Luận văn Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường trung học phổ thông thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh

MỤC LỤC

Trang

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

Danh mục các từ viết tắt vi

Danh mục các bảng vii

Danh mục các sơ đồ, biểu đồ ix

MỞ ĐẦU 1

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN

MÔN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 6

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 6

1.2. Khái niệm cơ bản 9

1.2.1. Quản lý 9

1.2.2. Quản lý giáo dục 13

1.2.3. Quản lý nhà trường 15

1.2.4. Quản lý hoạt động dạy học 16

1.2.5. Khái niệm về tổ chức, đội công tác, tổ chuyên môn 17

1.2.6. Khái niệm quản lý hoạt động tổ chuyên môn 23

1.3. Chức năng, nhiệm vụ và các hoạt động quản lý của tổ chuyên môn 23

1.3.1. Chức năng, nhiệm vụ 23

1.3.2. Các hoạt động quản lý của tổ chuyên môn 24

1.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động tổ

chuyên môn 30

1.4.1. Các yếu tố chủ quan 30

1.4.2. Các yếu tố khách quan 31

Tiểu kết chương 1 32

Chương 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ

CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

THÀNH PHỐ CẨM PHẢ, TỈNH QUẢNG NINH 33

2.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội Thành phố Cẩm Phả, Tỉnh

Quảng Ninh 33

2.1.1. Vị trí địa lý, dân số, lao động Thành phố Cẩm Phả 33

2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Cẩm Phả 34iv

2.2. Vài nét về các trường Trung học phổ thông Thành phố Cẩm Phả 35

2.2.1. Đặc điểm khái quát 35

2.2.2. So sánh các trường về một số chỉ tiêu giáo dục 36

2.3. Tổ chức nghiên cứu, khảo sát thực trạng 43

2.4. Kết quả nghiên cứu, khảo sát thực trạng 45

2.4.1. Cơ cấu và hoạt động của tổ chuyên môn Trường THPT

Cẩm Phả và THPT Lê Hồng Phong 45

2.4.2. Thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường

Trung học phổ thông Thành phố Cẩm Phả, Tỉnh Quảng Ninh 48

2.5. Đánh giá thực trạng quản lý tổ chuyên môn ở trường

Trung học phổ thông Thành phố Cẩm Phả, Tỉnh Quảng Ninh 62

2.5.1. Ưu điểm 62

2.5.2. Tồn tại, hạn chế 64

Tiểu kết chương 2 65

Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN

Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỒ

CẨM PHẢ, TỈNH QUẢNG NINH 67

3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp 67

3.1.1. Đảm bảo tính hệ thống 67

3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn 67

3.1.3. Đảm bảo tính hiệu quả 68

3.1.4. Đảm bảo tính kế thừa 68

3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường

Trung học phổ thông Thành phố Cẩm Phả, Tỉnh Quảng Ninh 68

3.2.1. Nâng cao trình độ, nhận thức cho Tổ trưởng chuyên

môn về hoạt động và quản lý hoạt động tổ chuyên môn 69

3.2.2. Xây dựng và lập kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn

phù hợp với mục tiêu đào tạo của nhà trường 71

3.2.3. Tổ chức triển khai hoạt động tổ chuyên môn khoa học,

hợp lý, phù hợp với kế hoạch chiến lược phát triển của Nhà trường và

phù hợp nhiệm vụ của từng năm học 73v

3.2.4. Chỉ đạo, lãnh đạo hoạt động tổ chuyên môn thông qua

việc tăng cường quản lý hoạt động dạy học ở tổ chuyên môn 77

3.2.5. Thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra

hoạt động tổ chuyên môn 80

3.3. Kết quả thăm dò về tính cần thiết và tính khả thi của

các biện pháp 82

Tiểu kết chương 3 87

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 88

1. Kết luận 88

2. Khuyến nghị 89

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 90

PHỤ LỤC 92

pdf45 trang | Chia sẻ: phuongchi2019 | Lượt xem: 614 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường trung học phổ thông thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p quản lý có cơ sở khoa học, và đặc biệt là phù hợp với bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay. 9 Việc đã có một số tác giả nghiên cứu các đề tài trên cho thấy vấn đề nghiên cứu quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường học không còn mới mẻ. Tuy nhiên, xét trên phạm vi tại tỉnh Quảng Ninh, đặc biệt là tại Thành phố Cẩm Phả, thì vấn đề nghiên cứu quản lý hoạt động tổ chuyên môn theo danh nghĩa một công trình khoa học chưa nhiều, mà nghiên cứu mới chỉ dừng ở dạng một vài chuyên đề, tham luậntại một vài hội nghị, tập huấn Với những đặc thù cơ bản về địa lý, văn hóa, về đội ngũ giáo viên và học sinh của Quảng Ninh, và đặc biệt là những đặc thù về công tác quản lý chuyên môn, đã thôi thúc tác giả tìm đến với đề tài “Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở Trường THPT, Thành phố Cẩm Phả, Tỉnh Quảng Ninh”. Tác giả mong muốn thông qua đề tài này đóng góp được một số giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho các nhà trường trong địa bàn Thành phố Cẩm Phả, đặc biệt là ở trường THPT nơi tác giả đang công tác. 1.2. Khái niệm cơ bản 1.2.1. Quản lý 1.2.1.1. Khái niệm Có nhiều định nghĩa về quản lý, Mary Parker Follett (1868-1933) định nghĩa quản lý như là một nghệ thuật hoàn thành công việc thông qua con người, tác giả Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc đã nhắc đến quan điểm của bà, rằng: “quản lý là một quá trình động, liên tục, kế tiếp nhau chứ không tĩnh lại” [6, tr.39]. Theo nhà giáo dục học F.W Taylor (1856-1915), tác giả của cuốn sách Những nguyên tắc quản lý khoa học và là “cha đẻ của thuyết quản lý theo khoa học”, luôn tiếp cận quản lý dưới góc độ kinh tế - kỹ thuật và cho rằng: Quản lý là hoàn thành công việc của mình thông qua người khác và biết được một cách chính xác họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất (trích từ Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc [6, tr.28-39]). Theo tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc: “Hoạt động quản lý là các tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý, tổ chức quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý), trong một 10 tổ chức - nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích”. Điều này có thể được thể hiện qua sơ đồ sau: Hiện nay, hoạt động quản lý thường được định nghĩa rõ hơn: quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra” [6, tr.9]. Như vậy để đạt được mục đích, đạt được thành công thì buộc phải có quản lý, chính vì vậy các tác giả của cuốn sách Quản lý giáo dục, những vấn đế lý luận và thực tiễn đã trích dẫn câu nói sâu sắc của K. Marx đã nói đến sự cần thiết của quản lý, rằng: “một nghệ sĩ vĩ cầm thì tự điều khiển mình, nhưng dàn nhạc thì cần nhạc trưởng” [22, tr.147]. Mặc dù các tác giả có nhiều cách tiếp cận khác nhau về quản lý, nhưng họ đều thống nhất về bản chất của hoạt động quản lý ở một số đặc điểm sau: Quản lý luôn luôn tồn tại với tư cách là một hệ thống gồm hai yếu tố là chủ thể quản lý (gồm người quản lý và tổ chức quản lý), khách thể quản lý (người được quản lý và đối tượng được quản lý); Bản chất của hoạt động quản lý là cách thức tác động hợp quy luật của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành đạt hiệu quả mong muốn và đạt được mục tiêu đề ra; Tác động của quản lý thường mang tính tổng hợp gồm nhiều biện pháp khác nhau. Vì vậy, trong quản lý không thể tuân thủ theo những quy định cứng nhắc mà phải linh hoạt, mềm dẻo. 1.2.1.2. Các chức năng của quản lý Theo tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc, quản lý có các chức năng cơ bản chủ yếu sau đây: Một là chức năng kế hoạch hóa: Kế hoạch hóa có nghĩa là xác định mục tiêu, mục đích đối với thành tựu tương lai của tổ chức và các con đường, biện pháp, cách thức để đạt được mục tiêu, mục đích đó. Có ba nội dung chủ yếu của chức năng kế hoạch hóa: Chủ thể quản lý Khách thể quản lý Mục đích tổ chức 11 - Xác định, hình thành mục tiêu (phương hướng) đối với tổ chức; - Xác định và đảm bảo (có tính chắc chắn, có tính cam kết) về các nguồn lực của tổ chức để đạt được các mục tiêu này. - Quyết định xem những hoạt động nào là cần thiết để đạt được các mục tiêu đó. Hai là chức năng tổ chức: Sau khi lập xong kế hoạch, người quản lý sẽ phải chuyển hóa những ý tưởng khá trừu tượng ấy thành hiện thực. Tổ chức là quá trình hình thành nên cấu trúc các quan hệ giữa các thành viên, giữa các bộ phận trong một tổ chức nhằm làm cho họ thực hiện thành công các kế hoạch và đạt được mục tiêu tổng thể của tổ chức. Nhờ việc tổ chức có hiệu quả, người quản lý có thể phối hợp, điều phối tốt hơn các nguồn vật lực và nhân lực. Thành tựu của một tổ chức phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của người quản lý sử dụng các nguồn lực này sao cho có hiệu quả và có kết quả. Ba là chức năng lãnh đạo - chỉ đạo: Khi kế hoạch đã lập xong, cơ cấu bộ máy đã hình thành, nhân sự đã được tuyển dụng thì phải có ai đó đứng ra lãnh đạo, dẫn dắt tổ chức. Một số học giả gọi đó là quá trình chỉ đạo (directing) hay tác động (influencing). Khái niệm lãnh đạo bao hàm việc liên kết, liên hệ với người khác và động viên họ hoàn thành những nhiệm vụ nhất định để đạt được mục tiêu của tổ chức. Việc lãnh đạo không chỉ bắt đầu sau khi việc lập kế hoạch và thiết kế bộ máy đã hoàn tất, mà nó thấm vào, ảnh hưởng quyết định tới hai chức năng kia. Bốn là chức năng kiểm tra: Kiểm tra là một chức năng quản lý, thông qua đó một cá nhân, một nhóm hoặc một tổ chức theo dõi, giám sát các thành quả hoạt động và tiến hành những hoạt động sửa chữa, uốn nắn nếu cần thiết. Một kết quả hoạt động phải phù hợp với những chi phí bỏ ra, nếu không tương ứng thì phải tiến hành những hành động điều chỉnh, uốn nắn. Đó cũng là quá trình tự điều chỉnh, diễn ra có tính chu kỳ, như sau: - Người quản lý đặt ra những ra những chuẩn mực thành đạt của hoạt động; 12 - Người quản lý đối chiếu, đo lường kết quả, sự thành đạt so với chuẩn mực đã đặt ra; - Người quản lý tiến hành điều chỉnh những sai lệch; - Người quản lý hiệu chỉnh, sửa lại chuẩn mực nếu cần. Bốn chức năng quản lý có mối quan hệ chặt chẽ, và trên thực tế là một chuỗi công việc kế tiếp nhau theo một cấu trúc vòng khép kín mà người ta gọi là chu trình quản lý. Trong quá trình quản lý, chu trình này luôn được lặp lại [6, tr.12-13]. Mối liên hệ giữa các chức năng của quản lý cũng được diễn tả qua sơ đồ các chức năng quản lý dưới đây: Sơ đồ 1.1: Sơ đồ các chức năng quản lý Nguồn: Quản lý giáo dục một số vấn đề lý luận và thực tiễn [22, tr.184] 1.2.1.3. Các kỹ năng quản lý chủ yếu: Theo những nghiên cứu của Robert Katz (trích từ Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc) người quản lý cần có bốn kỹ năng cơ bản sau [6, tr.19-20]. Một là các kỹ năng, kỹ thuật chuyên môn: Kỹ năng này được hiểu là, mỗi một tổ chức có những đặc thù chuyên môn riêng. Vì vậy, để quản lý một bộ phận hay toàn bộ tổ chức được tốt, người quản lý cần phải biết vận dụng các phương pháp, kỹ thuật, biện pháp hay quy trình chuyên biệt trong những lĩnh vực chuyên môn khác nhau. Hai là các kỹ năng liên nhân cách: bao gồm khả năng chỉ dẫn, động viên, xử lý xung đột và làm việc cùng với mọi người. Khác với kỹ năng kỹ thuật chủ yếu liên quan đến sự vật, kỹ năng liên nhân cách trực tiếp liên quan Kế hoạch Kiểm tra Chỉ đạo Tổ chức Thông tin quản lý 13 đến con người. Vì vậy, người quản lý có kỹ năng liên nhân cách giỏi là người biết động viên, khuyến khích, thúc đẩy người dưới quyền tham gia vào các công việc khác nhau của tổ chức một cách tự nhiên nhất. Ba là các kỹ năng khái quát hóa: Kỹ năng này đòi hỏi ở người quản lý cách nhìn nhận, đánh giá tổ chức như một thể thống nhất, thấy rõ các bộ phận các chức năng khác nhau trong tổ chức liên hệ với nhau như thế nào, sự biến đổi của một bộ phận này ảnh hưởng ra sao đến bộ phận kia. Bốn là các kỹ năng giao tiếp truyền thông: Kỹ năng này biểu hiện ở khả năng phát và nhận thông tin, ý tưởng, cảm xúc, thái độ. Do nhiệm vụ của người quản lý làm việc chủ yếu với con người nên kỹ năng này vô cùng quan trọng. Người quản lý có kỹ năng giao tiếp tốt là người có thể tạo ra cảm xúc và sự tin tưởng từ mọi người trong tổ chức. 1.2.2. Quản lý giáo dục Con người có thể trở thành động vật bậc cao, thống trị muôn loài trong thế giới tự nhiên chính là bởi vì con người được thừa hưởng một nền giáo dục truyền đạt từ thế hệ này sang thế hệ khác. Khi nói về tầm quan trọng của giáo dục đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của một con người nói riêng, và của một xã hội nói chung, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết những vần thơ rất đỗi sâu sắc, và nhiều tính triết lý như sau: “Ngủ thì ai cũng như lương thiện Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ, hiền Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn Phần nhiều do giáo dục mà nên” Trong những thập kỷ gần đây, bên cạnh khái niệm về giáo dục, đã xuất hiện một khái niệm của lĩnh vực giáo dục, đó là khái niệm Quản lý giáo dục. Có nhiều cách hiểu về quản lý giáo dục và có nhiều tác giả đã đưa ra định nghĩa về nó: Các tác giả của cuốn sách Quản lý giáo dục, một số vấn đề lý luận và thực tiễn đã nhắc đến quan điểm của tác giả Bush T (trong tác phẩm Theories of Education Management, PCP, London, 1995): “Quản lý giáo dục, một 14 cách khái quát là sự tác động có tổ chức và hướng đích của chủ thể quản lý giáo dục tới đối tượng quản lý giáo dục theo cách sử dụng các nguồn lực có hiệu quả càng tốt nhằm đạt mục tiêu đề ra” [22, tr.17]. Các tác giả của cuốn sách Quản lý giáo dục, một số vấn đề lý luận và thực tiễn trong nghiên cứu của mình cũng nhắc đến quan điểm của Nguyễn Ngọc Quang “Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học - giáo dục thế hệ trẻ, đưa giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất” [22, tr.16]. Theo tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc, thì “Quản lý giáo dục là quá trình tác động có tổ chức của các cơ quan quản lý giáo dục các cấp tới các thành tố của quá trình dạy học - giáo dục nhằm làm cho hệ giáo dục vận hành có hiệu quả và đạt tới mục tiêu giáo dục nhà nước đề ra” [22, tr.16]. Như vậy, tuy có thể có nhiều cách tiếp cận với khái niệm quản lý giáo dục, nhưng bản chất của quản lý giáo dục đều được xác định là quá trình tác động có ý thức, có mục đích của chủ thể quản lý giáo dục đến đối tượng quản lý giáo dục bằng cách vận dụng các hoạt động kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đã đề ra. Mục đích của quản lý giáo dục chính là tổ chức quá trình giáo dục có hiệu quả để đào tạo ra những thế hệ thanh niên hoàn thiện nhân cách, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và có năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng động, sáng tạo, tích cực phấn đấu, lao động vì sự phát triển, vì hạnh phúc của bản thân và xã hội. Bên cạnh đó, hoạt động dạy và học tác động trực tiếp đến chất lượng giáo dục, sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. Vì thế, xét về mặt nào đó của quản lý giáo dục, chính là quản lý hoạt động dạy học của giáo 15 viên và hoạt động học tập của học sinh nhằm đạt hiệu quả cao nhất cho các mục tiêu, mục đích của giáo dục. 1.2.3. Quản lý nhà trường Theo Đặng Quốc Bảo, Bùi Tiến Phú: “Nhà trường là một tổ chức chuyên biệt trong hệ thống tổ chức xã hội thực hiện chức năng tái tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự duy trì và phát triển xã hội” [3, tr.3]. Như vậy nhà trường được coi là một tổ chức giáo dục cơ sở của hệ thống giáo dục quốc dân, là nơi thực hiện chức năng giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước. Vì vậy trong bất cứ nhà trường nào, xã hội nào thì mọi hoạt động của nhà trường đều hướng tới các hoạt động giáo dục và hoạt động quản lý giáo dục. Khái niệm quản lý nhà trường cũng được định danh một cách đa dạng theo những quan điểm của từng nhà giáo dục học: Các tác giả của cuốn sách Quản lý giáo dục, một số vấn đề lý luận và thực tiễn đã nhắc lại quan điểm của Phạm Minh Hạc: “Quản lý nhà trường hay nói rộng ra là quản lý giáo dục là quản lý hoạt động dạy và học nhằm đưa nhà trường từ trạng thái này sang trạng thái khác và dần đạt tới mục tiêu giáo dục đã xác định” [22, tr.16]. Theo tác giả Nguyễn Trọng Hậu: “Quản lý nhà trường là quá trình tổ chức nhà trường và thực hiện các chức năng kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra các lĩnh vực hoạt động của nhà trường nhằm đạt mục tiêu giáo dục đã đề ra” [16, tr.83]. Như vậy quản lý nhà trường chính là quản lý tất cả các hoạt động bên trong của nhà trường, đồng thời quản lý các mối lên hệ giữa nhà trường với các tổ chức xã hội bên ngoài, nhằm đạt được mục tiêu giáo dục. Xét riêng một nhà trường, thì chủ thể quản lý hoạt động dạy học bên trong trường THPT là Ban Giám hiệu (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng chuyên môn); chủ thể quản lý hoạt động dạy học ở tổ chuyên môn là Tổ trưởng chuyên môn. Đối tượng quản lý gồm 3 nhóm: Nhóm nhân tố cơ bản, nhóm nhân tố động lực và nhóm nhân tố gắn kết. 16 + Nhóm nhân tố cơ bản gồm: mục tiêu đào tạo; nội dung đào tạo; phương pháp đào tạo. + Nhóm nhân tố động lực gồm: Lực lượng đào tạo (Thầy: là người trực tiếp tổ chức các hoạt động giáo dục, là nhân tố quyết định phương hướng và chất lượng giáo dục và đào tạo); đối tượng đào tạo (Trò: vừa là mục tiêu, vừa là động lực của quá trình dạy học). + Nhóm nhân tố gắn kết gồm: Hình thức đào tạo; điều kiện đào tạo; môi trường đào tạo; bộ máy đào tạo; quy chế đào tạo... Tóm lại, quản lý nhà trường là sự tác động có ý thức, có mục đích của chủ thể quản lý lên tất cả các nguồn lực bằng cách vận dụng các hoạt động kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra các hoạt động của nhà trường nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đã đề ra. 1.2.4. Quản lý hoạt động dạy học 1.2.4.1. Hoạt động dạy học Hoạt động dạy học gồm: hoạt động dạy của thầy và hoạt động học tập của trò, hai hoạt động này luôn luôn gắn bó mật thiết, thống nhất, biện chứng với nhau, tác động qua lại, bổ sung cho nhau, quy định lẫn nhau và diễn ra trong những điều kiện cụ thể nhất định. Trong hoạt động dạy học, giáo viên (Thầy) là người giữ vai trò chủ đạo trong tiến trình này, là người thiết kế, người tổ chức, người kiểm tra, uốn nắn kịp thời những sai sót, những lệch lạc của học sinh. Còn học sinh (Trò) vừa là đối tượng, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của quá trình dạy học. Gần đây, vai trò của học sinh đối với hoạt động dạy học được nhìn nhận lại, học sinh đã được giữ vai trò trung tâm, chủ động, tích cực và sáng tạo trong quá trình học tập. Nếu nhân tố Thầy và nhân tố Trò có sự phối kết hợp linh hoạt, hợp lý thì sẽ tạo nên thành công của hoạt động dạy học. 1.2.4.2. Quản lý hoạt động dạy học Quản lý hoạt động dạy học là sự tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của nhà quản lý đến người dạy và người học bằng các giải 17 pháp phát huy tác dụng của các phương tiện quản lý như: bộ máy tổ chức và nhân lực dạy học, nguồn tài lực, vật lực và hệ thống thông tin, môi trường dạy học nhằm đạt được mục đích dạy học. Nội dung quản lý HĐDH ở trường THPT bao gồm: Quản lý hoạt động dạy của GV; Quản lý hoạt động học tập của HS; Quản lý cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật phục vụ cho hoạt động dạy học; Quản lý kinh phí chi cho hoạt động dạy học Để quản lý HĐDH một cách có hiệu quả, có sáng tạo, người quản lý phải tiến hành bằng các biện pháp quản lý, đó là những cách thức tiến hành để tác động đến các lĩnh vực trong quản lý dạy học như: nề nếp dạy học, đổi mới PPDH, sử dụng bồi dưỡng đội ngũ GV nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý, đồng thời thực hiện mục tiêu giáo dục của bậc học, ngành học đã đề ra. Biện pháp quản lý thể hiện rõ nét nhất tính sáng tạo, năng động của chủ thể quản lý trong mọi tình huống, mỗi đối tượng nhất định. Các nhà quản lý phải ý thức rõ ràng rằng, không có biện pháp quản lý nào là tối ưu, là quyết định, do đó nhà quản lý cần phải biết thực hiện một cách đồng bộ các biện pháp quản lý để phát huy sức mạnh tổng hợp của biện pháp và qua đó phát huy sức mạnh tổng hợp của tổ chức, đạt được mục tiêu của tổ chức. 1.2.5. Khái niệm về tổ chức, đội công tác, tổ chuyên môn 1.2.5.1. Tổ chức Theo tác giả Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, khi nói đến khái niệm quản lý, trước tiên chúng ta phải làm quen với khái niệm “tổ chức”. Thuật ngữ “tổ chức” lại rất đa dạng, đa nghĩa, cho nên ở đây chúng ta chỉ đề cập đến “tổ chức như một nhóm có cấu trúc nhất định những con người cùng hoạt động vì một mục đích chung nào đó, mà để đạt được mục đích đó, một con người riêng lẻ không thể nào đạt đến” [6, tr.9]. Còn nếu xét tổ chức là phạm trù của chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục..., thì tổ chức là một loại hình thiết chế nhà nước - xã hội được hình thành, duy trì và phát triển trên cơ sở những mục tiêu và lợi ích chung của nhóm người tham gia tổ chức (lãnh đạo, thành viên). 18 Cũng theo hai nhà Giáo dục học nói trên, mà trong luận văn của mình tác giả Nguyễn Kim Anh đã nêu ra các đặc trưng của một tổ chức gồm: * Sứ mệnh: Phản ánh vai trò, vị trí, lý do ra đời, tồn tại của một tổ chức trong đời sống xã hội nói chung và trong từng lĩnh vực hoạt động nói riêng. Tùy theo tính chất, loại hình tổ chức mà sứ mệnh của tổ chức có thể được áp đặt từ bên ngoài hoặc ở cấp trên, hoặc do chính tổ chức đó xác định và thực hiện theo nhu cầu của xã hội. * Mục tiêu phát triển: Sự hình thành và phát triển của tổ chức luôn hướng đến các mục tiêu phát triển, có thể là mục tiêu ngắn hạn, trung hạn, hay mục tiêu dài hạn. Mục tiêu phát triển chi phối hoạt động của tổ chức để thực hiện sứ mệnh của mình. Mục tiêu phát triển không chỉ là định hướng cho hoạt động của tổ chức mà đồng thời còn tạo động lực hoạt động cho mỗi thành viên của tổ chức. * Cơ cấu của tổ chức: Một tổ chức luôn luôn tồn tại một cơ cấu tổ chức, bao gồm các bộ phận có chức năng, nhiệm vụ, quy mô, cơ cấu riêng biệt và giữa chúng có mối quan hệ chi phối, ràng buộc lẫn nhau. Cơ cấu tổ chức tạo nên diện mạo và sức mạnh của tổ chức. Có nhiều loại cơ cấu tổ chức khác nhau, trong đó nhà trường chủ yếu theo cơ cấu tổ chức chức năng - trực tuyến. * Văn hóa tổ chức: Tổ chức là một cộng đồng xã hội thu nhỏ mang trong nó các thuộc tính về văn hóa - văn hóa tổ chức. “Trong phạm vi nghiên cứu của chúng ta, văn hóa có thể được định nghĩa như một tập hợp các giá trị, niềm tin, hiểu biết, chuẩn mực cơ bản được các thành viên trong tổ chức cùng chia sẻ...Văn hóa tổ chức được hiểu là mẫu hình những giá trị và giả định về những sự việc đã được thực hiện như thế nào trong một tổ chức. Các thành viên của tổ chức học hỏi được những mẫu hình này khi họ phải đối diện với những vấn đề bên trong và bên ngoài tổ chức...”. Từ sự phân tích nói trên, có thể khẳng định nhà trường là một loại hình tổ chức, với tư cách là một định chế nhà nước - xã hội vận động và phát triển theo quy luật chung của đời sống xã hội - chính trị và quy luật phát triển nội 19 tại của nó. Nhưng tất nhiên, tổ chức nhà trường lại bao gồm nhiều tổ chức nhỏ hơn ở trong nó, như là các tổ chuyên môn chẳng hạn. Và các tổ chức này có mối quan hệ chặt chẽ, ràng buộc lẫn nhau để cùng phối hợp thực hiện sứ mạng của nhà trường. 1.2.5.2. Đội công tác trong tổ chức Như đã nói ở trên, nhà trường là một loại hình tổ chức, trong nhà trường tồn tại các tổ chuyên môn, và muốn biết tổ chuyên môn có các đặc điểm gì, thì chúng ta phải biết “đội công tác trong một tổ chức”. * Đội công tác: Là một nhóm thành viên trong tổ chức gồm ít nhất hai người trở lên, tương tác phối hợp với nhau trong công việc để hoàn thành, đạt được mục tiêu cụ thể [6, tr.225]. * Các đặc trưng của đội công tác: Theo tác giả Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, một đội công tác thường có các đặc trưng cơ bản sau [6, tr.232-241]. Quy mô lý tưởng của “đội công tác” là 7 thành viên hoặc có thể dao động từ 5 đến 12 thành viên. Quy mô này khá điển hình cho đội công tác hoạt động có hiệu quả, chúng đủ lớn để có được ưu thế về đa dạng hoá kỹ năng, tạo điều kiện cho các thành viên bộc lộ cảm xúc tốt hoặc xấu của mình cũng như xông xáo trong giải quyết vấn đề. Chúng cũng vừa nhỏ để cho phép các thành viên cảm nhận tình cảm, tình thân, sự quan tâm ở trong nhóm. Vì những lý do đó, đối với những đội có quy mô trên 20 người, người quản lý nên chia đội thành những “phân đội’ hay “nhóm” để dễ dàng làm việc, phối hợp để đạt hiệu quả cao hơn. Vai trò của các thành viên trong đội: Để xây dựng đội công tác hoạt động có kết quả tốt trong một thời gian dài, nhà quản lý cần phải biết phân vai cho các thành viên của đội, từ sự phân vai này mọi người phát huy được tiềm năng, thế mạnh của mình, qua đó hoàn thành tốt nhiệm vụ của cá nhân và của đội. Ví dụ, đội phải có những thành viên thực hiện vai trò chuyên gia về công việc, như: đề xuất giải pháp mới, nêu ý kiến về giải quyết nhiệm vụ, phản hồi 20 về công việc, tìm kiếm thông tin, liên kết các ý kiến khác nhau trong đội và truyền nghị lực, sức mạnh cho toàn đội; và các thành viên điều tiết các cảm xúc xã hội như: khuyến khích, động viên... Kể cả khi trong đội có những thành viên tỏ ra đuối hơn về chuyên môn, nghiệp vụ thì nhà quản lý vẫn cần phải biết kêu gọi họ vào trong các hoạt động của đội, bằng những việc làm cụ thể giao cho họ, nếu được tin tưởng lựa chọn, họ sẽ thấy yên tâm, cống hiến, sẵn sàng cộng tác cùng mọi người. Sự gắn kết của đội công tác: là mức độ, phạm vi mà các thành viên được lôi cuốn hấp dẫn vào đội, đồng thời thúc đẩy, động viên họ ở lại làm việc trong đội. Các yếu tố thường thấy ở đội công tác có sự gắn kết là: Sự tương tác trong đội; sự chia sẻ mục tiêu; Sức hấp dẫn cá nhân trong đội; Sự cạnh tranh (vừa mức) với các đội khác; Thành tích của đội tạo nên sự kiêu hãnh chung của cả đội... Văn hóa của đội công tác: Đội công tác là một đơn vị nhỏ của một một tổ chức, vì vậy văn hóa của tổ chức cũng chính là văn hóa của đội công tác. Văn hóa của đội công tác là những giá trị, niềm tin, sự hiểu biết, các chuẩn mực của đội của đội công tác (là một tiêu chuẩn về hành vi được các thành viên của đội chia sẻ và nó sẽ định hướng cho hành vi của họ) được các thành viên trong đội chia sẻ. Có thể khẳng định rằng văn hóa của đội là nền tảng của đội công tác. 1.2.5.3. Tổ chuyên môn Theo điều 16 chương II của điều lệ trường trung học quy định về Tổ chuyên môn (TCM) như sau: “Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng, giáo viên, viên chức làm công tác thư viện, thiết bị giáo dục, cán bộ làm công tác tư vấn cho học sinh của trường trung học được tổ chức thành tổ chuyên môn theo môn học, nhóm môn học hoặc nhóm các hoạt động ở từng cấp học trung học cơ sở, trung học phổ thông. Mỗi tổ chuyên môn có tổ trưởng, từ 1 đến 2 tổ phó chịu sự quản lý chỉ đạo của Hiệu trưởng, do Hiệu trưởng bổ nhiệm trên cơ sở giới thiệu của tổ chuyên môn và giao nhiệm vụ vào đầu năm học” [5, tr.9]. 21 Như vậy, TCM là một bộ phận, đơn vị chính thức trong bộ máy tổ chức và quản lý của nhà trường, TCM là nơi trực tiếp triển khai các hoạt động của nhà trường, là nơi trao đổi kinh nghiệm, phương pháp dạy học, phương pháp giáo dục, phương pháp kiểm tra đánh giá. Các TCM không phát triển độc lập, riêng rẽ, mà có mối liên hệ với nhau và phối hợp với các bộ phận, đoàn thể, chính quyền nhà trường trong việc thực hiện các nhiệm vụ kế hoạch giảng dạy, thực hiện nhiệm vụ của TCM và các nhiệm vụ khác nhằm góp phần thực hiện các mục tiêu, chiến lược giáo dục đã đề ra của nhà trường. Thông qua các hoạt động của TCM Hiệu trưởng có thể điều hành, thực hiện các hoạt động giáo dục và quản lý các GV một cách hợp lý, khoa học. Nhà trường là một loại hình tổ chức xã hội cho nên nhà trường duy trì tổ chuyên môn đóng vai trò như đội công tác trong một tổ chức nhưng có đặc trưng riêng khác với đội công tác, đó là: Đội công tác trong một tổ chức chỉ tồn tại trong một thời gian và giải thể khi hoàn thành nhiệm vụ, nhưng tổ chuyên môn trong một nhà trường là một bộ phận không thể tách rời nhà trường, nó tồn tại và phát triển cùng với nhà trường, nó chỉ có thể chia ra, tách ra, rồi nhập lại tùy theo mục tiêu, chiến lược phát triển của nhà trường do Hiệu trưởng đề ra. * Quy mô của tổ chuyên môn: Thường có từ 5 đến 15 thành viên, tuy nhiên ở một số trường THPT chuyên thì số các giáo viên trong mỗi tổ có thể lớn hơn 15 thành viên. Có tổ chuyên môn chỉ gồm các GV dạy một môn học (như tổ Toán, tổ Văn, tổ Ngoại ngữ) nhưng có tổ chuyên môn bao gồm các GV của nhiều môn học (như: Tổ tự nhiên gồm các GV dạy các bộ môn: Toán, Lý, Hóa, Sinh; Tổ xã hội gồm các GV dạy các bộ môn: V

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf05050002765_1658_2006292.pdf
Tài liệu liên quan