Luận văn Quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực ngành xây dựng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

MỞ ĐẦU . 1

Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT

TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH XÂY DỰNG ĐẢNG. 8

1.1. Các khái niệm cơ bản. 8

1.2. Sự cần thiết và các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển nguồn nhân

lực ngành Xây dựng Đảng. 16

1.2.1. Sự cần thiết của quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực

ngành Xây dựng Đảng.16

1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về phát triển nguồn

nhân lực ngành Xây dựng Đảng.18

1.3. Nội dung chủ yếu của hoạt động quản lý nhà nước về phát triển nguồn

nhân lực ngành Xây dựng Đảng . 22

1.3.1. Hệ thống văn bản quản lý nhà nước và quy hoạch phát triển nguồn

nhân lực ngành Xây dựng Đảng.22

1.3.2. Xây dựng và thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực

ngành Xây dựng Đảng. 24

1.3.3. Tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, kiểm tra, giám sát nguồn nhân lực

ngành Xây dựng Đảng.26

1.3.4. Đầu tư, hỗ trợ từ ngân sách nhà nước và huy động các nguồn

lực xã hội cho phát triển nguồn nhân lực ngành Xây dựng Đảng . 28

1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực ngành

Xây dựng Đảng của một số địa phương. 29

1.4.1. Kinh nghiệm của một số địa phương.29

1.4.2. Bài học rút ra cho quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực

ngành Xây dựng Đảng tỉnh Vĩnh Phúc.33

pdf119 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/03/2022 | Lượt xem: 379 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực ngành xây dựng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
huyện, 42 thành, thị với 180 phiếu, từ đó có những căn cứ để đánh giá toàn diện, chính xác về thực trạng chất lượng nguồn nhân lực ngành Xây dựng Đảng hiện nay. 2.2.1. Thực trạng nguồn nhân lực ngành Xây dựng Đảng tỉnh Vĩnh Phúc * Số lượng Thực tế theo số liệu thống kê, Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đang có 183 cán bộ, công chức đang làm việc, Thành ủy Vĩnh Yên có 33 cán bộ, công chức, Thị ủy Phúc Yên có 28 cán bộ, chức. Ngoài ra 7 huyện còn lại bao gồm Sông Lô, Lập Thạch, Tam Dương, Tam Đảo, Vĩnh Tường, Yên Lạc, Bình Xuyên có số lượng cán bộ, công chức đang làm việc là từ 24 đến 35 người, trong đó Huyện ủy Sông Lô có số lượng ít nhất với 24 cán bộ, công chức và nhiều nhất là Huyện ủy Lập Thạch với 35 cán bộ, công chức đang làm việc. Qua thống kê số lượng cán bộ, công chức tỉnh Vĩnh Phúc đã cơ bản thực hiện đúng theo Quy định. * Cơ cấu tuổi Nhìn chung, dựa vào biểu đồ có thể dễ dàng nhận thấy, số lượng cán bộ, công chức dưới 30 tuổi đạt tỷ lệ thấp, đa phần dưới 15%. Mặt khác, độ tuổi từ 51 đến 60 đang chiếm tỷ lệ không nhỏ, trong khi đó, nhóm tuổi từ 31 đến 40 và từ 41 đến 50 đều chiếm tỷ lệ đa số trong cơ cấu nhóm tuổi của cán bộ, công chức công tác trong ngành Xây dựng Đảng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc Như vậy, dựa vào biểu đồ có thể dễ dàng nhận thấy, tuổi đời của đội ngũ cán bộ, công chức công tác trong ngành Xây dựng Đảng trên địa bàn tỉnh khá cao, cần được trẻ hóa và tạo nguồn kế cận vì đội ngũ cán bộ, công chức trẻ với tính năng động, sáng tạo, có trình độ năng lực sẽ là yếu tố thuận lợi cho hoạt động thực hiện nhiệm vụ. Đồng thời qua phân tích số liệu, tỉnh Vĩnh Phúc cũng cần có những chính sách phát triển nguồn nhân lực ngành Xây dựng Đảng của tỉnh để thay thế những cán bộ, công chức sắp về hưu hoặc không đủ năng lực hay yếu kém về trình độ chuyên môn. 43 Biểu đồ 2.2: Cơ cấu tuổi của cán bộ, công chức đang làm việc tại Tỉnh ủy và các huyện, thành, thị ủy trực thuộc Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Đơn vị: % Nguồn: Ban Tổ chức Tỉnh ủy Vĩnh Phúc * Trình độ quản lý nhà nước Cán bộ, công chức công tác trong ngành Xây dựng Đảng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc cơ bản đều đã qua đào tạo, thấp nhất là ngạch chuyên viên và cao nhất là ngạch chuyên viên cao cấp. Nhìn vào biều đồ có thể dễ dàng nhận thấy, tỷ lệ cán bộ, công chức chưa qua đào tạo tương ứng với ngạch cán sự và nhân viên trong ngành Xây dựng Đảng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc chỉ đạt thấp nhất là 3,03% và cao nhất là 8,57%. Điều này cho thấy, cán bộ, công chức ngành Xây dựng Đảng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã được đào tạo tốt về trình độ quản lý nhà nước, đáp ứng về yêu cầu công việc chuyên môn hiện nay. 37.16 45.45 57.14 54.17 57.14 34.62 41.94 44.44 33.33 43.75 35.52 30.30 28.57 12.50 25.71 38.46 9.68 22.22 36.67 28.13 15.30 12.12 10.71 29.17 5.71 19.23 38.71 14.81 20.00 18.75 0.00 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00 Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Thành ủy Vĩnh Yên Thị ủy Phúc Yên Huyện ủy Sông Lô Huyện ủy Lập Thạch Huyện ủy Tam Dương Huyện ủy Vĩnh Tường Huyện ủy Yên Lạc Huyện ủy Bình Xuyên Huyện ủy Tam Đảo Từ 51 đến 60 Từ 41 đến 50 Từ 31 đến 40 Dưới 30 44 Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ về trình độ quản lý nhà nước của các bộ, công chức công tác trong ngành Xây dựng Đảng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc Đơn vị: % Nguồn: Ban Tổ chức Tỉnh ủy Vĩnh Phúc * Trình độ chuyên môn Tỉnh ủy Vĩnh Phúc hiện có 183 cán bộ, công chức đang làm việc trong đó, có 129 người có trình độ đại học chiếm 70,49%, 39 người đạt trình độ Thạc sỹ chiếm 21,31%, Tiến sỹ có 3 người đạt 1,64% và còn lại 12 người đạt trình độ trung cấp, cao đẳng chiếm 6,56%. Trình độ chuyên môn là một yếu tố rất quan trọng cấu thành năng lực thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ, công chức nói chung trong đó có cán bộ, công chức công tác trong ngành Xây dựng Đảng ảnh hưởng trực tiếp đến 7.10 3.03 3.57 8.33 8.57 15.38 9.68 3.70 6.25 67.76 84.85 85.71 70.83 80.00 73.08 54.84 85.19 90.00 68.75 20.22 9.09 10.71 20.83 11.43 7.69 35.48 11.11 10.00 25.00 4.92 3.03 3.85 0.00 50.00 100.00 Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Thành ủy Vĩnh Yên Thị ủy Phúc Yên Huyện ủy Sông Lô Huyện ủy Lập Thạch Huyện ủy Tam Dương Huyện ủy Vĩnh Tường Huyện ủy Yên Lạc Huyện ủy Bình Xuyên Huyện ủy Tam Đảo Chuyên viên cao cấp Chuyên viên chính Chuyên viên Cán sự, nhân viên 45 tính chuyên nghiệp, chất lượng chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ và kết quả thực hiện nhiệm vụ. Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức hiện đang công tác trong ngành Xây dựng Đảng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc Đơn vị: % Nguồn: Ban Tổ chức Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Trình độ chuyên môn thấp là một hạn chế lớn trong việc thực hiện nhiệm vụ vì trình độ chuyên môn là yếu tố cơ bản cấu thành năng lực thực hiện nhiệm vụ, giúp cán bộ, công chức thực hiện tốt các công việc theo sự phân công. Đặc biệt, trong bối cảnh Vĩnh Phúc là tỉnh được đầu tư, phát triển trọng điểm ở khu vực phía Bắc, vì vậy thời gian tới cần quan tâm hơn đến công tác đào tạo bồi dưỡng về trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, công chức công tác trong ngành Xây dựng Đảng để phục vụ cho sự phát triển của tỉnh. 6.06 10.71 12.50 14.29 15.38 9.68 7.41 3.33 9.38 75.76 75.00 87.50 68.57 73.08 74.19 77.78 93.33 81.25 18.18 14.29 0.00 17.14 11.54 16.13 14.81 3.33 9.38 0.00 20.00 40.00 60.00 80.00 100.00 Thành ủy Vĩnh Yên Thị ủy Phúc Yên Huyện ủy Sông Lô Huyện ủy Lập Thạch Huyện ủy Tam Dương Huyện ủy Vĩnh Tường Huyện ủy Yên Lạc Huyện ủy Bình Xuyên Huyện ủy Tam Đảo Thạc sỹ Cử nhân Trung cấp, Cao đẳng 46 * Trình độ ngoại ngữ Trình độ ngoại ngữ của cán bộ, công chức công tác trong ngành Xây dựng Đảng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc chiếm tỷ lệ không cao, trung bình chỉ đạt khoảng 40% tổng số cán bộ, công chức. Đây cũng là một hạn chế của ngành Xây dựng Đảng của tỉnh, bởi trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế, quốc tế thì ngoại ngữ trở thành một trong những điều kiện cần thiết. Trong hoạt động thực thi công vụ, ngoại ngữ là một yếu tốt rất quan trọng, giúp công chức nghiên cứu, tiếp cận tài liệu và các trang thiết bị. máy móc phục vụ thực hiện công việc. Còn khoảng 60% số cán bộ, công chức ngành Xây dựng Đảng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc chưa có trình độ ngoại ngữ làm hạn chế khả năng tiếp cận, nghiên cứu tài liệu nước ngoài và học hỏi kinh nghiệm từ quốc tế. Trong thời gian tới cần tăng cường đào tạo bồi dưỡng về ngoại ngữ cho đối tượng này nhằm nâng cao khả năng tiếp cận, nghiên cứu và học tập trong và ngoài nước. * Trình độ tin học Ngược lại với trình độ ngoại ngữ chỉ chiếm một tỷ lệ không cao, trình độ tin học của cán bộ, công chức công tác trong ngành Xây dựng Đảng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc lại chiếm một tỷ lệ khá cao. Theo số liệu thống kê, có tới hơn 70% số cán bộ, công chức có trình độ tin học, điều này là lợi thế bởi yêu cầu trong thời kỳ xây dựng đất nước hiện nay cần đẩy mạnh quá trình tin học hóa trong nền công vụ phục vụ cải cách hành chính từng bước tiến tới xây dựng chính quyền điện tử. Tin học là một yếu tố quan trọng không thể thiếu, ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức. Tuy nhiên, vẫn còn có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ tin học cho đội ngũ cán bộ, công chức trong thời gian tới hướng đến đạt 100% cán bộ, công chức có trình độ tin học trong thời gian tới nhằm nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ, nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc. 47 * Kỹ năng và phương pháp thực thi công vụ Kỹ năng và phương pháp thưc thi công vụ có ý nghĩa hết sức quan trọng ảnh hưởng đến năng lực thực thi công vụ của cán bộ, công chức. Đó là khả năng vận dụng khéo léo, thành thạo, thuần thục những kiến thức và kinh nghiệm của công chức vào thực tiễn giải quyết công việc. Biểu đồ 2.5: Về kỹ năng thực thi công vụ của cán bộ công tác trong ngành Xây dựng Đảng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát Qua khảo sát bằng phiếu hỏi, kết quả điều tra cho ta thấy chỉ có 6,7% tương đương với 12 phiếu đánh giá kỹ năng thực thi công vụ của cán bộ, công chức ngành Xây dựng Đảng tỉnh Vĩnh Phúc là kém. Còn lại 52,8 % (95 phiếu) và 40,5% (73 phiếu) đánh giá lần lượt là bình thường và tốt. Điều này cho thấy, phần lớn cán bộ, công chức ngành Xây dung Đảng tỉnh Vĩnh Phúc đã phát huy được kiến thức và trình độ của mình, có kỹ năng và phương pháp làm việc tốt, giải quyết công việc hiệu quả. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập đầy thách thức, xã hội luôn phát triển không ngừng và hoạt động công vụ cũng luôn có sự thay đổi thì một số cán bộ, công chức còn hạn chế về kỹ năng và phương pháp thực thi công vụ, còn bị động, ngại đổi mới, chưa có phương pháp làm 40.5% 52.8% 6.7% Tốt Bình Thường Kém 48 việc khoa học. Một số khác chưa thực sự tâm huyết, sâu sát, nhiệt tình với công việc, chưa thể hiện được sự chuyên nghiệp trong giải quyết công việc. * Đạo đức, tinh thần trách nhiệm công vụ và thái độ phục vụ nhân dân Cán bộ, công chức ngành Xây dựng Đảng trong thực thi nhiệm vụ phải có nguyên tắc và phẩm chất đạo đức, thực hiện nhiệm vụ một cách trung thực, không vụ lợi cá nhân, có lối sống trong sạch, có thái độ cư xử đúng mực và tôn trọng nhân dân; phải công bằng, không thiên vị, thực thi công vụ bằng hết khả năng của mình với tinh thần tận tâm, tận tụy, chấp hành nghiêm túc các nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị. Biểu đồ 2.8: Đánh giá đạo đức và tinh thần trách nhiệm trong thực thi công vụ của cán bộ, công chức ngành Xây dựng Đảng tỉnh Vĩnh Phúc Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát Kết quả khảo sát cho thấy có 53,3% (96 phiếu) đánh giá đạo đức và tinh thần trách nhiệm trong thực thi công vụ của cán bộ, công chức ngành Xây dựng Đảng tỉnh Vĩnh Phúc là tốt; 37,3% (67 phiếu) đánh giá là bình thường và 9,4% (17 phiếu) đánh giá là kém. Có thể thấy, bên cạnh phần lớn cán bộ, công chức là những người có phẩm chất đạo đức, tinh thần trách nhiệm trong thực thi công 53.3% 37.3% 9.4% Tốt Bình thường Kém 49 vụ thì vẫn còn tồn tại những biểu hiện về suy thoái đạo đức, ý thức trách nhiệm đã và đang gây nên những bức xúc cho nhân dân. Biểu đồ 2.7: Đánh giá thái độ phục vụ nhân dân của cán bộ, công chức ngành Xây dựng Đảng tỉnh Vĩnh Phúc Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát Kết quả khảo sát cho thấy, 13,9% (25 phiếu) đánh giá thái độ phục vụ nhân dân của cán bộ, công chức ngành Xây dựng Đảng tỉnh Vĩnh Phúc là rất tốt, 57,2% (103 phiếu) đánh giá là tốt; 25% (45 phiếu) đánh giá là bình thường, còn lại 3,9% (7 phiếu) đánh giá là kém. Trong hoạt động thực thi công vụ, đội ngũ cán bộ công chức nhìn chung đã có ý thức chính trị, giữ vững phẩm chất cách mạng, cách thức ứng xử, giao tiếp, quan hệ, lề lối làm việc, thái độ phục vụ nhân dân đã có nhiều chuyển biến tích cực, kỷ luật, kỷ cương hành chính được tăng cường, giảm bớt phiền hà nhũng nhiều, tiêu cực đối với nhân dân. Tuy nhiên, trong quá trình thực thi công vụ vẫn còn một số ít cán bộ, công chức có những hạn chế về thái độ, hành vi ứng xử, lề lối làm việc, giao tiếp với nhân dân chưa đúng mực, còn có biểu hiện sách nhiễu, đùn đẩy né tránh. 13.9% 57.2% 25.0% 3.9% Rất tốt Tốt Bình thường Kém 50 * Đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ công vụ Đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ công vụ thông qua kết quả thực hiện nhiệm vụ, thể hiện ở khối lượng, chất lượng, hiệu quả công việc và tinh thần trách nhiệm thực thi công vụ của cán bộ, công chức. Đây là một yếu tố quan trọng hàng đầu để đánh giá năng lực thực thi công vụ của cán bộ, công chức trong thực tiễn. Biểu đồ 2.8: Đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ, công chức ngành Xây dựng Đảng tỉnh Vĩnh Phúc Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát Khảo sát về mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ, công chức ngành Xây dựng Đảng tỉnh Vĩnh Phúc cho thấy có 38,9% (70 phiếu) đánh giá là tốt; 41,7% (75 phiếu) đánh giá là đạt yêu cầu; 15,6% (28 phiếu) đánh giá là chưa tốt; còn lại 3,8% (7 phiếu) đánh giá là kém. Kết quả cho thấy, mức độ hoàn thành nhiệm vụ được đánh giá khá cao, điều này phản ánh những nỗ lực và cố gắng của cán bộ, công chức ngành Xây dựng Đảng tỉnh Vĩnh Phúc trong thực thi nhiệm vụ mặc dù vẫn còn những khó khăn và hạn chế. 38.9% 41.7% 15.6% 3.8% Tốt Đạt yêu cầu Chưa tốt Kém 51 2.2.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về phát triền nguồn nhân lực ngành Xây dựng Đảng tỉnh Vĩnh Phúc * Thể chế quản lý đội ngũ cán bộ, công chức ngành Xây dựng Đảng đang được áp dụng trên địa bàn Tỉnh Tính đến nay, Nhà nước đã xây dựng và ban hành một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật để quản lý công chức. Trong đó, Luật Cán bộ, Công chức năm 2008 là văn bản luật cao nhất. Hướng dẫn thi hành Luật Cán bộ, Công chức là các Nghị định của Chính phủ và Thông tư của Bộ Nội vụ và một số Bộ liên quan như: - Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25/01/2010 của Chính phủ quy định những người là công chức; - Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ về Tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức; - Nghị định 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ về Tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức; - Nghị định số 21/2010/NĐ-CP ngày 08/3/2010 của Chính phủ quy định về quản lý biên chế công chức; - Nghị định số 46/2010/NĐ-CP ngày 27/4/2010 của Chính phủ quy định về thôi việc và thủ tục nghỉ hưu đối với công chức; - Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17/5/2011 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức; - Nghị định số 57/2011/NĐ-CP ngày 07/7/2011 của Chính phủ quy định về chế độ phụ cấp công vụ; - Thông tư số 13/2010/TT-BNV ngày 30/12/2010 của Bộ Nội Vụ quy định chi tiết một số điều về tuyển dụng và nâng ngạch công chức của Nghị định 24/2010/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức. 52 - Thông tư 08/2011/TT-BNV ngày 02/6/2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn một số điều của Nghị định số 06/2010-NĐ-CP của Chính phủ quy định những người là công chức; Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý công chức đã quy định chi tiết và hướng dẫn các nội dung liên quan đến quản lý công chức như: Tuyển dụng, sử dụng, điều động, biệt phái, bổ nhiệm, từ chức, luân chuyển, nâng ngạch, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc và phân cấp quản lý công chức. Trong thời gian qua, các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành đều đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất. Hệ thống quy phạm pháp luật được ban hành đầy đủ, có tính khả thi cao, điều chỉnh khá toàn diện và đầy đủ các quan hệ phát sinh trong thực tiễn quản lý công chức, đã đáp ứng đỏi hỏi khách quan của thực tiễn. Các văn bản quy phạm pháp luật này đã tạo nên hệ thống thể chế công chức, là cơ sở pháp lý cho việc xây dựng, phát triển và quản lý công chức trong thời gian qua. Tuy nhiên qua tìm hiểu chúng tôi thấy ra một số nội dung văn bản còn chung chung khó hiểu chưa đi sát với yêu cầu của thực tiễn nên khi ứng dụng vào công việc gặp một số khó khăn. Mặt khác, do trình độ của một bộ phận công chức còn yếu nên việc đọc, phân tích và ứng dụng các văn bản cấp trên còn nhiều, hạn chế chưa hiệu quả. * Chính sách y tế, chăm sóc sức khỏe, BHYT, BHXH đối với nguồn nhân lực ngành Xây dựng Đảng Chính sách y tế, chăm sóc sức khỏe đối với nguồn nhân lực ngành Xây dựng Đảng được quan tâm và thực hiện tốt. Vì BHYT là hình thức bảo hiểm mang tính cộng đồng chia sẻ được áp dụng trong lĩnh vực khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho mọi người, không vì mục đích lợi nhuận, do nhà nước tổ chức thực hiện và các đối tượng có trách nhiệm tham gia theo quy định của 53 Luật BHYT số 25/2008/QH12 ngày 14 tháng 11 năm 2008; Nghị định 62/2009/NĐ-CP Quy định chi tiết và Hướng dẫn một số điều của Luật BHYT. Chính sách BHXH được các cấp, các ngành và các ban xây dựng đảng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện nghiêm túc theo quy định. Các cán bộ, công chức, người lao động tham gia BHXH sẽ được đảm bảo bù đắp một phần khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do đau ốm, thai sản tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết. Khi cán bộ, đảng viên, người lao động các ban xây dựng đảng trên địa bàn tỉnh được hưởng các chế độ BHXH, các cơ quan trong hệ thống BHXH và cán bộ chuyên trách công tác BHXH thực hiện nghiêm túc, chi trả chính xác, kịp thời cho cán bộ, công chức, người lao động khác. Các cán bộ, công chức, người lao động khác khi tham gia BHXH, BHYT khi ốm đau sẽ được khám chữa bệnh và được quỹ BHYT chi trả phần trăm theo quy định; được nhận tiền trợ cấp khi không làm việc được, nghỉ chăm con khi con ốm; nghỉ thai sản và trợ cấp thai sản; khi bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp sẽ được nhận trợ cấp do giảm khả năng lao động vì tai nạn hoặc đau ốm; được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi mất việc làm. * Chính sách thi đua, khen thưởng đối với nguồn nhân lực ngành Xây dựng Đảng Chính sách thi đua, khen thưởng đối với nguồn nhân lực ngành Xây dựng Đảng làm việc trong các ban Xây dựng Đảng được áp dụng theo Luật thi đua, khen thưởng số 15/2003/QH11 của Quốc hội này 26 tháng 11 năm 2003; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng số 39/2013/QH11 của Quốc hội này 16 tháng 11 năm 2013 và Nghị định 65/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thi đua, khen thưởng năm 2013. 54 Ban xây dựng đảng tỉnh ủy, huyện ủy, thị ủy và thành ủy hiện nghiêm túc Luật thi đua, khen thưởng; động viên nguồn nhân lực xây dựng đảng phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ. Nhiều cá nhân, nhiều tập thể điển hình được được coi là tấm gương sáng cho đồng nghiệp noi theo. *Chính sách tiền lương, chính sách đãi ngộ khác Chính sách này có tác động rất lớn đến động lực và hiệu quả làm việc của nguồn nhân lực ngành Xây dựng Đảng. Chính vì vậy Tỉnh ủy đã rất quan tâm đến vấn đề này, ngoài việc thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách về tiền lương, chế độ ưu đãi, thu hút, phụ cấp thâm niên theo quy định hiện hành đối với công chức và cán bộ quản lý. Các ban Xây dựng Đảng của tỉnh đã chủ động tham mưu những chính sách đãi ngộ đối với nguồn nhân lực ngành Xây dựng Đảng, cụ thể là quan tâm, hỗ trợ kinh phí cho cán bộ, công chức đi học nâng cao trình độ, tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng hàng năm Bên cạnh đó vẫn tồn tại không ít những bất cập khi thực hiện các chính sách đãi ngộ và thu hút nguồn nhân lực ngành Xây dựng Đảng. Công tác tổ chức và chỉ đạo thực hiện phong trào thi đua, khen thưởng còn chưa quyết liệt. Một số cán bộ còn dễ dãi, nể nang, thiếu công bằng trong bình xét thi đua. * Xây dựng và thực hiện các chính sách quản lý nguồn nhân lực ngành Xây dựng Đảng trên địa bàn tỉnh Tuyển dụng công chức: Thực hiện các quy định của Ban Tổ chức Trung ương, các quy định liên quan đến tuyển dụng công chức của Chính phủ, các cơ quan ngành Xây dựng Đảng của tỉnh đã thực hiện công tác tuyển dụng công chức vào làm việc tại các phòng chuyên môn. Công chức tuyển dụng vào làm việc tại các phòng chuyên môn thuộc các cơ quan ngành Xây dựng Đảng trên địa bàn tỉnh được thực hiện qua hình thức thi tuyển. Việc tuyển dụng công chức được thực hiện theo đúng quy định Nghị định số 24/2010/NĐ-CP, Nghị định số 112/2011/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 13/2010/TT-BNV, Thông 55 tư số 06/2010/TT-BNV của Bộ Nội Vụ. Tỉnh đã tuyển dụng, bổ sung, nâng cao chất lương đội ngũ công chức cho các cơ quan ngành Xây dựng Đảng thông qua hình thức thi tuyển, hình thức này đã đảm bảo năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức tốt, đúng tiêu chuẩn chức danh quy định, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chuyên môn của các cơ quan ngành Xây dựng Đảng của tỉnh. Nhìn chung, việc tổ chức thi tuyển của tỉnh được thực hiện theo đúng phương án, kế hoạch đã được Tỉnh ủy phê duyệt, công tác chuẩn bị, ra đề, coi thi, chấm thi đã được tổ chức chu đáo, an toàn, nghiêm túc, đảm bảo chính xác, công bằng cho mọi đối tượng tham gia dự tuyển. Ngoài các hình thức tuyển dụng trên, tỉnh đã ban hành chính sách thu hút nhân tài thông qua hình thức cho phép luân chuyển cán bộ nhằm mục đích tăng cường chất lượng đội ngũ công chức. Đối tượng cần thu hút là những cá nhân có trình độ chuyên ngành phù hợp với nhu cầu của cơ quan đơn vị; có kinh nghiệm thực tiễn trong công tác có đạo đức phẩm chất tốt. Việc tổ chức thi tuyển cạnh tranh đối với các chức danh lãnh đạo hiện nay còn mới mẻ nên nên tỉnh đang thực hiện thí điểm ở một số chức danh thuộc khối đoàn thể. Trong thời gian sắp tới, tỉnh sẽ tiếp tục nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm của các địa phương khác để tổ chức thi tuyển cạnh tranh đối với các chức danh lãnh đạo phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Xây dựng quy hoạch công chức: Các cơ quan ngành Xây dựng Đảng của tỉnh đã chú trọng công tác xây dựng quy hoạch công chức theo đúng quy định, đá ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác cho từng giai đoạn. Vai trò của cấp ủy và chính quyền được thể hiện rõ ràng, cụ thể và có sự phối hợp chặt chẽ trong công tác xây dựng quy hoạch công chức. Trong đó ưu điểm là đã tập trung vào việc hoàn thiện thể chế, chính sách cán bộ, từng bước đưa công tác cán bộ đi vào nề nếp, khoa học, bảo đảm sự phát triển ổn định, bền vững của đội ngũ công chức 56 trong những năm tiếp theo. Nhiều đổi mới trong công tác cán bộ theo tinh thần của Luật Cán bộ, Công chức đã được triển khai thực hiện. Khi tìm hiểu về công tác xây dựng, quy hoạch cán bộ chúng tôi tiến hành khảo sát về mức độ hài lòng với việc bổ nhiệm hiện nay đối với công chức, kết quả được thể hiện: Biểu 2.11: Mức độ hài lòng trong bổ nhiệm hiện nay của cán bộ, công chức ngành Xây dựng Đảng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát Kết quả ở biểu 2.11 cho thấy phần lớn số người được khảo sát đã biểu lộ sự chưa hài lòng về việc bổ nhiệm, đề bạt công chức hiện nay. Trong số những người được hỏi, có 20.6% trả lời rất hài lòng và 15.0% trả lời hài lòng; 28.8% trả lời không hài lòng và 35.6% trả lời rất không hài lòng về việc bổ nhiệm, đề bạt. Lý do là theo các công chức thì công tác quy hoạch công chức lãnh đạo, quản lý vẫn còn nhiều bất cập. Tiêu chuẩn để lựa chọn công chức vào quy hoạch còn quá chung chung, chưa cụ thể hóa đối với từng loại công chức. Việc quy hoạch, lựa chọn lãnh đạo, quản lý, đề bạt cán bộ còn phụ thuộc rất nhiều vào quan hệ cá nhân, còn mang tính chủ quan, hình thức, vẫn còn tình trạng dựa vào thâm niên công tác đề bạt. Việc xem xét kỹ năng, hiệu quả của cán bộ, cân 20.6% 35.6% 28.8% 15.0% Rất hài lòng Ít hài lòng Không hài lòng Rất không hài lòng 57 nhắc các cán bộ sau khi đào tạo đã hoàn thành tốt công việc được giao chưa được quan tâm trong việc bổ nhiệm các cương vị quản lý. Cùng với việc khảo sát mức độ hài lòng trong việc bổ nhiệm công chức hiện nay chúng tôi tiến hành khảo sát về sự tác động của cơ hội thăng tiến đối với động lực làm việc của công chức; kết quả thu được như sau: Biểu 2.12: Cơ hội thăng tiến tác động đến động lực làm việc của cán bộ, công chức ngành Xây dựng Đảng trên địa bàn tỉnh Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát Kết quả khảo sát từ biểu đồ 2.12 cho thấy: có 24,4% công chức tin rằng cơ hội thăng tiến có tác động rất nhiều đến động lực làm việc; 36,7% tin rằng có tác động nhiều; 17,8% tin rằng có tác động vừa phải; trong khi đó chỉ có 13,9% tin rằng tác động ít và 7,2% tin rằng tác động rất ít. Theo tìm hiểu và phỏng vẫn thì thấy rằng mục tiêu quy hoạch công chức chưa xác định rõ ràng ở từng cấp, từng đơn vị. Nhiều cấp ủy, chi bộ đảng và công chức lãnh đạo, quản lý chưa chủ động xây dựng quy hoạch công chức kế nhiệm cho đơn vị của mình. Chưa thực hiện tốt các khâu sau quy hoạch như kiểm tra, quản lý, đào tạo, bồi dưỡng và bố trí công chức theo quy định. Cơ cấu 24.4% 36.7% 17.8% 13.9% 7.2% Rất nhiều Nhiều Vừa phải Ít Rất ít 58 cán bộ còn chưa hợp lý, còn bị động, hẫng hụt giữa các thế hệ cán bộ, đội ngũ cán bộ còn chưa được chuẩn hóa một cách đầy đủ. Bố trí, sử dụng công chức: Việc bố trí, sử dụng công chức của tỉnh trong thời gian qua về cơ bản đảm bảo đúng ngành nghề được đào tạo; phát huy được năng lực, sở trường của đội ngũ cán bộ, công chức. Hàng năm, các cơ quan, đơn vị đều có kế hoạch rà soát bố trí công chức đảm bảo cơ cấu, phù hợp năng lực chuyên môn từng vị trí công tác và thực hiện tốt chính sách luân chuyển, điều động cán bộ theo quy định. Biểu đồ 2.13: Sự phù hợp giữa công việc được giao với năng lực sở trường của cán bộ, công chức ngành Xây dựng Đảng trên địa bàn tỉnh Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát Trong số cán bộ, công chức đang công tác trong ngành Xây dựng Đảng tỉnh Vĩnh Phúc được hỏi về sự phù hợp giữa công việc được giao và năng lực sở trường, có 15,0% trả lời rất phù hợp; 48,9% trả lời phù hợp; 30,5% trả lời không phù hợp và 5,6% trả lời là rất không phù hợp. * Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ngành Xây dựng Đảng của tỉnh Hiệu lực

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_phat_trien_nguon_nhan_luc_nganh.pdf
Tài liệu liên quan