Luận văn Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản nguồn vốn ngân sách qua tỉnh Nghệ An

Vốn cho dich vụ hạ tâng luôn chiếm một tỷ trọng lơn, và cũng tương tụ đối với các dịch vụ công cộng. Như vây, vốn XDCB dang tập trung cho nông, lâm, ngư nghiệp, các dịch vụ hạ tầng và công trình dịch vụ công cộng hơn là đầu tư cho phát triển công nghiệp. Cũng chính vì vậy, ngân sách là nguồn chính cho vốn XDCB Nghệ An, vì các lĩnh vực chiếm tỷ trọng lớn này có hiệu quả kinh tế thấp.

Trong quan điểm cơ cấu bố trí đầu tư, 70% vốn sẽ được bố trí vào nông lâm ngư nghiệp và giao thông vận tại, Quan điểm bố trí này lại một lần nữa cho thấy, vốn ngân sách có nhiệm vụ chính là xây dựng cơ sở hạ tầng (điện, đường, trường, trạm) phục vụ cho sự nghiệp kinh tế chung hơn là đầu tư vào một ngành nào đó để phát triển có lãi như ngành công nghiệp. Trên thực tế, việc bố trí vốn không hoàn toàn như kế hoạch, vốn cho nông lâm ngư nghiệp và giai thông vận tải trong giai đoạn qua thường xuyên nhỏ hơn 70% tông số vốn ngân sách qua tỉnh phân bổ cho XDCB. Tuy nhiên, khoản mất đi của các ngành đó lại được bố trí cho các cơ sở hạ tầng xã hội khác: Y tế, văn hóa, giáo dục,khoa học công nghệ v.v. Đây cũng là cơ sở hạ tầng phục vụ sự nghiệp chung. Như vậy, vốn xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước qua tỉnh có thể nói là được sử dụng sát với mục đích ban đầu của nó.

 

doc113 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 4766 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản nguồn vốn ngân sách qua tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ầu tư mặc dù đã thực hiện theo những văn bản mới nhất, theo quy cách nghiêm nhất nhưng vẫn còn mắc nhiều sai sót. Một số dự án chất lượng đang còn hạn chế ( dự án có tính công nghệ, kỹ thuật phức tạp). Các dự án phần khảo sát còn sơ sài nên khối lượng tính toán thiếu chính xác, còn có hiện tượng cố tình nâng cao tổng mức đầu tư và cơ cấu vốn chưa rõ phần ngân sách nhà nước, vốn vay, tự có... chủ yếu ỷ lại vào ngân sách nhà nước. Dự án chưa thực sự khả thi về tính đảm bảo nguồn vốn, thời gian khởi công đến hoàn thành Về thực hiện đầu tư: Các nhà thầu cố tìm cách để điều chỉnh bổ sung dự toán. Một số cơ quan tư vấn và chủ đầu tư tìm cách đẩy tổng mức dự toán lên cao, xin bổ sung duyệt đi duyệt lại nhiều lần. Một số dự án thực hiện chưa đúng với thiết kế được duyệt, do đó dự án khi thực hiện xong chưa bàn giao đã phải sửa chữa làm lại, gây tốn kém. Kiểm tra thực tế của Trung tâm giám định chất lượng chưa có sự phối hợp chặt chẽ với chủ đầu tư và nhà thầu nên công tác kiểm tra còn hạn chế. Như vậy, công tác quản lý XDCB vẫn còn nhiêu điều phải làm để hoàn thiện cơ chế và nâng cao hiệu quả quản lý. 1.2.3.2. Tình hình sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản a. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản phân bổ theo ngành kinh tế Bảng 27: Vốn đầu tư XDCB theo ngành nghề Tiêu chí 2001 2002 2003 2004 2005 Công Nghiệp 16,690.00 14,944.0 27,797.83 16,671.22 25,347.34 Nông lâm ngư nghiệp 60,330.00 161,707.0 131,704.95 286,606.15 295,319.50 Dịch vụ hạ tầng 175,100.00 124,149.7 372,028.20 444,910.49 483,071.00 Văn hóa,xã hội,y tế, GD, môi trường, KHCN,QLNN 113,900.00 136,199.3 130,539.48 191,934.29 311,262.16 Tổng số vốn XDCB thực hiện DA 376,020.00 446,000.00 692,070.46 940,122.16 1,115,000.00 Theo lĩnh vực, vốn XDCB có thể phân chia theo công nghiệp, nông lâm ngư nghiệp, dịch vụ hạ tầng và vốn XDCB khác. Theo ngành, vốn XDCB phân cho ngành công nghiệp hàng năm là thấp nhất, từ 2.3% đến 4.56%. Và tôc độ tăng cũng như phân bổ cho ngành công nghiệp không ổn định . Năm 2001 là hơn 16 tỷ, năm 2004 chỉ hơn 14 tỷ, năm 2003 lại lên đến 27,9 tỷ, năm 2004 chỉ bằng năm 2001 là hơn 16 tỷ, năm 2005 là 25,3 tỷ nhung chỉ chiểm tỷ lệ 2.27% trong tổng vốn XDCB. Bảng 28: Cơ cấu vốn XDCB theo ngành Tiêu chí 2001 2002 2003 2004 2005 Công Nghiệp 4.56% 3.42% 4.20% 1.77% 2.27% Nông lâm ngư nghiệp 16.48% 37.00% 19.89% 30.49% 26.49% Dịch vụ hạ tầng 47.84% 28.41% 56.19% 47.32% 43.32% Văn hóa,xã hội,y tế, GD, môi trường, KHCN,QLNN 31.12% 31.17% 19.72% 20.42% 27.92% Tổng số vốn XDCB 100.00% 100.00% 100.00% 100.00% 100.00% Vốn xây dựng cơ bản dành cho nông lâm ngư nghiệp bao gồm vốn phát triển nông nghiệp nông thôn, phát triển lâm nghiệp, thủy hải sản, và các khoản vốn dành cho phát triển cơ sở hạ tâng liên quan như thủy lợi và nước sạch.Vốn cho nông lâm ngư nghiệp chiếm một tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu vốn XDCB, từ 16% đến 30%, tuy nhiên vốn này tăng giảm thất thường trong các năm. Năm 2002 vốn cho ngành là khoảng 161 tỷ đồng, chiếm hơn 37% , nhưng năm 2003 chỉ còn 131 tỷ. Chiếm hơn 18%. Hai năm 2004, 2005 vốn cho nông nghiệp tăng đều đặn đạt 295 tỷ và chiếm 27% cơ cấu vốn XDCB. Điều này cho thấy, nông nghiệp thời gian qua vẫn được chú trọng đầu tư mạnh mẽ, trong khi công nghiệp lại đang bi sao nhãng, ít nhất là về xây dựng cơ sở hạ tâng cho công nghiệp. Vốn cho dich vụ hạ tâng luôn chiếm một tỷ trọng lơn, và cũng tương tụ đối với các dịch vụ công cộng. Như vây, vốn XDCB dang tập trung cho nông, lâm, ngư nghiệp, các dịch vụ hạ tầng và công trình dịch vụ công cộng hơn là đầu tư cho phát triển công nghiệp. Cũng chính vì vậy, ngân sách là nguồn chính cho vốn XDCB Nghệ An, vì các lĩnh vực chiếm tỷ trọng lớn này có hiệu quả kinh tế thấp. Trong quan điểm cơ cấu bố trí đầu tư, 70% vốn sẽ được bố trí vào nông lâm ngư nghiệp và giao thông vận tại, Quan điểm bố trí này lại một lần nữa cho thấy, vốn ngân sách có nhiệm vụ chính là xây dựng cơ sở hạ tầng (điện, đường, trường, trạm) phục vụ cho sự nghiệp kinh tế chung hơn là đầu tư vào một ngành nào đó để phát triển có lãi như ngành công nghiệp. Trên thực tế, việc bố trí vốn không hoàn toàn như kế hoạch, vốn cho nông lâm ngư nghiệp và giai thông vận tải trong giai đoạn qua thường xuyên nhỏ hơn 70% tông số vốn ngân sách qua tỉnh phân bổ cho XDCB. Tuy nhiên, khoản mất đi của các ngành đó lại được bố trí cho các cơ sở hạ tầng xã hội khác: Y tế, văn hóa, giáo dục,khoa học công nghệ v.v. Đây cũng là cơ sở hạ tầng phục vụ sự nghiệp chung. Như vậy, vốn xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước qua tỉnh có thể nói là được sử dụng sát với mục đích ban đầu của nó. b. Vốn XDCB phân theo giai đoạn đầu tư Bảng 29: Vốn XDCB phân theo giai đoạn đầi tư Giai đoạn 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng số 376,000.00 446,000.00 692,478.83 939,543.63 1,115,000.00 Quy hoạch chuẩn bị đầu tư 10,000.00 9,000.00 18,210.53 32,720.61 57,980.00 Thực hiện đầu tư 366,000.00 437,000.00 674,268.30 906,823.02 1,057,020.00 Theo giai đoạn đầu tư,vốn đầu tư XDCB được phân thành vốn cho giai đoạn quy hoạch và chuẩn bị đầu tư, và vốn cho giai đoạn thực hiện đầu tư. Vốn cho giai đoạn đầu bao giờ cũng chiếm một tỷ trọng nhỏ, nhưng không thể thiếu vì nó quyết định nhiều đến công trình như : chất lượng công trình, giá công trình; vì bước thứ nhất có nhiệm vụ nghiên cứu các yếu tố liên quan đến dự án. Ta có thể thấy, vốn cho giai đoạn tiền đầu tư thường chỉ chiếm từ 2-5% tổng vốn đầu tư. Bảng 30: Tỷ vốn XDCB theo giai đoạn đầu tư Giai đoạn 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng số 100.00% 100.00% 100.00% 100.00% 100.00% Quy hoạch chuẩn bị đầu tư 2.66% 2.02% 2.63% 3.48% 5.20% Thực hiện đầu tư 97.34% 97.98% 97.37% 96.52% 94.80% Các tỷ lệ này là tương đối cố định , như từ năm 2001-2004 các tỷ lệ này chỉ giai động từ 2% đến 3.5%, nhưng năm 2005 lại vọt lên 5.2%. Việc tồn tại chi phí này trong vốn đầu tư XDCB đảm bảo việc thực hiện nghiêm túc các quá trình đầu tư xây dựng cơ bản. Và thời gian qua, Nghệ An đã làm được điều đó. c. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo mục đích thanh toán Bảng 31: Vốn XDCB theo mục đích thanh toán Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng số 376,020 446,044 692,000.0 940,000.0 1,155,000 Trả nợ 5,600 4,667.4 5,499.2 54,651.2 113,190.0 Công trình tiếp tục 252,635 357,795.7 507,080.8 393,488.4 423,700.0 Công trình mới 107,130 84,532.6 178,814.9 491,860.5 582,030.0 Vốn đầu tư cơ bản hàng năm dành cho các mục đích : tiếp tục công trình năm trước, trả nợ các công trình đã hoàn thành và để bắt đầu công trình mới. Theo cách phân chia này, vốn XDCB của Nghệ An giai đoạn 2001-2005 chủ yếu là để tiếp tục công trình năm cũ và bát đầu công trình mới; chỉ một lượng vốn rất nhỏ là dành cho trả nợ các công trình đã hoàn thành. Năm 2001 vốn để trả nợ chỉ là 5,6 tỷ đồng, năm 2002 là 4,67 tỷ đồng, năm 2003 là 5,4 tỷ đồng, năm 2004 là 54,7 tỷ đồng và năm 2005 là hơn 113 tỷ đồng. Như vậy ,mặc dù nhỏ nhưng vốn dành cho trả nợ XDCB đã tăng đáng kể trong thời kỳ qua, từ 1.49% năm 2001 len 9.8% năm 2005. Điều này góp phần giải quyết nợ đọng XDCB. Bảng 32: Cơ cấu vốn XDCB theo mục đích thanh toán Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng số 100.00% 100.00% 100.00% 100.00% 100.00% Trả nợ 1.49% 1.05% 0.79% 5.81% 9.80% Công trình tiếp tục 67.19% 80.22% 73.28% 41.86% 36.68% Công trình mới 28.49% 18.95% 25.84% 52.33% 50.39% Vốn từ năm 2001-2003 chủ yếu dành cho các côn trình tiếp tục , năm 2001 là 67%, năm 2002 là 80%, năm 2003 là 73%. Năm 2004 va 2005 vốn dành cho các công trình mới rất nhiều. Điều này có thể giải thích như trên là do chuẩn bị các hạng mục cho năm du lich Nghệ An 2004-2005. Vốn dành cho công trình mới thường xuyên chiếm một tỷ lệ đáng kể 2001- 2003 với mức từ 20%-30%. Và năm 2004, 2005 nhu cầu cho các công trình mới tăng vọt, nâng tông mức đầu tư lên 491 tỷ năm 2004 và 582 tỷ năm 2005, chiếm hơn 50% tổng vốn đầu tư XDCB. Các khoảng tăng giảm trên có thể cho ta thấy, từ 2001-2005 Nghệ An có hai đợt đầu tư XDCB tách biệt là 2001-2003 và 2003-2005. Lần thứ nhất kết thúc 2003 và bất đầu các công trình mới từ cuối năm này, đồng thời vốn trả nợ XDCB cung được tăng theo do các công trình giai đoạn trước đã hoàn thành cần quyết toán. 1.3. Đánh giá kết quả và hiệu quả đầu tư XDCB Đánh giá kết quả và hiệu quả của đầu tư XDCB là một nội dung quan trọng trong vấn đề nghiên cứu về XDCB. Kết quả và hiệu quả của XDCB nói riêng cũng như tất cả các hoạt động đầu tư khác, là một trong những điều quan tâm cuối cùng, vì đó là những thành quả nhận được từ quá trình đầu tư cũng như so sánh mối tương quan giữa những gì bỏ ra với những gì nhận được. Để đánh giá kết quả và hiệu quả của hoạt động đầu tư XDCB ta sẽ xem xét các chỉ tiêu phản ánh chúng: khối lượng vốn đầu tư thực hiện, tái sản cố định tăng thêm, hệ số hiệu quả và đóng góp của vốn XDCB cho tăng trưởng. 1.3.1. Chỉ tiêu khối lượng vốn đầu tư thực hiện Bảng 33: Vốn đầu tư thực hiện 2001-2005 Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 Vốn đầu tư KH 370,084 446,000 815,000 971,000 1,284,115 Vốn đầu tư thực hiện 376,020 446,044 692,000 1,057,544 1,155,000 Tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện 101.60% 100.01% 84.91% 108.91% 89.95% Trong thời kỳ 2001-2005, Nghệ An đã thực hiện được tổng số hơn 3726 tỷ đồng vốn đầu tư XDCB đạt hơn 95.9% so với kế hoạch. Ta có thể thấy, mức thực hiện vốn đầu tư của Nghệ An là rất mạnh mẽ, có năm 2002 đạt 100% kế hoạch và năm 2004 vượt kế hoạch, đạt 108.9% kế hoạch vốn đầu tư XDCB. Năm 2001, 376 là tỷ đạt 101.6% kế hoạch, năm 2002 là 446 tỷ đạt 100% kế hoạch, năm 2003 số vốn đầu tư XDCB là 692 tỷ đồng, đạt 84.9% kế hoạch; năm 2004: 940 tỷ, dạt 108.9% kế hoạch; và năm 2005 là 1155 tỷ đồng, đạt 89.95% kế hoạch.Năm 2005 sở dĩ mức đạt kế hoạch thấp là bởi vốn kế hoạch tăng đột biến so với năm 2004. Vì năm 2005 Nghệ An chuẩn bị thực hiện các công trình lớn như thủy điện bản vẽ với tổng vốn đầu tư lên tới gần 6000 tỷ. Nhu cầu vốn tăng mạnh, nên khả năng thực hiện chưa thể đáp ứng được. Bên cạnh đó do các công trình chuẩn bị thực thi là các công trình lớn, nên giai đoạn đầu tiên bao giờ cũng gặp khó khăn trong khâu chuẩn bị đầu tư cũng như huy động vốn. Riêng hai năm 2004, do sự cấp thiết các công trình phục vụ năm du lịch Nghệ An 2005, nên lượng vốn được trung ương bổ sung lơn để đạt tiến độ yêu cấu. Đó là nguyên nhân mà năm 2004, lựợng vốn thực hiện lại rất mạnh mẽ và đạt 108.9% so với kế hoạch giao. Nhìn chung, với mức thực hiện như vậy là khá cao, và điều đó cho thấy, hoạt động XDCB ở nghệ An trong giai đoạn vừa qua đã diễn ra rất sôi động, và được sự đầu tư lớn của nguồn vốn nhà nước, vì đây là nguồn vốn chủ yếu cho đầu tư XDCB. 1.3.2. Chỉ tiêu giá trị tài sản cố định tăng thêm Bảng 34: Giá trị TSCĐ tăng thêm và hệ số hiệu quả của hoạt động đàu tư XDCB. Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 Vốn đầu tư thực hiện (K) 376,020.0 446,044.0 692,000.0 940,000.0 1,155,000.0 TSCĐ mới tăng thêm ▲(V+M) 187,338.5 235,280.0 413,600.0 369,600.0 ▲(V+M)/K 42.00% 34.00% 44.00% 32.00% Tài sản cố đinh tăng thêm hàng năm vẫn tăng đều đặn, chỉ có năm 2005 là giảm so với 2004. Năm 2003, tài sản cố định huy động là 235.28 tỷ tăng 48 tỷ so với năm 2002, năm 2004 tài sản cố định huy động là 413.6 tỷ tăng hơn 178 tỷ so với năm 2003. Và năm 2005, giá trị TSCĐ huy động là 369.9 tỷ, giảm 44 tỷ so với năm 2004. Về mặt hiện vật, hoạt động đầu tư XDCB đã tạo ra một số kết quả cụ thể quan trọng như sau: . Tăng thêm năng lực sản xuất mới - Hoàn thành Nhà máy đường sông Con công suất 1250 Tmía/ngày. Hoàn chỉnh dây chuyền chế bản điện tử Công ty In và thiết bị Nhà in Báo. - Hình thành Khu công nghiệp Bắc Vinh, xây dựng hoàn chỉnh và di chuyển vào Khu công nghiệp công ty May dây chuyền 1,5 triệu sản phẩm, hiện đang triển khai đầu tư chiều sâu dây chuyền may xuất khẩu quy mô 3 triệu SP/năm. Đang triển khai xây dựng XN Gạch Granit nhân tạo và dây chuyền sản xuất cột điện ly tâm, hoàn thành công tác chuẩn bị để di dời Nhà máy Mỳ ăn liền, NM Chế biến súc sản XK. Nhà máy xi măng Hoàng Mai công suất 1,4 triệu T/năm đang khẩn trương hoàn thiện và cho ra sản phẩm từ ngày 22/11/2001. Đã khởi công xây dựng NM Sản xuất phân vi sinh (Tân Kỳ), SX Bột đá trắng (Quỳ Hợp)... Về nông lâm ngư nghiệp: Đã trồng mới được 760 ha chè, 415 ha cà phê, chăm sóc 2500 ha chè, 1200 ha cà phê, trồng mới dứa 700 ha, trong đó giống Cayen 350 ha... Xây dựng 7 ha vườn ươm giống dứa Cayen, trồng 5023 ha rừng tập trung, 10,5 triệu cây giống, 1425 m2 nhà quản lý rừng. Từng bước hình thành các vùng cây công nghiệp ngắn và dài ngày phục vụ cho công nghiệp chế biến. Bằng nhiều nguồn vốn trang bị thêm 135 tàu thuyền các loại từ 40 CV trở lên với tổng công suất 10900CV. Đầu tư nuôi tôm 300 ha, xây dựng và đi vào sản xuất 4 trại tôm giống có tổng công suất 25 triệu con/năm. Xây dựng 4 trại ươm cá giống cấp II, đã sản xuất được 4 triệu cá giống và 60 triệu cá bột, đưa kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đạt 6 triệu USD. Năng lực thiết kế các công trình thuỷ lợi tăng thêm 1284 ha. Dịch vụ và thương mại du lịch: Tăng thêm 850 m2 kho kiêm cửa hàng các huyện miền núi để thực hiện Nghị định 20/CP của Chính phủ về thương mại miền núi hải đảo, vùng sâu vùng xa, vùng chuyển đổi cây thuốc phiện. - Một số khách sạn nhà hàng tại Vinh & Cửa Lò được nâng cấp. Khách sạn Phương Đông được hoàn chỉnh dần và bắt đầu phát huy tác dụng, đáp ứng nhu cầu khách du lịch trong các ngày lễ lớn. . Từng bước nâng cấp hoàn thiện kết cấu hạ tầng sản xuất và xã hội: - Về thuỷ lợi: Đã làm thêm 12 trạm bơm và hồ đập lớn. Bê tông hoá 580 km kênh mương... Đang xây dựng hồ sông Sào (Nghĩa Đàn) tưới 4000ha, triển khai xây dựng hệ thống thuỷ lợi Nậm Giải (Quế Phong) và đang giải toả mặt bằng thuỷ lợi Kẽm ải ... - Giao thông: Là năm tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đáp ứng được yêu cầu đi lại của nhân dân và phục vụ đắc lực cho sản xuất kinh doanh, lưu thông hàng hoá. Tuyến Quốc lộ I đi qua tỉnh được nâng cấp theo tiêu chuẩn quốc tế. Xây dựng 2 cầu trên quốc lộ 48, 7 km đường quốc lộ 7, 20 km đường quốc lộ 46, khởi công Cửa khẩu Nậm Cắn, đang triển khai tích cực xây dựng tuyến đường Hồ Chí Minh đi qua Nghệ An ... Các tuyến Tỉnh lộ: Quản lý sửa chữa nâng cấp 300 km . Xây dựng 190 km các tuyến đường từ huyện về trung tâm xã, hoàn thành 19 km đường vùng mía Phủ Quỳ. Hoàn thành việc thông tuyến 25 km đường lên Cửa khẩu Thanh Thuỷ. Đang triển khai tích cực xây dựng đường vùng mía sông Con, đường vùng mía Sông Lam (Anh sơn) Giao thông nông thôn: tiếp tục được đẩy mạnh, các huyện đã vay trên 3 vạn tấn xi măng làm mới và nâng cấp được 520 Km đường nhựa và bê tông, nhiều cầu, tràn. Cảng Cửa Lò đang được mở rộng và nâng cấp, hoàn thành bến 3, triển khai bến 4.Đang triển khai xây dựng cảng cá Lạch Quèn, chuẩn bị hồ sơ thủ tục xây dựng cảng cá lạch Vạn. Tổ chức khởi công các đường ra biên giới ( Mường Xén - Mường Lống, Tam Thái - Tam Hợp ...). Chuẩn bị làm đường Châu Kim - Nậm Giải và Châu Kim - Tri Lễ (Quế Phong)... Giao thông đô thị được đẩy mạnh, nhất là thành phố Vinh và thị xã Cửa Lò: Hoàn chỉnh đường Nguyễn Văn Cừ 1,9 km, đường Nguyễn Phong Sắc, thông tuyến đường 3/2 đoạn Nghi Phú ra Sân bay... và bê tông hoá các tuyến đường nhánh trong các khối phố, phường xã. - Hệ thống cấp thoát nước: Hoàn thành việc xây dựng, đưa vào sử dụng 6 nhà máy nước thị trấn miền núi. Đang triển khai bước 2 hệ thống thoát nước vệ sinh môi trường thành phố Vinh bằng nguồn vốn chuyển đổi nợ của CHLB Đức. - Về điện: Hoàn thành bàn giao lưới điện trung áp của 271 xã, lưới điện của thành phố Vinh (thực hiện bằng nguồn vốn viện trợ của Đức) đã được nâng cấp hoàn chỉnh. Lưới điện 35 KV đã phủ đủ 18 huyện thành thị (trừ Huyện Kỳ Sơn dùng thuỷ điện). Đã khởi công kéo tiếp lưới điện quốc gia lên huyện Kỳ Sơn. Tổng số xã có điện lưới Quốc gia chiếm 86% số xã. - Hệ thống thông tin liên lạc: Năm 2001 số máy điện thoại bình quân có 2,5 máy / 100 dân, so với năm 2000 tăng 0,6 máy. Mô hình bưu điện văn hoá xã phát triển mạnh đáp ứng nhu thông tin trong thời kỳ mới. - Hệ thống hạ tầng xã hội: Hệ thống trường học các cấp được tăng cường. Đã xây mới 181 phòng học và xưởng thực hành. Xoá 800 phòng tranh tre, nứa lá. Đến nay trường học mầm non có 6094 phòng; trường tiểu học có 9937 phòng, trung học cơ sở:6159 phòng, phổ thông trung học: 1699 phòng. Hệ thống đào tạo chuyên nghiệp dạy nghề được nâng cấp mở rộng như Trường trung học kinh tế - kỹ thuật, trường cao đẳng sư phạm, trường kỹ nghệ Nghệ An, trường trung học y tế, trường trung học văn hoá nghệ thuật, Trung tâm Dạy nghề DV việc làm Sở Lao động - TB và XH, Trung tâm dạy nghề công đoàn, Trung tâm Hướng nghiệp dạy nghề NQD ở tỉnh và các huyện ... - Y tế - Xã hội - TDTT: Cải tạo 2 bệnh viện Tương Dương và Phủ Quỳ với 135 giường bệnh. Hoàn thành 2 phòng khám đa khoa Bắc hưng Nguyên và Hoàng Mai.Xây dựng mới 3600 m2 sàn với 240 giường bệnh . Tiến hành xây dựng trung tâm cai nghiện ma tuý (Lèn Dơi). Sân bóng đá Vinh đang được cải tạo nâng cấp để đạt tiêu chuẩn thi đấu quốc tế. Đã hoàn chỉnh mặt sân, hiện đang tiếp tục cải tạo nâng cấp khán đài, lắp đèn đá đêm và làm đường xung quanh sân bãi. Nhà thi đấu TDTT huyện Quỳnh Lưu đã đưa vào sử dụng.... . Trình độ công nghệ sản xuất trong tỉnh được nâng lên một bước: Khi có Nghị quyết TW 2 (khoá VIII), phục vụ đắc lực cho các chương tình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp. Đã xây dựng 7 chương trình khoa học công nghệ gồm 28 đề tài. Các chương trình này đã góp phần đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nhất là giống cây, giống con có năng suất cao trong nông nghiệp. Năm 2002, tỉnh đã khởi công xây dựng 12 nhà máy: Nước dứa cô đặc: Công suất 5.000 tấn / năm, vốn đầu tư 56 tỷ đồng; nhà máy Bột mỳ: 20.000 tấn/ năm; Nhà máy gạch granít Trung Đô: Công suất 1,5 triệu M2 / năm, Vốn đầu tư: 122 tỷ đồng; Nhà máy muối tinh: công suất 22.000 tấn/ năm; 3 cơ sở bột cá: 15.000 tấn / năm, nhà máy chế biến tinh bột sắn; 50 tấn bột/ ngày, vốn đầu tư: 59 tỷ đồng; nhà máy bột đá siêu mịn: 40.000 tấn/ ngày. ( Nhà máy Giấy Krap 10.000 t/năm, vốn đầu tư 59 tỷ đồng; nhà máy sữa vinamil: 15 triệu lít/ năm, vốn 70 tỷ đồng mới động thổ)...Ngoài khu công nghiệp Bắc Vinh, đã có 10 doanh nghiệp ngoài tỉnh đăng ký đầu tư tại các khu công nghiệp Nam cấm và Cửa Lò. Đăng ký xây dựng 100 làng nghề với các mặt hàng: chế biến nông sản thực phẩm, mây tre đan, đá mỹ nghệ, hàng thủ công mỹ nghệ, mộc xuất khẩu, thêu ren, dệt thổ cẩm, ươm tơ... bước đầu có sản phẩm xuất khẩu trực tiếp Các công trình TW đầu tư trên địa bàn: Hoàn thành cầu cảng số 4 đảm bảo công suất bốc dỡ 2,5 triệu tấn/năm, đường 46 dài 70 km từ Cửa Lò đi Thanh Chương, hoàn thành các cầu lớn trên đường 48, 2000m2 nhà điều độ và kéo dài đường băng sân bay Vinh, 132 km đường Hồ Chí Minh đoạn qua Nghệ An, hoàn thành dự án nâng cấp quốc lộ 15,7,48... - Công trình tỉnh quản lý: Hoàn thành 94km đường tỉnh quản lý, đường vùng nguyên liệu dứa, mía, đường biên giới đưa vào sử dụng, 1.271 km đường giao thông nông thôn... - Hoàn thành 13 công trình hồ đập, trạm bơm thuỷ lợi, tăng năng lực tưới thêm 1500 ha, chủ yếu tưới cho cà phê, cam, vùng màu, xây dựng 717 Km kênh mương bê tông, cơ bản hoàn thành chương trình bê tông hoá kênh mương, - Xây dựng 110 km đường dây 35 KV, 32 km đường 0,4 KV, 28 trạm biến áp. - Đưa 4 km điện chiếu sáng thị trấn Quán Hành, thị trấn Hưng Nguyên và điện chiếu sáng đường nội thị Thành phố Vinh đưa vào sử dụng. - Nhà máy nước Vinh 6 vạn m3 ngày đêm đang đi vào giai đoạn đẩy nhanh tốc độ xây dựng để sớm đưa vào sử dụng. - Trồng mới 1000 ha chè, 460 ha cà phê, 300 ha cam, trồng mới 3800 ha rừng nguyên liệu giấy, 600 ha nguyên liệu cho dự án gỗ ván ép (MDF). Nuôi 850 con bò sữa. - Đưa diện tích nuôi tôm lên 1450 ha trong đó 420 ha thâm canh, sản xuất 70 triệu con tôm giống, 400 triệu con cá giống trong đó có 2 triệu con cá rô phi đơn tính... - Hình thành được khu TTCN tập trung tại Vinh và 3 làng nghề ở các huyện. Hoàn chỉnh đồng bộ hạ tầng khu công nghiệp Bắc Vinh và triển khai thi công một số hang mục công trình 2 khu công nghiệp Cửa Lò và Nam Cấm. - Xoá 800 phòng học tạm, kiên cố hoá 15.000m2 trường lớp học, xong 2 nhà chung cư 5 tầng tại Vinh, 8000 m2 các công trình bức xúc thuộc bảo trợ xã hội, nuôi dưỡng thân nhân liệt sỹ khối Đảng, đoàn thể từ tỉnh đến huyện... - Đưa Trung tâm cai nghiện cho 200 đối tượng ( Lèn Dơi) vào hoạt động, thành lập tổng đội TNXP mới để giải quyết việc làm sau cai nghiện. Trong năm đã thi công xây dựng: hoàn thành Nhà máy nước Dứa cô đặc, dây chuyền lắp ráp xe gắn máy, gạch terazzo 250.000 m2 / năm, cơ sở luyện cán thép 2000 tấn/ năm.: 2 nhà máy chế biến bột sắn, các cơ sở nghiền đá và mở rộng nhà máy Bia lên 25 triệu lít/ năm... Đang đẩy nhanh tiến độ thi công nhà máy sữa, bột đá, xây dựng một số công trình tại các khu công nghiệp . Hoàn thành 430 Km đưòng nhựa bê tông, kiên cố 280 Km kênh mương. 6 công trình thuỷ lợi cho cây công nghiệp đưa vào sử dụng ( Đông Hiếu, Tây Hiếu, 1/5…) Nhìn chung, mặc dầu tổng giá trị TSCĐ tăng thêm không lớn nhưng số lượng công trình tăng thêm rất lơn. Điều này cũng phù hợp bởi Nghệ An là một tỉnh rộng, nhu cầu vốn lơn, nhưng nguồn vốn còn hạn hep, nên phải trải đều, chia nhỏ nguồn vốn. Tuy nhiên, khối lượng công trình lớn cũng thể hiện nỗ lực lớn của Tỉnh Nghệ An trong đảm bảo phát triển đồng đều trên địa bàn tỉnh, ít nhất là trong lĩnh vực XDCB. 1.3.3. Hệ số hiệu quả của hoạt động đầu tư XDCB Nhìn chung, hệ số hiệu quả của hoạt động đầu tư XDCB còn thấp, ở mức 0.3-0.4. Điều này có nghĩa là bỏ ra 1 đồng vốn đầu tư XDCB thì chỉ thu về được 0.3-0.4 đồng giá trị XDCB có thể sử dụng được, Như vậy chúng ta đã mất đi phần lớn của khoản vốn bỏ ra. Nếu hệ số ICOR chung của nền kinh tế Nghệ An đang rất thấp (từ 1-3) thì hệ số hiệu quả này là quá thấp so với mức hiệu quả chung, bởi 0.3-0.4 đồng là có thể sử dụng được, còn số đồng có thể phát huy hiệu quả tốt thì chắc chắn còn bé hơn nữa. Nhìn vào đồ thị ta có thể thấy rõ hơn điều này. Đứng bên cạnh khối lượng vốn đầu tư thực hiện, giá trị tài sản cố đinh tăng thêm thật nhỏ bé. Vốn ít, nhưng hiệu quả chưa cao đang là vấn đề nhức nhối của hoạt động XDCB tỉnh Nghệ An. Như vậy, ta có thể thấy, mặc dù tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện khá cao, nhưng hiệu quả thu được còn rất hạn chế. Đây là một bài toán cần thiết phải giải vì vốn cho XDCB chủ yếu từ nguồn vốn nhà nước. Hiệu quả cuả vốn đầu tư XDCB thấp tức là đã làm thất thoát lớn nguồn vốn này. 1.3.4. Đóng góp của vốn XDCB vào tăng trưởng kinh tế chung Trong các phần trên ta đã đánh giá hiệu quả của vốn XDCB ngân sách thông qua các chỉ số nội tại của nó. Trong phần này, ta sẽ xem xét hiệu quả của vốn XDCB ngân sách thông qua xác định đóng góp thực tế của nó cho tăng trưởng kinh tế, cũng như các vấn đề kinh tế cụ thể khác. Hiệu quả cuối cùng của vốn XDCB là việc nó đóng góp như thế nào cho hoạt động kinh tế, cho sự phát triển chung của xã hội. 1.3.4.1. Vốn đầu tư XDCB từ ngân sách nhà nước và tốc độ tăng trưởng GDP Bảng 35: So sánh tốc độ tăng vốn XDCB và tốc độ tăng GDP CHỈ TIÊU Trong đó các năm Trung bình 2002-2005 2001 2002 2003 2004 2005 GDP toàn tỉnh (giá 1994) 6,901 7,570 8,524 9,387 10,383 Tốc độ tăng GDP 9.68% 12.60% 10.13% 10.62% 10.76% Vốn XDCB từ NS qua tỉnh 376,020 446,044 692,000 1,057,544 1,155,000 Tốc độ tăng vốn XDCB 18.62% 55.14% 52.82% 9.22% 33.95% Trong những năm qua, tốc độ tăng GDP bình quân hàng năm là 10.76%, còn tốc độ tăng trưởng vốn XDCB từ nguồn ngân sách qua tỉnh là 33.95%/ năm. Trước hết ta có thể khăng đinh rằng vốn đầu tư XDCB đã không đạt được mục tiêu như kế hoạch đặt ra. Như đã đề cập trên phần xác định nhu cầu vốn cho đầu tư XDCB, các nhà kê hoạch đã tính toán rằng, tốc độ tăng trưởng của tỉnh trong giai đoạn 2001-2005 là từ 11-13%, với tổng nhu cầu vốn cung như nhu cầu vốn cho XDCB từ ngân sách qua tỉnh đã được xác định ở trên. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng trung bình GDP của tỉnh trong 5 năm chỉ là 10.76%, bé hơn mức tối thiểu của mục tiêu được tính toán. Nhìn vào tốc độ tăng của GDP và của vốn XDCB từ ngân sách qua tỉnh, ta có thể thấy rằng , tốc độ tăng của vốn XDCB ngân sách cao gấp 3 lần so với tốc độ tăng trưởng của GDP. Điều này cũng có nghía là cứ dùng 3 đồng vốn XDCB thì mới đóng góp cho tăng trưởng kinh tế 1 đồng. Ta cũng đã xét ở phân 1.2 , tốc độ tăng của VĐTXH toàn tỉnh cũng chỉ ở mức 17-20%. Như vậy, vốn XDCB ngân sách có một mức tăng cao hơn nhiều so với mức tăng của vốn chung, và hiệu quả đóng góp cho tăng trưởng kinh tế là chưa lớn. Một dẫn chứng cho luận điểm này là năm 2004, vốn XDCB ngân sách tăng hơn 50%, nhưng hai năm liên tiếp đó, GDP chỉ tăng trưởng rất thấp 10.13%, 10.6% rất thấp so với mức kế hoạch là 12-14% và 11.5-12.5%. Và qua đây cũng có thể khẳng định thêm một nhận định ở trong phần xác định nhu cầu vốn đầu tư cho XDCB ngân sách 1.2.1.2 là vốn xây dựng cơ bản từ ngân sách giai đoạn 2001-2005 chưa thật sự trực tiếp đóng góp cho tăng trưởng kinh tế chung của nền kinh tế. 1.3.4.2. Vốn XDCB ngân sách và chuyển dịch cơ cầu đầu tư Như đã nói

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQuản lý đầu tư XDCB nguồn vốn ngân sách qua tỉnh Nghệ An.DOC
Tài liệu liên quan