Luận văn Sử dụng phương pháp dạy học hợp tác nhóm nhỏ trong dạy học hóa học lớp 11 – chương trình nâng cao ở trường THPT

Trong phân phối chương trình hóa học lớp 11, mỗi một tuần có 1 hay 2 tiết tự chọn, nội dung

tiết tự chọn do tổ bộ môn lựa chọn. Thực tế ở các trường chúng tôi thực nghiệm đều có điểm trùng

nhau: chọn nội dung luyện tập về thiết lập CTPT (vì tính nền tảng của kiến thức), do vậy chúng tôi đã tổ chức thực nghiệm tiết học này theo PPDH hợp tác với cấu trúc Stad.

pdf123 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4388 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Sử dụng phương pháp dạy học hợp tác nhóm nhỏ trong dạy học hóa học lớp 11 – chương trình nâng cao ở trường THPT, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
câu hỏi và chấm điểm trả lời câu hỏi thành 1 cột điểm của cá nhân. Hình 2.7. HS đặt câu hỏi sau khi nghe nội dung báo cáo. ( Lớp 11A6, trường THPT Ngô Gia Tự –Khánh Hòa) 3.6.3.Hoạt động 3: Củng cố. - GV giao cho nhóm bài tập ô chữ, nhóm thảo luận, tìm đáp án, sau đó tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi ô chữ. - Nhóm cử đại diện, tổ chức lớp tham gia trò chơi đoán ô chữ, nhằm củng cố các kiến thức trọng tâm bài học. Hình 2.8. GV giao bài tập ô chữ cho nhóm ( Lớp 11A6, trường THPT Ngô Gia Tự –Khánh Hòa) Hình 2.9. Thành viên thứ hai điều khiển lớp tham gia trò chơi bài tập ô chữ ( Lớp 11A6, trường THPT Ngô Gia Tự –Khánh Hòa) 3.6.4. Hoạt động 4: Tiến hành kiểm tra 5 phút sau giờ học – nội dung là kiến thức bài báo cáo. Điểm bài kiểm tra sẽ được lấy thành cột điểm hệ số 1, điểm trung bình cộng bài kiểm tra sẽ là 1 cột điểm thứ 3 của nhóm ( Đề kiểm tra xem phụ lục). 3.7. Bước 7: Đánh giá kết quả hoạt động của nhóm. - Nhóm tự đánh giá vai trò của mỗi cá nhân trong nhóm. - HS nhận xét bài báo cáo của nhóm (ưu và nhược điểm). - GV nhận xét về kết quả làm việc của nhóm. - GV tổng kết điểm theo tiêu chí chấm điểm đã thông báo. b. Phân tích bài lên lớp - Thiết kế hoạt động DHHT mô phỏng theo cấu trúc GI với quy mô nhỏ tạo điều kiện cho HS tham gia vào quá trình tự học và nghiên cứu kiến thức, nâng cao ý thức tự giác học tập cho HS. - Tham gia vào quá trình hoạt động, HS sẽ nâng cao kĩ năng giao tiếp, lắng nghe, tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề và đặc biệt là kĩ năng làm việc đồng đội. Khi làm nhóm trưởng, HS sẽ có điều kiện tập làm quen với việc xử lí công việc. - Mặc dù mỗi cặp HS trong nhóm phụ trách một nội dung, nhưng với thiết kế hoạt động 2 sẽ kiểm tra được khả năng nắm kiến thức của các TV trong nhóm cũng như hiệu quả của việc hợp tác giữa các TV. - Với hoạt động 3, GV giao một bài tập củng cố để nhóm hội ý và hướng dẫn cho HS ở dưới lớp. Hoạt động này có hai mục tiêu: củng cố bài học và rèn luyện cho nhóm khả năng giải quyết vấn đề. - Với tiêu chí đánh giá thông qua 4 phần điểm sẽ hạn chế được tối đa tình trạng ăn theo, đánh giá đúng mức độ đóng góp của mỗi TV. Tiêu chí đánh giá cũng đề cao hiệu quả tiết học thông qua bài kiểm tra 5 phút của HS (phần 4) được nhân hệ số 2, đây là nguồn thông tin phản hồi tốt nhất để GV kịp thời chỉnh sửa cho các hoạt động sau. c. Một số điểm cần lưu ý để sử dụng thành công cấu trúc GI - Nhóm phải có các TV đủ khả năng hỗ trợ cho nhau trong quá trình hoạt động - Vì nội dung bài học giao cho nhóm HS hướng dẫn cho cả lớp, nên ta chọn các bài có kiến thức đơn giản, gần gũi với thực tiễn hay dạng bài có nội dung tương tự như bài đã được học. - Khi HS tìm tư liệu để xây dựng bài giảng, GV cần phải ghi lại nguồn gốc của các tư liệu, xác minh tính chính xác của nội dung. - Để giúp HS làm việc hiệu quả, GV nên giới thiệu cho HS một số sách tham khảo hay các trang web cần thiết. - GV nhắc nhở nhóm trưởng thường xuyên đôn đốc các TV hợp tác tích cực, đều tay và hiệu quả, chú ý ghi chép các thành quả mà mỗi TV đóng góp. - Mặc dù không tham gia trực tiếp vào hoạt động lĩnh hội kiến thức của HS, nhưng GV vẫn phải theo sát các hoạt động của nhóm như một trọng tài, một quân sư, một nhà điều hành… Chú ý GV không nên áp đặt ý kiến chủ quan của mình vào ý kiến của nhóm, chỉ nên gợi ý để HS quyết định, như thế mới phát huy được khả năng tự chủ, sáng tạo, độc lập của HS. 2.2.2. Sử dụng PPDH hợp tác nhóm nhỏ khi ôn tập, củng cố, hoàn thiện và vận dụng kiến thức 2.2.2.1. Dạng bài luyện tập a. Dạy bài luyện tập : “Thiết lập công thức phân tử hợp chất hữu cơ” với cấu trúc Stad của Slavin Trong phân phối chương trình hóa học lớp 11, mỗi một tuần có 1 hay 2 tiết tự chọn, nội dung tiết tự chọn do tổ bộ môn lựa chọn. Thực tế ở các trường chúng tôi thực nghiệm đều có điểm trùng nhau: chọn nội dung luyện tập về thiết lập CTPT (vì tính nền tảng của kiến thức), do vậy chúng tôi đã tổ chức thực nghiệm tiết học này theo PPDH hợp tác với cấu trúc Stad. TIẾT TỰ CHỌN LUYỆN TẬP THIẾT LẬP CÔNG THỨC PHÂN TỬ 1. MỤC TIÊU 1.1. Kiến thức Củng cố kiến thức về phương pháp phân tích định tính và định lượng trong hợp chất hữu cơ. 1.2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng xác định CTPT hợp chất hữu cơ từ kết quả phân tích . - Rèn kĩ năng trình bày và lắng nghe, biết nhận xét đánh giá đúng kiến thức của mỗi cá nhân. 1.3. Thái độ HS tích cực hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau trong nhóm. 2. CHUẨN BỊ 2.1. Giáo viên - Chuẩn bị giáo án, phiếu học tập với nội dung câu hỏi định hướng bài học, đề kiểm tra lần 1, đề kiểm tra lần 2, phương án đánh giá kết quả học hợp tác của nhóm và dự đoán các tình huống sẽ xảy ra trong giờ học. - Hướng dẫn HS tham gia hoạt động nhóm theo cấu trúc Stad. 2.2. Học sinh - HS nắm rõ các bước hoạt động học tập ở tiết học tới và tiêu chí chấm điểm. - HS thực hiện các yêu cầu của GV, chuẩn bị bài theo phiếu học tập và SGK. 3. HƯỚNG DẪN HỌC SINH HOẠT ĐỘNG Bước 1: GV giới thiệu cho HS cách thức hoạt động theo cấu trúc Stad – hoạt động này diễn ra ở phần dặn dò trong tiết học trước. Bước 2: Chia nhóm  Nhóm có 4 -5 HS, có thể lấy 4 HS ngồi ở hai bàn trên dưới thành 1 nhóm.  GV chú ý chia đều số HS khá giỏi và HS yếu kém cho các nhóm, mỗi nhóm phải có ít nhất một HS khá giỏi để có thể giải đáp các thắc mắc cho các TV trong nhóm. Nhóm có thể đề xuất đích danh HS khá giỏi mà nhóm tín nhiệm tham gia vào nhóm để giúp đỡ.  Cử HS làm nhóm trưởng – nhóm trưởng nên thay đổi ở mỗi lần có giờ học nhóm hợp tác, để mọi HS đều có cơ hội thể hiện vai trò và trách nhiệm của mình. Bước 3: Giao nhiệm vụ  GV nêu mục tiêu tiết học sau và phát phiếu học tập cho HS – các HS nghiên cứu chung một nhiệm vụ.  GV thông báo cách tính điểm cá nhân và điểm của nhóm sau buổi học thông qua bài kiểm tra. 4. LỰA CHỌN HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG VÀ PHÂN CHIA THỜI GIAN Hoạt động 1(6 phút): Tổ chức các nhóm cùng nhau luyện tập dạng toán thiết lập CTPT lần 1 . Hoạt động 2 (10 phút): Tổ chức kiểm tra lần 1. Hoạt động 3 (15 phút): Tổ chức cho HS tham gia vào quá trình đánh giá bằng cách chấm chéo bài kiểm tra giữa các nhóm. Các nhóm tiếp tục hợp tác lần hai, HS khắc phục phần kiến thức nắm chưa tốt thông qua bài kiểm tra lần 1. Hoạt động 4 (10 phút): Tổ chức kiểm tra lần 2. Hoạt động 5(4 phút): Tổ chức cho HS chấm bài kiểm tra lần 2 và tổng kết buổi học. 5. TIẾN TRÌNH GIỜ HỌC 5.1. Hoạt động 1: Các nhóm cùng giúp nhau luyện tập dạng toán thiết lập CTPT . 5.1.1. Nhiệm vụ học tập – phiếu học tập. HS hoàn thành yêu cầu của GV theo phiếu học tập. PHIẾU HỌC TẬP (HS ôn lại kiến thức phần thiết lập CTPT và làm các bài tập sau) Bài tập SGK: Bài 2,4/ tr118; bài 2,4,5/tr121 Bài tập nâng cao: Bài 1: Oxi hóa hoàn toàn 1,5g hợp chất hữu cơ X không có nito, sản phẩm sinh ra được dẫn qua bình 1 đựng CaCl2 khan và bình 2 đựng dd KOH đậm đặc dư, thấy khối lượng bình 1 tăng 2,7g; bình 2 tăng 4,4g. a. Tính % m các nguyên tố có trong X. Xác định CTĐG của X. b. Xác định CTPT của X biết dX/H2=15. Bài 2: Đốt cháy hoàn toàn 0,4g một chất hữu cơ A chỉ thu được 560ml CO2 ở đkc và 0,9g H2O. a. Tính khối lượng các nguyên tố có trong A. Xác định CTĐG của A. b. Tìm CTPT của A. Bài 3: Đốt cháy 2,1g hợp chất hữu cơ A, sản phẩm sinh ra dẫn qua bình dd Ca(OH)2 dư, thấy bình tăng thêm 9,3g, đồng thời trong bình có 15g chất kết tủa xuất hiện. a. Xác định khối lượng CO2 và H2O tạo thành trong sản phẩm cháy. b. Tìm CTPT của A, biết dA/H2=14. Bài 4: Đốt cháy hoàn toàn 5,6lit khí hữu cơ A được 16,8lit khí CO2 và 13,5g H2O. Biết 3,36lit hơi A có khối lượng là 6,3g. Các khí đều đo ở đkc. Tìm CTPT của A. 5.1.2. Hoạt động học tập – hoạt động nhóm hợp tác Các TV trong nhóm trao đổi, giúp đỡ nhau nắm rõ các dạng bài tập thiết lập công thức phân tử. GV khuyến khích HS yếu nêu thắc mắc để các TV trong nhóm giúp đỡ. 5.2. Hoạt động 2: Tổ chức kiểm tra lần 1 KIỂM TRA 10 PHÚT – LẦN 1 Bài 1: phân tích hoàn toàn 1,86g hợp chất hữu cơ A chứa C, H, N thu được 5,28g CO2; 1,26g H2O và 224ml N2 ở đkc. a. Vậy trong A có: ………………%C; …….…….….%H; ……….………….%N; b. CTĐG của A là……………………………..…………………………………….. c. Cho biết A có 1 nguyên tử N, CTPT của A là…………..….…………………….. Bài 2: Đốt cháy 2,19g hợp chất hữu cơ A có chứa C, H, O, sản phẩm cháy được dẫn qua bình 1 đựng H2SO4 đậm đặc, bình 2 đựng KOH dư, thấy khối lượng bình 1 tăng 1,35g, khối lượng bình 2 tăng 3,96g. a. Vậy khối lượng các nguyên tố trong A là : mC=……… ; mH=……..; mO=…...… b. CTĐG của A là…………………………………………………………………… c. Cho biết dA/k.k=5,034, CTPT của A là……………………………………………. Bài 3:Đốt cháy 6g hợp chất hữu cơ A thu được 8,8g CO2; 3,6g H2O, biết MA=60.CTPT của A là ……………………………………………………………... 5.3. Hoạt động 3: Tổ chức cho HS tham gia vào quá trình đánh giá Bước 1: GV tổ chức cho HS chấm bài chéo nhau, đề nghị HS chấm bài ghi tên người chấm để nêu cao tính nghiêm túc. Bước 2: Qua kết quả bài KT, HS khắc phục phần kiến thức chưa nắm vững bằng cách hỏi các TV trong nhóm. 5.4. Hoạt động 4 : Tổ chức kiểm tra cá nhân lần 2 KIỂM TRA 15 PHÚT – LẦN 2 Câu1: Trong hợp chất hữu cơ A có 32%C; 6,67%H; 18,67%N, vậy CTĐG của A là: a. C2H5O2N. b. C3H7O2N. c.C4H9O2N. d.C5H11O2N. Câu2: trong 89g hợp chất hữu cơ A có 36gC; 7gH; 14g N, vậy CTĐG của A là: a. C2H5O2N. b. C3H7O2N. c.C4H9O2N. d.C5H11O2N. Câu 3: Hợp chất hữu cơ B có CTTQ CxHyOz, biết tỉ lệ x:y:z=2:4:1và dB/CO2=1. Vậy B có CTPT là:………………………………………………………………………... Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn 5,9g hợp chất hữu cơ A, thu được sản phẩm cháy gồm 13,2g CO2; 8,1g H2O và 1,12lit khí N2 ở đkc. Biết MA = 59, vậy CTPT của A là:…………………………………………………………………………………… Câu 5: Đốt cháy một chất hữu cơ A có CTTQ là CxHyNt, sản phẩm cháy thu được là CO2; H2O và N2 có tỉ lệ nCO2 : nH2O : nN2 =12:7:1. Biết MA = 93, vậy CTPT của A là:……………………………………………………………………………………... 5.5. Hoạt động 5: Tổ chức cho HS chấm bài kiểm tra lần 2 Bước 1: GV tổ chức cho HS chấm chéo bài nhau như ở lần kiểm tra 1. Bước 2: GV hướng dẫn nhóm trưởng ghi chép vào phiếu đánh giá hoạt động nhóm. PHIẾU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM ……… HỌ TÊN ĐIỂM KT LẦN 1 ĐIỂM KT LẦN 2 CHỈ SỐ CỐ GẮNG = ĐiểmKT2 – Điểm KT1 1. 2. 3. 4.  Tiêu chí đánh giá giờ học  Điểm cá nhân = điểm kiểm tra lần 1.  Điểm tích lũy cá nhân(chỉ số cố gắng) = điểm KT lần 2 – điểm KT lần 1.  Điểm tích lũy nhóm = điểm tích lũy trung bình cộng của các TV trong nhóm. b. Phân tích bài lên lớp - Giờ học theo cấu trúc Stad sẽ tăng khả năng tự học cho HS, HS được rèn kĩ năng giao tiếp, cách đặt câu hỏi, cách giải quyết vấn, diễn đạt và diễn giảng. HS yếu có điều kiện học hỏi ở HS khá giỏi, đồng thời HS khá giỏi có cơ hội khắc sâu kiến thức thông qua việc giảng giải cho bạn. - Đặc thù bài học là luyện kĩ năng tìm CTPT của hợp chất hữu cơ, nên chúng tôi đã không dùng hình thức kiểm tra TNKQ bốn lựa chọn để tránh trường hợp HS “thử” đáp án, mà dùng TNKQ điền khuyết để HS có thể luyện tập các dạng toán thiết lập CTPT và GV vẫn tổ chức được việc HS tự chấm bài. - Cấu trúc Stad đề cao nỗ lực cố gắng của HS thông qua “chỉ số cố gắng”, vì vậy chúng tôi đề xuất thêm cột điểm cá nhân là điểm kiểm tra lần 1 để tránh tình trạng HS làm bài kiểm tra lần 1 không theo đúng khả năng của mình. c. Một số lưu ý để sử dụng thành công cấu trúc Stad - Khi áp dụng cấu trúc Stad, GV nên chọn bài có kiến thức mới tương tự như kiến thức đã học hoặc các bài luyện tập, ôn tập để rèn luyện và nâng cao khả năng tự học của HS. - Khi chia nhóm chú ý đến lực học của các TV trong nhóm, mỗi nhóm ít nhất có một HS khá giỏi để giúp đỡ HS yếu. Số lượng HS trong nhóm chỉ 4 – 5 HS, để nâng cao hiệu quả hoạt động hợp tác nhóm. - Việc đánh giá kết quả hợp tác của nhóm thông qua chỉ số cố gắng nên đề kiểm tra phải có chủ đích trước: đề lần 2 có kiến thức tương tự như đề lần 1 nhưng ở mức độ cao hơn hay tương đương. Đối với các dạng bài truyền thụ kiến thức mới thì nội dung kiểm tra tránh các câu hỏi dạng thuộc bài, nên sử dụng câu hỏi đánh giá mức độ hiểu hay vận dụng. - Nếu thời gian tiết học hạn chế, GV có thể hướng dẫn HS tìm hiểu trước bài học dưới hình thức phiếu học tập. Việc thiết kế phiếu học tập phải dựa vào mục tiêu bài học và trình độ HS. - Vì đây là cấu trúc hoạt động nhóm có 2 bài kiểm tra và tổ chức cho HS chấm chéo bài kiểm tra của nhau, GV nên sử dụng TNKQ bốn lựa chọn hay TNKQ dạng điền khuyết để công đoạn chấm bài được tiến hành nhanh và chính xác. 2.2.2.2. Dạng bài thực hành Bài thực hành được thiết kế cuối chương nhằm mục đích củng cố, khắc sâu kiến thức đã học và rèn luyện các thao tác thí nghiệm thực hành cho HS. Qua trao đổi thực tế, chúng tôi biết giờ thực hành hóa học ở các trường phổ thông thường ít được chú trọng. Trong giờ thực hành, GV thường chia nhóm theo tổ, số lượng TV trong một nhóm là rất đông, nên có tình trạng nhiều HS đứng ngoài chơi không và gây mất trật tự, giờ học không đạt hiểu quả như mong muốn. Do đó, chúng tôi mạnh dạn áp dụng PPDH hợp tác nhóm nhỏ để mỗi HS được tham gia trực tiếp vào quá trình học cũng như thực hành, qua đó HS mới thật sự khắc sâu kiến thức đã học. a. Dạy bài “Thực hành : Tính chất của một số hợp chất nito. Phân biệt một số loại phân bón hóa học” theo mô hình “gánh xiếc” BÀI THỰC HÀNH: TÍNH CHẤT CỦA MỘT SỐ HỢP CHẤT NITƠ. PHÂN BIỆT MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN HÓA HỌC 1. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1.1. Kiến thức Củng cố tính chất của amoniac và tính oxi hóa mạnh của axit nitric. Biết cách phân biệt một số loại phân bón hóa học. 1.2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng thực hành thí nghiệm với lượng nhỏ hóa chất bảo đảm an toàn, chính xác. - Rèn kĩ năng tự nghiên cứu tài liệu, trao đổi thông tin giữa các TV trong nhóm và kĩ năng trình bày. 2. CHUẨN BỊ 2.1. Giáo viên Chuẩn bị 4 khay thí nghiệm, mỗi thí nghiệm 2 bộ (8 khay). Khay TN1 : - Dụng cụ: bình tam giác khô, giá đỡ, đèn cồn, ống dẫn khí, chậu đựng nước, ống vuốt nhọn. - Hóa chất: dd NH4OH đặc, dd p.p, Khay TN2 : - Dụng cụ: ống nhiệm; kẹp ống nghiệm; ống nhỏ giọt. - Hóa chất: dd NH3; dd CuSO4; dd NaOH; dd AlCl3; dd phenolphtalein; dd H2SO4 loãng. Khay TN3 : - Dụng cụ: ống nhiệm; kẹp ống nghiệm; ống nhỏ giọt, ống dẫn khí, kẹp gắp; đèn cồn; bông. - Hóa chất: dd HNO3 đặc; HNO3 loãng; đồng vụ; kẽm hạt; quỳ tím; dd NaOH; dd phenolphtalein. Khay TN4 : - Dụng cụ: ống nhiệm; kẹp ống nghiệm; ống nhỏ giọt, đèn cồn. - Hóa chất: phân KCl; phân (NH4)2SO4; phân superphotphat kép; dd NaOH; dd AgNO3; quỳ tím; Chuẩn bị phòng thí nghiệm theo sơ đồ sau : 2.2. Học sinh - HS nắm rõ các hoạt động học tập ở tiết học sau và tiêu chí chấm điểm. - HS thực hiện yêu cầu của GV, chuẩn bị bài theo phiếu học tập và SGK. Chú ý không được mang sách vở vào phòng thí nghiệm. 3. HƯỚNG DẪN HỌC SINH HOẠT ĐỘNG Khay TN2 Khay TN3 Khay TN4 Khay TN4 Khay TN3 Khay TN2 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 8 Nhóm 7 Nhóm 6 Khay TN1 Khay TN1 Nhóm 1 Nhóm 5 Bước 1: GV giới thiệu cho HS cách thức hoạt động học tập hợp tác với hình thức “gánh xiếc” ở tiết sau – hoạt động này diễn ra ở tiết học trước phần dặn dò. Bước 2: chia nhóm - Chia lớp thành 8 nhóm. Mỗi nhóm có 4 – 6 HS. - Đề cử nhóm trưởng. Bước 3: giao nhiệm vụ - GV nêu mục tiêu của tiết học sau. - Mỗi HS được phát 1 phiếu học tập có nội dung khác nhau. - Bảo đảm trong nhóm phải có đủ 4 nội dung của 4 phiếu học tập. - Nếu nhóm quá 4 TV thì phần tìm hiểu phiếu học tập 1 và 3 được phát thêm. - Yêu cầu mỗi cá nhân phải nắm vững nội dung trong phiếu học tập của mình. - GV thông báo các bước hoạt động trong tiết học sau và cách tính điểm cá nhân, điểm của nhóm sau buổi học. 4. LỰA CHỌN HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG VÀ PHÂN CHIA THỜI GIAN Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung sẽ tiến hành thí nghiệm – HS nghiên cứu cá nhân. Hoạt động 2 (28 phút): Tổ chức các hoạt động thí nghiệm theo hình thức gánh xiếc. Hoạt động 3 (12 phút): Tổ chức báo cáo thí nghiệm. Hoạt động 4 (5 phút): Tổng kết và dặn dò. 5. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG 5.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu các nội dung sẽ tiến hành thí nghiệm. 5.1.1. Nội dung học tập PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 – THÀNH VIÊN SỐ 1 Thí nghiệm 1: điều chế khí NH3 và thử tính tan của NH3 Dụng cụ: bình tam giác khô, giá đỡ, đèn cồn, ống dẫn khí, chậu đựng nước, ống vuốt nhọn. Hóa chất: dd NH4OH đặc, dd phenolphtalein. Câu hỏi: 1. Từ dụng cụ và các hóa chất trên, hãy mô tả bằng hình vẽ thí nghiệm điều chế khí NH3 trong phòng thí nghiệm. 2. Để thử tính tan của khí NH3, ta tiến hành thao tác thí nghiệm như thế nào? PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 – THÀNH VIÊN SỐ 2 Thí nghiệm 2: Thử tính chất của dd NH3 Dụng cụ: ống nhiệm; kẹp ống nghiệm; ống nhỏ giọt. Hóa chất: dd NH3; dd CuSO4; dd NaOH; dd AlCl3; dd phenolphtalein; dd HCl. Câu hỏi: 1. Nêu tính chất của dd NH3 . 2. Với hóa chất đã cho, hãy thực hiện các thí nghiệm để chứng minh tính chất của dd NH3 (tính bazo và khả năng tạo phức của dd NH3). Yêu cầu: Thí nghiệm có hiện tượng rõ ràng; tiết kiệm hóa chất. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 – THÀNH VIÊN SỐ 3 Thí nghiệm 3: Tính oxi hóa của HNO3 Dụng cụ: ống nhiệm; kẹp ống nghiệm; ống nhỏ giọt, ống dẫn khí, kẹp gắp; đèn cồn; bông. Hóa chất: dd HNO3 đặc; HNO3 loãng; đồng vụn; kẽm hạt; quỳ tím; dd NaOH; dd phenolphtalein. Câu hỏi: 1. Axit HNO3 thể hiện tính oxi hóa qua các phản ứng nào? 2. Với hóa chất đã cho, hãy thực hiện những thí nghiệm để chứng minh tính oxi hóa của HNO3 . 3. Khí NO2 là khí độc, để hạn chế lượng khí NO2 thoát ra ngoài không khí thì ta phải làm cách nào? Yêu cầu: Thí nghiệm có hiện tượng rõ ràng; tiết kiệm hóa chất; số thí nghiệm là tối thiểu nhưng chứng minh được đầy đủ tính oxi hóa của HNO3 . PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 – THÀNH VIÊN SỐ 4 Thí nghiệm 4: phân biệt phân KCl; phân lân (NH4)2HPO4; phân đạm NH4NO3. Dụng cụ: ống nhiệm; kẹp ống nghiệm; ống nhỏ giọt, ống dẫn khí, đèn cồn. Hóa chất: phân KCl; phân lân (NH4)2HPO4; phân đạm NH4NO3; HNO3 loãng; dd NaOH; AgNO3; quỳ tím. Câu hỏi: 1. Nêu cách phân biệt các gốc Cl-; PO4 3-; NH4 +. 2. Với các hóa chất đã cho, hãy chọn thuốc thử cần thiết để phân biệt 3 loại phân hóa học trên. Yêu cầu: Thí nghiệm có hiện tượng rõ ràng; tiết kiệm hóa chất; nhận biết bằng cách nhanh nhất. 5.1.2. Hoạt động học tập Bước 1: Cá nhân tìm hiểu kiến thức và hoàn thành phiếu học tập. Bước 2: Cá nhân chịu trách nhiệm thí nghiệm nào thì hướng dẫn các TV còn lại với nội dung:  Chọn thí nghiệm, thực hiện yêu cầu của GV, giải thích vì sao.  Cách tiến hành thí nghiệm. Chú ý: Hoạt động này diễn ra ở mỗi thí nghiệm – mỗi thí nghiệm sẽ có 1 TV hướng dẫn cho cả nhóm. 5.2. Hoạt động 2: hoạt động thí nghiệm theo hình thức gánh xiếc (7 phút/1TN) - GV thông báo: tại mỗi khay thí nghiệm đều có hướng dẫn và yêu cầu. - GV hướng dẫn HS vị trí thí nghiệm và cách thay đổi vị trí thí nghiệm (theo sơ đồ) sau khi hết thời gian cho mỗi thí nghiệm là 7 phút. Nhóm phải làm vệ sinh ống nghiệm trước khi di chuyển sang thí nghiệm khác. - Trong khi các nhóm thao tác thí nghiệm, GV quan sát và cho điểm kĩ năng thực hành. Hình 2.10. Sơ đồ các nhóm thực hành. THÍ NGHIỆM 1: ĐIỀU CHẾ KHÍ NH3 VÀ THỬ TÍNH TAN CỦA NH3 Hướng dẫn hoạt động: 1. TV 1 hướng dẫn cho nhóm cách tiến hành thí nghiệm: điều chế, thu khí và thử tính tan của khí NH3. 2. Nhóm tiến hành thí nghiệm. 3. TV số 1 không làm thí nghiệm, chỉ quan sát, nhắc nhở các bước tiến hành, ghi lại các thao tác thí nghiệm và hiện tượng phản ứng xảy ra. THÍ NGHIỆM 2: THỬ TÍNH CHẤT CỦA DD NH3 Hướng dẫn hoạt động: 1. TV số 2 đề xuất các thí nghiệm cần thiết để chứng minh tính bazơ và khả năng tạo phức của dd NH3 . 2. Nhóm thảo luận chọn thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm. Khay TN1 Khay TN2 Khay TN3 Khay TN3 Khay TN2 Khay TN1 Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 7 Nhóm 6 Nhóm 5 Khay TN4 Khay TN4 Nhóm 4 Nhóm 8 3. TV số 2 không làm thí nghiệm, chỉ quan sát, nhắc nhở và ghi lại các thao tác thí nghiệm, hiện tượng xảy ra. 4. Yêu cầu thí nghiệm: hiện tượng rõ ràng; tiết kiệm hóa chất; biết kết hợp các thí nghiệm với nhau. THÍ NGHIỆM 3: TÍNH OXI HÓA CỦA AXIT NITRIC HNO3 Hướng dẫn hoạt động: 1. TV số 3 đề xuất các thí nghiệm cần thiết để chứng minh tính oxi của HNO3 . 2. Nhóm thảo luận chọn thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm. 3. TV số 3 không làm T làm thí nghiệm, chỉ quan sát, nhắc nhở và ghi lại các thao tác thí nghiệm, hiện tượng phản ứng xảy ra. 4. Yêu cầu thí nghiệm: hiện tượng rõ ràng; tiết kiệm hóa chất; không cho khí NO2 thoát ra ngoài. THÍ NGHIỆM 4: PHÂN BIỆT MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN HÓA HỌC Hướng dẫn hoạt động: 1. TV số 4 đề xuất cách nhận biết 3 loại phân hóa học đã cho. 2. Nhóm thảo luận chọn thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm. 3. TV số 4 không làm thí nghiệm, chỉ quan sát, nhắc nhở và ghi lại các thao tác thí nghiệm, hiện tượng phản ứng xảy ra. 4. Yêu cầu thí nghiệm: hiện tượng rõ ràng; tiết kiệm hóa chất; nhận biết bằng cách nhanh nhất. 5.3. Hoạt động 3: Tổ chức báo cáo thí nghiệm (12 phút) - Mỗi thí nghiệm, gọi một HS thuộc nhóm bất kì lên trình bày thực hiện thao tác thí nghiệm, gọi HS bất kì ở nhóm khác nhận xét. Chấm điểm cá nhân báo cáo là điểm nhóm. - GV nhận xét và sửa sai ngay cho từng thí nghiệm. - Thời gian báo cáo cho 1 thí nghiệm/ 3 phút.  Đáp án yêu cầu thí nghiệm Thí nghiệm 1: HS lắp được dụng cụ thí nghiệm, nêu các thao tác khi tiến hành thí nghiệm, giải thích vì sao khí NH3 thu bằng PP đẩy không khí. Thí nghiệm 2: Chứng minh tính bazo của dd NH3 : - Ống nghiệm 1 chứa dd NH3, cho thêm vài giọt phenolphtalein, lắc đều, thêm tiếp dd HCl. - Ống nghiệm 2 chứa dd NH3, cho từ từ dd CuSO4, sau đó cho dư dd CuSO4. Thí nghiệm 3: Tính oxi hóa của HNO3 - Ống nghiệm 1 chứa dd HNO3 loãng, cho thêm đồng vụn. - Ống nghiệm 2 chứa dd HNO3 đặc, cho thêm đồng vụn, chú ý việc hạn chế khí NO2 thoát ra. Thí nghiệm 4: phân biệt phân KCl; phân lân (NH4)2HPO4; phân đạm NH4NO3; Cho 3 loại phân vào 3 cốc đã ghi số. Thêm nước cất vào 3 cốc để hòa tan phân. Cho thêm dd AgNO3 vào để nhận biết.  Tiêu chí đánh giá: - Kĩ năng thực hành: 4đ/4thí nghiệm – điểm này GV chấm trong quá trình HS thực hành theo nhóm. - Báo cáo thí nghiệm :2 điểm - Đúng tiêu chí TN đặt ra: 2 điểm - Vệ sinh: 1 điểm. - Trật tự: 1điểm. 5.4. Hoạt động 4: Tổng kết và dặn dò Phần tổng kết có thể dời lại ở tiết học sau nếu không đủ thời gian. Khi tổng kết GV chú ý nhận xét: - Việc chuẩn bị bài ở nhà (theo phiếu học tập và SGK) của mỗi cá ảnh hưởng đến tiến trình hoạt động của nhóm. - Tinh thần hợp tác giữa các TV trong nhóm. - Ý thức HS trong giờ thực hành. - Tuyên dương nhóm làm việc nghiêm túc và hiệu quả nhất. Dặn dò HS những điều cần chuẩn bị cho tiết học sau. b. Phân tích bài lên lớp - Với mục tiêu của bài thực hành như đã nêu, nên khi tiến hành thực nghiệm chúng tôi yêu cầu HS các lớp TN không sử dụng SGK trong giờ thực hành, để HS có sự chuẩn bị trước khi tham gia giờ học, tránh tình trạng vừa làm vừa coi SGK. - Khi HS có sự chuẩn bị trước và sau đó “hướng dẫn” lại cho các TV khác trong nhóm thực hành, lúc này HS như “chuyên gia” có cơ hội rèn luyện kĩ năng “truyền đạt” và “tổ chức công việc cho nhóm”. Đồng thời các TV khác cùng tham gia thực hành sẽ rèn kĩ năng làm việc đồng đội . - Việc chia nhỏ nhóm (nhóm có 4 – 5 HS), bảo đảm tất cả mọi HS đều có cơ hội tham gia làm thí nghiệm, tránh được tình trạng đứng ngoài nhìn. - Đối với mỗi thí nghiệm đều có yêu cầu HS phải lựa chọn hóa chất để thực hành (sao cho phù hợp với yêu cầu của GV) sẽ nâng cao khả năng phân tích, tổng hợp kiến thức ở HS. - TV báo cáo thí nghiệm được chỉ định bất kì nhưng lấy điểm cho toàn nhóm, điều này sẽ nâng cao ý thức tự giác hợp tác trong giờ thực hành ở HS. - Tổ chức giờ thực hành theo hình thức “gánh xiếc” giúp cho việc sự chuẩn bị hóa chất thí nghiệm của GV không mất nhiều công sức. c. Lưu ý khi sử dụng PPDH hợp tác với mô hình “gánh xiếc” Hình thức “gánh xiếc” thường được sử dụng để tổ chức giờ học thực hành, vì vậy khi thiết kế các yêu cầu thí nghiệm ngoài việc nội dung theo sát SGK thì GV nên cân đối lại nội dung giữa các thí nghiệm sao cho phù hợp với điều kiện hóa chất thực có và số lượng thao tác trong mỗi thí nghiệm phải tương đương nhau, để các thí nghiệm kết thúc đồng thời. TÓM TẮT CHƯƠNG 2 Trong chương này, chúng tôi đã áp dụng PPDH hợp tác nhóm nhỏ để thiết kế các bài lên lớp hóa học cụ thể thuộc chương trình hóa học lớp 11 nâng cao. Nội dung gồm các phần: 1. Tìm hiểu nội dung, chương trình, SGK hóa học lớp 11 nâng cao, phân tích sơ lược nội dung và xác định trọng tâm kiến thức từng chương. 2. Thiết kế 10 giáo án có sử dụng PPDH hợp tác nhóm nhỏ. Mỗi giáo án được trình bày theo cấu trúc: - Xác định mục tiêu bài học. - Chuẩn bị của GV và HS. -.Hướng dẫn HS hoạt động - Lựa chọn hình thức hoạt động và phân chia thời gian. - Tiến trình hoạt động. Sau mỗi bài lên lớp đều có: - Phân tích các hoạt động và kĩ năng ở HS đạt được sau giờ học. -

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf90599LVHHPPDH059.pdf
Tài liệu liên quan