Luận văn Rủi ro trong tín dụng chứng từ tại VPBank và các biện pháp phòng ngừa

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN . . . v

LỜI CẢM ƠN . . . . vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT. . . vii

Lời nói đầu . . . . viii

1. Lý do chọn đề tài: . . . . viii

2. Đối tượng, mục đích, phạm vi nghiên cứu: . . ix

2.1 Đối tượng: . . . . ix

2.2 Mục tiêu: . . . . ix

2.3 Phạm vi nghiên cứu: . . . ix

3. Phương pháp nghiên cứu: . . . x

4. Điểm mới của luận văn: . . . x

5. Nội dung nghiên cứu: . . . xi

Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về rủi ro và quản trị rủi ro trong

phương thức tín dụng chứng từ. . . 1

1.1 Tổng quan về rủi ro . . . . 1

1.1.1 Khái niệm: . . . . 1

1.1.1.1 Trường phái tiêu cực: . . . 1

1.1.1.2 Trường phái trung hòa: . . . 1

1.1.2 Phân loại: . . . . 2

1.1.2.1 Rủi ro do môi trường thiên nhiên: . . . 2

1.1.2.2 Rủi ro do môi trường văn hóa: . . . 3

1.1.2.3 Rủi ro do môi trường xã hội: . . . 3

1.1.2.4 Rủi ro do môi trường chính trị:. . . 3

1.1.2.5 Rủi ro do môi trường luật pháp: . . . 4

1.1.2.6 Rủi ro do môi trườngkinh tế: . . . 4

1.1.2.7 Rủi ro do môi trường hoạt động của tổ chức:. . 5

1.1.2.8 Rủi ro do nhận thức của con người: . . 5

1.1.3 Quản trị rủi ro . . . . 5

1.1.3.1 Khái niệm: . . . . 5

1.1.3.2 Nhận dạng rủi ro: . . . 6

1.1.3.3 Phân tích rủi ro: . . . 6

1.1.3.4 Đo lường rủi ro: . . . 6

1.1.3.5 Kiểm soát, phòng ngừa rủi ro: . . . 7

1.1.3.5.1 Các biện pháp né tránh rủi ro:. . . 7

1.1.3.5.2 Các biện pháp ngăn ngừa tổn thất: . . 7

1.1.3.5.2 Các biện pháp giảm thiểu tổn thất: . . 7

1.1.3.5.3 Tài trợ rủi ro:. . . 7

1.2 Giới thiệu phương thức tín dụng chứng từ . . 8

1.2.1 Khái niệm phương thức tín dụng chứng từ: . . 8

1.2.2 Các bên tham gia trong nghiệp vụ chứng từ: . . 8

1.2.3 Trình tự thực hiện : . . . 9

1.2.5 Đặc trưng của phương thức tín dụng chứng từ:. . 10

1.2.5.1 Giao dịch tín dụng chứng từ độc lập với các giao dịch khác: . 10

1.2.5.2 Tuân thủ nghiêm ngặt: . . . 10

1.2.6 Phân loại thư tín dụng . . . 10

1.3 Rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ . . 10

1.3.1 Đối với nhà nhập khẩu: . . . 11

1.3.2 Đối với nhà xuất khẩu: . . . 11

1.3.3 Đối với ngân hàng phát hành: . . . 12

1.3.3.1 Khi phát hành thư tín dụng: . . . 12

1.3.3.2 Từ phía nhà xuất khẩu:. . . 12

1.3.3.3 Khi xử lý chứng từ bất hợp lệ:. . . 13

1.3.3.4 Khi rủi ro phát sinh ngoài tầm kiểm soát: . . 13

1.3.3.5 Khi phát hành bảo lãnh nhận hàng: . . 13

1.3.3.6 Từ ngân hàng xuất trình: . . . 13

1.3.4 Đối với ngân hàng thông báo thư tín dụng:. . 14

1.3.5 Đối với ngân hàng chỉ định: . . . 14

1.3.6 Đối với ngân hàng xác nhận: . . . 14

1.3.7 Đối với ngân hàng chiết khấu:. . . 15

1.3.8 Rủi ro chính trị:. . . 15

1.4 Các văn bản pháp lý có liên quan đặt nền tảng cho việc phòng chống rủi ro trong tín

dụng chứng từ . . . . 16

1.4.1 Các tập quán quốc tế: . . . 16

1.4.1.1 UCP: . . . . 16

1.4.1.2 ISBP: . . . . 18

1.4.1.3 URR525:. . . . 18

1.4.1.4 ISP98: . . . . 18

1.4.1.5 Incoterms 2000 . . . 19

1.4.1.6Các điều kiện bảo hiểm ICC clauses 1982. . . 19

1.4.1.7 Quy định về cấm vận của Hoa Kỳ: . . 19

1.4.2 Các văn bản pháp luật trong nước: . . . 19

1.4.3 Tài liệu nội bộ:. . . 20

1.4.4 Mối quan hệ giữa tập quán quốc tế và luật Việt Nam: . . 20

1.5 Bài học kinh nghiệm từ những rủi ro trong thanh toán theo phương thức tín dụng

chứng từ của Citi Group: . . . 20

1.5.1 Phát hành thư tín dụng: . . . 20

1.5.2 Kiểm tra chứng từ: . . . 20

1.5.3 Bảo lãnh nhận hàng: . . . 21

1.5.4 Thông báo, xác nhận thưtín dụng: . . . 21

1.5.5 Chiết khấu thư tín dụng:. . . 21

1.5.6 Ngăn chận gian lận thương mại:. . . 21

Kết luận chương 1 . . . 23

Chương 2: Thực trạng hoạt động quản trị rủi ro đối với phương thức tín dụng

chứng từ tại VPBank . . . 24

2.1 Giới thiệu VPBank . . . 24

2.1.3 Sơ đồ tổ chức: . . . . 26

2.2 Tình hình hoạt động thanh toán quốc tế: . . 27

2.2.1 Tổ chức hoạt động thanh toán quốc tế: . . 27

2.2.2 Kết quả hoạt động thanh toán quốc tế:. . 27

2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng chứng từ . . 29

2.3.1 Ảnh hưởng tích cực: . . . 29

2.3.1.1 Các nhân tố khách quan: . . . 29

2.3.1.2 Các nhân tố chủ quan: . . . 30

2.3.2 Ảnh hưởng tiêu cực. . . 31

2.3.1.1 Các nhân tố khách quan: . . . 31

2.3.2.2 Các nhân tố chủ quan: . . . 31

2.4 Các rủi ro thường gặp đối với phương thức tín dụng chứng từ tại VPBank. 33

2.4.1 Đối với thư tín dụng nhập khẩu: . . . 33

2.4.1.1 Rủi ro do thiên tai: . . . 35

2.4.1.2 Khách hàng khiếu kiện tình trạng bộ chứng từ: . . 36

2.4.1.3 Bất đồng quan điểm chứng từ bất hợp lệ giữa các ngân hàng:. 38

2.4.1.4 Không nhận được đúng hàng hóa thỏa thuận trong hợp đồng: . 40

2.4.1.5 Phát hành thư tín dụng không đúng hợp đồng:. . 41

2.4.1.6 Phát hành bảo lãnh nhận hàng: . . . 42

2.4.2 Đối với thư tín dụng xuất khẩu:. . . 43

2.4.2.1 Không thểthực hiện những điều khoản trong thư tín dụng: . 45

2.4.2.2 Chiết khấu bộ chứng từ bất hợp lệ: . . 46

2.5 Đánh giá công tác phòng chống rủi ro tín dụng chứng từ tại VPBank. 49

2.5.1 Trước khi phát hành thư tín dụng nhập khẩu: . . 49

2.5.2 Khi nhận được bộ chứng từ hàng nhập khẩu: . . 50

2.5.3 Thanh toán chứng từ hàng nhập khẩu: . . 50

2.5.4 Phát hành bảo lãnh nhận hàng: . . . 51

2.5.5 Thông báo thư tín dụng xuất khẩu: . . . 51

2.5.6 Đòi tiền / chiết khấu bộ chứng từ thư tín dụng xuất khẩu:. 52

Kết luận chương 2 . . . 54

Chương 3: Các giải pháp phòng ngừa rủi ro trong phương thức tín dụng

chứng từ tại VPBank . . . 55

3.1 Mục đích xây dựng giải pháp . . . 55

3.2 Căn cứ để xây dựng giải pháp . . . 55

3.3. Các giải pháp phòng ngừa rủi ro . . . 55

3.3.1 Giải pháp ngăn ngừa người bán giao hàng không đúng hợp đồng, lập chứng từ

giả để đòi tiền . . . . 55

3.3.3 Giải pháp ngăn ngừa rủi ro không thể thực hiện những điều khoản thư tín dụng

. . . . 58

3.3.3.1 Mục tiêu: . . . . 58

3.3.3.2 Cách tổ chức thực hiện: . . . 58

3.3.3.3 Dự kiến hiệu quả giải pháp:. . . 61

3.3.4 Giải pháp ngăn ngừa rủi ro khi chiết khấu bộ chứng từ bất hợp lệ . 61

3.3.4.1 Mục tiêu: . . . . 61

3.3.4.2 Cách tổ chức thực hiện: . . . 62

3.3.4.3 Dự kiến hiệu quả giải pháp:. . . 63

3.3.5 Nâng cao trình độ kỹ năng nghiệp vụ của cán bộ thanh toán quốc tế . 63

3.3.5.1. Mục tiêu:. . . . 63

3.3.5.2 Cách tổ chức thực hiện: . . . 63

3.3.5.3 Dự kiến hiệu quả giải pháp:. . . 65

3.3.6 Ngăn ngừa rủi ro do thiên tai:. . . 66

3.3.6.1 Mục tiêu: . . . . 66

3.3.6.2 Cách tổ chức thực hiện: . . . 66

3.3.6.3 Dự kiến hiệu quả giải pháp:. . . 66

3.3.7 Xây dựng cẩm nang kiểm tra chứng từ: . . 66

3.3.8 Kỹ thuật công nghệ . . . 67

3.3.9 Làm tốt công tác hỗ trợ hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu: . 67

3.3.10 Mở các lớp chuyên đề UCP:. . . 69

3.5 Nhóm giải pháp hạn chế thiệt hại khi xảy ra rủi ro: . . 71

3.5.1 Trang bị và nâng cao khả năng ứng phó với rủi ro của cán bộ nghiệp vụ: . 71

3.5.2 Kiểm soát và tài trợ rủi ro thông qua việc trích dự phòng rủi ro, xây dựng mức

ký quỹ hoặc mua bảo hiểm rủi ro: . . . 71

3.6 Kiến nghị:. . . . 72

3.6.1 Chính phủ: . . . . 72

3.6.2 Ngân hàng nhà nước: . . . 73

Kết luận chương 3 . . . 74

Kết luận . . . . A

Tài liệu tham khảo . . . B

PHỤ LỤC . . . . D

PHỤ LỤC 1 . . . . D

PHỤ LỤC 2 . . . . K

PHỤ LỤC 3 . . . . R

pdf107 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1901 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Rủi ro trong tín dụng chứng từ tại VPBank và các biện pháp phòng ngừa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ày càng đông đúc với sự ra đời của nhiều ngân hàng mới như: Liên Việt, Dầu Khí, Bảo Việt … cùng với sự đổ bộ của các ngân hàng nước ngoài sau khi Việt Nam gia nhập WTO cũng như các ngân hàng cũ như: ACB, Sacombank … nên việc mở rộng mạng lưới giao dịch là một thách thức đối với VPBank và hệ thống ngân hàng. Do đó, vấn đề cạnh tranh chiếm lĩnh thị phần, khách hàng … là điều không thể tránh khỏi. - Chính sách thắt chặt tiền tệ để kiểm soát lạm phát của Ngân hàng nhà nước: tăng dự trữ, mua trái phiếu bắt buộc ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động cho vay của hệ thống ngân hàng trong đó có VPBank. Bởi vì thiếu nguồn tiền để cho vay nên các ngân hàng phải tăng lãi suất huy động tiền gởi dẫn đến tăng lãi suất cho vay hoặc hạn chế cho vay nhất là đối với chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu. Do đó, doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó khăn khi chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu để có vốn hoạt động sản xuất kinh doanh. - Giá dầu và lạm phát tăng cao làm chi phí sản xuất hàng xuất khẩu và chi phí nhập khẩu tăng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. 2.3.2.2 Các nhân tố chủ quan: Dù có nhiều nỗ lực trong việc thu hút khách hàng mới nhưng vẫn gặp nhiều hạn chế so với các ngân hàng khác cụ thể như: - Sự phối hợp giữa bộ phận tín dụng và thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ chưa phát huy được hiệu quả. Bởi vì khách hàng giao dịch thanh toán quốc tế (thư tín dụng) có những đặc thù khác biệt so với khách hàng cho vay thông thường. Tuy nhiên, việc tiếp thị khách hàng thanh toán quốc tế mới lại do bộ phận tín dụng thực hiện nhưng bộ phận tín dụng lại không am hiểu sâu nghiệp vụ thanh toán quốc tế nên gặp khó khăn khi tư vấn cho khách hàng. Kế đó, khi khách hàng có nhu cầu thanh toán hàng nhập khẩu thì bộ phận thanh toán quốc tế không thể trả lời ngay 32 được do không biết số lượng ngoại tệ đang có nên phải mất thời gian liên lạc với bộ phận kinh doanh ngoại tệ sau đó mới thông báo cho khách hàng. Điều này làm chậm trễ việc xử lý các giao dịch và làm khách hàng mất thời gian chờ đợi. - Giải pháp thu hút khách hàng mới chỉ dừng lại việc giảm phí giao dịch. Tuy nhiên, việc giảm phí giao dịch lại dẫn đến cuộc chạy đua về phí giao dịch giữa các ngân hàng khác Mặt khác, phí giao dịch lại chưa có sự linh hoạt thiếu hợp lý chẳng hạn như: phí mở thư tín dụng trả ngay và trả chậm là bằng nhau nhưng mức độ rủi ro của thư tín dụng trả chậm cao hơn trả ngay rất nhiều. Kế đó, với mức phí mở và thanh toán tối đa 300 USD thì VPBank chỉ thu được mức phí tối đa là 300 USD đối với thư tín dụng trị giá > 200.000 USD vì thực tế nghĩa vụ thanh toán của VPBank cao hơn. - Không có thông tin về phí dịch vụ của bên ngân hàng nước ngoài để tư vấn và giải thích cặn kẽ cho khách hàng nhằm tiết kiệm chi phí khi giao dịch mà chỉ quan tâm đến việc thu tiền hàng cho khách hàng. Do đó, khi khách hàng khiếu nại phí ngân hàng bị khấu trừ quá cao thì nhân viên chỉ có thể xuất trình điện của ngân hàng nước ngoài gởi cho mình và giải thích với khách hàng là other bank charge. - Về đội ngũ cán bộ thanh toán quốc tế: có sự chênh lệch về trình độ và kinh nghiệm làm việc. Ngoài Hội sở và 2 chi nhánh lớn ở phía nam: Hồ Chí Minh và Sài Gòn có đội ngũ nhân viên có nhiều năm kinh nghiệm làm việc. Bởi vì đây là hai trung tâm đào tạo đội ngũ nhân viên cho các chi nhánh khác và được ưu tiên đầu tư công nghệ phục vụ công tác thanh toán quốc tế. Các chi nhánh khác cử người lên hội sở hoặc chi nhánh Hồ Chí Minh và Sài Gòn để đào tạo trong 2 tháng rồi về làm việc. Do đó, kỹ năng nghiệp vụ nhận định những sai biệt trong việc soạn thảo thư tín dụng và kiểm tra chứng từ là điều không thể tránh khỏi. - Hệ thống công nghệ thông tin giữa các chi nhánh còn có sự chênh lệch: Để tiết kiệm chi phí chỉ có hội sở được trang bị hệ thống SWIFT để truyền điện trực tiếp ra nước ngoài. Các chi nhánh còn lại chủ yếu soạn thư tín dụng trên phần mềm ứng dụng rồi gởi ra hội sở. Tuy nhiên, chương trình ứng dụng này vẫn chưa tương thích với hệ thống SWIFT nên đôi khi hội sở nhận điện soạn thảo từ chi nhánh vẫn phải 33 cập nhật dữ liệu thủ công. Việc này làm Hội sở tốn thêm thời gian và chi phí xử lý điện của chi nhánh và đôi khi khó tránh khỏi những sai sót. 2.4 Các rủi ro thường gặp đối với phương thức tín dụng chứng từ tại VPBank Tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán chiếm tỷ trọng cao so với các phương thức thanh toán khác ở VPBank. Đây là phương thức thanh toán thu được nhiều phí dịch vụ nhất so với các phương thức thanh toán khác nhưng cũng hàm chứa những rủi ro cho VPBank khi tham gia phương thức này. Do đó, khi xảy ra rủi ro dù là lỗi của khách hàng hay các ngân hàng tham gia tín dụng chứng từ thì cũng gây ra những thiệt hại đáng kể về mặt tài chính và uy tín của VPBank. Tuy nhiên, cho đến nay, VPBank vẫn chưa có một tài liệu chính thức để đánh giá về rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ. Do đó để đánh giá rủi ro trong lĩnh vực này, tác giả đã tiến hành điều tra tại các chi nhánh từ 100 người, trong đó có chi nhánh Hồ Chí Minh và Sài Gòn. Đây là 2 chi nhánh có quy mô hoạt động thanh toán quốc tế lớn nhất trên toàn hệ thống VPBank. Danh sách các đối tượng khảo sát và kết quả chi tiết khảo sát được đính kèm ở phần phụ lục. Kế đó, cùng với việc phân tích, đánh giá các tình huống thực tế, tác giả xin trình bày một cách khái quát các vấn đề rủi ro như sau: 2.4.1 Đối với thư tín dụng nhập khẩu: Ở góc độ ngân hàng phát hành, rủi ro phát sinh của VPBank rất đa dạng và phân tán ở nhiều chi nhánh khác nhau. Do đó, để tập hợp các rủi ro này nhằm mục đích nghiên cứu một cách có hệ thống cần có sự khảo sát thu thập ý kiến của những nhân viên trực tiếp thực hiện nghiệp vụ hàng ngày. Thông qua việc khảo sát, tác giả sẽ có thể nhận biết được những rủi ro thường gặp và đánh giá những ảnh hưởng của các rủi ro này đối với VPBank. Kết quả khảo sát cho thấy các rủi ro phát sinh do trình độ nghiệp vụ nhân viên của VPBank và khách hàng. Chi tiết các loại rủi ro và ý kiến trả lời được thể hiện trong bảng 3 dưới đây: 34 Bảng 3: Rủi ro đối với thư tín dụng nhập khẩu (có 100/100 người trả lời câu hỏi) STT Loại rủi ro Số phiếu Tỷ lệ (%) 1 Người yêu cầu phát hành thư tín dụng mất khả năng thanh toán 20 20 2 Giá cả hàng hóa biến động bất lợi 5 5 3 Thông báo chứng từ bất hợp lệ không đúng quy định thời gian của UCP600 5 5 4 Khách hàng khiếu kiện về tình trạng bất hợp lệ của chứng từ do sự thiếu hiểu biết của nhân viên 5 5 5 Một bản vận đơn đường biển bản gốc nằm ngoài sự kiểm soát của ngân hàng 15 15 6 Tranh chấp liên quan đến phát hành bảo lãnh nhận hàng 5 5 7 Bất đồng quan điểm chứng từ bất hợp lệ giữa ngân hàng phát hành và ngân hàng xuất trình khi đã thông báo bất hợp lệ cho khách hàng 10 10 8 Thông báo từ chối thanh toán nhưng vẫn giao chứng từ cho người yêu cầu phát hành thư tín dụng khi họ muốn nhận hàng mà không chờ ý kiến của ngân hàng xuất trình 20 20 9 Thanh toán không đúng chỉ thị của ngân hàng xuất trình nên tiền bị trả lại 3 3 10 Người thụ hưởng lập chứng từ giả để lừa ngân hàng 2 2 11 Khách hàng khiếu kiện vì không phát hành thư tín dụng đúng nội dung hợp đồng 3 3 12 Khách hàng không nhận được đúng hàng hóa thỏa thuận trong hợp đồng 5 5 13 Khách hàng không nhận được hàng vì gặp thiên tai 2 2 Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả 35 Những rủi ro chiếm tỷ lệ lớn (>10%) ở bảng 2 thường được quan tâm kiểm soát rất chặt chẽ nên ít khi xảy ra. Trái lại, những rủi ro khác mặc dù chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng khi rủi ro này xảy ra ảnh hưởng đến uy tín của VPBank và hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng rất nhiều. Những rủi ro này được minh họa bằng các tình huống thực tế dưới đây: 2.4.1.1 Rủi ro do thiên tai: Ví dụ 1: Công ty Trường Sao yêu cầu VPBank phát hành thư tín dụng trả ngay trị giá USD250,000 mặt hàng gỗ tròn, điều kiện giao hàng CFR HoChiMinh city port, Incoterms 2000. Theo đề nghị của VPBank trước khi phát hành thư tín dụng, công ty Trường Sao đã mua bảo hiểm cho lô hàng theo điều kiện ICC clause C 1982. Khi nhận được thông báo thư tín dụng từ ngân hàng Standard Chartered Bank, Singapore, người bán tiến hành giao hàng. Tuy nhiên, do cơn bão Durian làm tàu chở hàng chìm trên đường đi từ Indonesia về Việt Nam. Khi nhận được tin này, công ty Trường Sao đã liên hệ với Pjico để xúc tiến việc bồi thường thiệt hại của lô hàng. Tuy nhiên, Pjico thông báo công ty Trường Sao khi người bán giao hàng đã không đóng gói hàng trong kiện do đó tổn thất này thuộc điều khoản loại trừ nên không được bồi thường. Công ty Trường Sao đã thông báo với VPBank về việc này và đề nghị VPBank tìm cách từ chối thanh toán bộ chứng từ. Vì vậy, sau khi nhận được bộ chứng từ, VPBank kiểm tra và xác định bộ chứng từ hoàn toàn phù hợp với quy định thư tín dụng. Theo điều 5, 15 UCP600, VPBank có trách nhiệm thanh toán USD250,000 cho Standard Chartered Bank Singapore, ngay cả khi công ty Trường Sao không nhận được hàng. Trước tình hình đó, VPBank đề nghị Công ty Trường Sao nộp tiền để thanh toán thư tín dụng này. Bởi vì trong đơn yêu cầu phát hành thư tín dụng, phần cam kết của người yêu cầu mở thư tín dụng có điều khoản “Công ty chúng tôi cam kết thanh toán thư tín dụng khi bộ chứng từ xuất trình hợp lệ dù hàng hóa bị hư hỏng hoặc mất mát”. 36 Nguyên nhân: Trong kinh doanh có những rủi ro mà cả người mua và người bán đều không thể dự đoán được. Kết quả: Mặc dù công ty Trường Sao không nhận được hàng nhưng vẫn phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán theo đúng cam kết. VPBank thanh toán cho Standard Chartered Bank Singapore USD250,000. Lời bình: Để tiết kiệm chi phí, khi mua bảo hiểm theo yêu cầu của VPBank, công ty Trường Sao chỉ mua bảo hiểm rủi ro theo điều kiện ICC clause C 1982 (mức thấp nhất). Mặt khác, lĩnh vực bảo hiểm là lĩnh vực hoàn toàn khác biệt với hoạt động dịch vụ ngân hàng. Do đó, VPBank không thể nào nắm được hết các điều khoản loại trừ trong bộ điều khoản ICC clause C 1982. Khi rủi ro này xảy ra, VPBank là người phải có trách nhiệm thanh toán cho Standard Chartered Bank, Singapore ngay khi hàng hóa không về được Việt Nam. Bởi vì theo UCP600, ngân hàng giao dịch dựa trên chứng từ chứ không phải hàng hóa. 2.4.1.2 Khách hàng khiếu kiện tình trạng bộ chứng từ: Ví dụ 2: Công ty Môi trường xanh yêu cầu VPBank phát hành thư tín dụng trả ngay trị giá EUR40,000 mặt hàng máy móc thiết bị, điều kiện giao hàng CIF HoChiMinh city port, Incoterms 2000. Khi nhận bộ chứng từ, VPBank kiểm tra và xác định chứng từ hợp lệ nên thông báo công ty Môi trường xanh nộp tiền để nhận chứng từ. Tuy nhiên, khi công ty Môi trường xanh làm thủ tục nhận hàng thì Hải Quan từ chối cho công ty Môi trường xanh nhận hàng và phạt 10 triệu đồng vì lý do giấy chứng nhận xuất xứ viết tay chứ không in sẵn hay đánh máy. Công ty Môi trường xanh đã đề nghị VPBank giải thích “VPBank thông báo chứng từ hợp lệ nhưng công ty không được nhận hàng?”. VPBank cũng giải thích trong UCP600 và ISBP681 không có điều khoản quy định giấy chứng nhận xuất xứ không được viết tay nên không chịu trách nhiệm về việc công ty không nhận được hàng. Tuy nhiên, để công 37 ty Môi trường xanh có thể nhận hàng, VPBank đã gởi điện cho ngân hàng người bán ở Ý đề nghị gởi lại bộ giấy chứng nhận xuất xứ khác và VPBank sẽ gởi trả lại bộ giấy chứng nhận xuất xứ cũ vì không thể làm thủ tục Hải Quan. Mười ngày sau VPBank mới nhận được bộ giấy chứng nhận xuất xứ khác để công ty Môi trường xanh đi nhận hàng. Nguyên nhân: UCP vẫn chỉ là tập quán quốc tế và không thể vượt lên trên luật quốc gia. Bởi vì theo công văn 1690 hướng dẫn của Tổng cục Hải Quan không chấp nhận giấy chứng nhận xuất xứ viết tay. VPBank không có thông tin Tổng cục Hải Quan có công văn quy định giấy chứng nhận xuất xứ không được viết tay. Kết quả: Công ty Môi trường xanh nhận hàng chậm 15 ngày so với kế hoạch sản xuất. VPBank tốn chi phí gởi trả lại giấy chứng nhận xuất xứ cho ngân hàng xuất trình và có thêm bài học kinh nghiệm bộ chứng từ được lập phù hợp với thư tín dụng nhưng chưa chắn đã phù hợp với luật trong nước. Lời bình: Khi phát hành thư tín dụng, VPBank chỉ căn cứ vào hợp đồng của khách hàng ở phần chứng từ xuất trình quy định “Giấy chứng nhận xuất xứ 3 bản”. Kế đó, khi nhận được bộ chứng từ xuất trình, VPBank đã xác nhận tình trạng chứng từ hợp lệ căn cứ theo quy định của UCP600 và ISBP681. Hơn nữa, đối với việc Hải Quan không chấp nhận giấy chứng nhận xuất xứ viết tay, VPBank hoàn toàn ở thế bị động vì VPBank không thể nào biết được Tổng cục Hải Quan ban hành văn bản như vậy. Vì vậy, khi rủi ro xảy ra, khách hàng đánh giá không tốt về trình độ nghiệp vụ của VPBank. Do đó, nếu ngay từ khi phát hành thư tín dụng VPBank thể hiện điều khoản “giấy chứng nhận xuất xứ xuất trình 3 bản được đánh máy và do cơ quan xxx phát hành” thì rủi ro này đã không xảy ra. Tuy nhiên, sau khi rủi ro này xảy ra, VPBank có thêm được bài học kinh nghiệm làm thanh toán quốc tế không chỉ nắm 38 bắt các tập quán quốc tế và trong nước liên quan đến thanh toán mà còn phải biết và nắm rõ các quy định của Hải Quan. 2.4.1.3 Bất đồng quan điểm chứng từ bất hợp lệ giữa các ngân hàng: Ví dụ 3: Chi nhánh công ty Hùng Hưng tại quận 7 yêu cầu VPBank phát hành thư tín dụng trị giá USD850,000 để nhập gỗ sao, điều kiện giao hàng CFR HoChiMinh city port, Incoterms 2000. Chi Nhánh công ty Hùng Hưng đã mua bảo hiểm cho lô hàng. Sau khi nhận được thông báo thư tín dụng từ ngân hàng BNP Paribas, Singapore, người bán tiến hàng giao hàng và lập chứng từ đòi tiền. Khi nhận bộ chứng từ, VPBank kiểm tra và phát hiện các sai biệt sau: - Hối phiếu lập trước ngày giao hàng dựa trên nguyên tắc là phải giao hàng xong rồi mới được lập hối phiếu đòi tiền. - Hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói, vận đơn đường biển, giấy chứng nhận xuất xứ lập tên người mua là Công ty TNHH Hùng Hưng (thiếu chữ chi nhánh) căn cứ điều 14a UCP600 kiểm tra trên bề mặt chứng từ. Mặt khác, Công ty TNHH Hùng Hưng cũng có giao dịch thanh toán quốc tế với VPBank nhưng địa chỉ công ty này ở Nghệ An. VPBank đã thông báo tình trạng chứng từ cho khách hàng và chờ ý kiến phản hồi. Kế đó, chi nhánh công ty TNHH Hùng Hưng thông báo VPBank thời gian 5 ngày làm việc quá ngắn để thanh toán một số tiền lớn như vậy. Do đó, đề nghị VPBank thông báo từ chối chứng từ, 10 ngày sau chi nhánh công ty TNHH Hùng Hưng mới có thể thanh toán. Vì vậy, VPBank đã gởi điện thông báo những sai biệt trên cho ngân hàng BNP Paribas, Singpore. Tuy nhiên, ngân hàng BNP Paribas, Singapore từ chối những sai biệt này dựa trên căn cứ sau: - Điều 14i UCP600 quy định “Một chứng từ có thể ghi ngày phát hành trước ngày phát hành tín dụng nhưng không được ghi sau ngày xuất trình chứng từ”. 39 - Theo luật của Singapore thì công ty mẹ có trách nhiệm trả tiền cho chi nhánh nên chứng từ có hay không thể hiện “chi nhánh” vẫn hợp lệ vì chứng từ đã thể hiện đúng địa chỉ người yêu cầu phát hành thư tín dụng. Ngoài ra, BNP Paribas còn gọi điện qua gặp trực tiếp trưởng phòng thanh toán quốc tế của VPBank để tranh luận các sai biệt trên. Cuối cùng, VPBank chỉ đồng ý việc phủ nhận bất hợp lệ của hối phiếu. Nguyên nhân: - Chi nhánh công ty TNHH Hùng Hưng chưa làm thủ tục vay vốn kịp do tài sản thế chấp chưa làm xong thủ tục công chứng và thẩm định theo yêu cầu của VPBank. - VPBank cho rằng mình đã hành động đúng theo điều 14a UCP600 để xác định chứng từ có sai biệt. Đối với ngân hàng BNP Paribas, Singapore thì lại cho rằng mình làm đúng theo luật Singapore nên cả hai bên đều bảo lưu ý kiến của mình. Kết quả: 10 ngày sau chi nhánh công ty TNHH Hùng Hưng nộp tiền để thanh toán thư tín dụng trên. Lời bình: Công ty TNHH Hùng Hưng và chi nhánh công ty TNHH Hùng Hưng đều do một ông chủ điều hành. Người bán ở Singapore biết rõ điều này nên nghĩ rằng chứng từ để tên công ty có thể hiện “chi nhánh” hay không cũng sẽ được thanh toán. Đối với VPBank mặc dù biết 2 công ty này do một người chủ điều hành nhưng để bảo vệ uy tín của mình và quyền lợi khách hàng nên đã bắt sai biệt để kéo dài thời hạn thanh toán thành 10 ngày. Tuy nhiên, nếu VPBank bắt sai biệt chứng từ mà ngân hàng xuất trình có lý do để phản biện thì VPBank sẽ gặp rủi ro phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán đúng thời hạn quy định của UCP600 trong khi người mua chưa có tiền để thanh toán. 40 2.4.1.4 Không nhận được đúng hàng hóa thỏa thuận trong hợp đồng: Ví dụ 4: Công ty Hiệp Thành Phát yêu cầu VPBank phát hành thư tín dụng trả ngay trị giá USD25,000 cho người bán ở Hàn Quốc, mặt hàng hóa chất Soda Ash, điều kiện giao hàng CIF HoChiMinh city port, Incoterms 2000. Bởi vì mô tả hàng hóa trong hợp đồng nhiều hơn số ký tự thể hiện trong vùng mô tả hàng hóa của SWIFT nên phần mô tả hàng hóa được ghi trong thư tín dụng là: “Mô tả hàng hóa theo chi tiết trong hợp đồng xxx ngày xxx”. Khi nhận được chứng từ của ngân hàng xuất trình, VPBank kiểm tra, xác định chứng từ phù hợp với thư tín dụng. Kế đó, VPBank thông báo tình trạng chứng từ cho khách hàng và đề nghị nộp tiền để nhận chứng từ. Sau khi khách hàng nộp tiền và nhận chứng từ, VPBank tiến hành thanh toán cho ngân hàng của người bán. Tuy nhiên, hai ngày sau khi thanh toán, khách hàng thông báo với VPBank hàng hóa nhận được lại khác với hàng hóa đã thỏa thuận trong hợp đồng đề nghị VPBank ngưng lại việc thanh toán. VPBank tiến hành kiểm tra lại phần hóa đơn thương mại và hợp đồng mua bán thì phát hiện trên hóa đơn thương mại ngoài dòng “Mô tả hàng hóa theo chi tiết trong hợp đồng xxx ngày xxx” phù hợp với yêu cầu của thư tín dụng, các loại hàng hóa được giao khác với hợp đồng. Vì vậy, VPBank giải thích với khách hàng việc thanh toán căn cứ theo điều 4, 5 và 14 UCP600 là phù hợp với tập quán quốc tế. “Ngân hàng chỉ giao dịch bằng chứng từ chứ không phải hàng hóa. Thư tín dụng độc lập với hợp đồng ngay cả khi thư tín dụng có dẫn chiếu đến hợp đồng như vậy”. VPBank đã thanh toán căn cứ dựa trên bề mặt chứng từ phù hợp với các điều khoản của thư tín dụng nên không có căn cứ để yêu cầu ngân hàng xuất trình trả lại tiền. Tuy nhiên, VPBank tư vấn cho khách hàng trong trường hợp này nên khiếu nại với người bán về việc giao hàng không đúng hợp đồng. Nếu hai bên không đạt được thỏa thuận thì khách hàng nên khởi kiện ra tòa để yêu cầu người bán thực hiện đúng nghĩa vụ giao hàng trong hợp đồng. Nguyên nhân: Tại thời điểm giao hàng, giá cả lô hàng giao cho công ty Hiệp Thành Phát tăng. Do đó, nếu người bán giao hàng theo đúng hợp đồng sẽ bị thua lỗ. 41 Kết quả: Sau khi hai bên người mua và người bán thương lượng. Người bán đồng ý giảm giá 5% trị giá lô hàng và sẽ được cấn trừ lại trong lô hàng kế tiếp Lời bình: Về nguyên tắc người mua không được can thiệp vào quá trình thanh toán của VPBank cho ngân hàng của người bán. Bởi vì việc này sẽ ảnh hưởng đến uy tín của VPBank và trái thông lệ quốc tế UCP600. Tuy nhiên, nếu VPBank chỉ căn cứ vào quy tắc UCP600 để bảo vệ quyền lợi của mình mà không quan tâm đến quyền lợi của khách hàng thì rủi ro VPBank bị mất khách hàng là điều không thể tránh khỏi. 2.4.1.5 Phát hành thư tín dụng không đúng hợp đồng: Ví dụ 5: Khách hàng Nguyên Khang yêu cầu VPBank phát hành thư tín dụng chuyển nhượng trả ngay trị giá USD20,000 với điều kiện giao hàng CIF HoChiMinh city port, Incoterms 2000. Sau khi VPBank phát hành thư tín dụng và thông báo cho ngân hàng của người bán thì nhận được thông báo từ ngân hàng thông báo là người bán không thể thực hiện giao hàng. Kế đó, công ty Nguyên Khang khiếu nại VPBank khách hàng của họ vẫn chưa nhận được thông báo thư tín dụng nên chưa thể giao hàng. Sau khi VPBank kiểm tra đơn đề nghị mở thư tín dụng và hợp đồng thì phát hiện sai tên người thụ hưởng. Bởi vì đây là hợp đồng ký tay ba nên người thụ hưởng trong thư tín dụng không phải là người bán ký kết hợp đồng và hợp đồng không thể hiện ngân hàng chuyển nhượng. Nguyên nhân: Đối với hợp đồng mua bán trực tiếp thì người bán cũng là người thụ hưởng thư tín dụng nhưng đối với hợp đồng mua bán qua tay ba thì người bán và người thụ hưởng thư tín dụng khác nhau. Đây là sơ sót của nhân viên VPBank chưa hiểu hợp đồng mua bán tay ba nên đã hướng dẫn khách hàng mở thư tín dụng sai tên người thụ hưởng. 42 Kết quả: Khách hàng bổ sung thêm ngân hàng chuyển nhượng trong hợp đồng. VPBank phải sửa đổi thư tín dụng mà không được thu phí của khách hàng vì đây là lỗi của mình. Lời bình: Mặc dù VPBank đã phát hiện và sửa đổi thư tín dụng, tuy nhiên do đây là thư tín dụng không hủy ngang nên VPBank và người mua phải chờ sự đồng ý của ngân hàng người bán gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Nếu người bán không chấp nhận sửa đổi thư tín dụng thì VPBank phải chịu rủi ro nếu người mua từ chối nhận chứng từ và thanh toán. Kế đó, trình độ nghiệp vụ của VPBank sẽ không tạo được sự tin tưởng của khách hàng ảnh hưởng đến việc quan hệ lâu dài trong tương lai 2.4.1.6 Phát hành bảo lãnh nhận hàng: Ví dụ 6: Công ty BCD yêu cầu VPBank phát hành thư tín dụng trả ngay trị giá USD30,000 mặt hàng bột giấy, dung sai +/- 20%, điều kiện giao hàng CIF HoChiMinh city port, Incoterms 2000. Hai tuần sau khi phát hành thư tín dụng, khách hàng điện thoại liên lạc VPBank đã có bộ chứng từ chưa vì hàng đã về tới cảng và khách hàng cần nhận hàng gấp. Bởi vì VPBank vẫn chưa nhận được bộ chứng từ nên tư vấn khách hàng làm đề nghị phát hành bảo lãnh nhận hàng. VPBank sẽ phát hành bảo lãnh nhận hàng để công ty có thể nhận hàng trước khi có vận đơn đường biển. Sau đó, khách hàng đồng ý nộp USD30,000 để VPBank phát hành bảo lãnh nhận hàng. Tuy nhiên, khi nhận được bộ chứng từ và kiểm tra thì trị giá bộ chứng từ là USD33,000. Do đó, VPBank đã yêu cầu khách hàng nộp thêm số tiền chênh lệch USD3,000 để thanh toán cho người bán. Tuy nhiên, khách hàng không đồng ý nộp thêm số tiền chênh lệch và lập luận rằng “đã nộp đủ tiền trị giá thư tín dụng và đề nghị phát hành bảo lãnh không có điều khoản nào yêu cầu phải nộp thêm khoản tiền chênh lệch khi trị giá chứng từ lớn hơn trị giá bảo lãnh”. 43 Nguyên nhân: Đây là sơ sót của VPBank đã để khách hàng tự soạn thảo đề nghị phát hành bảo lãnh nhận hàng và không dự đoán được trước bất lợi khi mình phát hành thư bảo lãnh. Khách hàng chỉ quan tâm đến việc làm sao nhận được hàng, phần hậu quả còn lại để ngân hàng gánh. Kết quả: VPBank phải bù thêm USD3,000 để thanh toán cho người bán. Đây là bài học kinh nghiệm xương máu của VPBank. Sau đó, VPBank soạn thảo giấy đề nghị phát hành bảo lãnh nhận hàng có thêm điều khoản “trong trường hợp trị giá bộ chứng từ lớn hơn trị giá thư bảo lãnh, công ty chúng tôi có trách nhiệm thanh toán thêm phần chênh lệnh này” và “khi bộ chứng từ có bất hợp lệ, công ty chúng tôi đồng ý tất cả các bất hợp lệ của bộ chứng từ”. Kế đó, khi phát hành bảo lãnh nhận hàng, ngoài giấy đề nghị phát hành bảo lãnh nhận hàng theo mẫu của VPBank, khách hàng còn phải xuất trình thêm hóa đơn thương mại và vận đơn đường biển bản sao để VPBank căn cứ trên chứng từ này mà phát hành bảo lãnh nhận hàng đúng với trị giá của hóa đơn thương mại bản sao. Lời bình: Vì mối quan hệ với khách hàng và tin tưởng và thiện chí thanh toán của khách hàng, VPBank đã không xem xét kỹ những điều khoản trên đề nghị phát hành bảo lãnh có thể gây ra những ảnh hưởng gì bất lợi cho mình. Do đó, khi xảy ra rủi ro VPBank là người bị thiệt hại. 2.4.2 Đối với thư tín dụng xuất khẩu: Tuy số lượng khách hàng giao dịch nghiệp vụ thư tín dụng xuất khẩu tại VPBank không nhiều như khách hàng giao dịch thư tín dụng nhập khẩu nhưng trong qua trình giao dịch vẫn có một số rủi ro nhất định. Kết quả khảo sát cho thấy có rất nhiều rủi ro phát sinh trong quá trình giao dịch thư tín dụng xuất khẩu. Chi tiết các loại rủi ro và ý kiến trả lời được thể hiện trong bảng 4 ở dưới đây: 44 Bảng 4: Rủi ro đối với thư tín dụng xuất khẩu (có 100/100 người trả lời câu hỏi) STT Loại rủi ro Số phiếu Tỷ lệ (%) Khi thông báo thư tín dụng, sửa đổi 1 Sai sót của bưu điện, dịch vụ chuyển phát thư làm thất lạc thư tín dụng, sửa đổi gốc 25 25 2 Bị khách hàng khiếu kiện vì thông báo, chuyển tiếp chậm 35 35 3 Xác định tính xác thực của thư tín dụng, sửa đổi 40 40 Khi chiết khấu chứng từ có truy đòi / Đòi tiền ngân hàng phát hành 4 Không phát hiện hết sai sót của chứng từ nên ngân hàng phát hành từ chối thanh toán 15 15 5 Chiết khấu chứng từ bất hợp lệ 5 5 6 Chứng từ phù hợp với thư tín dụng nhưng ngân hàng phát hành trì hoãn thanh toán hoặc không thanh toán 25 25 7 Bất đồng quan điểm chứng từ bất hợp lệ với ngân hàng phát hành 15 15 8 Không thể thực hiện những điều khoản quy định trong thư tín dụng 10 10 9 Gửi chứng từ không đúng quy định của thư tín dụng 10 10 10 Chứng từ bị bất hợp lệ do thời hạn xuất trình chứng từ và hiệu lực thư tín dụng quá ngắn 5 5 11 Không đòi lại được tiền đã chiết khấu cho nhà xuất khẩu khi ngân hàng phát hành từ chối thanh toán và nhà xuất khẩu không có khả năng hoàn trả 3 3 12 Chứng từ bất hợp lệ ngân hàng phát hành, người mua ép giá khi giá cả hàng hóa biến động 5 5 13 Cung cấp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfRủi ro trong tín dụng chứng từ tại VPBank và các biện pháp phòng ngừa.pdf
Tài liệu liên quan