Luận văn Quản lý rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

Đa số các ngân hàng nghiên cứu đều có tỷ lệ cho vay cá nhân thấp hơn cho vay các tổ chức kinh tế, riêng Á Châu, MHB và Phương Nam thì ngược lai. Điều này chứng tỏ ba ngân hàng này phát triển mạnh về mảng bán lẻ, tuy nhiên tỷ lệ nợ quá hạn hay nợ xấu của ba ngân hàng này lại không đồng nhất với nhau. Đối với Á Châu tỷ lệ đấy là tương đối thấp so với các ngân hàng khác, còn Phương Nam thì lại cao nhất. Do đó, việc xác định tỷ lệ cho vay theo loại hình kinh tế mục đích là tìm hiểu nguyên nhân phát sinh rủi ro để đề ra biện pháp quản lý có hiệu quả.

doc44 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1854 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dụng Mỹ đã làm thị trường địa ốc ngày càng suy yếu và trở thành thảm hoạ thực sự. Giá nhà đất ở Mỹ liên tục giảm xuống, số vụ tịch biên nhà không ngừng tăng lên. Những tiêu chuẩn cho vay mua nhà ngày càng thắt chặt và không đơn giản như trước, mục đích giảm thiểu các khoản vay đầu tư địa ốc. Đối với thị trường chứng khoán Mỹ, lượng chứng khoán phát hành trước đây đã bị định giá cao, không đúng với giá trị thực vốn có. Không những chỉ có lĩnh vực địa ốc và tài chính bị ảnh hưởng, mà cuộc khủng hoảng tín dụng còn “tàn phá” cả ngành công nghiệp ô tô, hàng không, du lịch và bán lẻ. Thể hiện ở chỗ các hãng ô tô như GM, Ford, Chrysler thua lỗ do tình hình kinh doanh khó khăn, doanh số thị trường ô tô Mỹ được dự báo chỉ đạt mức 14,5 triệu chiếc, thấp nhất trong vòng một thập kỷ trở lại đây. Giá dầu ngày càng leo thang, kinh tế ngày càng khó khăn, số lượng người đi lại bằng đường hàng không giảm đáng kể buộc hàng loạt hãng hàng không đóng cửa. Đồng USD mất giá khiến nhiều người Mỹ phải từ bỏ thói quen đi du lịch và mua sắm ở nước ngoài, xu hướng cắt giảm chi tiêu, thắt lưng buộc bụng làm cho doanh số bán lẻ trong nước giảm sút, nền kinh tế Mỹ gặp nhiều khó khăn. Đến nay đã có tới 117 ngân hàng Mỹ thuộc diện “có vấn đề” (theo công bố của Federal Deposit Insurance Corporation - Công ty Bảo hiểm tiền gửi Liên bang Mỹ FDIC) và hơn 10 ngân hàng Mỹ bị phá sản. Nguyên nhân là do các ngân hàng mất khả năng thanh khoản do danh sách các khoản nợ khó thu hồi tăng cao, dùng huy động tiền gửi cho vay bất động sản đồng nghĩa với việc lấy ngắn nuôi dài, không thẩm định nguồn trả nợ, cho vay dưới chuẩn, đến khi giá bất động sản tụt dốc không phanh, các khoản nợ không thu hồi được, ngân hàng mất khả năng chi trả các khoản tiết kiệm đến hạn, tình hình kinh tế khủng hoảng, các doanh nghiệp Mỹ rơi vào tình cảnh khó khăn phá sản, các khoản đầu tư của ngân hàng cũng từ đó thua lỗ,… Từ cuộc khủng hoảng tín dụng Mỹ, cho thấy nguyên nhân xuất phát phần lớn từ việc quản lý kiểm soát khoản vay kinh doanh bất động sản và chứng khoán còn yếu kém, chất lượng tín dụng không được coi trọng, có nhiều khoản cho vay dưới chuẩn, không thẩm định kỹ trước khi cho vay, sử dụng nguồn huy động ngắn hạn để đầu tư vào những khoản dài hạn như bất động sản nên không tránh khỏi rủi ro mất khả năng thanh toán và không thu hồi được nợ. Đó cũng là bài học kinh nghiệm quý báu cho Việt Nam khi rơi vào tình trạng tương tự. Ä Trong chương 1, tác giả đã tập trung nghiên cứu và làm rõ một số vấn đề cơ bản sau: Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về tín dụng và rủi ro tín dụng: khái quát về tín dụng, vai trò tín dụng đối với nền kinh tế, cũng như thế nào là rủi ro, rủi ro tín dụng, các nguyên nhân và phương pháp quản lý rủi ro. Đồng thời, trong chương 1 cũng nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trên thế giới như Trung Quốc, Nhật Bản và Mỹ về quản lý rủi ro tín dụng. Đối với Trung Quốc cho ta thấy được nguyên nhân của các khoản nợ xấu xuất phát từ đâu để có thể học hỏi phòng tránh và giảm thiểu nó. Đối với Nhật Bản, việc quản lý rủi ro tín dụng được đặt lên trên hết và tiến hành ngay khi mới bắt đầu, công tác quản lý rủi ro tín dụng của Nhật Bản khá thành công, đặc biệt trong các khâu xử lý tài sản thu hồi các khoản nợ xấu đã gây ra những khoản lỗ kéo dài hàng năm qua. Riêng đối với Mỹ, nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tín dụng và hàng loạt các ngân hàng lớn, danh tiếng của Mỹ bị phá sản, là bài học kinh nghiệm vô cùng quý giá cho việc quản lý rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 2.1.ĐẶC ĐIỂM NỀN KINH TẾ VIỆT NAM TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Việt Nam đang bị lạm phát nặng, mức lạm phát hai con số là nguy cơ cao đe doạ sự ổn định vĩ mô nền kinh tế. Lương thực và dầu mỏ tiếp tục thổi mạnh vật giá và gây hậu quả bất lợi cho các thành phần kinh tế. Thị trường chứng khoán gặp nhiều bất trắc, sức nóng của vấn đề nhà đất vơi đi làm cho tính thanh khoản của cổ phiếu, bất động sản sụt giảm trầm trọng. Thêm nữa, quá trình tự do hoá tài chính và hội nhập quốc tế tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt, khiến cho hầu hết các doanh nghiệp, khách hàng của ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ và quy luật chọn lọc khắc nghiệt của thị trường làm cho nợ xấu gia tăng vì không có nguồn để trả. Thời gian qua, dư nợ tín dụng tăng quá nhanh do sự tăng trưởng nóng của thị trường chứng khoán và bất động sản, trong khi chất lượng tín dụng không đảm bảo. Trước tình hình kinh tế thế giới khủng hoảng, Việt Nam không khỏi bị ảnh hưởng, từ đó tình hình kinh tế ngày một khó khăn, lạm phát tăng cao, Chính phủ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, ban hành thêm một số quy định mới, làm cho tình hình cho vay trở nên xấu đi, các doanh nghiệp không có nguồn tiền để thanh toán, kinh doanh, dẫn đến khả năng phá sản, ngân hàng khó thu hồi được nợ… hàng loạt các vấn đề phát sinh đã tác động đến hoạt động tín dụng ngân hàng. Cụ thể như Ngân hàng Nhà nước tăng dự trữ bắt buộc, mỗi ngân hàng thương mại phải mua số lượng tín phiếu nhất định và chỉ cho vay trên số tiền huy động, dẫn đến các ngân hàng phải tham gia vào cuộc đua lãi suất để làm sao có thể huy động được càng nhiều đủ bù đắp và có thể cho vay. Trước tình hình đó, ngân hàng tạm ngưng giải ngân cho các doanh nghiệp, những khách hàng của ngân hàng, kéo theo đình trệ dây chuyền sản xuất, hệ thống kinh doanh của các doanh nghiệp: không có tiền thanh toán cho đối tác, đầu tư sản xuất, đối tác không thanh toán được tiền cho khách hàng, hay thanh toán tiền mua bất động sản trả góp… nguy cơ khách hàng sẽ không trả được nợ vì không có nguồn thu. Hay khi Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản và quy định trần lãi suất cho vay, thì các Ngân hàng thương mại tiếp tục cuộc cạnh tranh mới vừa có thể huy động được tiền gửi vừa có thể cho vay đủ bù đắp chi phí. Giải pháp đấy là tăng thu các loại phí liên quan đến tín dụng, đẩy lãi suất thực khách hàng vay cao hơn nhiều so với trần lãi suất Nhà nước quy định, làm cho khách hàng phải bỏ ra chi phí nhiều hơn để trả lãi, như thế nguy cơ không trả được nợ là khá cao. Do vậy, tình hình kinh tế của một quốc gia có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng. 2.2.TÌNH HÌNH TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG THỜI GIAN QUA 2.2.1.Tổng quát tình hình hoạt động của các ngân hàng thương mại: 2.2.1.1.Tình hình tăng trưởng huy động: NHTM là một doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh về tiền tệ và tín dụng. Hoạt động kinh doanh cơ bản của các NHTM là các hoạt động đem lại lợi nhuận cho NHTM bao gồm: hoạt động huy động vốn, hoạt động cho vay và hoạt động kinh doanh dịch vụ khác. Như vậy huy động vốn là một trong các hoạt động đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Qua nghiên cứu, các ngân hàng thương mại có tỷ lệ tăng trưởng huy động khá cao. Năm 2007, ngân hàng An Bình có tốc độ tăng trưởng huy động tăng cao 337%, kế đến là ngân hàng Kỹ thương 156%, ngân hàng Á Châu tuy tốc độ tăng trưởng kém hơn nhưng lại có tổng huy động cao hơn cả, hơn 55 ngàn tỷ đồng. [IMG]file:///C:/DOCUME%7E1/hung/IMPOST%7E1/Temp/msohtml1/01/clip_image005.gif[/IMG] 2.2.1.2.Tình hình tăng trưởng tín dụng: Nếu như năm 2007, ngân hàng Á Châu có tổng huy động cao hơn hẳn, thì trong tăng trưởng tín dụng, ngân hàng Sài Gòn Thương tín lại có dư nợ tín dụng nhiều hơn, khoảng 35 ngàn tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng 136%, cùng tốc độ tăng trưởng đó là ngân hàng Kỹ thương với dư nợ tín dụng hơn 20 ngàn tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng tín dụng cao nhất vẫn là ngân hàng An Bình, 506%. [IMG]file:///C:/DOCUME%7E1/hung/IMPOST%7E1/Temp/msohtml1/01/clip_image007.gif[/IMG] 2.2.1.3.Hiệu quả hoạt động: Hiệu quả hoạt động của ngân hàng thể hiện qua nhiều chỉ số, trong đó lợi nhuận trước thuế là một trong những chỉ số quan trọng. Trong 8 ngân hàng nghiên cứu, lợi nhuận trước thuế của các ngân hàng tăng đều đặn qua các năm, trong đó ngân hàng Phát triển Nhà Đồng bằng sông Cửu Long có lợi nhuận trước thuế là thấp nhất khoảng 195 tỷ đồng và ngân hàng Á Châu là cao nhất hơn 2000 tỷ đồng. Nhìn chung, qua các năm, các ngân hàng đều có tăng trưởng về huy động cũng như tín dụng, đặc biệt là lợi nhuận cũng tăng hàng năm. Đây là dấu hiệu khả quan cho hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. [IMG]file:///C:/DOCUME%7E1/hung/IMPOST%7E1/Temp/msohtml1/01/clip_image009.gif[/IMG] 2.2.2.Tỷ lệ an toàn vốn: Xét tỷ lệ dư nợ cho vay trên nguồn vốn huy động của các ngân hàng thương mại cổ phần trong thời gian 3 năm gần nhất cho thấy Á Châu có tỷ lệ dư nợ cho vay trên nguồn vốn huy động là thấp nhất và đều đặn qua các năm, kế đến là ngân hàng Phương Nam. Bên cạnh đó, MHB và Đông Á có tỷ lệ dư nợ cho vay trên nguồn vốn huy động còn khá cao, điều này chứng minh việc sử dụng nguồn tiền cho vay vượt quá nguồn vốn huy động, làm tăng mức độ rủi ro thanh khoản cho ngân hàng. [IMG]file:///C:/DOCUME%7E1/hung/IMPOST%7E1/Temp/msohtml1/01/clip_image011.gif[/IMG][IMG]file:///C:/DOCUME%7E1/hung/IMPOST%7E1/Temp/msohtml1/01/clip_image013.gif[/IMG] [IMG]file:///C:/DOCUME%7E1/hung/IMPOST%7E1/Temp/msohtml1/01/clip_image015.gif[/IMG] (Nguồn: tổng hợp từ báo cáo tài chính các ngân hàng) 2.2.3.Hệ số nợ quá hạn: Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ của ngân hàng Á Châu giảm dần qua các năm và thấp nhất trong 8 ngân hàng đang nghiên cứu, cụ thể là từ 1.66% năm 2005 xuống còn 0.31% năm 2007, điều này cho thấy ngân hàng kiểm soát rủi ro tín dụng tốt, quản lý nợ quá hạn có hiệu quả. Bảng 2.1: Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ của các ngân hàng 2005 2006 2007 ACB 1.66% 1.11% 0.31% SACOM 0.88% 0.95% 0.39% ĐÔNG Á 1.26% 1.00% 0.64% AN BÌNH 4.34% 5.15% 2.36% TCB 1.85% 1.43% 1.41% EXIMBANK 1.98% 1.56% 1.51% MHB 3.93% 4.37% 3.36% PHƯƠNG NAM 4.35% 10.82% 8.48% (Nguồn: tổng hợp từ báo cáo tài chính các ngân hàng) Tuy nhiên tỷ lệ này ở ngân hàng Phương Nam vẫn còn khá cao, mặc dù có tăng giảm qua các năm nhưng vẫn còn cao nhất trong 8 ngân hàng đang nghiên cứu. Con số 8.48% không nói lên tất cả nhưng cũng đủ cho thấy ngân hàng vẫn chưa đẩy mạnh vai trò kiểm soát rủi ro tín dụng. Ngân hàng Phương Nam ngày nay, do sự sáp nhập của ngân hàng Đại Nam và ngân hàng Phương Nam xưa, sau một thời gian hoạt động và khắc phục hậu quả của sự thua lỗ mà ngân hàng Đại Nam để lại vẫn chưa thật sự hiệu quả, công tác quản lý rủi ro tín dụng vẫn chưa được chú trọng và còn yếu kém, đây là dấu hiệu cảnh báo đòi hỏi cần phải được thúc đẩy tăng cường kiểm soát rủi ro hơn nữa đối với bản thân ngân hàng Phương Nam và cả hệ thống các ngân hàng ở Việt Nam. 2.2.4.Hệ số rủi ro tín dụng: Dư nợ cho vay trên tổng tài sản của ngân hàng Đông Á tuy giảm dần qua các năm nhưng vẫn khá cao, từ gần 70% năm 2005 còn khoảng 65% năm 2007. Hệ số rủi ro tín dụng Đông Á càng cao thì rủi ro tín dụng càng lớn, kế đến là Eximbank, Á Châu có hệ số rủi ro tín dụng tương đối thấp chứng tỏ khả năng quản lý tín dụng của Á Châu là khá tốt. Bảng 2.2: Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản của các ngân hàng 2005 2006 2007 ACB 38.65% 38.11% 37.25% SACOM 58.00% 59.00% 54.00% ĐÔNG Á 69.99% 66.20% 64.94% AN BÌNH 59.79% 36.32% 39.93% TCB 49.63% 50.19% 51.81% EXIMBANK 56.59% 55.71% 54.74% MHB 66.80% 53.98% 50.58% PHƯƠNG NAM 74.47% 51.18% 50.29% (Nguồn: tổng hợp từ báo cáo tài chính các ngân hàng) 2.2.5.Tỷ lệ nợ xấu: 2.2.5.1.Cơ cấu nợ các nhóm: Từ bảng số liệu bên dưới cho thấy các ngân hàng thương mại cổ phần đang nghiên cứu có tỷ lệ nợ đủ tiêu chuẩn chiếm gần tuyệt đối, điều này cho thấy các ngân hàng kinh doanh, cho vay nhưng vẫn thực hiện đầy đủ việc giám sát, quản lý rủi ro tín dụng, hạn chế tình trạng nợ xấu, nợ bất ổn xảy ra. Tuy nhiên, bên cạnh điều đáng phấn khởi, thì tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn của ngân hàng Phương Nam là khá cao và tăng dần qua các năm trong số các ngân hàng nghiên cứu, kế đến là ngân hàng An Bình. Ngân hàng MHB có tỷ lệ nợ dưới tiêu chuẩn hơn 1%, cao nhất trong các ngân hàng đang nghiên cứu. Đây là những con số cho thấy tình hình nợ xấu của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam trong thời gian qua vẫn cần phải được chú ý. Do vậy, dù có cố gắng nhưng vẫn không thể nào tránh khỏi không có rủi ro, đòi hỏi các ngân hàng vẫn phải cần thiết tăng cường công tác quản lý rủi ro tín dụng sao cho rủi ro có thể hạn chế đến mức tối đa. Bảng 2.3: Cơ cấu nợ các nhóm của các ngân hàng Nhóm nợ Ngân hàng 2005 2006 2007 Nợ đủ tiêu chuẩn ACB 98.34% 98.89% 99.69% SACOM 99.12% 99.04% 99.62% ĐÔNG Á 98.74% 99.00% 99.36% AN BÌNH 95.66% 94.85% 97.64% TCB 98.15% 98.57% 98.59% EXIMBANK 98.02% 98.44% 98.49% MHB 96.07% 95.63% 96.64% PHƯƠNG NAM 95.65% 89.18% 91.83% Nợ cần chú ý ACB 1.36% 0.91% 0.22% SACOM 0.33% 0.23% 0.15% ĐÔNG Á 0.27% 0.23% 0.19% AN BÌNH 3.12% 2.44% 0.85% TCB 0.84% 0.70% 0.59% EXIMBANK 0.86% 0.72% 0.64% MHB 1.47% 1.49% 1.16% PHƯƠNG NAM 2.29% 7.70% 4.38% Nợ dưới tiêu chuẩn ACB 0.04% 0.08% 0.03% SACOM 0.07% 0.31% 0.02% ĐÔNG Á 0.09% 0.07% 0.03% AN BÌNH 1.06% 0.87% 0.29% TCB 0.43% 0.32% 0.41% EXIMBANK 0.16% 0.10% 0.26% MHB 1.24% 1.09% 1.05% PHƯƠNG NAM 0.39% 0.94% 0.66% Nợ nghi ngờ ACB 0.04% 0.06% 0.02% SACOM 0.11% 0.19% 0.04% ĐÔNG Á 0.16% 0.14% 0.08% AN BÌNH 0.16% 1.82% 0.44% TCB 0.18% 0.15% 0.11% EXIMBANK 0.44% 0.36% 0.37% MHB 0.52% 0.93% 0.62% PHƯƠNG NAM 0.62% 0.85% 1.58% Nợ có khả năng mất vốn ACB 0.22% 0.07% 0.03% SACOM 0.37% 0.22% 0.18% ĐÔNG Á 0.74% 0.56% 0.34% AN BÌNH 0.00% 0.01% 0.78% TCB 0.40% 0.26% 0.30% EXIMBANK 0.52% 0.38% 0.25% MHB 0.70% 0.85% 0.53% PHƯƠNG NAM 1.05% 1.33% 1.54% (Nguồn: tổng hợp từ báo cáo tài chính các ngân hàng) 2.2.5.2.Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ: Bảng 2.4: Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của các ngân hàng 2005 2006 2007 ACB 0.30% 0.20% 0.08% SACOM 0.55% 0.72% 0.24% ĐÔNG Á 0.98% 0.77% 0.45% AN BÌNH 1.23% 2.70% 1.51% TCB 1.01% 0.73% 0.82% EXIMBANK 1.12% 0.85% 0.88% MHB 2.46% 2.88% 2.20% PHƯƠNG NAM 2.06% 3.12% 3.77% (Nguồn: tổng hợp từ báo cáo tài chính các ngân hàng) Nhìn chung, các ngân hàng thương mại cổ phần đang nghiên cứu đều có tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ ở mức an toàn cho phép. Tỷ lệ này của ngân hàng Á Châu và Đông Á giảm dần qua các năm và dưới 0.5%, đối với ngân hàng An Bình, MHB, Phương Nam tỷ lệ này lớn hơn 1.5%. Riêng ngân hàng Phương Nam có tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ lớn hơn 3% và tăng dần qua các năm. Đây là dấu hiệu đáng báo động đối với việc quản lý kiểm soát rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần, đòi hỏi các ngân hàng không thể lơi lỏng công tác quản lý rủi ro. Quản lý rủi ro tín dụng là công việc phải được diễn ra hàng ngày hàng giờ, chặt chẽ và hiệu quả. 2.2.6.Cơ cấu khoản vay: 2.2.6.1.Theo thời hạn: Trong các ngân hàng nghiên cứu thì đa số có tỷ lệ cho vay trung dài hạn thấp hơn cho vay ngắn hạn, tuy nhiên riêng đối với Á Châu thì ngược lại. Với cơ cấu khoản vay theo thời hạn thế nào, đòi hỏi ngân hàng đấy phải có chính sách phân bổ nguồn vốn, quản lý thu hồi nợ tương ứng để có thể hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro gây ra. Bảng 2.5: Cơ cấu khoản vay theo thời hạn của các ngân hàng (đơn vị tính: tỷ đồng) Ngân hàng 2005 2006 2007 Cho vay ngắn hạn ACB 4,851.87 9,578.44 17,493.47 SACOM 5,208.20 9,506.78 21,731.96 ĐÔNG Á 4,670.80 6,602.47 13,516.88 AN BÌNH 151.59 695.94 3,580.25 TCB 3,746.71 6,193.14 15,980.60 EXIMBANK 4,834.00 7,834.00 14,614.72 MHB 4,834.00 5,460.99 8,998.37 PHƯƠNG NAM 3,517.15 3,790.84 4,040.49 Cho vay trung dài hạn ACB 4,529.65 17,014.00 31,811.00 SACOM 3,217.04 4,887.53 13,646.19 ĐÔNG Á 1,289.25 1,368.14 4,291.72 AN BÌNH 254.81 434.99 3,277.88 TCB 1,546.35 2,502.96 4,505.53 EXIMBANK 1,599.16 2,373.39 3,837.43 MHB 3,602.97 4,652.44 4,926.63 PHƯƠNG NAM 1,256.74 874.37 1,833.63 (Nguồn: tổng hợp từ báo cáo tài chính các ngân hàng) 2.2.6.2.Theo loại hình kinh tế: Đa số các ngân hàng nghiên cứu đều có tỷ lệ cho vay cá nhân thấp hơn cho vay các tổ chức kinh tế, riêng Á Châu, MHB và Phương Nam thì ngược lai. Điều này chứng tỏ ba ngân hàng này phát triển mạnh về mảng bán lẻ, tuy nhiên tỷ lệ nợ quá hạn hay nợ xấu của ba ngân hàng này lại không đồng nhất với nhau. Đối với Á Châu tỷ lệ đấy là tương đối thấp so với các ngân hàng khác, còn Phương Nam thì lại cao nhất. Do đó, việc xác định tỷ lệ cho vay theo loại hình kinh tế mục đích là tìm hiểu nguyên nhân phát sinh rủi ro để đề ra biện pháp quản lý có hiệu quả. Bảng 2.6: Cơ cấu khoản vay theo loại hình kinh tế của các ngân hàng (đơn vị tính: tỷ đồng) Ngân hàng 2005 2006 2007 Tổ chức kinh tế ACB 4,633.97 8,314.40 15,900.55 SACOM 5,049.50 7,648.98 17,956.94 ĐÔNG Á 3,184.50 4,964.48 10,540.64 AN BÌNH 406.40 1,130.93 4,210.95 TCB 3,732.14 3,948.38 12,478.46 EXIMBANK 3,269.44 6,046.14 10,180.85 MHB 1,998.15 2,402.52 3,619.28 PHƯƠNG NAM 2,032.65 2,450.44 2,775.34 Cá nhân ACB 4,747.55 8,699.60 15,910.45 SACOM 3,375.74 6,745.33 17,421.21 ĐÔNG Á 2,775.55 3,006.13 7,267.96 AN BÌNH 0.00 0.00 2,647.18 TCB 1,560.92 4,747.72 8,007.67 EXIMBANK 3,163.72 4,161.25 8,271.30 MHB 6,438.82 7,710.91 10,305.72 PHƯƠNG NAM 2,741.24 2,947.68 3,098.78 (Nguồn: tổng hợp từ báo cáo tài chính các ngân hàng) Từ những phân tích trên cho thấy, tuy hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam đang nghiên cứu là có hiệu quả, tăng trưởng dần qua các năm đặc biệt là đột biến trong năm 2007, song vẫn không tránh khỏi những khoản nợ xấu, những khoản nợ có vấn đề, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ ngày càng tăng. Chính vì thế cho nên việc nhận biết dấu hiệu, tìm hiểu nguyên nhân để từ đó đưa ra các giải pháp quản lý rủi ro có hiệu quả là rất cần thiết. 2.2.7.Tình hình nợ xấu 6 tháng đầu năm 2008 tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam: Trước tình hình biến động của thị trường thế giới ảnh hưởng đến Việt Nam. Tình hình kinh tế trong nước lạm phát tăng cao, sự bất ổn của thị trường bất động sản cũng như thị trường chứng khoán, sự tăng trưởng nóng của tín dụng… đã làm cho chất lượng tín dụng ngày càng xấu đi. Tình hình tín dụng 6 tháng đầu năm 2008 tại các ngân hàng thương mại cổ phần tăng chậm, đã giảm nhiều so với cùng kỳ năm 2007 đặc biệt là cho vay bất động sản và kinh doanh chứng khoán. Chính phủ đưa ra chính sách thắt chặt tiền tệ, tăng lãi suất… đã làm cho các ngân hàng thương mại hạn chế cho vay, chọn lọc khách hàng cho vay. Hơn nữa từ sự suy giảm của thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán, các ngân hàng thương mại càng tăng cường thu hồi vốn vay, kiểm soát chất lượng tín dụng, tiến hành rà soát định giá lại tài sản đảm bảo và yêu cầu bổ sung thêm nếu có sự thiếu hụt. Những khoản vay mục đích đầu tư bất động sản, chứng khoán có nguy cơ bị mất khả năng thanh toán do thua lỗ, không bán được,… do đó nợ xấu có xu hướng tăng lên. Hơn nữa về mặt doanh nghiệp, tình hình kinh tế khó khăn bất ổn, chi phí tăng cao, nguồn vốn thiếu hụt nhưng không được tài trợ hoặc tài trợ hạn chế, việc kinh doanh trở nên khó khăn và kém hiệu quả, khả năng chi trả giảm, do vậy nợ vay có thể trở thành nợ khó đòi và thu hồi khó khăn hơn đối với các ngân hàng. Theo số liệu lấy được từ nguồn ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu, nợ xấu 6 tháng đầu năm 2008 tăng mạnh, số tăng xấp xỉ với con số trong năm 2007; ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương tín, nợ xấu tăng tương đương hơn nửa năm 2007. Điều này cho thấy, trong những năm 2005 đến 2007, thị trường tương đối ổn định nên chưa có biến động lớn trong thị trường tín dụng, tình hình nợ xấu tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam có thể kiểm soát và trong mức an toàn. Nhưng những bất ổn của thị trường trong 6 tháng đầu năm nay đã tác động mạnh vào nhiều lĩnh vực, trong đó tín dụng chịu ảnh hưởng không nhỏ. Đây là dấu hiệu cảnh báo sớm cho các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam trong việc quản lý rủi ro tín dụng, cần phải tăng cường, đẩy mạnh các biện pháp hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất có thể chấp nhận được và làm ngay từ ban đầu không đợi phát sinh. 2.3.NHỮNG DẤU HIỆU CẢNH BÁO KHOẢN VAY CÓ VẤN ĐỀ Việc đầu tiên và quan trọng nhất trong việc xử lý những khoản vay có vấn đề chính là nhận biết vấn đề. Bất kỳ khoản vay nào cũng có thể có vấn đề, việc sớm nhận biết vấn đề và có những biện pháp theo dõi nhanh chóng, chuyên nghiệp giúp các vấn đề, tổn thất có thể giảm đến mức thấp nhất. Mối quan tâm hàng đầu của hầu hết các ngân hàng đó là danh mục cho vay được bảo đảm an toàn, các ngân hàng thường xuyên bị ru ngủ bởi cảm giác an tâm sai lầm về một khoản cho vay cụ thể nào đó vì nó “được bảo đảm” hay nói cách khác là “được thế chấp”. Nếu cho rằng cho vay là rất an toàn vì có bảo đảm mà không hề băn khoăn đến các loại thế chấp khác nhau, sự thay đổi theo chiều hướng xấu của nền kinh tế sẽ ảnh hưởng thế nào đến giá trị thế chấp ngân hàng đang nắm giữ là rất nguy hiểm. Cần phải nhận thức được rằng một khoản tín dụng có thế chấp giúp ngân hàng quyết định tiếp tục cho vay vì có khả năng thu hồi nợ trong chừng mực nào đó nhưng không có nghĩa là hoàn toàn được bảo đảm. Những dấu hiệu cảnh báo sẽ giúp ngân hàng có thể nhận biết và có giải pháp xử lý sớm các vấn đề một cách hiệu quả. Trường hợp Công ty Minh Phụng - vụ phá sản lớn nhất thế kỷ 20 của Việt Nam, hay công ty Bông Bạch Tuyết với khoản nợ quá hạn hơn 6,4 tỷ đồng vẫn chưa trả được cho ngân hàng,… cho thấy vấn đề xuất phát từ việc không kiểm soát chặt chẽ quản lý khoản vay, cũng như việc nhận biết sớm dấu hiệu rủi ro của cán bộ các ngân hàng. 2.3.1.Những dấu hiệu báo động sớm liên quan đến hoạt động ngân hàng: - Khách hàng có số dư tài khoản giảm. - Vay đáo hạn quá nhiều hoặc không theo kế hoạch. - Phụ thuộc quá nhiều vào vay ngắn hạn. - Có những thay đổi đáng kể đối với các thời điểm có nhu cầu vay vốn. - Có sự nhảy vọt trong số lần yêu cầu vay và số tiền vay. - Các khoản vay mà nguồn tiền trả nợ phải huy động từ nhiều nơi và không thể kiểm tra được. - Các nhà cung cấp hiện tại, tương lai của khách hàng liên lạc với ngân hàng để hỏi thăm những thông tin về tín dụng của khách nợ. - Sự xuất hiện của các nhà cho vay tài chính khác, đặc biệt là cho vay có tài sản thế chấp. - Thay đổi trong vấn đề về hôn nhân, thái độ đối với ngân hàng hoặc nhân viên ngân hàng, đặc việt là thái độ bất hợp tác. - Không thực hiện những nghĩa vụ cá nhân, những cam kết đúng hạn. - Thay đổi về quản lý, chủ sở hữu hoặc các nhân sự chủ chốt; các nhân sự chủ chốt qua đời hoặc đau ốm, không có sự kế thừa trong ban lãnh đạo. - Các vấn đề trước đây đã được giải quyết lại xảy ra. - Công tác báo cáo và kiểm soát tài chính yếu kém. - Tham gia vào việc mua lại công ty khác, các ngành kinh doanh mới, mở rộng kinh doanh đến các vùng địa lý mới, hoặc thêm dây chuyền sản xuất mới. - Có mong muốn tham gia vào việc kinh doanh rủi ro cao; hoặc thay đổi công việc kinh doanh. - Định giá sản phẩm hoặc dịch vụ cao một cách không hợp lý. - Không chú trọng, ngừng những ngành kinh doanh đem lợi nhuận cơ bản. - Chần chừ trong hành động khi đối phó với nền kinh tế thị trường có chiều hướng đi xuống. - Hoạt động kinh doanh phụ thuộc vào một người và khả năng phát triển của doanh nghiệp phụ thuộc vào năng lực và sự kiểm soát của một cá nhân đó. - Có vấn đề về nhân sự. 2.3.2.Những dấu hiệu báo động sớm liên quan đến hoạt động kinh doanh: · Kết quả tài chính và kiểm soát hoạt động kinh doanh yếu kém. · Mất những dây chuyền sản xuất chủ lực, quyền được phân phối hoặc nguồn cung cấp hàng. · Mất một hay nhiều khách hàng quan trọng có tình hình tài chính lành mạnh. · Thay đổi đột ngột số lượng đơn đặt hàng có thể bị hạn chế do hạn chế năng lực sản xuất hiện tại. · Bảo trì máy móc thiết bị không đạt chất lượng. · Trì hoãn việc thay thế các thiết bị máy móc lạc hậu hoặc hiệu quả thấp. · Có những bằng chứng cho thấy có bán giảm giá hàng tồn kho, duy trì lượng hàng tồn kho lớn, hoặc các mặt hàng tồn kho không cần thiết. 2.3.3.Những dấu hiệu báo động sớm liên quan đến vấn đề tài chính: ¡ Không có bản báo cáo tài chính đúng thời hạn. ¡ Lượng tiền mặt nhận từ khách hàng giảm mạnh. ¡ Lượng tiền USD hoặc mức nợ phải thu tăng đột biến. ¡ Lượng tiền USD hoặc giá trị hàng tồn kho tăng đột biến. ¡ Vòng quay hàng tồn kho giảm. ¡ Tỉ lệ giá trị tài sản lưu động trên tổng giá trị tài sản giảm. ¡ Tình hình thanh khoản/mức vốn lưu động giảm. ¡ Những thay đổi đáng kể trong danh mục các tài sản mua bán. ¡ Mức tập trung vào tài sản cố định cao. ¡ Vay dài hạn tăng đột biến. ¡ Vốn sở hữu thấp so với các khoản nợ vay. ¡ Thay đổi đột biến trong cơ cấu bảng tổng kết tài sản. ¡ Có những khoản nợ phải trả, phải thu từ các nhân viên/cổ đông. ¡ Nhận xét kiểm toán không tốt. ¡ Thay đổi chế độ kế toán. ¡ Báo cáo lỗ lãi: + Doanh thu bán hàng giảm. + Doanh thu bán hàng tăng đột biến. + Doanh thu gộp và doanh thu ròng khác nhau quá lớn. + Phần trăm chi phí tăng đột biến, mức lợi nhuận bị giảm sút. + Doanh thu tăng, lợi nhuận giảm. + Tăng đột biến lỗ do nợ khó đòi. + Tổng tài sản tăng đột biến so với doanh thu, lợi nhuận. ¡ Thời hạn của các khoản phải thu: * Thay đổi tr

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doclua_n_van_qua_n_ly_ru_i_ro_ti_n_du_ng_5064.doc
Tài liệu liên quan