Luận văn Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi cục thuế thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế

LỜI CAM ĐOAN . i

LỜI CẢM ƠN . ii

MỤC LỤC. iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT . vi

DANH MỤCBẢNG. vii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ . viii

DANH MỤC HÌNH VẼ. viii

MỞ ĐẦU.1

1. Lý do chọn đề tài .1

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn.3

3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn .6

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn .6

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn .6

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn.7

7. Kết cấu của luận văn.7

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI

VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI CHI CỤC THUẾ.9

1.1. Một số khái niệm cơ bản .9

1.1.1. Thuế giá trị gia tăng .9

1.1.2. Doanh nghiệp nhỏ và vừa .16

1.2. Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi cục

thuế .20

1.2.1. Khái niệm và đặc điểm quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh

nghiệp vừa và nhỏ tại Chi cục thuế.20

1.2.2. Mục tiêu và nguyên tắc quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh

nghiệp vừa và nhỏ tại Chi cục thuế.22

1.2.3. Nội dung quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp vừa và

nhỏ tại Chi cục thuế.24

pdf97 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 18/02/2022 | Lượt xem: 290 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi cục thuế thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m 2016 có 377 DN tăng 15% so với năm 2015 (có 329 DN), năm 2017 có 437 DN tăng 16% so với năm 2016, năm 2018 có 481 DN tăng 10% so với năm 2017. Tốc độ tăng bình quân của số lƣợng DN đƣợc cấp MST là 14%/năm. Năm 2018, Chi cục thuế huyện Mỹ Đức triển khai nhiều giải pháp, phƣơng thức hỗ trợ, giải đáp kịp thời các chính sách và các vƣớng mắc cho NNT. Công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT tiếp tục có những đổi mới, chuyển biến tích cực, hiệu quả. Công tác thu thuế GTGT trên địa bàn Mỹ Đức đạt kết quả cao. 1.3.2. Bài học cho Chi cục thuế thành phố Huế Qua nghiên cứu, tìm hiểu kinh nghiệm quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp nói chung và DNVVN nói riêng của một số địa phƣơng, thành phố Huế cần phải: Thứ nhất, tăng cƣờng quản lý công tác đăng ký, kê khai thuế. Chi cục cần lên kế hoạch rà soát 100% hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế để kịp thời phát hiện hồ sơ khai thuế khai sai, hồ sơ bất thƣờng, để kịp thời chuyển bộ phận kiểm tra phân tích tình hình doanh nghiệp, tiến hành kiểm tra tại trụ sở DNVVN. Thứ hai, hoàn thiện công tác tuyên truyền - hỗ trợ doanh nghiệp. Việc tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật thuế có ý nghĩa rất quan trọng, quyết định sự thành công hay không của chính sách thuế vào thực tiễn. Chính sách thuế ra đời cần có sự truyền tải một cách cụ thể, đúng nội dung, đúng đối tƣợng và đúng thời điểm để NNT hiểu, nắm bắt đƣợc quyền và nghĩa vụ của mình khi chấp hành pháp luật thuế. Thứ ba, nâng cao chất lƣợng công tác kiểm tra.Trƣớc khi tiến hành kiểm tra tại DNVVN từng đoàn kiểm tra phải thực hiện phân tích hồ sơ khai thuế, báo cáo tài chính, kết hợp với dữ liệu quản lý thuế của ngành xác định nội 32 dung trọng tâm, trọng điểm để phân công cho từng thành viên của đoàn kiểm tra, lập bảng phân tích đánh giá tình hình khai thuế; thông qua phân tích các chỉ tiêu doanh thu, thuế GTGT đầu ra, thuế GTGT đầu vào, thuế GTGT phải nộp để phát hiện dấu hiệu sai phạm. Thứ tư, tăng cƣờng quản lý tình hình sử dụng hóa đơn, kiểm tra, xác minh hóa đơn mua bán hàng hóa, dịch vụ, cụ thể: Thứ năm, kế hoạch hóa công tác quản lý nợ: Đội quản lý nợ và cƣỡng chế nợ thuế cần phối hợp chặt chẽ với các đội chức năng khác trong công tác đôn đốc, thu hồi nợ đọng; Dự đoán khả năng thanh toán nợ để lập kế hoạch quản lý phù hợp; Cần nắm bắt tình hình tài chính của DNVVN, thu thập thông tin và mở sổ theo dõi riêng để dự đoán khả năng trả nợ thực tế, biết thời gian nào DNVVN có khả năng thanh toán nợ để có biện pháp thu nợ thích hợp, kịp thời. Thứ sáu, nâng cao chất lƣợng cán bộ thuế: Xây dựng tiêu chí về trình độ chuyên môn tƣơng ứng với các vị trí việc làm cụ thể. Khuyến khích và tạo điều kiện cho cán bộ công chức trong đơn vị tăng cƣờng học tập và nghiên cứu về chính sách thuế. 33 Tiểu kết chƣơng 1 Chƣơng 1 đã khái quát chung cơ sở lý luận về thuế GTGT, DNVVN, công tác quản lý thuế GTGT đối với DNVVN tại Chi cục thuế. Theo đó, nội dung chƣơng 1 đã chỉ ra những nội dung quan trọng về vai trò và tầm quan trọng của thuế GTGT đối với NSNN. Về nội dung, công tác quản lý thuế GTGT đối với DNVVN tại Chi cục thuế gồm 5 nội dung chính: (1.2.3.1) Tuyên truyền và hỗ trợ NNT; (1.2.3.2) Đăng ký thuế; kê khai và nộp thuế; (1.2.3.3) Xử lý hoàn thuế; (1.2.3.4) Kiểm tra, thanh tra thuế; (1.2.3.5) Quản lý thu nợ và cƣỡng chế nợ thuế. Và đây là cơ sở để tác giả phân tích thực trạng quản lý thuế GTGT đối với DNVVN tại Chi cục thuế thành phố Huế ở chƣơng 2. Bên cạnh đó, luận văn cũng đã đi tìm hiểu thực tiễn quản lý thuế GTGT tại một số địa phƣơng để đƣa ra bài học kinh nghiệm cho Chi cục thuế thành phố Huế 34 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ HUẾ 2.1. Khái quát về Chi cục thuế thành phố Huế 2.1.1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chi cục thuế thành phố Huế Chi cục thuế thành phố Huế là tổ chức trực thuộc Cục Thuế tỉnh Thừa Thiên Huế, có chức năng tổ chức thực hiện quản lý thuế, phí, lệ phí, các khoản thu khác của NSNN (sau đây gọi chung là thuế) thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn theo quy định của pháp luật.Chi cục thuế thành phố Huế có tƣ cách pháp nhân, con dấu riêng,đƣợc mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nƣớc theo quy định của pháp luật. Chi cục Thuế thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm theo qui định của Luật Quản lý thuế, các luật thuế, các qui định pháp luật khác có liên quan và các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây: - Tổ chức triển khai thực hiện thống nhất các văn bản qui phạm pháp luật về thuế; quy trình, biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế trên địa bàn; - Tổ chức thực hiện dự toán thu thuế hàng năm đƣợc giao; tổng hợp, phân tích, đánh giá công tác quản lý thuế; tham mƣu với cấp uỷ, chính quyền địa phƣơng về công tác lập và chấp hành dự toán thu NSNN, về công tác quản lý thuế trên địa bàn; phối hợp chặt chẽ với các ngành, cơ quan,đơn vị liên quan để thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao; - Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, hƣớng dẫn, giải thích chính sách thuế của Nhà nƣớc; hỗ trợ NNT trên địa bàn thực hiệ nnghĩa vụ nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật. 35 - Kiến nghị với Cục trƣởng Cục Thuế những vấn đề vƣớng mắc cần sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, các quy trình chuyên môn nghiệp vụ, các quy định quản lý nội bộ và những vấn đề vƣợt quá thẩm quyền giải quyết của Chi cục Thuế. - Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế đối với NNTthuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế: đăng ký thuế, cấp mã số thuế, xử lýhồ sơ khai thuế, tính thuế, nộp thuế, miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, xoá nợthuế, tiền phạt, lập sổ thuế, thông báo thuế, phát hành các lệnh thu thuế và thu khác theo qui định của pháp luật thuế và các quy định, quy trình, biện pháp nghiệp vụ của ngành; đôn đốc NNT thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nƣớc. - Quản lý thông tin về NNT; xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin về NNT trên địa bàn; - Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc kê khai thuế, hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, nộp thuế, quyết toán thuế và chấp hành chính sách,pháp luật thuế đối với NNT và các tổ chức, cá nhân đƣợc uỷ nhiệm thu thuế theo phân cấp và thẩm quyền quản lý của Chi cục trƣởng Chi cục Thuế; - Quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định miễn, giảm, hoàn thuế, gia hạn thời hạn khai thuế, gia hạn thời hạn nộp tiền thuế, truy thu tiền thuế, xoá nợ tiền thuế, miễn xử phạt tiền thuế theo quy định của pháp luật; - Đƣợc quyền yêu cầu NNT, các cơ quan Nhà nƣớc, các tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết phục vụ cho công tác quản lý thu thuế; đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các tổ chức, cá nhân không thực hiện trách nhiệm trong việc phối hợp với cơ quan thuế để thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nƣớc; - Đƣợc quyền ấn định thuế, thực hiện các biện pháp cƣỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế theo quy định của pháp luật; thông báo trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng về hành vi vi phạm pháp luật thuế của NNT; 36 - Bồi thƣờng thiệt hại cho NNT do lỗi của cơ quan thuế, theo quy định của pháp luật; giữ bí mật thông tin của NNT; xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của NNT theo quy định của pháp luật; - Tổ chức thực hiện thống kê, kế toán thuế, quản lý biên lai, ấn chỉ thuế; lập báo cáo về tình hình kết quả thu thuế và báo cáo khác phục vụ cho việc chỉ đạo, điều hành của cơ quan cấp trên, của Uỷ ban nhân dân đồng cấpvà các cơ quan có liên quan; tổng kết, đánh giá tình hình và kết quả công tác của Chi cục Thuế. - Tổ chức thực hiện kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế và khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc thi hành công vụ của công chức, viên chức thuế thuộc thẩm quyền quản lý của Chi cục trƣởng Chi cục Thuế theo quy định của pháp luật. - Xử lý vi phạm hành chính về thuế, lập hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền khởi tố các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật thuế theo quy định của Luật quản lý thuế và pháp luật khác có liên quan. - Giám định để xác định số thuế phải nộp của NNT theo yêu cầu của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền. - Thực hiện nhiệm vụ cải cách hệ thống thuế theo mục tiêu nâng cao chất lƣợng hoạt động, công khai hoá thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ quản lý thuế và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi phục vụ cho NNT thực hiện chính sách, pháp luật về thuế. - Tổ chức tiếp nhận và triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ thông tin và phƣơng pháp quản lý hiện đại vào các hoạt động của Chi cục Thuế. - Quản lý bộ máy, biên chế, lao động; tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ công chức, viên chức của Chi cục Thuế theo quy định của Nhà nƣớcvà của ngành thuế. 37 - Quản lý kinh phí, tài sản đƣợc giao, lƣu giữ hồ sơ, tài liệu, ấn chỉ thuế theo quy định của pháp luật và của ngành. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trƣởng Cục Thuế giao. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Chi cục thuế thành phố Huế - Lãnh đạo Chi cục Thuế thành phố Huế bao gồm Chi cục trƣởng và 03 Phó Chi cục trƣởng; Chi cục trƣởng chịu trách nhiệm trƣớc Cục trƣởng Cục thuế vàtrƣớc pháp luật về toàn bộ hoạt động của Chi cục Thuế trên địa bàn; Phó Chi cục trƣởng chịu trách nhiệm trƣớc Chi cục trƣởng và trƣớc pháp luật về lĩnh vực công tác đƣợc phân công phụ trách. - Đội Kiểm tra nội bộ: Xây dựng kế hoạch tổ chức kiểm tra tuân thủ pháp luật thuế của công chức thuế, giải quyết khiếu nại tố cáo công chức thuế thuộc thẩm quyền. - Đội Hành chính - Nhân sự - Tài vụ: Thực hiện công tác hành chính, văn thƣ, lƣu trữ; công tác quản lý nhân sự; quản lý tài chính, quản trị trong nội bộ Chi cục Thuế quản lý. - Đội lệ phí trƣớc bạ và thu khác: Thực hiện công tác quản lý thu lệ phí trƣớc bạ, thuế chuyển quyền sử dụng đất, tiền cấp quyền sử dụng đất, các khoản đấu giá về đất, tài sản, tiền thuê đất trên địa bàn thuộc phạm vi Chi cục Thuế quản lý. - Đội Kiểm tra thuế số 1 và số 2: Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát kê khai thuế; giải quyết tố cáo liên quan đến NNT; chịu trách nhiệm thực hiện dự toán thu thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế. - Đội Quản lý nợ và cƣỡng chế nợ thuế: Thực hiện công tác quản lý nợ thuế, cƣỡng chế thu tiền thuế nợ, tiền phạt đối với NNT thuộc phạm vi quản lý của Chicục Thuế. - Đội Tổng hợp - Dự toán - Kê khai - Kế toán thuế và Tin học: thực hiện công tác xây dựng và tổ chức thực hiện dự toán thu NSNN đƣợc giao của Chi 38 cục Thuế; đăng ký thuế cấp mã số thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, kế toán thuế, thống kê thuế theo phân cấp quản lý; quản lý và vận hành hệ thống trang thiết bị tin học; triển khai, cài đặt, hƣớng dẫn sử dụng các phần mềm ứng dụng tin học phục vụ công tác quản lý thuế. - Đội Tuyên truyền hỗ trợ NNT và ấn chỉ: thực hiện công tác tuyên truyền về chính sách pháp luật thuế, tổ chức tập huấn chính sách, đối thoại NNT; hỗ trợ NNT, quản lý và cấp bán ấn chỉ cho NNT trong phạm vi quản lý. - Đội thuế liên phƣờng: Quản lý thu thuế các tổ chức, cá nhân nộp thuế trên địa bàn xã, phƣờng đƣợc phân công (bao gồm các hộ sản xuất kinh doanh công thƣơng nghiệp và dịch vụ, kể cả hộ nộp thuế thu nhập cá nhân; thuế phi nông nghiệp). Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy Chi cục thuế thành phố Huế 39 Chi cục thuế thành phố Huế có 82 cán bộ công chức (tính đến 31/12/2019). Trong đó có 1 Chi cục trƣởng, 3 chi cục phó và 78 cán bộ công chức ở các phòng ban. Cán bộ Chi cục thuế chủ yếu có độ tuổi từ 30- 50 (chiếm trên 71%, trong đó độ tuổi từ 40- 50 chiếm 37 %), do đó ổn định trong công tác và đảm bảo đủ kinh nghiệm, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao. Số lƣợng cán bộ trẻ dƣới 30 tuổi trong Chi cục thuế chƣa cao (chiếm 13,67 %), nhƣ vậy hiện nay đội ngũ kế cận của Chi cục thuế là chƣa dồi dào để thay thế. Cán bộ công chức trong Chi cục thuế có trình độ khá cao và đồng đều, chủ yếu là đại học và trên đại học nên đảm bảo đƣợc chất lƣợngcho quản lý thu ngân sách ( chiếm 78 % cán bộ trong Chi cục thuế có trình độ đại học và trên đại học, trong đó có 2 tiến sĩ, 9 thạc sĩ và 53 cử nhân), đến năm 2019 Chi cục thuế không còn cán bộ có trình độ Cao đẳng. Chi cục thuế đang có kế hoạch bồi dƣỡng thêm hoặc thay thế, tinh giảm biên chế. Để thấyrõ hơn tình hình nhân sự cụ thể của Chi cục thuế thành phố Huế trong giai đoạn từ năm 2016 - 2019, cụ thể nhƣ sau: 40 Bảng 2.1: Số lƣợng cán bộ công chức tại Chi cục thuế thành phố Huế giai đoạn 2016 – 2019 ĐVT: người STT Tiêu chí Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Tổng số 95 92 88 82 1 Phân theo giới tính Nam 50 48 46 39 Nữ 45 44 42 43 2 Phân theo trình độ học vấn Trên đại học 1 3 6 11 Đại học 68 65 61 53 Cao đẳng 2 1 1 0 Khác 24 23 20 18 3 Phân theo độ tuổi < 30 tuổi 10 10 13 11 Từ > 30 tuổi đến < 40 tuổi 29 30 25 28 Từ 40 tuổi đến < 50 tuổi 40 41 38 30 Trên 50 tuổi 16 11 12 13 (Nguồn: Chi cục thuế thành phố Huế) Tình hình bố trí nhân sự ở Chi cục thuế khá đồng đều cả về số lƣợng và chất lƣợng. Tập trung chú trọng cho các phòng có chức năng nhiệm vụ nặng nề, phức tạp và khối lƣợng công việc lớn. Đội ngũ lãnh đạo đƣợc giao cho những cán bộ giỏi, lâu năm... Trong những năm qua, Chi cục thuế đã có phục khó khăn, chăm lo đúng mức đến đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ để xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng đƣợc yêu cầu, nhiệm vụ của ngành cả về số lƣợng và chất lƣợng. Đồng thời Chi cục 41 cũng đã khẩn trƣơng sắp xếp lại đội ngũ cán bộ hiện có và tổ chức bộ máy theo hệ thống chuyên ngành và hƣớng dẫn của Tổng cục thuế và Bộ Tài chính. Do đó quản lý thuế của Chi cục thuế đã gặt hái đƣợc nhiều thành công đáng khích lệ. 2.2. Phân tích thực trạng quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi cục thuế thành phố Huế 2.2.1. Tình hình phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Huế Thành phố Huế trong những năm gần đây đã phát triển mạnh mẽ, tạo ra diện mạo mới cả về kinh tế, chính trị và xã hội. Số lƣợng DNVVN trên địa bàn thành phố tăng nhanh và chất lƣợng doanh nghiệp cũng đƣợc nâng lên. Bảng 2.2: Số lƣợng DNVVN theo loại hình doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Huế giai đoạn 2016 – 2019 ĐVT: doanh nghiệp Loại hình doanh nghiệp Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Công ty TNHH 838 922 1.048 1.276 Công ty cổ phần 130 133 154 180 Doanh nghiệp tƣ nhân 743 707 700 835 Tổng 1.711 1.762 1.902 2.291 (Nguồn: Sở Kế hoạch và đầu tư, tỉnh Thừa Thiên Huế) Hiện tại, theo số liệu của Sở Kế hoạch và đầu tƣ báo cáo về sốDNVVN trên địa bàn thành phố Huế đang hoạt động đến tháng 12 năm 2019 là 2.291doanh nghiệp; trong đó loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) chiếm tỷ lệ lớn nhất là 1.276 doanh nghiệp (chiếm 57%); tiếp đến là loại hình công ty cổ phần (CTCP) là 180 công ty (chiếm8%); doanh nghiệp tƣ nhân (DNTN) là 835 doanh nghiệp (chiếm 35%). 42 Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ phân loại DNVVNtheo loại hình doanh nghiệp trên địa bàn thành Huế năm 2019 (Nguồn: Sở Kế hoạch và đầu tư, tỉnh Thừa Thiên Huế) Doanh nghiệp nói chung và DNVVN nói riêng trên địa bàn thành phố Huế phát triển và hoạt động đa lĩnh vực, đa ngành nghề, từ sản xuất, xây dựng, chế biến, dịch vụ thƣơng mại, du lịch, vận tải, đồng thời bao gồm cả kinh doanh tổng hợp nhiều ngành nghề nhƣ kết hợp cả kinh doanh thƣơng mại và dịch vụ. Với số lƣợng doanh nghiệp lớn nhƣ vậy đã góp phần rất lớn trong vấn đề giải quyết việc làm cho ngƣời lao động, đóng góp không nhỏ nguồn thu ngân sách cho thành phố. Bảng 2.3: Số lƣợng DNVVN theo ngành nghề sản xuất kinh doanh tại thành phố Huế giai đoạn 2016 - 2019 Ngành nghề SXKD Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Dịch vụ 344 922 1.048 1.276 Thƣơng mại 624 637 682 818 Sản xuất 437 446 477 572 Vận tải, khác 339 346 370 444 Xây dựng 311 333 373 457 Tổng 1.711 1.762 1.902 2.291 (Nguồn: Chi cục thuế TP.Huế) 57% 8% 35% Công ty TNHH Công ty Cổ phần Doanh nghiệp tƣ nhân 43 Tuy nhiên, phần lớn doanh nghiệp có số vốn điều lệ không lớn, chủ yếu là số vốn kinh doanh của doanh nghiệp ở mức nhỏ và vừa. Các doanh nghiệp có xu hƣớng đầu tƣ vào những lĩnh vực kinh doanh đòi hỏi vốn đầu tƣ ban đầu thấp, tỷ suất lợi nhuận cao, thu hồi vốn nhanh và không có tính bền vững, kinh doanh còn manh mún và nhỏ lẻ. Bên cạnh các doanh nghiệp làm ăn nghiêm chỉnh, kinh doanh tuân thủ pháp luật của nhà nƣớc thì vẫn không ít các doanh nghiệp kinh doanh không trung thực, tính tuân thủ pháp luật nhà nƣớc về tài chính và kinh tế còn kém. Đặc biệt là lợi dụng doanh nghiệp để trốn thuế, nhất là khu vực DNVVN. Mặt khác, do việc định hƣớng kinh doanh ban đầu chƣa rõ ràng, nên sau khi đƣợc cấp giấy phép kinh doanh có một số doanh nghiệp không hoạt động, có một số doanh nghiệp chƣa thật sự tổ chức kinh doanh ngay, hoặc hoạt động không có hiệu quả hoặc thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh để tìm kiếm việc làm. Từ tình hình thực tiễn về sự phát triển của các DNVVN trên địa bàn thành phố thời gian vừa qua và xu hƣớng phát triển của nó, nhận thấy nguồn thu từ sản xuất kinh doanh ở khu vực này có vị trí quan trọng. Vì vậy cần tăng cƣờng quản lý và khai thác nhằm tăng nguồn thu cho ngân sách thành phố Huế. Đồng thời phải tăng cƣờng công tác quản lý thuế nói chung và thuế GTGT nói riêng để đảm bảo tất cả các đơn vị sản xuất kinh doanh đều phải tuân thủ pháp luật. Mặt khác, giúp các DNVVN phát triển theo định hƣớng của nhà nƣớc và quan điểm phát triển kinh tế nhiều thành phần của Đảng. 2.2.2. Tình hình thực hiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi cục thuế thành phố Huế 2.2.2.1. Công tác tuyên truyền, hỗ trợ doanh nghiệp Công tác tuyên truyền và hỗ trợ doanh nghiệp là công tác giúp cho quản lý thuế GTGT đƣợc hiệu quả nhất, khi cung cấp những phƣơng thức hỗ trợ cho NNT hiểu và làm đúng theo quy định của pháp luật thuế. Để nâng cao 44 hiệu quả trong công tác quản lý thuế nói chung và thuế GTGT nói riêng, Chi cục thuế thành phố Huế luôn đặt nhiệm vụ tuyên truyền, hỗ trợ NNT lên hàng đầu. Việc đa dạng hóa hình thức và nâng cao chất lƣợng công tác tuyên truyền, hỗ trợ về thuế sẽ có tác dụng nâng cao đƣợc tính tự giác và tuân thủ pháp luật thuế của NNT, nhờ đó góp phần tăng thu NSNN. Những năm qua, công tác tuyên truyền của Chi cục tập trung vào việc tuyên truyền kịp thời Luật quản lý thuế; những nội dung mới, những sửa đổi bổ sung của Luật thuế GTGT và các thông tƣ hƣớng dẫn thực hiện chính sách ƣu đãi, giảm thuế, giãn thuế, tạm hoàn thuế. Chi cục thuế thành phố Huế đã coi trọng với các hoạt động thƣờng xuyên là cung cấp văn bản, tờ rơi; phổ biến pháp luật trên sóng phát thanh, truyền hình, báo, tạp chí. Đồng thời, chi cục cũng phổ biến trên trang thông tin điện tử của ngành thuế (internet) để hỗ trợ tra cứu văn bản pháp quy về chính sách chế độ thuế; thông tin tham khảo về định danh, mã số thuế của doanh nghiệp. Bảng 2.4: Công tác tuyên truyền đối với doanh nghiệp giai đoạn 2016 – 2019 TT Các hoạt động tuyên truyền ĐVT Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 1 Cung cấp văn bản cho NNT Văn bản 1.782 2.770 2.668 3.237 2 Cung cấp tờ rơi tuyên truyền Ấn phấm 0 2.347 3.560 3.956 3 Tuyên truyền trên truyền hình Buổi 0 2 3 5 4 Tuyên truyền qua sóng phát thanh Buổi 110 150 52 161 5 Tuyên truyền trên báo, tạp chí Bài 2 1 3 0 6 Biển quảng cáo, pani, áp phích tuyên truyền về thuế Biển 5 10 7 10 (Nguồn: Báo cáo công tác tuyên truyền hỗ trợ - Chi cục thuế TP.Huế) 45 Đồng thời với hoạt động tuyên truyền, công tác hỗ trợ doanh nghiệp cũng đƣợc quan tâm thực hiện khá tốt. Hàng năm, Chi cục thuế thành phố Huế thƣờng xuyên phối hợp với Cục thuế Thừa Thiên Huế tiến hành các lớp tập huấn, các cuộc đối thoại với các doanh nghiệp nói chung và DNVVN nói riêng; qua đó để nâng cao nhận thức của doanh nghiệp cũng nhƣ nắm bắt tâm tƣ, nguyện vọng của họ và đề ra đƣợc những giải pháp hữu hiệu hơn trong công tác tuyên truyền, hỗ trợ nộp thuế. Bảng 2.5: Kết quả thực hiện công tác hỗ trợ doanh nghiệp trong giai đoạn 2016 - 2019 Năm Tập huấn Đối thoại trực tiếp (cuộc) Trả lời bằng văn bản (lần) Đăng tin trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng (lần) Số lớp Số DNVVN 2016 6 351 125 12 18 2017 8 480 142 16 31 2018 12 760 157 20 35 2019 18 1.012 180 30 48 (Nguồn: Báo cáo tổng kết của Chi cục thuế thành phố Huế) Trong những năm qua, Chi cục thuế đã rất quan tâm bộ phận tuyên truyền, hỗ trợ NNT, phối hợp với các cấp, các ngành đăng bài viết trên đài phát thanh, trực tiếp giải đáp thắc mắc của NNT, tổ chức tập huấn chính sách mới, hội nghị đối thoại doanh nghiệp. Để nâng cao chất lƣợng của công tác tuyên truyền, hỗ trợ doanh nghiệp, Chi cục thuế luôn cố gắng đổi mới về phƣơng pháp và nội dung bằng cách tổ chức nhiều hơn các cuộc đối thoại để nắm bắt đƣợc nhiều hơn tâm tƣ, nguyện vọng của các doanh nghiệp nói chung và DNVVN nói riêng. Ngoài ra, công tác hỗ trợ DNVVN luôn kịp thời bằng nhiều hình thức nhƣ: tổ chức đƣờng dây nóng của đội trƣởng nghiệp vụ dự toán, kiểm tratiếp xúc trực tiếp, 46 hƣớng dẫn trả lời, giải đáp vƣớng mắc của NNT trong quá trình kê khai, nộp thuế GTGT một cách nhanh nhất, thuận lợi nhất; công khai các thủ tục giảm, giãn, hoàn thuế tại bộ phận “một cửa” của văn phòng Chi cục thuế. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt đƣợc, hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ doanh nghiệp của Chi cục thuế TP.Huế còn một số hạn chế nhƣ: - Chƣa nhận đƣợc sự tin tƣởng hoàn toàn của NNT cũng nhƣ của DNVVN khi gặp vƣớng mắc cần đƣợc hỗ trợ, tỷ lệ liên hệ với cán bộ thuế trực tiếp quản lý, tìm sự tƣ vấn hỗ trợ qua các kênh khác còn khá lớn. - Các hình thức tuyên truyền qua phƣơng tiện thông tin đại chúng còn đơn điệu, cứng nhắc, chƣa gây đƣợc ấn tƣợng, chƣa thu hút công chúng. Nội dung tuyên truyền chƣa đi sâu vào từng sắc thuế đặc biệt là thuế GTGT, việc tổ chức thực hiện chƣa chủ động, thƣờng xuyên và liên tục. - Số lƣợng tin, bài tuyên truyền trên báo, truyền hình còn ít, chất lƣợng tin bài chƣa cao, phóng viên làm về thuế nhƣng kiến thức về thuế còn hạn chế; thông tin, chủ trƣơng, chính sách thuế chƣa đƣợc truyền tải sâu rộng, kịp thời cho NNT. - Công tác hỗ trợ doanh nghiệp chƣa xây dựng đƣợc một hệ thống văn bản hƣớng dẫn, trả lời về tất cả các sắc thuế, các thủ tục hành chính thuế thống nhất; - Hình thức hỗ trợ chƣa đa dạng, đồng bộ, thông tin cảnh báo cho doanh nghiệp để tránh những rủi ro trong quá trình tuân thủ pháp luật. Tóm lại, công tác tuyên truyền hỗ trợ DNVVN chƣa thực sự đi sâu vào doanh nghiệp nên chƣa thực sự hiệu quả, Chi cục thuế chƣa thực sự coi NNT là bạn đồng hành do đó công tác tuyên truyền chƣa có sự chuyển biến mạnh mẽ về chất. Các hoạt động chƣa phân nhóm doanh nghiệp theo quy mô ngành nghề hoặc loại hình doanh nghiệp. 47 2.2.2.2. Công tác quản lý đăng ký, kê khai, nộp thuế - Quản lý đăng ký thuế Theo quy định hiện hành, doanh nghiệp đƣợc cấp mã số thuế cùng với giấy chứng nhận kinh doanh tại Sở Kế hoạch và đầu tƣ. Cơ quan cấp giấy chứng nhận kinh doanh chuyển hồ sơ đăng ký thuế sang cho cơ quan thuế để theo dõi những thông tin ban đầu về nghĩa vụ kê khai thuế, các thông tin của doanh nghiệp nhƣ chủ sở hữu, địa chỉ kinh doanh, nguồn vốn. Trong qua trình hoạt động, nếu có sự thay đổi thì doanh nghiệp phải khai báo bổ sung cho cơ quan thuế. Trƣờng hợp doanh nghiệp di chuyển sang địa phƣơng khác thì mã số thuế của doanh nghiệp vẫn đƣợc giữ nguyên. Hàng tháng, Đội kê khai kế toán thuế thƣờng xuyên phối hợp với Sở kế hoạch đầu tƣ, với các bộ phận kiểm tra thuế tiến hành rà soát, đối chiếu đối tƣợng nộp thuế để đảm bảo số đối tƣợng nộp thuế đã đƣợc cấp mã số thuế khớp đúng với số đối tƣợng nộp thuế thực tế đơn vị đang theo dõi, quản lý.Thực hiện cập nhập kịp thời các DNVVN ngừng nghỉ, bỏ địa chỉ kinh doanh, thực hiện cập nhật đóng mã số thuế kịp thời trên cơ sở dữ liệu của ngành. Bảng 2.6: Tình hình hoạt động của DNVVN trên địa bàn thành phố Huế giai đoạn 2016 -2019 TT Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 1 Số DN đƣợc cấp MST mới 265 271 275 282 2 Số DN ngừng nghỉ kinh doanh 176 104 184 191 3 Số DN giải thế 109 130 143 98 4 Số DN bỏ kinh doanh 176 104 184 179 (Nguồn: Chi cục thuế TP. Huế) 48 Hiện nay với sự hỗ trợ của hệ thống quản lý trên máy tính, toàn bộ các khâu từ cấp mã số thuế, nhận tờ khai, in thông báo thuế, lƣu trữ dữ liệu, lập báo cáođều theo đúng quy định quản lý của Tổng cục hƣớng dẫn nên khâu thu thập thông tin vềDNVVN ở Chi cục khá tốt, dữ liệu và thông tin cập nhật tƣơng đối đầy đủ, chính xác và kịp thời. Vì vậy, việc xử phạt hành chính, chuyển địa điểm, ngừng hoạt động của DNVVN đƣợc Chi cục thuế thành phố Huế nói riêng và ngành thuế nói chung quản lý đƣợc chặtchẽ đƣợc nên việc nắm bắt tình hình NNT đã đƣợc dễ dàng hơn nhiều. - Quản

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_thue_gia_tri_gia_tang_doi_voi_cac_doanh_ngh.pdf
Tài liệu liên quan