Luận văn Quá trình đô thị hóa ở quận 7, thành phố Hồ Chí Minh (1986 - 2010)

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .1

1. Lí do chọn đề tài .1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .2

3. Mục đích nghiên cứu .6

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .6

5. Phương pháp nghiên cứu .7

6. Nguồn tư liệu .8

7. Những đóng góp của luận văn .9

8. Bố cục của luận văn .9

Chương 1. ĐÔ THỊ VÀ ĐÔ THỊ HÓA Ở QUẬN 7 TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM

2010.9

1.1 Khái niệm đô thị và đô thị hóa.9

1.1.1 Khái niệm đô thị .9

1.1.2 Khái niệm đô thị hóa.22

1.2 Sơ lược lịch sử đô thị hóa ở vùng đất Thành phố Hồ Chí Minh.25

1.3 Quận 7 trong không gian Thành phố Hồ Chí Minh.28

1.3.1 Vị trí địa lý.28

1.3.2 Điều kiện tự nhiên, xã hội.28

1.4 Quá trình đô thị hóa ở Quận 7 từ năm 1986 đến năm 2010 .29

1.4.1 Lịch sử hình thành Quận 7.29

1.4.2 Sơ nét về quá trình đô thị hóa Quận 7 từ 1986 đến 2010 .31

Chương 2. SỰ CHUYỂN BIẾN VỀ CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ CƠ CẤU KINH TẾ

Ở QUẬN 7 TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA (1986-2010) .35

2.1 Cơ cấu kinh tế và chuyển biến cơ cấu kinh tế trong quá trình đô thị hóa

(1986 – 2010).35

2.2 Sự chuyển biến của các ngành kinh tế Quận 7 trong quá trình đô thị hóa .36

2.2.1 Nông nghiệp.36

2.2.2 Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp.41

pdf121 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 526 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quá trình đô thị hóa ở quận 7, thành phố Hồ Chí Minh (1986 - 2010), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mới. Người nông dân đã ý thức việc chuyển đổi cơ cấu vật nuôi cây trồng cho phù hợp với sự phát triển của vùng đô thị mới. Giai đoạn 2005- 2010 Theo quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội đến năm 2005 tỷ trọng nông nghiệp bằng 0 trong cơ cấu tổng thể các ngành sản xuất kinh tế trên địa bàn Quận 7. Trong giai đoạn này, ngành nông nghiệp của Quận 7 sẽ phát triển theo hướng nông nghiệp đô thị bằng cách sử dụng đất nông nghiệp để trồng cây cảnh, trồng hoa thay vì trồng lúa, trồng rau như giai đoạn trước. Bên cạnh đó, giai đoạn 2005 - 2010 đất nông nghiệp cũng được chuyển cho mục tiêu phát triển đô thị như: phát triển công viên cây xanh, các dịch vụ giải trí, xây dựng nhà ở, làm đường giao thông, bổ sung quỹ đất xây dựng công các công trình công cộng, khu công nghiệp. Cùng với sự giảm nhanh về diện tích và sản lượng của ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi của Quận 7 cũng giảm đáng kể nhất là trong hoạt động chăn nuôi gia cầm. Bảng 2.6 Số lượng đàn gia súc gia cầm 2005 - 2010. Đvt: con 2000 2001 2002 2003 2004 2005 1. Bò Trong đó: - Bò kéo cày - Bò cái - Bò sữa 2. Heo trên 2 tháng tuổi Trong đó: 18 3063 18 1971 14 2054 4 2093 9 2772 9 1842 41 - Heo thịt - Heo sữa dưới 2 tháng tuổi 3. Vịt xiêm 4. Gà Trong đó: - Gà mái đẻ - Gà công nghiệp 2843 220 8905 1543 7372 1695 276 13923 2412 11511 1808 182 4682 1082 3100 1896 197 179 3291 2981 310 2564 208 176 520 46 474 1760 142 0 476 26 450 Nguồn: [42;21] Bảng 2.6 trên cho thấy đàn gia súc, gia cầm giảm mạnh do nông nghiệp của Quận 7 chuyển sang phục vụ nhu cầu đô thị hóa, đất nông nghiệp giảm mạnh để trồng cây xanh và xây dựng công viên, công trình đô thị. 2.2.2 Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp Giai đoạn 1986 – 1996 Những năm đầu sau giải phóng, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp huyện Nhà Bè manh mún, kém phát triển, được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo, nhân dân huyện Nhà Bè ra sức xây dựng và phát triển kinh tế, trong đó tập trung vào lĩnh vực kinh tế công nghiệp. Từ năm 1975 đến năm 1985 tổng giá trị sản lượng của ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp không ngừng tăng lên (mức tăng bình quân hàng năm từ 10 đến 30%). Từ năm 1986 đến 1988, giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp của huyện Nhà Bè tăng bình quân hàng năm là 21%. Từ năm 1989 đến 1994, tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của huyện Nhà Bè dao động từ 10 đến 17%. Năm 1991, huyện Nhà Bè đã xây dựng và đưa vào hoạt động khu chế xuất Tân Thuận - khu chế xuất thành công nhất nước. Năm 1997, sau chia tách huyện Nhà Bè, ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của Quận 7 đã có bước phát triển ổn định. Từ năm 2000 đến 2005, nhóm ngành kinh tế này có bước phát triển đáng kể, góp phần đưa nền kinh tế Quận 7 chuyển dịch theo hướng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - dịch vụ - thương mại và nông nghiệp. Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn do quận quản lý (2001 – 2005), tăng bình quân hàng năm là 36,06%, giá trị sản xuất công nghiệp của Quận 7 trong 5 năm đạt 202.930 triệu đồng [89;19]. 42 Giai đoạn 1997 – 2005 Trong giai đoạn này, nền kinh tế các nước châu Á đang lâm vào khủng hoảng, kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh cũng bị tác động bởi cuộc khủng hoảng đó. Chính quyền và nhân dân Quận 7 ra sức nhanh chóng ổn định và phát triển nông nghiệp, đến năm 2004, công nghiệp của Quận 7 đã tăng nhanh. Năm 2004, tổng giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp do Quận 7 quản lý đạt 505.583 triệu đồng tăng 17,69% so với năm 2003 và tăng hơn 1,7 lần so với năm 2000, bình quân giá trị sản xuất công nghiệp của Quận 7 hàng năm tăng 20,46%/năm. So với chỉ tiêu trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần 2 do Quận đề ra trong ngành sản xuất công nghiệp là 15%/năm, thì chỉ tiêu này đến cuối năm 2004 đã đạt và vượt. Nguồn: [89;3] 43 Nguồn: [89;4] Các thành phần kinh tế hoạt động trong ngành công nghiệp của Quận 7 đều tăng trưởng, cao nhất là khu vực doanh nghiệp tư nhân, kế đến là các loại hình công ty, khu vực hộ cá thể, hợp tác xã, chỉ có thành phần doanh nghiệp nhà nước có xu hướng thu hẹp hoạt động. + Công nghiệp của doanh nghiệp nhà nước có xu hướng suy giảm, bình quân tốc độ tăng trưởng giảm 29,37%/năm, giá trị sản xuất đạt 14.078 triệu đồng, tăng 4,51% so với năm 2003 hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực: chế biến gỗ và sản phẩm từ gỗ, tre, nứa; sản xuất trang phục, thuộc và nhuộm da; sản xuất thực phẩm, gia công may mặc. + Công nghiệp hợp tác xã giá trị sản xuất đạt 6.995 triệu đồng, tăng 11,99% so với năm 2003 và tăng 106,40% so với năm 2000, bình quân tăng 19,86%/năm hoạt động tập trung trong các lĩnh vực: sản xuất phương tiện vận tải, chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ [91;14] + Công ty TNHH và công ty cổ phần giá trị sản xuất đạt 329.624 triệu đồng tăng 20.86% so với năm 2003 và tăng 5,2 lần so với năm 2000, bình quân tăng 44 57,98%/năm. Hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực: chế biến gỗ và sản phẩm từ gỗ; sản xuất vali, túi xách, sản xuất thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh; sản xuất các sản phẩm từ cao su và plastic [91;17]. + Doanh nghiệp tư nhân doanh thu năm 2005 đạt 52.836 triệu đồng tăng 23,76% so với năm 2003 và tăng 109,63% so với năm 2000, bình quân tăng 20,33%/năm. + Hộ cá thể chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, giá trị sản xuất đạt 104.495 triệu đồng, tăng 10,66% so với năm 2003 và tăng 104,36% so với năm 2000, bình quân tăng 19,56%/năm và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực: sản xuất kim loại và các sản phẩm từ kim loại, Cơ cấu giá trị sản xuất của ngành thay đổi theo hướng tăng dần tỷ trọng của các loại hình công ty (TNHH, cổ phần), doanh nghiệp tư nhân và giảm dần tỷ trọng của doanh nghiệp Nhà nước, hợp tác xã, hộ cá thể (trong đó, doanh nghiệp Nhà nước giảm nhiều nhất). Ngành phát triển mạnh là ngành chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ, tre, nứa với tỷ trọng tăng từ 7,88% năm 2000 lên 33,44% vào năm 2004. Các ngành như: may túi xách, yên giày và sản xuất kim loại có xu hướng phát triển và tỷ trọng ngày càng tăng, trong đó tỷ trọng giá trị sản xuất của các ngành năm 2004 so với năm 2000: sản xuất kim loại từ 2,18% tăng lên 14,24%, ngành sản xuất túi xách, yên giày từ 0,63% tăng lên 17,58%. Ngành sản xuất thực phẩm - đồ uống, sản xuất trang phục thuộc - nhuộm da thu hẹp dần hoạt động và chiếm tỷ trọng ngày càng nhỏ trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp, đặc biệt ngành sản xuất thực phẩm - đồ uống sụt giảm mạnh nhất (chiếm 19,36% năm 2000 đến năm 2004 chỉ còn 1,55%), ngành sản xuất trang phục thuộc nhuộm da giảm từ 28,50% (2000) xuống còn 6,15% vào năm 2004. Các ngành còn lại phát triển ổn định với tốc độ phát triển gần bằng với tốc độ phát triển của toàn ngành nên tỷ trọng không có nhiều thay đổi [91;33]. Tổng lao động làm việc tại các đơn vị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn do quận quản lý đến đầu năm 2005 là 11.413 người tăng gần 2 45 lần so với năm 2000. Hầu hết các thành phần kinh tế đều tăng thu hút lao động so với năm 2000, trong đó thành phần doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty TNHH, hộ kinh doanh cá thể, hợp tác xã đều tăng thu hút lao động, riêng thành phần doanh nghiệp nhà nước giảm thu hút lao động do thu hẹp hoạt động. Với mức độ tăng sử dụng khác nhau giữa các thành phần kinh tế như trên làm cho cơ cấu lao động công nghiệp theo các thành phần kinh tế năm 2005 thay đổi nhiều so với năm 2000. Sự thay đổi này diễn ra theo hướng các công ty TNHH sử dụng lao động tăng lên và chiếm tỷ trọng lớn (chiếm 75,71%), các thành phần còn lại có tỷ trọng giảm, đặc biệt giảm nhiều nhất là thành phần doanh nghiệp Nhà nước số lao động sử dụng từ 12,51% đến nay chỉ còn 4,71%. Nhiều doanh nghiệp nhận biết được sự tồn tại của đơn vị sẽ gặp thách thức khi đất nước hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Vì vậy để thích nghi và phát triển trong môi trường cạnh tranh mới, các doanh nghiệp không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu thông qua đầu tư máy móc thiết bị mới, cải tiến kỹ thuật cũ và áp dụng công nghệ mới vào sản xuất có thể hạ giá thành sản phẩm. Công ty dịch vụ công ích Quận 7, công ty TNHH Vĩ Châu, Lập Phúc, Minh Diệu, Đức Thành, Phước Thịnh, Nơ Xanh, công ty Chia Meei VN, DNTN Mai Phát, nhà máy thép Nhà Bè, cơ sở Phú Mỹ có những dự án đầu tư máy móc thiết bị mới, áp dụng kỹ thuật công nghệ hiện đại vào trong quá trình sản xuất. Những năm qua, tình hình sản xuất công nghiệp trên địa bàn có tốc độ tăng trưởng tương đối cao so với các ngành khác. Với sự hỗ trợ về chính sách của Thành phố và Quận đã tác động nhiều doanh nghiệp tập trung đầu tư mở rộng sản xuất, trang bị máy móc hiện đại, nâng cao chất lượng công tác quản lý, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất ngày càng tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao mẫu mã đa dạng phù hợp với người tiêu dùng nội địa và đáp ứng yêu cầu hàng xuất khẩu. Xu hướng phát triển của ngành trong giai đoạn này chú trọng vào những ngành công nghiệp sản xuất ra sản phẩm phục vụ tiêu dùng: gia công các sản phẩm may 46 mặc - túi xách - giầy da, chế biến các sản phẩm từ gỗ và chế biến kim loại. Các doanh nghiệp đã chú trọng tới việc tìm hiểu thị hiếu của người tiêu dùng. Nhiều doanh nghiệp đã chủ động đầu tư công nghệ, đổi mới trang thiết bị nâng cao hiệu quả sản xuất tăng tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Giai đoạn 2005 – 2010 Sau khi nhà nước có chủ trương sắp xếp lại các loại hình doanh nghiệp, giá trị sản xuất của công nghiệp có bước phát triển đáng kể. Bảng 2.9 Giá trị sản xuất công nghiệp (HTX, DNTN, Công ty TNHH, Công ty Cổ phần. Giá cố định năm 1994 2006 2007 2008 2009 2010 TỔNG SỐ 442.952 603.770 722.935 731.803 929.925 Hợp tác xã 4.901 3.390 1613 7.691 1.987 Công ty TNHH 380.569 513.662 604.040 607.788 778.304 DNTN 43.806 64.372 75.919 67.354 72.459 Công ty cổ phần 13.676 22.346 41.363 48.970 77.175 Nguồn: [46;30] Bảng 2.9 trên cho thấy 3 loại hình doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty TNHH đều tăng, trong đó công ty cổ phần phát triển mạnh từ 13.676 triệu đồng (2006) lên 77.175 triệu đồng (2010) tăng gấp 5,64 lần, kế đến là công ty trách nhiệm hữu hạn năm 2010 tăng gấp 2 lần năm 2006. Sở dĩ các loại hình công nghiệp của Quận 7 phát triển và chuyển biến mạnh mẽ là do Quận tập trung phát triển các lĩnh vực công nghiệp góp phần chuyển dịch theo cơ cấu kinh tế mở. Trong giai đoạn này, Quận 7 tập trung phát triển những ngành chủ lực của Quận như chế biến thực phẩm, may công nghiệp, gia công cơ khíđặc biệt là ngành vật liệu xây dựng, đồ gia dụng, vì trong giai đoạn này, nhu cầu xây dựng nhà ở, các khu dân cư, chung cư tăng cao. Nhìn chung cơ cấu nhóm ngành công nghiệp của Quận 7 chiếm ưu thế hơn so với nhóm ngành khác. Năm 1997 ngành này chiếm 27,7 %, năm 2010 chiếm đến 54,3%. [84;27] 47 2.2.3 Thương mại – dịch vụ Giai đoạn 1986 - 1996 Trước năm 1975, lĩnh vực hoạt động thương mại của huyện Nhà Bè mang tính chất hộ gia đình và chỉ tập trung ở các xã đô thị hóa. Từ 1975 -1985, huyện Nhà Bè đã xây dựng được một hệ thống thương nghiệp quốc doanh và hợp tác xã đến nông thôn, đảm bảo lưu thông phân phối và phục vụ nhu cầu đời sống nhân dân. Từ năm 1986 đến 1997, thương mại dịch vụ của huyện Nhà Bè gia tăng rất nhanh theo chuyển biến của cơ cấu thị trường. Sau năm 1997, mặc dù ở lĩnh vực này gặp nghiều khó khăn nhưng sau vài năm ổn định ngành thương mại - dịch vụ của Quận 7 có sự chuyển biến tích cực. Giai đoạn 1997 – 2005 Ngành thương mại - dịch vụ là ngành chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế do Quận quản lý chủ yếu là mặt hàng phân bón. Tuy nhiên, giai đoạn này do tình hình kinh tế thế giới và khu vực có nhiều biến động, bên cạnh đó chịu tác động bất lợi từ diễn biến về thị trường nên mức tăng trưởng của ngành không ổn định. Từ năm 1999 ngành thương mại – dịch vụ được phục hồi và phát triển. Năm 2000 số đơn vị kinh doanh đến đăng ký kinh doanh trên địa bàn Quận 7 tăng nhanh, năm 2004 có 187 đơn vị (tăng gấp 3 lần so với năm 2003) tổng vốn đăng ký kinh doanh của các công ty 239.304 triệu đồng. Trong giai đoạn này, doanh nghiệp quốc doanh giảm 1 (công ty thương mại - dịch vụ Quận 7 ngưng hoạt động vào năm 2000), năm 2004 có 3 hợp tác xã hoạt động (là quỹ tín dụng Tân Quy Đông, hợp tác xã thương mại - dịch vụ Tân Quy và hợp tác xã thương mại - dịch vụ Tân Kiểng), các loại hình công ty tăng thêm 90 đơn vị (Công ty TNHH tăng 55 đơn vị, công ty cổ phần tăng 2 đơn vị và doanh nghiệp tư nhân tăng 33 đơn vị, tập trung các lĩnh vực kinh doanh: vật liệu xây dựng, trang trí nội thất, máy móc thiết bị, vật tư nông nghiệp, bách hóa, xăng dầu Hộ kinh doanh cá thể ngành thương mại - dịch vụ năm 2004 là 3.388 hộ (chiếm gần 95% trên tổng số hộ mới trong năm) tăng 31,57% so với năm 2003, gấp 4 lần so với năm 2000, bình quân tăng 42,23%/năm với tổng vốn đăng ký kinh doanh 61.423 triệu đồng tăng 81,53% so với năm 2003, gấp 7 lần so với năm 2000, 48 chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ phục vụ nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của người dân. Trong đó, số hộ hoạt động thương mại là 1.749 hộ với tổng vốn đăng ký kinh doanh là 31.884 triệu đồng; số hộ hoạt động dịch vụ là 950 hộ với tổng vốn đăng ký là 24.696 triệu đồng; số hộ kinh doanh ăn uống là 689 hộ với tổng vốn đăng ký kinh doanh là 4.843 triệu đồng [92;5]. Số lao động hoạt động trong Thương mại - dịch vụ năm 2000 là 5.771 lao động đã tăng lên 10.017 lao động vào đầu năm 2005. Trong đó, hộ kinh doanh cá thể và thành phần công ty TNHH tăng thu hút lao động, còn thành phần doanh nghiệp quốc doanh sụt giảm trong thu hút lao động. Doanh thu của ngành giai đoạn 2000 - 2005 có tốc độ phát triển không ổn định. Trong đó, giai đoạn 2000 - 2001 doanh thu của ngành liên tục giảm do biến động về giá cả và thị trường trong nước cũng như thị trường trên thế giới (đặc biệt là các mặt hàng vật tư nông nghiệp, vật liệu xây dựng) nên tốc độ tăng trưởng năm 2000 giảm 1,56%, năm 2001 giảm 2,79%. Từ năm 2002, hoạt động kinh doanh của ngành có dấu hiệu phục hồi - tốc độ phát triển năm 2002 tăng 9,81%, năm 2003 tăng 11,61% và năm 2004 tăng 13,71% do sức mua tăng lên từ các thị trường truyền thống và một phần từ việc mở rộng thị trường tiêu thụ đồng thời sức “cầu” tăng từ sự gia tăng số dân trên địa bàn thời gian qua. Năm 2005, doanh thu ngành thực hiện 6.132.177 triệu đồng tăng 35,47% so với năm 2000, bình quân tăng 7,89%/năm. 49 Nguồn: [91;7 Nếu tính theo giá trị sản xuất, tốc độ tăng trưởng của ngành thương mại - dịch vụ năm 2001 tăng 3,59%, từ năm 2002 tốc độ đó tăng nhanh hơn, cụ thể năm 2002 tăng 19,18%, năm 2003 tăng 15,58%, năm 2004 tăng 15,85% và năm 2005 giảm 2,07%. Tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất khu vực thương mại - dịch vụ tăng 10,11%/năm, chỉ tiêu này đã vượt so với chỉ tiêu 9,97%/năm so với Nghị quyết Ban chấp hành Đảng bộ Quận lần II đề ra. 50 Nguồn: [91,7] Cơ cấu doanh thu khu vực của các loại hình công ty kinh doanh chiếm tỷ trọng rất cao (chiếm 93,82% vào năm 2004). So với năm 2000, cơ cấu doanh thu của ngành trong năm 2005 không thay đổi lớn, nhất là ở khu vực các loại hình công ty và hợp tác xã. Trong đó, tỷ trọng doanh thu của các loại hình công ty chiếm 93,82% năm 2004 so với 94,54% năm 2000; khu vực hợp tác xã chiếm 0,25% năm 2005 so với 0,04% năm 2000, tỷ trọng doanh thu của khu vực hộ cá thể tăng lên 5,54% năm 2005 so với 3,05% ở năm 2000, tỷ trọng doanh thu giảm đối với khu vực doanh nghiệp Nhà nước từ 2,37% vào năm 2000 xuống 0,39% năm 2005. Cơ cấu này vẫn được duy trì đến cuối năm 2005 [92;33]. Doanh thu lĩnh vực kinh doanh vật tư nông nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao chiếm trên 90% trong cơ cấu doanh thu theo lĩnh vực kinh doanh của thành phần công ty TNHH. Bên cạnh đó, tỷ trọng doanh thu của thành phần công ty TNHH chiếm trên 85% tổng doanh thu toàn ngành. Do đó, kinh doanh vật tư nông nghiệp là lĩnh vực kinh doanh chủ yếu trong toàn ngành thương mại của Quận. Hoạt động dịch vụ trên địa bàn rất đa dạng với thế mạnh là dịch vụ công nghiệp, ngoài ra còn có các dịch vụ phục vụ cộng đồng như: dịch vụ kho tàng bến bãi, dịch 51 vụ bến cảng đáp ứng nhu cầu bốc xếp cho các cảng, các khách sạn nhà hàng và một số lượng lớn quán, tiệm ăn uống trong các khu dân cư tập trung và chợ. Ngoài ra, còn có các điểm dịch vụ lưu trú phục vụ du khách được xây dựng tại địa bàn phường Bình Thuận, Tân Thuận Tây và một số phường khác. Năm 2005, dịch vụ tài chính ngân hàng phát triển mạnh trên địa bàn Quận, có 7 Chi nhánh Ngân hàng Thương mại cổ phần đến đăng ký hoạt động nâng số ngân hàng thương mại hiện hoạt động trên địa bàn Quận là 12 đơn vị, so với năm 2000 chỉ có 2 đơn vị và có 1 siêu thị Coop Mart, 1 siêu thị điện máy, 3 nhà sách làm cho bộ mặt kinh tế - xã hội của Quận có nhiều chuyển biến đáng kể. Từ năm 2000 đến năm 2004, hoạt động xuất khẩu không ngừng phát triển. Năm 2004 kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp do Quận quản lý đạt 22,479 triệu USD. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm tăng 16,40%. Ngành chế biến các sản phẩm từ gỗ có kim ngạch xuất khẩu cao nhất (chủ lực là công ty TNHH Khải Vy) chiếm tỷ trọng 59,87%, kế đến là ngành giày da (chủ lực là công ty TNHH Đức Thành) chiếm tỷ trọng 30,75% và ngành may mặc chiếm tỷ trọng 7,08% trên tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu toàn Quận. So với chỉ tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quận lần II thì kim ngạch xuất khẩu đến năm 2005 đạt 10.000.000 USD, chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu đến năm 2005 đã vượt khá cao. Nguồn: [91;12] 52 Nguồn: [91;12] Giai đoạn 2005 - 2010 Quận 7 với lợi thế riêng đã tập trung phát triển các lĩnh vực như: dịch vụ giao nhận, vận tải hàng hóa trên cơ sở khai thác những thế mạnh về hệ thống cảng, phát triển các loại hình vui chơi, giải trí, các dịch vụ tài chính - ngân hàng trên cơ sở hình thành và phát triển khu đô thị Nam Sài Gòn. Ngành chủ lực vẫn là kinh doanh phân bón, ngoài ra các ngành kinh doanh vật liệu xây dựng, xăng dầu, hàng công nghệ phẩm, hàng kim khí điện máy, xe máy, hàng tiêu dùng cũng góp phần quan trọng vào việc phát triển thương mại của Quận 7. Giai đoạn 2005 - 2010 tiếp tục phát huy thế mạnh của hoạt động xuất nhập khẩu, phát triển mạng lưới cung ứng hàng xuất khẩu, với các mặt hàng truyền thống như: nông hải sản, thực phẩm chế biến, hàng thủ công mỹ nghệ và hàng may mặc. Mặc dù, có một số thay đổi về việc trung chuyển hàng hóa qua địa bàn của Quận nhưng với thế mạnh về bán buôn, các công ty thương mại đã chuyển sang khai thác các mặt hàng như: vật liệu xây dựng, công nghệ phẩm và gia dụng phục vụ nhu cầu xây dựng trên địa bàn và cung ứng cho các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Trong giai đoạn này lãnh đạo Quận 7 kêu gọi đầu tư xây dựng khu Hương Tràm, khu du lịch Mũi Đèn Đỏ, khu câu cá giải trí Sông Tân. Nhìn chung, giai đoạn 2005 - 2010 ngành thương mại, dịch vụ của Quận 7 phát triển nhanh, nhất là những ngành dịch vụ chất lượng cao như nhà hàng, khách sạn, y 53 tếtỉ trọng ngành thương mại - dịch vụ liên tục tăng trong tổng giá trị sản xuất của Quận, năm 2005 tỉ trọng ngành thương mại - dịch vụ năm 2005 là 39,7% đến năm 2010 là 45,6%. Khi mới thành lập Quận, ngành thương mại chủ yếu tập trung ở tuyến đường Huỳnh Tấn Phát và Trần Xuân Soạn là đầu mối phân bón lớn nhất của Quận. Với tốc độ phát tiển và đô thị hóa nhanh, nhất là từ khi thành lập khu Phú Mỹ Hưng, Quận đã thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư, sản xuất và kinh doanh. Đặc biệt giai đoạn 2005 - 2010 ngành thương mại, dịch vụ, vận tải phát triển mạnh, đóng góp rất lớn giá trị sản xuất của Quận. Để phát triển nhanh ngành thương mại, Quận đã quy hoạch phát triển chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, từ năm 2000 đến 2010 đã đạt được một số kết quả: - Khi mới thành lập Quận, trên địa bàn chỉ có 4 chợ cố định: chợ Tân Thuận, chợ Tân Quy, chợ Tân Mỹ và chợ Tân Kiểng và 7 chợ nhóm lề đường: chợ đường nội bộ cư xá Ngân hàng, chợ chiều Tân Kiểng, chợ chuối trước cư xá Ngân hàng, chợ hãng dầu thực vật, chợ gần nhà máy Silico, chợ trước KCX Tân Thuận, chợ đầu cầu Phú Xuân. - Đến năm 2005 với tốc độ đô thị hóa ở Quận 7 tăng cao, mạng lưới kinh doanh thương mại - dịch vụ trên địa bàn Quận phát triển đa dạng, đặc biệt là hệ thống chợ phục vụ các nhu cầu tiêu dùng của người dân. Đến 2010, mạng lưới chợ trên địa bàn hiện có 7 chợ cố định (chợ Phú Thuận, chợ cư xá Ngân hàng, chợ Tân Mỹ, chợ Tân Kiểng mới, chợ Tân Kiểng cũ, chợ Tân Quy, chợ Tân Thuận) và tồn tại 4 chợ tự phát: chợ tạm trước KCX Tân Thuận, trên đường Mai Văn Vĩnh, đường Huỳnh Tấn Phát, đường Bùi Văn Ba. - Hoạt động thương mại của Quận còn diễn ra sôi động tại 4 trung tâm buôn bán dọc các tuyến đường chính của Quận, các mặt hàng chủ yếu là vật tư nông nghiệp, vật liệu xây dựng, thương mại - dịch vụ - tài chính, bách hóa tổng hợp và dịch vụ nhà đất. + Trung tâm thứ nhất chủ yếu nằm dọc tuyến đường Trần Xuân Soạn từ ngã 54 ba Lâm Văn Bền – Trần Xuân Soạn đến chân cầu Rạch Ông. Đây là chợ bán buôn phân bón lớn cả nước, là thế mạnh của Quận 7 đây không những là đầu mối nhập khẩu phân bón mà còn khẳng định vai trò trung chuyển, cung cấp phân bón cho thị trường các tỉnh miền Tây Nam Bộ vào mùa mưa, cung cấp phân bón cho thị trường miền Đông Nam bộ và các tỉnh miền Trung vào mùa khô. + Trung tâm thứ hai dọc tuyến đường Lê Văn Lương từ ngã ba Trần Xuân Soạn – Lê Văn Lương đến ngã ba Nguyễn Thị Thập – Lê Văn Lương. + Trung tâm thứ ba dọc tuyến đường Huỳnh Tấn Phát từ chân cầu Tân Thuận đến ngã tư Nguyễn Thị Thập – Huỳnh Tấn Phát. + Trung tâm thứ tư thuộc khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng diện tích 433 ha, gồm nhiều công trình như trung tâm thương mại, dịch vụ, cao ốc văn phòng, trong đó có Khu vui chơi giải trí Wonderland. Ngoài ra, hiện nay (2010) trên địa bàn quận đã phát triển thêm 1 chi nhánh của hệ thống siêu thị Co.op Mart (trong khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng), 1 siêu thị điện máy (siêu thị Tự Do) trên đường Huỳnh Tấn Phát và 3 nhà sách có chức năng kinh doanh hàng hóa phục vụ gia đình như: nhà sách Nguyễn Văn Cừ, Tân Thuận, Tấn Phát. Một số trung tâm thương mại và siêu thị điển hình ở Quận 7: - Trung tâm thương mại - văn phòng cao cấp Saigon Paragon - Trung tâm thương mại Thiên Sơn Plaza - Khu thương mại Nam Thông - Cao ốc thương mại Royal Tower - Citimart Hưng Vượng - Citimart Nam Long - Co-opmart Phú Mỹ Hưng - Siêu thị Seven Diamond Phú Mỹ Hưng 55 2.3 Sự chuyển biến về cơ sở hạ tầng của Quận 7 trong quá trình đô thị hóa 2.3.1 Ngành xây dựng Giai đoạn 1986 – 1996 Từ sau giải phóng đến năm 1997, cơ sở hạ tầng kỹ thuật tại huyện Nhà Bè phát triển nhanh, làm cho một phần phía bắc huyện Nhà Bè trở thành khu vực đô thị và được tách ra để thành lập quận mới là Quận 7. Trong giai đoạn này, huyện Nhà Bè chỉ có 8 km đường nhựa ban đầu và một số hệ thống, trường lớp, trạm y tế xuống cấp. Trước tình hình đó, huyện Nhà Bè đã chú trọng ưu tiên xây dựng cơ sở hạ tầng với những trục đường chính, nâng cấp, mở rộng, làm mới, trải nhựa nối huyện với các khu vực lân cận, tạo tiền đề phát triển; hệ thống trường lớp khang trang, hệ thống y tế được đầu tư trang thiết bị, bộ mặt nông thôn thay đổi nhanh chóng. Trên cơ sở quy hoạch điều chỉnh chung, huyện Nhà Bè đã phân khu để đầu tư xây dựng. Trong đó, 5 xã phí Bắc (Quận 7 ngày nay) được chú trọng. Đến cuối năm 1996, khu vực này đã có đất giao thông đô thị: 80 ha, đất giao thông đối ngoại: 35,5 ha, số lượng đường bộ: 103 đường, số lượng cầu đường bộ: 4 cầu, chiều dài mạng lưới đường chính: 3028km. Qua số liệu trên cho thấy, ngành xây dựng vẫn còn nhiều hạn chế, số lượng cầu, đường, nhà ởvẫn còn thấp hơn nhiều so với những quận, huyện khác của Thành phố trong cùng thời điểm. Tuy nhiên, tốc độ đô thị hóa ở đây ngày càng diễn ra nhanh, ngành xây dựng đảm nhận trọng trách mới, phục vụ cho giai đoạn kế tiếp, nhất là từ sau khi chia huyện Nhà Bè năm 1997. Giai đoạn 1997 – 2005 Giai đoạn 2000 - 2005, quá trình đô thị hoá của Quận 7 diễn ra rất nhanh, bên cạnh nhiều công trình cải tạo và nâng cấp cơ sở hạ tầng Quận 7 theo hướng phát triển về phía nam của Thành phố được triển khai như: dự án mở rộng đường Huỳnh Tấn Phát, công trình cầu Tân Thuận 2, cầu Kênh Tẻ, cầu Phú Mỹ, Đại lộ Nguyễn Văn Linh, khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng, cùng với các dự án nhà ở của Công ty Nam Long, Công ty Vạn Phát Hưng, bệnh viện tim, Trường Đại học RMIT, Trường Đại học An Ninh, Trường Đại học Sài Gòn, nhà lưu trú công nhân ở KCX Tân 56 Thuận của Công ty SADECO hoạt động xây dựng các công trình dân dụng cũng diễn ra khá nhanh phục vụ nhu cầu nhà ở cho số dân ngày càng gia tăng và phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh tại các phường: Bình Thuận,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2013_02_21_0599847558_1069_1869389.pdf
Tài liệu liên quan