Luận văn Quản trị tuân thủ theo hiệp ước basel ii tại ngân hàng TMCP Phương Đông – Chi nhánh Quảng Ninh

LỜI CAM ĐOAN . i

LỜI CẢM ƠN . ii

MỤC LỤC . iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT . v

DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ . vii

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU . viii

PHẦN MỞ ĐẦU . 1

1. Tính cấp thiết của đề tài . 1

2. Tình hình nghiên cứu của đề tài . 3

2.1. Tình hình nghiên cứu nước ngoài . 3

2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước . 4

3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu . 6

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 7

4.1. Đối tượng nghiên cứu . 7

4.2. Phạm vi nghiên cứu . 7

5. Phương pháp nghiên cứu . 7

5.1. Dữ liệu nghiên cứu . 7

5.2. Các phương pháp nghiên cứu . 8

6. Kết cấu luận văn . 8

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HIỆP ƯỚC VỐN BASEL II VÀ QUẢN TRỊ TUÂN

THỦ THEO BASEL II TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI . 10

1.1. Tổng quan về Hiệp ước Basel II . 10

1.1.1. Lịch sử hình thành của Uỷ ban Basel và sự ra đời của Hiệp ước Basel . 10

1.1.2. Nội dung cơ bản Hiệp ước Basel II . 12

1.2. Quản trị tuân thủ đối với NHTM theo Hiệp ước Basel II . 18

1.2.1. Khái niệm về quản trị tuân thủ theo Basel . 18

1.2.2. Mục đích của quản trị tuân thủ theo Basel II . 20

1.2.3. Phương thức quản trị tuân thủ theo Basel II . 21

1.2.4. Sự cần thiết của quản trị tuân thủ theo Basel II tại các NHTM. 22

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị tuân thủ theo Hiệp ước Basel II tại các ngân

hàng thương mại . 24

13.1. Nhâ n tố từ phı́a Ngâ n hà ng Trung ươ ng . 24

1.3.2. Mô i trư ờ ng kinh tế xã hộ i . 25

1.3.3. Nhâ n tố từ hoat đ ̣ ộ ng của ngâ n hà ng thươ ng maị . 25

pdf101 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 22/02/2022 | Lượt xem: 279 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản trị tuân thủ theo hiệp ước basel ii tại ngân hàng TMCP Phương Đông – Chi nhánh Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
17 35 Số tiền Số tiền Số tiền Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Tổng thu nhập 46.234 53.831 59.059 7.597 16.43 5.228 9.71 Tổng chi phí 48.128 55.239 56.279 7.111 14.77 1.04 1.88 Lợi nhuận (1.894) (1.408) 2.780 0.486 - 4.183 - Đơn vị: triệu đồng Nguồn: Phòng kế toán - OCB chi nhánh Quảng Ninh Mức thu nhập năm 2016 đaṭ 46.234 triệu đồng thấp hơn so với năm 2017 đaṭ 53.831 triệu đồng. Nguyên nhân là do thu nhập của Chi nhánh chủ yếu là từ các khoản tıń duṇg cho vay. Trong năm 2017, Chi nhánh đa ̃thưc̣ hiện cơ chế cho vay theo thỏa thuận. Bởi thế, Chi nhánh có điều kiện mở rộng dư nơ ̣tıń duṇg, đồng thời mở rộng các hıǹh thức kiểm soát hoaṭ động tıń duṇg chặt che ̃giảm thiểu rủi ro tıń duṇg, trıćh lập dư ̣phòng giữ ở mức cao hơn so với năm trước cũng là một biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro xong mặt trái của hoaṭ động này se ̃làm ảnh hưởng tới một phần thu nhập của ngân hàng. Bên caṇh đó Chi nhánh cũng đa ̃đẩy maṇh thu từ các hoaṭ động ngoài tıń duṇg, thu nơ ̣đa ̃xử lý rủi ro. Bước sang năm 2018 đaṭ 59.059 triệu đồng tăng so với năm 2017 5.228 triệu đồng. Đây là điều đáng lưu đối với Chi nhánh. Tổng chi phı ́của Chi nhánh đang có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2017 đaṭ 55.239 triệu đồng tăng lên so với năm 2016 đaṭ 48.128 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 14.77% do năm 2016 ngân hàng đưa ra thêm nhiều chương trıǹh khuyến maĩ như tiết kiệm dư ̣thưởng, trıćh quỹ dư ̣phòng rủi ro... Năm 2018 tổng chi phı ́đaṭ 56.279 triệu đồng tăng so với năm 2017 là 1.04 triệu đồng, tương đương tăng 1.88%. Trong năm 2019 tới đây, Chi nhánh đa ̃và đang triển khai một loaṭ các sản phẩm dic̣h vu ̣của ngân hàng bán lẻ như: tiền gửi tiết kiệm - laĩ suất thả nổi, tiền gửi đầu tư - laĩ suất thả nổi, TGTK laĩ suất bậc thang theo thời gian, tiền gửi thanh toán - laĩ suất bậc thang... Nhiều sản phẩm và dic̣h vu ̣mới đặc biệt là các sản phẩm huy động vốn, góp phần đa daṇg hóa dic̣h vu ̣đặc biệt là những loaị hıǹh dic̣h vu ̣mới có công nghệ cao, taọ điều kiện cho khách hàng dê ̃dàng tiếp cận lưạ choṇ. 2.2. Quản lý NHTM của NHNN hướng đến tuân thủ theo Hiệp ước Basel II 36 2.2.1. Quy định về tỷ lệ an toàn vốn 2.2.1.1 Tổng quan các quy định về tỷ lệ an toàn vốn của NHNN hướng đến tuân thủ theo Basel II Quy mô vốn tự có là một trong những tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá mức độ an toàn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng theo thông lệ quốc tế. Tại Việt Nam, sự tăng trưởng vốn của ngân hàng luôn được sự quan tâm đặc biệt của các nhà quản trị ngân hàng trong các mục tiêu, chiến lược, kế hoach thưc hiện. Các tổ chức như Cơ quan thanh tra giám sát Ngân hàng, ủy ban Giám sát tài chính quốc gia (UBGSTCQG) cũng như Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam luôn đưa ra nhiều cơ chế, chính sách đánh giá năng lực tài chính của ngân hàng, trong đó nhấn mạnh việc tăng vốn tự có để đảm bảo an toàn hệ thống tài chính. Đối với tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (mức dù vốn tối thiểu), quy định cụ thể có liên quan đầu tiên là Quyết định 297/1999/QĐ-NHNN5 quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của ngân hàng thương mại (NHTM). Quyết định này đã đưa ra cách tính toán tài sản có rủi ro tương đối gần với các quy định của Basel I, trong đó yêu cầu các NHTM phải đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 8%. Tuy nhiên tài sản có rủi ro mới chỉ tính đến rủi ro tín dụng, phương pháp tính đơn giản và chưa phản ánh chính xác tinh thần Basel I. Đến năm 2005 NHNN đã ban hành Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN yêu cầuvề vốn tối thiểu thay thế Quyết định 297/1999/QĐ-NHNN5. Về cơ bản, Quyết định đã tiếp cận tương đối toàn diện Basel I tuy nhiên vẫn chưa tính đến vốn cho rủi ro thị trường. Bên cạnh đó, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu được áp dụng thống nhất ở mức 8% cho tất cả các ngân hàng mà không tính đến sự khác biệt trong phạm vi, quy môcũng như rủi ro của các ngân hàng. Năm 2010, trước các bất cập của các quy định đi trước và tính cấp thiết của công tác quàn trị rủi ro, NHNN dã ban hành Thông tư số 13/TT-NHNN quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các NHTM. thay thế Quyết định 457/2005/QĐ NHNN. Theo đó, các nội dung được quy định trong thông tư đã từng bước tiếp cận Basel II, cụ thể: (i) nâng tỷ lệ an toàn vốn từ 8% lên 9% cùng với quy 37 định về vốn pháp định tối thiểu là 3.000 tỷ đồng, (ii) hạn chế việc tham gia vào các hoạt động liên quan đến kinh doanh chứng khoán và kinh doanh bất động sản của các NHTM và (ni) tăng cường quy định về đảm bảo khả năng thanh khoản của cácNHTM. Tiếp tục kế thừa quy định tại Thông tư 13/2010/TT-NHNN, NHNN đã ban hành Thông tư 36/2014/TT - NHNN ngày 20/11/2014 thay thế Thông tư 13. Theo đó, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thường xuyên duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu bao gồm tỷ lệ an toàn vốn tối thiếu riêng lẻ và tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu hợp nhất ở mức 9%. Đặc biệt, thông tư 36 đã giảm hệ số rủi ro từ 250% xuống 150% đôi với 3 nhóm tài sản có là: các khoản cấp tín dụng để kinh doanh bất động sản, kinh doanh, đầu tư chứng khoán và các khoản cho vay được đảm bảo bằng vàng. Như vậy, hệ số rủi ro của tài sản được chia theo 5 mức: 0%, 20%, 50%, 100% và 150%. Thông tư 36 được nhiều chuyên gia đánh giá rất tích cực vì đã khắc phục nhiều nội dung để phù hợp bối cảnh kinh tế - tài chính như thúc đẩy hội nhập kinh tế, thực hiện tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, xử lý nợ xấu, nắn dòng tín dụng đến sản xuất - kinh doanh... Bên cạnh đó, Thông tư 36 còn tạo ra những chuẩn mực mới chặt chẽ hơn trong hoạt động giám sát hệ thống ngân hàng, quản trị ngân hàng, thông tin công khai minh bạch, khả năng chịu đựng rủi ro hệ thống...Cụ thể như: Xác định tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, cụ thể hơn về vốn cấp 1 và cấp 2, yêu cầu về tỷ lệ nợ xấu chuẩn và quy định tỷ lệ đảm bảo khả năng thanh khoản (LCR). Năm 2016 NHNN đã ban hành Thông tư 06/2016/TT-NHNN vào ngày 27/5/2016. Theo đó, Thông tư 06 có ba điều chỉnh lớn: (i) Quy định hệ số quy đổi rủi ro của các khoản phải đòi để kinh doanh bất động sản lên tới 200% tại thời điểm 1/1/2017, (ii) Giảm có lộ trình cho tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn xuống 40% từ 1/1/2018 và (iii) Tăng tỷ lệ mua. đầu tư trái phiếu Chính phủ so với nguồn vốn ngắn hạn bình quân của tháng liền kề trước của TCTD. Liên quan đến việc xây dựng các văn bản pháp luật, xây dựng cơ sở pháp lý để các NHTM thực hiện các yêu cầu của Basel II, NHNN Việt Nam đã ban hành Thông tư 41 hướng dẫn về tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ngày 31/12/2016, trong đó hướng dẫn cụ thể về phương pháp tính toán tỷ lệ an toàn vốn. 38 Về định hướng triển khai, NHNN đã thành lập Ban chi đạo triển khai Basel II có sự tham gia và phối hợp của lãnh đạo cao cấp của 10 ngân hàng. Đồng thời thiêt lập đội ngũ triển khai Basel II, các tổ công tác của cán bộ thanh tra của Cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng và các cán bộ đại diện của ngân hàng được chọn. Dựa trên báo cáo đánh giá khoảng cách của các ngân hàng, NHNN và các NHTM đã xây dựng giải pháp và đặt ra các kế hoạch thu hẹp khoảng cách cho các ngân hàng, xây dựng kế hoạch thực hiện Basel II theo lộ trình đã được Thống đốc NHNN Việt Nam phê duyệt. Như vậy, quản lý Nhà nước đối với mức độ đủ vốn của các NHTM luôn hướng theo chuẩn mực quốc tế và hướng đến tuân thủ theo các quy định của Basel II nhằm hướng đến phát triển bền vững hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. 2.2.1.2. Hướng dẫn về tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài a) Quy định về tỷ lệ an toàn vốn (CAR) Theo lộ trình triển khai Basel II, từ tháng 2/2016 đã có 10 ngân hàng được lựa chọn thực hiện Basel II theo Phương pháp tiêu chuẩn, mục tiêu đến năm 2018 cả 10 ngân hàng sẽ hoàn thiện việc thí điểm và mở rộng áp dụng với các ngân hàng khác. Do đó NHNN đã ban hành văn bản hướng dẫn về tỷ lệ an toàn vốn theo phương pháp tiêu chuẩn của Basel II nhằm tạo khuôn khổ pháp lý cho các ngân hàng thực hiện và giúp NHNN thanh tra, giám sát hiệu quả việc thực hiện của các ngân hàng. Hướng dẫn về tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được quy định tại Thông tư 41/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016. Thông tư được kết cầu gồm 4 chương với 24 điều, trong đó đáng chú ý là quy định về tỷ lệ an toàn vốn (CAR). Thông tư quy định các ngân hàng, chi nhánh ngân nước ngoài cần duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 8%, thấp hơn mức hiệnhành 9% tuy nhiên căn cứ theo tính chất, mức độ rủi ro theo kết quả giám sát, kiểm tra, thanh tra, NHNN có thể yêu cầu mức tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu cao hơn 8%. Về cách tính, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) cũng có sự điều chỉnh và được xác định bằng công thức: CAR = ࡯ ࡾࢃ࡭ା૚૛,૞ (۹۽܀ାࡷ ) x 100% 39 Trong đó: - C: Vốn tự có - RWA: Tổng tài sản tính theo rủi ro tín dụng - KOR: Vốn yêu cầu cho rủi ro hoạt động - KMR: Vốn yêu cầu cho rủi ro thị trường Như vậy, CAR đã có sự thay đổi theo hướng chặt chẽ hơn, sát thực hơn và theo đúng tinh thần của Basel II. Nếu như trước đây quy định về tỷ lệ an toàn vốn chỉ tính đến duy nhất rủi ro tín dụng thì hiện nay NHNN đã yêu cầu các NHTM phải sử dụng thêm một phần vốn tự có để phòng ngừa rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động. Rủi ro thị trường là rủi ro do biến động bất lợi của lãi suất, tỷ giá, giá chứng khoán và giá hàng hóa trên thị trường. Rủi ro hoạt dộng là rủi ro do các quy trình nội bộ không đầy đủ hoặc có sai sót, do con người, do các lỗi, sự cố của hệ thống hoặc do các yêu tố bên ngoài làm tổn thất về tài chính, tác động tiêu cực phi tài chính đối với ngân hàng. Bên cạnh đó cấu phần tín dụng cũng sẽ theo hướng chặt chẽ hơn, tính đến đặc thù rủi ro của từng sản phẩm vay và cho vay, khiến mức vốn yêu cầu cho rủi ro tín dụng cũng cao hơn. Quy định mới này giúp hệ thống ngân hàng nhanh chóng tiến gần đến chuẩn mực quốc tế về quản trị rủi ro, tuy nhiên Thông tư có tác động lớn nhất là làm giảm hệ số CAR do tính thêm 2 loại rủi ro trong việc đảm bảo an toàn vốn, chưa kể vốn tối thiểu cho rủi ro tín dụng cũng có nguy cư tăng lên, ước tính các rủi ro này sẽ chiếm trung bình khoảng 1,5-2% hệ số CAR. Tức là những ngân hàng đang có CAR hiện tại chưa đến 10% sẽ giảm xuống dưới mức yêu cầu tối thiểu 8%. Do vậy yêu cầu về vốn tối thiểu theo cách tính mới sẽ tạo một áp lực tăng vốn cho các NHTM, đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng hơn về mức tương thích giữa tốc độ tăng trưởng tài sản và tốc độ tăng trưởng vốn cũng như đảm bảo chất lượng tài sản tốt hơn. Việc cho phép sử dụng hệ số tín nhiệm do các tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập cung cấp để xác định yêu cầu vốn tối thiểu, bao gồm 3 tổ chức Standard & Poor’s, Moody’s và Fitch Rating. Hệ số rủi ro tín dụng áp dụng cho khoản phải đòi được phân nhóm từ thấp đến cao với các tỷ lệ tương ứng theo thứ hạng tín nhiệm. Cụ thể, hệ số rủi ro tín dụng là 20% đối với các khoản phải đòi của các TCTD có xếp hạng 40 tín nhiệm AA trở lên, nhưng lên đến 250% trong trường hợp không có xếp hạng và thời hạn từ 3 tháng trở lên. Tuy nhiên, NHNN mới chỉ áp dụng quy định này đối với các khoản phải đòi của các khách hàng là Chính phủ và các TCTD khác. Đối với các khoản vay của doanh nghiệp, các chỉ tiêu để xác định yêu cầu vốn lại bao gồm doanh thu, tỷ lệ đòn bảy và vốn chủ sở hữu. Với cách chấm điểm này, hệ số rủi ro tín dụng thấp nhất được xác định là 20% đối với doanh nghiệp có doanh thu lớn (trên 1.500 tỷ đồng) và tỷ lệ đòn bẩy thấp (dưới 25%). Ngược lại, doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu âm hoặc bằng 0 áp dụng hệ số rủi ro tín dụng lên đến 300%. Đối với các khoản cho vay bảo đảm bằng bất động sản, dự thảo Thông tư có quy định tách biệt giữa bất dộng sản kinh doanh và bất động sản không kinh doanh, cụ thể: (1) Với các khoản phải đòi đảm bảo bàng bất động sản kinh doanh, hệ số rủi ro tín dụng sẽ được áp dụng theo tỷ lệ bảo đảm (LTV = Tổng số dư khoản phải đòi/Giá trị của tài sản bảo đảm), (2) Với các khoản phải đòi đảm bảo bằng bất động sản không kinh doanh thì ngoài tỷ lệ LTV, các NHTM còn phải căn cứ theo tỷ lệ thu nhập (DSC) là tổng số dư khoản cho vay trên tổng thu nhập cả năm của khách hàng vay mua nhà ở. Những quy định mới này nhằm hướng các ngân hàng cũng như doanh nghiệp nâng cao năng lực tài chính cũng như năng lực quản trị tạo điều kiện để duy trì sức khỏe tài chính ổn định và đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của việc áp dụng theo chuẩn Basel II tại Việt Nam. b) Tác động đối với ngân hàng Quy định mới này giúp hệ thống ngân hàng nhanh chóng tiến gần đến chuẩn mực quốc tế về quản trị rủi ro, tuy nhiên khi Thông tư có hiệu lực thì tác động lớn nhất là làm giảm hệ số CAR do tính thêm 2 loại rủi ro trong việc đảm bảo an toàn vốn, chưa kể vốn tối thiểu cho rủi ro tín dụng cũng có nguy cơ tăng lên, ước tính các rủi ro này sẽ chiếm trung bình khoảng hơn 2,0% tỷ lệ CAR, tức là những ngân hàng đang có CAR hiện tại chưa đến 10% sẽ giảm xuống dưới mức yêu cầu tối thiểu 8%. Theo báo cáo cuối năm 2016 của ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia (UBGSTCQG), tính toán tỷ lệ an toàn vốn tổi thiểu của toàn hệ thống ngân hàng năm 41 2016 ước đạt 11,3%. Tuy nhiên, nếu tính theo chuẩn mới, ủy ban này ước tính tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu giảm xuống chỉ còn 8,6% (tức cả hệ thống CAR giảm 2,7%). Thông tư 41 của NHNN quy định về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu có hiệu lực từ năm 2020 sẽ là áp lực khiến các ngân hàng phải tăng vốn tự có để bù đắp cả rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường. Điều này đòi hỏi các NHTM có sự cân nhắc kỹ lưỡng hơn về mức tương thích giữa tốc độ tăng trưởng tài sản và tốc độ tăng trưởng vốn cũng như đảm bảo chất lượng tài sản tốt hơn. 2.2.2. Quy định về hệ thống quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng Một trong những yêu cầu quan trọng của triển khai Basel II là xây dựng hệ thống quản trị rủi ro theo chuẩn mực quốc tế. Hiện nay các TCTD đã triển khai xây dựng và thiết lập hệ thống quản lý rủi ro bao gồm hệ thống các văn bản về chiến lược chính sách, quy trình quản lý rủi ro và các hạn mức rủi ro, tuy nhiên tất cả còn khá sơ sài, chưa đầy đủ các nội dung cần thiết và thiếu tính đồng bộ. Do vậy NHNN đã ban hành Dự thảo Thông tư Quy định về hệ thống QLRR trong hoạt động ngân hàng, với mục tiêu là tạo khuôn khổ pháp lý và cơ sở cho các TCTD xây dựng hệ thống QLRR theo chuẩn mực quốc tế, phù hợp với lộ trình áp dụng Basel II; đồng thời tạo tính đồng bộ, thống nhất trong công tác quản lý rủi ro giữa các ngân hàng, giúp việc quản lý hiệu quả hơn, làm tăng tính an toàn, ổn định của hệ thống. Dự thảo Thông tư bao gồm các quy định chung về hệ thống quản lý rủi ro và các quy định cụ thể đối với rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động. Theo dự thảo Thông tư, các ngân hàng sẽ phải thiết lập và vận hành hệ thống quản lý rủi ro gồm 4 cấu phần: (i) Sự giám sát của HĐQT, HĐTV, ngân hàng mẹ, ban điều hành của ngân hàng; (ii) Hệ thống các văn bản về chiến lược, chính sách, quy trình quản lý rủi ro; (iii) Hệ thống thông tin quản lý (MIS) để cung cấp thông tin phục vụ quản lý rủi ro; (iv) Hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ theo quy định của pháp luật. NHNN cũng yêu cầu các ngân hàng phải có cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro theo mô hình ở 3 cấp: (i) HĐQT, HĐTV, ngân hàng mẹ có Ủy ban quản lý rủi ro với chức 42 năng tham mưu; (li) Ban điều hành có Tổng giám đốc (Giám đốc) chịu trách nhiệm về quản lý rủi ro, có Giám đốc rủi ro giúp việc cho Ban điều hành và ủy ban quản lý tải sản nợ có (ALCO) quản lý rủi ro lãi suất vả thanh khoản; (iii) Khối quản lý rủi ro. Nguyên tắc tổ chức phải đảm bảo tính độc lập giữa 3 chức năng: Chức năng quản lý rủi ro, chức năng kinh doanh và chức năng đánh giá độc lập. Ngoài ra, các ngân hàng phải báo cáo NHNN định kỳ hàng quý về tình hình rủi ro và quản lý rủi ro; nếu xảy ra trường hợp lỗ lũy kế lớn hơn 5% vốn tự có hoặc nguy cơ gây tổn thất lớn hơn 5% vốn tự có thì ngân hàng phải báo cáo ngay với NHNN trong vòng 5 ngày làm việc, đồng thời phải trình kế hoạch xử lý đối với các trường hợp này. Ngoài các yêu cầu chung như trên, dự thảo Thông tư đã dành 4 chương lớn để quy dịnh về quản lý đối với 4 loại rủi ro chính là rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động: Về quản lý rủi ro tín dụng: Yêu cầu phân tách rõ chức năng từ các cấp thấp nhất đến cao nhất theo khối kinh doanh, khối xử lý nội bộ và khối quản lý rủi ro. Khối kinh doanh không được phê duyệt, quyết định đối với các chính sách tín dụng, quy trình tín dụng và các hạn mức rủi ro tín dụng, xác định giá trị tài sản bảo đảm và quản lý tài sản bảo đảm tách bạch chức năng quan hệ khách hàng với chức năng thẩm định, phê duyệt tín dụng trong khối kinh doanh. Về quản lý rủi ro thanh khoản: Quy định chiến lược quản lý rủi ro thanh khoản phải xác định rõ lượng vốn huy động có thể duy trì trong bất cứ hoàn cảnh nào; lượng vốn huy động sẽ bị rút dần hoặc rút ngay lập tức khi có vấn đề xảy ra. Đồng thời, phải có các biện pháp xử lý thiếu hụt thanh khoản tạm thời và dài hạn. Về quản lý rủi ro thị trường: Các ngân hàng phải có phải có quy trình quản lý tài sản đảm bảo từ khi bắt đầu đến khi thanh lý hợp đồng và quy trình quản lý các khoản cấp tín dụng có vấn đề; đồng thời phải có các phương pháp đo lường rủi ro thị trường, đảm bảo đo lường được rủi ro thị trường gắn với tất cả các tài sản tài chính, nợ phải trả tài chính và các khoản mục ngoại bảng. Các phương pháp này có tính khả thi và hoạt động được kể cả trong môi trường có nhiều thông tin, sự kiện làm bóp méo, sai 43 lệch thị trường hoặc khi mức giá trên thị trường không đủ tin cậy hoặc không được cập nhật. Về quản lý rủi ro hoạt động: Phải nhận dạng và đánh giá đầy đủ rủi ro hoạt động trong tất cả các sản phẩm, hoạt động kinh doanh, quy trình nghiệp vụ, hệ thống công nghệ thông tin và các hệ thống quản lý khác, tối thiểu theo các nhóm nguyên nhân: nguyên nhân con người bên trong, con người bên ngoài, nguyên nhân liên quan đến pháp lý, nguyên nhân liên quan đến khách hàng, sản phẩm và hoạt động kinh doanh, nguyên nhân do tài sản bị hư hỏng, nguyên nhân do lỗi hệ thống và ngừng hoạt động kinh doanh, nguyên nhân do lỗi quản lý, xử lý để có biện pháp kiểm soát rủi ro hoạt động. 2.3. Thực trạng tuân thủ Hiệp ước Basel II tại Ngân hàng OCB - Chi nhánh Quảng Ninh Hoaṭ động quản lý rủi ro và bảo toàn vốn taị OCB - Chi nhánh Quảng Ninh luôn đươc̣ chú troṇg cùng với sư ̣phát triển các hoaṭ động kinh doanh. Hệ thống quản lý rủi ro đươc̣ xây dưṇg, phát triển và ứng duṇg các chuẩn mưc̣ quốc tế. Ngân hàng không ngừng đầu tư vào cơ sở ha ̣tầng công nghệ, hoàn thiện cơ cấu quản tri ̣, nâng cao năng lưc̣ quản lý rủi ro với việc áp duṇg các công cu ̣hỗ trơ ̣nhận diện, đo lường và giám sát rủi ro tiên tiến, chuẩn hóa các quy trıǹh, quy điṇh nhằm đảm bảo moị hoaṭ động của Ngân hàng đều nằm trong tầm kiểm soát, bảo vệ tối đa tài sản và quyền lơị của Khách hàng, đối tác và cổ đông. 2.3.1. Về tuân thủ các quy định về an toàn vốn tại chi nhánh Ngân hàng Nhà nước vừa qua đã ban hành Thông tư số 41/2016/TT-NHNN quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Theo quy định tại Thông tư, ngân hàng không có công ty con, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thường xuyên duy trì tỷ lệ an toàn vốn xác định trên cơ sở báo cáo tài chính của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tối thiểu 8%. Đối với các ngân hàng có công ty con, Thông tư quy định ngân hàng đó phải có tỷ lệ an toàn vốn xác định trên cơ sở báo cáo tài chính của ngân hàng tối thiểu 8%. 44 Đồng thời, tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất xác định trên cơ sở báo cáo tài chính hợp nhất của ngân hàng tối thiểu 8%. Trường hợp ngân hàng có công ty con là công ty kinh doanh bảo hiểm thì tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất được xác định trên cơ sở báo cáo tài chính hợp nhất của ngân hàng nhưng không hợp nhất công ty con là công ty kinh doanh bảo hiểm theo nguyên tắc hợp nhất của pháp luật về kế toán và báo cáo tài chính đối với tổ chức tín dụng. Như vậy, tựu chung lại, tỷ lệ an toàn vốn tối thiếu (CAR) theo quy định tại Thông tư trên là 8%, thấp hơn 1 điểm% so với tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 9% quy định tại Thông tư số 13/2010/TT-NHNN đang được áp dụng. Động thái giảm tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu từ mức 9% xuống mức 8% của NHNN là nhằm mở đường cho việc áp dụng chuẩn Basel II vào hệ thống các ngân hàng, bởi theo quy định của chuẩn Basel II, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 8%. Sở dĩ tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu tính theo chuẩn mới thấp hơn chuẩn cũ là do công thức tính tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo chuẩn Basel II thực chất hơn, khiến tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu giảm mạnh so với tính theo chuẩn cũ. Bản thân Thông tư số 41/2016/TT-NHNN vừa được ban hành trên cũng có quy định về cách tính tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo chuẩn mới. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2020. Tuy nhiên, nếu các ngân hàng, chi nhánh nước ngoài có khả năng thực hiện tỷ lệ an toàn vốn theo quy định tại Thông tư trước thời điểm quy định là ngày 1/1/2020 thì hoàn toàn có thể trình NHNN để áp dụng sớm hơn. Nhằm mục tiêu áp dụng kịp thời tiêu chuẩn về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu như trên, OCB liên tục hoàn thiện công tác nghiên cứu và xây dựng quy trình trong hoạt động quản lý rủi ro tín dụng nhằm định hướng hoạt động quản lý rủi ro phù hợp với các tiêu chuẩn của Ủy ban Basel. Căn cứ theo trụ cột 1 của Basel II – Yêu cầu về vốn tối thiểu, Basel II quy định mức vốn an toàn CAR ≥ 8%, được xác định bằng cách lấy tổng vốn chia cho tài sản có rủi ro. Năm 2017 Ngân hàng TMCP Phương Đông đa ̃ hoàn thành triển khai dư ̣án Basel II và đưa vào áp duṇg trong hoaṭ động kinh doanh của Ngân hàng với 100% các haṇg muc̣ công việc đều hoàn thành đúng tiến độ dưới sư ̣tư vấn của Ngân hàng DBS – Singapore đảm bảo tuân thủ các yêu cầu của 3 tru ̣ cột Basel II. Cùng toàn hệ thống OCB, OCB Quảng Ninh cũng đã hoàn thành việc triển khai dự án Basel II. 45 Hệ số an toàn vốn tại OCB Quảng Ninh được quy định trong toàn hệ thống như sau: 46 Bảng 2.2 Hệ số an toàn vốn của OCB – Chi nhánh Quảng Ninh qua các năm 2016 – 2018 Đơn vị: % Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 11,06% 11,6% 9,82 % Nguồn: Báo cáo tổng kết của OCB các năm 2016 -2018 Hiện nay, tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng thương mại đều đang được tính theo quy định của Thông tư 13, theo đó, NHNN chia vốn tự có ra thành các khối vốn cấp 1 và cấp 2, vốn cấp 1 của OCB chiếm chủ yếu trong số vốn tự có. Theo một số nghiên cứu không chính thức, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu nếu áp dụng theo chuẩn mức Basel II sẽ giảm 10-15% so với tỷ lệ an toàn vốn hiện tại do Ngân hàng Nhà nước quy định tại Thông tư 13. Theo đó, hệ số an toàn vốn của OCB - chi nhánh Quảng Ninh năm 2018 là 9,82%, đạt tiêu chuẩn của Ngân hàng Nhà nước là 9% và của Hiệp ước Basel II là 8%. Tỷ lệ CAR này đảm bảo cho khả năng thanh toán của các ngân hàng thương mại, nó là tấm đệm đảm bảo an toàn khi có sự bất ổn của nền kinh tế cũng như việc xảy ra rủi ro tín dụng. 2.3.2. Về tuân thủ quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh 2.3.2.1. Mô hình quản trị rủi ro tại Ngân hàng OCB - chi nhánh Quảng Ninh Quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng ngày càng được chú trọng, đặc biệt là khi hệ thống vừa trải qua những giai đoạn tái cơ cấu mạnh mẽ để xử lý những tồn đọng do quản lý rủi ro yếu kém thời gian trước gây nên. Một trong những yêu cầu khắt khe với các ngân hàng hiện nay là phải đáp ứng được các tiêu chuẩn về quản lý rủi ro và an toàn không chỉ theo chuẩn của Việt Nam mà phải là chuẩn quốc tế, cụ thể là Basel II. Từ năm 2014, Ngân hàng Nhà nước đã lựa chọn ra 10 ngân hàng để cho áp dụng thí điểm chuẩn này. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa ngân hàng nào công bố áp dụng thành công, trong khi đó dù Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) không nằm trong 47 danh sách trên nhưng lại là ngân hàng đầu tiên công bố triển khai thành công Basel II vào cuối 2017. Năm 2017, OCB trở thành ngân hàng Việt Nam đầu tiên công bố hoàn thành dư ̣ án triển khai Basel II, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế. Theo đó, vốn của cổ đông đươc̣ sử duṇg hiệu quả thông qua kiểm soát rủi ro chặt che ̃và tiền gửi của khách hàng đươc̣ bảo vệ an toàn trước các tıǹh huống phát sinh đa ̃đươc̣ tıńh toán và có các giải pháp dư ̣phòng, minh bac̣h hóa thông tin an toàn vốn và rủi ro của Ngân hàng nhằm đảm bảo quyền lơị của cổ đông

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_tri_tuan_thu_theo_hiep_uoc_basel_ii_tai_ngan_h.pdf
Tài liệu liên quan