Luận văn Sách giáo khoa và phương pháp làm việc với sách giáo khoa Ngữ văn 10

Trong bộsách Văn học 10 chú thích từngữ được xếp thành một phần riêng ngay sau phần tác

phẩm; còn ởsách Ngữvăn 10 từngữcần chú thích được ghi ởcuối mỗi trang đểngười đọc dễtheo dõi

khi cần tra cứu từngừkhó. Sách Ngữvăn 10 và Ngữvăn 10 nâng cao khác nhau ởsốlượng từngữcần

chú thích và mức độchi tiết của nội dung được chú thích. Chẳng hạn, ở đoạn trích Chiến thắng Mtao

Mxây: sách Ngữvăn 10 có 26 từ được chú thích, sách Ngữvăn 10 nâng cao có 24 từ. Từ“ché đuê”

trong sách Ngữvăn 10 được giải thích cụthểhơn. Ngữvăn 10: “Ché đuê: ché là đồ đựng (thường đựng rượu) bằng sành, sứ, thân tròn, giữa phình to, miệng loe, có nắp đậy. Người Ê-đê sửdụng nhiều loại ché. Ché đuê thuộc loại ché cao và rất quý”. Sách Ngữvăn 10 nâng cao: “Ché đuê: tên một loại ché của người Ê-đê (ché: vò ủrượu)”. Chi tiết của nội dung được chú thích có thể ởnhững mức độkhác nhau nhưng tránh chú thích cùng một từlại có nội dung ngược nhau. GV và HS có thểtham khảo chú thích ởcảhai bộsách đểhiểu từkhó một cách thấu đáo nhất.

pdf97 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3283 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Sách giáo khoa và phương pháp làm việc với sách giáo khoa Ngữ văn 10, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ăn 10. Sách Ngữ văn 10 nâng cao không có phần này vì đã có Bài tập nâng cao. Số lượng bài tập phần này không nhiều trung bình là hai câu, nhiều nhất là ba câu. Các bài tập của phần Luyện tập khá đa dạng: thuộc lòng một số câu hoặc toàn bộ tác phẩm, có bài phân tích nội dung một đoạn ngắn, lập sơ đồ kết cấu của tác phẩm, sưu tầm, tóm tắt truyện, viết kết thúc khác cho truyện, nêu cảm nhận chung về tác phẩm hoặc nhân vật, so sánh một đoạn thơ với tác phẩm đang học, trình bày ý kiến của cá nhân về một vấn đề của văn học hoặc của đời sống,… Phần lớn những bài tập này nhằm phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập của HS, rèn luyện tư duy tự nghiên cứu, nâng cao năng lực sáng tạo cho HS. GV cần hướng dẫn HS hoàn thành tốt phần Luyện tập và có kế hoạch kiểm tra thường xuyên công việc của HS. Những bài giới thiệu về tác giả Nguyễn Trãi, tác phẩm Truyện Kiều, các đoạn trích trong Truyện Kiều và các bài về văn học sử không có phần Luyện tập.  Tri thức đọc - hiểu: gồm một số khái niệm thể hiện rõ đặc trưng thể loại, ngôn ngữ và những hiểu biết về lịch sử, chính trị, văn hóa cơ bản của các thời kì văn học khác nhau. Trong sách Ngữ văn 10 nâng cao, phần này được đặt ở cuối cùng của bài học. Có nhiều tri thức đọc - hiểu được cung cấp nhằm hình thành và rèn luyện năng lực và phương pháp đọc văn theo thể loại cho HS. Mỗi thời kì, mỗi thể loại những cách tổ chức và xây dựng văn bản nghệ thuật mang tính đặc trưng riêng biệt. Chẳng hạn, muốn đọc - hiểu các văn bản văn học dân gian HS cần phải nắm một số khái niệm như: Sử thi Tây Nguyên, Đặc điểm của sử thi anh hùng, Sử thi Ấn Độ, Truyện cổ tích, Cốt truyện, Truyện cười, Truyện thơ, Ca dao, Sân khấu chèo, … Để đọc - hiểu các văn bản phần văn học trung đại, HS cần chú ý các khái niệm như : Quan niệm của nhà nho về con người, Thể thơ thất ngôn chen lục ngôn, Luật thơ Đường, Cách biểu hiện chủ thể trữ tình trong thơ trung đại, Thơ Hai-cư, Phú, Cáo, Văn biền ngẫu, Bình sử, Văn bia, Tựa, Sử, Truyện kí, Tiểu thuyết chương hồi, Tính cách văn học, Ngâm khúc, Thơ song thất lục bát, Truyện nôm, Độc thoại, Độc thoại nội tâm, Chủ nghĩa nhân đạo… Trong mỗi bài học, HS được cung cấp một số phạm trù như là công cụ để khám phá tác phẩm văn học theo đặc trưng thể loại. Ví dụ: ở bài Phẩm bình nhân vật lịch sử (trích Đại Việt sử kí toàn thư), phần Tri thức đọc hiểu có 2 nội dung: Về tri thức Bình sử, SGK chỉ ra nguồn gốc: “Bình sử là một mục trong các tác phẩm sử thời xưa, khởi đầu từ thới Tống (Trung Quốc) ghi lại sự đánh giá của sử gia đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử”; giới thiệu về Đại Việt sử kí toàn thư soạn giả viết: “Trong Đại Việt sử kí toàn thư, Lê Hưu có 31 lời bình, bàn về các nhân vật lịch sử liên quan đến sự hưng vong của đất nước. Lê Văn Hưu đã gửi gắm tình yêu nước thương dân và lòng tự hào dân tộc vào lời bình của mình. Qua 31 lời bình còn lại, ta thấy rõ khí phách cũng như quan điểm khen chê thẳng thắn của tác giả…”; tính chất của thể văn bình sử “Văn bình sử mang tính chất nghị luận, bộc lộ trực tiếp quan điểm của tác giả. Ngôn ngữ trong văn bình sử ngắn gọn, sắc sảo và đòi hỏi người cầm bút phải có dũng khí”. Về bốn sự kiện lịch sử trong bài học là: về Trưng Vương “Hai Bà Trưng nổi dậy đánh đuổi Tô Định, lấy được 65 thành ở Lĩnh Nam, tự lập làm vua năm 40”; về Tiền Ngô Vương “Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, bắt sống Lưu Hoằng Thao, mở ra một kỉ nguyên độc lập cho dân tộc năm 938”; về Đinh Tiên Hoàng “Đinh Bộ Lĩnh dẹp yên mười hai sứ quân, năm 986 lên ngôi hoàng đế, thiết lập triều đình mới”; về việc ban thưởng “Năm 1129, tháng 2, Nguyễn Lộc dâng hươu trắng, được thăng chức Đại liêu ban; tháng 3, Nguyễn Tử Khắc dâng hươu trắng, được phong tước Minh tự, vì Lí thần Tông cho đó là điềm lành của đất nước”. Các bài về tác gia không có phần Tri thức đọc hiểu. Tri thức đọc - hiểu như những tư liệu tham khảo hữu ích giúp GV và HS nắm vững hơn hiểu sâu hơn các văn bản đọc hiểu theo từng loại thể. Trước khi soạn giảng GV cần nghiên cứu và tận dụng những tri thức này mới có thể đi đúng hướng và khai thác được sâu sắc ý nghĩa của văn bản. Trong quá trình giảng dạy, GV phải hướng dẫn HS đọc, tự nghiên cứu Tri thức đọc - hiểu coi đây như một hệ thống công cụ đọc - hiểu cần phải trang bị cho HS. Do đối tượng học khác nhau nên cấu trúc và cách biên soạn của hai bộ sách Ngữ văn 10 và Ngữ văn 10 nâng cao có khác nhau. Trong mỗi bộ sách, do tính chất các bài học khác nhau, nên nhìn chung mô hình và cấu trúc cũng khác nhau. Cấu trúc bài học đọc văn trong sách Ngữ văn 10 và Ngữ văn 10 nâng cao đã có những bước cải tiến đáng kể, khắc phục được những hạn chế của cấu trúc bài giảng văn trong sách Văn học 10. Cấu trúc bài đọc văn trong SGK mới đã tạo điều kiện để HS được làm việc, phát huy tính tích cực, chủ động ttrong học tập, đồng thời giúp HS tự kiểm tra đánh giá kết quả làm việc của mình. Có thể tóm tắt cấu trúc bài đọc văn như sau: Sách Ngữ văn 10 Sách Ngữ văn 10 nâng cao  Tên văn bản, tên tác giả  Kết quả cần đạt  Ảnh tác giả  Tiểu dẫn  Văn bản  Hướng dẫn học bài  Ghi nhớ  Luyện tập  Tên văn bản, tên tác giả  Kết quả cần đạt  Ảnh tác giả  Tiểu dẫn  Văn bản  Hướng dẫn học bài, bài tập nâng cao  Tri thức đọc - hiểu 2.3.2. Cấu trúc bài học Tiếng Việt và Làm văn Bài học Tiếng Việt và Làm văn có hai loại: bài học lí thuyết và bài học thực hành. Dù lí thuyết hay thực hành thì bài học đều có nội dung cho HS luyện tập, qua luyện tập để củng cố lí thuyết vừa học. Cấu trúc bài học lí thuyết và bài học thực hành của hai phân môn Tiếng Việt và Làm văn có nhiều phần tương đồng nhau. Cấu trúc này cũng tương tự nhau giữa hai bộ sách Ngữ văn 10 và Ngữ văn 10 nâng cao. 2.3.2.1. Bài học về lí thuyết Cấu trúc bài học lí thuyết Tiếng Việt và Làm văn trong hai bộ sách Ngữ văn 10 và Ngữ văn 10 nâng cao thường theo các mục sau :  Tên bài học: tên bài học Tiếng Việt và Làm văn hàm chứa nội dung toàn bài. Bài học lí thuyết là loại bài hình thành kiến thức và kỹ năng mới. Nội dung của những bài này chưa được dạy hoặc chưa được đề cập một cách trực tiếp trong chương trình Ngữ văn ở THCS.  Kết quả cần đạt: nêu những yêu cầu HS cần đạt được về kiến thức và kĩ năng qua bài học. Giống như mục Kết quả cần đạt trong cấu trúc bài đọc văn, Kết quả cần đạt trong cấu trúc bài học lí thuyết Tiếng Việt và Làm văn được viết ngắn gọn, trình bày dưới hình thức đóng khung. Nội dung của mục này thường đề cập đến hai yêu cầu mà HS phải đạt được sau mỗi bài học. Ví dụ 1, Kết quả cần đạt cho bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (môn Tiếng Việt, sách Ngữ văn 10): về kiến thức “Nắm được các khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt, phong cách ngôn ngữ sinh hoạt với những đặc trưng cơ bản của nó”; về kỹ năng “Nâng cao kỹ năng phân tích và sử dụng ngôn ngữ theo phong cách ngôn ngữ sinh hoạt”. Ví dụ 2, bài Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu (môn Làm văn, sách Ngữ văn 10 nâng cao), nội dung Kết quả cần đạt bao gồm hai ý chính: “Hiểu được vai trò và tác dụng của sự việc, chi tiết tiêu biểu trong một văn bản” và “Biết chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu để thể hiện thái độ và tình cảm khi viết”. Kết quả cần đạt mang tính bắt buộc, GV và HS trước khi chuẩn bị soạn bài cần phải đọc kĩ, hướng mọi hoạt động học tập vào Kết quả cần đạt.  Nội dung bài học: trình bày một cách ngắn gọn nội dung lí thuyết của bài học. Mục tiêu của phần Tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn 10 là nhằm hình thành một số kiến thức về ngôn ngữ nói chung và tiếng Việt nói riêng trên cơ sở những kiến thức đã có ở THCS. Nâng cao kỹ năng sử dụng tiếng Việt khi nói, khi viết và năng lực phân tích, lĩnh hội văn bản khi nghe, khi đọc. Bồi dưỡng tình cảm yêu quý tiếng Việt, thái độ tôn trọng và ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Nguyên tắc mục tiêu của phần Làm văn trong chương trình Ngữ văn 10 là giúp HS biết nhận diện các kiểu văn bản, biết phân tích và đánh giá các văn bản theo đặc trưng, biết tạo ra các văn bản thông dụng đã học. Với những mục tiêu trên, bài học lí thuyết Tiếng Việt và Làm văn trong hai bộ sách Ngữ văn 10 và Ngữ văn 10 nâng cao được lựa chọn, trình bày không phải dưới hình thức có sẵn mà HS phải được làm việc, hoạt động học tập và tự rút ra kiến thức. Cùng một nội dung bài học nhưng cách khai thác vấn đề giữa sách Ngữ văn 10 và Ngữ văn 10 nâng cao tương đối khác nhau. Chẳng hạn, bài Trình bày một vấn đề, SGK Ngữ văn 10, gợi ý cách trình bày một vấn đề bằng hệ thống câu hỏi sau: bắt đầu trình bày “Bước lên diễn đàn như thế nào ? Có nên vội vàng, hấp tấp trình bày ngay không ?”, “Chào cử tọa và tự giới thiệu (nếu cần) bằng những lời lẽ và cử chỉ nào ?”; trình bày nội dung chính “Bắt đầu nội dung thứ nhất như thế nào ?”, “Làm thế nào để chuyển ý từ nội dung này sang nội dung khác ?”, “Người nghe có phản ứng như thế nào ? Cần điều chỉnh nội dung, cách nói và tư thế, điệu bộ của mình ra sao ?”; kết thúc “Tóm tắt, nhấn mạnh một số ý”, “Cám ơn người nghe”. Sách Ngữ văn 10 nâng cao, đưa ra các bước cần chuẩn bị để trình bày một vấn đề với ba nội dung: xác định đề tài và đối tượng, xác định nội dung cơ bản và phạm vi tư liệu, lập đề cương cho bài phát biểu, trình bày. Hai nội dung đầu được khai thác bằng các câu hỏi. Nội dung thứ ba là những chỉ dẫn về đề cương một bài phát biểu. Đề cương bài phát biểu thường gồm ba phần : mở đầu “nêu vấn đề”; nội dung cơ bản “Lần lượt trình bày những nội dung chính theo một thứ tự hợp lí. Khi trình bày, kết hợp một cách hài hòa giữa dẫn chứng và lí lẽ, tư liệu và phương tiện,…”; kết thúc “Tóm tắt các nội dung đã trình bày; khẳng định ý nghĩa, vai trò và tác dụng của vấn đề vừa trình bày; gợi ra cho người nghe những suy nghĩ và hành động thiết thực. Nhìn chung, ở bài học này sách Ngữ văn 10 chú ý đến hình thức trình bày còn sách Ngữ văn 10 nâng cao đề cập nhiều tới nội dung trình bày. Cùng một bài học mỗi bộ sách khai thác ở các góc độ khác nhau, để làm phong phú cho bài giảng, GV dạy chương trình chuẩn cần tham khảo thêm chương trình nâng cao và ngược lại.  Ghi nhớ: nêu lên nội dung chính mà HS phải ghi nhớ Phần này được viết ngắn gọn, thâu tóm toàn bộ nội dung bài học. Ví dụ 1, bài Khái quát lịch sử tiếng Việt, phần Ghi nhớ rất cô đọng đó là kiến thức cơ bản nhất mà mỗi HS phải nắm được “Lịch sử tiếng Việt gắn bó với lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam. Tiếng Việt thuộc họ ngôn ngữ Nam Á, dòng Môn - Khmer và có quan hệ gần gũi với tiếng Mường. Qua hàng ngàn năm phát triển, tiếng Việt ngày nay trở nên phong phú, tinh tế, uyển chuyển, có đầy đủ khả năng đảm đương vai trò ngôn ngữ quốc gia trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Ví dụ 2, bài Lập dàn ý bài văn nghị luận, mục Ghi nhớ có hai ý: “Muốn lập dàn ý bài văn nghị luận, cần nắm chắc yêu cầu của đề bài để tìm hệ thống luận điểm, luận cứ rồi sắp xếp, triển khai chúng theo thứ tự hợp lí, có trọng tâm”, “Dàn ý bài văn nghị luận gồm ba phần: mở bài (giới thiệu và định hướng triển khai vấn đề), thân bài (triển khai lần lượt các luận điểm, luận cứ) và kết bài (nhấn mạnh hoặc mở rộng vấn đề). Sau mỗi bài học, GV hướng dẫn HS tự rút ra kết luận. Việc làm này không chỉ giúp HS biết cách đúc kết kiến thức bài học, nhớ bài học một cách dễ dàng mà còn rèn luyện cho các em tính tự giác, chủ động trong học tập, Cấu trúc bài học lí thuyết Tiếng Việt và Làm văn trong sách Ngữ văn 10 nâng cao không có mục Ghi nhớ. Mặc dù vậy, sau mỗi bài học GV nên nhấn mạnh những vấn đề chính mà bài học nêu lên.  Luyện tập: nêu câu hỏi và bài tập nhằm củng cố, khắc sâu các nội dung lí thuyết vừa học. Đây là phần cuối trong cấu trúc bài học lí thuyết Tiếng Việt và Làm văn. Số lượng bài tập củng cố bài học lí thuyết Tiếng Việt trong Ngữ văn 10 và Ngữ văn 10 nâng cao trung bình là ba bài. Tuy nhiên, số lượng đó ở một số bài đôi khi không đồng đều ở hai bộ sách: bài phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, sách Ngữ văn 10 nâng cao 6 bài, sách Ngữ văn 10 chỉ 4 bài; bài Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt, phần luyện tập trong sách Ngữ văn 10 có 5 bài, sách Ngữ văn 10 nâng cao có 3 bài; bài Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, sách Ngữ văn 10 nâng cao có 6 bài còn sách Ngữ văn 10 có 4 bài. Cùng một nội dung bài học nhưng yêu cầu cho phần Luyện tập ở hai bộ sách có những điểm khác nhau. Ví dụ: bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, ở sách Ngữ văn 10 là các bài tập yêu cầu chỉ ra dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, riêng sách Ngữ văn 10 nâng cao ngoài các bài tập về cách sử dụng phương tiện ngôn ngữ sinh hoạt còn có bài tập liên hệ với đời sống hay với phân môn Làm văn (câu 3: Thử ghi lại cuộc trò chuyện thân mật giữa anh (chị) với một nhóm bạn bè cùng lớp trong giờ nghỉ giải lao. Hãy chỉ ra những cách sử dụng phương tiện ngôn ngữ của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt được thể hiện trong văn bản vừa ghi. Câu 4: Khi làm bài văn nghị luận, anh (chị) có nên tuân theo cách sử dụng phương tiện ngôn ngữ của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt không ? Vì sao ?). Chương trình Ngữ văn 10, phần Làm văn tập trung ôn và luyện tập lại các kiểu văn bản đã học ở THCS. Học kì I chủ yếu là ôn tập ba kiểu văn bản tự sự, miêu tả và biểu cảm. Học kì hai luyện tập hai kiểu văn bản thuyết minh và nghị luận. Trong bài học lí thuyết Làm văn, phần Luyện tập trung bình có ba bài tập. Nội dung Luyện tập tập trung vào các yêu cầu về thực hành nhận diện, phân tích, lí giải, đánh giá và tạo lập. Chẳng hạn, sách Ngữ văn 10 nâng cao, bài Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh, phần Luyện tập có hai bài tập: đọc và chỉ ra hình thức kết cấu của các văn bản Lịch sử vấn đề bảo vệ môi trường, Thành cổ Hà Nội, Học thuyết nhân ái của nhà nho; phân tích kết cấu của phần Tri thức đọc hiểu về thể loại Phú. Cùng một bài học nhưng số lượng và yêu cầu phần Luyện tập là khác nhau giữa hai bộ sách. Ví dụ, bài Tóm tắt văn bản thuyết minh, sách Ngữ văn 10 có hai bài tập. Bài 1: yêu cầu đọc phần Tiểu dẫn bài Thơ hai - cư của Ba - sô và xác định đối tượng thuyết minh của văn bản, tìm bố cục của văn bản, viết đoạn tóm tắt thuyết minh về thơ hai - cư. Bài 2: HS đọc văn bản Đền Ngọc Sơn và hồn thơ Hà Nội và thực hiện các yêu cầu văn bản đó thuyết minh vấn đề gì, đối tượng và nội dung thuyết minh của văn bản này có gì khác văn bản ở bài 1, viết tóm tắt giới thiệu cảnh Tháp Bút, Đài Nghiên. Cùng bài Tóm tắt văn bản thuyết minh, so với sách Ngữ văn 10 thì bài tập trong sách Ngữ văn 10 nâng cao đa dạng hơn. Ngoài bài tập yêu cầu HS tóm tắt văn bản còn có bài tập tìm câu thể hiện rõ ý chính của bài, diễn đạt ý chính thành văn bản, kiểm tra văn bản tóm tắt có phản ánh chính xác nội dung chủ yếu của nguyên bản không. Phần Luyện tập giúp HS nhớ được lí thuyết bài học nhiều hơn, nhanh hơn và lâu hơn. Do đó, GV nên hướng dẫn, khuyến khích HS làm tốt phần Luyện tập, ở mỗi bài GV phải biết dành thời gian hợp lí cho phần Luyện tập. 2.3.2.2. Bài học về thực hành Mục đích của tiết học thực hành là nêu nhiệm vụ và yêu câu học tập để HS thực hành. Tổ chức cho HS làm bài, phân tích, khám phá, phát hiện những nội dung mới mẻ, các cách hiểu, cách tìm ra kết quả, rút ra kết luận. Tổ chức cho HS trao đổi các kết quả thực hành. Làm văn và Tiếng Việt là những hợp phần cùng với Văn học tạo nên một bộ môn thống nhất là Ngữ văn. Nhìn chung, cấu trúc bài học về thực hành Tiếng Việt và Làm văn thống nhất với các hợp phần khác, nghĩa là gồm các phần sau:  Tên bài học: tên bài học thực hành gắn với những kỹ năng mà HS cần đạt được ở bài học lí thuyết. Chẳng hạn, phân môn Tiếng Việt có các bài: Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ, Thực hành các phép tu từ: phép điệp và phép đối, Luyện tập về nghĩa của từ, Luyện tập về biện pháp tu từ,… Làm văn có các bài thực hành: Luyện tập viết đoạn văn tự sự, Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh, Luyện tập viết đoạn văn nghị luận, Luyện tập vận dụng các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh,…  Kết quả cần đạt: cũng như bài học lí thuyết, bài học về thực hành Tiếng Việt và Làm văn cũng nêu những yêu cầu HS cần đạt được về kiến thức và kỹ năng qua bài học. Phần Kết quả cần đạt bài Thực hành các phép tu từ: phép điệp và phép đối nêu lên hai yêu cầu: “Nâng cao kiến thức về phép điệp và phép đối” và “Luyện kỹ năng phân tích và kỹ năng sử dụng phép điệp và phép đối”. Bài thực hành Làm văn Luyện tập vận dụng các hình thức kết cấu văn bản thuyết minh nêu hai nội dung Kết quả cần đạt: “Củng cố hiểu biết về một số hình thức kết cấu văn bản thuyết minh; “Biết vận dụng kiến thức đã học để làm văn bản thuyết minh”. Kết quả cần đạt là những tiêu chí để GV và HS định hướng trong quá trình học tập. Cho nên, trước khi soạn giảng hay chuẩn bị bài mới GV và HS cần đọc Kết quả cần đạt để xác định hướng tiếp cận đúng đắn.  Nội dung bài học: bài học thực hành cung cấp cho HS cơ hội thực hành các kỹ năng mới hay ôn luyện lại các kiến thức hoặc kỹ năng đã được chỉ dẫn. Bài học thực hành không cung cấp những kiến thức có sẵn mà chỉ thiết kế một hệ thống hoạt động cho HS. Qua các hoạt động này, HS phát hiện và chiếm lĩnh các tri thức và kỹ năng cần thiết. Ví dụ, bài Thực hành viết các đoạn văn chứng minh, giải thích, quy nạp, diễn dịch gồm một chuỗi các bài tập: Bài 1. Viết đoạn chứng minh cho các luận điểm: “Biết và hiểu là cần để làm theo, noi theo, nhưng phải biết tưởng tượng mới sáng tạo được cái mới”, “Đam mê học hỏi là niềm đam mê không bao giờ phản bội con người”. Bài 2. Giải thích các luận điểm ở bài tập 1. Bài 3. Viết các đoạn quy nạp về sức sáng tạo của người nông dân Việt Nam; về đóng góp to lớn của các nhà khoa học nông nghiệp Việt Nam; về tài năng trẻ Việt Nam từ các tư liệu SGK cung cấp. Bài 4. Viết đoạn văn diễn dịch về quyền trẻ em; về nhiệm vụ học tập của HS theo luận điểm cho sẵn.  Ghi nhớ: nêu lên nội dung chính mà HS phải ghi nhớ sau mỗi bài học. Ghi nhớ là tiêu chí để GV và HS định hướng trong quá trình tự đánh giá. Đây là phần cuối trong cấu trúc bài học thực hành Tiếng Việt và Làm văn của sách Ngữ văn 10, sách Ngữ văn 10 nâng cao không có mục này. Để dạy tốt bài học thực hành, GV cần làm cho HS hiểu rõ mục tiêu của bài thực hành và hướng hoàn thành nó. Bài thực hành đủ khó để rèn luyện cho HS những kiến thức và kỹ năng cần có, nhưng không quá khó làm cho HS mất hướng thú và không hoàn thành được. Kết thúc bài thực hành, cần dành cho HS xem lại mình đã học được những gì. Tóm lại, SGK Ngữ văn 10 có những thay đổi rất lớn về hình thức cũng như nội dung. Sự thay đổi này phục vụ tích cực cho việc đổi mới phương pháp dạy học. Trước đây, việc tách môn Văn học thành ba phân môn tuy đã mang lại những kinh nghiêm nhất định nhưng cũng đã bộc lộ nhiều nhược điểm, khi ba phân môn Văn hoc, Tiếng Việt và Làm văn được dạy một cách tách bạch với nhau thì đồng nghĩa với việc tách rời việc hình thành cho HS năng lực phân tích, bình giảng và cảm thụ văn học với việc hình thành bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết vốn là hai quá trình gắn bó và hỗ trợ nhau. SGK Ngữ văn 10 chỉ mới được đưa vào sử dụng chính thức trong một thời gian ngắn nên chưa thể thấy hết được những ưu điểm và hạn chế của bộ sách này. Tuy nhiên, viết SGK theo hướng tích hợp đã có những tác động tích cực đến các hướng cải tiến quan trọng như giảm tải, tăng thực hành, gắn với đời sống, đặc biệt phương pháp dạy và học môn Ngữ văn hiện còn nhiều mặt trì trệ phải có những thay đổi cơ bản. Do quan niệm biên soạn SGK Ngữ văn có sự thay đổi nên cấu trúc sách, cấu trúc bài học cũng có những thay đổi. GV cần nắm bắt những thay đổi đó để có hướng điều chỉnh phương pháp tiếp cận với SGK mới một cách phù hợp nhất, đồng thời hướng dẫn HS làm việc với SGK. GV nên yêu cầu HS đọc phần mục lục và phần giới thiệu (Lời nói đầu) trước tiên, đây không phải là một phần của bài học nhưng việc đọc những mục này giúp HS nắm được mục đích và đối tượng của cuốn sách, tạo một thói quen tốt cho HS khi làm việc với sách. GV nên có những hướng dẫn hoặc những yêu cầu, đề nghị với HS khi làm việc với SGK. Ví dụ: cách tổ chức ghi chú, cần chuẩn bị gì trước khi đọc sách, cách tìm những nội dung quan trọng, những gì cần làm khi tiếp cận sách, trả lời những gì câu hỏi hỏi,… Chương 3 PHƯƠNG PHÁP LÀM VIỆC VỚI SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN 10 3.1. Nhận xét chung về chương trình, sách giáo khoa Ngữ văn 10 3.1.1. Những ưu điểm của chương trình, sách giáo khoa Ngữ văn 10 Chương trình và SGK Ngữ văn lớp 10 đã thể hiện tính liên thông với bậc học THCS và giữa các phân môn Văn học, Tiếng Việt và Làm văn, giữa ba phương diện kiến thức, kỹ năng và thái độ. Nhược điểm của chương trình và SGK cũ là nó bị thu gọn trong một lĩnh vực hẹp của môn học, biệt lập khỏi những quan hệ vốn có của nó như quan hệ giữa Văn và Tiếng, giữa Ngữ văn với Làm văn, giữa Ngữ văn bậc THPT với THCS, giữa văn học với cuộc sống thường nhật. Rút kinh nghiệm từ những lần thay sách trước, chương trình và SGK Ngữ văn lớp 10 được xây dựng như một chỉnh thể văn hóa mở. Chương trình này được nhìn xuyên suốt từ Tiểu học cho đến THPT. Các kiến thức trong sách Ngữ văn lớp 10 được xây dựng theo nguyên tắc đồng tâm với kiến thức của SGK Ngữ văn bậc THCS. Kiến thức vừa được nhắc lại, vừa được củng cố và mở rộng nâng cao. Lượng kiến thức đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Ở lớp 10 nội dung kiến thức về tác phẩm và thể loại được đưa vào sâu và rộng hơn. Chẳng hạn, thể loại truyền thuyết ở lớp 6 đã học các truyện: Con Rồng cháu Tiên, Bánh chưng bánh giầy, Thánh Gióng, Sơn Tinh – Thủy Tinh, Sự tích hồ Gươm. Đến lớp 10, HS học Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy. Thể loại cổ tích ở lớp 6 có các truyện Sọ Dừa, Thạch Sanh, Em bé thông minh, Cây bút thần, Ông lão đánh cá và con cá vàng (nước ngoài). Lớp 10 học Tấm Cám, Chử Đồng Tử. Trên cơ sở kiến thức về các thể loại đã học, phần văn học dân gian lớp 10 HS được học thêm một số thể loại mới là Sử thi, Truyện thơ, Chèo. Ngoài những kiến thức cơ bản, các bài học văn học dân gian trong SGK Ngữ văn lớp 10 còn yêu cầu HS phải nhận thức được giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của văn bản, biết cách phân tích, lí giải các chi tiết nghệ thuật trong văn bản. Đặc biệt, SGK Ngữ văn 10 không chỉ cung cấp cho HS Sử thi Tây Nguyên mà còn có Sử thi Ấn Độ, Sử thi Hi Lạp, HS được mở rộng vốn hiểu biết về một thể loại văn học dân gian, có cái nhìn toàn diện hơn về thể loại mới được học này. Ở lớp 8, HS học đoạn đầu Bình Ngô đại cáo với tiêu đề Nước Đại Việt ta, đến lớp 10, HS được học toàn bộ bài Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi. Lớp 9, HS được học tóm tắt Truyện Kiều, các đoạn trích trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. Đây là điều kiện thuận lợi để HS tiếp tục học các đoạn trích khác từ kiệt tác này. Cũng ở lớp 9, HS đã được giới thiệu về Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ với tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương. Lên lớp 10, HS tiếp nhận thêm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (trích Truyền kì mạn lục). Tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô gia văn phái) mà HS đã học ở lớp 9 thuộc thể diễn nghĩa lịch sử, lên lớp 10 HS được học hai trích đoạn trong Tam quốc diễn nghĩa (La Quán Trung) cũng thuộc thể loại này. Ưu điểm của nguyên tắc đồng tâm là HS biết thêm khá nhiều tri thức về thể loại và về chính tác phẩm. Nhưng nguyên tắc này cũng bộc lộ khuyết điểm là hạn chế khả năng tiếp xúc với các văn bản mới. Cũng như vậy, ở phần Làm văn, HS được rèn luyện củng cố lại cách tạo lập các dạng văn bản đã được học ở bậc THCS như: miêu tả, biểu cảm, tự sự, thuyết minh, tự sự và được bổ sung thêm một số kỹ năng mới. Để HS có kỹ năng làm tốt các kiểu văn bản trên, Ngữ văn lớp 10 cung cấp cho HS một số vấn đề mới như liên tưởng, tưởng tượng; quan sát, thể nghiệm cuộc sống; đọc và tích lũy kiến thức; chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu,… Cấu trúc bài học trong SGK Ngữ văn lớp 10 và SGK Ngữ văn THCS gồm những phần chủ yếu: Kết quả cần đạt, Tiểu dẫn, Văn bản, Hướng dẫn học bài, Ghi nhớ, Luyện tập. Cấu trúc bài học môn Ngữ văn được xây dựng thống nhất ở các bậc học sẽ tạo nên thói quen, kỹ năng làm việc với SGK cho HS, các em không cảm thấy hụt hẫng khi tiếp xúc với SGK từ bậc THCS lên THPT. Thống nhất trong cấu trúc bài học tạo được tính nhất quán trong tiến trình một bài giảng của GV. SGK Ngữ văn lớp 10 kế thừa SGK Văn học 10 về nội dung kiến thức và cấu trúc chương trình. Phần Văn trong SGK Ngữ văn lớp 10 vẫn gồm hai bộ phận: Văn học Việt Nam (văn học dân gian và văn học trung đại) và Văn học nước ngoài. Những tác phẩm, tác giả tiểu biểu của nền văn học dân gian, văn học trung đại Việt Nam, văn học nước ngoài đã được tuyển chọn trong chương trình cũ tiếp tục được đưa vào Ngữ văn 10. Chẳng hạn, ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa; Tỏ lòng, Cảnh ngày hè, Đọc Tiểu Thanh kí, Bình Ngô đại cáo, Trao duyên. Tác giả Nguyễn Trãi, Nguyễn Du; Uy-lít- xơ trở về, Ra-ma buộc tội, Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng. Việc kế thừa những ưu điểm của SGK Ngữ v

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVVHPPDH006.pdf