Luận văn Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với trường trung học phổ thông ngoài công lập

MỤC LỤC

 

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGOÀI CÔNG LẬP 10

1.1. Khái quát về giáo dục ngoài công lập 10

1.2. Sự cần thiết quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với trường trung học phổ thông ngoài công lập 24

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGOÀI CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM 43

2.1. Thực trạng công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến các trường trung học phổ thông ngoài công lập 43

2.2. Tổ chức thực hiện pháp luật về giáo dục trung học phổ thông ngoài công lập 47

2.3. Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật 65

Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGOÀI CÔNG LẬP 67

3.1. Dự báo, định hướng và yêu cầu, mục tiêu của phát triển trung học phổ thông ngoài công lập đến năm 2010 67

3.2. Các giải pháp cụ thể 68

KẾT LUẬN 92

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 92

 

 

 

doc94 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1545 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với trường trung học phổ thông ngoài công lập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộng liên quan đến trường THPT ngoài công lập diễn ra trong xã hội, đảm bảo vai trò kiểm soát, quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với trường THPT ngoài công lập. ở địa phương, chính quyền địa phương có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật dưới các hình thức: nghị quyết, quyết định, chỉ thị để cụ thể hoá các quy định pháp luật của các cơ quan nhà nước cấp trên nhằm thực hiện hoạt động quản lý trường THPT ngoài công lập trên phạm vi lãnh thổ địa phương. 1.2.3.2. Tổ chức thực hiện pháp luật về trường trung học phổ thông ngoài công lập Pháp luật được ban hành tự thân nó không thể vào đời sống mà phải thông qua việc tổ chức thực hiện trong thực tế đời sống xã hội. Thực hiện pháp luật là hiện tượng, quá trình có mục đích làm cho những quy định của pháp luật trở thành hoạt động thực tế của các chủ thể pháp luật. Thực hiện pháp luật luật về trường THPT ngoài công lập thực chất là việc các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật này có hành vi xử sự (thông qua hành động hoặc không hành động) phù hợp với yêu cầu của các quy phạm pháp luật. Dưới góc độ pháp lý thì hành vi thực hiện đúng pháp luật về trường THPT ngoài công lập của các chủ thể pháp luật là hành vi hợp pháp, có ích cho xã hội, cho Nhà nước và cá nhân. Vì vậy, tổ chức tốt việc thực hiện pháp luật có ý nghĩa vô cùng quan trọng để pháp luật đi vào đời sống, phát huy được vai trò, tác dụng của mình. Bàn về vấn đề này, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Nông Đức Mạnh đã từng chỉ rõ: “Xây dựng được một hệ thống pháp luật thống nhất, đồng bộ và phù hợp với yêu cầu của cuộc sống xã hội là việc khó, nhưng việc bảo đảm để pháp luật được thực thi nghiêm chỉnh trong cuộc sống còn khó khăn, phức tạp hơn nhiều”. Thực hiện đúng đắn pháp luật là yêu cầu khách quan và bắt buộc của quản lý nhà nước đối với trường THPT ngoài công lập. Pháp luật về trường THPT ngoài công lập được ban hành nhưng không được thực hiện hoặc thực hiện kém hiệu quả thì điều đó chứng tỏ rằng công tác quản lý nhà nước đối với trường THPT ngoài công lập còn yếu kém. Do vậy, xây dựng pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật về trường THPT ngoài công lập là hai hoạt động có quan hệ chặt chẽ với nhau. Mặt khác, pháp luật nói chung và pháp luật về trường THPT ngoài công lập nói riêng do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành mang tính quyền lực nhà nước, cho nên nó được nhà nước bảo đảm thực hiện. Vì vậy, đối với các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này thì tuy theo mức độ khác nhau mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế cần thiết để đảm bảo cho pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh. Hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật rất rộng, nhưng dưới góc độ của hoạt động quản lý nhà nước trong luận văn này đi vào phân tích những nội dung cơ bản theo quy định tại Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thụngvà trường phổ thụng cú nhiều cấp học(Ban hành kốm theo Quyết định số: 07/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Giỏo dục và Đào tạo) 1. Tổ chức giảng dạy, học tập và cỏc hoạt động giỏo dục khỏc của Chương trỡnh giỏo dục phổ thụng. 2. Quản lý giỏo viờn, cỏn bộ, nhõn viờn; tham gia tuyển dụng và điều động giỏo viờn, cỏn bộ, nhõn viờn. 3. Tuyển sinh và tiếp nhận học sinh, vận động học sinh đến trường, quản lý học sinh theo quy định của Bộ Giỏo dục và Đào tạo. 4. Thực hiện kế hoạch phổ cập giỏo dục trong phạm vi cộng đồng. 5. Huy động, quản lý, sử dụng cỏc nguồn lực cho hoạt động giỏo dục. Phối hợp với gia đỡnh học sinh, tổ chức và cỏ nhõn trong hoạt động giỏo dục. 6. Quản lý, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định của Nhà nước. 7. Tổ chức cho giỏo viờn, nhõn viờn, học sinh tham gia hoạt động xó hội. 8. Tự đỏnh giỏ chất lượng giỏo dục và chịu sự kiểm định chất lượng giỏo dục của cơ quan cú thẩm quyền kiểm định chất lượng giỏo dục. 9. Thực hiện cỏc nhiệm vụ, quyền hạn khỏc theo quy định của phỏp luật. 1.2.3.3. Thực hiện hoạt động bảo vệ pháp luật Hoạt động bảo vệ pháp luật thực chất là việc thực thi quyền tư pháp của Nhà nước trong lĩnh vực quản lý nhà nước đối với trường THPT ngoài công lập, bao hàm cả hoạt động hòa giải, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, hoạt động giám sát, thanh tra, kiểm tra, giải quyết các tranh chấp, xử lý các vi phạm pháp luật liên quan đến tổ chức, hoạt động của trường THPT ngoài công lập (hành chính, hình sự, dân sự, kỷ luật). Hoạt động này bao gồm: - Hoạt động thanh tra, kiểm tra và giám sát việc chấp hành các chế độ, thể lệ quản lý, hoạt động của nhà trường. - Hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và hoạt động của nhà trường. Để quản lý tốt trường THPT ngoài công lập, cần phải có sự gắn bó chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền với nhà trường, với cha mẹ học sinh và học sinh. Đó là một hoạt động rất phức tạp đòi hỏi có sự thống nhất chặt chẽ giữa hiểu biết thực tiễn pháp luật với việc sử dụng pháp luật. Muốn có những hiểu biết để tác động và điều chỉnh các quan hệ pháp luật thì phải tiến hành thanh tra, kiểm tra mà qua đó biết được kết quả tác động của cơ quan quản lý đối với đối tượng bị quản lý trên cả những ưu điểm cũng như những hạn chế tồn tại. Từ đó đề ra những giải pháp đúng để phát huy mặt tốt, khắc phục hạn chế tồn tại bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh, đảm bảo pháp chế XHCN, kỷ cương trong công tác quản lý nhà nước được giữ vững. Mặt khác, trong lĩnh vực quản lý nhà nước, thì việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm trong việc quản lý và hoạt động của nhà trường có vai trò quan trọng nhằm đảm bảo cho mối quan hệ giữa Nhà nước, nhà trường với người học được thực hiện theo đúng đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, nâng cao hiệu quả hoạt động của nhà trường và đảm bảo lợi ích của xã hội cũng như lợi ích công dân. Chương 2 Thực trạng quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với trường Trung học phổ thông ngoài công lập ở Việt Nam 2.1. Thực trạng công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến các trường trung học phổ thông ngoài công lập 2.1.1. Những kết quả đã đạt được a. Về số lượng Từ đầu năm 1999 (thời điểm sau khi Luật giáo dục năm 1998 được ban hành) đến nay, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã ban hành và phối hợp ban hành được 612 văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục, trong đó có 02 luật (Luật Giáo dục năm 1998 và Luật Giáo dục năm 2005), 4 nghị quyết của Quốc hội, 26 văn bản của Chính phủ, 125 văn bản của Thủ tướng Chính phủ, còn lại là 298 văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo và văn bản liên tịch giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với các bộ, ngành liên quan. Số văn bản này thống kê theo năm ban hành như sau: Năm ban hành 1999 2000 2001 2002 2002 2004 2005 2006 2007 2008 Số lượng 69 62 78 60 79 59 78 49 52 36 So với các bộ, ngành khác thì số văn bản qui phạm phỏp luật về giáo dục là tương đối lớn, trong đó đại đa số là văn bản dưới luật. Những văn bản quan trọng liên quan đến quản lý nhà nước đối với các trường phổ thông ngoài công lập hiện đang có hiệu lực có thể kể đến gồm: - Luật Giáo dục (2005); - Nghị định 75/2006/NĐ- CP ngày 02/8/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; - Quyết định 40/2006/QĐ-BGDĐT ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh phổ thông (đã được sửa đổi, bổ sung theo Quyết định 51/2008/QĐ- BGDĐT ngày 15/9/2008; - Quyết định 12/2006/QĐ- BGDĐT ngày 05/4/2006 ban hành Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông (đã được sửa đổi, bổ sung theo Quyết định 24/2008/QĐ- BDĐT ngày 28/4/2008); - Quyết định 08/2008/QĐ- BGDĐT ngày 06/3/2008 ban hành Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông; - Quyết định 07/2007/QĐ- BGDĐT ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học;… b. Về chất lượng văn bản Sau khi Luật Giáo dục 1998 và đặc biệt là Luật Giáo dục năm 2005 được ban hành, hệ thống văn bản qui phạm pháp luật về giáo dục đã được hoàn thiện một bước quan trọng bao gồm các quy định về tổ chức nhà trường, về tổ chức hoạt động giáo dục, về thi và cấp văn bằng, về chương trình giáo dục, về cán bộ, nhà giáo, về chế độ chính sách, về hợp tác quốc tế... Các quy định này đã tạo khung pháp lý tương đối đồng bộ, phù hợp với tình hình thực tiễn và có tác động tích cực đến sự phát triển giáo dục trong thời gian qua. Nội dung các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục đã điều chỉnh một cách tương đối rộng các quan hệ liên quan đến giáo dục nói chung và giáo dục trung học phổ thông ngoài công lập nói riêng như: - Các quy định về hoạch định chiến lược phát triển giáo dục, quy hoạch mạng lưới trường lớp, quy hoạch hệ thống giáo dục quốc dân, quy định phổ cập và xã hội hoá giáo dục. - Các quy định về tổ chức và hoạt động của nhà trường và cơ sở giáo dục khác. - Các quy định về nội dung, chương trình, sách giáo khoa, thiết bị dạy học. - Các quy định về tuyển sinh, thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp của các cấp, bậc học. - Các quy định về quản lý, sử dụng tài chính. - Các quy định về tổ chức nghiên cứu khoa học - Các quy định về hợp tác quốc tế - Các quy định về chế độ, chính sách đối với cán bộ, nhà giáo - Các quy định về thẩm quyền và phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục - Các quy định về thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo. 2.1.2. Hạn chế, bất cập Đối với hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, tuy đã được hoàn thiện một bước quan trọng song hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục vẫn còn hạn chế, bất cập với một số biểu hiện cơ bản sau: - Tính toàn diện: hệ thống văn bản còn mất cân đối. Nếu lĩnh vực giáo dục đại học có 165 văn bản thì giáo dục chuyên nghiệp chỉ có 13 văn bản, giáo dục mầm non chỉ có 6 văn bản. Quy định pháp luật ở một số lĩnh vực quan trọng như hợp tác quốc tế, xử lý vi phạm pháp luật về giáo dục còn thiếu và yếu... - Tính đồng bộ: một số văn bản hướng dẫn thực hiện văn bản của cấp trên chậm được ban hành dẫn đến một số vấn đề đã được quy định nhưng thiếu cơ chế thực hiện. Có khi cùng một vấn đề lại được quy định khác nhau trong các văn bản gây khó khăn cho việc áp dụng (như vấn đề sử dụng kết quả đánh giá kết quả rèn luyện sinh viên, mức phụ cấp trách nhiệm cho cán bộ lãnh đạo...). - Tính phù hợp: một số văn bản đã lạc hậu nhưng chưa được kịp thời thay thế, một số vấn đề thực tiễn mới tuy đã có chủ trương nhưng rất chậm được thể chế hoá (ví dụ như vấn đề chế độ, chính sách đối với người học, vấn đề tăng quyền tự chủ cho cơ sở, vấn đề về định mức giáo viên...). Một số văn bản sau khi ban hành đã phải thu hồi hoặc huỷ bỏ vì trái với quy định của văn bản của cấp trên. - Kỹ thuật lập pháp: nhiều quy định còn mang tính nguyên tắc, không cụ thể; có trường hợp còn lúng túng, không rõ ràng giữa việc ban hành văn bản QPPL hay văn bản cá biệt; thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản còn nhiều sai sót; nội dung một số công văn còn chứa QPPL. Đại đa số văn bản là dưới luật, hiệu lực pháp lý không cao. - Tính ổn định: nhiều văn bản chưa có tính ổn định; các văn bản bị sửa đổi thường xuyên, gây khó khăn cho việc tổ chức thực hiện. Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng và tiến độ soạn thảo, ban hành văn bản qui phạm pháp luật, trong đó chủ yếu là các nguyên nhân sau: Một là, về nhận thức: một số cán bộ, chuyên viên chưa thực sự coi việc soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật là nhiệm vụ quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về giáo dục nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng, vì vậy chưa đầu tư thích đáng thời gian, công sức cho việc này. Trong quá trình soạn thảo, còn có hiện tượng quá chú trọng sao cho văn bản được ký ban hành mà chưa quan tâm đúng mức tới chất lượng và tính hiệu quả của văn bản. Hai là, về tổ chức xây dựng văn bản: Chưa có dự kiến về chương trình soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật dài hạn trong lĩnh vực giáo dục. Việc xây dựng kế hoạch soạn thảo, ban hành văn bản hàng năm còn nặng tính hành chính và chủ quan. Việc đề xuất soạn thảo văn bản của các đơn vị chưa qua công đoạn thẩm định có tính chuyên môn, có khi kế hoạch năm của đơn vị chưa xác định rõ loại văn bản. Chưa có sự định hướng tư tưởng cho việc xây dựng văn bản nên có văn bản soạn thảo đến vài chục lần mà vẫn lúng túng về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng. Ba là, việc thực hiện quy trình soạn thảo còn chưa đầy đủ, chưa chú ý thích đáng đến việc tổng kết thực tiễn, tập hợp nghiên cứu các văn bản liên quan cũng như thực hiện quy trình thẩm định, trình ký nhất là đối với các văn bản liên tịch, việc tiếp thu ý kiến góp ý có lúc còn thể hiện tính chủ quan, cục bộ. Bốn là, về sự phối hợp: hiện nay trong phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước còn có sự bất hợp lý, sự phối hợp chưa đồng bộ nên chưa đạt được kết quả như mong muốn dẫn đến quá trình soạn thảo chậm, không lấy được hết ý kiến các cơ quan liên quan, nhiều trường hợp văn bản phải làm đi làm lại nhiều lần. Bên cạnh các nguyên nhân trực tiếp trên đây còn một số nguyên nhân quan trọng khác như: chưa chú trọng nghiên cứu khoa học pháp lý phục vụ cho việc soạn thảo, ban hành văn bản; chưa cập nhật được hệ cơ sở dữ liệu làm căn cứ phục vụ cho việc xây dựng văn bản; việc kiểm tra, rà soát văn bản chưa được tập trung đúng mức góp phần vào việc xây dựng kế hoạch, bảo đảm tính đồng bộ của hệ thống cũng như chất lượng từng văn bản. 2.2. Tổ chức thực hiện pháp luật về giáo dục trung học phổ thông ngoài công lập Sau khi có Luật giáo dục (1998) và nhất là từ khi có Luật Giáo dục 2005 đến nay, việc tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật liên quan đến các trường phổ thông ngoài công lập đã đạt nhiều kết quả, được biểu hiện ở chỗ, các trường phổ thông trung học ngoài công lập đã thành lập đi vào hoạt động ổn định, tiếp tục thành lập nhiều trường mới, số lượng giáo viện, học sinh trong các trường này ngày càng tăng, thể hiện tính đúng đắn trong việc xã hội hóa giáo dục, từng bước khẳng định vị trí của các trường phổ thông trung học ngoài công lập trong sự nghiệp giáo dục của đất nước, cụ thể như sau: 2.2.1. Số lượng, loại hình, phân bổ vùng miền 2.2.1.1. Số lượng Theo số liệu từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm học 2005-2006, cả nước có 603 trường THPT ngoài công lập chiếm 26.6% số trường THPT (2267 trường). Số học sinh là 951.270 em bằng 31.4% số học sinh Trung học phổ thông (3.029.221). Các trường THPT ngoài công lập, đa số là trường bán công (62.9%), dân lập (32.6%). Trường tư thục còn rất ít (4.5%). Tỷ lệ học sinh và trường (năm học 2005-2006) phân bổ theo vùng như sau: Vùng HSNCL/ HSTHPT (%) (+) Trường BC/Trường NCL (%) Trường DL/Trường NCL (%) Trường TT/Trường NCL (%) Tòan quốc 31.4 62.9 32.6 4.5 Đồng bằng Bắc Bộ 36.2 44.2 51.9 3.8 Đông Bắc 24.7 45.0 52.5 2.5 Tây Bắc 6.9 100 0 0 Bắc Trung Bộ 33.7 55.2 44.8 0 Nam Trung Bộ 34.5 78.9 13.0 7.9 Tây Nguyên 29.0 85.7 14.3 0 Đông Nam Bộ 39.7 63.6 22.7 13.6 Đồng bằng Sông Cửu Long 25.2 89.9 9.6 1.4 Nguồn: Bộ GD&ĐT. 2.2.1.2. Năm thành lập Các trường THPT ngoài công lập nước ta xuất hiện từ lâu, song đa số được thành lập và phát triển trong 10 năm trở lại đây. - Số trường thành lập trước năm 1996 là 34,3% - Thành lập từ năm 1996 đến năm 2000 là 35,3% - Thành lập sau năm 2000 là 30,4% - Có một số ít trường thành lập và hoạt động một vài năm phải giải thể. 2.2.1.3. Sự phát triển Số học sinh Trung học phổ thông ngoài công lập 10 năm gần đây phát triển như sau: Năm Học sinh 1996 2001 2005 2006 THPT 1.175.530 2.327.605 2.802.101 3.021.221 THPT NCL 282.420 782.485 844.589 951.270 Tỷ lệ 24,03% 33,62% 35,69% 31,40% Nguồn: Bộ GD & ĐT. 2.2.1.4. Học sinh hệ B Số học sinh THPT ngoài công lập học trong trường ngoài công lập chiếm tỷ lệ 76,3%, số còn lại 23,7% học hệ bán công (hệ B) trong trường công lập. 2.2.2. Học sinh trung học phổ thông ngoài công lập 2.2.2.1. Tuyển sinh và chất lượng đầu vào a. Thứ tự tuyển sinh Hầu hết các tỉnh tuyển sinh vào lớp 10 theo thứ tự: Tuyển vào trường năng khiếu (chuyên); Tuyển vào trường công lập, trường bán công; Tuyển vào trường dân lập, tư thục. Do vậy học sinh dân lập, tư thục là học sinh loại 3 có khi là loại 4, loại 5, loại 6, loại 7. Vì, có tỉnh trường năng khiếu và trường công lập cũng tuyển hệ B. b. Số lượng tuyển sinh Đa số các tỉnh giao chỉ tiêu tuyển sinh cho trường bán công, dân lập và có khi cả tư thục. Có lẽ vì lý do tài chính, phổ cập và các lý do xã hội khác nên 62,5% trường ngoài công lập tuyển hết và cơ bản hết số có nhu cầu, trong đó có 10-15% trường tuyển 100% học sinh có nhu cầu, điểm liệt cũng tuyển, có nơi không thi, mà chỉ xét trượt công lập là vào ngoài công lập. c. Đối tượng tuyển sinh và chất lượng đầu vào Đối tượng tuyển sinh là học sinh tốt nghiệp THCS ở cả 3 loại hình PTTHCS, BTTHCS, PCTHCS. Vì số lượng, cách thức tuyển như trên nên tuyệt đại đa số các trường ngoài công lập chất lượng đầu vào rất thấp. Ngoại trừ một số trường có uy tín, chất lượng cao, tuyển được học sinh khá, giỏi. Khảo sát 4757 học sinh THPT ngoài công lập Hải Phòng, Quảng Ninh ở 24 trường thì 4655 em (97,85%) có thi vào trường công lập nhưng 4521 em (97,1%) trượt, chỉ có 2,9% em đỗ, nhưng vì nhiều lý do, học ngoài công lập. d. Hoàn cảnh kinh tế Chất lượng đầu vào học sinh THPT ngoài công lập thấp, có một phần do tư chất bẩm sinh nhưng chủ yếu là do điều kiện học tập của các em. 100% Hiệu trưởng các trường vùng nông thôn, vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa và đa số trường ở thành phố, thị xã đều khẳng định hoàn cảnh kinh tế học sinh ngoài công lập khó khăn hơn học sinh công lập. Phụ huynh học sinh cũng biết phải đầu tư cho con, nhưng cái khó bó cái khôn. “Trăm sự” là trông cậy vào nhà trường, chỉ lo cốt sao có tiền đóng học phí và mua sách vở đã rất vất vả. Nhìn chung, sự quan tâm và đầu tư của cha mẹ học sinh THPT ngoài công lập thấp hơn học sinh công lập. 2.2.3. Tổ chức bộ máy, cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường trung học phổ thông ngoài công lập 2.2.3.1. Tổ chức bộ máy a. Chi bộ Đảng 79,9% số trường ngoài công lập có tổ chức chi bộ Đảng, 20,1% chưa có chi bộ Đảng riêng. Các trường bán công, hoạt động của chi bộ tương tự trường công lập, các trường dân lập và tư thục chi bộ còn lúng túng trong hoạt động vì chưa rõ mối quan hệ với HĐQT và Hiệu trưởng nhà trường. b. Hội đồng quản trị và cơ quan bảo trợ Theo quy chế trường ngoài công lập có từ hai thành viên góp vốn trở lên thì có tổ chức HĐQT. Kết quả khảo sát các trường ngoài công lập 29,9% trường có HĐQT. Trong các trường dân lập và tư thục còn 26,7% không có HĐQT. Thực chất nhiều trường dân lập không có thành viên góp vốn hoặc góp vốn không đáng kể. HĐQT ở những trường này là hình thức, không có hiệu lực, điều hành nhà trường tương tự trường công lập (công lập hóa dân lập). Các trường dân lập khi thành lập có một cơ quan, tổ chức bảo trợ. Nhưng vì không quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan bảo trợ nên thực chất cơ quan bảo trợ không có hiệu quả, hiệu lực gì. c. Đoàn thanh niên 100% các trường ngoài công lập có tổ chức Đoàn thanh niên học sinh; 6,7% trường không có chi đoàn giáo viên. Hoạt động của Đoàn thanh niên trong trường ngoài công lập tương tự như trường công lập và rất nhiều trường có hoạt động tốt, hiệu quả. d. Công đoàn 90,3% trường ngoài công lập có tổ chức Công đoàn; 9,7% trường chưa có. Hoạt động của công đoàn trường ngoài công lập tương tự trường công lập nhưng khó khăn hơn vì giáo viên dạy nhiều giờ, hai ca và thỉnh giảng nhiều. e. Hội cha mẹ học sinh 94,5% trường THPT ngoài công lập có tổ chức Hội cha mẹ học sinh toàn trường; 5,5% trường không có. Hoạt động của Hội cha mẹ học sinh khá tốt, cùng nhà trường chăm lo các điều kiện dạy và học. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ học sinh do nhận thức hay hoàn cảnh chưa thực sự quan tâm tới học hành của con em mình nên phó mặc cho nhà trường. 2.2.3.2. Hiệu trưởng trường trung học phổ thông ngoài công lập a. Hiệu trưởng trường bán công Hiệu trưởng trường bán công là người trong biên chế, được bổ nhiệm và hoạt động như Hiệu trưởng công lập. b. Hiệu trưởng trường dân lập, tư thục Hiệu trưởng trường dân lập, tư thục do Hội đồng quản trị, cơ quan bảo trợ, người sáng lập giới thiệu, Nhà nước bổ nhiệm. Đa số hiệu trưởng trường dân lập, tư thục là các nhà giáo có uy tín đã nghỉ hưu nên tuổi đời cao, tuyệt đại đa số trên 60 tuổi, 10% trên 70 tuổi cá biệt có thày trên 80 tuổi (thầy Lê Trí Viễn - Hiệu trưởng trường Nguyễn Khuyến TPHCM 87 tuổi) Có một số Hiệu trưởng trường dân lập, tư thục không được đào tạo từ trường ĐHSP và không ít thầy Hiệu trưởng trước khi nghỉ hưu chưa làm cán bộ quản lý bao giờ. c. Kiến nghị của Hiệu trưởng trường ngoài công lập Qua tìm hiểu thực tế, đa số ý kiến của hiệu trưởng các trường ngoài công lập đều cho rằng: Tất cả các trường ngoài công lập có Hội đồng quản trị đều rất lúng túng giải quyết bài toán số lượng - chất lượng, kinh tế-giáo dục và mối quan hệ giữa Hội đồng quản trị và Hiệu trưởng nhà trường. Vì thế, cần làm rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn từng tổ chức, từng cán bộ và có hướng dẫn cụ thể về số lượng, chất lượng, kinh tế, giáo dục... trong trường ngoài công lập; nên tổ chức hội nghị tổng kết xây dựng và phát triển trường ngoài công lập toàn quốc; chuyển trường bán công sang dân lập, tư thục như thế nào và có lớp bồi dưỡng Hiệu trưởng trường ngoài công lập... 2.2.3.3. Giáo viên trường trung học phổ thông ngoài công lập a. Số lượng và cơ cấu Năm 2006, 603 trường THPT ngoài công lập có trên 30.000 giáo viên. Trong đó trong biên chế Nhà nước là 20,5%, giáo viên cơ hữu: 39,9%; giáo viên thỉnh giảng: 39,6%. b. Độ tuổi và trình độ đào tạo - Độ tuổi: Khảo sát 1717 giáo viên trường ngoài công lập ở Hải Phòng và Quảng Ninh thì độ tuổi như sau: Tỉnh Số lượng khảo sát ³70 tuổi 60-69 tuổi 50-59 tuổi 40-49 tuổi 30-39 tuổi < 30 tuổi Quảng Ninh 470 1 12 22 16 77 342 Hải Phòng 1247 5 90 261 299 245 347 Cộng 1717 6 102 283 315 322 689 Tỷ lệ 100 0,35 5,9 16,5 18,3 18,8 40,1 Như vậy, giáo viên trẻ dưưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ cao (40,1%), số giáo viên này nhiệt tình, song thiếu kinh nghiệm và sẵn sàng ra đi nếu được tuyển sang trường công lập, tạo nên sự không ổn định cho trường ngoài công lập. Số giáo viên đã về hưưu khoảng 15-20% già, yếu, khó tiếp nhận cái mới và đổi mới phương pháp dạy học. Số giáo viên thỉnh giảng khoảng 30-40% đang dạy trong trường công lập nên rất bị động trong việc bố trí giảng dạy. - Trình độ đào tạo: 97,8% giáo viên ngoài công lập đạt chuẩn đào tạo, còn 2,2% dưới chuẩn, số giáo viên trên chuẩn tương đối cao (9,7%) c. Điều kiện giảng dạy và học tập vươn lên của giáo viên trường THPT ngoài công lập - Các trường ngoài công lập rất thiếu thốn về cơ sở vật chất, đầu vào của học sinh thấp nên điều kiện giảng dạy của giáo viên rất khó khăn, thiết bị dạy học nói chung thiếu thốn. - Nhiều tỉnh không cho giáo viên dân lập, tư thục đi coi thi, chấm thi, thanh tra, kiểm tra thi như trường công lập, bán công. Nhiều trường ngoài công lập ít cho giáo viên đi học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, tham quan, học tập. Vì thế hạn chế nhiều đến học tập, vươn lên của đội ngũ giáo viên. d. Tiền lương giáo viên THPT ngoài công lập Giáo viên trong biên chế ở các trường bán công trả lương như trường công, giáo viên cơ hữu hầu hết trả lương theo tháng, theo ngạch bậc như trong biên chế không có phụ cấp đứng lớp. Giáo viên thỉnh giảng trả lương theo giờ dạy và rất khác nhau, rất chênh lệch giữa các trường, tuỳ theo nguồn thu và chất lượng giảng dạy. Kết quả khảo sát: - Trả lương giờ dạy cao nhất: + 3,5% số trường trả lương giờ dạy cao nhất trên 50.000 đ/tiết + 16,4% số trường trả lương giờ dạy cao nhất từ 30.000-49.000 đ/tiết + 32,8% số trường trả lương giờ dạy cao nhất từ 20.000-29.000 đ/tiết + 47,3% số trường trả lương giờ dạy cao nhất từ 30.000-49.000 đ/tiết + 16,4% số trường trả lương giờ dạy cao nhất dưới 20.000 đ/tiết - Trả lương giờ dạy thấp nhất: + 16,2% số trường trả lương giờ dạy thấp nhất trên 20.000đ/tiết + 52,3% số trường trả lương giờ dạy thấp nhất từ 10.000-19.000 đ/tiết + 31,5% số trường trả lương giờ dạy thấp nhất dới 10.000đ/tiết Như vậy, đa số các trường ngoài công lập (trên 50%) trả lương giờ dạy trong khoảng từ 10.000-20.000 đ/tiết. Ngoài tiền lương, hầu hết các trường có tiền lương để khuyến khích giáo viên nỗ lực dạy và công tác tốt; thưởng giáo viên có học sinh giỏi; học sinh đỗ đại học; thưởng sau xếp loại hàng tháng, học kỳ, cả năm... Đây là một ưu thế của trường ngoài công lập. e. Nguyện vọng của giáo viên THPT ngoài công lập - Số giáo viên cơ hữu còn trẻ ở trường THPT ngoài công lập đều đề nghị và mong muốn Nhà nước, Bộ, Tỉnh có hướng dẫn để được hưởng lương, tăng lương theo ngạch bậc (như giáo viên công lập) và khi được tuyển vào trường công lập thì được bảo lưu ngạch, bậc lương. - Do các tỉnh quy định mức học phí cho trường ngoài công lập thấp và thực tiễn nhiều trường ở trong địa bàn dân cư kinh tế khó khăn nên đóng góp cho c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuanvan.doc
  • docBia.doc
Tài liệu liên quan