Luận văn Quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế - Từ thực tiễn huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị

MỞ ĐẦU . 1

1. Lý do chọn đề tài . 1

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn. 2

3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn. 5

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn. 5

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn. 6

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn . 6

7. Kết cấu của luận văn. 7

Chương 1. 8

CƠ SỞ KHOA HỌC . 8

QUẢN LÝ NHÀ NưỚC VỀ BẢO HIỂM Y TẾ. 8

1.1. Một số khái niệm cơ bản . 8

1.1.1. Bảo hiểm xã hội .8

1.1.2. Bảo hiểm y tế.10

1.1.3. Quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế .13

1.1.3.1. Quản lý. 13

1.1.3.2. Quản lý nhà nước . 13

1.1.3.3. Quản lý nhà nước về BHYT. . 15

1.2. Sự cần thiết, vai trò và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về

bảo hiểm y tế. 17

1.2.1. Sự cần thiết quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế .17

1.2.2. Vai trò của quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế .19

1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế .21

1.3. Nội dung quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế. 24

1.3.1. Xây dựng hệ thống văn bản, chính sách và hướng dẫn triển khai

các văn bản, chính sách QLNN về BHYT. 24

1.3.2. Xây dựng chiến lược, kế hoạch hoạt động BHYT. 25

1.3.3. Tổ chức bộ máy và đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực quản lý

và hoạt động BHYT . 25

pdf112 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/03/2022 | Lượt xem: 553 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế - Từ thực tiễn huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BHYT theo cơ chế “một cửa” tại BHXH huyện; + Chi trả các chế độ BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp; từ chối chi trả các chế độ BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp, không đúng quy định; + Tiếp nhận khoản kinh phí từ Ngân sách Nhà nước chuyển sang để đóng, hỗ trợ đóng cho các đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp, BHYT; + Quản lý, sử dụng, hạch toán kế toán các nguồn kinh phí và tài sản của BHXH huyện theo phân cấp; + Ký, tổ chức thực hiện hợp đồng khám chữa bệnh BHYT với các cơ sở khám, chữa bệnh có đủ điều kiện, tiêu chuẩn chuyên môn, kỹ thuật theo phân cấp. - Kiểm tra, giải quyết các kiến nghị, khiếu nại về việc thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp, đối với các tổ chức, cá nhân tham gia và các cơ sở khám, chữa bệnh BHYT theo quy định. - Thực hiện chương trình, kế hoạch cải cách hành chính theo chỉ đạo, hướng dẫn của BHXH tỉnh. Tổ chức triển khai hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của BHXH huyện. - Tổ chức thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp,theo quy định. - Quản lý, lưu trữ hồ sơ của đối tượng tham gia và hưởng các chế độ BHXH, BHYT theo quy định. 40 - Hướng dẫn nghiệp vụ BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp, cho các tổ chức, cá nhân tham gia. - Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn huyện Triệu Phong, với các tổ chức, cá nhân tham gia BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp, để giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện các chế độ BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp, theo quy định. - Đề xuất, kiến nghị, phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các chế độ BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp. - Có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước trong lĩnh vực BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp, trên địa bàn. - Cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền được hưởng các chế độ, thủ tục thực hiện chính sách BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp - Khi người lao động, người sử dụng lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu; Cung cấp đầy đủ và kịp thời tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. - Định kỳ 6 tháng, phối hợp với cơ quan QLNN về lao động ở địa phương cập nhật thông tin về tình hình sử dụng lao động, trên địa bàn. Phối hợp cơ quan thuế cập nhật mã số thuế của tổ chức, cá nhân; định kỳ hàng năm, cập nhật thông tin do cơ quan thuế cung cấp về chi phí tiền lương để tính thuế của doanh nghiệp hoặc tổ chức. Để có cơ sở giải quyết các vấn đề có liên quan đến BHXH, BHYT. - Quản lý viên chức, lao động hợp đồng của BHXH huyện. - Tham gia nghiên cứu khoa học, thực hiện chế độ thông tin, thống kê, báo cáo, thi đua - khen thưởng theo phân cấp của BHXH tỉnh. 41 - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc BHXH tỉnh giao. Tóm lại, BHYT huyện Triệu Phong chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Giám đốc BHXH huyện và chịu sự quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn của UBND huyện Triệu Phong. 2.2.2. Kết quả hoạt động bảo hiểm y tế trên địa bàn huyện Triệu Phong  Công tác tổ chức vận động đối tượng tham gia BHYT Tính đến 31/12/2018, tổng số người tham gia BHYT ở huyện Triệu Phong là 116.541 người, tăng so với năm 2015 là 28.699 người, tỷ lệ tăng là 19%, tỷ lệ bình quân hàng năm là 7,3%. Trong các nhóm đối tượng tham gia BHYT được phản ánh qua các số liệu của năm 2018 như sau: Bảng 2.1: Tổng hợp đối tƣợng tham gia BHYT đến năm 2018 Đối tƣợng tham gia BHYT Số ngƣời có thẻ BHYT Tỷ lệ BHYT thuộc nhóm Trẻ em dưới 6 tuổi 18.903 100 Cận nghèo 9.734 94 Hộ nghèo 33.245 97 Học sinh 15.803 91 Hành chính sự nghiệp và các tổ chức khác 4.902 100 Doanh nghiệp 3.283 36 Hưu trí, mất sức lao động 1.607 100 Các đối tượng có công, cựu chiến binh, bảo trợ xã hội, đại hiểu quốc hội, HĐND 6.471 100 Thân nhân quân đội, công an 2.901 100 Nhóm hộ gia đình tham gia BHYT 24.692 75 Tổng cộng toàn huyện 116.541 85 (Nguồn: Báo cáo của BHXH huyện Triệu Phong) 42 Từ năm 2015 đến nay, dân số của Triệu Phong có tăng lên, từ 132.375 người năm 2015 lên 137.433 người năm 2018. Tuy nhiên, do tổng số người tham gia bảo hiểm tăng nhiều hơn nên làm cho tỷ lệ dân số tham gia BHYT tăng lên đáng kể qua hàng năm. Đến hết năm 2018, tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm đạt 85%, so với năm 2015, tỷ lệ dân số tham gia BHYT tăng 19%. Xét theo cơ cấu của từng nhóm đối tượng so với tổng số người tham gia bảo hiểm, thì tỷ lệ các nhóm không có biến động lớn qua các năm. Tuy nhiên, có thể nhận thấy sự thay đổi rõ rệt ở nhóm hộ gia đình tham gia BHYT, đã có sự thay đổi khá lớn từ năm 2015 đến nay. 43 Bảng 2.2: Đối tƣợng, số lƣợng ngƣời tham gia BHYT trên địa bàn huyện Triệu Phong từ năm 2015 – 2018 TT Chỉ số Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 1 Đối tƣợng tham gia BHYT (ngƣời) Dân số Số ngƣời có BHYT Tỷ lệ BHYT (%) Dân số Số ngƣời có BHYT Tỷ lệ BHYT (%) Dân số Số ngƣời có BHYT Tỷ lệ BHYT (%) Dân số Số ngƣời có BHYT Tỷ lệ BHYT (%) 1.1 Trẻ em dưới 6 tuổi 17.066 17.066 100 17.766 17.766 100 18.282 18.282 100 18.903 18.903 100 1.2 Cận nghèo 7.797 6.854 88 9.610 8.703 91 10.152 9.402 93 10.341 9.734 94 1.3 Người nghèo 20.615 18.231 88 29.555 26.216 89 33.016 31.451 95 34.201 33.245 97 1.4 Học sinh 19.624 15.091 77 17.766 14.026 79 16.960 14.609 86 17.287 15.803 91 1.5 Hành chính sự nghiệp và các tổ chức khác 4.351 4.351 100 4.634 4.634 100 4.707 4.707 100 4.902 4.902 100 1.6 Doanh nghiệp 6.909 3.286 48 8.463 3.129 37 8.888 3.136 35 9.012 3.283 36 1.7 Hưu trí, mất sức lao động 1.356 1.356 100 1.562 1.562 100 1.559 1.559 100 1.607 1.607 100 1.8 Các đối tượng khác: người có công với cách mạng, cựu chiến binh, trợ cấp bảo trợ xã hội, Đại biểu Quốc hội, HĐND 4.645 4.645 100 4.551 4.551 100 5.935 5.935 100 6.471 6.471 100 1.9 Thân nhân quân đội, công an 2.480 2.480 100 2.275 2.275 100 2.744 2.744 100 2.901 2.901 100 1.10 Nhóm hộ gia đình tham gia BHYT 47.532 14.482 30 37.327 18.849 51 33.536 23.519 70 33.108 24.692 75 2 Toàn huyện 132.375 87.842 66 133.509 101.711 76 135.779 108.344 80 137.433 116.541 85 (Nguồn: Số liệu báo cáo của Bảo hiểm xã hội huyện Triệu Phong đến ngày 31/12/2018) 44 Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ đối tƣợng tham gia bảo hiểm y tế từ năm 2015 đến năm 2018 (Nguồn: Số liệu báo cáo của BHXH huyện đến ngày 31/12/2018) Công tác lập danh sách và in, cấp phát thẻ nhằm đảm bảo mọi đối tượng có thẻ BHYT được huyện chú trọng chỉ đạo. Để việc in, cấp phát thẻ BHYT kịp thời, ngay sau khi có kết quả điều tra rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo, huyện chỉ đạo các cơ quan, đơn vị phối hợp với UBND các xã, thị trấn lập danh sách các đối tượng thụ hưởng; trong đó chú trọng rà soát, phân loại tránh trùng lặp, sai thông tin và bỏ sót đối tượng. Quá trình cấp thẻ yêu cầu phải đảm bảo đến tận tay người dân; khi có thông tin sai lệch, phải được điều chỉnh kịp thời và cấp lại ngay đối tượng. Bảo hiểm y tế, nhất là nhóm BHYT cho đối tượng thụ hưởng là người nghèo, bảo trợ xã hội, người dân tộc thiểu số thể hiện ý nghĩa nhân đạo và có tính chia sẻ cộng đồng sâu sắc. Đặc biệt, trong khi áp dụng giá viện phí mới theo Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC ngày 29/10/2015 và Thông tư số 15/2018/TT-BYT ngày 30/5/2018 thì chính sách thẻ BHYT được 88% 88% 77% 48% 30% 91% 89% 79% 37% 51% 93% 95% 86% 35% 70% 94% 97% 91% 36% 75% Đối tƣợng cận nghèo Ngƣời nghèo Học sinh Doanh nghiệp Nhóm hộ gia đình tham gia BHYT Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 45 triển khai trên địa bàn huyện góp phần quan trọng giảm bớt khó khăn cho người dân. Có thẻ BHYT, người dân sẽ được quỹ BHYT chi trả khi không may ốm đau, bệnh tật, giảm bớt gánh nặng cho gia đình và xã hội. Đối với hộ nghèo và cận nghèo, việc khám, điều trị bệnh tốn hàng chục triệu đồng thì thẻ BHYT giúp san sẻ gánh nặng khi họ không may ốm đau, bệnh tật, nhất là những bệnh hiểm nghèo có chi phí điều trị cao, thời gian điều trị kéo dài. Huyện Triệu Phong có 18 xã và 01 thị trấn, theo mật độ và thành phần dân cư, được chia thành 02 khu vực tương đối: - Khu vực thị trấn, đông dân cư, có mật độ dân số cao, gồm một số xã trung tâm với thành phần dân cư chủ yếu là kinh doanh thương mại, lao động chính thức trong các doanh nghiệp, các đơn vị hành chính sự nghiệp, sinh viên và người nghỉ hưu. Khu vực này có tỷ lệ bao phủ BHYT cao hơn mức bình quân của cả huyện. - Khu vực nông thôn, dân cư ít, có mật độ dân số thấp, gồm các xã vùng ven huyện, với thành phần dân cư chủ yếu làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp và lao động tự do. Khu vực này có tỷ lệ bao phủ BHYT thấp hơn mức bình quân của cả huyện.  Phát triển mạng lưới cơ sở y tế Từ năm 2015 đến 2018, số lượng cơ sở khám, chữa bệnh BHYT trên địa bàn huyện Triệu Phong dường như trong suốt 3 năm không tăng. Không có cơ sở công lập nào thành lập và đầu tư xây dựng mới, bên cạnh đó các cơ sở y tế tư nhân trên địa bàn phát triển, nhưng chưa được tham gia khám chữa bệnh cho các đối tượng tham gia BHYT. Tình hình cơ sở khám, chữa bệnh BHYT trên địa bàn huyện Triệu Phong, được thể hiện ở bảng: 46 Bảng 2.3: Mạng lƣới cơ sở y tế huyện Triệu Phong từ năm 2015 - 2018 TT Mạng lƣới cơ sở y tế Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 1 Số cơ sở khám, chữa bệnh 22 22 22 22 Bệnh viện 2 2 2 2 Ban/phòng 1 1 1 1 Trạm y tế xã, thị trấn 19 19 19 19 2 Số giường bệnh của các cơ sở khám, chữa bệnh BHYT 908 923 978 983 Bệnh viện 770 785 840 845 Ban/phòng 28 28 28 28 Trạm y tế xã, thị trấn 110 110 110 110 3 Số lượng bác sỹ 170 195 217 234 4 Số lượng y sỹ, kỹ thuật viên 150 176 154 160 5 Số lượng người tham gia BHYT 87.842 101.711 108.344 116.541 6 Số người tham gia BHYT/1 bác sỹ 517 522 532 519 7 Số người tham gia BHYT/số giường bệnh 97 110 118 124 8 Số bác sỹ/1.000 dân 1,3 1,5 1,6 1,7 (Nguồn: UBND huyện Triệu Phong – BHXH huyện Triệu Phong) Từ 2015 đến 2018, số cơ sở khám chữa bệnh BHYT không tăng lên nhưng số giường bệnh, số lượng bác sỹ, y sỹ, kỹ thuật viên đều tăng lên. Số giường bệnh của các cơ sở tăng từ 908 năm 2015 lên 983 năm 2018, số lượng tăng lên chủ yếu ở tuyến bệnh viện, còn ở các ban, phòng và trạm y tế thì vẫn giữ nguyên. Điều này cho thấy, nhu cầu điều trị nội trú ngày càng tăng tỷ lệ thuận với số lượng người tham gia BHYT; còn Phòng khám cán bộ và trạm y tế các xã, thị trấn chủ yếu khám chữa bệnh BHYT bằng điều trị ngoại trú do đó, số giường bệnh không được đầu tư tăng thêm. Số lượng bác sỹ tăng từ 170 năm 2015 lên 234 năm 2018 đã dẫn đến tỷ lệ số bác sỹ/1000 47 dân từ 1,3 lên 1,7. Bên cạnh đó, số lượng y sỹ, kỹ thuật viên tăng lên đã góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh ở các cơ sở. Số người tham gia BHYT/số giường bệnh tăng 87.842 năm 2015 lên 116.541 người năm 2018, điều này cho nhu cầu khám, chữa bệnh BHYT ngày càng tăng lên. Điều này cho thấy sự cần thiết của việc phải phát triển BHYT toàn dân. Số người tham gia BHYT/01 bác sỹ không đồng đều theo các năm, tuy nhiên với số liệu năm 2018, số người này đã giảm so với năm 2017. Điều này cho thấy nguồn nhân lực của các cơ sở khám chữa bệnh BHYT đang tăng tương đối so với số lượng người tham gia BHYT. Nguyên nhân do tốc độ tăng số lượng bác sỹ nhanh hơn tốc độ tăng số người tham gia bảo hiểm. Số bác sỹ/1000 người dân tăng dần trong những năm gần đây, năm 2018 bình quân 1.000 dân, có gần 02 bác sỹ (chưa tính số bác sỹ làm việc ở ngoài các cơ sở khám chữa bệnh BHYT) cho thấy đã thực hiện tốt việc đào tạo bác sỹ cho các cơ sở khám chữa bệnh, đây là cơ sở và điều kiện đảm bảo cho việc phục vụ khám chữa bệnh BHYT, khi số người tham gia BHYT tăng lên. Thực tế ở cơ sở y tế khám chữa bệnh BHYT cho thấy, trong những năm qua số lượng cơ sở khám chữa bệnh BHYT, số lượng giường bệnh, y, bác sỹ trên địa bàn huyện Triệu Phong có tăng theo tỷ lệ thuận với số lượng người tham gia BHYT. Tuy nhiên, các cơ sở y tế tại huyện Triệu Phong vẫn phải tiếp tục phát triển để thực hiện BHYT toàn dân trong những năm tới. 48 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tổng thu quỹ BHYT (Triệu đồng) 51.169 64.453 81.606 92.964 Tổng chi quỹ BHYT (Triệu đồng) 31.177 39.314 57.898 66.086 Kết dư quỹ (Triệu đồng) 19.992 25.139 23.708 26.878  Phát triển quỹ BHYT Biểu đồ 2.2: Cân đối quỹ BHYT huyện Triệu Phong (Nguồn: BHXH huyện Triệu Phong) ● Quỹ BHYT của huyện Tổng quỹ BHYT của huyện Triệu Phong tăng lên hàng năm do người tham gia BHYT tăng, năm 2015 là 51.169 triệu đồng tăng lên 92.964 triệu đồng năm 2018. Đây là dấu hiệu tích cực, và là điều kiện cần thiết cho việc phát triển cơ sở vật chất, kỹ năng phục vụ người dân tham gia BHYT và là điều kiện cho mục tiêu và lộ trình bao phủ BHYT trên phạm vi toàn huyện. Tổng chi khám, chữa bệnh BHYT năm 2018 cũng tăng lên đáng kể so với năm 2015. Chính vì thế đã góp phần cân đối giữa tổng thu quỹ BHYT và tổng chi khám, chữa bệnh BHYT và các năm đều có tồn dư quỹ. Tồn quỹ BHYT ổn định từ 19.992 triệu đồng năm 2015 đến 26.878 triệu đồng năm 2018. Mức tồn quỹ này mới chỉ tính đến thanh toán chi phí khám, chữa bệnh BHYT, chưa tính đến chi phí quản lý của bộ máy tổ chức hoạt động BHYT; mục tiêu của huyện là bảo toàn và tăng quỹ BHYT theo nguyên tắc an toàn, 49 hiệu quả; quỹ dự phòng khám, chữa bệnh BHYT. Mặt khác, quỹ BHYT còn tồn dư phải hướng tới cho việc đầu tư trang thiết bị, máy móc tại các cơ sở khám, chữa bệnh BHYT, để tăng chất lượng dịch vụ BHYT và phải tạo ra ảnh hưởng tích cực đến việc phát triển BHYT toàn dân.  Năng lực tổ chức khám, chữa bệnh Về cơ bản, các cơ sở khám chữa bệnh đã phối hợp chặt chẽ với cơ quan BHXH thực hiện tổ chức hoạt động khám chữa bệnh BHYT đúng quy trình, từ tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ BHYT đến lập thủ tục đăng ký khám, thực hiện chẩn đoán theo chuyên môn kỹ thuật và trả kết quả khám. Các dịch vụ kèm theo như cung cấp thực phẩm, nước uống, vệ sinh công nghiệp ... tại các cơ sở thực hiện tương đối tốt. Hiện nay, 100% cơ sở y tế sử dụng dịch vụ thuê ngoài đối với hoạt động này do vậy chất lượng và thời gian đảm bảo, đáp ứng yêu cầu phục vụ người bệnh. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện khám chữa bệnh, vẫn tồn tại một số hạn chế trong các bước của quy trình từ: - Bước tiếp nhận hồ sơ, làm thủ tục ban đầu - Bước chẩn đoán - Bước trả kết quả và chỉ định điều trị - Thanh toán, cấp phát thuốc, trả hồ sơ - Hoạt động cấp cứu Tóm lại, thực trạng về tổ chức, năng lực khám chữa bệnh và chất lượng dịch vụ BHYT của các cơ sở y tế tham gia dịch vụ BHYT trên địa bàn huyện Triệu Phong, còn nhiều hạn chế. Cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật cao, hiện đại còn thiếu thốn, nguồn nhân lực chưa đáp ứng toàn diện nhu cầu sử dụng dịch vụ BHYT của người dân, hệ thống cơ sở y tế tham gia dịch vụ BHYT chưa được mở rộng để người tham gia BHYT được quyền chủ động lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ. Công tác tổ chức khám, chữa bệnh, thủ tục 50 BHYT tại cơ sở khám chữa bệnh chưa được cải thiện đang kể, thực hiện thanh toán chi phí khám chữa bệnh thủ tục còn chậm, rườm rà, còn nhiều khó khăn cho người tham gia BHYT. Nguồn quỹ BHYT tuy thường xuyên có kết dư đảm bảo đảm nguồn tài chính sẵn sàng chi trả cho người tham gia BHYT, nhưng chưa vững chắc. 2.3. Thực trạng hoạt động quản lý nhà nƣớc về bảo hiểm y tế trên địa bàn huyện Triệu Phong 2.3.1. Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, chính sách bảo hiểm y tế trên địa bàn huyện Triệu Phong Trong những năm qua, huyện Triệu Phong đã tổ chức triển khai văn bản quy phạm pháp luật, chính sách về BHYT theo quyết định số 538/QĐ- TTg ngày 29/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thực hiện lộ trình BHYT toàn dân giai đoạn 2012 – 2015 và 2020; Chương trình hành động số 171 – Ctr/TU ngày 26/3/2013 của Ban thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012 – 2020; Quyết định số 1053/QĐ-UBND ngày 14/9/2016 của UBND tỉnh, về việc điều chỉnh chỉ tiêu thực hiện BHYT giai đoạn 2016 – 2020; Kế hoạch số 09/KH-UBND ngày 11/01/2017 của UBND Tỉnh về phát triển BHYT tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2017 – 2020. Thực hiện Luật BHYT sửa đổi, bổ sung năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành luật, Huyện Ủy, UBND huyện Triệu Phong đã có một số văn bản chỉ đạo việc thực hiện chính sách, chế độ BHYT thống nhất trên toàn huyện như: - Kế hoạch số 2775/KH-UBND ngày 14/07/2015 triển khai kế hoạch 104/KH-UBND ngày 19/05/2014 của UBND tỉnh về việc thực hiện quyết định 538/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án thực hiện lộ trình tiến tới BHYT toàn dân giai đoạn 2012-2015 và 2020; 51 - Chương trình hành động số 09-Ctr/HU ngày 04/06/2013 về việc thực hiện nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của bộ chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012-2020”; - Kế hoạch số 165/KH-UBND ngày 24/07/2016 triển khai việc thực hiện chương trình hành động số 09- Ctr/HU của Huyện Ủy Triệu Phong về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2020 trên địa bàn huyện Triệu Phong. - Kế hoạch số 4309/KH-UBND ngày 16/10/2015 triển khai lập danh sách hộ gia đình tham gia BHYT trên địa bàn huyện Triệu Phong. - Để đảm bảo quyền lợi khám chữa bệnh BHYT cho học sinh, hoàn thành chỉ tiêu 100% học sinh theo học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân trên địa bàn huyện tham gia BHYT, ngày 27/11/2018, UBND huyện Triệu Phong đã có Công văn số 2624/UBND-BHXH về việc thực hiện BHYT học sinh năm học 2018 - 2019. Theo đó, UBND huyện yêu cầu Phòng Giáo dục & Đào tạo huyện chỉ đạo các trường học trực thuộc tích cực tuyên truyền, vận động kịp thời đối với các trường hợp chưa tham gia BHYT, triển khai công tác BHYT đảm bảo đạt chỉ tiêu 100% học sinh tham gia BHYT trong năm học 2018 - 2019; tổ chức thực hiện tốt nội dung yêu cầu tại Công văn số 1018/LT-BHXH- GD&ĐT ngày 27/8/2018 của liên ngành BHXH tỉnh và Sở Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện BHYT học sinh, sinh viên năm học 2018 – 2019. Việc quy định thẩm quyền QLNN về BHYT từ cơ quan Trung ương tới cơ quan địa phương, từ cơ quan có thẩm quyền chung đến cơ quan có thẩm quyền chuyên môn cho thấy trách nhiệm vào cuộc của toàn hệ thống hành chính. Tuy nhiên, chưa có quy định rõ ràng về trách nhiệm và cơ chế thực thi 52 trách nhiệm đối với công tác quản lý nhà nước, còn chồng chéo, cơ chế phối hợp thiếu nhịp nhàng giữa các cơ chức năng các cấp. Việc QLNN về BHYT hiện tại khá phức tạp và thiếu rành mạch. BHXH Việt Nam vẫn được phân giao chức năng hoạt động sự nghiệp BHYT. Luật BHYT trao cho Bộ Y Tế quyền QLNN về BHYT. Song lại thiếu văn bản quy định cụ thể nhiệm vụ quản lý sự nghiệp BHYT và nhiệm vụ QLNN về BHYT nên ở cấp địa phương có sự chồng chéo nhiệm vụ của nhau, có việc cả hai ngành y tế và BHXH cùng làm, nhưng có việc thì lại đùn đẩy cho nhau và vì thế khó tạo ra một cơ chế thống nhất. Thậm chí có việc không đủ thẩm quyền lại được giao nhiệm vụ. Chẳng hạn giao cho BHXH thực hiện chức năng thanh tra BHYT... Bộ y tế có chức năng QLNN về BHYT có nhiệm vụ chủ trì xây dựng cơ chế chính sách chung về BHXH, các quyết định về các gói quyền lợi của đối tượng tham gia BHYT, quản lý các cơ sở y tế thực hiện các dịch vụ khám chữa bệnh... BHXH có chức năng quản lý hoạt động sự nghiệp BHYT, thực hiện thnah tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động BHYT (sự tham gia, đăng ký, thẻ BHYT, thu, thực hiện các gói quyền lợi, giám định, giải quyết các khiếu nại mâu thuẫn...). Những hoạt động về QLNN và quản lý hoạt động sự nghiệp BHYT ở cấp huyện rất cần sự phối hợp, chia sẻ rủi ro...nhưng ở huyện Triệu Phong sự phối hợp này còn chưa chặt chẽ làm hạn chế tính chủ động trong QLNN về BHYT trên địa bàn huyện. Công tác xây dựng, ban hành văn bản chỉ đạo về công tác BHYT của cơ quan QLNN về BHYT trên địa bàn huyện Triệu Phong ít được chú trọng. Trình tự, thủ tục soạn thảo và ban hành vẫn chưa đảm bảo, văn bản ban hành còn chậm, chồng chéo. Ở cấp huyện, với vị trí là cơ quan chấp hành và thừa hành, chủ yếu triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của cấp trên nên 53 một số văn bản của địa phương ban hành chỉ sao lại và cụ thể hóa những quy định của cấp trên ở địa phương, nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí hành chính và tránh làm chậm thời gian có hiệu lực của văn bản do cấp trên ban hành. Những văn bản chỉ đạo phối hợp giữa cơ quan BHXH huyện Triệu Phong và phòng y tế huyện Triệu Phong còn chưa có sự đồng nhất giữa cơ quan QLNN và cơ quan sự nghiệp. Việc triển khai, thực hiện công tác BHYT do cơ quan BHXH huyện Triệu Phong thực hiện phần lớn theo văn bản chỉ đạo của BHXH tỉnh Quảng Trị. UBND huyện Triệu Phong mà đặc biệt là phòng y tế huyện chưa thể hiện được vai trò chỉ đạo, vai trò QLNN về BHYT của mình thông qua các văn bản quy phạm pháp luật. 2.3.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế trên địa bàn huyện Triệu Phong Căn cứ Thông tư liên tịch Số: 51/2015/TTLT-BYT-BNV ban hành ngày 15/12/2015 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Y tế thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Phòng Y tế thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Huyện Triệu Phong đã cơ cấu tổ chức bộ máy thực hiện hoạt động QLNN về BHYT như sau: - Phòng Y tế là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Triệu Phong, có chức năng tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện QLNN về y tế, bao gồm: Y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng; y dược cổ truyền; sức khỏe sinh sản; trang thiết bị y tế; dược; mỹ phẩm; an toàn thực phẩm; bảo hiểm y tế; dân số – kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn. - Phòng Y tế chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của UBND huyện Triệu Phong, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Y tế tỉnh Quảng Trị. Như vậy, QLNN về BHYT là một trong các nội dung QLNN của phòng y tế huyện Triệu Phong. 54 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về bảo hiểm y tế (Nguồn: Tác giả sưu tầm) Tổ chức bộ máy của Phòng Y tế huyện gồm 03 tổ: Tổ quản lý y - dược, Tổ quản lý An toàn thực phẩm và Tổ Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, ngoài ra các công chức còn phụ trách công tác văn thư lưu trữ và kế toán. Việc tổ chức, quy định nhiệm vụ của các tổ do Trưởng phòng y tế quyết định theo yêu cầu công tác thực tế và tình hình nhân sự của đơn vị. Phòng y tế huyện Triệu Phong bao gồm: 5 người (03: biên chế, 02; người lao động hợp đồng), trong đó: lãnh đạo phòng: 03 người (01 Trưởng phòng và 02 Phó trưởng phòng), chuyên viên: 02 người. Phòng y tế chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của UBND cấp huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Y tế về QLNN về BHYT. Tuy nhiên, sau khi thành lập, phòng chưa thể hiện được hết chức năng QLNN về y tế nói chung và BHYT nói riêng trên địa bàn. Trách nhiệm được 55 giao đối với phòng y tế quá lớn, trong khi nguồn nhân lực lại thiếu hụt nên tồn tại dễ thấy nhất là các chức năng của phòng y tế về QLNN về BHYT đều phải có sự hỗ trợ từ BHXH huyện. Nguyên nhân, do chức năng, nhiệm vụ quá nhiều, nhưng nhân lực lại mỏng. Hiện Phòng Y tế chỉ có 5 cán bộ thì không thể quán xuyến hết nhiệm vụ được giao. Ngoài ra, phòng Y tế chưa có bộ phận chuyên trách tham mưu trong QLNN về BHYT, chủ yếu là kiêm nhiệm, nhiều vướng mắc, vấn đề phát sinh trong thực tế (tuyên truyền, mở rộng đối tượng, tổ chức khám chữa bệnh cho người có thẻ BHYT) chưa được điều chỉnh, giải quyết kịp thời. Chưa có quy định cụ thể chức năng tham mưu trong QLNN về BHYT của Phòng Y tế. 2.3.3. Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hoạt động BHYT trên địa bàn huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị Đối với công tác tham mưu QLNN về BHYT, Bộ Y tế là cơ quan đầu mối, chủ trì các hoạt động, song cần phối hợp với các cơ quan, ban ngành khác để có thể thực hiện tốt công tác này. Trong đó, BHXH Việt Nam trực tiếp quản lý hệ thống BHXH, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về BHYT. Chính phủ quản lý BHXH Việt Nam thông qua Bộ lao động và Hội đồng quản lý BHXH, với đại diện lãnh đạo các bộ ngành có liên quan theo quy định tại Nghị định số 05/2014/NĐ-CP ban hành ngày 17/01/2014. Đặt trong mối tương quan chung, ngành y tế và một số bộ ngành khác được quy định phối hợp thực hiện chức năng QLNN về BHYT nhằm đảm bảo thực thi các chính sách, pháp luật liên quan tới BHYT. Và đối với nguồn nhân lực Bộ Nội vụ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_bao_hiem_y_te_tu_thuc_tien_huye.pdf
Tài liệu liên quan