Luận văn Sai lệch xã hội của người tham gia giao thông đường bộ tại thành phố Hà Nội

MỤC LỤC

 

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU VỀ SAI LỆCH XÃ HỘI CỦA NGƯỜI THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 13

1.1. Một số khái niệm cơ bản 13

1.2. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu của đề tài 15

1.3. Quan điểm của Đảng và Nhà nước trong việc phòng chống sai lệch xã hội của người tham gia giao thông đường bộ 20

Chương 2: THỰC TRẠNG SAI LỆCH XÃ HỘI CỦA NGƯỜI THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI 28

2.1. Đặc điểm tự nhiên - kinh tế - văn hoá - xã hội thành phố Hà Nội 28

2.2. Thực trạng sai lệch xã hội của người tham gia giao thông đường

bộ tại thành phố Hà Nội 34

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN PHÒNG NGỪA SAI LỆCH XÃ HỘI CỦA NGƯỜI THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI 71

3.1. Quan điểm đưa ra giải pháp 71

3.2. Một số giải phảp cơ bản 71

KẾT LUẬN 82

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 84

 

 

 

doc91 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2230 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Sai lệch xã hội của người tham gia giao thông đường bộ tại thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Qua nghiên cứu về độ tuổi giúp cho cơ quan quản lý nhà nước nói chung và lực lượng Cảnh sát giao thông nói riêng có các biện pháp đấu tranh phòng ngừa đối với nhóm tuổi này một cách có hiệu quả. 2.2.2.2. Thành phần nghề nghiệp và trình độ học vấn của người tham gia giao thông có hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ Thành phần nghề nghiệp xã hội của người tham gia giao thông có hành vi vi phạm luật giao thông cũng được coi là vấn đề quan trọng trong nghiên cứu ứng dụng các biện pháp phòng ngừa sai lệch. Kết quả điều tra khảo sát cho thấy chỉ số các thành phần xã hội của người vi phạm luật giao thông đường bộ so với các lỗi vi phạm cũng rất đa dạng và phức tạp. Bảng (2.6) miêu tả các hình thức lỗi vi phạm theo tương quan nghề nghiệp. Bảng 2.6: Các hình thức lỗi vi phạm theo tương quan nghề nghiệp. Đơn vị tính: % Lỗi vi phạm Thành phần nghề nghiệp Học sinh -sinh viên Cán bộ công chức Nông dân Lái xe Thương nhân Hành nghề tự do Chạy quá tốc độ cho phép - - - 100 - - Đua xe trái phép 58,8 - - - - 41,2 Không đội mũ bảo hiểm 17,4 13,0 8,7 - 21,7 39,1 Đi vào đường cấm, vượt đèn đỏ 20,9 2,3 2,3 22,1 12,8 39,5 Không giấy phép lái xe 34,5 6,9 3,4 24,1 8,6 22,4 Chở quá số người quy định 13,1 13,0 - 30,4 17,4 26,1 Uống rượu bia quá nồng độ cho phép - - - 45,5 22,7 31,8 Dừng đỗ xe không đúng nơi quy định 5,6 7,9 10,1 20,2 34,8 21,3 Nguồn: Kết quả khảo sát xã hội học - 2006 Qua kết quả khảo sát cho thấy đối với những thành phần nghề nghiệp - xã hội khác nhau thì tỷ lệ vi phạm đối với các lỗi cũng thể hiện sự đa dạng khác nhau. Nhìn chung trong tổng số các lỗi vi phạm thì những đối tượng hành nghề tự do chiếm tỷ lệ nhiều nhất. Trong đó có những lỗi chiếm tỷ lệ lớn hơn so với các đối tượng khác như: đi vào đường cấm, vượt đèn đỏ (39,5%); không đội mũ bảo hiểm (39,1%); chở quá số người quy định (26,1%), đặc biệt lỗi đua xe trái phép chiếm tỷ lệ khá cao (41,2%). Tiếp theo là những đối tượng lái xe chiếm tỷ lệ cao ở các lỗi vi phạm: chạy quá tốc độ cho phép (chiếm tỷ lệ tuyệt đối so với các đối tượng khác); uống rượu bia quá nồng độ cho phép (45,5%); chở quá số người quy định (30,4%); đi vào đường cấm, vượt đèn đỏ (22,1%)... Điều đáng chú ý ở đây là thực trạng các lỗi trình bày ở trên là nguyên nhân dẫn đến không ít những vụ tai nạn giao thông đường bộ gây hậu quả nghiêm trọng. Những đối tượng là thương nhân - buôn bán vi phạm chiếm tỷ lệ cao ở các lỗi: dừng đỗ xe sai quy định (34,8%); uống rượu bia quá nồng độ cho phép (22,7%); không đội mũ bảo hiểm (21,7%); đi vào đường cấm, vượt đèn đỏ (12,8%)... Nhóm đối tượng là học sinh - sinh viên vi phạm nhiều nhất ở các lỗi như: đua xe trái phép (58,8%); không giấy phép lái xe (34,5%); đi vào đường cấm, vượt đèn đỏ (20,9%)... Bên cạnh đó, theo số liệu thống kê cho thấy số đối tượng là cán bộ công chức vi phạm luật giao thông đường bộ cũng chiếm một tỷ lệ nhất định ở các lỗi như: không đội mũ bảo hiểm (13,0%); dừng đỗ xe không đúng nơi quy định (7,9%); đi vào đường cấm, vượt đèn đỏ (2,3%)... Như vậy thành phần đối tượng có hành vi sai lệch trong hoạt động giao thông đường bộ thường rất đa dạng, có thể là bất cứ người nào, không phân biệt thành phần hay địa vị xã hội. Trình độ học vấn ở một mức độ nhất định cũng là một trong những tiêu chí để đánh giá về hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ của người tham gia hoạt động giao thông. Bảng 2.7: Tương quan trình độ học vấn với các lỗi vi phạm. Đơn vị tính: % Lỗi vi phạm Trình độ học vấn PTCS PTTH TH-ĐH Chạy quá tốc độ cho phép 17,5 11,0 - Đua xe trái phép 7,0 7,9 5,9 Không đội mũ bảo hiểm - 11,0 - Đi vào đường cấm, vượt đèn đỏ 42,1 39,4 23,5 Không giấy phép lái xe 40,4 19,7 19,6 Chở quá số người quy định 7,0 11,0 9,8 Uống rượu bia quá nồng độ cho phép 15,8 10,2 - Dừng đỗ xe không đúng nơi quy định 43,9 34,6 39,2 Nguồn: Kết quả khảo sát xã hội học - 2006 Bảng số liệu (2.7) cho thấy có sự chênh lệch đáng kể đối với hầu hết các lỗi vi phạm ở những người có trình độ học vấn khác nhau. Căn cứ vào từng lỗi vi phạm so với mỗi đối tượng học vấn thì ta thấy rằng đối tượng có trình độ phổ thông cơ sở chiếm tỷ lệ cao hơn so với những người có trình độ học vấn khác, thể hiện ở một số lỗi cơ bản: chạy quá tốc độ cho phép (17,5%); đi vào đường cấm, vượt đèn đỏ (42,1%); không giấy phép lái xe (40,4%); dừng đỗ xe không đúng nơi quy định (43,9%). So với những người khác thì đối tượng có trình độ học vấn Trung học - Đại học chiếm tỷ lệ ít nhất với các lỗi sau: Chở quá số người quy định (9,8%); Không giấy phép lái xe (19,6%); Đi vào đường cấm, vượt đèn đỏ (23,5%)… 2.2.3. Mức độ và hậu quả của những hành vi sai lệch trong hoạt động giao thông đường bộ Những năm qua, đặc biệt là từ năm 2001, tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá X đã thông qua luật GTĐB, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2002. Luật này là cơ sở pháp lý quan trọng để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước đối với lĩnh vực GTĐB. Các ngành hữu quan, các địa phương và các thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền về trật tự an toàn giao thông. ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận người dân đã được nâng cao, song nhìn chung ý thức chấp hành pháp luật giao thông đường bộ vẫn còn hạn chế, chưa tự giác, tình trạng vi phạm trật tự an toàn giao thông vẫn còn khá phổ biến, thường xuyên. Căn cứ vào những số liệu, tài liệu do Phòng cảnh sát giao thông Công an thành phố Hà Nội cung cấp, cũng như kết quả điều tra các hình thức lỗi vi phạm luật giao thông đường bộ ở bảng 2.3 cho thấy những hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ đa số đều thể hiện dưới hình thức cố ý. Chẳng hạn như hành vi: chạy quá tốc độ, đua xe trái phép, không đội mũ bảo hiểm, không giấy phép lái xe, chở quá số người quy định, uống rượu bia say điều khiển phương tiện giao thông v.v... Những hành vi vi phạm trên là mối nguy hiểm thường xuyên làm gia tăng khả năng xảy ra tai nạn giao thông gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Các tài liệu thống kê cho thấy, các vụ tai nạn giao thông đường bộ có nguyên nhân phổ biến là vi phạm các quy định an toàn giao thông vận tải, những trường hợp bất khả kháng hay sự kiện bất ngờ rất ít khi xảy ra. Có thể nói rằng, bất cứ vụ tai nạn giao thông nào xảy ra cũng đều do tác động của một trong các yếu tố sau: + Điều kiện đường giao thông. + Phương tiện giao thông và người điều khiển phương tiện. + Môi trường và người tham gia giao thông khác (bộ hành). Các yếu tố trên là cơ sở hình thành nên cơ chế gây ra tai nạn giao thông, bởi sự vi phạm luật và vi phạm tiêu chuẩn của một trong các yếu tố trên đều là nguyên nhân của các vụ tai nạn. Từ cơ sở này dễ thấy người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ vừa là trung tâm, vừa là nhân tố trực tiếp gây ra tai nạn giao thông đường bộ, trong đó yếu tố con người đóng vai trò quyết định, bởi phương tiện là vô thức, con người sử dụng và điều khiển phương tiện, cho nên con người vừa là đối tượng bị tai nạn vừa là nguyên nhân gây ra tai nạn. Theo đánh giá của Phòng cảnh sát giao thông Công an thành phố Hà Nội về nguyên nhân của các vụ tai nạn giao thông đường bộ xảy ra trong năm 2005 cho thấy: “Do người tham gia giao thông chiếm khoảng 76,8%, còn lại do các nguyên nhân khác” [11, tr.3]. Căn cứ vào số liệu phân tích thống kê của Phòng Cảnh sát giao thông Công an thành phố Hà Nội cho thấy: (Bảng 2.8 miêu tả nguyên nhân gây tai nạn giao thông đường bộ). Bảng 2.8: Nguyên nhân gây tai nạn giao thông đường bộ Nguyên nhân Tỷ lệ % Chạy quá tốc độ quy định 33,65 Tránh vượt sai quy định 26,5 Người điều khiển phương tiện say rượu bia 6,4 Thiếu quan sát 7,3 Đi sai phần đường 2,8 Về chủ thể gây tai nạn: + Lái xe ô tô: 22,2% + Lái xe mô tô: 71,7% + Chủ thể khác: 5,9% Các tỷ lệ nêu trên cũng xấp xỉ với tỷ lệ của một số năm gần đây mà Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia tổng kết. Như vậy, trong số nguyên nhân tai nạn giao thông đường bộ có tới hơn 60% vi phạm về tốc độ và tránh vượt sai quy định; hơn 70% do người điều khiển mô tô, xe máy. Đặc biệt ở một số đường cao tốc, tốt như (đường Láng - Hoà Lạc, đường Phạm Văn Đồng - Phạm Hùng, đường Bắc Thăng Long - Nội Bài) thì tai nạn giao thông lại tăng cao do lái xe phóng nhanh không làm chủ được tốc độ. "Đoạn đường này có lưu lượng xe đông, người điều khiển phương tiện giao thông lại chạy ẩu nên tai nạn là điều không tránh khỏi. Khi xảy ra tai nạn giao thông thì phần lớn là người chết, do họ phóng quá nhanh. Tôi đề nghị các nghành chức năng cần xử lý thật nghiêm khắc những vi phạm về an toàn giao thông, nhất là những người chạy quá tốc độ" (PVS,Nữ 48 tuổi, cán bộ, xã Mễ trì, huyện Từ Liêm, Hà Nội). Điển hình như tuyến đường Phạm Văn Đồng - Phạm Hùng hàng ngày có lưu lượng lớn các phương tiện giao thông qua lại, đặc biệt là các xe có trọng tải lớn chuyên chở vật liệu xây dựng chạy với tốc độ cao, quá mức cho phép, là nguyên nhân góp phần làm gia tăng các vụ tai nạn giao thông trên tuyến này. Bên cạnh đó, tình trạng lái xe khách ngang nhiên dừng, đỗ bắt khách dọc đường gây nguy hiểm cho các phương tiện tham gia giao thông cũng là vấn đề “nóng” về trật tự an toàn giao thông. Bên cạnh các phương tiện cơ giới, người đi bộ thiếu ý thức cũng là một trong những nguyên nhân làm gia tăng tai nạn giao thông. Hầu hết tuyến đường đều có vạch sơn quy định dành cho người đi bộ qua đường, song ít người thực hiện. Hiện đường Phạm Văn Đồng - Phạm Hùng được coi là tuyến nguy hiểm và ô nhiễm môi trường do những xe trọng tải lớn chuyên chở đất cát ngày đêm chạy rầm rầm, bụi mù mịt. Một số chiến sĩ CSGT làm nhiệm vụ trên tuyến đường này cho biết: Quy định của Bộ GTVT đã rõ nhưng trên thực tế tuyến đường này chưa có biển hạn chế tốc độ, cho nên việc xử lý vi phạm này là không dễ dàng. Theo Trung tá Nguyễn Văn Đức - Đội trưởng Đội CSGT số 7 - CATP Hà Nội thì có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông trên tuyến đường này, song nguyên nhân chủ yếu do: Người tham gia giao thông không tuân thủ, chấp hành luật an toàn giao thông. Hơn nữa, tuyến đường này có lưu lượng lớn phương tiện giao thông, nhưng dải phân cách giữa xe thô sơ và xe cơ giới đã làm cho con đường trở nên chật hẹp, đó cũng là một trong số nguyên nhân gây ra tai nạn. Nhiều trường hợp, hai xe ô tô vượt nhau đã ép xe mô tô vào dải phân cách gây tai nạn. Chúng tôi đã đề nghị cơ quan chủ quản tháo thử nghiệm khoảng vài trăm mét, thấy rất thuận tiện cho các phương tiện, nhưng không hiểu sao lại không triển khai tiếp. Ví dụ: Hồi 2h30’ ngày 20-5-2006, một thanh niên điều khiển chiếc xe máy mang BKS: 29M6-3535, chạy với tốc độ lớn theo hướng cầu Thăng Long - Phạm Văn Đồng đã tự va vào dải phân cách cứng giữa làn xe thô sơ và xe cơ giới chết ngay tại chỗ. Trước đó ngày 2-5-2006, chiếc xe ô tô mang BKS: 29T-6670, chạy với tốc độ cao đã đâm vào chiếc xe máy mang BKS: 29R5-198 làm người điều khiển chết tại chỗ... Trên đây là 2 vụ trong những vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng thường xảy ra trên tuyến đường này thời gian qua. Có thể thấy rằng thực trạng vi phạm luật giao thông đường bộ trên địa bàn Hà Nội trong những năm qua có nhiều diễn biến phức tạp. Hàng năm ở địa bàn Hà Nội số vụ tai nạn giao thông ngày càng gia tăng về quy mô số vụ, thiệt hại về người và tài sản cho xã hội, gây ra sự lo lắng trong nhân dân, ảnh hưởng rất lớn đến trật tự an toàn xã hội. Thực tế cho thấy rằng sự liên hệ giữa hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ với tai nạn giao thông thường gây nên những hậu quả rất nặng nề đối với xã hội. Hậu quả của nó thường là chết người hoặc để lại thương tích nặng, thiệt hại nghiệm trọng tài sản của Nhà nước hoặc của nhân dân. Số liệu thống kê của Cục CSGT đường bộ - đường sắt cho thấy diễn biến tình hình tai nạn giao thông đường bộ như sau: Bảng 2.9: Thống kê tai nạn giao thông đường bộ ở Thành phố Hà Nội Năm Tổng số vụ TNGT Tổng số người chết Tổng số người bị thương Ước tính thiệt hại vật chất (triệu đồng) 2001 2.185 243 2.015 1.200 2002 2.220 258 2.137 1.450 2003 1.946 189 1.854 945 2004 2.315 385 2.191 1.794 2005 2.350 413 2.213 1.963 Cộng 11.016 1.488 10.410 7.352 Nguồn: Cục CSGT - đường bộ - đường sắt. Nhìn vào bảng thống kê (2.9) cho thấy trong vòng 5 năm, trên địa bàn thành phố Hà Nội đã xảy ra 11.016 vụ tai nạn giao thông, trong đó làm chết 1.448 người, làm bị thương 10.410 người. Nếu tính trung bình mỗi năm có 2.203 vụ tai nạn giao thông, làm chết 297 người và bị thương 2.082 người. Ngoài thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ của con người, tai nạn giao thông còn gây ra thiệt hại vật chất ước tính khoảng 7 tỷ 352 triệu đồng. “Ba năm xảy ra dịch cúm do virus H5N1, cả nước có chưa đến 100 người mắc, trong đó có 43 ca tử vong. Chính phủ và nhiều bộ ngành đã đầu tư nhân lực, kinh phí để dập tắt dịch bệnh này. Trong khi đó, thống kê của Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia cho thấy trung bình mỗi ngày ở nước ta có khoảng 30 người chết vì tai nạn giao thông. Nếu nhân với 1 năm 365 ngày là gần 11.000 người chết, khủng khiếp không khác tai hoạ của một cơn sóng thần” (PVS, nam 49 tuổi, Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Giao thông vận tải). Vì vậy, khi nhận xét đánh giá về hậu quả của tai nạn giao thông, nhiều tài liệu đã đánh giá nó khủng khiếp dải dẳng hơn cả một cuộc chiến tranh, hơn cả dịch bệnh. Bởi dịch bệnh và chiến tranh có ngày kết thúc còn tai nạn giao thông là hiểm hoạ triền miên gắn liền với đời sống sinh hoạt của con người. Không những thế, nó khủng khiếp không chỉ đối với hiện tại, mà còn để lại di chứng trong những năm tiếp theo cho người bị tai nạn và thân nhân trong gia đình của họ. Bác sĩ Nguyễn Tiến Quyết - Giám đốc Bệnh viện Việt-Đức, trong Hội nghị sơ kết công tác ATGT 6 tháng đầu năm 2006 diễn ra ngày 28-7 đã đưa ra những số liệu hết sức đáng chú ý: Mỗi ngày tại bệnh viện chúng tôi luôn có 80 - 100 bệnh nhân bị chấn thương sọ não nặng do tai nạn giao thông điều trị nội trú, có nguy cơ tử vong cao hoặc dù cứu sống được cũng để lại nhiều di chứng nặng nề như đời sống thực vật, mất ngôn ngữ, liệt chân tay... Thương tổn ở não không chỉ để lại di chứng tàn phế cho bản thân người bị tai nạn giao thông mà còn để lại nhiều khó khăn cho gia đình họ. Một trường hợp chấn thương sọ não phẫu thuật, biến chứng ở mức độ nhẹ và vừa, nạn nhân nằm viện khoảng 10 ngày, chi phí điều trị khoảng 15 triệu đồng. Đã có những gia đình tan gia bại sản, khánh kiệt vì người thân bị tai nạn giao thông. Hơn thế nữa, tai nạn giao thông còn ảnh hưởng đến xã hội, đến sự phát triển kinh tế của đất nước, của khoa học, làm mai một tài năng của đất nước. Vì đa số người bị chấn thương sọ não có độ tuổi 20 - 40 tuổi, nhiều người trong số đó là kỹ sư, bác sĩ, kiến trúc sư, nhà nghiên cứu khoa học... [1, tr.5]. Rõ ràng rằng, tai nạn giao thông đã cướp đi sinh mạng nhiều người, làm bị thương đến tàn phế suốt đời hàng ngàn con người mỗi năm, hàng ngàn gia đình lâm vào cảnh đau khổ do mất người thân, nhiều đứa trẻ bị mất cả bố lẫn mẹ… Những điều này càng củng cố thêm ý thức đấu tranh với những hành vi sai lệch, vi phạm luật lệ giao thông đường bộ nhằm ngăn chặn tai nạn giao thông. Khi đề cập đến tình trạng vi phạm luật giao thông đường bộ dẫn đến tai nạn giao thông, gây hậu quả nghiêm trọng tại thành phố Hà Nội, thì không thể không nói đến tình trạng đua xe trái phép trên các đường phố Thủ đô trong những năm vừa qua. Nếu nhìn từ góc độ hành vi của nạn đua xe dạng này, thì rõ ràng hành vi đó rất nguy hiểm cho xã hội. Nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt xã hội của nhân dân, gây tâm lý hoang mang lo sợ mỗi khi ra đường gặp phải những trận đua xe máy. Ví dụ: Nghiêm trọng nhất là vụ đêm 25-12-2005 (khoảng 2h30 phút) tại tuyến Cửa Nam, Kim Mã đã có hàng trăm thanh niên tụ tập đua xe hình thành từng tốp từ 20 - 30 mô tô phóng hết tốc độ, đánh võng, quyệt chân chống xe xuống nền đường, đi xe một bánh... chúng được kích thích bởi sự cổ vũ của trên 300 người hai bên đường. Khi lực lượng cảnh sát và các lực lượng khác giải tán đám đua thì một số phần tử xấu quá khích đã dùng gậy, gạch đá tấn công làm 9 cán bộ, chiến sĩ bị thương, phá hỏng một xe ô tô cảnh sát. Hoặc đêm mùng 3, rạng sáng ngày 4-3-2006, tại khu vực sân vận động Mỹ Đình, hàng trăm xe máy chạy theo từng tốp khoảng 20-30 xe máy dàn hàng ngang chạy với tốc độ lớn với sự cổ vũ của những đối tượng quá khích hai bên đường. Khi các chiến sĩ Đại đội 3 (thuộc Trung đoàn Cảnh sát cơ động) triển khai lực lượng giải tán đám đua thì những đối tượng này và những đối tượng cổ vũ quá khích hai bên đường đã hò hét, chửi bới lăng mạ, thậm chí dùng hung khí mang theo và gạch đá, chai lọ chống trả quyết liệt lực lượng làm nhiệm vụ, làm 2 chiến sĩ bị thương, hư hỏng nặng một xe cảnh sát. Các chiến sĩ đã kiên quyết bắt giữ 5 đối tượng, giao cho công an huyện Từ Liêm xử lý. Nghiên cứu hành vi các cuộc đua xe cho thấy, đó là những hành vi rất nguy hiểm đối với sự an toàn trong hoạt động xã hội, mà biểu hiện ở một số đặc tính sau: - Có nhiều phương tiện dùng cho các cuộc đua thường không lắp bộ phận hãm (không có phanh tay và phanh chân). Hệ thống phanh là một trong những hệ thống an toàn cơ bản để cấu thành ôtô, xe máy cũng như các phương tiện khác có gắn động cơ. Nó đảm bảo cho người lái xe làm chủ được tốc độ phương tiện, nghĩa là khi cần thiết phải dừng ngay được để đảm bảo an toàn cho phương tiện khi tham gia giao thông. Vì vậy, việc tháo dỡ phanh gây ra hiện tượng “ không có phanh ” ảnh hưởng nghiêm trọng đến độ an toàn của phương tiện đua mà hậu quả của nó không thể lường trước được. - Bị kích động cao độ, bọn chúng thường mang theo vũ khí để chống lại kịp thời nếu có sự ngăn chặn của lực lượng cảnh sát. Hành vi “chống lại” của kẻ phạm tội với mục đích cản trở, làm cho người có trách nhiệm bảo đảm trật tự an toàn giao thông hoặc người có trách nhiệm giải tán cuộc đua xe trái phép không thể thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nhiệm vụ của mình, dẫn đến tình trạng đua xe không bị ngăn chặn, thậm chí kẻ phạm tội còn gây thương tích cho những người đang làm nhiệm vụ, vì vậy trật tự an toàn xã hội bị ảnh hưởng nghiêm trọng. - Một số tuyến đường đua có đông người và phương tiện hoạt động, đặc biệt có nhiều đoạn cua gấp khúc nguy hiểm, qua nhiều đường giao nhau và bị hạn chế tầm quan sát. - Một số đối tượng đua xe không có kinh nghiệm điều khiển phương tiện và xử lý tình huống khi phóng với tốc độ cao trên đường. - Hiện tượng cá cược ăn thua trong quá trình cuộc đua cũng làm tăng thêm tính nguy hiểm, quyết liệt, liều lĩnh trong cuộc đua, do đó hậu quả do hành vi đua xe trái phép gây ra càng nghiêm trọng hơn. Có thể thấy nạn đua xe trái phép tại thành phố Hà Nội có nguyên nhân bởi sự tác động kinh tế thị trường và xu hướng xã hội hoá các hoạt động vui chơi thể thao. Thực tế nạn đua xe trái phép đang diễn ra với tính chất ngày càng nghiêm trọng, phức tạp, là vấn đề nhức nhối nảy sinh trong hoạt động giao thông, bởi sự vô tổ chức, gây rối trật tự giao thông, kèm theo đó là hậu quả thiệt hại về người và tài sản. Nếu nạn đua xe không được tổ chức dưới các hình thức thể thao vui chơi lành mạnh theo khuôn khổ pháp luật quy định, thì sẽ là một hoạt động nguy hiểm trong các hoạt động xã hội. 2.2.4. Những nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng tới thực trạng sai lệch xã hội của người tham gia giao thông đường bộ tại thành phố Hà Nội 2.2.4.1. Những đặc trưng nhân khẩu - xã hội của người tham gia giao thông ảnh hưởng tới hành vi sai lệch Trước hết khi phân tích hành vi sai lệch của người tham gia giao thông theo độ tuổi ta thấy rằng độ tuổi thanh niên (từ 18 - 35 tuổi) điều khiển phương tiện tham gia giao thông vi phạm luật giao thông đường bộ chiếm tỷ lệ lớn nhất. Nguyên nhân một phần là tỷ lệ người điều khiển phương tiện tham gia giao thông ở độ tuổi này cũng lớn. Hơn nữa, ở độ tuổi này các đối tượng tham gia giao thông có thái độ tâm lý không ổn định, chưa chín chắn bằng độ tuổi trung niên (36 đến trên 45) nên dễ dẫn đến các hành vi sai lệch như: vi phạm tốc độ (62,5%); đua xe trái phép (64,7%); đi vào đường cấm, vượt đèn đỏ (30,2%); uống rượu bia say điều khiển phương tiện (59,1%)... “Các đối tượng tham gia giao thông ở độ tuổi trên nhanh nhẹn, năng động, nhưng cũng có trạng thái tâm lý hưng phấn dễ bốc đồng, chủ quan, ý thức chưa bằng độ tuổi chín chắn hơn (36- trên 45) nên dễ bị kích động, dễ nảy sinh ý muốn, hành động thể hiện (tài năng, trình độ) điều khiển phương tiện giao thông nên cũng dễ dẫn đến các hành vi vi phạm luật giao thông” (PVS, nam 47 tuổi, CSGT đội 7, Công an thành phố Hà Nội). Những đối tượng vi phạm luật giao thông đường bộ ở độ tuổi dưới 18 hầu hết là các em học sinh. Các lỗi mà các em hay mắc phải như : Vượt đèn đỏ, điều khiển phương tiện không giấy phép lái xe, đặc biệt nguy hiểm là lỗi đua xe trái phép. “Có thể nói những em vi phạm ở lứa tuổi này còn rất trẻ, hầu như các em chưa am hiểu luật lệ giao thông, vẫn còn rất bỡ ngỡ trước cuộc sống, suy nghĩ chưa chín chắn, dễ bốc đồng, một số em thực hiện sai luật gây ra tai nạn giao thông như đi hàng 3 hàng 4 trong giờ đi học và tan học, đi vào đường ngược chiều, vượt đèn đỏ. Đặc biệt thời gian gần đây, trong quá trình làm nhiệm vụ tuần tra kiểm soát tôi thấy trên địa bàn thành phố Hà Nội liên tục xuất hiện tình trạng nhiều nhóm thanh thiếu niên trong trang phục khá quái dị, mặc áo đỏ, đầu nhuộm tóc xanh tóc vàng và sử dụng các phương tiện chưa đăng ký hoặc hoặc không lắp biển kiểm soát tiến hành loạt cuộc tụ tập đánh võng, lạng lách, chạy tốc độ cao gây mất an ninh trật tự và làm dư luận hết sức bức xúc. Hầu hết các đối tượng vi phạm bị bắt đều chủ yếu nằm trong độ tuổi từ 15 – 25 tuổi, thậm chí có những trường hợp vi phạm mới chỉ 13-14 tuổi” (PVS, nam 42 tuổi, CSGT đội 3, Công an TP Hà Nội). “ở trường em có rất nhiều bạn được Bố, Mẹ mua xe máy cho đi học, em dùng xe máy đi học được hơn một năm rồi. Nhưng em cũng không hiểu rõ là khi đi xe máy cần phải có những giấy tờ gì, vừa rồi trên đường đi học về do vội quá nên em đã vượt đèn đỏ và bị các chú công an bắt” (PVS, nam 17 tuổi, học sinh, phường Thượng Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội) Nhìn chung những đối tượng vi phạm ở lứa tuổi này còn rất trẻ, lại đang có tâm lý tập làm người lớn, thích thể hiện khả năng và sức mạnh cá nhân. Một số do nhận thức non kém về pháp luật giao thông đường bộ nên đã dẫn tới những hành vi vi phạm. (Qua kết quả điều tra thống kê cho thấy đối tượng đua xe trái phép ở lứa tuổi dưới 18 chiếm 35,3% trong tổng số đối tượng bị bắt giữ). Điều này cũng cảnh báo cho các bậc phụ huynh, nhà trường và cả xã hội phải tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động của các em, không cho các em điều khiển phương tiện khi chưa đến tuổi quy định hoặc không có giấy phép lái xe. Đồng thời cần tăng cường kiểm soát việc học sinh chưa đủ tuổi đi xe máy đến trường. Cùng với việc tuyên truyền, giáo dục tại nhà trường, rất cần các cơ quan chức năng tại địa phương có quy định cụ thể về việc trông giữ xe máy đối với học sinh phổ thông và cơ quan công an có biện pháp kiểm tra, xử lý nghiêm khắc những trường hợp học sinh vi phạm để răn đe. Phân tích về giới tính của người điều khiển phương tiện giao thông có hành vi sai lệch cho thấy nam giới chiếm tỷ lệ cao hơn rất nhiều so với nữ giới. Xét về cơ cấu tổng thể cho thấy: Nam giới chiếm tỷ lệ 92,8%; nữ giới chiếm tỷ lệ 7,2% (xem biểu đồ 1.1). Đối với từng lỗi vi phạm thì nam giới cũng chiếm tỷ lệ cao hơn rất nhiều so với nữ giới. Đây là một đặc điểm rất thường thấy không chỉ đối với Hà Nội mà hầu hết các địa phương trên toàn quốc, thành phần lao động chính là nam giới. Những đối tượng này thường xuyên tham gia vào nhiều các quan hệ xã hội, các hoạt động xã hội, trong đó có hoạt động giao thông đường bộ. Đồng thời xuất phát từ đặc điểm tâm lý của nam giới thường cẩu thả, chủ quan, tuỳ tiện hơn nữ giới trong khi tham gia hoạt động giao thông. Trong nhiều tình huống họ sẵn sàng vi phạm luật lệ giao thông và cho rằng hành vi vi phạm đó của mình không ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông. “Nam giới thường là những người thích hoạt động mạnh, thường hay uống rượu bia, sử dụng các chất kích thích, thích chạy xe với tốc độ cao và thường chủ quan trong mọi tình huống do tin vào khả năng điều khiển của mình” (PVS, nam 40 tuổi, cán bộ, xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, Hà Nội). “Tôi thấy người điều khiển phương tiện giao thông vi phạm luật giao thông phần nhiều là nam giới, cũng bởi các đặc điểm về giới tính của nam giới có khả năng cao hơn nhiều so với nữ giới trong việc điều khiển các phương tiện giao thông do sức khoẻ, tính liều lĩnh và sự mạnh mẽ…” (PVS, nam 36 tuổi, hành nghề tự do,phường Thượng Đình, Thanh Xuân, Hà Nội). Tóm lại, những yếu tố trên dễ dẫn đến những hành vi sai lệch của nam giới thường cao hơn so với nữ giới khi tham gia hoạt động giao thông đường bộ, tiềm ẩn trong đó những nguy cơ dẫn đến tai nạn giao thông, bởi trong nhiều trường hợp họ có tư tưởng chủ quan, coi thường, cho rằng mình có thể xử lý được các tình huống nguy hiểm (kể cả các tình huống bất ngờ) làm suy giảm ý thức đề phòng tai nạn. Kết quả phân tích nghề nghiệp cho thấy, các đối tượng có hành vi sai lệch trong hoạt động giao thông đường bộ là thương nhân và hành nghề tự do chiếm tỷ lệ cao hơn so với các đối tượng khác. M

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLUAN VAN.doc
  • docbia.doc
Tài liệu liên quan