Luận văn Sắc màu huyền thoại trong truyện ngắn của Rabindnarath Tagore

Trong huyền thoại Ấn Độ, Parvati là hiện thân của người vợ, người mẹ đầy tình thương

đã thuần hóa được thần Shiva. Tuy nhiên, hình ảnh của những Nữ thần Mẹ không phải lúc nào

cũng hiện lên với dáng vẻ rực rỡ nhất. Trong huyền thoại, các vị Nữ thần thường được hiện thân

với nhiều tính cách khác nhau, cả thiện lẫn ác. Chẳng hạn như Hera- vợ Zeus- có lúc tỏ ra dịu

dàng đối với những người anh hùng trong cuộc hành trình đến với chân lí nhưng lắm khi bà

cũng tỏ ra rất hung hãn, sẵn sàng thẳng tay trừng trị những ai mà bà cho là có ý định đen tối với

chồng mình. Tương tự đối với Devi- một hình thức của “Đại nữ thần” trong thần thoại Hindu-với hóa thân của Shakti hay vợ của thần Shiva, bà là một Nữ thần vừa tốt bụng lại vừa đáng sợ.

Đọc truyện ngắn của R.Tagore, chúng tôi luôn thấy thấp thoáng ở những nhân vật người mẹ

hình ảnh của những vị “Đại Thánh Mẫu” với trái tim vĩ đại và tấm lòng bao dung cao cả. Trong

cái cách mà những người mẹ chăm lo cho con cái ở những điều nhỏ nhặt nhất cũng thể hiện sức

mạnh tinh thần ấm áp tỏa ra từ trái tim chan chứa yêu thương của họ. Tuy nhiên, như đã nói ở

trên, các vị Nữ thần thường rất tốt bụng nhưng có lúc cũng rất đáng sợ. Hình tượng người mẹ

trong các truyện ngắn của R. Tagore cũng tương tự như thế. Đó là hình ảnh cô gái bán hoa đồng

thời cũng là một người mẹ trong Quan chánh án. Cô đã giết đứa con ba tuổi của mình và bị kết

án treo cổ. Khoan hãy xét tính đúng- sai trong hành động của người mẹ này mà hơn hết là ta

thấy được một điều vô cùng quan trọng qua động cơ “tích cực” xuất phát từ tình mẫu tử thiêng

liêng.

pdf82 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2653 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Sắc màu huyền thoại trong truyện ngắn của Rabindnarath Tagore, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đầy đau khổ của Rajib và không bao giờ trở lại. Kết thúc truyện đã để lại những dư chấn nhất định trong lòng độc giả. Sự ra đi của Mahayama có thể xem là sự giải thoát cuộc đời cô, giải thoát khỏi những chuỗi ngày sống trong nỗi buồn u uẩn. Bi kịch góa phụ bị mắc kẹt giữa sự sống và cái chết không chỉ dừng lại ở nh ân vật Mahamaya mà còn nhiều nhân vật khác nữa. Nhân vật trong truyện ngắn “Bộ xương” chẳng hạn. Câu chuyện kể về cuộc đời bất hạnh của một cô gái được triển khai dưới dạng một cuộc đối thoại giữa một hồn ma đang quay về tìm lại bộ xương của mình với nhân vật “Tôi”- người kể chuyện. R. Tagore đã vẽ nên một bức tranh về một xã hội chạy theo đồng tiền chân thực đến từng chi tiết. Truyện được kể mang tính chất hoang tưởng, thế giới nghệ thuật vì thế mang màu sắc hoang đường rõ nét. Motip về cái chết và sự trở về của linh hồn đã được R.Tagore vận dụng khá nhuần nhuyễn khi xây dựng nhân vật trong truyện ngắn này. Sự xuất hiện của nhân vật ở đây mang tính chất kì dị, hoang đường “Tôi bỗng thấy hình như có cái gì đó đang loay hoay xung quanh giường, sờ soạng mò mẫn ven bốn bức tường của gian phòng…”. Chính người kể chuyện cũng thấy đó là một điều kì lạ và anh ta cũng không dám chắc điều gì khi anh nhìn thấy bộ xương đang than thở trong đêm tối. Ngôn ngữ của nhân vật “tôi” thường dừng lại ở những câu mơ hồ như “hình như là”, “tôi thấy có vẻ như”. Sau đó, dưới dạng những câu đối thoại của một cuộc trò chuyện thật sự giữa nhân vật “tôi” và bóng ma, cuộc đời đầy éo le của người con gái được tái hiện đầy đủ. Cô lấy chồng khi còn rất trẻ, và chỉ sau hai tháng kết hôn, chồng cô qua đời và cô đã trở thành một góa phụ. Sau khi chăm chú nhìn vào mặt cô gái, bố chồng cô nói một cách quả quyết rằng cô ấy là một “kẻ sát phu" và đuổi cô gái ra khỏi nhà. Cô trở về nhà bố mẹ đẻ và phải nói rằng cô còn quá trẻ để hiểu chuyện gì đang xảy ra với mình. Cô gái trong truyện ngắn “Bộ xương” được trời phú cho một vẻ đẹp hiếm có. Các chàng trai thường nhìn cô đăm đuối và cô cũng đáp lại ánh nhìn của họ. Cô thường mặc một chiếc Xari sặc sỡ đầy quyến rũ với những chiếc vòng tay xinh đẹp và tưởng tượng tất cả các chàng trai đều cúi rạp đầu như những ngọn cỏ dưới chân cô. Sau đó có một anh thầy thuốc đến ở tại gian buồng tầng trệt nhà cô và cô cũng thường xuyên đến trờ chuyện với anh về thuốc men và độc dược như cần bao nhiêu liều thuốc này hay thuốc kia thì chết người. Một hôm cô nghe tin anh thầy thuốc sắp cưới vợ. Tối ngày cưới đó, cô gái đã lấy một ít thuốc độc trong phòng bỏ vào li rượu của anh ta. Sau khi uống cạn, anh đã đi đến nhà cô dâu . Còn cô, cô mặc bô quần áo cô dâu bằng lụa thêu kim tuyến, đeo cả vào người các đồ trang sức và đánh dấu son đỏ của gái đã có chồng ở chỗ rẽ ngôi trên trán . Cô uống thuốc độc và nằm xuống giường. Cô tưởng tượng người ta đến tìm và thấy cô ấy với hình ảnh nụ cười nở trên môi của một một phụ nữ đã có chồng. Nhưng…còn đâu phòng cô dâu, còn đâu xiêm áo cô dâu . Cô gái chợt bừng tỉnh khi nghe mấy tiếng lách cách bên trong cơ thể và nhìn thấy ba đứa sinh viên đang sử dụng bộ xương của cô để nghiên cứu. Trong lồng ngực, nơi xưa kia trái tim cô rộn đập với những niềm vui và nỗi buồn , nơi cánh hoa của tuổi thanh xuân ngày ngày hé mở, thì ở đó, giờ đây, một ông giáo đang cầm gậy vừa trỏ vừa gọi tên từng chiếc xương. Và nụ cười cuối cùng- nụ cười đã nở ra đón cái chết ấy, giờ không còn nữa. Câu chuyện kết thúc ở đây, khi bình minh vừa ló dạng và linh hồn ấy lặng lẽ rời xa chàng trai trẻ. Ngay từ phần mở đầu câu chuyện, sự xuất hiện của góa phụ trẻ tuổi này đã là một sự kì lạ, mang rất nhiều yếu tố hoang đường. Cô xuất hiện dưới dạng một hồn ma trở lại nhân gian để tìm lại bộ xương của mình. Sự ra đi, biến mất của nhân vật cũng tương tự. Cô gái bỗng kết thúc câu chuyện đời mình khi “vừa vặn lúc ấy có tiếng gà gáy lần đầu tiên”. Đó là sự ra đi của một hồn ma về cõi âm! Hồn ma xuất hiện trong đêm tối rồi biến mất lúc bình minh ló dạng là một mô típ khá quen thuộc trong văn học dân gian. Đằng sau câu chuyện mang màu sắc hoang tưởng đó là cả một tấm lòng xót thương của tác giả về số kiếp người phụ nữ. Nhân vật được khắc họa hết sức hoang đường nhưng những vấn đề đặt ra trong truyện ngắn lại không hề hoang tưởng. Có biết bao người phụ nữ Ấn Độ trong xã hội hiện đại này cũng còn phải chịu những bi kịch tương tự. Góa phụ trong truyện này bị cha chồng gọi là “kẻ sát phu” vì ông cho rằng chính cô đã gây nên cái chết của con trai ông, và cô là một bộ xương không còn sự sống, với niềm đam mê và ước mơ mà không có cơ hội hay điều kiện nào để thực hiện được chúng. Mô hình này- người đàn bà “sát phu” gây nên cái chết cho chồng và sau đó linh hồn nhập vào bộ xương của góa phụ- được lặp đi lặp lại hai lần. Đầu tiên, cô gái là một cô dâu thực sự- người luôn luôn nghĩ rằng mình gây ra cái chết cho chồng vì bản tính là “kẻ sát phu”. Và tiếp đó, cô mặc đồ cô dâu và thực hiện hành vi đầu độc chú rể. Kết thúc câu chuyện (sau khi chú rể chết), cô trở thành một bộ xương. Ban đầu, cô sống đời sống của một góa phụ: một người phụ nữ xinh đẹp với những giấc mơ về cuộc sống tươi đẹp, nhưng buộc phải sống một cuộc sống không có tình yêu và không có mối dây liên hệ nào với những người xung quanh. Bởi vậy, góa phụ chọn giải pháp tự kết liễu đời mình với hy vọng sẽ được tái sinh trong một cuộc đời mới với người yêu và vẻ đẹp của mình. Thế nhưng, hành trình tìm đến tình yêu và vẻ đẹp thời xuân sắc không bao giờ đến đích. Hồn ma của cô gái thấy mình vẫn chỉ là bộ xương trong phòng đọc, không hề có dấu hiệu của sự sống hay cảm xúc. Trong câu chuyện kể về cuộc đời mình của hồn ma với nhân vật “tôi”, chúng ta thấy người phụ nữ này vừa liều lĩnh vừa hư hỏng hơn là một người phụ nữ thuộc đẳng cấp cao của Ấn Độ. Cô đã vi phạm những điều cấm kị đối với một góa phụ. Cô dám bước qua hủ tục để đấu tranh cho tình yêu của mình , dám đầu độc người mình yêu để rồi lại tìm đến cái chết với hy vọng được tái sinh trong cuộc đời mới với người yêu của mình. Ước mong của cô không bao giờ thực hiện được, linh hồn cô vẫn chưa được siêu thoát, hằng đêm trở về nhân gian để tìm lại chính mình. Bi kịch của góa phụ trong Bộ xương cũng là bi kịch của những người phụ nữ Ấn Độ: bị cự tuyệt, phải trốn tránh tình yêu, hạnh phúc và chết trong sự cô đơn. Nhân vật Medet trong một vở kịch của R.Tagore đã thốt lên một cách cay đắng “Trong mọi vật biết sống và suy nghĩ, chính chúng ta, đàn bà là đau khổ hơn cả”. Nhân vật “góa phụ” trong truyện ngắn của R.Tagore bị mắc kẹt giữa sự sống và cái chết. Họ sống mà như đã chết, bởi không ai thừa nhận sự tồn tại của họ. Kết thúc câu chuyện là sự ra đi hoặc tìm đến cái chết của nhân vật. Nhưng chết rồi vẫn chưa hết chuyện, linh hồn của họ vẫn còn lưu luyến dân gian bởi những khát khao, ước muốn về tình yêu của họ chưa thực hiện được trong cái xã hội bất công và ngột ngạt này. Với họ, tìm đến cái chết để hy vọng được tái sinh, để được làm con người đúng nghĩa. Câu chuyện tiếp theo, “Sống và chết” cũng mang nội dung tương tự như hai truyện ngắn trên. “Sống và chết” kể về một góa phụ trẻ không có con, Kadambini. Mọi người và chính bản thân cô cũng tin rằng mình là một con ma . Câu chuyện bắt đầu bằng cái chết đột ngột của Kadambini và thân thể cô nhanh chóng được đem đi hỏa táng tại mảnh đất trong khu vườn của bố chồng cô. Khi những người đàn ông mải miết kiếm củi nhóm lửa thì cái xác bỗng tỉnh dậy. Khi đọc đến đây, người đọc có cảm giác ớn lạnh bởi những tình tiết kì lạ và hoang đường này. Ở đây, một lần nữa R.Tagore đã vận dụng khá linh hoạt và sáng tạo huyền thoại về sự chết đi sống lại của các vị thần qua nhân vật Kadamini. Nhưng có một sự thật là cô gái không hề chết mà chỉ bất tỉnh tạm thời mà thôi. Khi nhìn thấy mặt đất hỏa táng xung quanh cô trong màn đêm chết chóc, bản thân cô tin rằng mình đã chết và bây giờ cô là một con ma. Cô không biết đi đâu và cô cảm thấy rằng mình không còn ý nghĩa gì với mọi người nữa. Vì vậy cô trở về làng quê của mình để tìm một người bạn gái thời thơ ấu mà bây giờ đã kết hôn. Cuối cùng, khi bạn gái và chồng cô ấy nhận được thông tin rằng Kadambini đã chết thì họ nghĩ người phụ nữ đang ỏ trong nhà của họ không phải là Kadambini mà chỉ là một con ma . Họ đã đuổi Kadambini đi trong tiếng la hét, nguyền rủa cô. Kadambini sau đó trở về nhà chồng mình và ở đó, khi cô ôm chặt cháu trai yêu quý của cô vào lòng, cô mới nhận ra mình không phải là một hồn ma. . Sự tồn tại của “góa phụ” ở đây được so sánh với sự tồn tại của một linh hồn khác hoặc của một con ma. Góa phụ này, như tiêu đề cho thấy, đều đang sống và chết, hoặc có lẽ không sống cũng không chết. Cô ấy không thuộc về thế giới của người sống, nhưng cô bị mắc kẹt ở đó, như là một con người cô đơn và đầy bâ�t hạnh. Kadambini đã tự hỏi mình về tình trạng hiện thời của mình- bề ngoài của một con ma- trong khi ở nhà người bạn thời thơ ấu của cô: “ Nhưng người trong gia đình đã la hét khi họ nhìn thấy cô ấy, cầu xin cô không mang lại bất hạnh cho gia đình và dòng tộc họ, đừng giết chết con trai duy nhất của họ. Kadambini cuối cùng đã gieo mình xuống cái ao , và chỉ có cái chết - lần này là vĩnh viễn- mới có thể chứng minh với mọi người cô không phải là một hồn ma. Thật đáng thương cho Kadambini! Cô không chết nhưng lại không thực sự sống vì mọi người trong gia đình đều nghĩ cô chết r ồi, thậm chí họ còn vui mừng thoát khỏi sự hiện diện của cô trong gia đình vì họ coi cô như một gánh nặng. Who am I to you? Am I of this world? You are all laughing, crying, loving, each of you engaged in your own business, and I am only watching like a shadow. I don't understand why God has left me in the midst of you and your worldly activities. You are afraid of my presence, lest I bring misfortun into the joys of your daily lives. I, too, cannot understand what relation I have with any of you. But since God did not create another place for us to go, we must keep hovering about you, even after the vital links are severed.”( Ta là ai giữa cuộc đời này? Có phải ta đang tồn tại ở thế giới này? Mọi người đều có niềm vui, nỗi buồn, những yêu thương của riêng mình, còn ta chỉ được xem như một cái bóng. Ta không hiểu tại sao Thiên Chúa đã để lại ta ở giữa trần gian này. Mọi người e sợ sự hiện diện của ta, vì sợ ta mang đến bất hạnh, lấy đi những niềm vui trong cuộc sống hàng ngày của họ. Còn ta, ta cũng không thể hiểu những liên hệ ràng buộc giữa ta và mọi người là như thế nào nữa. Đức Chúa Trời không tạo ra một nơi khác để chúng tôi đi đến, chúng tôi buộc phải lơ lửng giữa cuộc đời này, ngay cả sau khi không còn mối dây liên hệ nào với chốn nhân gian) ( người viết dịch) Góa phụ, giống như hồn ma, vẫn lảng vảng trong những gia đình xung quanh , mặc dù họ không còn một mối liên hệ hay ràng buộc nào (vì mọi người cho rằng họ đã chết). Giống như một hồn ma, họ không được phép tham gia vào bất cứ cái gì trong đời sống gia đình vì người ta sợ hồn ma đem đến cho họ những bất hạnh. Khi Kadambini bị xem là một con ma, và điều đó được hiểu giống như là một linh hồn bị lìa khỏi thể xác. Thông thường, một người chết đi, linh hồn của họ sẽ lìa khỏi xác, lảng vảng ở chốn nhân gian trước khi họ được tái sinh hoặc trở về với tổ tiên. Trong giai đoạn chuyển tiếp này, linh hồn đó vẫn còn nhớ cuộc sống trước kia trên nhân gian, vẫn mong mỏi được sự quan tâm của những người thương yêu cho đến khi những nghi thức tang lễ chính thức được cử hành để linh hồn được siêu thoát. Nhân vật “góa phụ” cũng ở trong trạng thái chuyển tiếp tương tự giữa sự sống và cái chết, nhưng trong một thời gian vô hạn định kéo dài . Khi Kadambini quay về nhà chồng, cô nhìn thấy anh trai của chồng mình đang cầu siêu để linh hồn Kadambini siêu thoát. Tagore cho rằng cảnh góa bụa là bằng chứng chân thực về một xã hội bất công, không thể giải phóng người phụ nữ thoát khỏi tình cảnh góa bụa với những quan niệm cổ hủ, lạc hậu. Vì vậy, cuối cùng Kadambini đã tự giết chết mình, hành động duy nhất có thể giải thoát cô ấy khỏi tình trạng khủng khiếp, không rõ ràng của mình, như là một bóng ma vậy. Góa phụ trong những câu chuyện này bị mắc kẹt giữa sự sống và cái chết mà không sao thoát ra được bởi những ràng buộc không thể cắt đứt- cả với người chồng đã chết và một cuộc sống không có chút dư vị. Bằng ngòi bút bậc thầy, R.Tagore đã xây dựng thành công hình ảnh những góa phụ trẻ tuổi với cuộc sống đầy bất hạnh. Ông đã khoác lên nhân vật của mình chiếc áo huyền thoại, lung linh kì ảo khiến người đọc đắm chìm trong một thế giới vừa thực vừa ảo. Những góa phụ trong truyện ngắn của ông không có được cuộc sống hạnh phúc. Họ sống như những bóng ma, lầm lũi và bị mọi người xa lánh. Trong gia đình truyền thống Ấn Độ, con trai được coi trọng hơn con gái. Những người con gái thường tạo thành một cộng đồng nữ giới trong nội bộ từng gia đình và họ sống trong một thứ “hạ- văn hóa” (suos- culture) truyền thống của phụ nữ. Và họ tồn tại được là nhờ sự khơi gợi tình thương ở mọi người chứ không phải do người ta tôn trọng nhân phẩm và danh dự của họ.Với bút pháp huyền thoại, hiện thực và huyền ảo đã đan xen vào nhau mang đến cho các tác phẩm sức hấp dẫn riêng. Hiện tại, quá khứ với những cảnh đời, những số phận éo le đều hiện về trong cùng khoảnh khắc. Sức khái quát và ý nghĩa phê phán xã hội của tác phẩm, nhờ đó trở nên sâu sắc hơn. * Người phụ nữ với khát vọng kiếm tìm tình yêu Tính chất huyền thoại của nhân vật R.Tagore thường không theo một mô típ nhân vật huyền thoại cố định nào trong văn học dân gian Ấn Độ. Nếu ở những truyện ngắn đã trình bày, người phụ nữ xuất hiện như những bóng ma không ngừng ám ảnh độc giả thì ở những truyện ngắn khác, họ được xây dựng như một biểu tượng của khát vọng tìm kiếm tình yêu, hạnh phúc. Nàng công chúa Bibi Xahep trong Ảo ảnh tan vỡ sẵn sàng từ bỏ đẳng cấp, từ bỏ tôn giáo để đi theo tiếng gọi của con tim mình. Gần cả cuộc đời lần theo bước chân thần tượng, những tưởng cô sẽ có một kết thúc có hậu. Vậy nhưng, khát vọng của cô đổ vỡ khi đối diện với thực tế: người cô yêu- Kesaclan dũng mãnh ngày xưa ngồi đấy, bẩn thỉu và lôi thôi cùng bầy con nheo nhóc. Câu chuyện của cuộc đời mình đã được B ibi Xahep kể lại với nhân vật “tôi” trong một không gian huyền bí được bao bọc bởi những màn sương mù dày đặc dưới dãy núi Himalaya. Ngay từ lúc mở đầu câu chuyện, sự xuất hiện của Bibi Xaep đã là một sự kì bí. Nhân vật “tôi” bỗng nhiên “có cảm giác nghe thấy một âm thanh mơ hồ như tiếng khóc của người đàn bà…giữa khung cảnh mờ mịt mênh mông này, tôi tưởng như đó là tiếng than vãn thật sự của cái thế giới đã bị xóa nhòa”(48.277). Trong câu chuyện của Bibi Xahep, có những tình tiết mà nhân vật “tôi” cũng không thể tin là có thật giữa cuộc đời này. Một người con gái thuộc đẳng cấp cao đã sẵn sàng bỏ tất cả mọi thứ để ngày này sang ngày khác tìm kiếm người mình yêu. Và rồi khi gặp lại thần tượng của mình, cô thất vọng và thấy rằng những gì mình tìm kiếm bấy lâu nay chỉ là ảo ảnh, trong thực tế không hề tồn tại “ tôi nghĩ là tôi nghĩ về tôi, về cái ảo ảnh khó hiểu đã ám ảnh tôi, theo đuổi tôi trong suốt bao nhiêu năm trời đằng đẵng kia. Làm sao tôi có thể biết được, làm sao tôi có thể ngờ được rằng, cái tinh thần của đạo Balamon đã chinh phục trái tim người phụ nữ của tôi giữa lúc trái tim ấy xòe mở chỉ là một thứ tập quán, một thói quen mù quáng mà thôi?..Hỡi ôi, hỡi chàng Balamon, chàng đã có thể dễ dàng vứt bỏ toàn bộ những nề nếp tín ngưỡng hàng ngày để tiếp nhận những cách sống khác, nhưng còn tôi, làm sao tôi có thể thay thế được cuộc sống, tuổi trẻ mà tôi đã mất, đã phung phí…?”(48. 293) Trong truyện ngắn này, sự gặp gỡ của nhân vật “tôi” với Bibi Xahep cũng không khác với những câu chuyện về sự gặp gỡ giữa người và hồn ma. R.Tagore đã đặt cái siêu nhiên, huyền bí vào trong câu chuyện khiến cho câu chuyện ấy có sức lôi cuốn, hấp dẫn đặc biệt. Câu chuyện của Bibi Xahep như một giấc mơ cổ tích mà kết thúc không hề có hậu. Những tình tiết trong câu chuyện có th ể là thật, cũng có thể là không. Còn sự tồn tại của người nữ tu này thì sao? Bà xuất hiện trong làn sương mù dày đặc và cũng biến mất trong làn sương ấy khiến cho nhân vật “tôi” và cả độc giả không khỏi ngỡ ngàng, nghi ngờ. Bà là người hay là ma, thật khó để mà xác định được. Còn bản thân nhân vật “tôi” thì cho rằng đây chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng, sinh ra từ sự hòa trộn sương mù và khói thuốc lá và những tình tiết, những nhân vật trong câu chuyện chỉ là hoang tưởng. Chính nhờ sự hư cấu, hoang tưởng, sự hòa quyện giữa hiện thực và huyền ảo mà cách thể hiện của nhân vật trong truyện ngắn Tagore đa dạng hơn, có chiều sâu hơn, dù mang tầm vóc tư tưởng lớn vẫn không hề khô khan. Dường như ở những nhân vật này, thực tế đối với họ càng khắc nghiệt bao nhiêu, khát vọng càng bùng cháy mãnh liệt bấy nhiều. Hình ảnh trung tâm được tác giả xây dựng là người phụ nữ với giấc mơ tình yêu. Mơ ước vỡ tan khi va chạm với thực tế, cuộc đời họ lâm vào bi kịch. Số phận của người phụ nữ từ đầu đến cuối những câu chuyện vẫn chưa có lời giải đáp. Những kết thúc lơ lửng, tuy không có hậu nhưng lại gửi gắm niềm tin bất diệt vào con người: xã hội có thể vùi dập con người chứ không bao giờ giết chết được ước mơ và khát khao của họ. “Những bậc bến tắm bên sông” là một bằng chứng sinh động cho niềm tin này. Nhân vật đóng vai trò người kể chuyện về cuộc đời cô gái nghèo Kuxum ở đây được xây dựng trên thi pháp truyện cổ tích. Mọi vật, thực thể, cây cỏ, chim muông đều có thể trò chuyện, giao tiếp với con người. Nhân vật được bao bọc trong một thế giới kì ảo với muôn ngàn tiếng thì thầm bí ẩn của cuộc đời. Những bậc đá trần trụi ở bến sông, trong cái nhìn của R.Tagore như cũng có linh hồn, biết thổn thức đau thương trước cuộc đời oan trái của một người con gái. Những bậc đá ở bến tắm là “người” được chứng kiến bi kịch của Kuxum từ đầu đến cuối đang kể lại cho mọi người nghe tấn bi kịch này với giọng điệu tâm tình đầy thương cảm. Kuxum, một người con gái nghèo đã bị tín ngưỡng tôn giáo mù quáng cướp mất người chồng thân yêu, cướp luôn cả cuộc đời mình. Cô trở thành góa phụ khi mới tám tuổi. Trở về ngôi nhà cũ bên sông Hằng, nàng sống cuộc sống lặng lẽ của người đàn bà góa bụa. Cuộc đời tương như yên ả bỗng nổi sóng khi một khất sư đến ngôi làng.Nhiều thắc mắc được đặt ra liệu vị ẩn sĩ đó có phải là người chồng của Kuxum hay không. Danh tính của người chồng đã bỏ đi vẫn còn bỏ ngỏ cho đến cuối truyện. Không một ai biết anh ta còn sống hay đã chết. Riêng đối với Kuxum, sự xuất hiện của vị ẩn sĩ đã khiến trái tim cô được hồi sinh. Cô yêu vị ẩn sĩ tha thiết nhưng tình yêu ấy chỉ là vô vọng, không được đáp đền. Vị ẩn sĩ ra đi mang theo cả tình yêu và niềm hy vọng cuối cùng của Kuxum. Cuối cùng, cô đã nhảy xuống dòng sông Hằng để kết thúc cuộc sống cô đơn, bất hạnh của mình. “Trăng lặn, đêm lúc này tối đen. Tôi nghe có một vật gì rơi bõm xuống nước. Gió gào thét trong đêm tối như muốn thổi đi hết mọi vì sao trên trời”(lời của những bậc bến tắm). Tiếng gió gào thét tượng trưng cho nỗi đau tan nát, tuyệt vọng không bờ bến của Kuxum. Những bậc đá vốn vô tri vô giác cũng phải mủi lòng. Những bóng đen của những thế lực tôn giáo thì vẫn vô cảm, nhẫn tâm cướp hết hạnh phúc, cuộc đời của một cô gái nghèo. Câu chuyện nhuốm màu sắc cổ tích này đã gián tiếp, kín đáo hé mở lòng nhân đạo cao cả, sự tố cáo của ngòi bút R.Tagore đối với tôn giáo mù quáng ở Ấn Độ. Tagore không trực tiếp bày tỏ thái độ của mình bằng những lời bình như ta thường gặp trong những truyện ngắn đậm chất trữ tình. Thay vào đó là sáng tạo ra một hình tượng nhân vật kể chuyện được huyền tho ại hóa- những bậc đá. Chiều sâu nhân văn của tác phẩm, vì vậy, được kết tinh trước hết ở hình tượng nhân vật người kể chuyện mang màu sắc huyền thoại này. Trong truyện ngắn của R.Tagore, không ít lần ông đặt ra vấn đề hạnh phúc cho người phụ nữ góa chồng. Cuộc đấu tranh tìm kiếm hạnh phúc diễn ra âm thầm nhưng không kém phần quyết liệt giữa những tư tưởng mới và cũ đối lập nhau, nhiều khi diễn ra trong tâm trạng của một con người. Lúc người phụ nữ trong Giải thoát chất hoa và nến che khuất cả bức tượng cũng là khi chi hoàn toàn đánh mất tự do và hạnh phúc. Bên ngoài những thanh âm cuộc sống mời gọi, quyến rũ chị. Chị khao khát hòa mình vào cuộc sống nhưng chị cố nén lòng vì chị không thể xa rời bức tượng yêu quý một phút giây nào. “Bức tượng” tượng trưng cho sự níu kéo quá khứ, của cái đã mất. Tiếng bọn trẻ và người đi chợ tương trưng cho cuộc sống hiện tại. Cuộc đấu tranh xung đột giữa hiện tại- quá khứ diễn ra quyết liệt trong bản thân người đàn bà góa. Dòng người tràn qua, cuốn trôi bức tượng- sự sống chiến thắng cái đã mất, cái xưa cũ hòa vào cái hiện tại, trong sự sống, chị tìm được quá khứ. Theo tiếng gọi cuộc sống, góa phụ bước qua “luống hoa”, nhập vào đoàn người đi trẩy hội. “Luống hoa” nâng lên thành hình tượng nghệ thuật. Bên này và bên kia của luống hoa, khoảng cách nhỏ bé nhưng xa vời vợi. Nó tượng trưng cho những định kiến xã hội và những quy định nghiệt ngã tồn tại trong nếp sống người Ấn. Đời sống người phụ nữ Ấn bị quy định bởi những công thức bất di bất dịch làm xơ cứng tâm hồn, thủ tiêu ý chí đấu tranh, chính vì vậy mà họ chấp nhận thiệt thòi như sự an bài của số mệnh. Nhân vật Lolita- người phụ nữ bất trị trong Gora cũng đã từng hỏi Sucharita rằng có phải vì sinh ra là nữ mà ta đành phải để cho tâm hồn mình mòn mỏi đi giữa bốn bức tường hay không. Bước qua “luống hoa”, người phụ nữ “giải thoát” mình. Bởi theo R.Tagore, niềm vui hòa nhập với cuộc sống là bản chất của hạnh phúc. Đoạn tuyệt với quá khứ đau buồn, góa phụ trong Giải thoát mới chạm chân đến ngưỡng cửa hạnh phúc. Và chỉ khi nào cánh cửa ấy mở ra bằng cuộc hôn nhân mới, họ mới tìm thấy nó trọn vẹn, giống như góa phụ Kuxum trong Từ con. Vấn đề tái giá của góa phụ được R.Tagore đặt ra trong Người láng giềng xinh đẹp. Nhân vật nữ trong truyện ẩn mình, cô chỉ hiện lên qua ánh mắt ngưỡng mộ của nhân vật “tôi” và qua những cuộc tranh luận giữa nhân vật “tôi” và Nabin. Nabin đại diện cho luồng tư tưởng cũ, theo anh, người phụ nữ góa chồng phả ở vậy để giữ vẻ đẹp thiêng liêng, lòng thủy chung. Ở góa suốt đời mang một ý nghĩa thanh khiết, êm đềm, dịu dàng vô hạn, một vẻ đẹp thanh bình. Như vậy, dưới con mắt của Nabin, cuộc đời góa phụ đẹp- vẻ đẹp thanh cao đầy chất thơ. Anh ta đã thi bị hóa cuộc sống góa bụa mà quên mất rằng họ cũng là con người, trong con người ấy có một trái tim nhạy cảm, đạp dồn vì đau khổ và khao khát. Nhân vật “tôi” dễ dàng giúp Nabin nhận ra điều đó và anh cầu hôn góa phụ. Không biết tương lai của góa phụ ra sao nhưng rõ ràng khi nhận lời cầu hôn của Nabin, chị đã tìm cho mình một hướng đi, một lối thoát. Như vậy, chị đã vươn đến hạnh phúc vì chị dám sống, dám đấu tranh vì hạnh phúc bản thân. Tuy nhiên, đằng sau kết thúc này là cả sự trăn trở: thay đổi quan niệm của một người đã khó, thay đổi quan niệm của toàn xã hội lại càng khó hơn, nhất là khi tư tưởng ấy đã ăn sâu, bám rễ vào tư tưởng xã hội từ ngàn đời nay. Chính vì vậy mà những kết thúc có hậu trong truyện ngắn của R. Tagore chỉ là những giấc mơ riêng. Những nhân vật nữ trong đề tài hình như chỉ có một cái tên chung: người phụ nữ góa. Sở dĩ họ không có tên riêng vì bản thân họ bị xã hội lãng quên, đồng thời họ có nỗi khổ chung, “lời bạc mệnh chung”- chôn vùi tuổi xuân dưới định kiến và quy định nghiệt ngã của đẳng cấp, của xã hội. • Những người mẹ Có thể nói nhân vật nữ chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong truyện ngắn của R. Tagore. Nhân vật nữ có mặt hầu hết trong các tác phẩm của ông. Ngay khi không là nhân vật chính của tác phẩm, họ vẫn là nhân vật trung tâm, tỏa sáng những giá trị nhân văn trong thông điệp thẩm mỹ của nhà văn. Khi nói đến bản chất con người, Jung có bàn đến một khái niệm là tính nữ. Tính nữ có nguồn gốc từ nữ giới, nó hiện thân cho một phương diện của vô thức gọi là anima (là hiện thân của tất cả của những khuynh hướng tâm lý nữ tính của tâm hồn con người), ví như những tình cảm, những tâm trạng mơ hồ, những trực giác, tính nhạy cảm, năng lực tình yêu cá nhân và cả mối liên hệ với vô thức. Cũng theo Jung, anima có thể tượng trưng về hơi ấm của người mẹ, về một giấc mơ xúi giục con người quay lưng với thực tại. Nhân vật nữ trong truyện ngắn R.Tagore không chỉ là nhân vật mang “thiên tính nữ” mà còn là nhân vật hiện diện đầy đủ phẩm chất của “tính mẫu”. Nghĩa là các nhân vật nữ không dừng lại ở tính mềm mại, tính nhu mì, uyển chuyển của phái nữ mà còn luôn chứa đựng sẵn những thiên chức người mẹ - người mang nặng đẻ đau và chăm bẵm con cái đến hết đời. Nhân vật người mẹ trong truyện ngắn của R.Tagore cũng như trong các sáng tác của các nhà văn châu Á khác, đều bắt nguồn từ nguyên lý tính Mẫu vốn tồn tại phổ biến và giàu bản sắc trong đời

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVVHVHNN020.pdf
Tài liệu liên quan