Luận văn Quy chế pháp lý về đấu thầu xây lắp và thực tiễn áp dụng tại Công ty 789 – Bộ Quốc phòng

MỤC LỤC

Trang

MỤC LỤC . . . 1

LỜI NÓI ĐẦU . . . 4

 

CHƯƠNG 1

QUY CHẾ PHÁP LÝ CHUNG VỀ ĐẤU THẦU XÂY LẮP

I – KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐẤU THẦU 7

1. Khái niệm đấu thầu . . 7

2. Phân loại đấu thầu . . . 10

2.1. Theo nội dung của quá trình tuyển chọn . 10

2.2. Theo hình thức lựa chọn nhà thầu . . 11

2.3. Theo phương thức đấu thầu . . 14

2.4. Theo phạm vi lãnh thổ . . 15

3. Các nguyên tắc cơ bản trong đấu thầu xây lắp . . 16

3.1. Nguyên tắc dữ liệu đầy đủ . 16

3.2. Nguyên tắc bảo lãnh . 16

3.3. Nguyên tắc cạnh tranh với điều kiện ngang nhau . . 16

3.4. Nguyên tắc đánh giá công bằng 17

3.5. Nguyên tắc trách nhiệm phân minh . 17

3.6. Nguyên tắc đảm bảo bí mật . 17

II – QUY CHẾ PHÁP LÝ VỀ ĐẤU THẦU XÂY LẮP . 18

1. Quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên trong đấu thầu xây lắp . . 18

1.1. Quyền và nghĩa vụ của bên mời thầu 18

1.2. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu . 18

1.3. Quyền và nghĩa vụ của nhà tư vấn . . 19

2. Điều kiện thực hiện công tác đấu thầu . . 20

2.1. Điều kiện đấu thầu trong nước . 20

2.2. Điều kiện đấu thầu quốc tế và ưu đãi nhà thầu . 21

3. Quy trình đấu thầu xây lắp . 22

3.1. Chuẩn bị đấu thầu . . 22

3.2. Mời thầu . 31

3.3. Tiếp nhận và quản lý hồ sơ dự thầu . 32

3.4. Mở thầu . 32

3.5. Xét thầu . 34

3.6. Trình duyệt, thẩm định, phê duyệt và công bố kết quả đấu thầu. 38

3.7. Thương thảo và hoàn thiện hợp đồng . . 42

4. Vi phạm và xử lý vi phạm trong đấu thầu xây lắp . . 43

4.1. Các hành vi vi phạm chế độ pháp lý về đấu thầu xây lắp . . 43

4.2. Xử lý vi phạm trong đấu thầu xây lắp . . 43

 

CHƯƠNG II

THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY CHẾ PHÁP LÝ VỀ ĐẤU THẦU XÂY LẮP TẠI CÔNG TY 789 – BỘ QUỐC PHÒNG

I - KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY 789 – BỘ QUỐC PHÒNG . 44

1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 789 . 44

2. Chức năng, nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh của công ty . 45

3. Cơ cấu, tổ chức bộ máy của công ty 47

4. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty . . 54

II - ÁP DỤNG QUY CHẾ PHÁP LÝ VỀ ĐẤU THẦU XÂY LẮP TẠI

CÔNG TY 789 – BỘ QUỐC PHÒNG . 60

1. Thực tiễn hoạt động tham gia đấu thầu xây lắp tại Công ty 789 . 60

1.1. Tình hình tham gia đấu thầu xây lắp tại công ty . . . 60

1.2. Những vấn đề nảy sinh trong quá tình tham gia đấu thầu . 63

2. Quy trình tham gia đấu thầu xây lắp tại Công ty 789 . 65

4.3. Đăng ký mua hồ sơ dự thầu . 65

4.4. Mua hồ sơ mời thầu . 66

4.5. Lập hồ sơ dự thầu . . 66

4.6. Gửi hồ sơ dự thầu . 77

4.7. Tham dự lế mở thầu . . 77

4.8. Thương thảo và hoàn thiện hợp đồng giao nhận thầu xây dựng. 77

 

CHƯƠNG III

HOÀN THIỆN QUY CHẾ PHÁP LÝ VỀ ĐẤU THẦU XÂY LẮP VÀ CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐẤU THẦU XÂY LẮP TẠI CÔNG TY 789 –BỘ QUỐC PHÒNG

I - THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY

CHẾ PHÁP LÝ VỀ ĐẤU THẦU XÂY LẮP CỦA CÔNG TY 789 . 79

1. Thuận lợi của công ty khi áp dụng quy chế pháp lý về đấu thầu

xây lắp . 79

2. Những khó khăn, hạn chế của công ty khi áp dụng quy chế pháp

lý về đấu thầu xây lắp . 82

II - MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUY CHẾ PHÁP LÝ

VỀ ĐẤU THẦU XÂY LẮP VÀ CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU

QUẢ CÔNG TÁC ĐẤU THẦU XÂY LẮP TẠI CÔNGTY 789 . 92

1. Kiến nghị đối với nhà nước . . 92

2. Kiến nghị đối với Công ty 789 . 99

KẾT LUẬN . . 105

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . . 106

PHỤ LỤC . . . 113

 

 

 

 

 

 

doc118 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1770 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quy chế pháp lý về đấu thầu xây lắp và thực tiễn áp dụng tại Công ty 789 – Bộ Quốc phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o ủy ban Kế hoạch thành phố Hà Nội cấp là: Vốn kinh doanh: 7.431 triệu đồng: Trong đó: + Vốn cố định: 4.460 triệu đồng; + Vốn lưu động: 2.971 triệu đồng. Đến tháng 9 năm 2001 vốn sản xuất kinh doanh của công ty là: 13.069 triệu đồng. Tài sản của công ty gồm: Trụ sở làm việc của cơ quan công ty, của các xí nghiệp thành viên và các chi nhánh của công ty; Tài sản là thiết bị vận chuyển gồm: các loại ô tô vận tải, ô tô du lịch, ô tô con phục vụ cho việc vận chuyển vật liệu, thiết bị xây dựng, nhân lực cho thi công các công trình xây dựng; Tài sản là các máy móc, thiết bị thi công gồm: các loại máy móc thiết bị phục vụ cho thi công các công trình xây dựng, máy đầm nén, máy đào, máy đóng cọc, … Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Công ty 789 là Doanh nghiệp nhà nước, là đơn vị chuyên ngành xây của Bộ Quốc phòng với chức năng hoạt động chính là xây lắp các công trình quốc phòng, công nghiệp và dân dụng, giao thông, thủy lợi và hạ tầng cơ sở, … Do vậy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chủ yếu do hoạt động xây lắp mang lại. Kết quả đó được thể hiện trong các bảng Báo các Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp do Ban giám đốc lập dựa trên các cơ sở: Lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán thích và nhất quán; Đưa ra các phán đoán và ước tính một cách hợp lý và thận trọng; Nêu rõ các chuẩn mực kế toán đang áp dụng; Lập Báo cáo tài chính trên cơ sở hoạt động liên tục của công ty. Bảng tóm tắt Tình trạng tài chính của công ty (Đv: đồng) Tài sản Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 TS có 62.424.143.676 72.758.449.317 80.923.992.930 91.533.424.696 TS có lưu động 52.842.860.939 59.432.524.054 69.916.956.885 76.272.834.791 TS nợ 62.424.143.676 72.758.449.317 80.923.992.930 91.533.424.696 TS nợ lưu động 42.103.413.976 51.097.144.904 59.699.054.769 70.301.204.276 GTrị ròng (Lnhuận) 4.161.618.027 3.074.801.501 3.419.577.724 1.760.432.941 Vốn luân chuyển 18.885.937.976 23.834.734.175 27.053.399.018 27.137.476.871 Bảng tóm tắt doanh thu Số TT Năm Doanh thu (Đồng) 1 1998 102.465.000.000 2 1999 81.583.000.000 3 2000 83.337.00.000 Chi tiết xem phần phụ lục Tình hình ký kết và thực hiện các hợp đồng của công ty Các chủng loại hợp đồng đã ký kết Công ty 789 là Doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân, nên loại hợp đồng chủ yếu mà công ty tham gia ký kết là hợp đồng kinh tế. Ngoài ra cũng có tham gia ký kết các loại hợp đồng khác như: hợp đồng dân sự, hợp đồng mua bán ngoại thương. Hợp đồng mua bán ngoại thương chỉ được ký kết khi công ty nhập khẩu máy móc thiết bị để phục vụ cho công tác xây dựng của công ty như việc nhập khẩu máy móc, thiết bị nguyên vật liệu phục vụ cho công tác xây dựng của công ty. Tuy nhiên, các hợp đồng mua bán ngoại thương là không đáng kể trong quá trình tham gia giao lưu kinh tế của công ty. Tình hình ký kết và thực hiện đồng kinh tế Tình ký kết hợp đồng kinh tế của công ty: Các loại hợp đồng kinh tế mà công ty đã tham gia ký kết gồm: Hợp đồng mua bán hàng hóa; Hợp đồng dịch vụ; Hợp đồng giao nhận thầu xây dựng, đây là loại hợp đồng chủ yếu của công ty; Hợp đồng vận chuyển hàng hóa; Hợp đồng gia công; Hợp đồng kinh tế về tín dụng ngân hàng; Hợp đồng bảo lãnh,… Trong các chủng loại hợp đồng kinh tế mà công ty tham gia ký kết thì hợp đồng giao nhận thầu xây dựng là loại hợp đồng chủ yếu của công ty. Thông qua các hợp đồng giao nhận thầu xây dựng, công ty sẽ nhận được công việc thi công các công trình xây dựng đây là chức năng chính của công ty. Ngoài ra, công ty còn tham gia đấu thầu tư vấn thiết kế, tư vấn đầu tư. Hợp đồng giao nhận thầu xây dựng: Được công ty ký kết sau khi tham gia đấu thầu và đã trúng thầu hoặc là những công trình được chỉ định thầu. Những hợp đồng giao nhận thầu xây dựng được ký kết dựa trên các căn cứ sau: Căn cứ vào Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế của Hội đồng nhà nước ngày 25/9/1989 và Nghị định số 17/HĐBT ngày 16/01/1990 của Hội đồng Bộ trưởng quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế; Căn cứ vào Nghị định số 82/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ về ban hành Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng; Căn cứ vào Nghi định số 88/1999/NĐ-CP ngày 01/9/1999 của Chính phủ ban hành Quy chế đấu thầu; Căn cứ vào Thông báo trúng và Quyết định trúng thầu của Chủ đầu tư hoặc quyết định chỉ định thầu của cấp có thẩm quyền; Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ và năng lực của nhà thầu. Các bên tham gia ký kết là: Đại diện bên giao thầu (gọi tắt là bên A) và Đại diện bên nhận thầu – Công ty 789 (gọi tắt là bên B). Các điều khoản của hợp đồng: Đối tượng sản phẩm của hợp đồng: Công trình, hạng mục công trình xây dựng; Yêu cầu kỹ thuật: Đúng theo các tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng, đúng thiết kế; Đảm bảo chất lượng, bền, đẹp; Giá trị của hợp đồng: ghi rõ giá trị từng hạng mục công việc và tổng giá trị công trình; Thời gian khởi công, thời gian hoàn thành; Nghiệm thu và bàn giao công trình; Về phương thức, điều kiện và thời gian thanh toán; Trách nhiệm của mỗi bên; Các quy định về thưởng phạt; Thủ tục giải quyết tranh chấp; Hiệu lực của hợp đồng; Những điều khoản khác. Các đối tác của hợp đồng giao nhận thầu xây dựng đã ký kết chủ yếu là các đơn vị quân đội vì đối tượng của hợp đồng là sản phẩm công trình xây dựng của quân đội. Nó bao gồm doanh trại, nhà ở của cán bộ chiến sĩ, kho tàng, bến bãi, cầu, cống, đường bộ trong khu vực doanh trại quân đội, các công trình khác của quân đội. Hợp đồng gia công: Đối với những hợp đồng giao nhận thầu xây dựng mà công ty đã ký kết với các đối tác, mà công ty không trực tiếp làm thì công ty sẽ thuê một đơn vị khác có đủ năng lực và điều kiện thực tế làm. Trong hợp đồng này công ty trở thành bên thuê gia công, còn đơn vị kia gọi là bên nhận gia công. Điều kiện để công ty thuê gia công là thuê gia công sẽ tiết kiệm được công vận chuyển, tiết kiệm chi phí,… Các hợp đồng gia công hàng hóa thường là: thuê sản xuất cửa gỗ, thuê sản xuất vì kèo, thuê lợp mái tôn,… Hợp đồng mua bán hàng hóa: Các hợp đồng mua bán hàng hóa phát sinh từ hợp đồng giao nhận thầu xây dựng. Đối tác của công ty trong loại hợp đồng này là các nhà cung ứng vật liệu như: đất, cát, sỏi, gạch, ngói, xi măng, sắt thép, thiết bị điện, nước, … để phụ vụ cho việc xây dựng các công trình xây dựng mà công ty thi công. Việc cung ứng vật liệu phải đảm bảo theo yêu cầu của tiến độ thi công, đúng chất lượng. Vì vậy, đòi hỏi người chỉ huy công trình phải biết phân tích khối lượng vật liệu cần thiết, cũng như tình hình các loại vật liệu trên thị trường. Qua đó, mua vật liệu để tích luỹ ở mức độ đáp ứng được nhu cầu thi công, nhưng không làm ứ đọng vốn của công trình. Phải biết khai thác các nguồn vật liệu rẻ, thuận tiện cho vận chuyển tới công trình và đảm bảo vật liệu đáp ứng được yêu cầu chất lượng của công trình. Hợp đồng vận chuyển hàng hóa: Loại hợp đồng được ký kết khi công ty có nhu cầu vận chuyển loại hàng hóa là nguyên, vật liệu, máy móc thiết bị thi công đến công trường phục vụ cho công tác xây lắp các công trình xây dựng. Đối tác ký kết loại hợp đồng với công ty là các đơn vị tham gia vận chuyển là cá nhân, hoặc tổ chức. Nội dung của hợp đồng vận chuyển hàng hóa là: Loại hàng hóa cần vận chuyển, thời gian vận chuyển, địa điểm giao nhận hàng hóa, giá cả và phương thức thanh toán, các điều khoản khác,… Hợp đồng kinh tế về tín dụng ngân hàng: Sau khi có hợp đồng giao nhận thầu xây dựng, mà nguồn vốn quá lớn và công ty chưa thu hồi được vốn nằm ở các công trình khác thì nhằm đảm bảo vốn cho thi công công trình công trình làm đơn vay vốn tại các ngân hàng thương mại. Trong các hợp đồng này thường quy định rõ số tiền được vay, mức vay mỗi lần theo tiến độ thi công và khối lượng thi công hoàn thành. Lãi suất, thời gian trả lãi, thời hạn trả vốn vay, thưởng phạt khi vi phạm hợp đồng,… Hợp đồng bảo lãnh: Trước khi tham gia đấu thầu xây dựng, thì công ty phải có một số tiền làm tiền bảo lãnh tại ngân hàng, gọi là bảo lãnh dự thầu. Số tiền này sẽ được trả lại công ty nếu công ty không trúng thầu hoặc công ty thực hiện hợp đồng giao nhận thầu xây dựng nêú công ty trúng thầu. Nhưng công ty sẽ mất số tiền này nếu công ty trúng thầu mà không thực hiện hợp đồng giao nhận thầu xây dựng. Một ngân hàng sẽ gửi một thư bảo lãnh dự thầu với các nội dung sau: Số tiền bảo lãnh; Nhà thầu được bảo lãnh: Công ty 789 – Bộ Quốc phòng; Số tiền sẽ được trả cho bên mời thầu, nếu như nhà thầu Công ty 789 vi phạm một trong các điều khoản sau: 1/. Nếu nhà thầu rút đơn dự thầu trong thời hạn có hiệu lực của hồ sơ dự thầu đã quy định trong hồ sơ mời thầu; 2/. Nếu nhà thầu đã được bên mời thầu thông báo trúng thầu trong thời hạn có hiệu lực của hồ sơ dự thầu mà nhà thầu từ chối thực hiện hợp đồng; nhà thầu không có khả năng nộp hoặc từ chối nộp bảo lãnh dự thầu. Tình hình thực hiện các hợp đồng kinh tế đã ký kết Là 1 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, cũng giống như những doanh nghiệp khác trong ngành, Hợp đồng giao nhận thầu xây dựng là loại hợp đồng kinh tế chủ yếu của công ty. Việc thực hiện hợp đồng này sẽ làm phát sinh những loại hợp đồng kinh tế khác. Chính vì vậy sau khi đã ký kết hợp đồng giao nhận thầu xây dựng, công ty đã quan tâm ngay tới việc thực hiện nó, thông qua việc bố trí nguồn nhân lực, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, phục vụ cho việc thi công công trình. Để các công trình xây dựng do công ty thi công đảm bảo đúng chất lượng, tiến độ, an toàn và hiệu quả. Đảm bảo tiết kiệm, chống lãng phí khi thi công các công trình xây dựng, tìm ra các giải pháp và biện pháp thi công phù hợp với điều kiện thực tế của các công trình xây dựng. Chính vì vậy, hầu hết các dự án xây dựng do công ty thi công đều được thi công đúng tiến độ, chất lượng, mỹ thuật theo đúng yêu cầu thiết kế và chủ đầu tư. Sau khi hoàn thành công ty được chủ đầu tư thanh quyết toán, bàn giao đưa công trình vào sử dụng. Công ty sẽ bảo hành công trình trong vòng 12 tháng, mọi hư hỏng của công trình sẽ được công ty sữa chữa kịp thời. Tuy nhiên, cũng như một số dự án xây dựng còn chậm tiến độ theo yêu cầu của chủ đầu tư, cũng như theo hồ sơ dự thầu của công ty. Việc chậm tiến độ của các dự án xây dựng ngoài những nguyên nhân khách quan còn có những nguyên nhân chủ quan. Các nguyên nhân khách quan là: Do điều kiện tự nhiên, thời tiết, đường sá đi lại còn khó khăn hiểm trở nên khó khăn cho việc vận chuyển nguyên vật liệu; Do việc giải phóng mặt bằng không kịp tiến độ thi công chung; Do điều kiện thi công tại hiện trường có những sai khác so với thiết kế, khối lượng phát sinh của một số công trình có khi là rất lớn. Các nguyên nhân chủ quan là: Do việc bố trí nguồn nhân lực, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị thi công chưa hợp lý; Nguồn vốn đáp ứng được nhu cầu thi công của dự án; Việc cung ứng vật liệu không kịp tiến độ thi công. Tuy nhiên, công ty luôn quan tâm đến việc thực hiện các điều khoản của hợp đồng. Với những khó khăn trên công ty đã cùng với chủ đầu tư bàn bạc, thống nhất cùng nhau giải quyết để đảm bảo dự án được hoàn thành một cách tốt nhất. Điều này đã đảm bảo cho công ty có được uy tín cao không chỉ trong việc thi công các công trình xây dựng của quân đội mà trong lĩnh vực xây dựng cơ bản của cả nước. Các tranh chấp kinh tế và việc giải quyết các tranh chấp kinh tế Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình không thể không xẩy ra những tranh chấp kinh tế. Do vậy, vấn đề xem xét các tranh chấp kinh tế đó thuộc loại nào và cách thức giải quyết các tranh chấp kinh tế đó là rất quan trọng trong quá trình hoạt động của công ty. Nhằm đảm bảo uy tín, cũng như lòng tin của khách hàng đối với công ty, nên công ty luôn tìm mọi cách hạn chế các tranh chấp. Bằng cách luôn đảm bảo việc thực hiện tốt các hợp đồng kinh tế mà công ty tham ra ký kết, khi xẩy ra tranh chấp kinh tế, công ty luôn cùng với các đối tác của mình tìm mọi biện pháp để giải quyết để đảm bảo mối quan hệ làm ăn lâu dài và tin cậy lẫn nhau. Chính vì vậy, biện pháp giải quyết tranh chấp là đàm phán, thỏa thuận. Tức là các bên tự giải quyết với nhau mà không nhờ một bên thứ ba nào. II. áp Dụng quy chế pháp lý về đấu thầu xây lắp tại công ty 789 – Bộ Quốc phòng Thực tiễn hoạt động tham gia đấu thầu xây lắp tại Công ty 789 Tình hình tham gia hoạt động đấu thầu xây lắp của công ty Theo quy định của pháp luật, Quy chế Đấu thầu được áp dụng tại các doanh nghiệp nói chung và Công ty 789 hầu hết các dự án đều phải tham gia đầu trừ một số dự án đặc biệt có quy định riêng. Cho nên, mỗi doanh nghiệp đều phải thực sự nỗ lực hết sức để có thể dành được chiến thắng trong quá trình đấu thầu có sự cạnh tranh mạnh mẽ từ phía các nhà thầu khác. Khi công ty thắng thầu đồng nghĩa với việc mang lại công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên, nâng cao uy tín của mình trên thị trường xây dựng. Đồng thời thu được lợi nhuận, tích lũy nhiều kinh nghiệm trong thi công, quản lý, đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân vững vàng về tay nghề, máy móc thiết bị công nghệ được tăng cường. Thông qua đấu thầu công ty có thể ký được những hợp đồng có giá trị lớn, nếu không công ty sẽ mất rất nhiều khoản chi phí như: Chi phí mua hồ sơ mời thầu, chi phí lập hồ sơ dự thầu, chi phí nhân công... Cũng chính sự cạnh tranh đó cũng gây khó khăn cho hoạt động tìm kiếm dự án, công trình của công ty. Nhưng công ty đã vượt qua những khó khăn này để phát triển, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường vốn rất khó khăn như ngày nay. Điều này được thể hiện qua bảng tóm tắt tài sản có và nợ qua báo cáo tài chính trong vòng 3 năm 1998, 1999, 2000 như đã trình bày ở phần trên. Cũng như thể qua danh mục các hợp đồng có giá trị mà công ty đã trúng thầu trong một số năm gần đây đã hoặc đang được triển khai thi công. Một số hợp đồng tiêu biểu sau đây: TT Tên công trình Tổng GTHĐ KLHT Chủ đầu tư I Năm 1998 1 Trường Cao đẳng VHNT Quân đội 4.102 4.102 Tổng cục Chính trị 2 Học viện Kỹ thuật quân sự 7.365 7.365 Bộ Quốc phòng 3 Trường quay, rạp chiếu phim ĐAQĐ 4.403 4.403 Tổng cục Chính trị 4 Nhà ở TT và văn phòng 34A-Tr.Phú 5.200 5.200 Công ty 789 5 E101-F325- Quân đoàn 2 4.850 4.407 Quân đoàn 2 6 Kho K852 3.175 3.175 Cục Quân khí 7 Kho K896 – Gia Lai 2.932 2.932 Cục Quân khí 8 Nhà làm việc K6-Tổng cục 2 7.061 7.061 Tổng cục 2-BQP 9 Doanh trại D5-Lữ 144 3.200 2.835 BQLCTDT Lữ 144 10 E299-F312-Quân đoàn 1 3.891 3.891 Quân đoàn 1-BQP 11 Nhà D Học viện Lục quân Đà Lạt 2.564 2.564 Học viện Lục quân 12 Trường Biên phòng Bà Rịa-V.Tàu 3.800 3.800 Bộ tư lệnh Biên phòng 13 Nhà máy sản xuất nitrômat Tam Đảo 2.500 2.500 Tổng cục CNQP&KT 14 Nhà máy X51 Hải quân – Nhà Bè 3.000 3.000 Ban QLDAX51 QCHQ 15 Huyện ủy Hoa Lư - Ninh Bình 3.320 3.320 UBND tỉnh Ninh Bình 16 Kho K82 – Thanh Hóa 4.488 4.488 Cục Quân khí 17 Nhà khách Cục Đối ngoại 3.413 3.413 BQL DA Cục ĐN Cộng 69.264 68.456 Năm 1999 1 Nhà N11- Học viện Quốc phòng 3.752 3.752 Học viện Quốc phòng 2 Bảo tàng dân tộc học-Nghĩa Đô-HN TC tiếp 1.657 Trung tâm KHXH&NV 3 Doanh trại E299-F312-Quân đoàn 1 2.500 2.500 BQL DACTDT F312 4 Doanh trại D3, D1- Lữ 144 2.600 2.600 Ban QLCTDT Lữ 144 5 Trường tiểu học Trà Tân & Đồng kho 2.500 2.500 Sở giáo dục Bình thuận 6 Kho K852 – Nghệ An 3.121 2.323 Kho K852-Cục QK 7 Kho K896 – Gia Lai 2.706 2.706 Cục Quân khí 8 Nhà chung cư 5 tầng K80-Cống Vị 13.680 4.000 BQLDA 98-BQP 9 Tường rào sở chỉ huy-BQP-HN 2.506 2.506 Ban QLDA 678-BQP 10 Các CT thuộc BQLDA 678 2.814 2.814 Ban QLDA 678-BQP Cộng 33.365 28.544 Năm 2000 1 D.chuyển tái định cư 1A-H.V. Thụ 13.675 10.885 Ban QLDA 98-BTTM 2 Nhà N11-Học viện Quốc phòng 6.621 6.152 Ban QLDA HVQP 3 Kho KV3 – Cục Quân khí 4.556 2.000 Cục Quân khí 4 Học viện Kỹ thuật quân sự 3.750 2.100 Học viện KTQS 5 Doanh trại E141-F112-QĐ1 2.850 1.700 Ban QLDA QĐ1 6 Doanh trại E18-F325-QĐ2 2.600 2.600 BQLDA QĐ2 7 Doanh trại D3-E24-F10-QĐ3 4.500 4.500 BQLDA QĐ3 8 Đồn Bien phòng Naloi Nghệ An 3.166 2.000 BCH BP Nghệ An 9 Đồn Biên phòng Tả Gia Khâu 3.150 1.500 BCHBDBP Lào Cai 10 Đồn biên phòng Vũ Quang 2.381 2.000 BCHBĐBP Hà Tĩnh 11 Đồn Biên phòng 869 Đức Huệ 3.000 700 BQL DA98-BTTM 12 Kho K896 Cục QK-TCKT 9.659 9.656 BQLDA kho K896 13 Trung tâm DVVL- BTTM 3.000 700 BQL DA98-BTTM 14 Xưởng X264-Hòa Bình 3.365 1.000 Cục QK-BQP 15 Công trường xây dựng dự án 678 5.500 5.500 BQLDA 678-BTTM Cộng 71.773 52.996 Những vấn đề nảy sinh trong quá trình tham gia đấu thầu xây lắp Trong những năm vừa qua Công ty 789 đã tự khẳng định mình bằng cách vươn lên, vượt qua khó khăn, thử thách của thị trường. Nhờ vậy, mà công ty đã có một thế mạnh rất lớn ngày hôm nay. Nhưng trong thời gian này việc thực hiện công tác đấu thầu của công ty nói riêng và các công ty thuộc ngành xây dựng nói chung vẫn còn gặp phải một vài vướng mắc sau: - Trong năm 1997, 1998, 1999 thực hiện đấu thầu theo Nghị định 43/CP thì khi công ty mua hồ sơ mời thầu, bên mời thầu sẽ bán với một mức giá dự định bởi pháp luật về đấu thầu không có quy định. Nhưng khi thực hiện Quy chế Đấu thầu theo Nghị định số 88/2000/NĐ-CP thì chi phí do công ty bỏ ra để mua hồ sơ mời thầu được quy định một cách cụ thể là không vượt quá 500.000đ vì vậy hạn chế được tính tự do quy định của bên mời thầu vế giá hồ sơ mời thầu. Việc này đồng nghĩa với chi phí kinh doanh của Công ty 789 được giảm xuống khi công ty không trúng thầu và ngược lại thì chi phí xây dựng công trình sẽ được giảm xuống trong giá thành công trình. Như vậy, việc quy định này không chỉ có lợi cho một bên nào mà nó đem lại lợi ích cho cả hai bên khi tham gia đấu thầu. - Trong cuộc chạy đua trên thương trường, giá dự thầu là một trong những nhân tố quyết định đến việc được hay mất của mỗi nhà thầu. Thời gian gần đây, giá dự thầu được bỏ thấp đến mức chóng mặt bởi nhu cầu bức bách về việc làm, bởi sự thất bại khá nhiều ở các gói thầu trước mà một số nhà thầu đã không lựa được sức mình, đôi khi giá dự thầu được bỏ thấp hơn giá thành xây dựng đến mấy trục phần trăm và hậu quả là nhà thầu phải chấp nhận thua lỗ hoặc nguy cơ bỏ dở công trình chịu phạt... Chính trong giai đoạn này Công ty 789 cũng rơi vào tình trạng đó nên lợi nhuận của công ty mới giảm đi một cách nhanh chóng. - Chính trong lúc thực hiện pháp luật ở thời gian này, do tỷ lệ thắng thầu của các công ty rất kém đã nảy sinh ra việc móc ngoặc giữa các công ty trong đấu thầu rộng rãi để tăng khả năng thắng thầu cho mình. Việc này làm cho đấu thầu bị giảm bớt tính chất cạnh tranh, từ đó xảy ra tình trạng “đấu thầu giả” nhất là khi đấu thầu rộng rãi, các nhà thầu thường thỏa thuận để một nhà thầu thắng, hoặc do những bí mật của bên mời thầu tạo điều kiện xảy ra tiêu cực như: tiêu chuẩn xét thầu thường lồng những ý đồ chủ quan, hướng đến cho nhà thầu nào mà chủ đầu tư có ý định chọn, do đó các nhà thầu khác cầm chắc thất bại trong cuộc chơi không cân bằng (sự không công bằng này khó nhận ra ở bên ngoài). Trong giai đoạn phát triển của nền kinh tế, các nhà đầu tư nước ngoài vào nước ta đã làm cho sự cạnh tranh trở nên không cân sức bởi nguồn vốn, máy móc thiết bị của họ rất dồi dào và hiện đại. Điều này đã đẩy các công ty của Việt Nam rơi vào tình trạng phải làm nhà thầu phụ và khả năng trúng thầu bị giảm xuống. Trước yêu cầu này, Công ty 789 đã phải tập trung nguồn vốn rất khó khăn, có lúc đã phải vay tiền thưởng và tiền nhàn rỗi của cán bộ công nhân viên. Đồng thời phải đầu tư rất nhiều vào máy móc thiết bị thi công nhằm tạo nên khả năng cạnh tranh cao trên thị trường. Với nền kinh tế hội nhập vào thị trường khu vực và quốc tế càng đòi hỏi Công ty 789 phải tự vươn lên để phát triển trong thị trường mới. Quy trình tham gia đấu thầu xây lắp của Công ty 789 Các công trình xây dựng phục vụ cho quốc phòng phần lớn nằm ở vùng núi, địa hình phức tạp, đi lại khó khăn và các công trình này phải đảm bảo được tính bí mật. Trong quá trình tổ chức thi công đòi hỏi các đơn vị thi công phải bố trí nguồn nhân lực máy móc thiết bị một cách hợp lý vừa đảm bảo được các yêu cầu về kỹ thuật, mỹ thuật, vừa đảm bảo được tính bí mật của các công trình đó. Vì vậy, các công trình xây dựng của quân đội là các công trình được tổ chức đấu thầu hạn chế, với một số ít các nhà thầu được tham gia dự thầu. Phần trước chúng ta đã tìm hiểu các quy định pháp luật về đấu thầu xây lắp được quy định trong Quy chế Đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định số 88/1999/NĐ-CP của Chính phủ ngày 01-9-1999 và khái quát về Công ty 789. Công ty 789 – Bộ Quốc phòng là một trong những công ty của quân đội hoạt động trong ngành xây dựng của nước ta. Vì vậy, mà hoạt động chủ yếu của công ty trong ngành nghề kinh doanh của mình là tìm kiếm các công trình xây dựng trên cả nước. Để giành được các công trình xây dựng về phần mình, Công ty 789 phải tham gia vào hoạt động đấu thầu và bằng cách riêng của mình để có được các hợp đồng xây dựng nhằm thực hiện mục tiêu của của công ty. Trong hoạt động đấu thầu xây dựng, Công ty 789 đã phải thực hiện các bước công việc sau: Đăng ký mua hồ sơ mời thầu Khi bên mời thầu có thông báo mời thầu trong trường hợp đấu thầu rộng rãi hoặc thư mời thấu đối với đấu thầu hạn chế. Nếu muốn tham gia đấu thầu, công ty sẽ đăng ký mua hồ sơ mời thầu theo thời gian quy định của bên mời thầu. Lúc này cán bộ của công ty xem xét đánh giá khái quát yêu cầu của gói thầu xem có phù hợp với khả năng của công ty không, nếu thực hiện thì có lợi không. Sau khi xem xét đánh giá công ty mới quyết định mua hồ sơ mời thầu. Mua hồ sơ mời thầu Sau khi nhận được thư mời thầu và đã đăng ký mua hồ sơ mời thầu. Đến ngày bán hồ sơ mời thầu theo thông báo của bên mời thầu trong nội dung thư mời thầu, thì Phòng Kế hoạch & Đầu tư của công ty cử cán bộ đến địa điểm mua hồ sơ mời thầu. Giá của hồ sơ mời thầu do bên mời thầu quy định và buộc công ty muốn tham đấu thầu phải mua với giá đó, nhưng không được vượt quá giá của Nhà nước quy định cho một bộ hồ sơ mời thầu là 500.000 đồng. Thực tế khi công ty mua hồ sơ mời thầu xây lắp các công trình với giá là 500.000 đồng. Lập hồ sơ dự thầu Khi đã có đầy đủ thông tin của gói thầu (quy định trong hồ sơ mời thầu) phòng Kế hoạch của công ty sẽ phân công cán bộ phụ trách lập hồ sơ dự thầu theo đúng tiêu chuẩn của hồ sơ mời thầu. Đây là bước rất quan trọng trong quy trình tham gia đấu thầu của công ty. Bởi bước này đòi hỏi kiến thức, năng lực và công sức, thời gian rất nhiều. Nó tác động mạnh và có tính chất quyết định đén kết quả đấu thầu của công ty. Bộ hồ sơ bao gồm nội dung sau: Đơn dự thầu; Hồ sơ pháp lý; Hồ sơ năng lực nhà thầu; Tổ chức công trường; Giá dự thầu; Thiết kế tổ chức thi công và biện pháp kỹ thuật và các tài liệu khác. Đơn dự thầu Đơn dự thầu thể hiện sự cam kết của công ty với bên mời thầu rằng công ty mong muốn được tham gia dự thầu và nếu trúng thầu sẽ thực hiện đầy đủ các điều khoản. Kèm theo đơn dự thầu gồm có: Thư bảo lãnh dự thầu; Giấy cam kết ứng vốn thi công; Bảng tóm tắt các chỉ tiêu dự thầu chính; Bảng xác nhận cung cấp tín dụng. Đơn dự thầu kèm theo phụ lục đơn dự thầu Phòng Kế hoạch & Đầu tư, Phòng Kỹ thuật thi công của công ty sau khi đánh giá gói thầu, lập đơn dự thầu trình Giám đốc công ty ký đơn dự thầu, xin được thực hiện và hoàn thành các công việc của gói thầu mà công ty muốn tham gia đấu thầu khi đã xem xét kỹ các điều kiện của công trình, đặc điểm kỹ thuật, các bản vẽ, các bảng tiên lượng và các thông tin khác của hồ sơ mời thầu. Trong đơn dự thầu phải đưa ra được giá dự thầu, thời gian thi công của công ty đối với công trình. Vì vậy, đây là một phần rất quan trọng trong hồ sơ dự thầu của công ty. Bởi vì, nó đưa ra tiêu chuẩn về giá cả để bên mời thầu xem xét đánh giá hồ sơ dự thầu. Hồ sơ đính kèm theo đơn dự thầu là: số tiền bảo lãnh dự thầu (thường khoảng 35.000.000 đồng); Các cam kết: thời hạn có hiệu lực của đơn và hồ sơ dự thầu (thường là 90 ngày), thời hạn thi công và hoàn thành công trình kể từ ngày khởi công (phụ thuộc vào từng công trình), chấp nhận mức phạt do kéo dài thời hạn hoàn thành công trình (theo quy định trong hồ sơ mời thầu), thời gian bảo hành công trình (thường là 12 tháng – kể từ ngày chính thức nghiệm thu), chấp nhận thời hạn thanh toán theo thỏa thuận với bên mời thầu, khả năng ứng vốn cho công trình,… Bảo lãnh dự thầu Là bản xác nhận bảo lãnh của ngân hàng giao dịch với Công ty 789, đây là bản chấp thuận gửi cho bên mời thầu một khoản tiền theo yêu cầu bảo lãnh trong nội dung hồ sơ mời thầu (số tiền bảo lãnh thường là 5% giá gói thầu) để bảo lãnh cho Công ty 789 tham dự đấu thầu một công trình nào đó. Trong thư bảo lãnh dự thầu, ngân hàng cam kết sẽ trả cho bên mời thầu số tiền bảo lãnh ngay sau khi nhận được văn bản yêu cầu của bên mời thầu. Bên mời thầu không phải giải thích yêu cầu của mình, chỉ cần ghi rõ số tiền phải trả là do nhà thầu vi phạm một hoặc các điều khoản sau: Nếu nhà thầu rút đơn đấu thầu trong thời hạn có hiệu lực của hồ sơ dự thầu đã quy định trong hồ sơ mời thầu. Nếu nhà thầu đã được bên mời thầu thông báo trúng thầu trong thời hạn có hiệu lực của hồ sơ đấu dự thầu mà nhà thầu: Từ chối thực hiện hợp đồng; Không có khả năng nộp hoặc từ chối nộp bảo lãnh thực hiện hợp đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc100714.doc
Tài liệu liên quan