Luận văn Quản lí hoạt động dạy học môn tin học ở trường trung học cơ sở Phan Thiết thành phố Tuyên Quang

MỤC LỤC

Lời cảm ơn . i

Danh mục các chữ viết tắt trong luận văn.ii

Danh mục các bảng . vi

Danh mục các biểu đồ .vii

MỞ ĐẦU . 1

CHưƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY

HỌC MÔN TIN HỌC Ở TRưỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ .5

1.1. Tổng quan nghiên cứu về hoạt động dạy học và quản lý hoạt

động dạy học môn Tin học ở trường THCS . 5

1.2. Một số khái niệm cơ bản. 7

1.2.1. Quản lý. 7

1.2.2. Quản lý giáo dục . 8

1.2.3. Quản lý nhà trường . 9

1.2.4. Hoạt động dạy học . 11

1.2.5. Quản lý hoạt động dạy học . 12

1.2.6. Khái niệm quản lí hoạt động dạy học môn Tin học. 14

1.3. Lý luận về hoạt động dạy-học môn Tin học ở trường THCS. 20

1.3.1. Vai trò của dạy học Tin học ở trường THCS . 20

1.3.2. Mục tiêu chung của môn Tin học ở trường THCS . 20

1.3.3. Cấu trúc nội dung chương trình môn Tin học trong trường THCS. 21

1.3.4. Hoạt động dạy học môn Tin học cấp THCS trong chương

trình đổi mới hiện nay. 23

1.4. Nội dung quản lý hoạt động dạy-học môn Tin học ở trường THCS. 25

1.4.1. Quản lý nội dung, chương trình dạy học môn Tin học ở

trường THCS . 25

1.4.2. Quản lý hoạt động giảng dạy môn Tin học của GV . 26

1.4.3. Quản lý hoạt động học tập của HS . 31

1.4.4. Quản lý cơ sở vật chất trang thiết bị - kỹ thuật, kinh phí

phục vụ dạy học Tin học. 34iv

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học môn Tin

học ở trường THCS. 35

1.5.1. Các yếu tố khách quan . 35

1.5.2. Yếu tố chủ quan . 36

Tiểu kết chương 1. 37

CHưƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠYHỌC MÔN TIN HỌC Ở TRưỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ PHAN

THIẾT THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG TỈNH TUYÊN QUANG . 38

2.1. Giới thiệu về khảo sát thực trạng . 38

2.1.1. Mục đích khảo sát. 38

2.1.2. Nội dung khảo sát . 38

2.1.3. Phương pháp khảo sát. 38

2.1.4. Đối tượng khảo sát. 38

2.2. Kết quả khảo sát. 39

2.2.1. Giới thiệu chung về nhà trường THCS Phan Thiết thành

phố Tuyên Quang . 39

2.2.2. Thực trạng hoạt động dạy học môn Tin học ở trường

THCS Phan Thiết thành phố Tuyên Quang . 46

2.2.3. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Tin học ở trường

THCS Phan Thiết thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang . 55

2.2.4. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn

Tin học tại trường THCS Phan Thiết thành phố Tuyên Quang, tỉnh

Tuyên Quang. 67

Tiểu kết chương 2. 71

CHưƠNG 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

MÔN TIN HỌC Ở TRưỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ PHAN THIẾT

THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG TỈNH TUYÊN QUANG TRONG

BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY.72

3.1. Các nguyên tắc đề xuất các biện pháp . 72

3.1.1. Đảm bảo tính thực tiễn. 72v

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ . 72

3.1.3. Đảm bảo tính hệ thống. 73

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi . 73

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tin học ở trường

THCS Phan Thiết thành phố Tuyên Quang. 74

3.2.1. Biện pháp 1: Đổi mới nhận thức về dạy học và quản lý dạy

học môn Tin học ở trường THCS . 74

3.2.2. Biện pháp 2: Rà soát chương trình và xây dựng kế hoạch dạy

học môn Tin học THCS sát với trình độ và điều kiện HS nhà trường . 78

3.2.3. Biện pháp 3: Bồi dưỡng cho GV Tin học về chuyên môn và

nghiệp vụ dạy môn Tin học trong bối cảnh mới. 80

3.2.4. Biện pháp 4: Hướng dẫn hoạt động học tập của HS đối với

môn Tin học . 83

3.2.5. Biện pháp 5: Đổi mới kiểm tra, đánh giá việc dạy học môn Tin học. 85

3.2.6. Biện pháp 6: Tổ chức các điều kiện hỗ trợ dạy học môn Tin

học và tạo môi trường CNTT trong nhà trường. 89

3.3. Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản

lý hoạt động dạy học môn Tin học ở trường THCS Phan Thiết

thành phố Tuyên Quang. 92

Tiểu kết chương 3. 95

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ. 96

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 100

PHỤ LỤC. 102

pdf48 trang | Chia sẻ: phuongchi2019 | Lượt xem: 799 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lí hoạt động dạy học môn tin học ở trường trung học cơ sở Phan Thiết thành phố Tuyên Quang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hướng của chủ thể quản lý lên các thành tố tham gia vào quá trình hoạt động giáo dục nhằm thực hiện có hiệu quả các mục tiêu giáo dục. Các thành tố đó là mục tiêu giảng dạy, nội dung giảng dạy, phương pháp giảng dạy, lực lượng giáo dục, đối tượng giáo dục, phương tiện giáo dục. 1.2.3. Quản lý nhà trường Nhà trường là hạt nhân của hệ thống giáo dục. Đa phần các hoạt động giáo dục được thực hiện trong nhà trường thông qua hệ thống nhà trường. Nhà trường là tế bào chủ chốt của hệ thống giáo dục từ trung ương đến cơ sở. Theo đó quan niệm quản lý giáo dục luôn đi kèm với quan niệm quản lý nhà trường. Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý nhà trường là tập hợp những tác động tối ưu của chủ thể quản lý đến tập thể GV, HS và cán bộ khác, nhằm tận dụng các nguồn dự trữ do nhà nước đầu tư, lực lượng xã hội 10 đóng góp và do lao động xây dựng vốn tự cơ. Hướng vào việc đẩy mạnh mọi hoạt động của nhà trường mà điểm hội tụ là quá trình đào tạo thế hệ trẻ. Thực hiện có chất lượng mục tiêu và kế hoạch đào tạo, đưa nhà trường tiến lên trạng thái mới”. Tác giả Phạm Minh Hạc cho rằng: “Quản lý nhà trường Việt Nam là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm, đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo với thế hệ trẻ và với từng HS”. Trong quản lý và thực tiễn khẳng định, quản lý nhà trường gồm hai loại: - Quản lý các chủ thể bên ngoài nhà trường nhằm định hướng và tạo điều kiện cho nhà trường hoạt động và phát triển. - Quản lý các chủ thể bên trong nhà trường nhằm cụ thể hóa các chủ trương đường lối, chính sách giáo dục thành các kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra để đưa nhà trường đạt mục tiêu đề ra. Tóm lại, quản lý giáo dục trong nhà trường chính là quản lý các thành tố của quá trình dạy học, muốn thực hiện hiệu quả công tác giáo dục, người quản lý phải xem xét đến những điều kiện đặc thù của nhà trường, phải chú trọng tới việc cải tiến công tác quản lý giáo dục, quản lý nhà trường. Người quản lý nhà trường phải bao quát 10 vấn đề trong kế hoạch phát triển nhà trường. Quản lý nhà trường thực chất là quản lý giáo dục trên tất cả các mặt, các khía cạnh liên quan đến hoạt động giáo dục trong phạm vi nhà trường. Đó là một thể thống nhất có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý giáo dục để đạt tới mục tiêu giáo dục đặt ra đối với ngành giáo dục trong từng giai đoạn phát triển của đất nước. Quản lý nhà trường là quản lý: Chương trình dạy học và giáo dục của nhà trường, quản lý các hoạt động của HS, quản lý GV, phát triển nghề nghiệp của người thầy, quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, thư viện nhà trường, đảm bảo cho nhà trường thực hiện được sứ mạng cao cả của mình. 11 1.2.4. Hoạt động dạy học 1.2.4.1. Hoạt động Là phương thức tồn tại của con người, bằng cách tác động vào đối tượng để tạo ra một sản phẩm, nhằm thỏa mãn nhu cầu bản thân và nhóm xã hội, hoạt động có những đặc điểm sau: - Hoạt động bao giờ cũng có đối tượng. - Con người là hoạt động của chủ thể. - Hoạt động được thực hiện trong những điều kiện lịch sử-xã hội nhất định. - Hoạt động có sử dụng phương tiện, công cụ để tác động vào đối tượng. 1.2.4.2. Hoạt động dạy học * Hoạt động dạy Hoạt động dạy là hoạt động truyền thụ với nghĩa là tổ chức hoạt động học mà kết quả là HS lĩnh hội được các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và thái độ, hoạt động này bao gồm cả khâu kiểm tra việc tiến hành và kết quả của hoạt động học của người học. * Hoạt động học Là hoạt động của người học, nhằm lĩnh hội nội dung kinh nghiệm xã hội. Đó là lĩnh hội các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và thái độ nhất định. Theo Đ.B. Encônin: “Hoạt động học, trước hết là hoạt động mà nhờ nó diễn ra sự thay đổi trong bản thân HS. Đó là hoạt động nhằm tự biến đổi mà sản phẩm của nó là những biến đổi diễn biến ra trong chính bản thân chủ thể trong quá trình nhận thức nó. Bản chất hoạt động học tập là quá trình người học tiếp thu những thông tin dưới sự điều khiển, hướng dẫn của GV, nhằm làm biến đổi bản thân, nâng cao giá trị, từ đó hoàn thiện nhân cách của mình. Muốn vậy, người học phải xác định rõ mục đích, động cơ học tập, có sự say mê, tích cực, tiếp thu một cách tự giác, sáng tạo những thông tin đó với kinh nghiệm riêng của bản thân. Như vậy, hoạt động dạy và hoạt động học có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau, không tách rời nhau, thống nhất biện chứng với nhau, tạo 12 thành một hoạt động chung. Dạy điều khiển học, học tuân thủ dạy. Tuy nhiên, việc học phải chủ động, cách học phải thông minh, sáng tạo, kết quả hoạt động của HS phản ánh kết quả hoạt động dạy của GV và chúng không tách rời nhau. Vì vậy, dạy và học là hai hoạt động tồn tại song song cùng nhau phát triển trong một quá trình thống nhất, luôn bổ sung nhau, chế ước lẫn nhau và là đối tượng tác động chủ yếu cho nhau, nhằm kích thích động lực bên trong mỗi chủ thể để cùng nhau phát triển. * Hoạt động dạy học Dạy học là một bộ phận của quá trình sư phạm tổng thể, là một trong những con đường để thực hiện mục đích giáo dục. Dạy học là hoạt động phối hợp của hai chủ thể (GV và HS). Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Dạy học là một chức năng xã hội tích lũy được, nhằm biến kiến thức, kinh nghiệm thành phẩm chất và năng lực cá nhân”. Hoạt động dạy học là quá trình hoạt động thống nhất giữa GV và HS. Hai hoạt động đó gắn bó mật thiết với nhau, dạy và học là những mục đích tự thân đặc trưng. Nếu học nhằm vào việc chủ động chiếm lĩnh khoa học thì lại có mục đích điều khiển sự học tập. Tóm lại, hoạt động dạy học có ưu thế tuyệt đối trong việc hình thành tri thức, phát triển năng lực tư duy thông qua việc dạy các môn học cơ bản, đồng thời đặt nền móng cho sự phát triển nhân cách toàn diện. Hoạt động dạy học bao gồm toàn bộ việc giảng dạy, giáo dục của GV; việc học tập, rèn luyện của HS theo nội dung giáo dục toàn diện nhằm đào tạo thế hệ trẻ thành những người làm chủ đất nước, có văn hóa, có sức khỏe, có ý thức giác ngộ xã hội chủ nghĩa để đáp ứng nhu cầu xây dựng xã hội mới. 1.2.5. Quản lý hoạt động dạy học 1.2.5.1. Quản lý hoạt động giảng dạy của GV Quản lý hoạt động giảng dạy, thực chất là quản lý nhiệm vụ của đội ngũ GV. GV truyền đạt những kiến thức, kỹ năng và những giá trị về tư tưởng, phẩm chất cần được trang bị cho HS. Đồng thời, GV có nhiệm vụ phải 13 học tập, rèn luyện, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và nâng cao chất lượng giáo dục dạy học. Quản lý dạy học của GV bao gồm: - Quản lý việc lập kế hoạch công tác của GV. - Quản lý việc thực hiện chương trình giảng dạy. - Quản lý nhiệm vụ soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp của GV. - Quản lý nhiệm vụ vận dụng và cải tiến phương pháp giảng dạy. - Quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS. - Quản lý việc thực hiện quy định về hồ sơ chuyên môn. - Quản lý hoạt động bồi dưỡng, tự bồi dưỡng của GV. 1.2.5.2. Quản lý hoạt động học tập của HS Quản lý hoạt động học tập của HS là quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ học tập, tu dưỡng, rèn luyện của người học trong suốt quá trình học tập. Để nâng cao chất lượng đào tạo, nhà trường cần tăng cường biện pháp quản lý hoạt động học tập của HS. Quản lý hoạt động học tập của HS bao gồm: Quản lý hoạt động học tập trên lớp, hoạt động tự học và các hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động hướng nghiệp. Quản lý hoạt động dạy học là một bộ phận cấu thành chủ yếu của toàn bộ hệ thống quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường. Quy định dạy học được thực hiện theo một chương trình, kế hoạch hoạt động cụ thể trên lớp học. Quản lý hoạt động dạy học được phân hóa thành hai quá trình cơ bản: Quản lý quá trình dạy học trên lớp và quản lý quá trình dạy học ngoài lớp. Hai quá trình này đã được ghi nhận trong mục tiêu, kế hoạch hoạt động giáo dục mỗi cấp học, bậc học. Quản lý hoạt động dạy học do nhà trường hướng dẫn tổ chức và chỉ đạo nhưng nó có quan hệ tương tác, liên thông với các tổ chức giáo dục khác, hoặc các cơ quan, tổ chức văn hóa, khoa học, thể dục thể thao, các tổ chức quần chúng ngoài xã hội, nơi mà trò tham gia hoạt động học tập, vui chơi giải trí có tổ chức. 14 Quản lý dạy học là quản lý một quá trình với một hệ thống bao gồm nhiều yếu tố như: Mục đích, nhiệm vụ, nội dung, chương trình, các hoạt động dạy của thầy, hoạt động học của trò, kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học. 1.2.5.3. Quản lý môi trường dạy học Quản lý môi trường dạy học là quản lý các phương tiện và điều kiện vật chất, kĩ thuật và tâm lý xã hội tác động thường xuyên và tạm thời, được người dạy và người học sử dụng một cách có ý thức để đảm bảo cho lao động dạy và học tiến hành thuận lợi và đạt hiệu quả cao, đây là một trong các yếu tố của quá trình giáo dục. 1.2.6. Khái niệm quản lí hoạt động dạy học môn Tin học 1.2.6.1. Tin học Hiện nay có nhiều đinh nghĩa khác nhau về Tin học. Sự khác nhau chỉ ở phạm vi các lĩnh vực được coi là Tin học, còn gọi bản chất là thống nhất về nội dung. Theo GS.TS. Hồ Sĩ Đàm, "Tin học là một ngành khoa học có mục tiêu phát triển và sử dụng máy tính điện tử (MTĐT) để nghiên cứu cấu trúc, tính chất của thông tin, phương pháp thu thập, lưu trữ, t ìm kiếm, biến đổi, truyền thông tin và ứng dụng vào các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội". 1.2.6.2. Tin học trong chương trình giáo dục THCS a. Thực hiện chương trình Căn cứ chương trình giáo dục của cấp học chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch hoạt động giáo dục trong năm học, đáp ứng yêu cầu phù hợp với điều kiện cụ thể của đơn vị mình. Thực hiện giảng dạy bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông môn Tin học, hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học giáo dục phổ thông của Bộ GDĐT. Tiếp tục đẩy mạnh sử dụng và khai thác các phần mềm đã được Bộ GDĐT cung cấp miễn phí và dùng thống nhất trên toàn quốc. Tăng cường 15 đưa các phần mềm mã nguồn mở vào chương trình dạy học môn Tin học chính khóa. b. Thực hiện đổi mới PPDH và phương pháp kiểm tra đánh giá - Yêu cầu chung: Đưa nội dung tập huấn về đổi mới dạy học và kiểm tra đánh giá theo quy định hướng phát triển năng lực HS trong sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn để GV nghiên cứu thường xuyên. Các tổ/nhóm chuyên môn cần xây dựng kế hoạch, xây dựng các chủ đề dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực HS trong năm học. Tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá theo các chủ đề đã xây dựng, tiến hành phản biện, rút kinh nghiệm để hoàn thiện các chủ đề. - Đổi mới PPDH Trên cơ sở chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ cần chủ động linh hoạt trong việc thực hiện chương trình, xây dựng kế hoạch giáo dục theo định hướng tinh giản, xây dựng các chủ đề tích hợp nội dung dạy học phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương và khả năng của HS. Tiếp tục đổi mới PPDH nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS (sử dụng SGK, nghe, ghi chép, tìm kiếm thông tin,...); tăng cường kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kỹ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. Thiết kế bài giảng khoa học, sắp xếp hợp lý hoạt động của GV và HS, thiết kế hệ thống câu hỏi hợp lý, tập trung vào trọng tâm, vừa sức tiếp thu của HS; bồi dưỡng năng lực độc lập suy nghĩ, vận dụng sáng tạo kiến thức đã học, tránh thiên về ghi nhớ máy móc không nắm vững bản chất kiến thức. Cần coi trọng việc quan sát và hướng dẫn HS tự quan sát các hoạt động và kết quả của hoạt động học tập, rèn luyện của các em; nhận xét định tính và định lượng về kết quả hoạt động, qua đó đề xuất hoặc triển khai kịp thời các hướng dẫn, góp ý, điều chỉnh nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của HS. 16 Căn cứ tình hình giảng dạy, kết quả tiếp thu của HS và điều kiện thực tế của nhà trường, để định ra nội dung cho tiết bài tập, ôn tập nhằm củng cố, hệ thống hóa kiến thức, rèn luyện kỹ năng theo yêu cầu, không dùng các tiết ôn tập chỉ để giải đề kiểm tra. Các bài tập cần được xây dựng theo cách tiếp cận định hướng năng lực và có phân loại (bài tập học, bài tập đánh giá, bài tập đóng, bài tập mở, bài tập dạng tái hiện, bài tập vận dụng, bài tập giải quyết vấn đề, bài tập gắn với bối cảnh, tình huống thực tiễn,...). Khi thực hành nền phân loại, chia nhóm, bố trí chỗ ngồi để HS có thể giúp đỡ nhau nâng cao hiệu quả tiết học. Trong thời lượng phân phối cho các bài cần dành thời gian để hướng dẫn HS trả lời câu hỏi và làm bài tập trong SGK. Cần nâng cao hiệu quả tiết thực hành qua việc làm rõ yêu cầu và các bước thực hiện, phân phối thời gian hợp lý, thực hành mẫu, hướng dẫn cụ thể các thao tác, chữa lỗi cho HS, tránh tình trạng GV biểu diễn suốt trong tiết thực hành. - Đổi mới kiểm tra, đánh giá Đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng chú trọng đánh giá phẩm chất và năng lực của HS. Chú trọng đánh giá quá trình, đánh giá trên lớp; đánh giá bằng hồ sơ; đánh giá bằng nhận xét; tăng cường hình thức đánh giá thông qua sản phẩm dự án; bài thuyết trình; kết hợp kết quả đánh giá trong quá trình giáo dục và đánh giá tổng kết cuối kỳ, cuối năm học. Các hình thức kiểm tra, đánh giá đều hướng tới phát triển năng lực của HS; coi trọng đánh giá để giúp đỡ HS về phương pháp học tập, động viên sự cố gắng, hứng thú học tập của HS. Việc kiểm tra, đánh giá không chỉ là xem HS học được cái gì mà quan trọng hơn là biết HS học như thế nào, có biết vận dụng không. Chủ động kết hợp một cách hợp lý, phù hợp giữa hình thức trắc nghiệm tự luận với trắc nghiệm khách quan, giữa kiểm tra lý thuyết với kiểm tra thực hành trong các bài kiểm tra. Tiếp tục nâng cao yêu cầu vận dụng kiến thức liên môn vào thực tiễn. 17 Khi chấm bài kiểm tra cần phải có phần nhận xét, động viên sự cố gắng, tiến bộ của HS. Việc cho điểm có thể kết hợp giữa đánh giá kết quả bài làm với theo dõi sự cố gắng, tiến bộ của HS. Chú ý hướng dẫn HS đánh giá lẫn nhau và biết tự đánh giá năng lực của mình. Việc kiểm tra, đánh giá phải bám sát với chuẩn kiến thức kỹ năng của chương trình môn học. Cần thực hiện nghiêm túc việc xây dựng ma trận đề kiểm tra; tập hợp ra câu hỏi kiểm tra định kỳ bổ sung cho thư viện câu hỏi của tổ bộ môn, trường, phòng giáo dục, sở giáo dục. Cần thường xuyên phân tích, đánh giá, thẩm định các đề kiểm tra trong các buổi sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn. Tăng cường dự giờ thăm lớp đối với GV trong nhóm bộ môn, tổ bộ môn, quan tâm tới GV mới chuyển đến. GV cần tăng cường tự soạn và tự chọn tài liệu, phần mềm mã nguồn mở để giảng dạy và cài đặt cho các máy tính sử dụng trong nhà trường. Đảm bảo GV sử dụng thành thạo các phần mềm văn phòng mã nguồn mở, e-mail và khai thác Internet phục vụ cho giảng dạy. 1.2.6.3. Công nghệ thông tin Theo Nghị quyết 49/CP, ngày 4/8/1993 của Chính phủ về phát triển CNTT ở nước ta trong những năm 90 đã nêu khái niệm về CNTT như sau: “CNTT là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại, chủ yếu là kỹ thuật máy tính viễn thông, nhằm tổ chức, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm tàng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội". CNTT được phát triển trên nền tảng phát triển của các công nghệ điện tử - Tin học – Viễn thông và tự động hóa. Như vậy, trong trừng mực nào đó có thể coi CNTT là sự giao nhau của các lĩnh vực Điện tử - Tin học – Viễn Thông. 1.2.6.4. Hoạt động dạy học môn tin học Hoạt động dạy học là một trong những hoạt động giáo dục, giữ vai 18 trò chủ đạo trong nhà trường. Mặt khác, hoạt động dạy học là nền tảng và chủ đạo không chỉ trong các môn học, mà ảnh hưởng tới tất cả các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường. Có thể nói, dạy học là hoạt động giáo dục cơ bản nhất, có vị trí nền tảng và chức năng chủ đạo trong quá trình giáo dục trong nhà trường. Hoạt động dạy học môn Tin học là toàn bộ quá trình hoạt động của GV và HS, do GV hướng dẫn nhằm giúp cho HS nắm vững hệ thống kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và trong quá trình đó phát triển được năng lực nhận thức, năng lực hành động, hình thành những cơ sở của thế giới quan khoa học. Nói một cách khái quát, hoạt động dạy học (HĐDH) môn Tin học bao gồm hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò. 1.2.6.5. Quản lí hoạt động dạy học môn tin học Quản lý dạy – học môn Tin học là quản lý một quá trình dạy – học Tin học, một quá trình sư phạm đặc thù, là một hệ thống, bao gồm nhiều thành tố cấu trúc như: Mục đích và nhiệm vụ dạy học Tin học, nội dung dạy học Tin học, phương pháp dạy học và phương tiện dạy học, hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò, kết quả dạy học. Quản lý dạy – học Tin học là phải tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cơ bản sau: Cụ thể hoá mục tiêu; nội dung dạy học: Chương trình giáo dục phổ thông thể hiện ở mục tiêu giáo dục THCS; quản lý việc thực hiện chương trình nhằm quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục THCS, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, quản lý cách thức đánh giá kết quả giáo dục của môn Tin học ở mỗi lớp, đáp ứng yêu cầu về phương pháp giáo dục THCS. Đề cập đến vấn đề đổi mới chương trình và nội dung dạy học, giáo sư Phan Đình Diệu có ý kiến như sau: "Mọi đề xuất, thay đổi chương trình và nội dung dạy học không thể và cũng không nên thoát ly khỏi hiện trạng, 19 tức là chương trình đang được dạy và học hiện nay. Có lẽ thỏa đáng nhất là với một cách nhìn hệ thống, ta cần nghiên cứu lại toàn bộ hệ kiến thức đang được giảng dạy để phát hiện được các nhược điểm cũng như các điều cần trên cơ sở khoa học hiện đại về nhận thức để làm sao cho hệ thống kiến thức mới có được tính liên kết hệ thống, hỗ trợ lẫn nhau và cùng nhằm một định hướng mục tiêu chung về nhận thức và ứng dụng thực tiễn". Quản lý phương pháp dạy môn Tin học: Quản lý phương pháp dạy học là quản lý việc thực hiện phương pháp. Đây là quá trình được đặc trưng ở tính chất hai mặt, nghĩa là bao gồm hai hoạt động: hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh. Hai hoạt động này tồn tại và được tiến hành trong mối quan hệ biện chứng, trong đó hoạt động dạy có vai trò chủ đạo và hoạt động học có vai trò tích cực, chủ động. Quản lý hoạt động dạy Tin học của giáo viên: Quản lý giáo viên và hoạt động giảng dạy của giáo viên thực chất là quản lý phân công giảng dạy cho giáo viên, quản lý việc thực hiện nội dung chương trình, quản lý việc chuẩn bị lên lớp của giáo viên, quản lý giờ lên lớp của giáo viên, quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh,...đặc biệt là quá trình tự học, tự bồi dưỡng, nghiên cứu, rèn luyện của giáo viên. Còn quản lý theo tiếp cận chức năng: quản lý việc xây dựng kế hoạch giảng dạy, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá môn Tin học. Quản lý hoạt động học Tin học của học sinh: Quản lý học sinh và hoạt động học của học sinh là quản lý nề nếp, động cơ, thái độ học tập của học sinh; quản lý việc giáo dục phương pháp học tập cho học sinh; quản lý các hoạt động học tập; quản lý việc phân tích đánh giá kết quả học tập của học sinh; Quản lý phương tiện dạy học Tin học: Quản lý phương tiện dạy học là quá trình hoạt động có định hướng, có tổ chức dựa trên những thông tin về tình trạng của phương tiện dạy học và đặc điểm, đặc thù của mỗi nhà trường nhằm đảo bảo cho việc đầu tư, khai thác với hiệu quả cao nhất. 20 1.3. Lý luận về hoạt động dạy-học môn Tin học ở trƣờng THCS 1.3.1. Vai trò của dạy học Tin học ở trường THCS Môn Tin học ở trường THCS có đặc thù rất riêng như: Thực hành trên máy tính là bắt buộc và là một cấu thành của bài giảng lí thuyết; nhiều kiến thức và bài học được diễn đạt thông qua các bước thực hành và các thao tác cụ thể trên máy tính; kiến thức môn học gắn liền với công nghệ và thay đổi rất nhanh trên thế giới; môi trường thực hành rất đa dạng và không thống nhất; môn Tin học là một môn học mới chưa có nhiều kinh nghiệm về lý luận cũng như thực tế cho việc giảng dạy trong nhà trường phổ thông. Từ các đặc thù riêng biệt của môn Tin học có thể rút ra một vài kết luận khi đưa môn Tin học vào giảng dạy trong nhà trường: - Tin học phải là một môn học “đặc biệt” theo nghĩa nó phải được giảng dạy một cách “linh hoạt”, không nên và không được phép áp đặt các tiêu chuẩn đánh giá chặt về phương pháp, tiến độ giảng dạy như các môn học khác trong nhà trường. - Cần ưu tiên tối đa trang thiết bị cho GV khi giảng dạy môn học này. Việc học chay môn Tin học có thể dẫn đến thảm họa không lường trước. - GV dạy môn Tin học cần cập nhật kiến thức thường xuyên và cần được kiểm tra kiến thức thường xuyên. Nhà trường cần tạo điều kiện cho các GV này có điều kiện học tập, nâng cao kiến thức và kinh nghiệm. Ngược lại GV không thể ngồi yên và bằng lòng với kiến thức chỉ ghi trong sách giáo khoa. 1.3.2. Mục tiêu chung của môn Tin học ở trường THCS Viêc̣ xác điṇh muc̣ tiêu là rất quan troṇg và cần thiết đối với các nhà quản lý giáo dục . Bởi vâỵ, viêc̣ daỵ và hoc̣ môn Tin hoc̣ cấp THCS cần đươc̣ đăṭ ra muc̣ tiêu rõ ràng cho nhà quản lý, cho GV và cho HS. Theo sổ kế hoac̣h năm hoc̣: Về kiến thức , đaṭ đươc̣ môṭ hê ̣thống kiến thức Tin hoc̣ phổ thông cơ bản như: những khái niêṃ , những nôị dung chính của những bài quan troṇg , những ứng duṇg phổ biến của Tin hoc̣ trong đời sống xa ̃hôị. 21 Về ki ̃năng , biết quan sát các quy luâṭ , các hiện tượng và các quá trình có liên quan đến Tin học trong đời sống hàng ngày , biết sưu tầm , tra cứu các nguồn tài liêụ khác nhau để thu thâp̣ thôn g tin cần thiết phuc̣ vu ̣cho viêc̣ hoc̣ tâp̣ môn Tin hoc̣. Biết phân tích, tổng hơp̣ và xử lý các thông tin thu đươc̣ môṭ cách chính xác để ứng dụng vào trong công việc hàng ngày. Về thái độ , nhâṇ thức đươc̣ quá trình phát triể n của máy tính , những ứng dụng của máy tính vào trong các công việc hàng ngày . Rèn luyện tư duy khoa hoc̣ , tính chính xác , cẩn thâṇ trong công viêc̣ . Mạnh dạn trong tìm tòi , nghiên cứu, tư ̣khám phá , học hỏi; Ham muốn hoc̣ h ỏi để có khả năng tạo ra những văn bản phong phú, đa daṇg, trình bày đẹp mắt... có thái độ nghiêm túc khi hoc̣ và làm viêc̣ trên máy tính , không phân biêṭ phần mềm hoc̣ tâp̣ hay phần mềm trò chơi. 1.3.3. Cấu trúc nội dung chương trình môn Tin học trong trường THCS * Các mạch nội dung Các mạch nội dung (lớp) THCS 6 7 8 9 Một số khái niệm cơ bản của Tin học + Hệ điều hành + Soạn thảo văn bản + Bảng tính + Đồ họa Phần mềm trình chiếu + Đa phương tiện + Thuật toán + Lập trình + Cơ sở dữ liệu. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu + Mạng máy tính và Internet + Tin học và xã hội + Chú thích: +: Những kiến thức học trong chương trình tự chọn. 22 * Kế hoạch dạy học Thời lƣợng 6 7 8 9 Số phút mỗi tiết 45 45 45 45 Số tiết mỗi tuần 2 2 2 2 Số tuần mỗi năm 35 35 35 35 Số tiết học mỗi năm 70 70 70 70 Chú thích: - Ở THCS, Tin học là môn học tự chọn (bắt buộc) * Nội dung Tin học ở từng lớp TRUNG HỌC CƠ SỞ PHẦN I 1. Một số khái niệm cơ bản của Tin học 2. Hệ điều hành - Khái niệm hệ điều hành - Tệp và thư mục 3. Soạn thảo văn bản - Phần mềm soạn thảo văn bản - Soạn thảo văn bản Tiếng Việt - Bảng -Tìm kiếm và thay thế - Vẽ hình trong văn bản - Chèn một đối tượng và văn bản 4. Khai thác phần mềm học tập PHẦN II 1. Bảng tính điện tử - Khái niệm bảng tính điện tử - Làm việc với bảng tính điện tử 23 - Tính toán trong bảng tính điện tử - Đồ thị - Cơ sở dữ liệu 2. Khai thác phần mềm học tập PHẦN III 1. Lập trình đơn giản - Thuật toán và ngôn ngữ lập trình - Chương trình TURBO PASCAL (TP) đơn giản - Tổ chức rẽ nhánh - Tổ chức lặp - Kiểu mảng và biến có chỉ số - Một số thuật toán tiêu biểu 2. Khai thác phần mềm học tập PHẦN IV 1. Mạng máy tính và Internet - Khái niệm mạng máy tính và Internet - Tìm kiếm thông tin trên Internet - Thư điện tử - Tạo trang WEB đơn giản 2. Phần mềm trình chiếu 3. Đa phương tiện (Multimedia) 4. Bảo vệ dữ liệu, phòng chống virut 5. Tin học và xã hội 1.3.4. Hoạt động dạy học môn Tin học cấp THCS trong chương trình đổi mới hiện nay Hoạt động d ạy học môn Tin học cấp THCS trong chương trình đổi mới hiêṇ nay phải đáp ứng đươc̣ những yêu cầu về chương trình , thời lươṇg , sách giáo khoa , tài liệu giảng dạy , phương pháp và cơ sở vâṭ chất phuc̣ vu ̣ cho công tác giảng daỵ . Chương trình và thời lươṇg phải phù hơp̣ với điều 24 kiêṇ giảng daỵ ở điạ phương , đồng thời đúng với khung phân phối chương trình quy định về nội dung và thời lượng cho từng học kì và từng năm học . GV sử duṇg bô ̣sách giáo k hoa 6, 7, 8, 9 đồng thời dưạ vào chuẩn kiến thức , kỹ năng của chương trình đổi mới môn Tin học cấp THCS ; trong quá trình giảng dạy GV

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf05050002853_3019_2002728.pdf
Tài liệu liên quan