Luận văn Quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch ở tỉnh Kiên Giang hiện nay

MỤC LỤC

 

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG DU LỊCH CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP TỈNH 8

1.1. Những vấn đề cơ bản về hoạt động du lịch 8

1.2. Quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch của chính quyền cấp tỉnh 23

1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch ở một số tỉnh, thành phố thuộc đồng bằng sông Cửu Long và bài học rút ra cho tỉnh Kiên Giang 36

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG DU L¬ỊCH Ở TỈNH KIÊN GIANG 43

2.1. Khái quát tình hình hoạt động du lịch ở tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2001-2007 43

2.2. Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch của chính quyền tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2001-2007 66

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG DU LỊCH Ở TỈNH KIÊN GIANG 88

3.1. Phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch ở tỉnh Kiên Giang đến năm 2010 và 2020 88

3.2. Một số giải pháp chủ yếu hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch ở tỉnh Kiên Giang đến năm 2010 và 2020 96

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 113

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 115

 

 

doc121 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3386 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch ở tỉnh Kiên Giang hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiên Giang khoảng 1,7 triệu người (2007). Trong đó, dân tộc Kinh chiếm 84,41%; Khmer 12,23%; Hoa 2,97%. Dân số thành thị chiếm 25,98%, dân số nông thôn chiếm 74,02%. Mật độ dân số trung bình 269 người/km2. Dân số của tỉnh phân bố không đều, thường tập trung ở ven trục lộ giao thông, kênh rạch, sông ngòi và một số đảo [16]. Thứ nhất, lao động việc làm, xóa đói giảm nghèo và chính sách xã hội: Tỷ trọng lao động công nghiệp và dịch vụ trong tổng lao động xã hội tăng; tỷ trọng lao động nông, lâm, thủy sản giảm, từ 75,12% năm 2001 xuống còn 70,30% năm 2005. Chất lượng nguồn lao động từng bước được nâng lên. Năng suất lao động trong các ngành các lĩnh vực đều tăng. Chương trình giải quyết việc làm cho người lao động từng bước có tiến bộ với các chính sách về cấp đất, thuê đất, hỗ trợ cho vay vốn từ nhiều nguồn, chế độ tuyển dụng lao động (kể cả xuất khẩu lao động),... Hàng năm, đã giải quyết cho 22-24 ngàn lao động có việc làm ổn định, tỷ lệ lao động chưa có việc làm trên địa bàn giảm từ 4,28% năm 2001 còn 3,61% năm 2007. Tỷ lệ hộ nghèo cũng giảm đáng kể. Theo kết quả điều tra khảo sát tháng 10/2007 (theo tiêu chí năm 2005), tỷ lệ hộ nghèo chiếm 8,98%, đã đạt và vượt kế hoạch đề ra của Hội đồng nhân dân tỉnh năm 2007 (kế hoạch là giảm hộ nghèo xuống còn 9%) [16]. Các hoạt động xã hội và chăm sóc người có công, diện chính sách tiếp tục được thực hiện tốt. Phong trào đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn, xây dựng nhà tình nghĩa tiếp tục được đẩy mạnh. Thứ hai, giáo dục- đào tạo: Sự nghiệp giáo dục và đào tạo tiếp tục phát triển nhanh chóng, nhất là thời kỳ từ năm 2001 đến nay. Thực hiện chương trình kiên cố hóa phòng học, đã đưa vào sử dụng trên 1.300 phòng học mới, cơ bản xóa phòng học cây lá. Chuẩn hóa từ 70% đến 90% đội ngũ giáo viên ở các cấp học, bậc học, chất lượng dạy và học được nâng lên; tỷ lệ huy động học sinh đến trường so với độ tuổi đạt 90,5%; tỷ lệ học sinh thi đậu vào các trường đại học, cao đẳng tăng khá. Xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục trung học cơ sở đạt khá cao so với chỉ tiêu, góp phần cùng giáo dục phổ thông nâng cao mặt bằng dân trí. Các trường cao đẳng, chuyên nghiệp mở rộng quy mô đào tạo, với nhiều ngành nghề và bậc học, tăng cường liên kết đào tạo, bước đầu đã có liên kết quốc tế; xã hội hóa được một số mặt trong giáo dục đào tạo, giải quyết một phần nhu cầu dạy nghề cho người lao động. Thứ ba, chăm sóc sức khỏe nhân dân: Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, phòng chống dịch bệnh, khám và điều trị bệnh đều có tiến bộ. Mạng lưới y tế được mở rộng, cán bộ y tế được tăng cường về vùng sâu, vùng xa; 80% trạm y tế có bác sĩ công tác thường xuyên, cơ bản đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trong tỉnh. Y tế được tăng cường cả hai hướng dự phòng và điều trị. Thực hiện các chương trình y tế quốc gia đạt kết quả khá. Dịch bệnh, nhất là sốt xuất huyết, cúm gia cầm được ngăn chặn kịp thời... Thứ tư, văn hóa - thể thao: Hoạt động văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao được đầu tư khá thỏa đáng. Hầu hết từ tỉnh đến các huyện và nhiều xã, thị trấn có trung tâm hoặc điểm văn hóa, giải trí, trong đó có một số điểm lớn được cải tạo và xây dựng mới với nhiều mô hình vui chơi giải trí, như: Trung tâm văn hoá thông tin tỉnh, Nhà thiếu nhi tỉnh, Nhà thiếu nhi Lạc Hồng, Công viên văn hoá An Hoà (TP Rạch Giá)... Các lễ hội truyền thống được phục hồi và mở rộng, trong đó có lễ giỗ Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, lễ kỷ niệm Tao Đàn Chiêu Anh Các, lễ Ok-on-bóc (của người Khmer, có tổ chức đua ghe ngo hàng năm)... Phát thanh, truyền hình được phủ sóng toàn tỉnh, kể cả các đảo xa. Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” được đông đảo nhân dân hưởng ứng. Số lượng các câu lạc bộ, số người tập thể dục thường xuyên và số vận động viên tham gia các giải thể thao ngày càng tăng. Số người tập thể dục thường xuyên chiếm 14,2% dân số, các vận động viên trong tỉnh đã đạt hơn 110 huy chương các loại ở tầm khu vực Đông Nam Á, Châu Á và thế giới, trong đó có 1 đại kiện tướng cờ vua là vận động viên Nguyễn Ngọc Trường Sơn. 2.1.1.4. Tình hình chính trị, quốc phòng - an ninh Chính trị, xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được giữ vững; công tác đối ngoại được thực hiện có hiệu quả. Trong những năm qua, cùng với tập trung phát triển KT-XH, công tác giáo dục quốc phòng được chú trọng, nhất là bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho cán bộ chủ chốt các cấp; Hội đồng giáo dục quốc phòng các cấp được thành lập, hoạt động đi vào nền nếp. Kết hợp tốt phát triển kinh tế - xã hội - đối ngoại với quốc phòng, an ninh, hệ thống các công trình phòng thủ được xây dựng, từng bước đáp ứng nhiệm vụ và tình hình mới. Triển khai, thực hiện có hiệu quả phương án phòng chống gây rối, bạo động, bạo loạn, khủng bố; phương án bảo vệ an ninh tuyến biên giới; phương án bảo đảm an ninh trật tự, phục vụ phát triển đảo Phú Quốc và kế hoạch đấu tranh với các đối tượng trọng điểm. Qua đó kịp thời phát hiện, đấu tranh vô hiệu hóa các hoạt động xâm nhập, móc nối, tuyên truyền chống phá của các thế lực thù địch, góp phần giữ vững an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội. Thực hiện tốt công tác đối ngoại, quan hệ hợp tác thường xuyên với các tỉnh giáp biên giới của Campuchia, giải quyết kịp thời những vụ việc phát sinh ở khu vực biên giới, vùng biển trên tinh thần hòa bình, hữu nghị, đúng pháp luật. Quan hệ với các nước trong khu vực và hoạt động đối ngoại nhân dân được mở rộng phù hợp với đường lối đối ngoại của Đảng trong tình hình mới, tạo cơ hội mời gọi đầu tư và tranh thủ nhiều nguồn vốn cho phát triển KT-XH của tỉnh. 2.1.1.5. Đánh giá chung về điều kiện, tiềm năng và thế mạnh của tỉnh Kiên Giang đối với HĐDL trên địa bàn - Những thuận lợi: Một là, tỉnh Kiên Giang có khoảng cách tới các nước ASEAN tương đối ngắn, có khả năng phát triển các cửa khẩu với Vương quốc Campuchia, tạo mối quan hệ với Thái Lan thông qua mạng lưới đường bộ và đường biển nhằm mở rộng quan hệ hợp tác phát triển kinh tế, trong đó có du lịch. Hai là, Kiên Giang là tỉnh được nhiều sự ưu đãi của thiên nhiên mà các tỉnh khác thuộc vùng ĐBSCL không thể sánh bằng. Đặc biệt, Phú Quốc đã được Chính phủ quy hoạch xây dựng thành Trung tâm du lịch sinh thái biển - đảo chất lượng cao, tầm cỡ quốc tế và cho phép Phú Quốc được áp dụng cơ chế, chính sách ưu đãi cao nhất mà Nhà nước Việt Nam đã ban hành về tất cả các loại hình đầu tư, kể cả trong và ngoài nước. Đây là một trong những điều kiện rất thuận lợi, có tính quyết định đến việc thúc đẩy du lịch tỉnh phát triển. Ba là, Kiên Giang là tỉnh duy nhất ở ĐBSCL được tổ chức UNESCO Liên hợp quốc công nhận là khu bảo tồn sinh quyển thế giới, đây là điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà khoa học đến nghiên cứu, tìm hiểu các hệ sinh thái, các du khách đến du lịch tham quan, khám phá... Bốn là, từ năm 2001 đến nay, kinh tế của tỉnh Kiên Giang liên tục tăng trưởng khá, bình quân đạt 11%/năm. Kết cấu hạ tầng KT-XH được chú trọng đầu tư; các thành phần kinh tế cùng phát triển; đời sống nhân dân được cải thiện, bộ mặt nông thôn có sự thay đổi tích cực; văn hóa - xã hội, y tế, giáo dục có nhiều tiến bộ; an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững; hệ thống chính trị và tổ chức đảng tiếp tục được củng cố, kiện toàn; đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý từng bước trưởng thành, thích ứng ngày càng tốt hơn với yêu cầu nhiệm vụ mới. Trên đây là những điều kiện rất thuận lợi và là nền tảng vững chắc, để phát triển du lịch nhanh và bền vững của tỉnh trong hiện tại cũng như tương lai sau này. - Những khó khăn, hạn chế: Một là, trong những năm gần đây, từng lúc, từng nơi điều kiện tự nhiên diễn biến phức tạp, lũ lụt, hạn hán ngày càng có chiều hướng gay gắt hơn; việc phá rừng, cảnh quan thiên nhiên còn xảy ra; việc tôn tạo các di tích văn hóa, lịch sử chưa được chú trọng đúng mức, từ đó gây không ít khó khăn đến HĐDL của tỉnh. Hai là, KCHT và CSVC-KT du lịch thiếu, chất lượng thấp là hạn chế lớn nhất đối với việc phát triển du lịch của tỉnh. Hệ thống giao thông của tỉnh nhìn chung vẫn còn nhiều khó khăn, ở một số khu, điểm du lịch đường sá nhỏ hẹp, xuống cấp, chưa được nâng cấp sửa chữa kịp thời; đường hàng không chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách (loại máy bay nhỏ chỉ chở được khoảng 65 người/chuyến), từ đó ảnh hưởng đến việc đi lại của cư dân và du khách. Hệ thống điện, nước, thông tin còn hạn chế, đặc biệt là việc cấp điện tại đảo Phú Quốc. CSVC-KT du lịch, nhất là các khách sạn đạt tiêu chuẩn hạng sao, dịch vụ cao cấp còn thiếu trầm trọng, từ đó chưa khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế trong phát triển du lịch của tỉnh. Ba là, tuy đã đạt được những thành tựu nhất định trong phát triển KT-XH thời gian qua, nhưng nhìn chung nền kinh tế của tỉnh vẫn còn nhiều bất cập. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm. Quy mô sản xuất nhỏ, lẻ, trình độ công nghệ lạc hậu, năng suất, chất lượng sản phẩm chưa cao, khả năng cạnh tranh thấp. Hoạt động sản xuất - kinh doanh và đầu tư phát triển chưa sôi động; quy mô các doanh nghiệp du lịch còn nhỏ bé, khó khăn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Đời sống một bộ phận nhân dân, nhất là vùng sâu, biên giới, vùng đồng bào dân tộc còn nhiều khó khăn; tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn còn phổ biến. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội từng lúc, từng nơi còn diễn biến phức tạp, tiềm ẩn những nhân tố có thể gây mất ổn định. Những khó khăn, hạn chế nêu trên đang ảnh hưởng tiêu cực đến việc khai thác, phát huy tiềm năng, thế mạnh của tỉnh để phát triển KT-XH, trong đó có HĐDL. 2.1.2. Thực trạng hoạt động du lịch ở tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2001-2007 2.1.2.1. Tình hình hoạt động du lịch ở Kiên Giang Khách du lịch: Tổng số lượt khách đến các khu du lịch và cơ sở lưu trú năm 2001 là 1.181.908 lượt; tăng lên 1.503.004 lượt vào năm 2003; đến năm 2005 là 2.136.000 lượt; năm 2007 là 3.273.699 lượt. Như vậy, số lượt khách năm 2007 tăng gấp 2,8 lần so với năm 2001, gấp 2,1 lần so năm 2003 và gấp 1,5 lần so năm 2005. Số lượt khách có tốc độ tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2001-2007 là 18,96% (bảng 2.6). Bảng 2.6: Thực trạng phát triển du lịch ở tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2001-2007 ĐVT 2001 2003 2005 2007 Tăng b/q 2001-2007 (%) 1. Số khách đến các điểm du lịch Trong đó: Số khách đến các cơ sở lưu trú - Khách quốc tế - Khách trong nước 2. Tổng ngày khách lưu trú - Khách quốc tế - Khách trong nước 3. Thời gian lưu trú bình quân - Khách quốc tế - Khách trong nước 4. Tổng doanh thu - DT dịch vụ - DT ăn uống - DT khác 5. Cơ sở vật chất - Tổng số cơ sở du lịch (không gồm hộ kinh doanh cá thể) - Tổng số phòng ở 6. Tổng số lao động Lượt Khách " " Ngày " " " " " Triệu đ " " " Cơ sở Phòng Người 1.181.908 178.098 44.392 133.706 295.084 91.082 204.002 1,66 2,05 1,53 50.284 16.401 11.628 22.255 46 913 1.503.004 224.917 39.818 185.099 345.119 72.519 272.600 1,53 1,82 1,47 80.552 35.108 17.857 27.587 50 1.175 452 2.136.000 451.510 75.160 376.350 708.854 129.275 579.579 1,57 1,72 1,54 205.850 105.685 38.050 62.115 150 2.564 1.559 3.273.699 601.124 73.306 527.818 1.052.775 152.932 899.843 1,75 2,08 1,70 382.572 234.112 76.803 71.657 179 3.275 2.290 18,96 25,20 33,32 24,23 29,91 34,16 29,52 22,78 32,75 9,96 26,13 17,5 20,44 Nguồn: Cục thống kê Kiên Giang [14], [15], [16], [39], [41], [42], [43]. Trong tổng số khách du lịch đến Kiên Giang, số du khách đến cơ sở lưu trú năm 2001 là 178.098 người (khách quốc tế là 44.392 người, khách trong nước là 133.706 người); tăng lên 224.917 người (khách quốc tế 39.818 người, khách trong nước 185.099 người) vào năm 2003; đến năm 2005 là 451.510 người (khách quốc tế 75.160 người, khách trong nước 376.350 người); năm 2007 là 601.124 người (khách quốc tế 73.306 người, khách trong nước 527.818 người), tăng gấp 3,37 lần so với năm 2001, gấp 2,67 lần so với năm 2003 và gấp 1,4 lần so năm 2005. Số lượt khách đến cơ sở lưu trú tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2001-2007 là 25,20%. Lượng khách quốc tế đến các cơ sở lưu trú năm 2007 tăng gấp 1,65 lần so với năm 2001, gấp 1,8 lần so với năm 2003. Tuy nhiên, lượng khách quốc tế năm 2007 giảm 2,5% (giảm cục bộ) so với năm 2005. Mặc dù vậy, lượng khách quốc tế vẫn có tốc độ tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2001-2007 là 33,32%. Lượng khách trong nước đến các cơ sở lưu trú nhìn chung tăng đều qua các năm, năm 2007 tăng gấp gần 4 lần so với năm 2001, gấp 2,85 lần so với năm 2003 và gấp 1,4 lần so với năm 2005. Tốc độ tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2001-2007 đạt 24,23% (bảng 2.6). Số ngày du khách lưu trú tại các cơ sở lưu trú của tỉnh: Tổng số ngày khách lưu trú qua các năm: năm 2001 là 295.084 ngày (khách quốc tế 91.082 ngày, khách nội địa 204.002 ngày); năm 2003 là 345.119 ngày (khách quốc tế 72.519 ngày, khách nội địa 272.600 ngày); năm 2005 là 708.854 ngày (khách quốc tế 129.275 ngày, khách nội địa 579.579 ngày); năm 2007 là 1.052.775 ngày (khách quốc tế 152.932 ngày, khách nội địa 899.843 ngày). Số liệu cho thấy, số ngày lưu trú của du khách tăng dần qua các năm. Cụ thể, năm 2007 số ngày lưu trú tăng gấp 3,56 lần so với năm 2001, tăng gấp 3 lần so với năm 2003 và gấp 1,5 lần so với năm 2005. Số ngày khách lưu trú tăng bình quân trong giai đoạn 2001-2007 là 29,91% (bảng 2.6). Mặt khác, theo bảng số liệu trên, số ngày lưu trú của khách quốc tế có năm giảm cục bộ, nhưng nếu tính bình quân cho cả giai đoạn thì vẫn tăng 34,16%. Đối với khách trong nước tăng 29,52%. Thời gian lưu trú của du khách: Thời gian lưu trú bình quân của du khách giai đoạn 2001-2007 nhìn chung tăng không đáng kể, thậm chí có năm giảm xuống. Năm 2001 là 1,66 ngày/khách, giảm xuống 1,53 ngày/khách và 1,57 ngày/khách năm 2005. Đến năm 2007, chỉ tăng nhẹ lên 1,75 ngày/khách. Đối với khách quốc tế, thời gian lưu trú giảm từ 2,05 ngày/khách của năm 2001 xuống 1,82 ngày/khách năm 2003 và 1,72 ngày/khách năm 2005. Song, đã tăng nhẹ trở lại 2,08 ngày/khách vào năm 2007 (bảng 2.6). Tổng doanh thu và mức đóng góp của ngành du lịch trong tổng sản phẩm dịch vụ và tổng sản phẩm trên địa bàn: Theo bảng số liệu trên, tốc độ tăng doanh thu của ngành du lịch khá nhanh. Năm 2001, doanh thu du lịch là 50.284 triệu đồng; đến 2003 đã tăng lên 80.552 triệu đồng; năm 2005 là 129.605 triệu đồng; năm 2007 là 382.572 triệu đồng, tăng gấp 7,6 lần so với năm 2001; gấp 4,75 lần so với năm 2003 và gấp gần 3 lần so với năm 2005. Tốc độ tăng doanh thu bình quân giai đoạn 2001-2007 là 22,78% (bảng 2.6). Tuy nhiên, mức đóng góp của ngành du lịch trong tổng sản phẩm dịch vụ và tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh tăng chậm và chưa cao (bảng 2.7). Bảng 2.7: Đóng góp của ngành du lịch trong tổng sản phẩm dịch vụ và tổng sản phẩm trên địa bàn ĐVT: Triệu đồng 2005 2006 2007 TỔNG SẢN PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN (GDP) (Giá cố định năm 1994) 1. Nông, lâm, thủy sản 2. Công nghiệp, xây dựng 3. Dịch vụ Trong đó: GDP của ngành du lịch Tỷ trọng GDP ngành du lịch trong GDP dịch vụ (%) Tỷ trọng GDP ngành du lịch trong GDP toàn tỉnh (%) 10.829.312 5.172.932 3.216.731 2.439.649 365.250 14,97 3,37 11.915.634 5.322.221 3.693.570 2.899.843 382.022 13,17 3,20 13.488.658 5.979.235 4.268.598 3.240.825 433.472 13,38 3,21 TỔNG SẢN PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN (GDP) (Giá hiện hành) 1. Nông, lâm, thủy sản 2. Công nghiệp, xây dựng 3. Dịch vụ Trong đó: GDP của ngành du lịch Tỷ trọng GDP ngành du lịch trong GDP dịch vụ (%) Tỷ trọng GDP ngành du lịch trong GDP toàn tỉnh (%) 16.238.036 7.577.463 4.118.148 4.542.425 662.091 14,58 4,08 18.856.711 8.247.706 4.871.118 5.737.887 824.926 14,38 4,37 22.962.774 10.028.893 6.030.269 6.903.612 981.522 14,22 4,28 Nguồn: Cục Thống kê Kiên Giang [15], [16] Cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch: CSVC-KT du lịch, bao gồm hệ thống cơ sở lưu trú, ăn uống, các cơ sở vui chơi giải trí, thể thao, nghỉ dưỡng, các phương tiện vận chuyển... Số lượng cơ sở lưu trú, khách sạn (không bao gồm hộ kinh doanh cá thể) năm 2001 là 46 cơ sở với 913 phòng; năm 2003 đã tăng lên 50 cơ sở với 1.175 phòng; năm 2005 tăng lên 150 cơ sở với 2.564 phòng; năm 2007 là 179 cơ sở với 3.275 phòng. Như vậy, số cơ sở lưu trú, khách sạn năm 2007 tăng gấp 3,9 lần so với năm 2001 và gấp 1,14 lần so với năm 2005. Số phòng nghỉ tăng 3,6 lần so với năm 2001 và tăng 1,2 lần so với năm 2005. Tốc độ tăng bình quân số lượng cơ sở lưu trú, khách sạn và số phòng nghỉ cho khách giai đoạn 2001-2007 khá cao. Số cơ sở lưu trú tăng 17,50%; số phòng tăng 20,44% (bảng 2.6). Số lao động trong ngành du lịch: Nhìn chung, số lao động hoạt động trong các đơn vị kinh doanh du lịch chuyển biến khá, có sự tăng lên về số lượng cũng như chất lượng. Năm 2003, tổng số lao động trong ngành là 452 người; năm 2005 là 1.559 người và đến năm 2007 là 2.290 người, tăng gấp 5 lần so với năm 2003 và tăng gấp 1,47 lần so với năm 2005. Bên cạnh đó, công tác đào tạo, tập huấn và bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch từ ngắn hạn đến đại học đã được các đơn vị kinh doanh quan tâm hơn, từ đó góp phần nâng cao đáng kể chất lượng phục vụ của ngành (bảng 2.6). Tuy nhiên, tỷ trọng lao động của ngành du lịch trong tổng số lao động dịch vụ ở Kiên Giang còn thấp, chỉ chiếm 1,03% năm 2007 (bảng 2.8). Bảng 2.8: Hiện trạng lao động ngành du lịch của tỉnh Kiên Giang ĐVT: Người 2003 2005 2006 2007 TỔNG SỐ LAO ĐỘNG KHU VỰC DỊCH VỤ Trong đó: Lao động ngành du lịch Tỷ trọng lao động của ngành du lịch trong tổng số lao động của khu vực dịch vụ (%) 175.877 452 0,26 192.024 1.559 0,81 209.806 1.950 0,93 222.141 2.290 1,03 Nguồn: Sở Du lịch Kiên Giang [15], [16], [42]. 2.1.2.2. Đánh giá chung về hoạt động du lịch ở tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2001-2007 - Những mặt tích cực: Trong những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và các chủ trương, chính sách phát triển KT-XH của Nhà nước, HĐDL ở tỉnh Kiên Giang đã đạt được những thành tựu đáng kể, điều này thể hiện trên một số mặt cụ thể như sau: Một là, HĐDL ở tỉnh bước đầu đã có những chuyển biến tích cực, một số doanh nghiệp trong tỉnh đã tạo được mối quan hệ hợp tác với các công ty lữ hành trong nước và nước ngoài. Một số khu, điểm du lịch văn hóa – lịch sử và du lịch sinh thái ở Hà Tiên, Kiên Lương, Rạch Giá, U Minh Thượng, Phú Quốc... đã được đưa vào khai thác đem lại kết quả rất khả quan. Hai là, thị trường du lịch đã có những bước phát triển cơ bản, phong phú hơn, đa dạng hơn, nhất là từ khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO. Bên cạnh đó, chất lượng sản phẩm du lịch và việc đa dạng hoá sản phẩm du lịch không ngừng tăng lên, các loại hình du lịch được du khách đánh giá cao, như: du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, thể thao, khám phá rừng, biển, hang động; du lịch mạo hiểm; du lịch tham quan, tìm hiểu lịch sử - văn hóa; các loại hình vui chơi giải trí bờ biển, ven biển,... Do đó, khách du lịch đến Kiên Giang ngày một nhiều hơn, doanh thu du lịch tăng lên qua các năm. HĐDL đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển KT-XH của tỉnh. Những nhu cầu cơ bản về hàng hóa và dịch vụ phục vụ cho khách du lịch đến tỉnh đã được đáp ứng khá đầy đủ, giá cả tương đối ổn định. Ba là, cơ cấu thành phần kinh tế tham gia HĐDL đã phát triển theo hướng đa dạng hơn. HĐDL thuộc thành phần kinh tế nhà nước đã được tổ chức lại và đã từng bước thể hiện vai trò nòng cốt trên các phương diện, phục vụ có hiệu quả các chương trình phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Bốn là, KCHT, CSVC-KT phát triển du lịch từng bước được nâng lên. Các dự án đầu tư phát triển hệ thống giao thông, điện, nước và thông tin liên lạc; các dự án đầu tư khách sạn, nhà hàng đạt chuẩn quốc tế... đang được Nhà nước, các nhà đầu tư, các doanh nghiệp gấp rút thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách, đặc biệt là du khách quốc tế. - Những vấn đề đặt ra: Mặc dù Kiên Giang có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển du lịch, nhưng trong phát triển du lịch ở tỉnh vẫn còn bộc lộ nhiều khó khăn, hạn chế cần khắc phục: Một là, chưa tạo được thương hiệu du lịch của tỉnh; chất lượng sản phẩm du lịch chưa cao; loại hình du lịch chưa phong phú, đa dạng, chưa có loại hình du lịch độc đáo, đặc thù; cước phí vận chuyển đường hàng không, đường thủy và đường bộ, giá cả dịch vụ có phần cao hơn so với các tỉnh, thành phố khác trong nước và các nước trong khu vực, làm cho khả năng cạnh tranh, khả năng thu hút khách du lịch, thu hút đầu tư du lịch vào tỉnh không cao. Hai là, hiện nay, các khu du lịch, các cơ sở du lịch mới được xây dựng ở dạng sơ khai, chưa được đầu tư tôn tạo đúng mức trong khi KCHT và CSVC-KT của ngành du lịch ở nhiều nơi còn thiếu về số lượng, kém về chất lượng. Tính riêng khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế, toàn tỉnh hiện chỉ có 01 khách sạn 4 sao, 02 khách sạn 2 sao và 06 khách sạn 1 sao, không đủ để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, nhất là khách du lịch quốc tế. Do vậy, HĐDL của tỉnh gặp rất nhiều khó khăn, chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Ba là, các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực du lịch hiện nay chỉ mới chú ý đến việc khai thác tài nguyên thiên nhiên thu lợi trước mắt, chưa quan tâm đến vấn đề bảo vệ để phát triển bền vững. Việc bảo tồn, bảo vệ tài nguyên du lịch trong các dự án đầu tư chưa được quy định cụ thể, chưa được kiểm soát, kiểm tra chặt chẽ. Nhiều cảnh quan thiên nhiên bị phá vỡ: núi bị phá để san lắp mặt bằng, chặt phá cây rừng, xây dựng kiên cố ở một số bãi tắm... gây không ít khó khăn cho việc phát triển du lịch của tỉnh ở hiện tại cũng như thời gian sau này. Bốn là, các di tích văn hóa, lịch sử là nguồn tài nguyên không kém gì nguồn tài nguyên thiên nhiên trong phát triển du lịch nhưng ít được quan tâm trùng tu, tôn tạo. Vẫn còn tình trạng lấn chiếm khu vực khoanh vùng bảo vệ của các di tích, người dân và chính quyền địa phương chưa thật sự ý thức được việc bảo vệ các giá trị di sản văn hóa phải mất thời gian hàng trăm năm tích tụ mới có được. Các di sản văn hóa mới chỉ được khai thác phục vụ du lịch nhằm lợi ích kinh tế trước mắt chứ chưa được quan tâm bảo tồn để phục vụ cho việc phát triển lâu dài. Do chưa có sự hiểu biết về giá trị của các khu di tích văn hóa – lịch sử nên người khai thác đã đưa ra những thông tin khiến cho khách tham quan có phần nhận thức sai lệch về giá trị văn hóa – lịch sử của các khu di tích ở tỉnh Kiên Giang. Mặt khác, việc xử lý rác thải, chất thải, vấn đề an ninh trật tự, bảo vệ môi trường văn hóa truyền thống của địa phương, sức khỏe cộng đồng dân cư vùng du lịch chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến việc gây ô nhiễm môi trường và sự bất ổn cho trật tự xã hội khi du lịch ngày càng phát triển. Đây là những vấn đề có tính cấp bách cần được ưu tiên khắc phục sớm. Năm là, trật tự kinh doanh du lịch đôi lúc vẫn diễn ra phức tạp, nhất là tệ chèo kéo, đeo bám khách du lịch. Sáu là, trình độ dân trí của cộng đồng dân cư ở các vùng du lịch không cao, nhận thức về lợi ích của kinh tế du lịch còn hạn chế nên việc chuyển biến về văn hóa ứng xử, thái độ giao tiếp của người dân ở vùng du lịch đối với du khách chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt. 2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG DU LỊCH CỦA CHÍNH QUYỀN TỈNH KIÊN GIANG GIAI ĐOẠN 2001 - 2007 2.2.1. Thực trạng tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật chung của Nhà nước liên quan đến hoạt động du lịch và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách phát triển du lịch mang tính đặc thù của địa phương thuộc thẩm quyền Luật Du lịch đã được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam khóa XI, kỳ họp lần thứ 7 thông qua ngày 14-6-2005 và Chính phủ đã ban hành Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01-6-2007 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch... Luật Du lịch ra đời có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển du lịch trong quá trình hội nhập. Những quy định trong Luật Du lịch về cơ bản đã tiếp cận được với Luật Du lịch của nhiều nước trên thế giới, tạo nên những nền tảng vững chắc để thu hút các doanh nghiệp du lịch nước ngoài đầu tư, hợp tác kinh doanh với Việt Nam, đồng thời thu hút ngày càng nhiều du khách quốc tế đến Việt Nam. Các nội dung quy định về bảo vệ và tôn tạo tài nguyên du lịch, quy hoạch du lịch, công nhận và tổ chức quản lý khu, tuyến, điểm du lịch và đô thị du lịch; tiêu chuẩn hóa cán bộ quản lý, nhân viên phục vụ, tiêu chuẩn hóa các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch; các quy định về đảm bảo an ninh, an toàn, cứu hộ, cứu nạn, bảo hiểm du lịch và giải quyết yêu cầu, kiến nghị của khách du lịch đều nhằm thể hiện chính sách của Nhà nước Việt Nam trong việc nâng cao sức cạnh tranh, tính hấp dẫn của du lịch Việt Nam, bảo vệ quyền lợi chính đáng của khách du lịch và các nhà đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực du lịch. Bên cạnh đó, tỉnh Kiên Giang, nhất là đảo Phú Quốc được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm từng bước xây dựng đảo Phú Quốc thành trung tâm du lịch sinh thái biển - đảo chất lượng cao. Cụ thể như Quyết định số 178/2004/QĐ-TTg ngày 05-10-2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020”; Quyết định số 229/2005/QĐ-TTg ngày 16-9-2005, Ban hành quy chế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuan Van.doc
  • docbia.doc
Tài liệu liên quan