Luận văn Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho hoc̣ sinh ở các trường tiểu học huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội

MỤC LỤC

Trang

Lời cảm ơn . i

Danh mục viết tắt . ii

Mục lục. iii

Danh mục các bảng, biểu đồ . vii

MỞ ĐẦU . 1

CHưƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOAṬ ĐÔṆ G

GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIỂ U HOC̣ . 5

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề. 5

1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới .5.

1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam. 6

1.2. Một số khái niệm cơ bản. 9

1.2.1. Khái niệm quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường. 9

1.2.2. Khái niệm kỹ năng sống. 14

1.2.3. Khái niêṃ giáo dục kỹ năng sống. 15

1.2.4. Khái niệm quản lý giáo dục kỹ năng sống. 16

1.3. Giáo dục kỹ năng số ng cho học sinhtiểu hoc̣ . 17

1.3.1.Vai trò của giáo dục KNS cho học sinh trong giai đoạn hiện nay. 17

1.3.2.Những kỹ năng sống cơảbn cần được giáo dục cho học sinh tiểu h. oc̣ 19

1.3.3. Phương pháp và các hình thứ c giáo dục kỹ năng sống cho học

sinh tiểu hoc̣ . 20

1.4. Quản lý hoaṭ đôṇ g giáo dục kỹ năng số ng cho học sinh tiểu h. oc̣ 23

1.4.1. Vai trò, nhiêṃ vu ̣của Hiệu t rưởng trường tiểu hoc̣ trong quản

lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh . 23

1.4.2. Nội dung quản lý hoaṭ đôṇ g giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

tiểu hoc̣ . 25

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoaṭ đôṇ g giáo dục kỹ

năng số ng cho học sinh tiểu hoc̣ . 31

1.5.1. Các yếu tố khách quan . 31

1.5.2. Các yếu tố chủ quan . 31

Kết luận chương 1 . 32iv

CHưƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOAṬ ĐÔṆ G GIÁO

DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH Ở CÁ C TRưỜNG

TIỂU HỌC HUYỆN THưỜNG TÍN THÀNH PHỐ HÀ NỘI. 34

2.1. Vài nét khái quát về tình hình địa phương và nhà trường . 34

2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Thường Tín . 34

2.1.2. Đặc điểm tình hình giáo dục huyện Thường Tín thành phố Hà Nội. 35

2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng . 36 .

2.2.1. Mục đích khảo sát . 36

2.2.2. Đối tượng khảo sát . 37

2.2.3. Nội dung khảo sát. 37

2.2.4. Phương pháp khảo sát . 37

2.2.5. Đánh giá kết quả khảo sát . 37

2.3. Thực trạng GDKNS cho học sinh tiểu hoc̣ ởhuyêṇ Thường Tín. 38

2.3.1. Mục tiêu của giáo dục kỹ năng sống. 38

2.3.2. Thưc̣ traṇ g nôị dung các kỹ năng sống cần giáo duc̣ cho hoc̣ s. inh 40

2.3.3. Thực trạng phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng

sống cho học sinh . 42

2.3.4. Thực trạng các hình thức GDKNS cho HS. 43

2.4. Thực trạng quản lý hoaṭ đôṇ g giáo dục kỹ năng số ng cho học

sinh ở cá c trường tiểu hoc̣ huyêṇ Thường Tín thành phố Hà Nội. 46

2.4.1. Nhận thức của cán bộ giáo viên về tầm quan trọng của hoaṭ

đôṇ g giáo duc̣ kỹ năng sống cho hoc̣ sinh . 46

2.4.2. Thực trạng quản lý xây dựng kế hoạch hoaṭ đôṇ g giáo duc̣ kỹ

năng sống. 48

2.4.3. Thực trạng quản lý thực hiện chương trình, nội dung giáo dục

kỹ năng sống cho học sinh . 51

2.4.4. Thực trạng quản lý phương pháp và các hình thứ c giáo duc̣ kỹ

năng sống cho hoc̣ sinh . 54

2.4.5. Thực trạng quản lý cơ sở vật chất và điều kiện hỗ trợ giáo dục

kỹ năng sống cho học sinh . 56

2.4.6. Thực trạng kiểm tra đánh giá kết quả hoaṭ đôṇ g GDKNS cho

học sinh . 58

2.4.7. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoaṭ đôṇ g giáo

dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường tiểu học huyện Thườngv

Tín thành phố Hà Nội. 60

2.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lý giá o duc̣ kỹ năng số ng

cho hoc̣ sinh trường tiểu hoc̣ . 62

2.5.1. Ưu điểm. 6.2

2.5.2. Hạn chế.6.3

2.5.3. Nguyên nhân của những ưu điểm và hạn chế về quản lý giáo

dục kỹ năng sống cho học sinh các trường TH huyện Thườ ng Tín ,

thành phố Hà Nội . 64

Kết luận chương 2 . 67

CHưƠNG 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOAṬ ĐÔṆ G GIÁO DỤC

KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH Ở TRưỜ NG TIỂ U HOC̣

HUYÊṆ THưỜ NG TÍN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI . 69

3.1. Một số nguyên tắc xây dựng biện pháp . 69

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu. 69

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống. 69

3.1.3. Nguyên tức đảm bảo tính kế thừa và phát triển của các biện ph. áp 69

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi . 70

3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính lứ a tuổi . 70

3.2. Biện pháp quản lý hoaṭ đôṇ g giá o duc̣ kỹ năng số ng cho học

sinh ở cá c trường tiểu hoc̣ huyêṇ Thường Tín thành phố Hà Nội. 71

3.2.1 Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giáo viên về tầm

quan trọng của GDKNS cho học sinh. 71

3.2.2. Quản lý bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm về kiến thức

và kỹ năng tổ chứ c các hoaṭ đôṇ g giáo dục KNS cho học sinh. 74

3.2.3. Tổ chức xây dựng, thực hiện kế hoạch GD KNS rõ ràng, phù

hợp với đối tượng là học sinh . 78

3.2.4. Tăng cườngđầu tư cơ sở vâṭ chất và taọ nguồn kinh phí phục

vụ hoaṭ đôṇ g GDKNS cho học sinh . 81

3.2.5. Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá hiệu quả giáo duc̣ kỹ năng

sống cho học sinh. 85

3.2.6. Chỉ đạo thực hiện việc kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã

hội trong giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. 88

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý hoaṭ đôṇ g giáo dụcvi

kỹ năng sống cho học sinh tiểu học. 90

3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp. 91

3.4.1. Mục đích khảo nghiệm. 91

3.4.2. Đối tượng khảo nghiệm. 91

3.4.3. Các bước tiến hành khảo nghiệm. 92

3.4.4. Kết quả khảo nghiệm . 92

Kết luận chương 3 . 99

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ. 100

1. Kết luận . 100

2. Khuyến nghị . 101

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 103

PHỤ LỤC. 105

pdf43 trang | Chia sẻ: phuongchi2019 | Lượt xem: 2442 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho hoc̣ sinh ở các trường tiểu học huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộng, đầy đủ, hệ thống về tiếp cận và thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh do Ngành giáo dục thực hiện. Ngành giáo dục đã triển khai chương trình GDKNS vào hệ thống giáo dục chính quy và không chính quy. Nội dung giáo dục của nhà trường phổ thông được định hướng bởi mục tiêu GDKNS. Theo đó, các nội dung GDKNS được triển khai theo các cấp học như: - Chương trình cải cách của giáo dục mầm non (1994) đã chú ý đến giáo dục hành vi, kĩ năng tự phục vụ, kĩ năng giao tiếp ứng xử. Chương trình khung chăm sóc giáo dục trẻ đã chú trọng các nội dung như: phát triển thể chất, nhận thức, phát triển ngôn ngữ, tình cảm, nghệ thuật của trẻ. - Giáo dục KNS cho hoc̣ sinh ở bậc tiểu học tập trung vào các kĩ năng chính, kĩ năng cơ bản như đọc, viết, tính toán, nghe, nói; coi trọng đúng mức các kĩ năng sống trong cộng đồng, thích ứng với những thay đổi diễn ra hàng ngày trong xã hội hiện đại, hình thành các kĩ năng tư duy sáng tạo, phê phán, giải quyết vấn đề, ra quyết định, trí tưởng tượng.... 8 - Giáo dục trung học cơ sở chú trọng giáo dục các kỹ năng sống cơ bản cho học sinh như: năng lực thích nghi, năng lực hành động, năng lực ứng xử, năng lực tự học suốt đời; định hướng để học sinh học để biết, học để làm, học để chung sống và học để tự khẳngđịnh. Với các bậc học trên, việc GDKNS được chủ yếu thông qua chương trình các môn học và các hoạt động GDKNScủa nhà trường cùng với một số chương trình dự án do nước ngoài tài trợ. Ví dụ: với trung học cơ sở, những môn học nhằm khai thác, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là các môn: Công nghệ, môn Giáo dục công dân, bài học về địa phương... Tuy nhiên, theo tác giả Hà Nhật Thăng:“GDKNS cho học sinh là một quá trình tổ chức hoạt động bằng nhiều hình thức, phương pháp khác nhau thông qua nhiều lực lượng xã hội nhằm giúp các em có hiểu biết về những việc cần phải làm, phải tránh, đặc biệt giúp các em rèn luyện để có kĩ năng ứng xử phù hợp với các tình huống tốt, xấu có thể gặp trong cuộc sống". Hơn nữa, qua tập hợp nghiên cứu, phân tích tổng hợp và tổng quan vấn đề từ việc khảo sát các đề tài liên quan ở trong nước và có thể đưa ra nhận định: - Chủ yếu các đề tài phân tích làm rõ tính cấp bách của vấn đề kĩ năng sống, GDKNS chưa tập trung giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu lý luận một cách có hệ thống về phương pháp, hình thức GDKNS cho học sinh, sinh viên nói chung và học sinh TH nói riêng. - Các đề tài đã đề cập đến những hình thức GDKNS cụ thể và chưa có kết quả thử nghiệm rõ ràng, cụ thể nên tính thuyết phục chưa cao. Những phân tích trên đây cho thấy, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học mặc dù đã được định hướng bởi mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục, mà qua những hoạt động thực tiễn giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học vâñ còn một số hạn chế . Giáo dục KNS là việc đòi hỏi sự tham gia của rất nhiều lực lượng xã hội bao gồm cả gia đình, nhà trường, và xã hội và bằng nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, việc GD KNS tại các trường học chỉ mới dừng lại ở trên lớp, trong các tiết học hay sự lồng ghép 9 trong một số hoạt động như: hoạt động ngoài giờ lên lớp, giáo dục công dân... Mục đích của GDKNS cho học sinh trong giờ giảng, trong các hoạt động chưa được xác định đúng mức, rõ ràng vì thế hiệu quả của việc GDKNS cho các em còn nhiều hạn chế. Do vậy, cần thiết phải khai thác nội lực của chính hoạt động GDNGLL nhằm thực hiện có hiệu quả nội dung giáo dục KNS cho học sinh trường tiểu hoc̣. 1.2. Một số khái niệm cơ bản 1.2.1. Khái niệm quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường 1.2.1.1. Quản lý Khái niệm “quản lý” được hình thành từ rất lâu và cùng với sự phát triển của tri thức nhân loại cũng như nhu cầu của thực tiễn nó được xây dựng và phát triển ngày càng hoàn thiện hơn. Mọi hoạt động của xã hội đều cần tới quản lý. Khi con người bắt đầu hình thành các nhóm để thực hiện những mục tiêu mà họ không thể đạt tới với tư cách là những cá nhân riêng lẻ thì quản lý xuất hiện như một yếu tố cần thiết để phối hợp những nỗ lực cá nhân hướng tới những mục tiêu chung. Quản lý là một chức năng lao động xã hội được bắt nguồn từ tính chất xã hội của lao động, nó ra đời khi xã hội cần có sự chỉ huy, điều hành, phân công, hợp tác, kiểm tra, chỉnh lýTrong lao động tập thể trên một quy mô nào đó để đạt năng suất cao hơn, hiệu quả tốt hơn thì phụ thuộc rất lớn vào vai trò của người đứng đầu một tổ chức. Như vậy quản lý là một phạm trù tồn tại khách quan và là một tất yếu lịch sử. Thực tế đã chứng minh rằng, loài người đã trải qua nhiều hình thức quản lý khác nhau. Các triết gia, các nhà chính trị từ cổ đại đến nay đều rất coi trọng vai trò của quản lý trong sự tồn tại, ổn định và phát triển xã hội. Sự cần thiết của quản lý được C.Mác viết: “Tất cả mọi lao động trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng cần đến một sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân và thể 10 hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất khác với sự vận động của những khí quan độc lập của nó. Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có một nhạc trưởng”. [6, tr.34] Ngày nay thuật ngữ quản lý đã trở nên phổ biến, nhưng chưa có một định nghĩa thống nhất. Khái niệm quản lý được tiếp cận với nhiều góc độ khác nhau. Chính từ sự đa dạng về cách tiếp cận dẫn đến sự phong phú về các quan niệm quản lý. Theo góc độ điều khiển thì quản lý là lái, là điều khiển, điều chỉnh. Theo cách tiếp cận hệ thống thì quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý (hay là đối tượng quản lý ) nhằm tổ chức, phối hợp hoạt động của con người trong quá trình sản xuất để đạt được mục đích đã định. Trong quá trình tồn tại và phát triển của quản lý, đặc biệt trong quá trình xây dựng lý luận về quản lý, khái niệm quản lý được nhiều nhà lý luận đưa ra, nó thường phụ thuộc vào lĩnh vực hoạt động, nghiên cứu của mỗi người. Chẳng hạn các nhà kinh điển của Chủ nghĩa Mac – Lê nin khẳng định: “bất cứ lao động xã hội hay cộng đồng trực tiếp nào được thực hiệnở quy mô tương đối lớn đều cần đến sự quản lý”. [6] Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt cho rằng: “Quản lý là một quá trình định hướng, quá trình có mục tiêu, quản lý một hệt thống nhằm đạt được những mục tiêu nhất định”. [17] Theo tác giả Trần Kiểm: “Quản lý nhằm phối hợp nỗ lực của nhiều người sao cho mục tiêu của từng cá nhân biến thành những thành tựu của xã hội” [15] Từ các định nghĩa trên và xét quản lý với tư cách là một hành động có thể định nghĩa: “Quản lý là sự tác động có tổ chức, hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đã đề ra” Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý bao gồm nhiều giải pháp khác nhau thông qua cơ chế 11 quản lý nhằm sử dụng hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống để đạt mục tiêu đã đề ra trong điều kiện biến động của môi trường. Điều này cũng khẳng định rằng quản lý phải là một cấu trúc và vận động trong một môi trường xác định. Trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển với tốc độ phi mã như hiện nay, các nhà khoa học cho rằng có 5 yếu tố cơ bản tạo thành sức mạnh phát triển của mỗi quốc gia là: vốn, lao động, kĩ thuật công nghệ (KTCN), tài nguyên và chất xám quản lý, trong đó yếu tố chất xám quản lý giữ vai trò hàng đầu. Hiện nay quản lý thường được định nghĩa rõ hơn: Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động: kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra. 1.2.1.2. Quản lý giáo dục Nếu nói giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt, vĩnh hằng thì quản lý giáo dục cũng vậy. Đây là hoạt động chuyên môn nhằm thực hiện quá trình truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử xã hội qua các thế hệ, đồng thời là động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Để hoạt động này vận hành có hiệu quả, giáo dục phải được tổ chức thành các cơ sở. tạo nên hệ thống các cơ sở giáo dục, điều này dẫn đến một tất yếu là phải có lĩnh vực hoạt động có tính độc lập tương đối trong giáo dục, đó là công tác quản lý giáo dục để quản lý các cơ sở giáo dục trong thực tiễn. Trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã đưa ra rất nhiều khái niệm khác nhau về thuật ngữ “quản lý giáo dục”: Tác giả Nguyễn Ngọc Quang thì đưa ra quan niệm như sau: “Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý (hệ giáo dục) nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý của Đảng, thực hiên được các tính chất của nhà trường Xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ, đưa giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất”[20] 12 Tác giả Phạm Viết Vượng quan niệm rằng: “Mục đích cuối cùng của quản lý giáo dục là tổ chức quá trình giáo dục có hiệu quả để đào tạo lớp thanh niên thông minh, sáng tạo, năng động, tự chủ, biết sống và biết phấn đấu vì hạnh phúc của bản thân và của xã hội”[30] Theo tác giả Trần Kiểm: “Quản lý giáo dục là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và hướng đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau nhằm mục đích đảm bảo sự hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở nhận thức và vận dụng những quy luật chung của xã hội cũng như các quy luật của quản lý giáo dục, của sự phát triển tâm lý và thể lực trẻ em”[15] Tác giả Đặng Quốc Bảo lại cho rằng: “Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quát là hoạt động điều hành phối hợp của các lực lượng xã hội nhằm thúc đẩy công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu của xã hội” [1] Những khái niệm trên tuy có cách diễn đạt khác nhau nhưng tựu chung thì quản lý giáo dục được hiểu là sự tác động có hướng đích, phù hợp với quy luật khách quan của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm đưa các cơ sở giáo dục đạt đến những mục tiêu đã đề ra 1.2.1.3. Quản lý nhà trường Trường học là một tổ chức giáo dục cơ sở, trực tiếp làm công tác giáo dục đào tạo, là tế bào của hệ thống giáo dục các cấp từ trung ương đến địa phương, là một hệ thống con trong hệ thống giáo dục quốc dân. Chính vì vậy mọi hoạt động quản lý của các cấp quản lý giáo dục đều phải hướng về trường học. Trường học là thành tố khách thể cơ bản của tất cả các cấp quản lý giáo dục lại vừa là một hệ thống độc lập tự quản của xã hội. Chất lượng giáo dục chủ yếu do các nhà trường tạo nên, bởi vậy khi nói đến quản lý giáo dục là phải nói đến quản lý nhà trường Quản lý nhà trường là quản lý giáo dục được thực hiện trong phạm vi xác định của một đơn vị giáo dục nhà trường nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục thế hệ trẻ theo yêu cầu của xã hội. 13 Trường học là một tổ chức giáo dục cơ sở, trực tiếp làm công tác giáo dục đào tạo, là tế bào của hệ thống giáo dục các cấp từ trung ương đến địa phương, là một hệ thống con trong hệ thống giáo dục quốc dân. Chính vì vậy mọi hoạt động quản lý của các cấp quản lý giáo dục đều phải hướng về trường học. Trường học là thành tố khách thể cơ bản của tất cả các cấp quản lý giáo dục lại vừa là một hệ thống độc lập tự quản của xã hội. Chất lượng giáo dục chủ yếu do các nhà trường tạo nên, bởi vậy khi nói đến quản lý giáo dục là phải nói đến quản lý nhà trường Quản lý nhà trường là quản lý giáo dục được thực hiện trong phạm vi xác định của một đơn vị giáo dục nhà trường nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục thế hệ trẻ theo yêu cầu của xã hội. Theo tác giả Phạm Minh Hạc cho rằng : “Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh”[11, tr.61] Theo Nguyễn Ngọc Quang cho rằng: “Quản lý nhà trường thực chất là quản lý quá trình lao động sư phạm của thầy, hoạt động học tập – tự giáo dục của trò diễn ra chủ yếu trong quá trình dạy học. Nói tóm lại về thực chất, quản lý nhà trường là quản lý quá trình daỵ học”[20, tr.52] Như vậy ta hiểu quản lý nhà trường là hệ thống những tác động có hướng đích của hiệu trưởng đến con người (giáo viên, cán bộ nhân viên và học sinh), đến các nguồn lực (CSVC, tài chính, thông tin) hợp quy luật (quy luật quản lý, quy luật kinh tế, quy luật giáo dục, quy luật tâm lý, quy luật xã hội..v..v..) nhằm đạt mục tiêu giáo dục. Quản lý trường phổ thông là tập hợp những tác động tối ưu của chủ thể quản lý đến giáo viên – học sinh và các lưc̣ lươṇg giáo duc̣ khác , nhằm tận dụng nguồn dự trữ do nhà nước đầu tư, lực lượng xã hội đóng góp và do lao động xây dựng vốn tự có, hướng vào đẩy mạnh mọi hoạt động của nhà 14 trường và tiêu điểm hội tụ là quá trình đào tạo thế hệ trẻ, thực hiện có chất lượng mục tiêu và kế hoạch đào tạo đưa nhà trường lên một trạng thái mới. Quản lý nhà trường và quản lý trường TH nói riêng về bản chất là quản lý con người. Điều đó tạo cho các chủ thể (người dạy và người học) trong nhà trường một sự liên kết chặt chẽ không những chỉ bởi cơ chế hoạt động của những tính quy luật khách quan của một tổ chức xã hội – nhà trường mà còn bởi hoạt động chủ quan, hoạt động quản lý của chính giáo viên và học sinh. Trong nhà trường giáo viên và học sinh vừa là đối tượng, vừa là chủ thể của quản lý. Với tư cách là đối tượng quản lý họ là đối tượng tác động của chủ thể quản lý (hiệu trưởng), với tư cách là chủ thể quản lý, họ là người tham gia chủ động, tích cực vào hoạt động quản lý chung và biến nhà trường thành hệ tự quản lý. Cho nên quản lý nhà trường không chỉ là trách nhiệm riêng của hiệu trưởng mà là trách nhiệm chung của tất cả các thành viên trong trường. 1.2.2. Khái niệm kỹ năng sống “Kỹ năng”là khả năng thao tác, thực hiện một hoạt động nào đó. Kỹ năng sống (lifeskills) là cụm từ được sử dụng rộng rãi nhằm vào mọi lứa tuổi trong mọi lĩnh vực hoạt động. Kỹ năng sống (life skills) là khái niệm được sử dụng rộng rãi nhằm vào mọi lứa tuổi trong lĩnh vực hoạt động thuộc các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Ngay những năm đầu của thập kỷ 90, các tổ chức Liên Hiệp Quốc (LHQ) như WHO(Tổ chức Y tế thế giới), UNICEF(Quỹ cứu trợ Nhi đồng LHQ), UNESCO (Tổ chức văn hóa, khoa học và Giáo dục của LHQ) đã chung sức xây dựng chương trình Giáo dục Kỹ năng sống cho thanh thiếu niên. Tuy nhiên, cho đến nay, khái niệm này vẫn nằm trong tình trạng chưa có một định nghĩa rõ ràng và đầy đủ. Các quan niệm khác nhau về KNS: - Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO- 1993): Kỹ năng sống là năng lực tâm lý xã hội, là khả năng ứng phó một cách có hiệu quả với những yêu cầu và thách thức của cuộc sống. Đó là khả năng của một cá nhân để duy trì một 15 trạng thái khỏe mạnh về mặt tinh thần, biểu hiện qua các hành vi phù hợp và tích cực khi tương tác với người khác, với nền văn hóa và môi trường xung quanh [32]. - Theo Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF Thái Lan- 1995): Kỹ năng sống là khả năng phân tích tình huống và ứng xử, khả năng phân tích cách ứng xử và khả năng tránh được các tình huống. Các Kỹ năng sống nhằm giúp chúng ta dịch chuyển kiến thức “cái chúng ta đã biết” và thái độ, giá trị “cái chúng ta nghĩ, cảm thấy, tin tưởng” thành hành động thực tế “Làm gì và làm như thế nào” là tích cực nhất và mang tính xây dựng [32]. - Theo Tổ chức văn hóa, khoa học và giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO), KNS gắn với bốn trụ cột của giáo dục, đó là: Học để biết (Learning to know) gồm các kỹ năng tư duy như: tư duy phê phán, tư duy sáng tạo; Học để làm (Learning to do) gồm các kỹ năng thực hiện công việc như: kỹ năng tự đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm; Học để sống với người khác (Learning to live together) gồm các kỹ năng xã hội như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thương lượng, tự khẳng định; Học để tồn tại (Learning to be) gồm các kỹ năng cá nhân như: ứng phó với căng thẳng, kiểm soát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin, [31] - Theo từ điển tiếng Việt: “Kỹ năng là khả năng ứng dụng tri thức khoa học vào thực tiễn”, “Sống còn là tồn tại và phát triển”. Như vậy, có thể quan niệm: “Kỹ năng sống là khả năng ứng dụng tri thức khoa học vào thực tiễn để con người tồn tại và phát triển”. KNS chính là kỹ năng tự quản lý bản thân và kỹ năng xã hội cần thiết để cá nhân tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả. Nói một cách khác, KNS là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác, với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống. 1.2.3. Khái niệm giáo dục kỹ năng sống Từ khái niệm KNS được nêu ở trên, ta thấy KNS bao gồm một loạt các 16 kĩ năng cụ thể, cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của con người. Khi đã có KNS cơ bản cần thiết, nhất là năng lực hành động, năng lực thực tiễn các em sẽ bình tĩnh, chủ động, sáng tạo, tích cực hơn khi tham gia các hoạt động trong học tập, lao động, sinh hoạt hàng ngày của cuộc sống. Phân tích các quan niệm trên cho thấy: Quan niệm của WHO nhấn mạnh đến khả năng của cá nhân có thể duy trì trạng thái tinh thần và biết thích nghi tích cực khi tương tác với người khác, với môi trường của mình. Quan niệm này mang tính khái quát, chưa thể hiện rõ các kĩ năng cụ thể. Quan niệm của UNESCO là quan niệm khá chi tiết, cụ thể, có nhấn mạnh thêm kĩ năng thực hiện công việc và nhiệm vụ. Còn quan niệm của UNICEF thì nhấn mạnh: kĩ năng không hình thành, tồn tại một cách độc lập mà hình thành, tồn tại trong mối tương tác mật thiết có sự cân bằng với kiến thức và thái độ. Giáo dục kỹ năng sống là giáo dục cách sống tích cực trong xã hội hiện đại, là xây dựng những hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực trên cơ sở giúp người học có cả kiến thức, giá trị, thái độ và kỹ năng thích hợp. Như vậy GDKNS chính là quá trình hình thành, rèn luyện và phát triển cho các em khả năng làm chủ bản thân, khả năng ứng xử phù hợp với những người xung quanh trong cộng đồng xã hội và ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống. GDKNS cho HS được hiểu là GD những kỹ năng mang tính cá nhân và xã hội nhằm giúp các em có thể chuyển tải những gì mình biết (nhận thức), những gì mình cảm nhận (thái độ) và những gì mình quan tâm (giá trị), thành những khả năng thực thụ giúp HS biết phải làm gì và làm như thế nào (hành vi) trong những tình huống khác nhau của cuộc sống. 1.2.4. Khái niệm quản lý giáo dục kỹ năng sống Giáo dục KNS là sự tác động môṭ cách có mục đích, có ý thức của chủ thể quản lý tới các đối tượng quản lý, nhằm đưa hoạt động giáo dục KNS đạt được kết quả mong muốn một cách hiệu quả nhất. 17 Quản lý giáo dục KNS là bộ phận của quản lý trường học các cơ sở giáo dục), bao gồm hàng loạt những hoạt động tiến hành lựa chọn, tổ chức và thực hiện các nguồn lực, các tác động của nhà quản lý, của tập thể sư phạm, của các lực lượng giáo dục theo kế hoạch chủ động và chương trình giáo dục, nhằm thay đổi hay tạo ra hiệu quả giáo dục cần thiết. Từ những phân tích trên đây chúng ta có thể thấy: Quản lý GDKNS cho HS chính là quản lý kế hoạch, nội dung chương trình, phương pháp, hình thức tổ chức, sự phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện mục tiêu các nhiệm vụ GD rèn luyện KNS ở HS. Quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh tiểu hoc̣ là quá trình tác động có định hướng của chủ thể quản lý (Hiêụ trưởng, phó hiệu trưởng) lên tất cả các thành tố tham gia vào quá trình hoạt động giáo dục KNS (giáo viên, cán bộ nhân viên, tổ chức đoàn thể, nội dung, chương trình, kế hoạch) nhằm đạt được mục tiêu giúp HS có các kĩ năng sống cơ bản nhất để các em tham gia vào các hoaṭ đôṇg xa ̃hôị môṭ cách tích cưc̣. 1.3. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu hoc̣ 1.3.1. Vai trò của giáo dục KNS cho học sinh trong giai đoạn hiện nay Ngày nay sự phát triển nhanh chóng của các lĩnh vực xã hội cũng có tác động lớn đối với HS. Bên cạnh những mặt tích cực, thì những ảnh hưởng tiêu cực của cơ chế thị trường, của sự bùng nổ thông tin, của sự nhu nhập lối sống thực dụng đã tác động mạnh mẽ đến các em. Nếu không được trang bị các KNS cần thiết và có bản lĩnh vững vàng thì các em dễ trở thành nạn nhân của tình trạng lạm dụng hay bạo lực, mất lòng tin, mặc cảm. Giáo dục KNS giúp các em xác định rõ giá trị của bản thân và khả năng sẵn sàng vượt qua khó khăn trong cuộc sống. Do đó, việc giáo dục KNS là hết sức quan trọng. Giáo dục KNS giúp các em sẵn sàng đáp ứng và thích ứng với sự phát triển kinh tế, văn hoá xã hội và biết lựa chọn, phân tích các nguồn thông tin, đa dạng trong quá trình phát triển của đất nước. 18 Do vâỵ viêc̣ tổ chức giáo dục KNS cho học sinh cần được xem xét trên các góc độ sau: - Xét từ góc độ giáo dục, giáo dục KNS cho HS là thực hiện quan điểm hướng vào người học, một mặt đáp ứng nhu cầu của HS, tạo ra năng lực để đáp ứng những thách thức của cuộc sống và nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi HS. - Xét từ góc độ văn hóa, chính trị, giáo dục KNS cho HS giải quyết một cách tích cực nhu cầu và quyền con người, quyền công dân được ghi trong luật pháp Việt Nam và quốc tế. - Xét ở góc độ tâm - sinh lý lứa tuổi, giáo dục KNS cho HS nhằm phát huy những ưu điểm, hạn chế nhược điểm về đặc điểm tâm - sinh lý lứa tuổi của học sinh TH giúp cho mỗi HS không chỉ có nhận thức đúng, thái độ hành vi phù hợp mà còn nhanh chóng thích ứng, hòa nhập với cộng đồng xã hội,qua đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện HS. Hoạt động giáo dục KNS cho học sinh nói chung có ý nghĩa to lớn trong sự phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh. Giáo dục KNS là cầu nối giúp con người biến kiến thức đa ̃hoc̣ trong nhà trường thành những hành động cụ thể, thói quen lành mạnh. Những người có KNS là những người biết làm cho mình và những người khác cùng hạnh phúc, luôn vững vàng trước khó khăn, thử thách, luôn yêu đời và làm chủ được cuộc sống của mình. Đối với HS TH, viêc̣ giáo dục kĩ năng sống có tầm quan trọng đặc biệt. Bởi vì ở lứa tuổi này, bên cạnh sự phát triển nhanh chóng về thể chất, thì óc tò mò, xu thế thích cái mới lạ, thích được tự khẳng định mình, dễ hành động bộc phát. Do thiếu kinh nghiệm sống và suy nghĩ nông cạn, cảm tính nên các em có thể ứng phó không lành mạnh trước những áp lực trong cuộc sống hàng ngày. Đặc biệt là áp lực về viêc̣ thay đổi hoaṭ đôṇg t ự vui chơi là chính sang hoaṭ đôṇg hoc̣ tâp̣ đòi hỏi các em phải trâp̣ trung trong môṭ thời gian dài. Do vậy giáo dục KNS sẽ góp phần giúp các em thích ứng với những áp lưc̣ cao của hoaṭ đôṇg hoc̣ tâp̣ cũng như những thách thức trong cuộc sống, từ đó 19 các em có khả năng tự bảo vệ tinh thần và sức khoẻ của chính mình và những người khác trong cộng đồng. 1.3.2.Những kỹ năng sống cơ bản cần được giáo dục cho học sinh tiểu hoc̣ Giáo dục KNS đã được c ác nhà giáo dục và quản lý giáo dục hết sức quan tâm trong quá trình giáo duc̣ hoc̣ sinh . Bô ̣GD&ĐT đa ̃ban hành thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT quy điṇh về quản lý hoaṭ đôṇg giáo duc̣ KNS và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa. Theo đó chương trình giáo duc̣ KNS cho hoc̣ sinh tiểu hoc̣ bao gồm 6 nhóm kỹ năng cơ bản sau: * Nhóm kỹ năng nhận thức: - Nhâṇ thức bản thân - Xây dưṇg kế hoac̣h - Kỹ năng học và tự học - Tư duy tích cưc̣ và tư duy sáng taọ - Kỹ năng giải quyết vấn đề. * Nhóm kỹ năng xã hội: - Kỹ năng giao tiếp - Kỹ năng thuyết trình và nói trước đám đông - Kỹ năng diễn đạt cảm xúc và phản hồi - Kỹ năng làm việc nhóm (làm việc đồng đội). * Nhóm kỹ năng quản lý bản thân - Kỹ năng làm chủ - Quản lý thời gian - Giải trí lành mạnh * Nhóm kỹ năng hợp tác: - Kỹ năng quan sát - Kỹ năng làm việc nhóm - Kỹ năng lãnh đạo (Làm thủ lĩnh). * Nhóm kỹ năng giao tiếp: - Xác định đối tượng giao tiếp 20 - Xác định nội dung và hình thức giao tiếp. * Nhóm kỹ năng phòng chống bạo lực: - Phòng chống xâm hại thân thể - Phòng chống bạo lực học đường - Phòng chống bạo lực gia đình - Tránh tác động xấu từ bạn bè. Nhìn chung, nội dung giáo dục KNS cho HS trong nhà trường phổ thông tập trung vào các kỹ năng tâm lý - xã hội là những kỹ năng được vận dụng trong những tình huống hàng ngày để tương tác và giải quyết hiệu quả những vấn đề, những tình huống trong cuộc sống. Việc hình thành những kỹ năng này không loại bỏ mà ngược lại phải gắn kết và song hành với các kỹ năng học tập như: đọc, viết, tính toán Nôị dung giáo dục KNS cần được vận dụng linh hoạt tuỳ theo từng lứa tuổi, cấp học, môn học, hoạt động giáo dục và điều kiện cụ thể. Ngoài các kỹ năng cơ bản trên, tuỳ theo đặc điểm vùng, miền, địa phương, GV có thể lựachọn thêm một số KNS khác để giáo dục cho HS nhà trường, lớp mình cho phù hợp. 1.3.3. Phương pháp và các hình thức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf05050002884_2794_2002915.pdf
Tài liệu liên quan