Luận văn Quản lý nhà nước về hoạt động của đạo công giáo trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Trang phụ bìa

Lời cảm ơn

Lời cam đoan

Danh mục bảng

Mục lục

MỞ ĐẦU .1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG

CỦA ĐẠO CÔNG GIÁO .8

1.1. Khái niệm quản lý Nhà nước và quản lý Nhà nước về hoạt động đạo tôn

giáo, đạo Công giáo.8

1.2. Quản lý nhà nước về hoạt động của đạo Công giáo .21

1.3. Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động của đạo Công giáo .33

1.3.1. Xây dựng chính sách, ban hành văn bản quy phạm pháp luật về tín

ngưỡng, tôn giáo.33

1.3.2. Quy định tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.34

1.3.3. Tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo .34

1.3.4. Phổ biến, giáo dục pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.35

1.3.5. Nghiên cứu trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; đào tạo, bồi dưỡng cán

bộ, công chức, viên chức làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo .36

1.3.6. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp

luật về tín ngưỡng, tôn giáo. .36

1.3.7. Quan hệ quốc tế trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo. .37

1.4. Phương thức quản lý nhà nước về hoạt động của đạo Công giáo .38

Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẠO CÔNG GIÁO VÀ

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẠO CÔNG GIÁO

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK.42

pdf151 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/03/2022 | Lượt xem: 297 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về hoạt động của đạo công giáo trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
àn kết toàn dân tộc”; “về công tác dân tộc”; “về công tác tôn giáo”. - Báo cáo số 112-BC/TU, ngày 07/7/2005 của Tỉnh ủy Đắk Lắk về kết quả hai năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa IX) về “Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc”; “công tác dân tộc”, “công tác tôn giáo”. - Quyết định số 601-QĐ/TU, ngày 18/5/2005 của Tỉnh ủy Đắk Lắk về việc kiểm tra hai năm triển khai, tổ chức thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 60 (khóa IX); Chương trình số 18-CTr/TU, 19-CTr/TU, 21-CTr/TU của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về “phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc”; “về công tác dân tộc”; “về công tác tôn giáo”. - Kế hoạch số 93-KH/TU, ngày 26/5/2010 của Tỉnh ủy Đắk Lắk về việc thực hiện Kết luận số 57-KL/TW của Bộ Chính trị (Khóa X) về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khoá IX) về “công tác tôn giáo”. - Kế hoạch số 60-KH/TU, ngày 26/4/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị 18-CT/TW, ngày 10/01/2018 “về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày 12/3/2003 của Ban Chắp hành Trung ương Đảng về công tác tôn giáo trong tình hình mới”. - Kế hoạch số 1757/KH-UB ngày 16/6/2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk về việc thực hiện Thông báo số 160-TB/TW ngày 15/11/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX) và Chỉ thị số 01/2005/CT-TTg, ngày 04/02/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chủ trương công tác đối với đạo Tin Lành trong tình hình mới. - Công văn 3092/UBND-VX, ngày 17/10/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk về việc triển khai thực hiện Kế hoạch 04/KH-TGCP-TL, ngày 26/04/2005 của Ban Tôn giáo Chính phủ về công tác đối với đạo Tin Lành - Các Quyết định số: 29/2006/QĐ-UBND, ngày 05/6/2006; Quyết định số: 34/2007/QĐ-UBND, ngày 05/9/2007; Quyết định số: 09 /2010/QĐ- UBND, ngày 29/3/2010; Quyết định số: 10/2014/QĐ-UBND, ngày 23/5/2014; Quyết định số 44/2016/QĐ-UBND, ngày 30/12/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk về việc ban hành Quy định về thẩm quyền và quy trình cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh; trong đó, đặc biệt quan tâm phổ biết quy trình, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cấp phép xây dựng các công trình kiến trúc, cơ sở thờ tự của tôn giáo. 61 Các huyện ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở đã tổ chức quán triệt học tập, phổ biến Nghị quyết của Trung ương 7 (khóa IX) và Chương trình số 21-CTr/TU, ngày 25/3/2003 của Tỉnh ủy cho cán bộ, đảng viên, chức sắc, chức việc trong các tôn giáo và tầng lớp nhân dân trên địa bàn và cụ thể hóa thành chương trình, kế hoạch của cấp mình để tổ chức thực hiện có hiệu quả. Triển khai Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo năm 2016 và Nghị định số: 162/2017/NĐ-CP, ngày 30/12/2017 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo; đồng thời căn cứ tình hình thực tế Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Công văn số 68/UBND-KGVX, ngày 16/3/2018 về thực hiện công tác đối với đạo Tin lành từ năm 2018 - 2020 và Công văn số 358/UBND-KGVX, ngày 15/01/2018 chỉ đạo cơ quan chuyên môn hướng dẫn các huyện, thị xã và thành phố triển khai thực hiện Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo giáo... Có thể nhận thấy, trong những năm qua công tác xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo và các văn bản lãnh đạo, tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng về công tác tôn giáo trên địa bàn luôn được Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh và các cơ quan tham mưu, giúp việc cho Ủy ban nhân dân tỉnh về tôn giáo quan tâm với những văn bản hướng dẫn và thể chế hóa kịp thời nhằm đưa các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước đi vào thực tiễn đời sống tôn giáo. Đây là những nhân tố quan trọng trong việc thực hiện tốt quản lý nhà nước về tôn giáo nói chung và đạo Công giáo nói riêng trên địa bàn. 2.3.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo Trước năm 2008, Ban Tôn giáo tỉnh Đắk Lắk cơ quan tham mưu, giúp việc cho Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn tỉnh; được thành lập ngày 20/3/1986, theo Quyết định số: 62 331/QĐ-UB của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk; Tuy nhiên, tại thời điểm đó, vấn đề tổ chức bộ máy của Ban Tôn giáo tỉnh chưa rõ ràng, nên sau khi có quyết định thành lập, Ban tôn giáo vẫn chưa định hình. Đến ngày 26/9/1989, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Quyết định số 113-QĐ/TU “Về việc thành lập Ban Tôn giáo tỉnh”; lúc này Ban Tôn giáo mới chính thức thành lập, trụ sở làm việc tại Ủy ban nhân dân tỉnh. Đến năm 1995, xuất phát từ yêu cầu công tác tôn giáo trong tình hình mới, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số: 1481/QĐ-UB, ngày 10/11/1995 “Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và quan hệ công tác của Ban Tôn giáo tỉnh; Xác định Ban Tôn giáo là cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân tỉnh, có chức năng tham mưu cho Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh về lĩnh vực công tác tôn giáo. Về mặt pháp lý, Ban Tôn giáo tỉnh là cơ quan ngang sở, có con dấu riêng, trụ sở riêng, tài khoản riêng, được đảm bảo kinh phí và phương tiện hoạt động độc lập; Ban Tôn giáo tỉnh có 09 cán bộ, công chức, nhân viên (lãnh đạo có 01 Trưởng ban và 01 Phó trưởng ban). Từ năm 2008 đến nay, thực hiện Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thông tư 04/TT- BNV, ngày 04/6/2008 của Bộ Nội vụ, theo đó, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định nhập Ban Tôn giáo tỉnh trực thuộc Sở Nội vụ, có con dấu và tài khoản riêng; có Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy cán bộ của Ban Tôn giáo như sau: * Ban Tôn giáo tỉnh Đắk Lắk Vị trí, chức năng: Ban Tôn giáo tỉnh là tổ chức trực thuộc Sở Nội vụ Đắk Lắk, giúp Giám đốc Sở Nội vụ tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực tôn giáo. Ban Tôn giáo chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Sở Nội vụ; Đồng thời 63 chịu sự hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Ban Tôn giáo Chính phủ; trong những trường hợp cần thiết, Phó giám đốc Sở Nội vụ kiêm Trưởng ban Ban Tôn giáo được báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, đồng thời báo cáo với Giám đốc Sở Nội vụ. Ban Tôn giáo tỉnh Đắk Lắk có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, có trụ sở, biên chế, kinh phí hoạt động do ngân sách Nhà nước cấp; có nhiệm vụ giúp Giám đốc Sở Nội vụ một số nội dung sau: - Xây dựng trình cấp có thẩm quyền các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực tôn giáo. - Xây dựng trình Giám đốc Sở Nội vụ ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành chương trình, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm về lĩnh vực tôn giáo. - Thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và chương trình, quy hoạch, kế hoạch dài hạn năm năm và hàng năm về lĩnh vực tôn giáo sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Tổ chức tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật về tôn giáo đối với cán bộ, công chức, viên chức và tín đồ, chức sắc, chức việc, nhà tu hành, nhân sĩ các tôn giáo trong phạm vi quản lý của tỉnh. - Giải quyết theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền giải quyết những vấn đề cụ thể về tôn giáo theo quy định của pháp luật. Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành tham mưu cho Sở Nội vụ trình Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết những vấn đề phát sinh trong tôn giáo; là đầu mối liên hệ giữa chính quyền Ủy ban nhân dân tỉnh với các tổ chức tôn giáo. - Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về lĩnh vực tôn giáo theo quy định của pháp luật. Thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác tôn giáo đối với đội ngũ công chức làm công tác tôn giáo thuộc phạm vi quản lý của Sở Nội vụ. 64 - Trình Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện việc áp dụng chính sách đối với những tổ chức tôn giáo và cá nhân có hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật. Thực hiện việc nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực tôn giáo, tổng kết thực tiễn, cung cấp luận cứ khoa học cho việc xây dựng và thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước đối với tôn giáo. - Hướng dẫn phòng Nội vụ thuộc ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết những vấn đề cụ thể về tôn giáo theo quy định của pháp luật. - Quản lý về tổ chức, biên chế, tài chính, tài sản, công chức thuộc Ban theo phân cấp của Giám đốc Sở Nội vụ và theo quy định của pháp luật. Về cơ cấu tổ chức: Hiện nay, Ban Tôn giáo có 02 phòng (Tổng hợp - hành chính và Nghiệp vụ), gồm 17 cán bộ công chức và lao động (12 đảng viên); 05 lãnh đạo (Phó Giám đốc Sở kiêm Trưởng Ban Tôn giáo, Phó Trưởng Ban Tôn giáo; Trưởng phòng Tổng hợp - Hành chính, Trưởng phòng Nghiệp vụ và Phó Trưởng phòng Nghiệp vụ); 08 chuyên viên, 01 kế toán trưởng, 01 nhân viên lái xe và 02 nhân viên hợp đồng lao động. * Đối với cấp huyện Trước năm 2008, toàn tỉnh có 8/13 huyện và Thành phố Buôn Ma Thuột có phòng Dân tộc - Tôn giáo trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện. Đến năm 2018, thực hiện Nghị định 14/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 và Thông tư 15/2014/TT-BNV, ngày 31/10/2014 “về hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nội vụ thuộc ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; phòng Nội vụ thuộc ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh”, thì ở cấp huyện không còn bộ máy chuyên trách quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo độc lập, mà thuộc chức năng, nhiệm vụ của phòng Nội vụ cấp huyện. Theo đó, phòng Nội vụ là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, có chức năng và 65 nhiệm tham mưu, giúp ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn, với các nội dung cụ thể sau: - Giúp ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về tôn giáo và công tác tôn giáo trên địa bàn. - Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn cùng cấp để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn theo phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk và theo quy định của pháp luật. - Tham mưu, giúp ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết những vấn đề cụ thể về tôn giáo theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Sở Nội vụ. Về tổ chức: Phòng Nội vụ gồm có 01 trưởng phòng, không quá 03 phó trưởng phòng và các công chức thực hiện công tác chuyên môn, nghiệp vụ. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, tình hình thực tiễn công việc và các vị trí việc làm của Phòng, Trưởng phòng Nội vụ bố trí và sắp xếp công việc đối với công chức của phòng Nội vụ, trong đó có phân công công chứ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo. Hiện nay, tổng số biên chế làm công tác Tôn giáo của 15 huyện, thị xã, thành phố có 110 người (cả chuyên trách và kiêm nhiệm). * Đối với cấp xã Ở cấp xã, không có cán bộ chuyên trách làm nhiệm vụ quản lý tôn giáo, công việc này thường được giao cho một cán bộ xã kiêm nhiệm. Trong việc thực hiện chính sách tôn giáo, Hội đồng Nhân dân xã có quyền quyết định biện pháp thực hiện chính sách tôn giáo, bảo đảm quyền tự do tự do, tín ngưỡng của Nhân dân địa phương theo quy định của pháp luật; ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có nhiệm vụ tổ chức, hướng dẫn chính sách tôn giáo; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Nhân dân ở địa phương theo quy định của pháp luật. Theo số liệu của Ban Tôn giáo tỉnh, hiện trên địa bàn có 66 184/184 đơn vị hành chính cấp xã phân công cán bộ, công chức kiêm nhiệm theo dõi quản lý tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn. Như vậy, sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số 08/2007/NĐ-CP đến nay, Ban Tôn giáo tỉnh được sát nhập vào Sở Nội vụ tỉnh với vai trò là cơ quan chuyên môn. Việc điều chuyển thay đổi vị trí pháp lý của Ban Tôn giáo từ cơ quan có vai trò giúp việc cho ủy ban nhân dân tỉnh sang cơ quan có vai trò tham mưu. Khi xét về thực quyền, chức năng giúp việc có được tính độc lập tương đối trong giới hạn được ủy quyền, còn chức năng tham mưu không có được sự độc lập này. Như vậy, với vị trí như hiện nay, Ban Tôn giáo tỉnh Đắk Lắk thiếu tính chủ động trong hoạt động nghiệp vụ, vì chỉ có thể tham mưu gián tiếp qua cấp trung gian là Sở Nội vụ. Bên cạnh đó, số lượng tín đồ, chức sắc tôn giáo trên địa bàn lại rất đông, và không ngừng tăng lên. Do vậy, nếu nguyên vị trí như hiện tại thì Ban Tôn giáo gặp nhiều khó khăn trong hoạt động, nhưng nếu trở về vị trí cũ thì không phù hợp với chủ trương về tinh gọn bộ máy. Đây là vấn đề đặt ra mà các cấp, các ngành cần phải xem xét và có giải pháp để năng cao hiệu quả hoạt động của Ban Tôn giáo tỉnh, phát huy vai trò tham mưu công tác quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn. Sơ đồ tổ chức bộ máy cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo tỉnh Đắk Lắk hiện nay Ủy ban nhân dân tỉnh đắk lắk Sở Nội vụ Ban Tôn giáo Ủy ban nhân dân cấp huyện Phòng Nội vụ Ủy ban nhân dân cấp xã Ghi chú: Quan hệ lãnh đạo, quản lý Quan hệ hướng dẫn 67 2.3.3. Tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo Thực hiện nhất quán đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về công tác tôn giáo; việc bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của đồng bào các dân tộc, đảm bảo để các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật, trong những năm qua, tỉnh đã quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để đồng bào theo đạo Công giáo sinh hoạt và hoạt động theo Hiến chương của Giáo hội và quy định của pháp luật. Các nhu cầu chính đáng, hợp pháp đều được chính quyền các cấp quan tâm giải quyết kịp thời, đáp ứng nguyện vọng của chức sắc, tín đồ. 2.3.3.1. Quản lý việc phong chức, phong phẩm Việc phong phẩm của các chức sắc đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh cơ bản tuân thủ đúng quy định pháp luật, Ban Tôn giáo tỉnh đã có những hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục các điều kiện theo quy định đối với các chức sắc đạo Công giáo trên địa bàn. Nhờ đó, việc phong chức, phong phẩm chức sắc đạo Công giáo được thực hiện đúng theo quy định pháp luật, theo đó: Thành viên Ban Thường vụ, Chủ tịch các Ủy ban Hội đồng Giám mục Việt Nam, Hồng y, Tổng giám mục, Giám mục, Giám mục phó, Giám mục phụ tá, Giám quản và người đứng đầu các dòng tu của đạo Công giáo việc phong chức, phong phẩm, cách chức, bãi miễn phải có trách nhiệm gửi bản đăng ký đến Ban Tôn giáo Chính phủ và việc phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử của Giáo hội Công giáo có yếu tố nước ngoài phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Ban Tôn giáo Chính phủ. Đối với các chức sắc khác, việc phong chức, phong phẩm, cách chức, bãi miễn phải gửi bản đăng ký với Ban Tôn giáo (Sở Nội vụ), trình ủy ban nhân dân xem xét, công nhận. Theo tổng hợp của Ban Tôn giáo tỉnh Đắk Lắk, từ năm 2005 đến 2019 việc việc phong chức, phong phẩm, thuyên chuyển nơi hoạt động tôn giáo của các chức sắc đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh cơ bản 68 tuân thủ đúng các quy định của pháp luật và các cấp chính quyền tỉnh luôn tạo điều kiện để Giáo hội tiến hành các hoạt động liên quan đến chức sắc như: Ủy ban nhân dân tỉnh đã chấp thuận việc thụ phong 27 linh mục, trên địa bàn tỉnh và đồng ý thuyên chuyển nơi hoạt động tôn giáo đối với 33 linh mục trong giáo phận [64], [71]; trong phạm vi Công giáo Đắk Lắk chưa có trường hợp bổ nhiệm, thuyên chuyển chức sắc có yếu tố nước ngoài. 2.3.3.2. Quản lý hoạt động của chức sắc, tín đồ đạo Công giáo; quản lý đào tạo chức sắc đạo Công giáo * Quản lý việc đăng ký chương trình hoạt động và lễ hội Công giáo Nhằm đảm bảo cho các chương trình hoạt động của các giáo xứ, giáo họ và các dòng tu trên địa bàn ổn định, chấp hành pháp luật nhà nước, Ủy ban nhân dân tỉnh thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc ủy ban nhân dân cấp huyện, xã hướng dẫn các cơ sở đạo Công giáo trên địa bàn hàng năm trước ngày 15/10, người phụ trách tổ chức tôn giáo cơ sở có trách nhiệm gửi bản đăng ký hoạt động tôn giáo sẽ diễn ra vào năm sau tại cơ sở đó đến ủy ban nhân dân xã, huyện và tỉnh, thông báo cho chính quyền địa phương về thời gian, nội dung, quy mô hoạt động tôn giáo, nhất là các hoạt động diễn ra bên ngoài cơ sở tôn giáo, tập trung đông giáo dân... Theo đó, các giáo xứ, giáo họ trên địa bàn tỉnh chấp hành khá nghiêm túc việc đăng ký các hoạt động sinh hoạt tôn giáo với chính quyền địa phương, nội dung sinh hoạt tôn giáo cơ bản đúng nội dung đã đăng ký với chính quyền địa phương. Công tác quản lý và tổ chức lễ hội đạo Công giáo có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần quan trọng vào việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, lịch sử nâng cao đời sống tinh thần của giáo dân đạo Công giáo. Hàng năm, Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Tôn giáo tỉnh kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn tổ chức các lễ quan trọng của đạo Công giáo; đồng thời, phối hợp đảm an ninh để các lễ hội Công giáo diễn ra an toàn, nhất là các ngày lễ tập 69 trung số lượng lớn giáo dân tham gia như: Lễ Giáng Sinh, Lễ phục sinh, Lễ Chúa Giêsu lên trời, Chầu lượt Tuy nhiên, tình trạng tổ chức các hoạt động tôn giáo không thông báo với chính quyền địa phương còn xảy ta, nhất là ở cơ sở như: Tự ý tổ chức hoạt động truyền đạo, chia tách, thành lập mới các dòng tu, các giáo họ, giáo xứ không xin phép chính quyền; tự ý tổ chức mở rộng quy mô lễ hội so với quy mô đăng ký; chưa được xác định rõ trách nhiệm của người quản lý cơ sở, tổ chức đạo Công giáo với chính quyền, với xã hội nơi đúng chân Thực trạng trên đang làm giảm đi giá trị chân thực, vốn có và làm sai lệch giá trị, bản sắc văn hóa của nhiều lễ hội Công giáo, gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng xấu đến an ninh chính trị và trật tự xã hội ở địa phương. * Quản lý hoạt động của các chức sắc, tín đồ đạo Công giáo Ban Tôn giáo tỉnh Đắk Lắk và chính quyền các cấp đẩy mạnh hướng dẫn, tuyên truyền những quy định về hoạt động của các chức sắc, tín đồ đạo Công giáo, nhằm ổn định hoạt động của các chức sắc đạo Công giáo trên địa bàn; Đối với các tổ chức, chức sắc, tín đồ đạo Công giáo có những hoạt động tôn giáo trái pháp luật, tùy tính chất từng vụ việc chính quyền các cấp đều có công văn nhắc nhở, chấn chỉnh hoạt động; trường hợp vi phạm nhiều lần thì tiến hành xử lý hành chính. Nhờ đó, các chức sắc, tín đồ đạo Công giáo cơ bản thực hiện và chấp hành tốt các quy định sinh hoạt tôn giáo của nhà nước. Bên cạnh đó, vẫn còn có những trường hợp chức sắc đạo Công giáo chưa thực sự chấp hành tốt các quy định pháp luật về hoạt động tôn giáo: Một số chức sắc, tín đồ đạo Công giáo tổ chức nhiều hoạt động trái phép, thể hiện thái độ chống đối Đảng và nhà nước. Một số chức sắc vận động, lôi kéo giáo dân sưu tầm, thu tập hồ sơ, tài liệu cũ, phát động khiếu kiện đông người để đòi nhà, đất có nguồn gốc tôn giáo, gây mất trật tự xã hội; thậm chí có chức sắc có thái độ cực đoan, thách thức chính quyền và có dấu hiệu chính trị hóa 70 các hoạt động tôn giáo, hình thành tư tưởng xấu trong đội ngũ chức sắc, tín đồ đạo Công giáo. * Quản lý đào tạo chức sắc, chức việc đạo Công giáo Đối với hoạt động đào tạo, bồi dưỡng chức sắc đạo Công giáo, các cấp chính quyền của tỉnh luôn tạo điều kiện thuận lợi để Giáo hội Công giáo tổ chức mở trường, mở lớp, chiêu sinh đào tạo, bồi dưỡng những người chuyên hoạt động đạo Công giáo tại các Đại Chủng viện của Giáo hội và xem xét, tạo điều kiện để Giáo hội Công giáo cử người đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài. Việc đào tạo, bồi dưỡng chức sắc, chức việc đạo Công giáo trong những năm qua được Giáo hội thực hiện nghiêm túc các quy định pháp luật về quy chế, quy định; đối tượng, thời gian, nội dung, chương trình và số lượng các môn học theo quy định. Từ năm 2005 đến 2019, các cấp chính quyền tỉnh Đắk Lắk đã xem xét và chấp thuận cho Giáo hội Công giáo cử 141 tín đồ, chủng sinh đi đào tạo, trong đó có 130 chủng sinh theo học tại Đại Chủng viện Sao Biển (Nha Trang - Khánh Hòa) và 11 chủng sinh học tại các Đại Chủng viện ở Italia, Canada và Hoa Kỳ. Ngoài ra, chính quyền đã cấp phép cho 89 lượt linh mục, tu sĩ ra nước ngoài học tập, bồi dưỡng mục vụ. 2.3.3.3. Quản lý hoạt động từ thiện xã hội của đạo Công giáo * Quản lý hoạt động từ thiện, nhân đạo: Nhằm tạo điều kiện cho các hoạt động từ thiện nhân đạo của đạo Công giáo phát huy vai trò và nội lực của mình, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã chỉ đạo các sở, ban ngành của tỉnh hướng dẫn ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức đạo Công giáo thực hiện các hoạt động từ thiện, nhân đạo đúng theo quy định pháp luật. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng đã phối hợp với các đoàn thể thực hiện các cuộc vận động, tuyên truyền, thuyết phục các chức sắc, tín đồ đạo Công giáo thực hiện các hoạt động từ thiện nhân đạo theo đúng hướng dẫn của chính quyền các cấp. Trong những năm, 71 đồng bào tín đồ, chức sắc đạo Công giáo tỉnh Đắk Lắk luôn tích cực trong các phong trào từ thiện nhân đạo, ủng hộ người nghèo, giúp đỡ trẻ em hoàn cảnh khó khăn, tật nguyền, người già cô đơn, gia đình thương binh, liệt sĩ, hỗ trợ nhân dân các vùng bị thiên tai lũ lụt, xây dựng nhà tình nghĩa... Hưởng ứng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, sống tốt đời đẹp đạo” đồng bào Công giáo trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã tích cực thi đua lao động sản xuất, giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp, làm thay đổi diện mạo của nhiều vùng nông thôn tại Đắk Lắk và tích cực tham gia hoạt động xã hội khác. Cụ thể, từ năm 2005 đến năm 2018, đồng bào Công giáo tỉnh Đắk Lắk đóng góp gần 21,6 tỷ đồng để xây dựng nhà tình thương, ủng hộ quỹ đền ơn đáp nghĩa; huy động hơn 5,7 tỷ đồng để trao nhiều suất học bổng, xe đạp cho hoc̣ sinh nghèo vượt khó học giỏi. Theo thống kê của Ủy ban đoàn kết Công giáo tỉnh Đắk Lăk, riêng năm 2019, đồng bào công giáo tỉnh Đắk Lắk đã huy động trên 6 tỷ đồng để hoạt động xã hội, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn. Đặc biệt, xây dựng 29 căn nhà tình thương với tổng giá trị trên 900 triệu đồng; đóng góp quỹ đền ơn đáp nghĩa trên 48 triệu đồng; đóng góp cho hoạt động khuyến học, hỗ trợ các lớp học tình thương, tặng học bổng với tổng trị giá gần 3 tỷ đồng * Quản lý hoạt động xã hội hóa giáo dục: Thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục của nhà nước, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk và các cấp chính quyền địa phương luôn quan tâm, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để đạo Công giáo tham gia vào xã hội hóa giáo dục. Mặc dù còn gặp nhiều vướng mắc về cơ chế, về con người, cơ sở vật chất nhưng các chức sắc, tín đồ đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh vẫn cố gắng phát huy sự gắn bó với cộng đồng, phục vụ lợi ích xã hội bằng các hoạt động giáo dục mang nhiều ý nghĩa. Hoạt động xã hội hóa giáo dục được các 72 giáo xứ, dòng tu và đông đảo đồng bào Công giáo trong tỉnh đón nhận với tinh thần trách nhiệm cao, góp phần chung tay cùng cộng đồng xã hội thúc đẩy sự nghiệp “trồng người” phát triển; nhiều giáo xứ thành lập, huy động đầu tư cơ sở vật chất trường mẫu giáo tư thục, tổ chức các nhóm trẻ, lớp học tình thương. Trong đó, nhiều trường được đầu tư cơ sở vật chất rất tốt như: Trường Mầm non Họa Mi thuộc Tu viện Nữ vương Hòa Bình và Mẫu giáo Hoa Cúc thuộc Tu viện Vinh Sơn (thành phố Buôn Ma Thuột), mức đầu tư giai đoạn 1 trên 20 tỷ đồng trên mỗi trường, đến nay các trường này đang tiếp tục được đầu tư mở rộng; Ngoài ra, còn trên 13 trường mầm non, do các giáo xứ, họ đạo đóng góp kinh phí, ngày công xây dựng và hơn 30 nhóm trẻ tư thục do các nhón tín đồ công giáo quản lý. Các cơ sở mầm non do các tổ chức, cá nhân đạo Công giáo tổ chức đã huy động hơn 4.500 trẻ đến trường, chiếm trên 25% tổng số trẻ ngoài công lập đến trường mầm non trên toàn tỉnh; góp phần giảm tải cho giáo dục công lập và đồng hành cùng ngành Giáo dục thực hiện thành công Đề án Phổ cập Giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. * Quản lý hoạt động tham gia xã hội hóa y tế: Nhờ những chủ trương, chính sách cởi mở trong xã hội hóa trong lĩnh vực y tế, trong những năm qua, đạo Công giáo tỉnh Đắk Lắk tham gia xã hội hóa y tế rất đa dạng như mở các phòng khám tư nhân, phối hợp với các cơ quan Nhà nước xây dựng các trung tâm giúp đỡ, tư vấn cho bệnh nhân, kêu gọi đầu tư nước ngoài tham gia vào quá trình khám chữa bệnh cho người dân nghèo trên địa bàn; thành lập trung tâm khuyết tật để chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em khuyết tật và trẻ em hoàn cảnh khó khăn. Ngoài huy động nguồn lực, đầu tư xây dựng các trường mầm non, đồng bào tín đồ Công giáo còn đóng góp kinh phí xây dựng các cơ sở, trung tâm bảo trợ xã hội như: Trường chuyên biệt Vi Nhân (Thành phố Buôn Ma Thuột), thành lập từ năm 1997, trung bình mỗi năm học, tiếp nhận khoảng 15

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_hoat_dong_cua_dao_cong_giao_tre.pdf
Tài liệu liên quan