Luận văn Sự tha hóa của con người trong sáng tác của Nam Cao trước 1945

Mối quan hệhợp tác làm ăn, chung sống, thểhiện rõ trong “Sống mòn” Thứ, San, Oanh cùng

sống chung một nhà, ăn chung một bàn, làm chung một chỗ, lúc đầu họsống rất thân thiết, gắn bó.

Nhưng sựtha hóa của Oanh đã phá vỡmối quan hệtốt đẹp vốn có của các thành viên trong nhà.

Thứvà San đứng vềmột phía đối trọng lại với Oanh từsuy nghĩcho đến hành động đều thểhiện sự

tương phản, bất hòa. “Y không còn giữvẻthản nhiên, chỉtrông thấy Oanh, nghe thấy Oanh, đã đủ

cho mặt y gờm gờm những cái run ghét giận rồi. Thường thường, y phải quay đi hoặc lảng ra chỗ

khác. Sựbực tức của San lại càng bộc lộhơn. Y thường bỉu môi hay cười mỉa mai đểchọc tức

Oanh. Y bênh vực người nọngười kia, chẳng phải vì thấy những người ấy đáng bênh, nhưng chỉvì y

muốn mạt xác Oanh cho bỏghét. Những bữa ăn đã trởnên náo nhiệt. Không mấy bữa Oanh và San

không to tiếng với nhau. Họcải nhau toang toang nhưhọp việc làng. Họlàm nhưnói đùa, bới móc

nhau từng cái con con. San tính rành mạch cho Oanh nghe từng xu rau, từng hào đậu, từng tí nước

mắm trong một bữa cơm đểbáo thù Oanh cứluôn luôn kêu rằng mình thổi cơm tháng cho San và

Thứnhưvậy lỗ”

pdf101 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2116 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Sự tha hóa của con người trong sáng tác của Nam Cao trước 1945, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
an hệ các sự vật. Sự tồn tại của bất kì một sự vật nào, những đặc điểm và đặc tính riêng của nó, sự phát triển của nó tùy thuộc vào toàn bộ mối quan hệ của nó đối với các sự vật khác của thế giới khách quan”. {150; 477}. Trong đó, các quan hệ xã hội có tính chất đặc biệt. Con người có quan hệ với những sự vật do họ tạo ra, với thế giới khách quan và những người khác. Do đó, con người soi thấy bản thân mình trong cái thế giới mà họ khám phá ra và bắt đầu quan hệ với bản thân mình với tính cách là một con người (Có sự tự ý thức) chỉ khi có quan hệ với người khác như với một cái gì giống bản thân mình. Chính vì thế, một mặt giải thích bản chất xã hội của ý thức con người và mặt khác giải thích sự cần thiết phải nghiên cứu các quan hệ xã hội để nhận thức lịch sử và nhận thức mối quan hệ giữa con người với con người. Mối quan hệ hợp tác làm ăn, chung sống, thể hiện rõ trong “Sống mòn” Thứ, San, Oanh cùng sống chung một nhà, ăn chung một bàn, làm chung một chỗ, lúc đầu họ sống rất thân thiết, gắn bó. Nhưng sự tha hóa của Oanh đã phá vỡ mối quan hệ tốt đẹp vốn có của các thành viên trong nhà. Thứ và San đứng về một phía đối trọng lại với Oanh từ suy nghĩ cho đến hành động đều thể hiện sự tương phản, bất hòa. “Y không còn giữ vẻ thản nhiên, chỉ trông thấy Oanh, nghe thấy Oanh, đã đủ cho mặt y gờm gờm những cái run ghét giận rồi. Thường thường, y phải quay đi hoặc lảng ra chỗ khác. Sự bực tức của San lại càng bộc lộ hơn. Y thường bỉu môi hay cười mỉa mai để chọc tức Oanh. Y bênh vực người nọ người kia, chẳng phải vì thấy những người ấy đáng bênh, nhưng chỉ vì y muốn mạt xác Oanh cho bỏ ghét. Những bữa ăn đã trở nên náo nhiệt. Không mấy bữa Oanh và San không to tiếng với nhau. Họ cải nhau toang toang như họp việc làng. Họ làm như nói đùa, bới móc nhau từng cái con con. San tính rành mạch cho Oanh nghe từng xu rau, từng hào đậu, từng tí nước mắm trong một bữa cơm để báo thù Oanh cứ luôn luôn kêu rằng mình thổi cơm tháng cho San và Thứ như vậy lỗ” {18; 568}. Thông thường, mối quan hệ chỉ tốt đẹp khi lợi ích của các bên được đảm bảo. Từ đó, có sự ràng buộc qua lại và tôn trọng lẫn nhau, đồng thời cần có nhau để cùng tồn tại và phát triển. Đó là trường hợp lúc mới lập trường, Thứ cần có một chỗ dạy, San cũng cần có chỗ làm và Oanh cũng cần có người dạy. Mặt khác, mối quan hệ giữa Thứ và Đích rất thân thiết. Họ luôn cùng chung tiếng nói, chí hướng xây dựng nhà trường đi lên, trường sẽ có nhiều học sinh, nhiều phụ huynh tin tưởng. Và trong thâm tâm của Thứ, một ngày không xa, anh sẽ làm chủ cái trường này, để thỏa mãn những chí nguyện làm cho ngôi trường ngày càng phát triển hơn. Nhưng khi biết rõ sự bòn xén của Oanh, lợi dụng Thứ với San dạy dỗ cực nhọc, ăn uống kham khổ, thiếu thôn. Và đặc biệt khi biết rõ âm mưu của Đích và Oanh thì Thứ như sụp đổ, mơ ước làm hiệu trưởng bất thành. Có lẽ, đây là nguyên nhân phá vỡ mối quan hệ của họ. Khi lợi ích của các bên không còn đảm bảo, cũng là lúc quan hệ giữa họ không còn cơ sở để đảm bảo sự tồn tại. Nhưng đó là quy luật tất yếu của sự phát triển, theo C. Mác quan hệ mới chỉ hình thành khi quan hệ cũ bị phá vỡ và mâu thuẩn được giải quyết. Việc hình thành mối quan hệ mới cho thấy tính cách của nhân vật tiếp tục phát triển, sự phong phú, đa dạng trong suy nghĩ và hành động của nhân vật và tầm nhìn của nhà văn ở nhiều góc độ và xu hướng khác nhau. Nhân vật không chấp nhận hay chịu sự ràng buộc của một môi trường sống cố định, an phận mà họ luôn đấu tranh để vươn lên, thực hiện lí tưởng, nguyện vọng. Tuy nhiên, đó là xu hướng tích cực, theo quy luật của sự phát triển, phá vỡ mối quan hệ cũ tạo tiền đề cho sự ra đời của quan hệ mới tiến bộ hơn, tích cực hơn. Còn trong sáng tác của Nam Cao, ở đề tài này chỉ tìm hiểu quá trình tha hóa của các nhân vật làm thay đổi các mối quan hệ. Các mối quan hệ trong sáng tác của Nam Cao rất đa dạng như quan hệ vợ chồng, anh em, cha mẹ con cái, bạn hữu, chủ tớ, phe cánh… Các mối quan hệ không đơn thuần theo phép toán cộng mà chồng chéo lên nhau khá phức tạp. Chỉ riêng cái làng Vũ Đại, trong “Nghĩ tiếp vế Nam Cao”, Đức Mậu đã tìm ra rất nhiều mối quan hệ giữa người và người “Nếu nhìn ở góc độ con người là sản phẩm xã hội thì Chí Phèo, Bá Kiến, thị Nở và đám đông đùn ra khi Chí Phèo ăn vạ – là sản phẩm của làng thôn Việt Nam – cụ thể là làng Vũ Đại. Từ con người, tính cách, địa vị xã hội, đời sống vật chất và tinh thần cùng các mối quan hệ giữa những con người ấy là sản phẩm của cái làng đóng kín vùng đồng bằng Bắc bộ. Sự đóng kín biểu thị ở chỗ lý trưởng có thể giấu một tên tội phạm mà quan trên không hề hay biết, còn những người hiền lành đi ra khỏi làng, đi đến một môi trường sống khác, trở về thì thành một con người khác, họ bị tha hóa và thành nỗi đe dọa đối với tất cả” {60; 159 – 160}. Với quan điểm con người là sản phẩm của xã hội, nên suy cho cùng sản phẩm của xã hội thực dân phong kiến phần nhiều là những con người tha hóa, họ làm thay đổi mối quan hệ tốt đẹp giữa người và người. Và sản phẩm của xã hội đó là nhiều mối quan hệ vụ lợi, mong manh, dễ bị thay đổi. Mối quan hệ giữa các thế lực thống trị như các phe cánh đối đầu với nhau thì Bá Kiến và Đội Tảo là mối quan hệ sống còn, sự tồn tại của chúng cho thấy có nhiều thành phần khác nhau trong hệ thống áp bức ở nông thôn Việt Nam. Cùng là những thành phần tha hóa, cặn bã của xã hội, nhưng giữa chúng không có mối quan hệ tương trợ mà luôn đối đầu, tìm cách tiêu diệt lẫn nhau. “Làng nào cũng có nhiều cánh, mỗi cánh kết bè kết đảng chung quanh một người; cánh cụ Bá Kiến, cánh ông Đội Tảo, cánh ông Tư Đạm, cánh ông Bát Tùng… Bằng ấy cánh đu lại với nhau để bóc lột con em, nhưng ngấm ngầm chia rẽ, nhè từng chỗ hở để mà trị nhau” {18; 41}. Mối quan hệ giữa các phe phái trên là tìm cách tiêu diệt lẫn nhau để đi đến sự độc quyền trong việc chèn ép và bóc lột dân lành. Thực chất không có vây cánh nào đại diện cho dân nghèo chống lại chúng và sự chống chọi lẫn nhau giữa chúng cũng chẳng có lợi ích gì cho dân làng. Vì khi phe này thất bại thì phe mới lại nổi lên, đời sống của người dân như miếng mồi ngon mà cánh nào cũng muốn giành giật về phía mình. “Đội Tảo là một tay vai vế trong làng. Vây cánh của ông ta mạnh, vẫn kình nhau với nhà cụ Bá mà cụ Bá thường vẫn phải chịu bởi hắn là cựu binh, lương hưu trí nhiều, quen thuộc nhiều, lại ăn nói giỏi. Hắn vay cụ Bá năm mươi đồng đã từ lâu, bây giờ tự nhiên trở mặt vỗ tuột, lấy cớ rằng số tiền ấy tính vào món tiền chè Lý Cường ra làm lý trưởng, chưa tạ hắn. Cụ Bá tức như chọc họng, nhưng chưa biết làm thế nào, bởi vì thằng Binh Chức, đầy tớ tay chân của cụ, sở dĩ đương đầu được với hắn, chết năm ngoái rồi. Bây giờ cụ mới gặp được Chí Phèo, có thể thay cho Binh Chức. Cụ thử nói kích xem sao. Nếu nó trị được Đội Tảo thì tốt lắm. Nếu nó bị Đội Tảo trị thì cụ chẳng thiệt gì, đằng nào cũng có lợi cho cụ cả” {18; 44 – 45}. Trong quan hệ trên, giữa Bá Kiến và Đội Tảo thì luôn biểu hiện ý thức tranh chấp, hạ bệ nhau để giành vị thế trong làng. Cho nên, Bá Kiến đã tạo ra một thế lực đàn em như Binh Chức, Năm Thọ và đặc biệt Chí Phèo đã trở thành tay sai đắc lực của Bá Kiến … Những kẻ liều lĩnh, bất cần đời, không sợ chết, không sợ đi tù. Theo Bá Kiến đây là những thằng được việc. “Cụ nghĩ bụng cũng phải có những thằng đầu bò chứ? Không có những thằng đầu bò, lấy ai trị những thằng đầu bò? Thế lực của cụ sở dĩ lấn át được những vây cánh khác, một phần lớn cũng bởi cụ biết mềm, biết cứng, biết thu dụng những thằng bạt mạng không sợ chết và không sợ đi tù. Những thằng ấy chính là những thằng được việc. Khi cần chỉ cho nó dăm hào uống rượu, là có thể sai nó tác hại bất cứ anh nào không nghe mình. Gặp người bướng bỉnh, đanh thép thì nó lừa đốt nhà hay cho mấy lát dao; gặp người non mặt thì nó quăng vào chai rượu lậu hay gây sự rồi lăn ra kêu làng. Có chúng sinh chuyện thì mới có dịp mà ăn, nếu không thì giữa đám dân hiền lành và yên phận này, khéo lắm chỉ bóp nặn được vào vụ thuế. Thuế một năm có một lần nếu chỉ trông vào đấy thì có bán cha đi cũng không đủ để bù vào chỗ ba, bốn nghìn bạc chạy chọt để tranh kiện đồng” {18; 42}. Đối với đám cùng đinh như Năm Thọ, Binh Chức, Chí Phèo thì giữa họ và Bá Kiến là quan hệ dọc. Bá Kiến dung nạp họ, phát hiện tính cách của họ, sử dụng họ thành những công cụ đắc lực. Qua nhiều đời làm tổng lý, nên chỉ có Bá Kiến mới biết tổng kết, phân tích những ưu điểm, hạn chế của bọn cùng đinh. Ông nghĩ ra các mánh khóe như đẩy chúng đi tù, để chúng nghiện ngập, tha hóa “Một người khôn ngoan chỉ bóp đến nửa chừng. Hãy ngấm ngầm đẩy người ta xuống sông, nhưng rồi lại lại dắt nó lên để nó đền ơn. Hãy đập bàn đập ghế để đòi được năm đồng, nhưng được rồi thì vất trả lại năm hào “ vì thương anh túng quá” ! và cũng phải tùy mặt nữa: những thằng có máu mặt, vợ đẹp, con đàn chính là những thằng sợ quan và dễ bóp; trái lại những thằng tứ cố vô thân, giết chúng thì dễ nhưng giết được chỉ còn có xương mà gây với chúng là mở một dịp tốt để các phe nghịch ngịch xoay lại mình” {18; 41}. Bởi thế, Bá Kiến đã nghĩ ra các mánh khóe, tạo ra các công cụ từ sự bất lợi, xoay chuyển tình thế có lợi cho mình, dùng tiểu xảo làm cho người bị lợi dụng, bị sai khiến phải hàm ơn mình, thẩm chí còn huênh hoang, tự đắc. “Hắn thấy hắn oai thêm bậc nữa. Hắn tự đắc: anh hùng làng này có thằng nào bằng ta” {18; 45}. Còn quan hệ giữa Năm Thọ, Binh Chức, Bá Kiến là quan hệ hàng ngang của bọn cùng đinh bị lợi dụng, giữa chúng có những điểm chung và cũng có tính cách riêng, mỗi người một hoàn cảnh và tha hóa khác nhau. Nhưng họ đều đều bị tầng lớp trên sử dụng như một con chốt trong kế hoạch gây áp giữa các phe cánh. Cho nên, Mối quan hệ sống còn của các phe phái địa chủ, cường hào, ác bá luôn bộc lộ những âm mưu nham hiểm, thâm độc mà nạn nhân trực tiếp của chúng là đám dân lành thấp cổ bé họng. Chúng đấu tranh với nhau rất âm thầm mà gay gắt, kín đáo mà sôi nổi. Tất cả nói lên bộ mặt tha hóa của giai cấp thống trị, mối quan hệ đó ngày nay vẫn tồn tại, vẫn diễn ra hằng ngày ở các cấp lãnh đạo, ở các cơ sở lao động sản xuất. Nạn đâm chọc nhau, ép phe nhau, gây hấn nhau, âm thầm cấu kết nhau tạo thế lực, chạy chọt vận động hành lang… Để tạo thế lực, sự ảnh hưởng, tiếng nói mạnh trong các vấn đề tranh chấp, bảo vệ quan điểm, quyền lợi địa vị cá nhân và vây cánh thay vì chân thành góp ý phê bình, xây dựng, rút kinh nghiệm. Một xã hội văn minh, tiến bộ khi mà các cấp lãnh đạo có quan điểm trong sáng, tất cả vì lợi ích của nhân dân, đấu tranh cho tập thể tiên tiến đại diện cho dân, thẳng thắn góp ý xây dựng vì lợi ích chung. Như thế, mục đích và âm mưu của bọn người tha hóa sẽ không tồn tại. Trong các quan hệ gia đình các thành viên tha hóa làm thay đổi các mối quan hệ vốn được xem là vững vàng do được xây dựng trên nền tảng đạo đức, sự ràng buộc của hôn nhân và tình nghĩa cha mẹ, vợ chồng, con cái. Trường hợp của anh Phúc trong “Điếu văn”, anh vốn rất hiền lành, chăm chỉ, lấy vợ có hai con, có thể nói đó là người chồng mẫu mực, thương yêu vợ con, tảo tần ngược xuôi kiếm tiền lo cho gia đình, nhưng khi sức khỏe yếu dần, phát bệnh thì hạnh phúc gia đình không cũng đổ vỡ dần. Nam Cao cho thấy quan niệm “Một túp lều tranh hai quả tim vàng” không phải lúc nào cũng đúng. Hạnh phúc gia đình vẫn do các thành viên trong gia đình quyết định. Nên mới thấy anh Phúc đã cố gắng rất nhiều cũng không thể giữ được người vợ ở bên cạnh mình một khi mình đã hết tiền cung phụng cho vợ và bệnh tật ngày càng trầm trọng. “Người vợ đẹp của anh, hai con rồi mà vẫn trẻ mau mảu, vẫn phải ăn, phải tiêu, phải mặc áo yếm trắng bong và quần lụa chùm sát đất. Anh không thể cung cấp cho thị nữa, thì đã có một anh thợ húi đầu cung cấp. Thị bỏ anh nằm chết khô, chết mỏ đi ngày đêm. Hai đứa con anh ẻo lả như một cái lá úa và buồn như một tiếng thở dài ngồi ủ rủ nhìn anh bằng đôi mắt dại đi vì đói quá. Chúng ngáp luôn luôn. Gian nhà tối ẩm, đầy mùi bệnh tật và bừa bộn rác rưởi, muỗi rùi. chỉ có những con rùi là còn có vẻ sống, có vẻ hoạt động và khỏe mạnh giữa cái thế giới ốm yếu ấy, đã chìm một nửa vào cõi chết” {18; 222 – 223}. Người vợ tha hóa phá vỡ mối quan hệ gia đình, tình nghĩa vợ chồng, tình yêu thương con cái. Suy cho cùng, thị bỏ chồng đang đau bệnh cần sự chăm sóc, con đói khát cần mẹ cũng vì thị nghĩ đến bản thân mình hơn hết. Lối sống tự kỷ, ham muốn, đua đòi, vì bản thân mình gạt bỏ người thân, tình ruột thịt đó là biểu hiện của xu hướng rất phổ biến trong xã hội đương thời. Người ta có thể vì ham muốn, thỏa mãn dục vọng của bản thân sẳn sàng bỏ cha, mẹ, vợ chồng, con cái… Báo chí thường xuyên có những bài viết về con cái hất hủi cha mẹ khi già yếu, bệnh tật hay hết nguồn khai thác, bòn rút tiền bạc. Vợ chồng bỏ rơi nhau khi đã xem người này là gánh nặng của người kia và ngược lại. Cha mẹ bạo lực đánh đập, hành hạ con cái bắt chúng đi kiếm tiền, làm thuê từ tuổi nhỏ, lứa tuổi mà bao đứa trẻ được học hành, vui đùa. Sự tha hóa của các thành viên trong gia đình hủy hoại các giá trị đạo đức, truyền thống của gia đình. Càng lúc ý nghĩa mái ấm gia đình càng nhạt nhòa, con người xem trọng bạn bè, sĩ diện hơn cha mẹ, vợ chồng. Họ cũng coi trọng những bữa ăn nhậu, bè bạn, chè chén hơn bữa cơm gia đình đạm bạc ấm cúng. Dần dần đời sống gia đình nhạt dần và con người có nhu cầu hướng ngoại nhiều hơn. Mối quan hệ cha con – tình phụ tử được coi là chặt chẽ, bền vững nhất vì chúng có sự ràng buộc vô hình mà mọi người đều tôn trọng. Với tình yêu thương, cưu mang của cha mẹ đối với con cái, lòng tôn kính, phụng thờ của con cái với cha mẹ tạo nên sứ mạnh bên vững của mối quan hệ này. Nếu cha mẹ đối xử bạc nhược đối với con cái cũng vi phạm đạo lí làm người, cha mẹ đã chấp nhận sinh ra con cái, đó chính là khúc ruột của mình, mang nặng đẻ đau. Còn nếu con cái đối xử thậm tệ với cha mẹ cũng vi phạm đạo hiếu, công ơn sinh thành, dưỡng dục đến ngày khôn lớn thành người. Ca dao luôn nhắc nhỡ “Một lòng thờ mẹ kính cha, cho tròn chữ hiếu mới là đạo con hay cơm cha áo mẹ chữ thầy, nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao”. Nhưng thực tế đời cuộc sống muôn màu muôn vẻ nhiều gia đình trên dưới đảo lộn. Miếng ăn và ham muốn tầm thường đã làm thay đổi các mối quan hệ. Bên cạnh những người cha hết lòng vì gia đình con cái đến hi sinh cả tính mạng như lão Hạc, anh Chuột, anh Phúc... Vẫn còn đó những người cha giành ăn của con, bán nhà cửa đẩy con cái ra đường. Nếu lão Hạc ăn bả chó chết đau đớn quặn quại chỉ vì không muốn sống mãi để ăn vào phần của con trai thì người cha trong “Trẻ con không được ăn thịt chó” lại hả hê, vui vẻ cùng bạn bè, chè chén no say ăn sạch phần của vợ con. Nếu anh Chuột trong “Nghèo” trăn trở, lừa con, dấu vợ thắt cổ tự vẫn vì không muốn thấy cảnh bệnh tật của mình làm con đói khổ không có gạo ăn, nhà bị siết nợ thì cha bé Lung trong “Từ ngày mẹ chất” lại bỏ con cái bơ vơ, ăn chực hàng xóm để phiêu liêu đánh bạc đến bán cả nhà của con cái đang ở. Cũng như trường hợp của chị Chuột chạy đôn chạy đáo mượn nợ lo thuốc cho chồng, lo giạo cho con, ăn cám để cơm cho chồng đau bệnh, còn người vợ trẻ của anh Phúc trong “Điếu văn” thì bỏ mặc con cái đói khát, chồng bệnh chờ chết để ăn diện cho đẹp đi theo người khác. Đó là những cảnh đời tương phản nhưng nó làm cho bức tranh cuộc sống trong sáng tác của Nam Cao đa dạng, phong phú. Cũng trong cuộc sống nghèo khổ, có những con người ra sức chèo chống để bảo tồn sự sống, giữ vững mối quan hệ gia đình, họ rất rất đáng trân trọng, nêu cao tấm giương vượt khó. Mặt khác có những con người sống cho thỏa mãn bản thân, bỏ bê gia đình con cái, chạy theo những ham muốn tầm thường, phá vỡ các mối quan hệ tốt đẹp của gia đình. Sự tha hóa của họ làm thay đổi cuộc sống, đi ngược lại những giá trị đạo lý. Cái nghịch lí đó cho thấy các hạng người khác nhau trong xã hội, có người hi sinh bản thân để giữ gìn mối quan hệ, đảm bảo sự sinh tồn, sống có trách nhiệm. Có kẻ vì bản thân, phá vỡ quan hệ, tìm kiếm sự tồn tại cho mình trên sự đau khổ của người khác, vô trách nhiệm. Bên cạnh đó, còn có mối quan hệ giữa tầng lớp thống trị nông thôn như lý tưởng, cường hào với đám đông dân chúng, nói chung là mối quan hệ giữa tầng lớp thống trị và tầng lớp bị trị. Chẳng hạn, ở cái làng Vũ Đại nhìn bề ngoài thì rất yên ả nhưng bên trong thì các phe đối lập luôn gầm ghè với nhau như cánh Bá Kiến và Đội Tảo – những phe cánh thống trị, ngoài việc chúng mâu thuẩn với nhau, thì mối quan hệ giữa chúng và đám đông dân chúng trong làng cũng không hòa hợp. “Hàng xóm phải một bữa điếc tai, nhưng có lẽ trong bụng thì họ hả: xưa nay họ chỉ mới được nghe bà cả, bà hai, bà ba, bà tư nhà cụ Bá chửi người ta, bây giờ họ mới được nghe người ta chửi lại nhà cụ Bá. Mà chửi mới sướng miệng làm sao! Mới ngoa ngoắt làm sao.” {18; 33 – 34} Dân làng Vũ Đại sống an phận, nhẫn nhục trước thế các thế lực thống trị ở địa phương. Họ chỉ biết câm lặng, không dám lên tiếng, sợ vạ lây, mỗi khi có người sinh chuyện với gia đình Bá Kiến thì họ ùa ra xem, bàn tán xôn xao và rất hả dạ vì có người liều lĩnh dám gây chuyện với họ. “Họ bảo nhau: Phen này, cha con thằng Bá Kiến đố còn dám vác mặt đi đâu nữa! Mồ mả tổ tiên đến lộn lên mất, cũng có người hiền lành hơn thì bảo: Phúc đời nhà nó, chắc ông lý không có nhà… Ông lý đây là Lý Cường, con giai cụ Bá nổi tiếng là hách dịch, coi người như rơm như rác” {18; 34}. Bởi thế, chỉ có những người liều lĩnh như Nam Thọ, Binh Chức, Chí Phèo mới dám ra mặt nhưng chúng cũng chỉ liều khi say khước hoặc có hung khí lẻn vào nhà uy hiếm. “Nào ngờ một buổi tối Lý Kiến đang ngồi soạn giấy má thì Năm Thọ vác dao xộc vào. Nó đứng chặn lấy cửa và bảo: Nếu kêu một tiếng thì đâm chết liền” {18; 38}. Còn đám đông dân chúng chỉ biết yên phận, bảo trọng bản thân, họ không có đại diện tinh thần, hay một tổ chức cụ thể để chống lại các phe cánh thống trị tha hóa. Tất cả đều sợ sệt, yếu ớt, nhu nhược. Nói đúng hơn, họ là một tầng lao động cố nông, nhiều đời bị đè đầu cưỡi cổ, không dám phản ứng lại. Họ không phải là giai cấp, không có tổ chức chức lãnh đạo, nên chỉ sống lầm lủi từ đời này qua đời khác. Còn các thế lực thống trị, cũng chẳng đại diện cho dân thế nhưng vẫn cứ dửng dưng tồn tại và cũng cố thế lực uy danh qua nhiều đời, đời nào cũng tha hóa, đời nào cũng mâu thuẩn với dân. Trong mối quan hệ này, phần thiệt luôn thuộc về tầng lớp thấp. Cái làng Vũ Đại như xã hội thu nhỏ với nhiều mối quan hệ, với đời sống nghèo khổ, tăm tối nên thế giới tinh thần, tâm hồn của con người cũng đơn giản, nghèo nàn, bế tắc. Thẩm chí, tính đoàn kết ở họ cũng không có, và họ cũng không phải là chỗ dựa cho những ai dám đứng lên chống lại các phe cánh thống trị. Nên khi Chí Phèo mới đi tù về, chưa gây hại cho ai, một mình đến kiếm chuyện ở nhà Bá Kiến, anh cũng không được ủng hộ, đến khi Lý Cường đánh đập rất nặng với anh họ cũng đứng nhìn, một số đông nghĩ đến sự yên ổn của bản thân họ cũng lảng dần đi. Ở họ không thấy một thái độ bênh vực hay cảm phục trước hành động của Chí Phèo, nên họ vẫn mãi là một đám đông, không phải là một thế lực. Có thể nói, ở họ thiếu hẳn tình cảm đồng loại, sống trong sự sợ hãi, với tâm lý yên phận. Sức mạnh của đám đông chỉ thể hiện qua dư luận bàn tán, tiếng xì xồ ồn ào. Cho dù, ở khía cạnh nào đó, cái chết của Chí Phèo cũng rất có ý nghĩa vì đã trả thù, diệt được cường hào ác bá ở nông thôn Việt Nam trước Cách mạng. Xét cho cùng, không mấy ai làm được như anh, người ta chỉ nghe tiếng của Bá Kiến là đám đông cũng phải rã, ai về nhà người nấy. Chí đã gióng lên hồi chuông báo động thế lực cường hào ác bá bao đời thống trị ở nông thôn đã bị lung lay, vai vế, hùng hậu như Bá Kiến còn bị hạ bởi một người cùng đinh như Chí Phèo. Nhưng với ý thức thụ động, thờ ơ đám đông dân chúng vẫn không nhận ra được động cơ giết Bá Kiến của Chí Phèo. Cứ cho là họ không nghe được những tiếng nói đầy quả quyết của anh. “Tao không đến đây xin năm hào… Tao đã bảo là là tao không đòi tiền….Tao muốn làm người lương thiện” {18; 61}. Liên tiếp những câu khẳng định với thái độ nghiêm túc, dõng dạc đầy quyết đoán. Lúc này là lúc tinh thần anh mạnh mẽ nhất, sáng suốt nhất với bản lĩnh quyết tâm cao độ nhất. Thế mà, thái độ của đám đông chỉ dừng lại ở những lời mỉa mai cay nghiệt “Thằng nào chứ hai thằng ấy chết thì không ai tiếc! Rõ thật bọn chúng nó giết nhau, nào có phải cần đến tay người khác đâu” {18; 62}. Trong mắt, người dân làng Vũ Đại, Bá Kiến, Chí Phèo cũng đồng loại với nhau. Một hạng người mà họ đều căm ghét, chế giễu. Họ chưa nhận thức được Chí Phèo chỉ là nạn nhân của chính sách nô dịch thực dân phong kiến và bản thân họ chũng đang chịu chính sách nô dịch ấy. Đồng thời, cái chết của Chí là đòn phản lại chính sách ấy. Thẩm chí, người hiểu Chí hơn ai hết, thị Nở – người yêu duy nhất của đời anh cũng chỉ cười nói lãng, rồi lo nghĩ đến cái bụng của mình. “Nhưng thị lại nghĩ thầm: Sao có lúc nó hiền như đất. Và nhớ lại những lúc ăn nằm với hắn, thị phải nhìn trộm bà cô, rồi nhìn nhanh xuống bụng: Nói dại, nếu mình chửa, bây giờ hắn chết rồi, thì làm ăn thế nào? {18; 62}. Thị Nỡ, bà cô thị cũng cùng suy nghĩ với lớp người dân làng Vũ Đại. Họ cũng không phải là chỗ dựa tinh thần cho những ai dám đứng dậy chống Bá Kiến hay Đội Tảo. Ngòi bút của Nam Cao cho thấy mối quan hệ giữa các phe cánh thống trị với lớp dân cùng vẫn là mối quan hệ giữa tầng lớp thống trị với tầng lớp bị trị. Mối quan hệ này đã đứng vững từ thế hệ này sang thế hệ khác như câu nói người xưa “Con quan lại được làm quan, con sải ở chùa lại quét lá đa”. Tầng lớp thống trị tha hóa nhiều đời, nhưng nó vẫn đứng vững, tồn tại trong suy nghĩ của người dân là tầng lớp không thể chạm đến. Vì thế, chỉ khi Cách mạng tháng Tám nổ ra thì mối quan hệ đó mới bị phá vở. Chúng bị lật đổ như quy luật tất yếu của lịch sử. Ngoài ra, còn có mối quan hệ giữa các đôi trai gái dựa trên tình cảm yêu đương chân chính. Họ mong muốn được sống bên nhau, nên vợ nên chồng thành một gia đình hạnh phúc như bao gia đình khác. Thế nhưng, hạnh phúc lứa đôi không phải một người mong muốn là được. Nó phải là tiếng nói chung, sự tin tưởng, tôn trọng lẫn nhau. Trường hợp của Hùng trong “Đui mù”, anh một lòng yêu thương, tin tưởng, tôn trọng Nga và mong muốn một ngày không xa họ sẽ nên vợ nên chồng. Hùng luôn sắp đặt những điều thuận lợi nhất cho Nga, từ nơi ăn chốn ở đến công việc. Nhưng càng tin tưởng hi vọng bao nhiêu thì Hùng càng đau đớn thất vọng bấy nhiêu. Anh đã bị “Cắm sừng”, trong nỗi nghẹn ngào Hùng nói “Sự nghi ngờ của tôi không đến nỗi vô lý. Quả nhiên chiều hôm ấy tôi đã thấy Nga nũng nịu đu cổ một chàng trai trẻ, như đã đu lấy cổ tôi cũng ở tảng đá cũ” {18; 27}. Khi nhận ra được bộ mặt thật của Nga, sự tha hóa, lừa gạt tình cảm, lợi dụng lòng tin người yêu mình. Hùng chỉ biết than thở cho số phận của mình. “Tôi hối hận. Thà rằng tôi cứ ở chúi xó thôn quê ấy để thầm ca tụng lòng chung thủy của Nga. Thà rằng tôi cứ đui mù như anh lính nọ lại được hoàn toàn sung sướng hơn là tìm đến sự thực để thất vọng vì sự thực” {18; 27}. Bề ngoài, Nga vẫn giữ mối quan hệ rất gắn bó, lãng mạn với Hùng. Nhưng đằng sau sự giả tạo khéo léo đó Nga đã có mối quan hệ lén lút khác. Tác giả miêu tả rất đúng bản chất của các nhân vật lăng loàng, đó là họ rất tinh tế trong cư xử để che đậy những điều mờ ám. Rất khó có thể nhận ra, nếu Hùng không chứng kiến cảnh người vợ của anh lính trẻ ngoại tình thì anh cũng chẳng nghi ngờ gì về Nga. “Tôi mỉm cười nghĩ bụng: chắc anh chồng ra đi một quãng, suy nghĩ thế nào lại còn muốn về hôn vợ thêm cái nữa! Rồi tôi cúi đầu nhìn trộm qua khe ván xem điều dự đoán của mình có đúng không. Nhưng người tôi bỗng run lên một cái. Cây viết rơi xuống đất. Tôi giụi mắt lại ba cái và bàng hoàng không tin ở mắt mình. Người thiếu phụ có con mắt ngây thơ trong trẻo kia đang nũng nịu trên giường, cánh tay trần đu lấy cổ một chàng trai trẻ mà tôi nhận ra không phải là anh lính. Mặt nàng đỏ bừng bừng, đầu hơi ngả về đằng sau, khoe cái cổ tròn trĩnh và cái ngực nở đang hồi hợp, hai làn môi đỏ ướt hé mở như chờ một cái hôn. Tôi bổng thấy trái tim như ngừng đập, người run rẩy, cổ khô, đầu choáng váng như chính Nga đang quằn quại trên giường với người khác vậy. Nhưng tôi còn tức tối hơn nữa khi chiều hôm ấy lúc chồng về, con dâm phụ lại vẫn giữ được vẻ trong trẻo, ngây thơ, vồn vã xoắn xít chồng như không có chuyện gì xảy ra… Gớm sao mình về trễ thế, em đợi mình từng phút” {18; 25- 26}. Rồi cái điều mà Hùng không bao giờ muốn xảy ra với mình thì nó lại đến. Nên anh cũng đồng cảm với anh lính trẻ, những con người cùng cảnh ngộ, cùng bị “Cắm sừng”. Nhưng theo anh thì anh lính trẻ lại có phần may mắn hơn là không biết được sự thật đau lòng ấy. Nói chung, anh lính trẻ vẫn “Đui mù” không biết được sự thật, Với Hùng thà không biết còn đỡ đau khổ hơn. Cái đau đớn của anh là niềm tin bị lừa gạt, thời gia

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVVHLLVH014.pdf