Luận văn Sử dụng một số chỉ tiêu môi trường để đánh giá quy hoạch sử dụng đất thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn

MỤC LỤC

 

1. Mở đầu1

1.1. Tính cấp thiết của đề tài1

1.2. Mục đích và yêu cầu3

2. Tổng quan tài liệu có liên quan đến đề tài4

2.1. Đánh giá đất đai, những vấn đề về phương pháp luận4

2.2. Tình hình quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam, những vấn đề tồn tại

2.3. Tóm lược về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Lạng Sơn

3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu

3.1. Nội dung nghiên cứu

3.2. Phương pháp nghiên cứu

4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng hệ thống sử dụng đất ở thành phố Lạng Sơn

4.1.1. Các quan điểm khai thác sử dụng đất đai

4.1.2. Định hướng sử dụng đất đai thành phố Lạng Sơn thời kỳ 1997 -2010

4.1.3. Thực trạng sử dụng đất thành phố Lạng Sơn

4.1.4. Phương án quy hoạch sử dụng đất phường Đông Kinh

4.2. Hiện trạng môi trường thành phố Lạng Sơn

4.2.1. Phân tích số liệu giai đoạn trước năm 2006

4.2.2. Kết quả nghiên cứu của năm 2006 và 2007

4.3. Ô nhiễm môi trường và những giải pháp quy hoạch sử dụng đất ở thành phố Lạng Sơn

5. Kết luận và đề nghị

Tài liệu tham khảo

 

 

doc106 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2073 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Sử dụng một số chỉ tiêu môi trường để đánh giá quy hoạch sử dụng đất thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
àng hoá xuất khẩu. Việc xây dựng một nền nông nghiệp đa dạng sẽ hạn chế thấp các rủi ro và cũng có tác động tốt đến môi trường và bảo độ phì nhiêu đất. ++ Đất lâm nghiệp - Trên đất lâm nghiệp hiện trạng phải có biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt chống khai thác, chặt phá bừa bãi, đốt rừng làm rẫy. Bảo vệ rừng đầu nguồn, tổ chức giao đất, giao rừng để khoanh nuôi và đẩy nhanh tốc độ tái sinh rừng. - Trên đất trống đồi trọc phải có các chính sách cụ thể, đối với việc trồng các loại rừng, để nhanh chóng phủ xanh đất trống đồi trọc kết hợp với việc tăng cường trồng cây phân tán tại các vùng dân cư nông thôn, thành thị, khu công cộng… để nâng cao độ che phủ rừng lên khoảng 40%, góp phần tạo nên môi trường sinh thái trong lành. - Để bảo vệ rừng, trồng rừng, phục hồi và phát triển đất rừng, nâng cao hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp cần thiết phải xác định rõ cơ cấu các loại rừng và có các chính sách hợp lý để đảm bảo cuộc sống, khuyến khích người nông dân tham gia trồng rừng, bảo vệ rừng cụ thể là: + Ổn định dân cư trên các vùng cao, đi vào sản xuất nông lâm kết hợp cùng với việc bảo vệ, khoanh nuôi rừng đảm bảo đời sống, giảm đói nghèo. + Đối với rừng sản xuất phải là cây kinh tế, cây đặc sản phù hợp với thị trường, phải có hợp đồng giữa nhà nước và người dân để đảm bảo lợi ích chung. + Đối với rừng phòng hộ phải có sự hỗ trợ của Nhà nước để đảm bảo đời sống nhân dân. + Xem xét về mặt giá cả cho người sử dụng đất phải cụ thể trên từng vùng phù hợp với tiềm năng đất rừng khác nhau. ++ Đất chuyên dùng Theo dự báo đến năm 2010 nhu cầu đất chuyên dùng trong thành phố sẽ tăng tập trung nhiều nhất vào đất xây dựng các khu công nghiệp, đất giao thông, đất an ninh quốc phòng, đất khai thác khoáng sản… * Đất xây dựng Đáp ứng mục tiêu công nghiệp hoá hiện đại hoá, diện tích đất xây dựng sẽ tăng lên để xây dựng các công trình hạ tầng cơ sở đô thị, các công trình công ở nông thôn (trụ sở uỷ ban, trường học, trạm y tế…) và các khu công nghiệp tập trung. * Đất đô thị Từ nay đến năm 2010 Thành phố được quy hoạch và mở rộng Khu kinh tế đô thị Đồng Đăng - Lạng Sơn đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt tháng 9/1997 với quy mô diện tích 20700 ha. * Đất khu dân cư nông thôn Dự báo năm 2010 dân số Lạng Sơn sẽ có khoảng 92 nghìn người. Dự kiến các hộ ở vùng nông thôn có mức đất ở khoảng 400 m2/hộ, những hộ ở tập trung tại các cụm kinh tế - xã hội, các thị trấn thị tứ sẽ có định mức đất ở khoảng 180 m2/hộ. * Định hướng khai thác đất chưa sử dụng Đất đồi núi chưa sử dụng dự kiến đến năm 2010 sẽ khai thác được khoảng 60% quỹ đất này đưa vào trồng rừng, khoanh nuôi, phục hồi rừng, trồng cây ăn quả, cây công nghiệp kết hợp cây lấy gỗ theo mô hình nông lâm kết hợp. Trong đó chú trọng trồng cây đặc sản, trồng rừng sản xuất… 4.1.3. Thực trạng sử dụng đất thành phố Lạng Sơn Bảng 4.1. Hệ thống sử dụng đất thành phố Lạng Sơn tính đến cuối năm 2006 Loại hình sử dụng Diện tích (ha) Cơ cấu (%) (1) (2) 1, Đất nông nghiệp Trồng cây hàng năm Trồng cây lâu năm 1252,7 1111,9 140,8 15,7 88,7 11,3 2, Đất rừng Rừng sản xuất Rừng phòng hộ 1969,3 1928,4 40,9 24,7 97,9 2,1 3, Đất nuôi trồng thuỷ sản 50,3 0,1 4, Đất ở đô thị 305,8 3,8 5, Đất ở nông thôn 158,7 1,9 6, Đất chuyên dùng Xây dựng Giao thông Thuỷ lợi Văn hoá Quốc phòng Nghĩa trang 618,2 159,1 245,2 79,8 17,2 76,7 23,9 7,7 25,7 39,6 12,9 2,8 12,4 3,8 7, Đất chưa sử dụng Đất bằng Đất núi Sông suối Núi đá 3613,8 21,8 3275,6 279,8 36,4 46,3 0,6 90,6 7,7 1,6 Tổng số 7.968,8 Cơ cấu (%) diện tích đất năm 2001. Cơ cấu (%) diện tích đất năm 2006. Báo cáo quy hoạch sử dụng đất thị xã Lạng Sơn (nay là thành phố Lạng Sơn) giai đoạn 2001 – 2010. Kết quả phân tích hệ thống sử dụng đất ở thành phố Lạng Sơn (2006) cho thấy: - Diện tích đất nông nghiệp có 1252 ha, chiếm 15,7% diện tích đất tự nhiên của toàn Thành phố. Trong đó đất trồng cây hàng năm có 1113 ha chiếm 88,7% quỹ đất nông nghiệp. Đất nông nghiệp trồng cây lâu năm có 14,0 ha. - Đất rừng ở thành phố Lạng Sơn có 1969 ha, chiếm 24,7% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn Thành phố, nếu đối chiếu với yêu cầu xây dựng thành phố Lạng Sơn trở thành thành phố an toàn vì điều kiện sinh thái diện tích rừng ở đây cần mở rộng hơn nữa, đáng chú ý ở đây là thành phố Lạng Sơn diện tích rừng sản xuất chiếm ưu thế 97,9% còn rừng phòng hộ chỉ chiếm 2,1%. - Đất nuôi trồng thuỷ sản ở thành phố Lạng Sơn có 5,02 ha chiếm 0,1%, tuy vậy diện tích nuôi trồng thuỷ sản được chú ý khai thác nhưng mục đích môi trường tạo cảnh quan, vui chơi giải trí cho dân Thành phố là hết sức quan trọng. - Đất ở đô thị ở thành phố Lạng Sơn có 305 ha, bình quân 1 nhân khẩu có 55,6 m2, đất ở nông thôn có 158 ha, bình quân 1 nhân khẩu có 100 m2, với diện tích đất ở như trên được xem là rộng có đủ điều kiện để xây dựng khu dân cư xanh, sạch và đẹp. - Đất chuyên dùng ở thành phố Lạng Sơn hiện có 618 ha chiếm 7,7% quỹ đất tự nhiên của Thành phố. Đáng chú ý là quỹ đất giao thông 245 ha chiếm 39,6% quỹ đất chuyên dùng. ở đây chúng tôi thấy sự thiếu vắng hệ thống cây xanh trong Thành phố bao gồm cây xanh dọc theo các tuyến đường, cây xanh trồng quanh nhà máy… góp phần hình thành một Thành phố an toàn về sinh thái. - Quỹ đất chưa sử dụng ở thành phố Lạng Sơn còn 3618 ha chiếm 46,3% tổng quỹ đất tự nhiên, đáng chú ý là có 21,8 ha đất bằng và 3,275 ha đất trống đồi trọc, loại đất này có độ phì tự nhiên vẫn thấy hiện còn bỏ hoang. Thực trạng sử dụng đất như trên đã góp phần hình thành môi trường Thành phố, sẽ được đề cập ở mục 3.2. 4.1.4. Phương án quy hoạch sử dụng đất phường Đông Kinh 4.1.4.1. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010 a. Mục tiêu phát triển Phát huy sức mạnh của toàn Đảng bộ và nhân dân đảm bảo sự tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao và bền vững, chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng Công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Sản xuất ra nhiều sản phẩm hàng hoá, tăng cường đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở kinh tế – xã hội, đẩy mạnh áp dụng khoa học, công nghệ, phát triển giáo dục - đào tạo, giải quyết vấn đề bức xúc về việc làm và tệ nạn xã hội, không ngừng chăm lo, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, tăng cường quốc phòng, an ninh. Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, đặc biệt xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh, đủ sức lãnh đạo toàn Đảng bộ và toàn dân trên địa bàn phường, tất cả vì sự ổn định và phát triển. b. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2010 * Chỉ tiêu kinh tế - Nhịp độ tăng truởng kinh tế bình quân hàng năm tăng 15% xây dựng, thủ công nghiệp tăng 20%, nông lâm nghiệp tăng 5%. - Thu nhập bình quân đầu người phấn đấu đến năm 2010 đạt 1.300 USD/năm trở lên. - Giá trị dịch vụ tăng 3 lần trở lên. - Phấn đấu tổng thu nhập ngân sách Nhà nước hàng năm bình quân trên 10% * Chỉ tiêu xã hội - Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, thực hiện xã hội hoá giáo dục, phấn đấu đến năm 2010 thực hiện phổ cập trung học phổ thông. - Tiếp tục duy trì trường chuẩn, tiểu học và phấn đấu trường trung học cơ sở đạt chuẩn vào cuối năm 2006. - Phân đấu đạt chuẩn quốc gia về y tế vào cuối năm 2005. - Giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng xuống còn 9%. - Giảm tỷ lệ sinh tự nhiên hàng năm xuống còn 7%. - Số hộ được nghe đài, xem truyền hình đạt 100%. - Phấn đấu đến năm 2010 cơ bản không còn hộ nghèo (theo tiêu chí mới), không còn nhà tạm, nhà dột nát. 4.1.4.2. Phương hướng, mục tiêu sử dụng đất đến năm 2010 a. Tổng hợp và dự báo nhu cầu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch Trên cơ sở quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội của thành phố Lạng Sơn đến năm 2010, quy hoạch phát triển của các ngành và định mức sử dụng đất cho một số lĩnh vực… tính toán được nhu cầu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch của phường Đông Kinh tăng 37,774 ha tập trung ở một số lĩnh vực sau: - Nhu cầu đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp: 0,204 ha; - Nhu cầu đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp: 3,180 ha. - Nhu cầu đất cơ sở văn hoá: 0,083 ha. - Nhu cầu đất cơ sở giáo dục - đào tạo: 1,041 ha. - Nhu cầu đất chợ : 0,096 ha. - Nhu cầu đất thể dục thể thao : 0,621 ha. - Nhu cầu đất ở : 12,437 ha. - Nhu cầu đất giao thông: 20,112ha. (Chi tiết xem biểu 01/NC - QH) b. Khả năng đáp ứng về số lượng, chất lượng đất đai cho nhu cầu sử dụng đất Theo tổng hợp và dự báo về nhu cầu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch. Đông Kinh có đủ khả năng đáp ứng về số lượng, chất lượng đất đai cho nhu cầu sử dụng đất của phường nhờ sự chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất hợp lý, vừa đảm bảo được nhu cầu sử dụng đất vừa đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế xã hội. 4.1.4.3. Các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất. a. Diện tích các loại đất phân bổ cho nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội * Nhóm đất nông nghiệp Hiện tại diện tích đất nông nghiệp đang được đầu tư sản xuất rất hiệu quả nhưng để đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của phường, của Thành phố đến năm 2010 theo hướng thương mại – dịch vụ, công nghiệp – thủ công nghiệp, đáp ứng cho mục đích chỉnh trang phát triển đô thị của Thành phố, trong những năm tới diện tích đất sản xuất nông nghiệp sẽ giảm dần theo từng năm sang sử dụng vào mục đích đất ở, đất chuyên dùng. Tuy nhiên khi đất nông nghiệp chuyển hết sang đất phi nông nghiệp thì Thành phố, phường cần có chính sách hỗ trợ, đào tạo chuyển đổi lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp. Những lao động có trình độ chuyển vào Khu công nghiệp địa phương số 1, chuyển sang sản xuất kinh doanh tiểu thủ công nghiệp. Số còn lại chuyển sang kinh doanh thương mại, dịch vụ. - Diện tích đất trồng lúa nước còn lại giảm 1,910 ha. Trong đó chuyển sang đất cơ sở giáo dục - đào tạo ở Khối 4 là 0,208 ha; đất thể dục thể thao ở khối 4 là 0,248 ha; đất ở 0,578 ha; đất giao thông 0,876 ha. - Diện tích đất trồng cây hàng năm còn lại giảm 24,140 ha. Trong đó chuyển sang đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 0,204 ha ở Khối 9; đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 3,180 ha ở Khối 8; đất giáo dục 0,105 ha ở Khối 4; đất thể dục thể thao 0,256 ha ở Khối 3, Khối 4 và Khối 10; đất ở 10,675 ha; đất giao thông 8,992 ha. - Diện tích đất trồng cây lâu năm giảm 0,600 ha do chuyển sang đất ở. - Diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản đến năm 2010 sẽ giảm 1,055 ha. Trong đó chuyển sang đất chợ 0,096 ha; đất thể dục thể thao 0,117 ha; đất giao thông 0,842 ha. Như vậy đến năm 2010 diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản còn lại 3,210 ha. - Đến năm 2010 diện tích đất lâm nghiệp vẫn giữ nguyên là 10,010 ha. (Chi tiết xem biểu 02/QH và biểu 01/NC - QH) * Nhóm đất phi nông nghiệp. Đất ở Trên cơ sở tổng hợp và cân đối nhu cầu đất ở đến năm 2010, trên địa bàn phường và dự báo về phát triển dân số đến năm 2010 phường có khoảng 12181 nhân khẩu tương đương 3045 hộ. Trong đó có khoảng 951 hộ có nhu cầu đất ở (186 hộ tăng tự nhiên, 377 hộ tăng cơ học, 388 hộ do bị giải toả). Với định mức đất nhà ở là 60 - 80 m2/hộ, đất biệt thự nhà vườn là 300m2/hộ thì diện tích cần tăng thêm cho nhu cầu đất ở trên địa bàn toàn phường đến năm 2010 là 12,437 ha. Trong đó lấy vào đất trồng lúa nước còn lại 0,578 ha; đất cây hàng năm khác 10,675 ha; đất trồng cây lâu năm 0,600 ha; đất khu công nghiệp 0,464 ha; đất bằng chưa sử dụng 0,120 ha; Tiểu khu TĐC Khối 9; Khu Đô thị mới Nam Nguyễn Đình Chiểu. Đến năm 2010, đất ở đô thị bị thu hồi là 9,043 ha do chuyển sang đất giao thông. (Chi tiết xem biểu 01/NC -QH, 02/NC- QH) Như vậy tổng diện tích đất ở đô thị đến năm 2010 phường Đông Kinh là 98,774 ha tăng 3,394 ha so với hiện trạng. Đất chuyên dùng + Đất xây dựng trụ sở cơ quan và các công trình sự nghiệp Với mục tiêu đảm bảo tốt cho công tác quản lý nhà nước cũng như đáp ứng đủ, hợp lý nhu cầu về diện tích xây dựng các trụ sở phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế xã hội. Trong kỳ quy hoạch xây dựng mới trụ sở UBND phường diện tích 0,204 ha lấy từ đất trồng cây hàng năm khác ở Khối 9 (tờ 27, thửa 36). Bên cạnh đó diện tích đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp cũng bị thu hồi 0,030 ha do chuyển sang đất xây dựng trụ sở nhà văn hoá các Khối 1, Khối 2, Khối 3. Như vậy đến năm 2010 diện tích đất trụ sở cơ quan là 6,114 ha tăng 0,174 ha so với hiện trạng và chiếm 7,21% diện tích đất chuyên dùng. (Chi tiết xem biểu 01/NC - QH) + Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp Trong kỳ quy hoạch đến 2010 diện tích đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp tăng 3,180 ha do chuyển từ đất trồng cây hàng năm khác ở Khối 8 sang xây dựng Cụm công nghiệp địa phương số 1. Bên cạnh đó diện tích đất này cũng bị giảm 0,534 ha do chuyển sang sử dụng vào mục đích xây dựng trụ sở nhà văn hoá Khối 1, chuyển sang đất ở. Như vậy, đến năm 2010 diện tích đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp là 13,436 ha chiếm 15,85% diện tích đất chuyên dùng, tăng 2,646 ha so với hiện trạng. + Đất sử dụng vào mục đích công cộng Đất giao thông - Mở mới bến xe khách phía Đông Thành phố (khối 8) với diện tích 4,700 ha lấy vào đất cây hàng năm khác 4,000 ha; đất trồng lúa nước còn lại 0,700 ha. - Mở rộng: + Mở rộng Quốc lộ 1A (Khối 8) dài 0,8 km, rộng 50 m, diện tích tăng thêm 1,600 ha lấy từ đất trồng cây hàng năm khác 0,460 ha; đất ở đô thị 0,570 ha; đất nuôi trồng thuỷ sản 0,570 ha. + Mở rộng Quốc lộ 4B với diện tích tăng thêm là 0,092 ha lấy từ đất ở đô thị. + Mở rộng đường Chu Văn An đoạn từ Phai Vệ đi Lý Thái Tổ (Khối 5) dài 0,28 km, rộng 27 m, diện tích tăng thêm 0,252 ha lấy từ đất ở đô thị. + Mở rộng đường Nguyễn Du dài 1,41 km, rộng 27 m diện tích tăng thêm 1,269 ha lấy vào đất ở đô thị. + Mở rộng đường Ngô Quyền (Khối 8) đoạn từ Quốc lộ 1A đến ranh giới Thành phố dài 0,86 km, rộng 13,5 m, diện tích tăng thêm là 0,301 ha lấy vào đất ở đô thị. + Mở rộng đường Ngô Gia Tự đoạn từ Nguyễn Du đến Bà Triệu dài 0,22 km, rộng 17 m, diện tích tăng thêm 0,110 ha lấy vào đất ở đô thị. - Làm mới: + Làm mới đường Chu Văn An kéo dài đoạn từ Lý Thái Tổ đi Khu đô thị mới Nam Nguyễn Đình Chiểu (Khối 5, Khối 9) dài 1,0 km rộng 27 m, diện tích tăng thêm 2,700 ha lấy từ các loại đất trồng cây hàng năm khác 1,581 ha; đất ở đô thị 1,119 ha. + Làm mới đường số 6 (qua Chi cục thuế và Thi hành án) dài 0,16 km rộng 17 m, diện tích tăng thêm 0,272 ha lấy từ loại đất nuôi trồng thuỷ sản ở Khối 10. + Làm mới đường số 1 đoạn từ Ngô Quyền đến Khu công nghiệp địa phương số 1 dài 0,57 km, rộng 27 m, diện tích tăng thêm 1,539 ha lấy vào các loại đất trồng lúa nước còn lại 0,149 ha; đất trồng cây hàng năm khác 1,032 ha; đất ở đô thị 0,056 ha; đất mặt nước chuyên dùng 0,302 ha. + Làm mới đường Nguyễn Du 2 dài 1,01 km, rộng 17 m, diện tích tăng thêm 1,717 ha lấy vào đất trồng cây hàng năm khác 0,183 ha; đất ở đô thị 1,534 ha. + Làm mới đường vòng qua trụ sở UBND phường cũ (Khối 2) dài 0,16 km rộng 17 m, diện tích tăng thêm 0,272 ha lấy từ các loại đất trồng lúa nước còn lại 0,027 ha; đất ở tại đô thị 0,245 ha. + Làm mới đường nội bộ (Khối 1, khối 2, khối 5, khối 9) diện tích tăng thêm 4,418 ha lấy vào các loại đất trồng cây hàng năm khác 1,524 ha; đất ở đô thị 2,837 ha; đất cơ sở sản xuất kinh doanh 0,057 ha. - Đường giao thông trong các ngõ xóm diện tích tăng thêm 0,870 ha lấy từ các loại đất trồng cây hàng năm khác 0,212 ha; đất ở đô thị 0,658 ha. Như vậy diện tích đất giao thông vào năm 2010 sẽ là 58,182 ha, chiếm 89,89% diện tích đất có mục đích công cộng. (Chi tiết xem biểu 01/NC - QH và 02/NC - QH) + Đất xây dựng các công trình văn hoá. Để đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí ngày càng cao của dân cư trong phường cũng như trong Thành phố đảm bảo mỗi khối phố có một nhà văn hoá. Ngoài diện tích công viên cây xanh được đầu tư xây dựng dọc ven sông Kỳ Cùng, trong kỳ quy hoạch sẽ đầu tư xây dựng và mở rộng thêm diện tích đất nhà văn hoá là 0,083 ha. Cụ thể: - Xây dựng trụ sở nhà văn hoá Khối 1 với diện tích 0,013 ha lấy từ đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp (đất Công ty Xuất nhập khẩu – Tờ 6, thửa 03). - Xây dựng trụ sở nhà văn hoá Khối 2 diện tích à 0,015 ha lấy từ đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp (Đất trụ sở UBND phường cũ). - Xây dựng trụ sở nhà văn hoá Khối 3 diện tích 0,015 ha lấy từ đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp (Đất Hội y học dân tộc – Tờ 35, thửa 52, 69). - Xây dựng trụ sở nhà văn hoá Khối 9 diện tích 0,040 ha lấy vào đất nghĩa trang, nghĩa địa gia đình ông Hoàng Văn Linh (Tờ 42, thửa 67). Ngoài ra ở các khu tái định cư Khối 9, khu tái định cư Nam Nguyễn Đình Chiểu, khu tái định cư Pò Luông cũng được đầu tư xây dựng các công viên cây xanh, nhà trẻ, lớp mẫu giáo, nhà văn hoá, sân tập thể thao, siêu thị… phục vụ cho dân cư trong và gần các khu tái định cư. Như vậy đến năm 2010 diện tích đất cơ sở văn hoá của phường tăng 0,083 ha chiếm 0,13% diện tích đất công cộng. + Đất cơ sở giáo dục và đào tạo Để đáp ứng đầy đủ nhu cầu truường lớp cũng như diện tích cho mỗi học sinh theo quy định, trong kỳ quy hoạch này diện tích dành cho phát triển ngành giáo dục tăng thêm 1,023 ha trong đó : - Mở mới trường mầm non Khối 4 với diện tích 0,313 ha lấy vào đất trồng lúa nước còn lại 0,208 ha ; đất trồng cây hàng năm khác 0,105 ha (Tờ 28, thửa 72, 66, 65, 35, 37) ; (chi tiết xem biểu 01/NC - QH). - Mở rộng trường Trung học Việt Bắc và trường Tiểu học Đông Kinh lấy vào đất trường Trung học cơ sở Đông Kinh với diện tích 0,456 ha (Tờ 18, thửa 29). - Mở mới Trường Trung học cơ sở Đông Kinh sẽ đuợc xây dựng tại Khối 9 với diện tích là 0,728 ha lấy từ đất trồng cây hàng năm khác (Tờ 37, thửa 18 ; 19 ; 64 ; 65 ; 66 ; 67 ; 68 ; Tờ 43, thửa 20 ; 21 ; 22 ; 23 ; 24 ; 25). Đến năm 2010 diện tích đất cơ sở giáo dục - đào tạo có 5,271 ha, chiếm 8,14% diện tích đất có mục đích công cộng. Bảng 4.2. Diện tích và cơ cấu nhóm đất phi nông nghiệp đến năm 2010 Chỉ tiêu Mã Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 1 2 3 4 Đất phi nông nghiệp PNN 208,075 100,00 Đất ở OTC 98,774 47,47 Đất ở tại nông thôn ONT - - Đất ở tại đô thị ODT 98,774 100,00 Đất chuyên dùng CDG 84,783 40,75 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 6,114 7,21 Đất quốc phòng, an ninh CQA 0,510 0,60 Đất sản xuất, kinh doanh phi NN CSK 13,436 15,85 Đất khu công nghiệp SKK 13,106 97,54 Đất cơ sở sản xuất kinh doanh SKC 0,330 2,46 Đất cho hoạt động khoáng sản SKS - - Đất sản xuất VLXD SKX - - Đất có mục đích công cộng CCC 64,723 76,34 Đất giao thông DGT 58,182 89,89 Đất thuỷ lợi DTL - - Đất tải năng lượng, truyền thông DNT - - Đất cơ sở văn hoá DVH 0,083 0,13 Đất cơ sở y tế DYT 0,470 0,73 Đất cơ sở giáo dục - đào tạo DGD 5,271 8,14 Đất cơ sở thể dục-thể thao DTT 0,621 0,96 Đất chợ DCH 0,096 0,15 Đất di tích, danh lam thắng cảnh LDT - - Đất bãi thải, xử lý chất thải RAC - - Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa NTD 1,980 0,95 Đất sông, suối và mặt nước CD SMN 22,538 10,83 Nguồn: Báo cáo quy hoạch sử dụng đất thị xã Lạng Sơn (nay là thành phố Lạng Sơn) giai đoạn 2001 – 2010. + Đất cơ sở thể dục thể thao  Để đảm bảo cho mỗi khu vực có một sân luyện tập, trong kỳ quy hoạch sẽ xây dựng, mở rộng thêm diện tích đất cơ sở thể dục thể thao tăng 0,621 ha trong đó : Xây dựng sân luyện tập thể thao diện tích 0,388 ha (Khối 4) lấy từ đất lúa còn lại 0,248 ha; hàng năm khác 0,123 ha; nuôi trồng thuỷ sản 0,017 ha (Tờ 28, thửa 41, 43, 44 – Tờ 18, thửa 14, 15, 08, 106, 107, 108) Xây dựng sân thể thao Khối 3 với diện tích 0,080 ha lấy vào diện tích đất trồng cây hàng năm khác Xây dựng sân thể thao Khối 4 với diện tích 0,051 ha lấy từ đất có mặt nớc nuôi trồng thuỷ sản (Tờ 18, thửa 71) Xây dựng sân thể thao Khối 10 với diện tích 0,102 ha lấy từ đất hàng năm khác 0,053 ha; đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 0,049 ha (Tờ 11, thửa 70, 71) Như vậy đến năm 2010 diện tích đất cơ sở thể dục thể thao 0,621 ha, chiếm 0,96% diện tích đất có mục đích công cộng. (chi tiết xem biểu 01/NC - QH). + Đất chợ Trong kỳ quy hoạch, mở mới chợ xép (khối 10) diện tích 0,096 ha lấy vào đất mặt nuớc nuôi trồng thuỷ sản đất ao Coóc Bẻ (tờ bản đồ 31, thửa 181), chiếm 0,15% diện tích đất có mục đích công cộng. + Đất nghĩa trang, nghĩa địa Đến năm 2010 đất nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn phường 1,980 ha giảm 0,040 ha do chuyển sang đất cơ sở văn hoá ở khối 9. * Nhóm đất chưa sử dụng Với quan điểm sử dụng đất tiết kiệm, khai thác triệt để quỹ đất tự nhiên. Trong kỳ quy hoạch khai thác, cải tạo 0,120 ha đất bằng chưa sử dụng trên địa bàn phường đưa vào sử dụng làm đất ở. Như vậy đến năm 2010 trên địa bàn phường không còn diện tích đất chưa sử dụng b. Diện tích không thay đổi mục đích sử dụng trong kỳ quy hoạch Trong kỳ quy hoạch, trên địa bàn phường Đông Kinh có một số loại đất không thay đổi mục đích sử dụng. Cụ thể: * Đất nông nghiệp: - Đất có rừng trồng sản xuất: 10,010 ha. - Đất nuôi trồng thuỷ sản: 3,205 ha. - Đất nông nghiệp khác: 1,730 ha. * Đất phi nông nghiệp: - Đất ở tại đô thị: 86,337 ha. - Đất chuyên dùng: 59,446 ha. + Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp: 5,910 ha. + Đất quốc phòng, an ninh: 0,510 ha. + Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp: 10,256 ha. + Đất có mục đích công cộng: 42,770 ha. - Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa: 1,980 ha; - Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: 22,538 ha. (Chi tiết xem biểu 06/QH) c. Diện tích chuyển mục đích sử dụng trong kỳ quy hoạch. Trong kỳ quy hoạch đến năm 2010 phường Đông Kinh có 27,705 ha đất chuyển mục đích sử dụng. Trong đó tập trung chủ yếu là chuyển đổi từ các loại đất trong nhóm đất nông nghiệp sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Đất sản xuất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp là 26,650 ha trong đó đất trồng cây hàng năm chuyển sang đất phi nông nghiệp là 26,050 ha; đất trồng cây lâu năm chuyển sang đất phi nông nghiệp là 0,600 ha; đất nuôi trồng thuỷ sản chuyển sang đất phi nông nghiệp là 1,055 ha. (chi tiết xem biểu 07/QH) d. Diện tích phải thu hồi trong kỳ quy hoạch Để đáp ứng được các nhu cầu sử dụng đất của phường đến năm 2010. Diện tích đất cần phải thu hồi trong kỳ quy hoạch sử dụng đất của phường Đông Kinh là 36,848 ha chia ra các loại cụ thể sau. * Đất nông nghiệp: 27,705 ha, trong đó: - Thu hồi đất trồng cây hàng năm là: 26,050 ha. - Thu hồi đất trồng cây lâu năm : 0,600 ha. - Thu hồi đất có mặt nuớc nuôi trồng thuỷ sản: 1,055 ha. * Đất phi nông nghiệp 9,143 ha, trong đó: - Thu hồi đất ở tại đô thị: 9,043 ha. - Thu hồi đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp: 0,030 ha. - Thu hồi đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp: 0.070 ha. (Chi tiết xem biểu 08/QH) đ. Diện tích chưa sử dụng đưa vào sử dụng cho các mục đích. Diện tích đất chưa sử dụng của phường 0,120 ha là diện tích đất bằng chưa sử dụng, xác định về vị trí trong thời gian tới có thể chuyển sang mục đích đất ở. 4.1.4.4. Phân kỳ quy hoạch sử dụng đất Diện tích hiện trạng sử dụng đất của phường được điều tra, rà soát và cập nhật sử dụng đất đến cuối năm 2005, vì vậy trong quá trình quy hoạch chỉ cập nhật các công trình thực hiện từ năm 2006 đến năm 2010. Cho nên phân kỳ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của phường chỉ có kỳ kế hoạch cuối 2006 - 2010 và chính là phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của phường. 4.1.4.5. Các biện pháp, giải pháp thực hiện Để đảm bảo phương án quy hoạch sử dụng đất của phường có tính khả thi dưới góc độ quản lý nhà nước về đất đai cần quan tâm và thực hiện một số giải pháp sau: a. Giải pháp về vốn Chính sách tạo vốn đầu tư phải hướng vào việc khuyến khích và tạo điều kiện cho mọi tổ chức, cá nhân, đơn vị liên kết đầu tư. - Cần kết hợp chặt chẽ giữa việc tranh thủ tối đa nguồn hỗ trợ từ ngân sách của nhà nước kể cả trung ương và của tỉnh, thành phố. - Huy động tối đa mọi nguồn vốn trong nhân dân để phát triển kinh tế, có chính sách khuyến khích nhân dân mạnh dạn, an tâm bỏ vốn đầu tư phát triển sản xuất. - Phát triển các hình thức công ty cổ phần thu hút vốn từ nhiều nguồn tạo môi trường thuận lợi để vốn được chuyển dịch dễ dàng. - Tranh thủ mọi khả năng và dùng nhiều hình thức nhằm thu hút nguồn vốn nước ngoài thông qua việc tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho công ty nước ngoài liên doanh với các đơn vị kinh tế trong Tỉnh. - Vốn đầu tư do ngân sách nhà nước cấp nên dành cho xây dựng kết cấu hạ tầng, các công trình công cộng, ưu tiên cho các công trình giao thông, liên lạc cấp điện, cấp thoát nước... b. Giải pháp về chính sách đầu tư Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, chính sách thị trường là một trong những công cụ quan trọng nhất của Nhà nước nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất. Trong xu thế hội nhập kinh tế, chính sách thị trường phải hướng vào việc thúc đẩy sự gắn kết giữa thị trường của phường với Thành phố, thị trường trong nước với nước bạn. - Phát triển thị trường trên cơ sở phát triển kinh tế hàng hoá đặc trưng của Tỉnh và hàng hoá trong

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docS7917 d7909ng m7897t s7889 ch7881 tiu mi tr4327901ng 273amp78.doc
Tài liệu liên quan