Luận văn Quy hoạch phát triển ngành thương mại tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Các phương án tăng trưởng ngành thương mại Vĩnh Phúc chủ yếu được căn cứ vào các chỉ tiêu dự báo phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc, của vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước; căn cứ vào định hướng phát triển ngành thương mại của cả nước; căn cứ vào những đánh giá về tác động bên trong và bên ngoài đến phát triển ngành thương mại của tỉnh trong thời gian tới và kết quả thực hiện các chỉ tiêu phát triển ngành trong các năm qua. Với cách tiếp cận như vậy, các số liệu dự báo sẽ đảm bảo tính khách quan và phù hợp với quan điểm phát triển bền vững.

Các phương án phát triển ngành được thể hiện bằng các chỉ tiêu tăng trưởng chủ yếu của ngành thương mại như: tỉ trọng GDP thương mại trong GDP toàn tỉnh, tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ xã hội, kim ngạch và tốc độ tăng xuất nhập khẩu hàng hóa.

- Đối với chỉ tiêu về GDP thương mại, các căn cứ để tính toán là giá trị tăng thêm của ngành thương mại trong GDP toàn tỉnh trong giai đoạn 2001-2008, định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng tăng tỉ trọng lĩnh vực dịch vụ; trình độ phát triển sản xuất hàng hoá gắn với quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá; xu hướng áp dụng công nghệ kinh doanh và công nghệ quản lý thương mại tiên tiến, các điều kiện cơ sở hạ tầng được cải thiện tạo điều kiện cho ngành thương mại nâng cao giá trị gia tăng. Do vậy, dự báo tỉ trọng GDP ngành thương mại trong GDP của toàn tỉnh sẽ tăng lên qua từng thời kỳ để theo kịp với mức chung của cả nước vào năm 2020.

 

doc100 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2358 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quy hoạch phát triển ngành thương mại tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dịch này phù hợp với quá trình chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp, đa dạng hoá nguồn vốn của cả nước cũng như của tỉnh Vĩnh Phúc. Bảng 9. Vốn của các doanh nghiệp kinh doanh thương mại Đơn vị tính: % Năm 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Tổng 100 100 100 100 100 100 100 - DN bán buôn 2.37 4.61 8.19 7.64 7.26 4.84 4.67 - DN bán lẻ 2.10 3.36 4.28 6.41 6.04 4.68 4.24 - Đại lý 95.53 92.03 87.53 85.95 86.70 90.47 91.09 Nguồn: Sở Công Thương Vĩnh Phúc Tuy các doanh nghiệp ngoài nhà nước chiếm tỉ trọng vốn lớn và có nhịp độ tăng trưởng vốn khá nhanh nhưng qui mô vốn của các doanh nghiệp này còn nhỏ bé. Vốn bình quân của một doanh nghiệp ngoài nhà nước chỉ bằng 1/3 vốn bình quân của một doanh nghiệp Nhà nước. Như vậy, vốn của khu vực ngoài nhà nước tăng nhanh chủ yếu là do tăng số lượng doanh nghiệp tham gia kinh doanh thương mại trên địa bàn chứ không phải do tăng qui mô vốn của từng doanh nghiệp. Vốn của các cơ sở đại lý năm 2008 chiếm 91,09% và dang có xu hướng giảm. Tổng số vốn của các cơ sở kinh doanh cá thể chỉ bằng 62,17% của các doanh nghiệp và qui mô vốn bình quân một cơ sở cũng rất thấp, khoảng gần 29 triệu đồng/cơ sở. 5. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VĨNH PHÚC VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA Trên cơ sở phân tích hiện trạng phát triển thương mại tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn 1997-2008, có thể đưa ra một số nhận định về hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh như sau: - Những đóng góp của ngành thương mại vào tăng trưởng GDP hàng năm của tỉnh đã thể hiện rõ vai trò quan trọng của ngành thương mại đối với phát triển kinh tế Vĩnh Phúc, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân và làm cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo đúng hướng. Mức tăng trưởng liên tục về lưu chuyển hàng hoá và dịch vụ trên địa Vĩnh Phúc cho thấy các hoạt động thương mại trên địa bàn đã có bước phát triển tốt, đảm bảo lưu thông hàng hoá kịp thời cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng. Tuy nhiên, nếu so sánh các chỉ tiêu về tốc độ tăng trưởng, mức lưu chuyển hàng hoá và dịch vụ bình quân đầu người của tỉnh với tình hình chung của cả nước và vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ thì thương mại Vĩnh Phúc vẫn trong tình trạng kém phát triển hơn. Hơn nữa, với vị trí địa lý kinh tế thuận lợi, mật độ các cơ sở sản xuất công nghiệp, các cơ quan, trường học lớn, mức sống dân cư đang được cải thiện .... thì có thể nói, trong thời gian qua ngành thương mại chưa khai thác được các cơ hội và tiềm năng để đạt được sự phát triển tốt hơn. - Xuất nhập khẩu hàng hoá tăng nhanh nên chỉ tiêu giá trị xuất khẩu bình quân đầu người được cải thiện nhanh chóng nhưng vẫn còn ở mức thấp so với bình quân cả nước. Mặt khác, cũng cần phải thấy vai trò chính của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong thành tích xuất khẩu. Đây là kết quả của chính sách thu hút đầu tư nước ngoài trong thúc đẩy hoạt động sản xuất công nghiệp và xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh nhưng cũng cần thấy sự phụ thuộc vào các doanh nghiệp nước ngoài về mặt hàng và thị trường xuất khẩu. Vấn đề đặt ra là cần tiếp tục phát huy nội lực để mở rộng mặt hàng xuất khẩu và thực hiện các biện pháp giảm nhập siêu như ngoài vấn đề tăng cường quản lý nhập khẩu … còn phải chú ý đến việc chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu, nâng cao khả năng cạnh tranh và giá trị gia tăng trong xuất khẩu. - Kênh lưu thông hàng hoá: Các kênh, luồng hàng hoá vào, ra trên địa bàn tỉnh còn mờ nhạt, nhỏ lẻ. Những hàng hoá ra được khai thác từ tiềm năng sản xuất của tỉnh, những hàng hoá vào nhằm phục vụ trực tiếp cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng đều có dung lượng nhỏ và nhịp độ tiêu thụ thấp. Nguyên nhân sâu xa của tình trạng đó có ở cả hai yếu tố cung và cầu hàng hoá trên địa bàn tỉnh. Để thay đổi những đặc trưng đó của các kênh, luồng hàng hoá vào, ra trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn tới, cần phải có chuyển biến sâu sắc hơn về cơ cấu kinh tế, chuyển hướng đầu tư và đầu tư tập trung để đạt được mức độ cần thiết về quy mô, tăng cường quan hệ thị trường và tạo lập các mối quan hệ, liên kết sản xuất với các vùng, tỉnh khác. - Hoạt động thương mại phát triển đã thu hút được sự tham gia của các thành phần kinh tế về lao động, vốn, kỹ thuật và kinh nghiệm buôn bán từ lâu đời. Thương nghiệp ngoài quốc doanh đang là lực lượng chính trong việc tạo ra những thành tựu trong hoạt động thương mại của tỉnh. Mặc dù vậy, lực lượng thương mại ngoài quốc doanh vẫn chưa thực sự tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ trong cơ cấu kinh doanh, trong việc tổ chức các kênh, luồng hàng hoá qui mô lớn để từ đó khơi dậy tiềm năng sản xuất và hướng dẫn tiêu dùng cho thị trường trên địa bàn tỉnh. Năng lực kinh doanh thực sự của các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh hiện nay còn thấp. Phần lớn các cơ sở thương mại ngoài quốc doanh có quy mô nhỏ với tổng giá trị vốn bình quân của 1 doanh nghiệp khoảng dưới 4 tỷ đồng và quy mô lao động bình quân doanh nghiệp dưới 15 người. - Hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại đang trong giai đoạn định hình và phát triển đan xen giữa các mô hình thương mại truyền thống và hiện đại. Tuy nhiên, các loại hình thương mại trên địa bàn tỉnh hiện nay còn đơn điệu, chủ yếu là loại hình chợ truyền thống, các loại hình mới đang manh nha phát triển nhưng còn manh mún, lẻ tẻ. Các mô hình thương mại hiện đại chưa phát triển một cách đồng bộ và tập trung. Ngay cả mạng lưới chợ hiện có cũng còn nhiều bất cập về tình trạng cơ sở vật chất, trình độ quản lý cũng như các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng cháy chữa cháy và an toàn giao thông... - Việc mở rộng quy mô lao động trong ngành thương mại của Vĩnh Phúc đã phản ánh sự phát triển về nhu cầu sản xuất, tiêu dùng trên địa bàn. Tuy nhiên, trình độ chuyên môn, tính chuyên nghiệp của đội ngũ lao động đang là thách thức đặt ra cho sự phát triển của ngành thương mại Vĩnh Phúc theo hướng văn minh, hiện đại phục vụ cho phát triển sản xuất hàng hoá tập trung, quy mô lớn trong quá trình hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới. - Quản lý nhà nước về thương mại: Công tác quản lý nhà nước về thương mại từng bước được đổi mới. Các hành lang pháp lý cho hoạt động lưu thông hàng hoá đang dần được hoàn thiện theo hướng linh hoạt, hợp lý. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về thương mại đã được đổi mới trên cơ sở xác định rõ chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận nhằm thực hiện tốt vai trò tham mưu cho chính quyền các cấp, chỉ đạo thực hiện các hoạt động liên quan đến thương mại cũng như tuyên truyền, hướng dẫn cho các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt các cơ chế, chính sách hiện hành. Công tác quản lý thị trường được duy trì, củng cố góp phần bình ổn thị trường. Tình trạng buôn lậu, trốn thuế, gian lận thương mại giảm. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tồn tại trong quản lý Nhà nước về thương mại như: Cơ chế quản lý chưa đồng bộ giữa hoạt động đầu tư xây dựng và kinh doanh ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh. Mô hình quản lý tại các chợ còn lạc hậu, kém hiệu quả. Thị trường phát triển còn mang tính tự phát, vẫn còn hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh, kinh doanh hàng giả, hàng kém phẩm chất, vi phạm qui chế nhãn mác hàng hoá... Có thể nhận thấy, thực trạng phát triển ngành thương mại của Vĩnh Phúc trong giai đoạn vừa qua đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết. Những hạn chế của ngành thương mại hiện nay đang tạo ra áp lực cho quá trình phát triển tiếp theo. Vấn đề quan trọng nhất cần giải quyết để phát triển các hoạt động thương mại trên địa bàn Vĩnh Phúc trong giai đoạn tới là nỗ lực tìm kiếm, nắm bắt các cơ hội kinh doanh gắn với quá trình phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, gắn với khai thác các lợi thế trong quan hệ thương mại với cả nước và khu vực; tái cấu trúc cơ cấu ngành; nâng cao trình độ chuyên nghiệp hoá, hiện đại hoá, tổ chức hoá của ngành; tạo lập môi trường cạnh tranh công bằng cho các doanh nghiệp thương mại và thực thi các chính sách phát triển ngành phù hợp... Phần thứ ba QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH THƯƠNG MẠI TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 1. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN NGÀNH THƯƠNG MẠI TỈNH VĨNH PHÚC 1.1. Quan điểm phát triển - Phát triển ngành thương mại trên cơ sở khai thác những tiềm năng, lợi thế, phù hợp với những định hướng phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, thích ứng với yêu cầu phát triển một khu vực thị trường đô thị, một trung tâm kinh tế của Vùng Thủ Đô. - Phát triển ngành thương mại trước hết hướng tới hỗ trợ các ngành sản xuất phát triển theo nhu cầu thị trường, thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân công lao động xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. - Phát triển ngành thương mại theo hướng chuyên nghiệp hóa, hiện đại hóa, đa dạng hóa các loại hình tổ chức thương mại, các phương thức giao dịch và dịch vụ hỗ trợ, vừa phát triển các loại hình dịch vụ chất lượng cao, vừa kế thừa, cải tạo các loại hình truyền thống. - Phát triển ngành thương mại trên cơ sở khuyến khích và thu hút mọi tiềm năng, nguồn lực của các thành phần kinh tế, đặc biệt là thành phần kinh tế ngoài nhà nước, kinh tế nước ngoài đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại và các loại hình dịch vụ phân phối hiện đại. - Phát triển ngành thương mại Vĩnh Phúc gắn kết với sự phát triển của thị trường vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng thủ đô Hà Nội; tạo các điều kiện và môi trường thuận lợi để mở rộng liên kết thương mại giữa Vĩnh Phúc với các tỉnh khác, đặc biệt là các tỉnh thuộc tuyến hành lang kinh tế Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, thiết lập hệ thống phân phối hàng hóa giữa Vĩnh Phúc và các địa phương trên tuyến hành lang với thị trường Trung Quốc và thị trường các nước khác. - Phát triển ngành thương mại trên cơ sở nâng cao vai trò và hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại trên địa bàn, nâng cao trình độ và tính chuyên nghiệp cho đội ngũ lao động, bảo đảm ngành thương mại phát triển lành mạnh và bền vững. - Phát triển thương mại phải coi trọng cả hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội, đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường sinh thái và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. 1.2 Mục tiêu phát triển 1.2.1. Mục tiêu tổng quát - Phát triển thương mại nội địa với tốc độ tăng trưởng hàng năm cao, gia tăng giá trị tăng thêm của ngành vào GDP của tỉnh, định hướng và đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú, đa dạng của sản xuất và tiêu dùng, xây dựng và phát triển các loại hình tổ chức thương mại trên cơ sở mục tiêu hiệu quả để tránh lãng phí đầu tư. - Đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, coi hoạt động xuất nhập khẩu là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển sản xuất và có ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Tăng cường xuất khẩu các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, các sản phẩm sử dụng nguồn nguyên liệu nông sản của tỉnh, đồng thời phát triển xuất khẩu các sản phẩm có hàm lượng công nghệ, chất xám và giá trị gia tăng cao. Khai thác thị trường xuất khẩu theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp tiếp cận với thị trường thế giới. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Đóng góp của ngành thương mại vào tổng sản phẩm của tỉnh đạt tỷ trọng 12,5% vào năm 2010; 14,0% vào năm 2015 và 16,0% vào năm 2020. GDP thương mại vào năm 2010, 2015 và 2020 lần lượt là 1.440 tỷ đồng, 3.355 tỷ đồng và 7.381 tỷ đồng. - Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đến năm 2010, 2015 và 2020 lần lượt là 13.930 tỷ đồng, 40.021 tỷ đồng và 95.504 tỷ đồng. Tốc độ tăng bình quân đạt 25,0%/năm giai đoạn 2011-2015 và 19,0%/năm giai đoạn 2016-2020. - Kim ngạch xuất khẩu năm 2010 đạt 500 triệu USD, năm 2015 đạt 3,5 tỉ USD và năm 2020 đạt 13,5 tỉ USD. Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu hàng năm giai đoạn 2011- 2015 đạt 47,6 %/năm và giai đoạn 2016 - 2020 đạt 31,0%/năm. - Tỷ trọng mức bán lẻ hàng hoá theo loại hình thương mại hiện đại đạt 20% vào năm 2010, 35% vào năm 2015 và 60% vào năm 2020. 1.3. Các phương án phát triển ngành thương mại Vĩnh Phúc 1.3.1. Các căn cứ xây dựng phương án phát triển Các phương án tăng trưởng ngành thương mại Vĩnh Phúc chủ yếu được căn cứ vào các chỉ tiêu dự báo phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc, của vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước; căn cứ vào định hướng phát triển ngành thương mại của cả nước; căn cứ vào những đánh giá về tác động bên trong và bên ngoài đến phát triển ngành thương mại của tỉnh trong thời gian tới và kết quả thực hiện các chỉ tiêu phát triển ngành trong các năm qua.... Với cách tiếp cận như vậy, các số liệu dự báo sẽ đảm bảo tính khách quan và phù hợp với quan điểm phát triển bền vững. Các phương án phát triển ngành được thể hiện bằng các chỉ tiêu tăng trưởng chủ yếu của ngành thương mại như: tỉ trọng GDP thương mại trong GDP toàn tỉnh, tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ xã hội, kim ngạch và tốc độ tăng xuất nhập khẩu hàng hóa.... - Đối với chỉ tiêu về GDP thương mại, các căn cứ để tính toán là giá trị tăng thêm của ngành thương mại trong GDP toàn tỉnh trong giai đoạn 2001-2008, định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng tăng tỉ trọng lĩnh vực dịch vụ; trình độ phát triển sản xuất hàng hoá gắn với quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá; xu hướng áp dụng công nghệ kinh doanh và công nghệ quản lý thương mại tiên tiến, các điều kiện cơ sở hạ tầng được cải thiện tạo điều kiện cho ngành thương mại nâng cao giá trị gia tăng... Do vậy, dự báo tỉ trọng GDP ngành thương mại trong GDP của toàn tỉnh sẽ tăng lên qua từng thời kỳ để theo kịp với mức chung của cả nước vào năm 2020. - Đối với chỉ tiêu về Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ (TMBLHH&DV): Căn cứ thực trạng phát triển tổng mức bán lẻ hàng hoá xã hội của Vĩnh Phúc; căn cứ vào mức thu nhập bình quân đầu người thực tế và triển vọng nâng cao thu nhập và mức sống của dân cư Vĩnh Phúc trong giai đoạn dự báo; căn cứ vào nhu cầu mở rộng tiêu dùng của sản xuất và tiêu thụ sản phẩm với tốc độ tăng trưởng nhanh của nền kinh tế Vĩnh Phúc; định hướng phát triển ngành du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, trong đó ngành thương mại sẽ nâng cao vai trò hỗ trợ cho ngành du lịch thông qua cung ứng hàng hóa và dịch vụ cho khách du lịch. Trong giai đoạn 1998-2008, nhịp độ tăng trưởng kinh tế của Vĩnh Phúc đạt bình quân 17,22%/năm và nhịp độ tăng TMBLHH&DV bình quân đạt 17,38%/năm. Nghĩa là, nếu GDP tăng 1% thì TMBLHH&DV sẽ tăng 1,01%. Riêng trong giai đoạn 2006-2008, tương quan này tăng đột biến là 1,83%. Mức tương quan này vẫn còn thấp so với cả nước. Theo số liệu chung của cả nước, cứ 1% GDP tăng thêm thì TMBLHH&DV tăng thêm từ 2,32% giai đoạn 1998-2008 và 3,54% giai đoạn 2006-2008. Với những căn cứ trên đây, trong giai đoạn dự báo, tương quan này trên địa bàn Vĩnh Phúc sẽ có xu hướng tăng lên so với giai đoạn 1998-2006, cụ thể, tương quan giữa nhịp độ tăng TMBLHH&DV và tăng trưởng kinh tế dự kiến sẽ là 1,4-1,5 lần trong giai đoạn 2011- 2020. - Đối với chỉ tiêu về kim ngạch xuất khẩu: Căn cứ vào xu hướng gia tăng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn 1997-2008 và giai đoạn 2006-2008, căn cứ vào triển vọng đầu tư của các doanh nghiệp FDI sản xuất hàng xuất khẩu trên địa bàn tỉnh, khả năng gia tăng giá trị của các sản phẩm xuất khẩu cũng như tính chất của sản phẩm và thị trường xuất khẩu trong giai đoạn dự báo. Trong giai đoạn 1998-2008, tương quan tỉ lệ tăng trưởng xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế của Vĩnh Phúc là 1,8 lần trong khi của cả nước là 2,5 lần. Còn trong giai đoạn 2006-2008, tương quan này của Vĩnh Phúc là 1,15 và cả nước là 3,22. Dự báo tương quan tỉ lệ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế sẽ khoảng 2,5-3 lần trong thời kỳ 2011-2020. 1.3.2. Các phương án phát triển Phương án I: Cơ sở của phương án này là khủng hoảng kinh tế hồi phục, khả năng thu hút vốn và các nguồn lực khác vào các ngành sản xuất và dịch vụ khá tốt, cơ sở hạ tầng phục vụ cho lưu thông phân phối từng bước được hoàn thiện... Dự báo tăng trưởng ngành thương mại (Phương án tăng trưởng chậm) Năm Chỉ tiêu 2005 2010 2015 2020 Nhịp độ tăng (%) 2011 - 2015 2016 - 2020 GDP thương mại (Giá so sánh-tỷ đồng) 533,8 1.382 3.235 6.920 18,5 16,4 GDP TM/GDP (%) 12,0 13,5 15,0 TMBLHH&DV (tỷ. đồng) 3.416 13.280 36.634 83.809 22,5 18,0 KNXK (tr.USD) 169,4 460 3.000 10.150 45,5 27,6 Nhu cầu vốn đầu tư (tỷ.đồng) 3.455 11.322 20.759 Theo phương án này, giá trị tăng thêm của ngành thương mại đạt 1.382 tỷ đồng vào năm 2010, 3.235 tỷ đồng năm 2015 và 6.920 tỷ đồng vào năm 2020. Tỷ trọng GDP thương mại trong GDP toàn tỉnh theo các mốc thời gian tương ứng lần lượt là: 12,0%, 13,5% và 15,0%. Tốc độ tăng bình quân của TMBLHH&DV giai đoạn 2011 - 2015 là 22,5%/năm và giai đoạn 2016 - 2020 là 18,0%/năm. Giá trị TMBLHH&DV vào năm 2010, 2015 và 2020 lần lượt là 13.280 tỷ đồng, 36.634 tỷ đồng và 83.809 tỷ đồng. Kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2011-2015 đạt tốc độ tăng 45,5%/năm và giai đoạn 2016-2020 là 27,6%/năm. Giá trị xuất khẩu năm 2015 đạt 3 tỉ USD và năm 2020 đạt 10,15 tỉ USD. Phương án II: Cơ sở của phương án này là trong vòng 5-10 năm tới, mạng lưới kết cấu hạ tầng của Vĩnh Phúc được cải thiện rõ rệt; có điều kiện tốt thu hút nguồn vốn và công nghệ từ bên ngoài vào phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ; có tác động thuận lợi từ sự phát triển của thị trường Hà Nội, thị trường vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và thị trường thế giới. Dự báo tăng trưởng ngành thương mại (Phương án cơ sở ) Năm Chỉ tiêu 2005 2010 2015 2020 Nhịp độ tăng (%) 2011 - 2015 2016 - 2020 GDP thương mại (Giá so sánh-tỷ đồng) 533,8 1.440 3.355 7.381 18,4 17,1 GDP TM/GDP (%) 12,5 14,0 16,0 TMBLHH&DV (tỷ. đồng) 3.416 13.930 40.021 95.504 25,0 19,0 KNXK (tr.USD) 169.4 500 3.500 13.500 48,3 31,3 Nhu cầu vốn đầu tư (tỷ.đồng) 3.599 11.741 22.143 Theo phương án này, ngành thương mại không những đạt mục tiêu tăng trưởng về giá trị, cơ cấu mà còn chiếm vị trí quan trọng hơn trong nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng nhanh hơn, cụ thể là: Giá trị tăng thêm của ngành thương mại đạt 1.440 tỷ đồng vào năm 2010, 3.355 tỷ đồng năm 2015 và 7.381 tỷ đồng vào năm 2020. Tỷ trọng GDP thương mại trong GDP toàn tỉnh theo các mốc thời gian tương ứng lần lượt là: 12,5%, 14,0% và 16,0%. Tốc độ tăng bình quân của TMBLHH&DV giai đoạn 2011 - 2015 là 25,0%/năm và giai đoạn 2016 - 2020 là 19,0%/năm. Giá trị TMBLHH&DV vào năm 2010, 2015 và 2020 lần lượt là 13.930 tỷ đồng, 40.021 tỷ đồng và 95.504 tỷ đồng. Kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2011-2015 đạt tốc độ tăng 47,6%/năm và giai đoạn 2016-2020 là 31,0%/năm. Giá trị xuất khẩu năm 2015 đạt 3,5 tỉ USD và năm 2020 đạt 13,5 tỉ USD. Phương án III: Là phương án đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu rất cao. Đây là phương án có tính đột phá, theo đó, các nguồn lực cần được phát huy tối đa. Phương án này có thể thực hiện được khi kinh tế thế giới sớm phục hồi, môi trường đầu tư của Vĩnh Phúc có tính cạnh tranh cao hơn so với các địa phương khác trong vùng. Đồng thời phải có sự phát triển mạnh mẽ, đồng bộ của các ngành kinh tế mũi nhọn như công nghiệp và các ngành dịch vụ khác. Các dự án sản xuất sản phẩm xuất khẩu mới sẽ triển khai và đi vào hoạt động theo đúng dự định. Hệ thống kết cấu hạ tầng đã hoàn thiện, các quan hệ thương mại trong nước và quốc tế được khai thác tối đa và hiệu quả, tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng để xây dựng thành phố Vĩnh Phúc vào cuối những năm 2020. Dự báo tăng trưởng ngành thương mại (Phương án tăng trưởng cao) Năm Chỉ tiêu 2005 2010 2015 2020 Nhịp độ tăng (%) 2011 - 2015 2016 - 2020 GDP thương mại (Giá so sánh-Tỷ đồng) 533,8 1.555 3.714 7.842 19,0 16,1 GDP TM/GDP (%) 13,5 15,5 17,0 TMBLHH&DV (tỷ. đồng) 3.416 14.150 43.182 105.231 25,0 19,5 KNXK (tr.USD) 169.4 530 3.800 14.800 48,3 31,3 Nhu cầu vốn đầu tư (tỷ.đồng) 3.887 12.999 23.527 Theo phương án này, các chỉ tiêu tăng trưởng của ngành thương mại Vĩnh Phúc cao hơn so với của cả nước trong thời kỳ dự báo. Giá trị tăng thêm của ngành thương mại đạt 1.555 tỷ đồng vào năm 2010, 3.714 tỷ đồng năm 2015 và 7.842 tỷ đồng vào năm 2020. Tỷ trọng GDP thương mại trong GDP toàn tỉnh theo các mốc thời gian tương ứng lần lượt là: 13,5%, 15,5% và 17,0%. Tốc độ tăng bình quân của TMBLHH&DV giai đoạn 2011-2015 là 25,0%/năm và giai đoạn 2016 - 2020 là 19,5%/năm. Giá trị TMBLHH&DV vào năm 2010, 2015 và 2020 lần lượt là 14.150 tỷ đồng, 43.182 tỷ đồng và 105.231 tỷ đồng. Kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2011-2015 đạt tốc độ tăng 48,3%/năm và giai đoạn 2016-2020 là 31,3%/năm. Giá trị xuất khẩu năm 2015 đạt 3,8 tỉ USD và năm 2020 đạt 14,8 tỉ USD. Lựa chọn phương án Trong những năm vừa qua, nền kinh tế Vĩnh Phúc đã đạt được những cải thiện đáng kể về tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu với sự nỗ lực phát triển của ngành công nghiệp chế tác. Tuy nhiên, sự phát triển của khu vực dịch vụ rõ ràng là chưa tương xứng với tư cách là các ngành hỗ trợ, đảm bảo tính hiệu quả, bền vững cho khu vực sản xuất và là ngành có vai trò quan trọng đóng góp vào tăng trưởng GDP của tỉnh. Do vậy, Vĩnh Phúc cần phải nỗ lực tìm kiếm giá trị tăng thêm từ các ngành kinh tế của khu vực dịch vụ. Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Qui hoạch phát triển ngành thương mại của các tỉnh Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Phú Thọ, Cần Thơ của Viện Nghiên cứu thương mại. Trên cơ sở các định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Vĩnh Phúc, định hướng phát triển các ngành công nghiệp, giao thông vận tải, du lịch, dịch vụ đến năm 2020, Vĩnh Phúc sẽ được tăng thêm lợi thế phát triển khi hệ thống giao thông được nâng cấp và hiện đại hóa, tăng khả năng tiếp cận với các khu vực thị trường lớn, tăng sức hút đối với các dòng du lịch, dòng đầu tư và dòng hàng hóa từ các thị trường này, đồng thời với những nỗ lực khai thác các lợi ích phát triển của vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và tuyến hành lang kinh tế Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, ngành thương mại có điều kiện tăng nhanh tốc độ phát triển cùng với sự phát triển chung của khu vực dịch vụ. Trong ba phương án, phương án I không thể hiện sự tăng tốc mạnh mẽ trong các giai đoạn tới. Phương án II có tính khả thi cao hơn do có thể đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư trong các giai đoạn với các điều kiện thực hiện không quá cao và gắt gao như phương án III. Mặt khác, phương án II đã đảm bảo tính tiên tiến với chỉ tiêu tăng trưởng của ngành thương mại ngang bằng và cao so với mức chung của cả nước, chỉ tiêu mức bán lẻ bình quân đầu người và các chỉ tiêu về xuất khẩu cao hơn nhiều so với một số tỉnh có điều kiện kinh tế - xã hội tương tự. Do vậy, Vĩnh Phúc cần lựa chọn phương án II làm cơ sở cho công tác qui hoạch phát triển ngành thương mại thời kỳ từ nay đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 để vừa đảm bảo tính khả thi, vừa đảm bảo đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm của khu vực III nói chung và của ngành thương mại nói riêng. Trong điều kiện thuận lợi, có thể chuyển sang thực hiện phương án III. 2. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH THƯƠNG MẠI VĨNH PHÚC Để thực hiện các mục tiêu phát triển ngành đến năm 2020 - ngành thương mại phải là một trong những lĩnh vực phát triển nhanh, chiếm tỷ trọng cao trong GDP của tỉnh, góp phần quan trọng thực hiện các định hướng phát triển kinh tế - xã hội, tạo nên sự biến đổi về chất để hình thành thành phố Vĩnh Phúc. Do vậy, những định hướng phát triển ngành thương mại Vĩnh Phúc về cấu trúc thị trường hàng hóa, về lực lượng kinh doanh, về kết cấu hạ tầng thương mại.... cần phải hướng tới phục vụ cho các mục tiêu phát triển thương mại đã đề ra, thích ứng và phù hợp với yêu cầu phát triển một khu vực thị trường đô thị, một trung tâm kinh tế của Vùng Thủ Đô trong tương lai. 2.1. Định hướng phát triển cấu trúc hệ thống thị trường hàng hoá 2.1.1. Thị trường hàng công nghiệp tiêu dùng * Ở thành thị: - Hình thành cấu trúc cân đối, hợp lý giữa các khu thương mại – dịch vụ ở thành phố, thị xã, thị trấn, ở các khu dân cư để hình thành mạng lưới các khu thương mại - dịch vụ của tỉnh, trong đó: + Đối với chuỗi đô thị trung tâm (Vĩnh Yên, Phúc Yên, Hương Canh...): Hình thành khu thương mại – dịch vụ trên cơ sở phát triển đa dạng các loại hình tổ chức thương mại, chú trọng các loại hình hiện đại, qui mô lớn, hình thành không gian giao dịch, mua sắm phong phú, thuận tiện cho các doanh nhân, cho dân cư trong tỉnh và khách vãng lai. + Đối với các đô thị vùng trung du và phía Nam (thị trấn huyện): Phát triển các loại hình tổ chức thương mại truyền thống và hiện đại, có hạt nhân là các trung tâm mua sắm, siêu thị, chợ, các loại cửa hàng,...), hình thành không gian mua sắm phục vụ cư dân trong vùng. - Phát triển các hình thức bán lẻ mới như trung tâm mua sắm, siêu thị tổng hợp và siêu thị chuyên doanh, cửa hàng bách hóa, cửa hàng chuyên doanh, cửa hàng tiện lợi; thu hút các thương hiệu hàng hóa mạnh, các nhà phân phối nổi tiếng đầu tư xây dựng mạng lưới bán hàng trên địa bàn tỉnh. - Phát triển mạng lưới phân phối hàng hóa chuyên nghiệp cung ứng hàng công nghiệp tiêu dùng cho các loại hình thương mại, phát triển các phương thức bán hàng hiện đại, phương thức kinh doanh chuỗi hay bán hàng qua các đại lý hoặc nhượng quyền thương mại. - Điều chỉnh, sắp xếp và nâng cấp mạng lưới thương mại truyền thống như hạn chế tình trạng phát triển tràn lan các quầy, tiệm tạp hoá thông

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docE544CE8F0AF13D9254C37E1D15D5AE20B1F69B75.doc
Tài liệu liên quan