Luận văn Quản lý việc nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Phú Giáo, Bình Dương

Phong trào thi đua dạy tốt, học tốt thúc đẩy giáo viên học tập nâng cao trình độ, mặc dù

điều kiện dạy và học ởhuyện còn nhiều khó khăn, song với lòng yêu nghề, tinh thần trách

nhiệm cao của người giáo viên cùng với sựtin tưởng của nhân dân ở địa phương, đã thúc đẩy

lòng nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm ra sức cống hiến vì sựnghiệp giáo dục của nhiều giáo

viên. Qua kết quả đánh giá xếp loại hàng năm, tỷlệgiáo viên dạy giỏi các cấp (cấp trường, cấp

huyện, cấp tỉnh) ngày càng tăng, khẳng định phong trào thi đua dạy tốt, học tốt mà Bác Hồ đã

phát động từnhững năm đất nước mới giành được chính quyền (1945) và phong trào thi đua

yêu nước hiện nay, đã phát huy tác dụng mạnh mẽ đối với học tập nâng cao trình độmọi mặt

của ngũgiáo viên nói chung và đội ngũgiáo viên Tiểu học huyện Phú Giáo nói riêng.

pdf74 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2273 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý việc nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Phú Giáo, Bình Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
huẩn Quốc Gia (Tiểu học Phước Vĩnh A); Mỗi năm có từ 1 đến 2 trường đạt chuẩn Quốc Gia. - Đội ngũ đạt chuẩn sư phạm hệ 12 + 2 trở lên: 100%, có 60% trên chuẩn. - Ưu tiên cán bộ trong quy hoạch đạt trung cấp chính trị, đạt trình độ A ngoại ngữ, tin học, thông qua các lớp bồi dưỡng. - Các nhân viên đều được qua lớp bồi dưỡng hoặc trung cấp theo chỉ tiêu được giao. Bảng 1.4. Kế hoạch phát triển GD tiểu học ở huyện Phú Giáo, Bình Dương. Tổ chức bộ máy Hiện có Giai đọan 2010-2015 Nhu cầu tăng 2010-2015 Ghi chú 1. Trường 2. Tổ, khối 3. Số lớp/số hs 4. Số lớp bán trú/số hs 5. Số lớp 2 buổi/ngày/số hs 5. Tổng số CBGVNV: - Quản lý: - GV Dạy lớp - Phòng bộ môn Tổng số hành chính phục vụ: - Thư viện - Thiết bị - Đội - Văn thư - Kế toán - Còn lại 15 87 256/6357 6/177 12/384 459/375nữ 30 341 4 83 13 5 15 2 15 33 17 98 270/6750 90/2700 125/13750 649 41 444 34 130 17 17 17 17 17 45 02 trường Tăng 11 tổ Tăng 14 lớp Tăng 84 lớp Tăng 11 lớp 113 180 11 103 30 47 04 02 15 02 12 - Kế hoạch đào tạo bồi dưỡng công chức, viên chức: + Chính trị: Trung cấp: 149, Cao cấp: 2. + Tin học: Trình độ A: 210, Trình độ B: 118. + Ngoại ngữ: Trình độ A: 230 , Trình độ B: 10. + Quản lý Nhà nước: Trung cấp: 15. + Quản lý Gíao dục: Bồi dưỡng: 45, Đại học: 10. Qua cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn, việc quản lý nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Phú Giáo, Bình Dương gồm những mặt sau đây: - Yêu cầu của việc đào tạo bồi dưỡng giáo viên tiểu học - Các thuận lợi của việc đào tạo bồi dưỡng giáo viên tiểu học - Nhu cầu của việc đào tạo bồi dưỡng giáo viên tiểu học - Đề xuất về việc đào tạo bồi dưỡng giáo viên tiểu học - Đánh giá việc đào tạo bồi dưỡng giáo viên tiểu học chương 2: Thực trạng về công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Phú Giáo, Bình Dương. Trong chương này các phần sau đây sẽ được trình bày. . Kết quả tham số về khách thể nghiên cứu. . Kết quả nghiên cứu tổng quát. . Kết quả nghiên cứu được phân tích theo yếu tố, và một số tham số liên quan. . Một số biện pháp cho công tác đào tạo bồi dưỡng giáo viên ở huyện Phú Giáo. 2.1. Kết quả tham số về khách thể nghiên cứu. Tổng số: 333 + Giới tính: - Nam: 52; - Nữ: 277; - Không ghi: 4 + Cán bộ: - quản lý: 26; - Giáo viên: 285; - Không ghi: 22 + Các khoá bồi dưỡng: - đã tham gia: 205; - chưa tham gia: 64; - Không ghi: 64 + Thâm niên: - từ 0 đến 5 năm: 83; - từ 6 đến 10 năm: 113; - từ 11 đến 15 năm: 47; trên 15 năm: 85; - Không ghi: 5 2.2. Kết quả nghiên cứu tổng quát. Một số quy ước cách chấm điểm. 5: Hoàn toàn đồng ý. 4: đồng ý. 3: Lưỡng lự. 2: Không đồng ý. 1: Hoàn toàn không đồng ý. Bảng: 2.1a. Các yêu cầu của đội ngũ CBQL giáo dục và giáo viên tiểu học ở huyện. STT Nội dung Điểm trung bình Thứ bậc 01 02 03 Việc đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ là rất cần thiết Giáo viên mong muốn được học đạt chuẩn và trên chuẩn Đầu tư cho cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để 4.713 4.642 4.635 1 2 3 04 05 06 07 08 09 10 giáo viên phát huy được tốt phương pháp giảng dạy mới Liên kết với trường CĐSP Bình Dương bồi dưỡng giáo viên tại huyện Bồi dưỡng về phương pháp giảng dạy mới Mở thêm nhiều lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ giáo viên. Giúp giáo viên tiểu học được học chuẩn hoá và trên chuẩn chuẩn, nâng cao chất lượng giảng dạy Quan tâm tốt đối với giáo viên ở vùng sâu, vùng xa (tạo điều kiện về kinh phí và thời gian học tập) Chú trọng thực chất hơn là chạy theo số lượng thành tích. Cần mở nhiều lớp bồi dưỡng kiến thức và phương pháp giảng dạy môn Tin học 4,588 4.542 4,520 4,500 4,465 4.455 4,423 4 5 6 7 8 9 10 Qua kết quả bảng 2.1a cho thấy. Các ý kiến được xếp từ thứ bậc 1 đến 10 là. Việc đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ là rất cần thiết (thứ bậc 1); Giáo viên mong muốn được học đạt chuẩn và trên chuẩn (thứ bậc 2); đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để giáo viên phát huy được tốt phương pháp giảng dạy mới (thứ bậc 3); Liên kết với trường Cao đẳng sư phạm mở lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ giáo viên tại huyện (thứ bậc 4); Bồi dưỡng về phương pháp giảng dạy mới (thứ bậc 5); Mở thêm nhiều lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ giáo viên (thứ bậc 6); Giúp giáo viên Tiểu học được học chuẩn hóa và trên chuẩn, nâng cao chất lượng giảng dạy (thứ bậc 7); Quan tâm tốt đối với giáo viên ở vùng sâu, vùng xa (tạo điều kiện về kinh phí và thời gian học tập) (thứ bậc 8); Chú trọng thực chất hơn là chạy theo số lượng, thành tích (thứ bậc 9); Cần mở nhiều lớp bồi dưỡng kiến thức và phương pháp giảng dạy môn Tin học (thứ bậc 10). + Mở nhiều lớp bồi dưỡng về phương pháp giảng dạy mới. Vì hiện nay, giáo dục và đào tạo của đất nước nói chung và giáo dục ở huyện nói riêng đang phát triển rất nhanh, đặc biệt là trước yêu cầu đổi mới chương trình sách giáo khoa, điều này đòi hỏi giáo viên tiểu học phải có trình độ chuyên môn và nắm vững phương pháp giảng dạy mới, mới có thể đáp ứng yêu cầu mà ngành giáo dục đề ra. + Giúp giáo viên tiểu học được học chuẩn hoá và trên chuẩn, nâng cao chất lượng giảng dạy. Chúng ta đã biết bậc tiểu học là bậc học nền tảng, mà đội ngũ giáo viên tiểu học là lực lượng có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo bậc tiểu học trở thành bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân. Mặt khác do trình độ đội ngũ giáo viên còn nhiều bất cập, chưa đồng đều. Vì vậy “Chăm lo xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu bộ môn, đạt chuẩn đào tạo theo quy định của Luật giáo dục, khuyến khích và tạo điều kiện cho giáo viên tiếp tục nâng cao trình độ sau khi đạt chuẩn” là yêu cầu khách quan và hợp lý. + Quan tâm tốt đối với giáo viên ở vùng sâu, vùng xa (tạo điều kiện về kinh phí và thời gian học tập) Đối với giáo viên công tác ở các địa phương thuộc vùng sâu, vùng xa của cả nước nói chung và giáo viên huyện Phú Giáo nói riêng, hiện nay gặp nhiều khó khăn như đời sống vật chất còn nhiều thiếu thốn, hệ thống thông tin liên lạc còn lạc hậu, yếu kém, điều kiện để tiếp cận với thông tin mới … còn khó khăn. Do vậy yêu cầu của đa số giáo viên là cần được quan tâm, tạo điều kiện nhiều hơn nữa, giúp cho đội ngũ giáo viên ở huyện nói chung và giáo viên tiểu học nói riêng có điều kiện tốt nhất về kinh phí và thời gian học tập, đây là một yêu cầu khách quan cần được nhà nước đầu tư nhiều hơn nữa nhằm làm giảm sự chênh lệch về trình độ nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên tiểu học ở vùng sâu, vùng xa. + Cần mở nhiều lớp bồi dưỡng kiến thức và phương pháp giảng dạy môn tin học. Trong giai đoạn phát triển hiện nay của xã hội nói chung và của ngành giáo dục nói riêng, tin học đã và đang trở thành phương tiện không thể thiếu trong quá trình dạy và học. Do đó yêu cầu được học tập, bồi dưỡng kiến thức về tin học của đội ngũ giáo viên để có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy giúp đạt hiệu quả cao là cần thiết. * ý kiến về các điều kiện ảnh hưởng đến công tác đào tạo bồi dưỡng giáo viên. Các ý kiến của đội ngũ CBQL và giáo viên tiểu học ở huyện được xếp thứ bậc từ 11 đến 20 trong các nội dung như sau: Bảng 2.1b. ý kiến về công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương. STT Nội dung Điểm trung bình Thứ bậc 01 Giáo viên có ý thức việc học nâng cao trình độ 4,408 11 02 Vị trí của nhà giáo đang được xã hội khẳng định là động lực để giáo viên học tập bồi dưỡng nhiều hơn 4,324 12 03 Phối hợp tốt hơn nữa với CĐSP Bình Dương và ĐHSP TP HCM để bồi dưỡng đạt chuẩn và trên chuẩn 4,394 13 04 Chính sách của nhà nước về xếp lương theo trình độ đào tạo là một trong những động lực để giáo viên phấn đấu học tập nâng cao trình độ 4,386 14 05 Phong trào thi đua dạy tốt học tất đã thúc đẩy giáo viên học tập nâng cao trình độ 4,380 15 06 Nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên phù hợp với xu thế phát triển kinh tế- xã hội ở huyện 4,346 16 07 Tạo điều kiện thuận lợi về thời gian và kinh phí cho giáo viên đi học 4,343 17 08 Ưu tiên giáo viên dạy học, giáo dục hiệu quả được học bồi dưỡng trước nhằm tạo động lực phấn đấu cho nhiều giáo viên khác 4,324 18 09 Tăng cường kiểm tra các lớp học bồi dưỡng để nâng cao chất lượng học tập (nhất là các lớp học từ xa) 4,303 19 10 Đào tạo bồi dưỡng giáo viên để phát triển nguồn nhân lực cho huyện 4,277 20 Qua kết quả bảng 2.1b cho thấy các ý kiến được xếp từ thứ bậc 11 đến 20 là. Giáo viên có ý thức việc học tập nâng cao trình độ thể hiện sự đồng tình của đa số CBQL,GV tiểu học ở huyện (thứ bậc 11); và do vị trí của nhà giáo đang được xã hội khẳng định là động lực thúc đẩy giáo viên học tập bồi dưỡng nhiều hơn (thứ bậc 12); để thực hiện tốt công tác đào tạo bồi dưỡng giáo viên có sự phối hợp chặt chẽ với trường CĐSP Bình Dương và ĐHSP TP.HCM trong công tác đào tạo bồi dưỡng đạt chuẩn, trên chuẩn (thứ bậc 13); song song đó nhà nước nên xây dựng chế độ tiền lương phù hợp trình độ đào tạo của giáo viên, đây cũng là một trong những động lực giúp giáo viên phấn đấu học tập nâng cao trình độ (thứ bậc 14); ý kiến về phong trào thi đua dạy tốt, học tốt đã được nhiều giáo viên phấn khởi tham gia học tập nâng cao trình độ (thứ bậc 15); điều đó phù hợp với xu thế phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện (thứ bậc 16); ý kiến về thời gian đi học đã phản ảnh những khó khăn mà giáo viên cần được tạo điều kiện thuận lợi về thời gian và kinh phí cho giáo viên đi học (thứ bậc 17); Một biện pháp có ý nghĩa tích cực là ưu tiên giáo viên dạy học, giáo dục hiệu quả đi học đào tạo bồi dưỡng, nhằm tạo động lực phấn đấu cho nhiều giáo viên khác (thứ bậc 18); để giúp các khóa bồi dưỡng đạt kết quả tốt cần tăng cường công tác kiểm tra đánh giá chất lượng dạy và học ở các lớp (nhất là các lớp học từ xa) (thứ bậc 19); ý kiến về phát triển nguồn nhân lực cho huyện thể hiện sự chú ý vấn đề này của giáo viên chưa nhiều (thứ bậc 20) Giáo viên ý thức được việc học tập nâng cao trình độ nhằm khẳng định mình và để tham gia giảng dạy ngày càng tốt hơn, nhất là trước yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông một yêu cầu cấp bách và rất quan trọng trong sự giúp phát triển giáo dục ở Huyện, Tỉnh và cả nước. Tóm lại phân tích phần trên chúng ta nhận thấy, đa số giáo viên xác định được 4 nhiệm vụ trọng tâm của việc học tập là. Học để biết -Học để làm -Học để chung sống và Học để tự khẳng định mình. Để làm được việc đó cần phối hợp tốt hơn nữa với trường CĐSP Bình Dương và ĐHSP TP HCM trong công tác bồi dưỡng giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn. Xuất phát từ thực trạng đội ngũ giáo viên tiểu học ở huyện có trình độ đào tạo từ nhiều nguồn khác nhau, chưa đồng bộ về cơ cấu, chuyên môn nghiệp vụ còn nhiều hạn chế. Vì vậy, giáo viên có nhu cầu được bồi dưỡng nâng cao trình độ là một tất yếu, đó cũng là một giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học. Giải pháp phù hợp nhất được thể hiện công tác đào tạo bồi dưỡng là được sự chấp thuận của các cấp lãnh đạo, phối hợp tốt hơn nữa với trường CĐSP và ĐHSP mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên tiểu học đáp ứng nguyện vọng của đa số CBQL và giáo viên ở huyện. Ngoài ra chính sách của nhà nước về xếp lương theo trình độ đào tạo là một trong những động lực để giáo viên phấn đấu học tập nâng cao trình độ. Phong trào thi đua dạy tốt, học tốt thúc đẩy giáo viên học tập nâng cao trình độ, mặc dù điều kiện dạy và học ở huyện còn nhiều khó khăn, song với lòng yêu nghề, tinh thần trách nhiệm cao của người giáo viên cùng với sự tin tưởng của nhân dân ở địa phương, đã thúc đẩy lòng nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm ra sức cống hiến vì sự nghiệp giáo dục của nhiều giáo viên. Qua kết quả đánh giá xếp loại hàng năm, tỷ lệ giáo viên dạy giỏi các cấp (cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh) ngày càng tăng, khẳng định phong trào thi đua dạy tốt, học tốt mà Bác Hồ đã phát động từ những năm đất nước mới giành được chính quyền (1945) và phong trào thi đua yêu nước hiện nay, đã phát huy tác dụng mạnh mẽ đối với học tập nâng cao trình độ mọi mặt của ngũ giáo viên nói chung và đội ngũ giáo viên Tiểu học huyện Phú Giáo nói riêng. Hầu hết giáo viên trong huyện đều nêu cao quyết tâm khắc phục khó khăn để phấn đấu học tập theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa và trên chuẩn theo định hướng chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2005-2010 mà Đảng và Nhà nước đã đề ra. Như vậy, nguyện vọng của đa số giáo viên Tiểu học mong muốn được học tập nâng cao trình độ là tất yếu khách quan, trước yêu cầu đổi mới về nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy và theo quy định của Luật giáo dục ”Nhà giáo có nhiệm vụ không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao đạo đức, phẩm chất, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nêu gương tốt cho người học” vì vậy giải pháp, ưu tiên cử giáo viên có sự nổ lực phấn đấu đạt nhiều thành tích tốt trong giảng dạy học nâng cao trình độ trước, được đa số giáo viên tán thành, đây cũng là cơ sở để ngành giáo dục bổ sung vào phương pháp tiến hành quy hoạch chọn cử giáo viên của huyện tham dự học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ trong thời gian tới. Bên cạnh đó nhiều ý kiến của giáo viên đồng tình với việc tăng cường quản lý, đánh giá xếp loại kết quả học tập một cách nghiêm túc nhằm tạo sự công bằng trong giáo dục và để người giáo viên xứng đáng là tấm gương sáng cho người học noi theo. * Các ý kiến về bồi dưỡng phương pháp giảng dạy các môn cụ thể và điều kiện để thực hiện tốt việc giảng dạy của giáo viên. Các ý kiến được xếp từ thứ bậc 21 đến 30 là. Bảng 2.1c. Một số đề xuất về công tác bồi dưỡng và nâng cao trình độ giáo viên tiểu học ở Phú Giáo. STT Nội dung Điểm T.Bình Thứ bậc 01 Cần mở nhiều lớp bồi dưỡng kiến thức và phương pháp giảng dạy môn tiếng Anh 4.277 21 02 Huyện đã tạo điều kiện cho giáo viên đi học đạt chuẩn và trên chuẩn 4.276 22 03 Cần mở nhiều lớp bồi dưỡng kiến thức và phương pháp giảng dạy môn Nhạc 4.249 23 04 Cần mở nhiều lớp bồi dưỡng kiến thức và phương pháp giảng dạy môn Họa 4.234 24 05 Bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ nhẵm giúp giáo viên áp dụng tốt phương pháp giảng dạy mới 4.228 25 06 Thư viện các trường đã được đầu tư nhưng chưa đủ sách cho giáo viên tham khảo, học tập 4.220 26 07 Do chế độ lương còn thấp nên giáo viên đi học còn gặp nhiều khó khăn 4.217 27 08 Phòng học bàn ghế học sinh chưa phù hơp với việc đổi mới phương pháp giảng dạy 4.207 28 09 Tỉnh đã đầu tư kinh phí hỗ trợ cho giáo viên đi học nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu thực tế 4.184 29 10 Sự đồng thuận của gia đình cho giáo viên đi học 4.181 30 Qua kết quả bảng 2.1c cho thấy các ý kiến tập trung vào những vấn đề sau. Yêu cầu của giáo viên: Cần mở nhiều lớp bồi dưỡng kiến thức và phương pháp giảng dạy các môn Nhạc, Hoạ, tiếng Anh. Đây là yêu cầu rất phù hợp với xu thế phát triển hiện nay, đất nước đang thực hiện chủ trương đổi mới, hoà nhập với thế giới trên tất cả các lĩnh vực: Giáo dục, kinh tế, xã hội… đòi hỏi ngành giáo dục phải chuẩn bị cho xã hội những con người “vừa hồng, vừa chuyên”. Do vậy người giáo viên trước hết cần phải được bồi dưỡng, đào tạo môn tiếng Anh để có thể tham gia giảng dạy tốt môn học này mà Bộ Giáo dục- Đào tạo đã chỉ đạo đưa vào giảng dạy cho học sinh từ bậc tiểu học, đồng thời giúp giáo viên có thể tham khảo một số tài liệu giáo dục của các nước để áp dụng vào việc dạy, học đạt hiệu quả hơn. Theo “Chiến lược phát triển giáo dục 2001- 2010” đối với giáo viên phổ thông: Điều chỉnh cơ cấu đội ngũ giáo viên phổ thông, tăng cường giáo viên Nhạc, Hoạ, Thể dục thể thao, nữ công gia chánh, giáo viên hướng nghiệp và dạy nghề để đa dạng hoá việc học và hoạt động của học sinh trong quá trình tiến tới học 2buổi/ngày. Như vậy, yêu cầu của giáo viên muốn được bồi dưỡng kiến thức, phương pháp giảng dạy các môn Nhạc, Hoạ như trên là hợp lý, phù hợp với xu thế phát triển chung và định hướng của Chiến lược phát triển giáo dục giao đoạn 2001-2010. Về Bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ, đây là chương trình của Bộ giáo dục-Đào tạo nhằm giúp giáo viên áp dụng tốt phương pháp mới bổ sung những kiến thức mới về chủ trương đường lối giáo dục, chương trình và nội dung, phương pháp giảng dạy bộ môn. Do điều kiện về kinh phí, nên về phòng đọc còn thiếu nên một số Thư viện chưa đủ phòng phục vụ cho giáo viên, học sinh đến thư viện, chưa tạo được thói quen đọc sách cho học sinh. Số lượng sách tham khảo còn ít, cập nhật chưa kịp thời nên đã làm hạn chế việc phục vụ cho đội ngũ giáo viên trong việc tiếp cận và cập nhật kiến thức, phương pháp giảng dạy mới từ đó cũng làm hạn chế đến việc nghiên cứu áp dụng kinh nghiệm của đồng nghiệp trong và ngoài địa phương nhằm phục vụ tốt hơn cho việc nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên ở huyện, với tồn tại này lãnh đạo huyện và ngành giáo dục cần tăng cường đầu tư nhiều hơn nữa cho thư viện các trường trong những năm sắp tới. Một thực tế được đa số ý kiến thăm dò phản ảnh là chế độ tiền lương còn thấp nên giáo viên đi học còn gặp nhiều khó khăn. Trong những năm qua kinh tế của đất nước có nhiều khởi sắc, nhà nước đã có chính sách ưu đãi đối với giáo viên công tác tại các vùng có kinh tế, xã hội khó khăn, ở vùng sâu, vùng xa. Ngoài chính sách tiền lương chung của trung ương, đội ngũ giáo viên huyện Phú Giáo ở 9/11 xã, Thị trấn còn được hưởng chế độ ưu đãi của UBND Tỉnh Bình Dương theo các Nghị quyết 37 và Nghị quyết 38 của HĐND Tỉnh và theo các quyết định 06; 183; 176; 203; 199; 286 của UBND tỉnh qua đó giúp cho đội ngũ giáo viên giảm bớt khó khăn. Tuy nhiên so với nhu cầu hiện nay thì mức thu nhập như vẫn còn thấp, chưa đáp ứng nhu cầu cuộc sống, nhất là đối với nhu cầu học tập nâng cao trình độ của đội ngũ giáo viên trong huyện. ý kiến nhận xét đánh giá của giáo viên như phòng học, bàn ghế học sinh chưa phù hợp với việc đổi mới phương pháp giảng dạy là thực tế (so với thực trạng ở huyện). Do chủ trương của huyện là tập trung đầu tư xây dựng theo hướng trường đạt chuẩn quốc gia, vì vậy đến nay mới chỉ có 2/15 trường được lầu hoá: Tiểu học Phước Vĩnh A, Phước Hoà A. Hầu hết các trường còn lại đã được xây dựng trong những năm 1980; vì vậy phòng học, bàn ghế đều không đúng quy cách mới (bàn ghế 4 chỗ ngồi, liền nhau) ảnh hưởng đến việc tổ chức thảo luận theo nhóm, sinh hoạt tổ…. Chúng tôi đã thấy khó khăn trên của giáo viên trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy. Nhận xét của giáo viên góp phần làm rõ nét quan điểm cơ sở vật chất- thiết bị là một trong những điều kiện quan trọng góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Theo đánh giá của đa số cán bộ quản lý, giáo viên thì. Cùng với sự đồng thuận của gia đình và sự hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước, cộng với ý thức học tập vươn lên, cập nhật kiến thức, đáp ứng yêu cầu cao của xã hội thì đội ngũ giáo viên, CBQLGD huyện Phú Giáo phấn đấu từng bước đảm bảo có đủ phẩm chất, kiến thức và năng lực phục vụ sự phát triển giáo dục tại địa phương. Bảng 2.1d. Các yêu cầu về biện pháp tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Phú Giáo. STT Nội dung Điểm T.Bình Thứ bậc 01 Cần mở nhiều lớp bồi dưỡng kiến thức và phương pháp giảng dạy môn Thể dục 4,160 31 02 Học sinh ở huyện tích cực học tập và yêu cầu cao nên giáo viên cần học tập nhiều hơn nữa 4,151 32 03 Giáo viên muốn được học bồi dưỡng trong dịp hè hàng năm 4,135 33 04 Thực hiện việc sắp xếp phân loại chất lượng đội ngũ giáo viên theo trình độ để nâng cao chất lượng giáo dục 4,114 34 05 Địa bàn huyện cách xa trường Cao đẳng sư phạm (> 40km) nên việc đi học của giáo viên gặp khó khăn 4,102 35 06 Mở các lớp bồi dưỡng vào thứ bảy, chủ nhật tạo điều kiện cho giáo viên đi học 4,101 36 07 Việc quản lý, tạo điều kiện cho giáo viên ở huyện đi học 4,009 37 08 Chỉ tiêu cấp trên giao ít nên giáo viên ít có cơ hội học tập nâng cao trình độ 3,926 38 09 Giáo viên không được đào tạo chuyên môn, Nhạc, Tin học…trong những năn trước đây nên việc học bồi dưỡng gặp khó khăn 3,906 39 10 UBND tỉnh Bình Dương đề ra chính sách hỗ trợ giáo viên đi học khá tốt 3.875 40 Qua kết quả bảng 2.1d cho thấy các ý kiến tập trung vào những vấn đề sau. * Học sinh trong huyện rất tích cực học tập và có yêu cầu cao, do vậy giáo viên cần nổ lực học tập nhiều hơn nữa và phần lớn giáo viên muốn được học bồi dưỡng nghiệp vụ trong dịp hè hàng năm. Trước yêu cầu đổi mới của đất nước nói chung và đổi mới giáo dục ở huyện nói riêng. Người giáo viên phải học tập không ngừng để nâng cao trình độ trên các lĩnh vực với nghề mà mình đã chọn. Vậy đây là giải pháp tất yếu để nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục ở hiện tại, tương lai. Do lịch sử để lại, nguồn đào tạo giáo viên tiểu học ở huyện nhiều hệ khác nhau: Hệ (5 + 3), (9+ 1), (9 + 3), (12 + 1),(12+2), Cao đẳng sư phạm và Đại học sư phạm. Vì vậy việc bồi dưỡng chuẩn hoá và sắp xếp phân loại chất lượng giáo viên được xem là nhiệm vụ quan trọng trong giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học ở huyện Phú Giáo. Công tác phân loại giáo viên, ngoài việc căn cứ trình độ đào tạo còn phải chú ý đến chất lượng và hiệu quả giáo dục thực tế của giáo viên. Đội ngũ giáo viên ở huyện trong những năm trước đây được tuyển từ khắp các Tỉnh thành trong cả nước, nên chất lượng không đồng đều. Vì vậy nhu cầu đào tạo bồi dưỡng là hợp lý, chính đáng. Tuy nhiên do huyện ở cách xa thị xã Thủ Dầu Một (CĐSP Bình Dương) nên việc học tập của đa số giáo viên còn gặp khó khăn. Phòng giáo dục Phú Giáo đã liên kết với trường CĐSP mở nhiều lớp bồi dưỡng tại huyện để nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên, đây cũng là biện pháp hữu hiệu, đến nay ngành giáo dục Phú Giáo đã có 84,7% giáo viên tiểu học đạt trình độ chuẩn trở lên, trong đó có 18,1% trên chuẩn. * ý kiến nhận xét của số đông giáo viên là chỉ tiêu cử giáo viên đi học hàng năm mà cấp trên giao về cơ sở còn quá thấp nên giáo viên ít có cơ hội đi học, đó là ý kiến khách quan, thể hiện nhu cầu muốn học tập nâng cao trình độ là phù hợp. Mặt khác, do giới hạn về biên chế giáo viên được Bộ giáo dục quy định tại Thông tư số: 35/TTLT-BGD&ĐT-BNV và Sở Nội vụ cũng quy định hàng năm không được cử giáo viên đi học các lớp bồi dưỡng quá 20% trên tổng số giáo viên ở mỗi đơn vị. Do vậy Phòng Giáo dục, căn cứ hiệu quả công tác, giảng dạy và ưu tiên cho cán bộ quản lý các trường được đi học trước; đảm bảo yêu cầu chỉ đạo của cấp trên, đồng thời tạo động lực thi đua, phấn đấu trong đội ngũ giáo viên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được phân công, tạo sự cạnh tranh lành mạnh trong quá trình phát triển đội ngũ giáo viên được đa số CBQL, GV đồng tình hưởng ứng. Theo chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001-2010 của Đảng và Nhà nước: Điều chỉnh cơ cấu đội ngũ giáo viên phổ thông, tăng cường giáo viên Nhạc, Hoạ, Tin học “để đa dạng hoá việc học của học sinh nhưng do cơ cấu chương trình đào tạo của các trường sư phạm trước đây, chưa hoàn thiện; nhiều giáo viên không được đào tạo chuyên môn Nhạc, Hoạ, Tin học” nên việc học bồi dưỡng gặp nhiều khó khăn, để khắc phục thực trạng trên, công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ, khả năng giảng dạy các môn Nhạc, Hoạ, Tin học cho đội ngũ giáo viên tiểu học nói chung và giáo viên tiểu học huyện Phú Giáo năm tới được tập trung thực hiện bằng nhiều biện pháp hữu hiệu nhất. * Về thời gian bồi dưỡng: Thực hiện chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo, hàng năm giáo viên các bộ môn nêu trên sẽ được tổ chức bồi dưỡng vào ngày thứ bảy, chủ nhật và học trong các mùa hè nhằm từng bước nâng cao trình độ về kiến thức và nghiệp vụ sư phạm. Bảng 2.1e. Một số bất cập trong công tác bồi dưỡng, nâng cáo trình độ giáo viên tiểu học ở huyện Phú Giáo. STT Nội dung Điểm T.Bình Thứ bậc 1. Do giáo viên từ nhiều nguồn đào tạo khác nhau và công tác bồi dưỡng ít nên việc dạy, học còn khó khăn 3,743 41 2. Do cấp trên giao chỉ tiêu chuẩn hóa quá ít 3,612 42 3. Giáo viên lớn tuổi, gia đình khó khăn nên không có điều kiện tập trung học tập 3,559 43 4. Không có giáo viên dạy thay nên giáo viên không có điều kiện đi học 3,463 44 5. Giáo viên có hoàn cảnh kinh tế khó khăn nên ngại đi học nâng cao trình độ 3,380 45 6. Số lượng giáo viên Tiểu học chưa đạt chuẩn còn nhiều 3,376 46 7. Chưa đáp ứng nhu cầu 3,353 47 8. Sự hỗ trợ tích cực của các tổ chức kinh tế xã hội ở địa phương 3,287 48 Qua kết quả bảng 2.1e cho thấy các ý kiến tập trung vào một số vấn đề sau: * ý kiến của CBQL và giáo viên được xếp thứ bậc từ 41 đến 48 tập trung vào các nguyên nhân gây khó khăn trong công tác đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ giáo viên như: Phú Giáo là huyện

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVQLGD015.pdf
Tài liệu liên quan