư. Trong ví dụ (f-1), (f-2), câu không có trạng ngữ thời gian nhưng vẫn có ý nghĩa thời gian hiện tại nhờ hình thái thì zero (Φ) của vị từ. Chức năng cơ sở của hình thái thì zero (Φ) là thì hiện tại. b. Phạm vi của thì phi quá khứ Thì hiện tại biểu thị hoạt động, trạng thái, sự việc diễn ra trong thời điểm hiện tại. Hình vị thì zero (Φ) chủ yếu biểu thị thì hiện tại. Ngoài ra, hình vị zero (Φ) còn có thể biểu thị sự việc tương lai, chẳng hạn như: (99) a. 친구는 언제 만나니? /chingunun эnje mannani/ 친구(bạn)는(trợ từ bổ trợ)언제(khi nào)만나(gặp)니(không) Khi nào gặp bạn? b. 내일 만날거야. /neIl mannalgэya/ 내일(ngày mai)만나(gặp)ㄹ(sẽ)거야(có) Ngày mai, em sẽ gặp. (100) a. 이 일은 언제 끝납니까? /I Ileun эnje k’utnabnik’a/ Khi nào, làm việc này xong? b. 한달 후에 끝납니다. /handal hue k’utnabnida/ Một tháng sau xong việc này. (101) a. 언제 또 오시나요? /эnje d’o osinayo/ Khi nào lại đến nữa? Khi nào rảnh thì có lại đến (nhà) không? b. 이번주에 안에 다시 오지요. 뭐. /Ibэnjue ane dasi ojiyo. Muэ/ Tuần này tôi sẽ đến nữa. Tuần này tôi sẽ lại đến một lần nữa (102) a. 너는 이번에 틀림없이 져. /nэnun Ibэne tulrimэbsi jэ/  Chắc em lần này thua rồi. b. 제가 왜 집니까? 저는 안 집니다. /jega oe jibnik’a, jэnun an jibnida/ Làm sao em thua được? Em không bao giờ thua đâu. Chúng ta đã xem các ví dụ ở trên về thì hiện tại trong tiếng Hàn, những câu này có thể giải thích cả sự việc trong tương lai nên có thể thuật ngữ “hiện tại” không thích hợp và có thể dùng thuật ngữ thì phi quá khứ (비과거시제; ; non-past tense). Như vậy trong tiếng Hàn thì cơ bản là thì quá khứ và thì phi quá khứ. Tuy nhiên, luận văn này dùng thuật ngữ thì hiện tại vì đây là thuật ngữ được dùng thông thường và phổ biến hơn thì phi quá khứ (non-past tense). Thì hiện tại có thể xuất hiện khi câu có vĩ tố “-다/da/” và “-는다/nunda//- ㄴ다/nda/”. Thì hiện tại có vĩ tố “-다/da/” được dùng khi câu có tính từ và hệ từ (copula), còn thì hiện tại có vĩ tố “-는다/nunda//-ㄴ다/nda/” được dùng khi câu dùng động từ. Những ví dụ (103) và (104) sau đây có dùng vĩ tố “-다/da/”. (103) 베트남이 로봇대회에서 정상에 우뚝 서다. /vietnamI robokdehoIesэ jэngsange ud’ug sэda/ Việt Nam đã đoạt giải cao nhất trong cuộc thi robotcom. (104) 바람과 함께 사라지다.(마가렛미첼의 소설 및 영화) /baramgua hamk’e sarajida, Magarekmicheluy sosэlmik younghoa/ Gone with the wind. (Phim và truyện của Margaret.Michel)  Cuốn theo chiều gió Gone with the wind trong tiếng Anh dùng hình thức quá khứ phân từ(past participle) nhưng trong tiếng Hàn không dùng hình thái quá khứ của động từ. Hình vị “-겠/kek/-” được dùng để biểu thị sự phỏng đoán, sự ủng hộ và năng lực khả năng. Những ví dụ sau đây (105), (106), (107) biểu thị ý phỏng đoán, những ví dụ như (108) ,(109), (110), (111) biểu thị ý ủng hộ và khả năng. (105) 영희와 순이는 지금 수원쯤 지나고 있겠구나. /youngheewa sunInun jigum Suwonj’um jinago Ikkekguna/ YoungHee và Suni, bây giờ chắc đã đi quá SuWon rồi. (106) 그러니 아까 아기가 그렇게 울었겠지요. /gurэni ak’a agiga guэkhe ulэkgekjiyo/  Do đó mà đứa trẻ mới khóc nhiều như vậy. (107) 내일도 비가 오겠다. /neIldo biga okekda/  Ngày mai cũng (có thể) mưa. Những ví dụ trên chỉ có ý phỏng đoán, không cho chúng ta biết rõ về thì. Vì vậy ngữ pháp tiếng Hàn không cho đây là yếu tố đánh dấu thì. (108) 이번에는 합격을하겠지요? /IbЭnenun habkyokul hkekjiyo/  Lần này chắc tôi qua được kì thi phải không? (109) 저희는 내일 떠나겠어요. /jЭheenun neIl d’ ЭnakekЭyo/  Ngày mai chúng tôi sẽ đi về. (110) 나는 아무리 보아도 모르겠구나. /nanun amuri boado morukekguna/  Tôi đọc nhiều mà vẫn chưa hiểu được. (111) 그것을 내가 어찌 모르리오. /gugЭkul nega Эj’I morurio/  Làm sao tôi không biết chuyện đó được chứ?/ Những ví dụ trên cho thấy đây không phải là hình thái của thì mà chỉ về năng lực và sự ủng hộ. Các trường hợp đó liên quan đến thức. Trong tiếng Hàn, thì hiện tại luôn được đánh dấu bằng hình thái zero (Φ) (unmarked). Nhưng ở một số trường hợp như trong ví dụ (112a), “-는/nun/-/- ㄴ/n/-” được một số tác giả cho là dấu hiệu thì hiện tại. Tuy nhiên, “-는/nun/-/- ㄴ/n/-” không xuất hiện phổ biến trong những câu có biểu thị ý nghĩa hiện tại như hình thái zero (Φ) nên không phải là phương tiện đánh dấu thì hiện tại. (112) 나는 책을 a.읽 Φ 는다./ 보 Φ ㄴ 다. /nanun chekul/ /Irnunda/bonda/ Tôi đang đọc (xem) sách. b.읽 Φ 네/보 Φ 네 /Irne/bone/ đọc/xem c.읽 Φ 으오./보 Φ 오 /Iruo/boo/ đọc/xem d.읽 Φ 습니다./보 Φ ㅂ니다. /Irsubnida/bobnida/ đọc/xem (113) 저 산이 a. 높 Φ 다. /jЭ sanI/ /nopda/ Ngọn núi đó cao. b.높 Φ 네. /nopne/ cao c. 높 Φ 으오. /nopuo/ cao d. 높 Φ 습니다. /nopsubnida/ cao c. Chức năng ngữ nghĩa của thì phi quá khứ Đặc trưng nghĩa của thì hiện tại có: sự việc thật xảy ra, sự tái diễn hoặc sự việc tập quán, sự việc lâu dài, khi phát ngôn mà người nói biết phương pháp nói, sự việc chỉ là kế hoạch v.v… (114) a. 해는 동쪽에서 뜬다. /henun dongj’okesЭ d’unda/  Mặt trời mọc phía đông. [hiện tại- sự việc thật] b. 영수는 학생이다./youngsunun haksengida/ YoungSu là học sinh. [hiện tại- sự việc thật] (115) 영수는 학교에 다닌다. /youngsunun hakkyoe daninda/ YoungSu đang đi học. [sự việc tập quán, sự tái diễn] (116) 인간은 죽는다. /inganeun juknunda/  Con người phải chết. [ sự việc lâu dài] (117) 영희가 예쁘다. ; 발화 당시의 기술 /younghyga yeb’uda/ YoungHee đẹp. [người nói có biết phương pháp nói] (118) 나는 다음주에 결혼한다. /nanun daeumjue kyoulhonhanda/  Tuần sau tôi sẽ kết hôn. [ sự việc chỉ là kế hoạch] Ví dụ (119) trạng thái hiện tại. (119) a. 영수는 지금 밥을 먹는다. /youngsunun jigum babul mЭknunda/  Bây giờ đang ăn cơm. [sự việc hiện tại đang xảy ra] b. 민호가 지금 학교에 간다. /minhoga jigum hakkyoe ganda/  Bây giờ MinHo đang đi học. [sự việc hiện tại đang xảy ra] c. 선생님은 요즘 바쁘시다. / sЭnsengnimeun yojum bab’usida/  Dạo này thầy giáo rất bận. [sự việc thật hiện tại] d. 수정이는 대학생이다. /Sujunginun dehaksengida/  Sujung là sinh viên. [sự việc thật hiện tại] e. 저렇게 부지런한 사람은 처음 본다. /jЭrЭkge bujirЭnhan sarameun chЭeumbonda/ Chưa bao giờ gặp người siêng năng như vậy. [sự việc thật hiện tại] d. Phạm trù ngữ nghĩa thì hiện tại Phạm trù thì hiện tại trong tiếng Hàn có mấy trường hợp như (120) hiện tại tĩnh trạng, thời gian ngắn đang xảy ra, (121) sự kiện hiện tại có 3 trường hợp như sự kiện trước mắt hiện tại (presently observing event), sự kiện chuỗi hiện tại (present sequential event), sự kiện ngôn hành hiện tại (present performative event) và quá khứ tĩnh trạng, sự kiện tương lai. d1. Hiện tại tĩnh trạng Hình vị thì hiện tại “ zero (Φ)” trong câu kết hợp với vị từ tĩnh trạng có xuất hiện thì hiện tại. Ý nghĩa đặc trưng của vị từ có liên quan đến chức năng ngữ nghĩa của thì. Thì hiện tại trường hợp này là trạng thái phi thời gian (timeless). Trường hợp vị từ trạng thái [+ tĩnh trạng, + có thời lượng] (120) a. 나는 대학원생이다. /nanun dehakwinsengida/  Tôi là học viên cao học. Trong câu a, thời điểm là hiện tại nên trạng thái có ý nghĩa thì hiện tại và chủ ngữ có giới hạn “tôi”. b. 사람은 이성과 감정이 있다. /sarameun isЭnggoa gamjЭngi ikda/  Con người có lý trí và cảm giác. Trong câu b, trạng thái ở thì hiện tại, chủ ngữ không có giới hạn “con người”. c. 나는 지금 덥다. /nanun jigum dЭbda/  Bây giờ tôi nóng. d. 내 친구 마음은 넓다. /nechingu maeumeun nЭlda/  Tâm hồn bạn tôi khoáng đạt. Ví dụ (120c), (120d) giống trường hợp ví dụ (120a) biểu thị trạng thái ở thì hiện tại nhưng chủ ngữ có giới hạn. Như trên đã nói, thì hiện tại không có hạn chế thời gian nhưng nếu câu có trạng ngữ thì trạng thái có ở thì hiện tại hay không? Chúng ta xem ví dụ (121) (121) ? 그는 그 동안 부지런했다. /gunun gu dongan bujirЭnhekda/ Trong khi đó anh ta đã siêng năng. Câu này có trạng ngữ “그 동안/gu dongan/trong khi đó”nhưng câu không đúng: quá khứ anh ta đã siêng năng nhưng bây giờ thì chưa biết có siêng năng hay không. Trạng thái ở câu này không mang ý nghĩa thì. Trường hợp vị từ [ + tĩnh trạng, -có thời lượng] : xuất hiện hiện tượng trạng thái tâm lý “깨닫biết(다), 놀라ngạc nhiên(다), 잊 quên (다), 닮giống(다)”. Ví dụ như (122) (122) 우리는 누구나 잘살기를 바란다. /urinun nuguna jalsalgilul baranda/ Chúng tôi muốn người nào cũng có cuộc sống tốt. (123) (?)내 친구는 지금 놀란다. /ne chingunun jigum nolranda/ Bây giờ bạn tôi bất ngờ. Câu (123) có thêm trạng ngữ “지금 bây giờ” nên không hợp nếu dùng trạng ngữ khác (항상/hangsang/luôn) có thể câu tự nhiên hơn. Ví dụ (124) thì mãi mãi không có thay đổi. (124) a. 해는 서쪽으로 진다. /henun sЭjokuro jinda/ Mặt trời lặn phía tây. b. 한국 사람은 김치를 먹는다. /hanguk sarameun gimchilul mЭknunda/ Người Hàn Quốc ăn kim chi. c. 모든 물체가 위에서 아래로 떨어진다. /modun mulshega uyesЭ arero d’ ЭlЭjinda/ Đồ vật nào cũng (rơi) từ trên xuống dưới. d2. Sự kiện hiện tại Sự kiện hiện tại bao gồm các loại sự kiện như: (1) Sự kiện trước mắt (presently observing event) (2) Sự kiện chuỗi (presently sequential event) (3) Sự kiện ngôn hành (presently performative event) (1) Sự kiện trước mắt Sự kiện trước mắt là hành động đang xảy ra hoặc thay đổi trước mắt. Đây là trường hợp xảy ra trong thời gian ngắn. (125) a. 비행기가 지금에야 도착하는군요. /bihenggiga jigumeya dochakhanungunyo/ Máy bay vừa đến rồi. b. 연기자가 드디어 무대위에 나타난다. /yongijaga dudiЭ mudeuye natananda/ Diễn viên cuối cùng ra sân khấu. (126) a. 조카는 뽀로로를 보고 있다. /jokanun b’ororolul bogoikda/ Cháu tôi đang xem phim hoạt hình B’ororo. b. 조카는 뽀로로를 본다. /jokanun b’ororolul bonda/ Cháu tôi đang xem phim hoạt hình B’ororo. Ví dụ (126 a) có thể tiếp diễn và thể tái diễn, ví dụ (126b) biểu thị trạng thái chỉ xuất hiện sự kiện trước mắt. (2) Sự kiện chuỗi Sự kiện chuỗi là hai hành động có liên quan hoặc xảy ra theo thứ tự. Trường hợp này có dùng hình vị zero (Φ) . (127) 조카가 뽀로로를 본다. 춤을 춘다. 노래도 한다. /jokaga bororolul bonda chumul chunda noredo handa/ Cháu tôi đang xem phim họat hình B’ororo. Đang nhảy. Còn hát nữa. Trong ví dụ (127), sự kiện xảy ra có liên quan đến hành động thuộc thì giản đơn hiện tại. Nếu không giống trường hợp này có thể xuất hiện thể tiếp diễn. Chúng ta xem thêm ví dụ (128). (128) a. 여동생이 과자를 산다. /youdongsengi goajalul sanda/ Em gái tôi đang mua bánh. Sự kiện độc lập b. (저기 봐)여동생이 과자를 산다. /(jЭgiboa) youdongsengi goajalul san

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVNNH023.pdf
Tài liệu liên quan