Luận văn Sử dụng nhà đất tại các cơ quan thuộc hệ thống chính trị của Thành phố Hà Nội

Mục lục

 

Chương I: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về quyền sử dụng nhà đất công sở hiện nay.

 

1.1. Khái niệm nhà đất công sở: 8

 

1.2. Quyền sử dụng nhà đất công sở. 11

 

1.3. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng 15

nhà đất tại các cơ quan thuộc hệ thống chính trị

của Thành phố Hà Nội.

 

Chương II: Thực trạng sử dụng nhà đất công sở tại các cơ quan thuộc hệ thống chính trị của Thành phố Hà Nội.

2.1. Đặc điểm nhà đất công sở tại các cơ quan thuộc 28

hệ thống chính trị của Thành phố Hà Nội.

 

2.2. Thực trạng sử dụng nhà đất tại khối các cơ quan 34

Đảng, Nhà nước và Đoàn thể của Thành phố Hà Nội.

 

2.3. Thực trạng sử dụng nhà đất tại các đơn vị sự 45

nghiệp có thu của Thành phố Hà Nội:

 

Chương III: Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nhà đất tại các cơ quan thuộc hệ thống chính trị

của Thành phố Hà Nội

3.1. Một số quan điểm chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử

dụng nhà đất tại các cơ quan thuộc hệ thống

chính trị của Thành phố Hà Nội:

 

3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử 54

dụng nhà đất tại các cơ quan thuộc hệ thống

chính trị của Thành phố Hà Nội.

 

Kết luận

Tài liệu tham khảo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

doc65 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1489 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Sử dụng nhà đất tại các cơ quan thuộc hệ thống chính trị của Thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhiều chủ thể, cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau. Chính vì lẽ đó, trong quá trình quản lý và sử dụng nhà đất công sở tại các cơ quan thuộc hệ thống chính trị của Thành phố Hà Nội có những đặc điểm riêng: Thứ nhất, do có vị trí thuận lợi nên nhà đất công sở tại các cơ quan thuộc hệ thống chính trị của Thành phố Hà Nội luôn có giá trị sử dụng lớn hơn so với ở nhiều địa phương khác trong cả nước. Đất đai của Hà Nội nói chung và nhà đất công sở tại các cơ quan thuộc hệ thống chính trị của Thành phố Hà Nội nói riêng do có nhiều thuận lợi về vị trí, về hạ tầng kỹ thuật nên có khả năng khai thác sử dụng cho nhiều hoạt động khác nhau. Cũng do đất đai của Hà Nội có khả năng sử dụng cho nhiều hoạt động như vậy, nên so với các địa phương khác thì đất đai nơi đây luôn có giá trị sử dụng rất cao. Hơn nữa, các cơ quan công quyền của Hà Nội khi có quyết định thành lập đều được Nhà nước giao nhà đất cho sử dụng ở những nơi có vị trí thuận lợi: gần mặt đường, mặt phố lớn và thường ở khu trung tâm cũng như gần những khu dân cư, các công trình dịch vụ công cộng … nên nơi đây luôn có khả năng thu lợi cao từ việc cho thuê, cho thuê lại hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng cũng như dùng để sử dụng nhà đất đó vào các mục đích khác. Chính vì vậy, nếu xét dưới góc độ quyền sử dụng thì nhà đất công sở tại các cơ quan thuộc hệ thống chính trị của Thành phố Hà Nội luôn có giá trị sử dụng cao hơn, cũng như có khả năng thu lợi cao hơn rất nhiều so với ở nhiều địa phương khác. Đây cũng là một trong những đặc điểm nổi bật dẫn đến nguy cơ các chủ thể sử dụng nhà đất công sở luôn tìm mọi cách để sử dụng sai mục đích nhằm trục lợi. Thứ hai, nhà đất công sở tại các cơ quan thuộc hệ thống chính trị của Hà Nội luôn có giá trị đầu tư xây dựng lớn hơn nhiều so với ở nhiều địa phương khác. Đất đai có vai trò quan trọng, là tài nguyên, nguồn sống, môi sinh quan trọng nhất cho đời sống con người, cho sinh hoạt xã hội và cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. Hơn nữa, mặt bằng đất đai còn là nơi xây dựng các công trình, trụ sở làm việc của các cơ quan, đơn vị để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị mình. Nhưng trong điều kiện quỹ nhà đất có giới hạn về diện tích mặt bằng đất đai và không gian xây dựng nên khuôn viên, diện tích nhà đất được giao cho các cơ quan thuộc hệ thống chính trị của Thành phố Hà Nội không được rộng rãi, thoải mái như ở nhiều địa phương khác. Vì vậy, trong quá trình xây dựng các cơ quan này thường thiết kế xây dựng trụ sở làm việc của cơ quan mình theo kiểu nhà cao tầng. Nên giá trị đầu tư xây dựng tại các cơ quan này luôn lớn hơn nhiều lần so với ở các địa phương khác trong cả nước. Có thể thấy, tại các cơ quan thuộc hệ thống chính trị của Thành phố Hà Nội hiện nay mặc dù chi phí đầu tư xây dựng trụ sở làm việc là rất lớn nhưng quá trình sử dụng lại ít có hiệu quả, thậm chí trong việc đầu tư xây dựng cũng không tính đến hiệu quả sử dụng nên gây ra nhiều lãng phí cho ngân sách Nhà nước. Thực tế cho thấy, các cơ quan khi được thành lập đều lập dự toán xin kinh phí đầu tư xây dựng từ ngân sách Nhà nước để xây dựng nhà làm việc và các công trình phụ trợ khác trên khuôn viên đất được giao. Nhiều công trình phải đầu tư xây dựng với nguồn kinh phí rất lớn nhưng khi đưa vào hoạt động thì hiệu quả sử dụng tại nơi đây lại không cao. Mặc dù nguồn ngân sách đầu tư cho các công trình này là rất lớn, nhưng nhìn chung tình trạng phổ biến là xây dựng nhiều nhưng không sử dụng đến gây nên sự lãng phí hữu hình. Mặt khác, nhiều cơ quan khi xây dựng xong đã dùng diện tích nhà đất của cơ quan mình để cho các cá nhân, các tổ chức bên ngoài thuê các công trình đó để sản xuất, kinh doanh hoặc làm các dịch vụ khác ngay trên khuôn viên trụ sở làm việc của cơ quan mình. Chính việc đó đã làm cho trụ sở của các cơ quan này mất đi sự yên tĩnh, trang nghiêm cần có và làm ảnh hưởng tới bộ mặt pháp lý của cơ quan công quyền ở Thủ đô Hà Nội. Thứ ba, nhà đất công sở tại các cơ quan thuộc hệ thống chính trị của Thành phố Hà Nội luôn tiềm ẩn nguy cơ bị sử dụng tùy tiện, lãng phí, kém hiệu quả và sai mục đích. Hà Nội là trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa lớn của cả nước, do vậy được Nhà nước ưu tiên đầu tư kinh phí để hoàn thiện về hạ tầng kỹ thuật. Nhờ vậy, Thủ đô Hà Nội có nhiều thuận lợi trong việc phát triển kinh tế - xã hội. Mặt khác, trụ sở làm việc của nhiều cơ quan trong hệ thống chính trị của Thành phố Hà Nội còn được xây dựng ở khu trung tâm, gần khu dân cư, gần các công trình dịch vụ công cộng và có nhiều thuận lợi về giao thông, về thông tin liên lạc. Chính sự thuận lợi về hạ tầng kỹ thuật, về giao thông, về thông tin liên lạc như vậy, đã tạo cho đất đai của Hà Nội nói chung và nhà đất công sở tại các cơ quan thuộc hệ thống chính trị của Thành phố Hà Nội nói riêng luôn ở những vị trí thuận lợi, cũng chính những lợi thế về vị trí như vậy đã làm cho nhà đất công sở tại đây thường có giá trị thương quyền cao hơn ở nhiều địa phương khác trong cả nước. Đồng thời cũng do nhà đất công sở tại các cơ quan thuộc hệ thống chính trị của Thành phố Hà Nội có vị trí thuận lợi như vậy nên chủ thể sử dụng nhà đất tại nơi đây trong quá trình sử dụng thường có cơ hội trục lợi cao hơn nhiều so với những chủ thể sử dụng ở các địa phương khác. Thậm chí, nhà đất công sở tại các cơ quan thuộc hệ thống chính trị của Hà Nội còn có khả năng thu lời chênh lệch từ việc tự ý liên doanh, liên kết hoặc cho thuê lại nhà đất là trụ sở làm việc tại các cơ quan này. Không những thế, trong quá trình sử dụng nhà đất công sở tại các cơ quan này luôn tiềm ẩn nguy cơ sử dụng tùy tiện, lãng phí, kém hiệu quả và sai mục đích là rất phổ biến và trở nên nghiêm trọng hơn so với các chủ thể sử dụng ở các tỉnh, thành phố khác. Nhiều cơ quan đã lợi dụng vị trí thuận lợi để dùng một phần diện tích trong khuôn viên trụ sở làm việc của cơ quan mình để cho thuê làm mặt bằng sản xuất kinh doanh hoặc làm các dịch vụ khác. Chính việc sử dụng nhà đất công sở tùy tiện như vậy đã dẫn đến tình trạng các cơ quan này sử dụng nhà đất không đúng với mục đích được giao, đồng thời cũng gây ra nhiều lãng phí trong quá trình sử dụng đối tượng này. Mặt khác, do giá đất của Hà Nội nói chung và nhà đất công sở tại các cơ quan thuộc hệ thống chính trị của Thành phố Hà Nội nói riêng nếu đem bán đấu giá sẽ có giá cả rất lớn. Chính vì vậy, trong quá trình sử dụng nếu không sử dụng đúng mục đích cũng sẽ là một sự lãng phí rất lớn. Từ những đặc trưng riêng của nhà đất công sở tại các cơ quan thuộc hệ thống chính trị của Thành phố Hà Nội như vậy. Có thể thấy, so với những chủ thể sử dụng đất đai khác thì các cơ quan thuộc hệ thống chính trị của Hà Nội trong quá trình sử dụng nhà đất công sở của cơ quan mình thường sử dụng không đúng mục đích được giao, gây nên sự lãng phí tài nguyên đất của quốc gia, cũng như nguồn vốn đầu tư của Nhà nước. 2.2. Thực trạng sử dụng nhà đất công sở tại khối các cơ quan Đảng, Nhà nước và Đoàn thể của Thành phố Hà Nội Mặc dù Luật Đất đai đã quy định rất rõ ràng, cụ thể về quyền hạn và nghĩa vụ của chủ thể sử dụng đất. Các thông tư, nghị quyết, nghị định của Chính phủ cũng quy định rất rõ về việc xây dựng trụ sở làm việc cũng như tiêu chuẩn, định mức về trụ sở làm việc và việc quản lý, sử dụng trụ sở làm việc. Nhưng hiện nay, vấn đề quản lý và sử dụng nhà đất công sở tại khối các cơ quan Đảng, Nhà nước và đoàn thể của Thành phố Hà Nội đã và đang nảy sinh nhiều vấn đề bất cập mà tình trạng phổ biến là sử dụng nhà đất công sở lãng phí, kém hiệu quả và không đúng mục đích được giao. Các cơ quan Đảng, Nhà nước và đoàn thể của Thành phố Hà Nội là những pháp nhân được thành lập để thực hiện nhiệm vụ chính trị - xã hội của Thủ đô. Đây là khối các cơ quan, đơn vị thuộc khu vực hành chính sự nghiệp được Nhà nước giao nhà đất cho sử dụng để xây dựng trụ sở làm việc và không thu tiền sử dụng nhà đất. Vì vậy, các cơ quan này phải sử dụng nhà đất công sở đúng mục đích, công năng cũng như tiêu chuẩn, định mức theo các quy định hiện hành. Như đã trình bày ở chương 1, theo quy định của Chính phủ thì trụ sở làm việc bao gồm khuôn viên đất và tổng diện tích nhà làm việc trên đất đó. Trong đó, tổng diện tích nhà làm việc của mỗi cơ quan đơn vị gồm: Diện tích nhà làm việc cho cán bộ, công chức, diện tích các bộ phận phục vụ và phụ trợ, công cộng và kỹ thuật như: tiếp khách chung, họp, thư viện, lưu trữ, thường trực, bảo vệ, y tế, nhà kho, nơi đặt máy chuyên dụng, sảnh chính, sảnh phụ, hành lang, khu vệ sinh... Còn khuôn viên đất là tổng diện tích đất của cơ quan, đơn vị được cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật về đất đai. Qua khảo sát thực tế cho thấy, hiện nay việc sử dụng nhà đất là trụ sở làm việc chính thức tại các cơ quan Đảng của Thành phố Hà Nội về cơ bản là sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và đúng mục đích không có gì đáng bàn. Nhưng đối với các cơ quan, đơn vị trực thuộc Đảng bộ quận, huyện của Thành phố Hà Nội nhất là những đơn vị làm kinh tế trực thuộc các cơ quan Đảng, cũng như tại các cơ quan Nhà nước và các cơ quan đoàn thể của Thành phố Hà Nội thì tình trạng sử dụng nhà đất là trụ sở làm việc còn tùy tiện, lãng phí, kém hiệu quả và sai mục đích vẫn còn tồn tại. Điều thấy rõ nhất tại một số cơ quan, đơn vị trong khối các cơ quan Đảng, cơ quan Nhà nước và cơ quan đoàn thể của Thành phố Hà Nội hiện nay là: mặc dù diện tích nhà đất công sở được Nhà nước giao cho quản lý và sử dụng rất rộng nhưng khi thiết kế, xây dựng thì hầu như không tuân theo những quy định của Chính phủ về tiêu chuẩn thiết kế nhà làm việc của các cơ quan công sở, cũng như không tuân theo những quy định về định mức nhà làm việc. Có nhiều cơ quan, đơn vị trong khối các cơ quan này có diện tích nhà làm việc khá rộng, nhưng cũng có những cơ quan, đơn vị có diện tích nhà làm việc chật hẹp và không đủ điều kiện để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan. Sở dĩ có hiện tượng này xảy ra là do có nhiều cơ quan khi được thành lập đều được cấp nhà đất, kinh phí để xây dựng trụ sở làm việc cho cơ quan mình. Nhưng do cơ chế quản lý lỏng lẻo, chồng chéo, thiếu đồng bộ nên hầu hết các cơ quan này xin bao nhiêu đất đều được giao, cấp bấy nhiêu. Quá trình giao, cấp nhà đất của các cơ quan có thẩm quyền đều không tính đến quy hoạch tổng thể và hiệu quả sử dụng nhà đất đó. Và khi đã được cấp đất, các cơ quan này đều lập dự toán để xin kinh phí xây dựng trụ sở làm việc, nhưng do điều kiện ngân sách Nhà nước còn hạn hẹp nên khi được Nhà nước cấp kinh phí bao nhiêu thì xây dựng bấy nhiêu. Nhiều khi xây dựng theo kiểu chắp vá vì kinh phí không đủ, không đúng tiến độ. Không những thế, hiện nay hầu hết các cơ quan, đơn vị trực thuộc khối các cơ quan Đảng, Nhà nước và Đoàn thể của Thành phố Hà Nội đều được bố trí ở gần khu dân cư cũng như gần các công trình dịch vụ đô thị… chính điều đó cũng làm cho khuôn viên trụ sở làm việc của các cơ quan này bị ảnh hưởng, làm cho không gian kiến trúc của cơ quan công sở vừa hạn chế về mỹ quan, vừa hạn chế về tính trang nghiêm, yên tĩnh vừa không thuận lợi trong hoạt động. Một số cơ quan, đơn vị trong khối các cơ quan Đảng, Nhà nước và đoàn thể của Thành phố Hà Nội khi mới được thành lập được Nhà Nước giao cho quản lý và sử dụng những ngôi nhà đã được xây dựng sẵn để làm trụ sở cơ quan mà theo thiết kế thực tế thì những ngôi nhà được cấp đó không đảm bảo đủ điều kiện, đủ chức năng là trụ sở làm việc. Một số trụ sở làm việc của khối các cơ quan, đơn vị này là những công trình được tiếp quản từ sau năm 1954 nên đã bị xuống cấp, sửa chữa, chắp vá, không đồng bộ. Chính vì vậy, một số các cơ quan, đơn vị hiện nay có trụ sở làm việc không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của cơ quan, nhiều ngôi nhà xuống cấp, lụp xụp không gian kiến trúc không đảm bảo theo quy định thiết kế của một cơ quan công sở. Bên cạnh đó có nhiều cơ quan, đơn vị thuộc khối các cơ quan Đảng, Nhà nước và đoàn thể của Thành phố Hà Nội được các cấp có thẩm quyền giao nhà đất với diện tích rộng lại có vị trí ở mặt đường, mặt phố lớn nên có nhiều thuận lợi cho việc kinh doanh, làm dịch vụ. Vì thế các cơ quan này đã lợi dụng để xây dựng các kiốt, cửa hàng rồi cho các cá nhân, tổ chức thuê, đấu thầu kinh doanh các dịch vụ kể cả các dịch vụ như: gội đầu, cắt tóc, tẩm quất, quán Bar-Karaoke, phôtôcopy, đánh máy, in ấn... Rõ ràng là, khi được giao nhà đất cho quản lý và sử dụng đều được quy định rất cụ thể là: nhà đất đó chỉ được dùng vào mục đích làm trụ sở cơ quan để giúp cho cơ quan đó hiện diện và hoạt động với các chức năng của cơ quan mình khi được thành lập. Thế nhưng, khi được giao nhà đất cho quản lý và sử dụng thì các cơ quan này đã sử dụng sai mục đích để thu tiền tạo thêm quỹ phúc lợi cho cơ quan mình. Và vì thế, cũng buông lỏng khâu quản lý, kiểm tra xem các kiốt, cửa hàng cho thuê đó có kinh doanh, dịch vụ đúng như đăng ký hay không? Không có gì đảm bảo là bên ngoài thì quảng cáo kinh doanh bình thường nhưng bên trong lại có những hoạt động trái pháp luật thậm chí chứa chấp các tệ nạn xã hội. Có một số cơ quan, đơn vị xây dựng những kiốt, cửa hàng cho thuê làm dịch vụ phôtôcopy, đánh máy, in ấn đã đánh máy thuê cho các đối tượng viết đơn kiện kiện ngay chính cơ quan chủ quản đó. Thực tế cho thấy, hiện nay nhiều cơ quan, đơn vị trong khối các cơ quan Đảng, Nhà nước và đoàn thể của Thành phố Hà Nội còn mở các dịch vụ, căng - tin để phục vụ ăn uống - giải khát ngay trong khuôn viên trụ sở cơ quan dưới hình thức cho thuê hoặc đấu thầu để thu thêm tiền tạo quỹ riêng của cơ quan. Chính những việc làm này đã làm cho khuôn viên trụ sở làm việc của các cơ quan này trở nên ồn ào không còn sự trang nghiêm của một cơ quan công sở. Không chỉ có vậy, hiện nay ngay trong việc đấu thầu, có nhiều trường hợp người thầu dựa vào mối quan hệ thân thiết với lãnh đạo cơ quan đó để thắng thầu nên gây ra sự mất đoàn kết, mâu thuẫn trong nội bộ cơ quan. Ví dụ: Xung quanh trường đào tạo cán bộ của Thành phố - đơn vị được Nhà nước giao cho quản lý và sử dụng với diện tích đất rất rộng để xây dựng trụ sở làm việc của cơ quan mình. Nhưng trong quá trình quản lý và sử dụng, cơ quan này đã dành một phần diện tích đất trong khuôn viên trụ sở làm việc của cơ quan để xây dựng một quầy bán hàng phục vụ ăn uống, sau đó cho đấu thầu. Chủ thầu kinh doanh ở đó sau khi thắng thầu, hoạt động kinh doanh cũng trốn không hề nộp một đồng tiền thuế nào. Không chỉ có vậy, hiện nay có một số cơ quan, đơn vị trực thuộc khối các cơ quan Đảng, Nhà nước và đoàn thể của Hà Nội được Nhà nước giao cho sử dụng diện tích nhà đất công sở cũng không được rộng để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan mình. Nhưng trong quá trình sử dụng rất lãng phí, thậm chí còn dùng quỹ nhà đất được giao để cho các pháp nhân bên ngoài thuê để mở nhà hàng, quán bia ngay trong khuôn viên trụ sở làm việc làm cho cảnh quan nơi đây suốt ngày ồn ào, náo nhiệt cũng như làm ảnh hưởng tới bộ mặt pháp lý của các cơ quan công sở ở Thủ đô. Ví dụ: Công ty điện ảnh băng hình của Hà Nội có địa chỉ ở tại nhà số 78 Hàng Chiếu được Nhà nước giao nhà đất cho sử dụng làm trụ sở cơ quan với diện tích có hạn. Nhưng Công ty này đã sử dụng quỹ nhà đất của cơ quan để cho các tổ chức bên ngoài thuê để mở quán bia. Làm cho cảnh quan nơi đây luôn náo động bởi những lời chúc tụng nhau, khiến cho khách qua đường không nghĩ rằng đây là trụ sở làm việc của một cơ quan văn hóa của Thủ đô. Tương tự, nhà thi đấu Hai Bà Trưng do ủy ban nhân dân quận Hai Bà Trưng quản lý cũng là một khu thể thao lý tưởng được xây dựng với diện tích khá rộng và với mục đích dùng để tập luyện, thi đấu thể dục thể thao. Vậy mà, công trình được hoàn thiện và đưa vào sử dụng chưa được bao lâu, cơ quan chủ quản của nhà thi đấu này đã dành một phần diện tích trong khuôn viên nhà đất do mình quản lý để cho Trung tâm hướng nghiệp và giáo dục truyền thống của quận Hoàng Mai thuê dùng làm nơi giảng dạy và học tập nhằm phục vụ cho chức năng, nhiệm vụ của chính trung tâm giáo dục này. Thậm chí sàn thi đấu của nhà thi đấu Hai Bà Trưng cũng bị sử dụng quá công suất bởi nơi đây luôn được dùng để cho các cơ quan bên ngoài thuê để thực hiện các cuộc thi cũng như các trò chơi truyền hình. Không chỉ có vậy, ngay cả các trường Đại học, Cao Đẳng cũng thường đến đây thuê để tổ chức các buổi giáo dục chính trị đầu khóa. Làm cho cảnh quan nhà thi đấu Hai Bà Trưng suốt ngày ồn ào, tấp nập bởi cảnh học sinh của trung tâm ra vào, khách đến dự, đến xem các cuộc thi cũng như trò chơi truyền hình. Chính việc làm này đã làm cho nhà thi đấu Hai Bà Trưng bị sử dụng sai mục đích, công năng. Điều đáng bàn là, trong khi nhiều cơ quan công sở của Hà Nội sử dụng nhà đất thuộc trụ sở làm việc tùy tiện, lãng phí thì có không ít cơ quan do không có mặt bằng để đặt trụ sở làm việc phải thuê mượn nhà đất của dân để làm trụ sở hoặc nếu có thì diện tích quá chật không đủ điều kiện về không gian, diện tích để đáp ứng được với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan. Ví dụ: Phòng công chứng số 3 có trụ sở đặt ở phố Trần Đăng Ninh do phải thuê mượn nhà dân làm văn phòng nên nơi đây rất chật chội khiến người dân đến làm thủ tục phải chen chúc nhau làm cho cảnh quan của cơ quan công quyền của Hà Nội bị ảnh hưởng rất lớn. Có thể thấy, vấn đề quản lý và sử dụng nhà đất là trụ sở làm việc tùy tiện, lãng phí và sai mục đích tại một số các cơ quan, đơn vị trong khối các cơ quan Đảng, Nhà nước và đoàn thể của Thành phố Hà Nội hiện nay có không ít những sai phạm. Tại một số cơ quan không chỉ sử dụng nhà đất được giao để cho thuê, cho thuê lại mà còn sử dụng mặt bằng của cơ quan làm dịch vụ trông giữ xe đạp, xe máy, xe ôtô các loại cho các hộ gia đình xung quanh cơ quan mình để thu tiền. Bên cạnh các dịch vụ trông giữ xe này, một số cơ quan, đơn vị có nhà làm việc chưa sử dụng cũng tìm mọi cách để cho các cá nhân, tổ chức khác thuê để làm kho chứa hàng cũng như cho thuê mặt bằng để sản xuất kinh doanh. Việc trông giữ xe, cho gửi hàng dẫn đến xe ra, xe vào, hàng ra, hàng vào cơ quan không được kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ nên có thể trong số các xe gửi, hàng gửi đó có hàng lậu, hàng cấm cũng không ai biết và chắc rằng các cơ quan chức năng có thẩm quyền cũng rất e ngại khi vào các cơ quan này để kiểm tra, khám xét những xe gửi, hàng gửi đó. Hiện nay khá nhiều cơ quan, đơn vị trong khối các cơ quan Đảng, Nhà nước và đoàn thể của Hà Nội còn xây dựng nhà khách với danh nghĩa để phục vụ cho hoạt động của cơ quan mình. Nhưng sau một thời gian sử dụng các cơ quan này đều biến các nhà khách đó thành các nhà nghỉ để kinh doanh thu lợi nhuận, tức là đã sử dụng nhà khách đó sai mục đích, sai công năng. Không chỉ có vậy, một số cơ quan, đơn vị do có lợi thế về địa điểm, về cấu trúc nhà làm việc đã bố trí phòng làm việc lên tầng cao để lấy diện tích cho thuê. Ví dụ: Một sở của Hà Nội có trụ sở làm việc ở gần khu dân cư, lại ngay giữa trung tâm Thành phố, có mặt tiền rộng sát với mặt phố lớn ở Thủ đô, nên cơ quan này đã đưa toàn bộ các phòng làm việc của cơ quan mình lên tầng cao, còn tầng 1 thì cho Công ty Trần Anh Computer thuê mặt bằng để làm văn phòng đại diện, nơi giao dịch trao đổi, mua bán sản phẩm của công ty đó với những biển hiệu quảng cáo thương hiệu rất lớn, khiến cho những người đến liên hệ công tác với sở này dễ lầm tưởng là mình đến nhầm địa chỉ. Hiện nay, một số cơ quan, đơn vị trong khối các cơ quan Đảng, Nhà nước và đoàn thể của Hà Nội không chỉ cho thuê lại nhà đất là trụ sở làm việc mà còn tự ý chia đất cho cán bộ công nhân viên chức làm nhà dưới dạng thanh lý, cấp mượn đất trái phép ở ngay trong khuôn viên trụ sở làm việc của cơ quan mình. Không những thế, một số cơ quan còn dùng một phần diện tích trong quỹ đất được giao để xây dựng nhà ở cho cán bộ nhân viên mà không có sự tách biệt giữa khu tập thể với trụ sở làm việc. Sự đan xen giữa nhà ở và nhà làm việc như vậy đã làm cho trụ sở làm việc của các cơ quan này mất đi sự yên tĩnh, tính trang nghiêm cũng như làm ảnh hưởng tới hoạt động của cơ quan. Theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan, đơn vị được Nhà nước giao nhà đất cho quản lý và sử dụng phải sử dụng đúng luận chứng kinh tế kỹ thuật được phê duyệt, nhưng trong quá trình quản lý và sử dụng một số cán bộ chủ chốt của các cơ quan này đã lợi dụng quyền hạn và sơ hở của pháp luật để chia đất làm nhà trái pháp luật, tự ý cải tạo nhà xưởng, kho tàng, nhà làm việc thành nhà ở để chia cho các hộ gia đình. Sau đó tiếp tục thanh lý cho các hộ gia đình mà không được sự cho phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Thậm chí, hiện nay nhiều cơ quan có diện tích đất chưa sử dụng nhưng cũng chưa có hàng rào ranh giới bảo vệ nên đã bị các hộ gia đình xung quanh lấn chiếm. Ngay cả những cán bộ nhân viên trong cơ quan khi được cơ quan cho mượn đất để làm nhà rồi sau đó được cơ quan cho thanh lý cũng có hiện tượng lấn chiếm đất công của cơ quan mình. Thực tế cho thấy, hiện nay có không ít đơn vị trong khối các cơ quan Đảng, Nhà nước và đoàn thể của Hà Nội cho các tổ chức khác thuê, mượn sử dụng trụ sở làm việc sai mục đích, tự ý cho thuê, chuyển nhượng, kinh doanh trái nguyên tắc. Nhiều cơ quan còn tự bán tài sản kèm theo đất, chuyển nhượng, mua bán trái phép để thu lợi riêng trong khi Nhà nước bị thiệt hại nghiêm trọng. Điều đáng chú ý là các tổ chức mua, thuê lại nhà đất phần lớn lại là các cơ sở ngoài quốc doanh hoặc tổ chức kinh tế tập thể nên việc họ sử dụng sai mục đích, công năng là điều dễ thấy. Hiện nay có một số cơ quan, đơn vị trong khối các cơ quan Đảng, Nhà nước và đoàn thể của Hà Nội còn xây dựng trong khuôn viên trụ sở làm việc của cơ quan mình những hội trường rộng, thiết kế đẹp để cho các tổ chức, cá nhân thuê để họp, hội nghị, liên hoan, tiệc cưới… Có một số cơ quan xây dựng các khu nhà nghỉ, nhà an dưỡng để phục vụ cho cán bộ công nhân viên chức nghỉ ngơi, dưỡng sức sau một thời gian làm việc mệt nhọc, nhưng đã tự ý chuyển đổi mục đích, công năng của hệ thống các nhà nghỉ, nhà an dưỡng này thành các khu dịch vụ, khu kinh doanh để thu lợi nhuận. Một số cơ quan mới được thành lập nhưng do quỹ nhà đất của Thành phố có hạn và chưa được quy hoạch nên các cơ quan này phải thuê mượn nhà đất của tư nhân để làm trụ sở gây ra nhiều thiệt hại cho ngân sách Nhà nước. Không những thế, trong hệ thống trụ sở làm việc của các cơ quan Đảng, Nhà nước và đoàn thể của Hà Nội đều không được xây dựng theo quy hoạch tổng thể, có thể thấy một số các cơ quan, đơn vị trong khối các cơ quan này là những công trình tiếp quản sau năm 1954. Trong đó có một số trụ sở làm việc là những biệt thự từ thời Pháp (điển hình là Sở Giáo dục - Đào tạo). Một số cơ quan công sở được xây dựng mới từ năm 1960 (điển hình là khu liên cơ Vân Hồ) và có một số cơ quan công sở được đầu tư xây dựng mới vào những năm gần đây (Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất). Nhìn chung, nhà đất là trụ sở làm việc ở các cơ quan này dù mới được xây dựng hoặc cải tạo đều có tường rào, cổng ra vào, nơi để xe và các công trình phụ trợ. Nhưng hầu hết các hạng mục công trình được thiết kế xây dựng với quy mô nhỏ và do tiếp giáp với khu dân cư hoặc ở gần mặt đường, mặt phố lớn nên không gian kiến trúc vừa hạn chế về mỹ quan, không trang nghiêm, yên tĩnh và không thuận lợi về giao thông. Do thiếu diện tích làm việc nên đa số trụ sở làm việc của các cơ quan này đều đã được cải tạo, sửa chữa, nâng cấp thêm ở trong khuôn viên làm cho trụ sở làm việc của các cơ quan này không còn khả năng và điều kiện về không gian để biểu đạt đặc trưng là cơ quan công sở của Thủ đô. Mặc dù, nhiều trụ sở làm việc không đảm bảo như vậy nhưng các cơ quan này vẫn sử dụng quỹ nhà đất được giao sai mục đích mà hành vi chủ yếu là dùng quỹ nhà đất của cơ quan để cho các tổ chức bên ngoài thuê làm ảnh hưởng tới môi trường pháp lý của cơ quan công sở. Ví dụ: Một sở của Hà Nội được thành lập ngay sau ngày giải phóng Thủ đô, khi được thành lập đã được Thành phố giao cho quản lý một biệt thự thời Pháp để sử dụng. Nhưng do có vị trí ở trung tâm thành phố nên Sở này đã cho các tổ chức, cá nhân bên ngoài thuê để mở Trung tâm giới thiệu việc làm, Trung tâm đào tạo tin học- ngoại ngữ… làm ảnh hưởng tới không gian kiến trúc cũng như cảnh quan của cơ quan này. Do yêu cầu nhiệm vụ nên trụ sở làm việc của các cơ quan Đảng, Nhà nước và đoàn thể cần phải được xây dựng độc lập khang trang, hiện đại, thể hiện được là cơ quan quyền lực. Bảo đảm là nơi triển khai mọi chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Nhưng không phải tất cả mọi khuôn viên trụ sở làm việc đều được quan tâm đến cảnh quan, môi trường, cây xanh… Hiện nay còn thiếu nhiều quy định cụ thể, chi tiết về tiêu chuẩn, định mức trụ sở làm việc và quy định về quyền hạn, nghĩa vụ, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị khi được giao đất cho quản lý và sử dụng. Rõ ràng trụ sở làm việc là cơ sở vật chất không thể thiếu giúp cho các cơ quan này hiện diện và hoạt động với những chức năng nhiệm vụ của mình. Thế nhưng, thực tế cho thấy có rất ít các cơ quan thuộc hệ thống chính quyền các cấp từ Thành phố đến cơ sở sử dụng nhà đất đúng mục đích, công năng, tiêu chuẩn, định mức do Nhà nước quy định. Ngoài các cơ quan có trụ sở làm việc hẹp thì việc bố trí phòng làm việc chật chội, chen chúc là điều dễ thấy. Nhưng ngay cả các cơ quan có diện tích trụ sở làm việc rộng thì trong quá trình sử d

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doclvktct.doc
  • docbia.doc
Tài liệu liên quan