Luận văn Tác động của cấu trúc vốn đến mức độ bền vững và hiệu quả xã hội (spi) của các tổ chức tài chính vi mô ở Việt Nam

LỜI CAM ĐOAN. i

MỤC LỤC. ii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT. v

DANH MỤC BẢNG. vi

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH . viii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ. ix

LỜI MỞ ĐẦU . 1

CHưƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CẤU TRÚC VỐN, MỨC ĐỘ BỀN

VỮNG VÀ HIỆU QUẢ XÃ HỘI CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ .32

1.1 Tổng quan về tổ chức tài chính vi mô.32

1.1.1 Khái niệm và vai trò của tổ chức tài chính vi mô .32

1.1.2 Sản phẩm, dịch vụ của tổ chức tài chính vi mô .37

1.2 Cấu trúc vốn của tổ chức tài chính vi mô .45

1.2.1 Khái niệm .45

1.2.2 Biến đại diện cấu trúc vốn của tổ chức tài chính vi mô .46

1.3 Mức độ bền vững của tổ chức tài chính vi mô.48

1.3.1 Khái niệm .48

1.3.2 Biến đại diện mức độ bền vững của tổ chức tài chính vi mô.49

1.4 Hiệu quả xã hội của tổ chức tài chính vi mô.52

1.4.1 Khái niệm .52

1.4.2 Biến đại diện hiệu quả xã hội của tổ chức tài chính vi mô .54

1.5 Tác động của cấu trúc vốn đến mức độ bền vững và hiệu quả xã hội .68

1.5.1 Lý thuyết M&M .68

1.5.2 Lý thuyết đánh đổi .70

1.5.3 Lý thuyết trật tự phân hạng .72

1.5.4. Đặc tính cấu trúc vốn của tổ chức tài chính vi mô.75

pdf228 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/03/2022 | Lượt xem: 331 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tác động của cấu trúc vốn đến mức độ bền vững và hiệu quả xã hội (spi) của các tổ chức tài chính vi mô ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
FI, TCTCVM Thanh Hóa và CEP); và các quỹ xã hội, tổ chức/chƣơng trình/dự án tài chính vi mô có đăng kí và có thực hiện việc thống kê, báo cáo hàng năm cho Ngân hàng Nhà nƣớc. Cụ thể, số lƣợng các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam đƣợc nghiên cứu đƣợc thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.1. Thống kê số lƣợng tổ chức TCVM đƣợc nghiên cứu trong luận án 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 TCTCVM đƣợc cấp phép 1 1 2 3 3 3 4 4 4 TCTCVM có đăng kí 31 31 27 26 25 30 26 - - Nguồn: Ngân hàng Nhà nƣớc (2020) và Nhóm công tác tài chính vi mô Việt Nam (2012- 2018) Qua bảng thống kê có thể thấy, trong giai đoạn từ 2011 – 2019, trong khi số lƣợng của các tổ chức tài chính vi mô đƣợc cấp phép tăng nhẹ qua các năm, thì số lƣợng của các chƣơng trình/dự án tài chính vi mô lại có sự biến động mạnh. Cụ thể, hiện nay tại Việt Nam có 4 tổ chức tài chính vi mô đƣợc cấp phép bao gồm Tổ chức tài chính vi mô TNHH MTV Tình thƣơng (TYM); tổ chức tài chính vi mô TNHH M7 (M7 MFI); tổ chức tài chính vi mô TNHH Thanh Hóa (Thanh Hoa MFI) và tổ chức tài chính vi mô TNHH MTV cho ngƣời lao động nghèo tự tạo việc làm (CEP) với năm đƣợc cấp giấy phép thành lập lần lƣợt là 2010, 2012, 2014 và 2016. Chính vì vậy, trong các mốc này, số lƣợng các tổ chức tài chính vi mô có đăng kí cũng có sự sụt giảm tƣơng đối do sự thay đổi hoạt động của các quỹ khi chuyển đổi thành tổ chức tài chính vi mô đƣợc cấp phép. Bên cạnh đó, do đƣợc hình thành sau so với các tổ chức tài chính vi mô hoạt động tại các quốc gia khác thuộc khu vực châu Á, MFIs tại Việt Nam không chỉ cách biệt về số lƣợng các tổ chức cung ứng dịch vụ, mà quan trọng hơn còn có những đặc điểm khác biệt so với MFIs trong nhóm đồng đẳng. 85 Thứ nhất, quy mô của MFIs Việt Nam nhỏ hơn so với các tổ chức trong nhóm đồng đẳng. Minh chứng cho nhận định này, Quynh Anh Mai Nguyen, Nam Hoai Trinh (2018) trong nghiên cứu về tài chính vi mô Việt Nam trong mối quan hệ so sánh với các quốc gia khác thuộc khu vực Đông Nam Á đã chỉ ra rằng quy mô tổng tài sản và số lƣợng khách hàng của MFIs Việt Nam có phần thấp hơn so với các nƣớc khác. Cụ thể, tổng tài sản bình quân của MFIs Việt Nam là khoảng 1 triệu USD, thấp hơn rất nhiều so với mức 100 triệu USD của MFIs tại Campuchia và khoảng 80 triệu USD của MFIs tại Phillipines. Ngoài ra, số lƣợng khách hàng vay vốn và gửi tiền tiết kiệm tại MFIs Việt Nam cũng khá khiêm tốn với số lƣợng bình quân ở khoảng 5000 ngƣời, thấp hơn 5 lần so với số lƣợng khách hàng của MFIs tại Lào và thấp hơn 10 lần so với số lƣợng khách hàng của MFIs tại Phillipines. Chính vì vậy, điều này có tác động không nhỏ đến cấu trúc vốn của các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam. Cụ thể, nguồn vốn của các tổ chức tài chính vi mô tại khu vực châu Á thƣờng đƣợc hình thành từ ba nguồn chính: vốn huy động từ tiết kiệm (chiếm trung bình khoảng trên 50 và tăng trƣởng thông qua gia tăng sự tiếp cận với khách hàng), các khoản vay và nợ khác (tăng trƣởng thông qua tăng tiếp cận với nhà đầu tƣ) và vốn chủ sở hữu (tăng trƣởng thông qua kết nối với nhà đầy tƣ và lợi nhuận giữ lại) (VMFWG, 2013). Tuy nhiên, tại Việt Nam, do quy mô nhỏ, khả năng tiếp cận khách hàng còn hạn chế nên nguồn huy động từ tiết kiệm chưa thể hiện được vai trò chủ chốt tại các tổ chức tài chính vi mô. Bên cạnh đó, kết quả thống kê từ Nhóm công tác tài chính vi mô Việt Nam năm 2016 cho thấy vốn chủ sở hữu và các khoản nợ chiếm đa số trong tổng nguồn vốn của các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam với tỉ lệ lần lƣợt là 34 và 44 . Trái lại, các khoản vay từ các đơn vị tư nhân chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ khoảng 4 , thấp hơn rất nhiều so với tổ chức tài chính vi mô tại Campuchia và Phillipnes. Lý giải cho điều này, Quynh Anh Mai Nguyen, Nam Hoai Trinh (2018) nhận định hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô Việt Nam hiện còn đang phụ thuộc nhiều vào Chính Phủ, và đa phần các tổ chức hoặc các quỹ đều hợp tác với Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam trong việc cung cấp các sản phẩm tài chính cho ngƣời nghèo. 86 Thứ hai, chi phí hoạt động của MFIs Việt Nam đƣợc ghi nhận là thấp hơn so với MFIs tại các quốc gia khác. Thực hiện so sánh chi phí trên một khách hàng vay của MFIs tại các quốc gia khác nhau, Quynh Anh Mai Nguyen, Nam Hoai Trinh (2018) chỉ ra rằng Việt Nam là quốc gia có chi phí thấp nhất ở mức 26 USD trên một khách hàng vay. Trong khi đó, tại Campuchia chi phí này cao hơn gấp 6 lần với mức 146 USD trên một khách hàng. Thêm vào đó, với cơ cấu vốn khá thuận lợi khi một tỷ lệ lớn trong cấu trúc vốn của tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam là các khoản tài trợ hoặc các khoản vay trợ cấp đã tạo đà cho các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam đạt được lợi nhuận và duy trì mức độ bền vững ở mức tương đối ổn định qua các năm so với các tổ chức tài chính vi mô tại quốc gia khác. Thứ ba, khách hàng của MFIs Việt Nam đa phần là nữ giới. So với các tổ chức tài chính vi mô hoạt động tại khu vực Đông Nam Á, tỉ lệ khách hàng nữ tại các tổ chức tài chính vi mô Việt Nam lên tới 97 ; trong khi tỉ lệ này của MFIs tại Lào, Campuchia và Phillipines chỉ là 70 (Quynh Anh Mai Nguyen, Nam Hoai Trinh, 2018). Qua đó, có thể thấy các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam có xu hƣớng tập trung phục vụ nhóm khách hàng phụ nữ - những ngƣời thƣờng đƣợc đánh giá là yếu thế trong xã hội. Bên cạnh đó, theo VMFWG (2013), khi so sánh quy mô khoản vay và dƣ nợ tiết kiệm trên thu nhập quốc dân bình quân đầu ngƣời thì có thể thấy các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam nhìn chung cũng đang tập trung vào phục vụ phân khúc khách hàng nghèo hơn so với các tổ chức thuộc nhóm đồng đẳng trong khu vực. Qua đó, có thể thấy các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam đang đảm bảo theo đuổi mục tiêu xã hội. Nhƣ vậy có thể thấy, từ những đặc điểm khác biệt về hoạt động của tổ chức tài chính vi mô Việt Nam nói chung đã tạo nên những nét rất riêng biệt trong cấu trúc vốn, mức độ bền vững và hiệu quả xã hội tại các tổ chức của Việt Nam với các quốc gia khác trên thế giới. Cụ thể, trong phần tiếp theo, thực trạng cấu trúc vốn, mức độ bền vững cũng nhƣ hiệu quả xã hội của MFIs tại Việt Nam sẽ lần lƣợt đƣợc trình bày để minh họa rõ nét hơn cho những khác biệt này. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện luận án, do dữ liệu thứ cấp đƣợc cung cấp bởi Nhóm công tác tài chính chi mô tại 87 Việt Nam chỉ cập nhật số liệu tới năm 2017, nên tác giả đã dựa trên tỉ lệ tăng trƣởng của các chỉ tiêu trong giai đoạn 2011 – 2017 cùng kết quả phỏng vấn chuyên sâu với lãnh đạo tại các tổ chức tài chính vi mô để xây dựng các chỉ tiêu ƣớc tính cho năm 2018 và 2019. Qua đó, nghiên cứu phản ánh đƣợc thực trạng cấu trúc vốn, mức độ bền vững và hiệu quả xã hội của các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam giai đoạn 2011 – 2019. 2.4 Cấu trúc vốn của các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam Cấu trúc vốn vẫn luôn đƣợc xem là một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hƣởng đến sự bền vững của các TCTCVM. Tuy nhiên, tùy thuộc vào đặc điểm của từng tổ chức mà kết cấu của cấu trúc vốn có thể khác nhau, và do đó sẽ tác động đến kết quả hoạt động của tổ chức theo các chiều hƣớng riêng biệt. Tại Việt Nam, cấu trúc vốn của các tổ chức tài chính vi mô đƣợc hình thành bởi một số nguồn chính bao gồm vốn tự có (vốn chủ sở hữu, lợi nhuận giữ lại và các nguồn khác), tiền gửi tiết kiệm (tiết kiệm tự nguyện và tiết kiệm bắt buộc) và các nguồn vay khác (các khoản vay từ ngân hàng và các định chế tài chính khác). Cụ thể, trong báo cáo nghiên cứu về sản phẩm dịch vụ tài chính vi mô, Nguyễn Kim Anh và cộng sự (2017) đã thực hiện khảo sát về hoạt động hoạt động tài chính vi mô tại 21 tỉnh thành trên cả nƣớc và chỉ ra rằng nguồn vốn hoạt động của tổ chức tài chính vi mô khá đa dạng; tuy nhiên, phần đóng góp chủ yếu vẫn là đến từ vốn chủ sở hữu. Biểu đồ 2.2. Cấu trúc nguồn vốn của hệ thống TCTCVM Việt Nam (tháng 7/2016) Nguồn: Nguyễn Kim Anh và cộng sự (2017) Nguồn vốn khác ; 0.2% Vốn từ Hội Phụ nữ, 7% Vốn từ tài trợ, 34% Vốn từ UBND, 4% Vốn từ nguồn khác, 17% Vốn vay từ tiết kiệm của thành viên, 20% Vốn vay từ nguồn khác; 17.8% 88 Theo Nguyễn Kim Anh và cộng sự (2017), vốn chủ sở hữu chiếm tới 62 trong tổng số nguồn vốn hoạt động của MFIs bao gồm vốn từ hội phụ nữ (7 ), vốn từ tài trợ (34 ), vốn từ ủy ban nhân dân (4 ) và vốn từ nguồn khác (17 ). Trong đó, có thể thấy, phần quan trọng nhất trong vốn chủ sở hữu của các TCTCVM hiện đang hoạt động tại Việt Nam là vốn từ tài trợ của các nhà tài trợ trong nƣớc và quốc tế (chiếm 34 tổng nguồn vốn hoạt động và 54,8 vốn chủ sở hữu). Đóng góp 37.8 trong tổng nguồn vốn hoạt động là vốn vay với các cấu phần bao gồm vốn vay từ tiết kiệm của thành viên (20 ); vốn vay từ nguồn khác (17.8 ). Điều này cho thấy, huy động từ tiết kiệm ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của MFIs tại Việt Nam. Cuối cùng, các nguồn vốn khác chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn hoạt động ở mức 0.2 . Theo trao đổi của Phạm Xuân Hòe trong Hội thảo chuyên đề ASEAN về tài chính toàn diện, tổ chức tài chính vi mô có thể tiếp cận với các nguồn vốn hỗ trợ sau : Bảng 2.2. Các nguồn vốn hỗ trợ tổ chức TCVM Nội dung Đã có Văn bản Mức độ thực hiện Tiếp nhận viện trợ của nƣớc ngoài X NĐ 93/2009/NĐ –CP: Ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi Chính phủ nƣớc ngoài Không có Nhận ủy thác của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc X Điều 7/ NĐ 55/2015/NĐ-CP: Về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn Chƣa Nhận ủy thác từ Chính phủ X Điều 7/ NĐ 55/2015/NĐ-CP: Về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn Chƣa Hỗ trợ từ công cụ CSTT của NHNN X Điều 7/ NĐ 55/2015/NĐ-CP: Về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn Chƣa Nguồn: Phạm Xuân Hòe (2019) 89 Có thể thấy, Chính Phủ đã đƣa ra các văn bản quy định cụ thể về nguồn vốn hỗ trợ cho tài chính vi mô gồm tiếp nhận viện trợ của nƣớc ngoài; nhận ủy thác của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc; nhận ủy thác từ Chính phủ và hỗ trợ từ công cụ Chính sách tiền tệ của NHNN. Tuy nhiên, những vƣớng mắc trong quá trình triển khai nhƣ tổ chức tài chính vi mô không tiếp cận đƣợc nguồn viện trợ phi Chính Phủ nƣớc ngoài, thiếu những hƣớng dẫn cụ thể để tiếp cận nguồn vốn ủy thác đã dẫn đến mức độ thực hiện, hay nhận hỗ trợ từ những nguồn này đối với tổ chức tài chính vi mô còn hạn chế. Bên cạnh đó, theo Nhóm công tác tài chính vi mô Việt Nam (2018), cơ cấu vốn của hai nhóm tổ chức đƣợc cấp phép hoạt động theo luật tổ chức tín dụng và các quỹ xã hội hoạt động tài chính vi mô, chƣơng trình tài chính vi mô chuyên trách nhƣng chƣa đăng kí thành lập tổ chức tài chính vi mô có sự khác biệt rõ rệt. Biểu đồ 2.3. Cơ cấu vốn của các nhóm tổ chức tài chính vi mô Nguồn: Nhóm công tác tài chính vi mô Việt Nam (2012 – 2018) Căn cứ vào biểu đồ 2.3 có thể thấy trong khi vốn chủ sở hữu là nguồn vốn chính và chủ yếu của các tổ chức có đăng kí (chiếm 48 ), thì vốn huy động từ tiền gửi mới là nguồn vốn chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng nguồn vốn của các tổ chức đƣợc cấp phép (50.8 ). Thực tế này cũng phản ánh các tổ chức tài chính vi mô có đăng kí hiện vẫn phụ thuộc chủ yếu vào nguồn vốn chủ sở hữu – thƣờng là nguồn vốn góp ban đầu và vốn nhận tài trợ. Trái lại, hoạt động của các tổ chức tài chính vi 26% 51% 17% 6% Cơ cấu vốn của M Is đƣợc cấp phép 2017 VCSH Tiền gửi Tiền vay Khác 48% 25% 24% 3% Cơ cấu vốn của M Is có đăng kí 2017 VCSH Tiền gửi Tiền vay Khác 90 mô đƣợc cấp phép đã tự chủ hơn khi chủ động huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm và nguồn khác. Trong phần tiếp theo, thực trạng cấu trúc vốn của TCTCVM sẽ lần lƣợt đƣợc đánh giá thông qua sự thay đổi về tỷ lệ của từng nguồn vốn (vốn chủ sở hữu, tiền gửi, vốn vay, nợ khác) trong cơ cấu vốn của tổ chức đƣợc cấp phép và có đăng kí. 2.4.1. Thực trạng cấu trúc vốn của các TCTCVM được cấp phép tại Việt Nam Căn cứ vào dữ liệu đƣợc cung cấp bởi Nhóm công tác tài chính vi mô tại Việt Nam kết hợp với kết quả thu đƣợc từ quá trình phỏng vấn thực tế hoạt động của MFIs, tác giả nhận thấy cấu trúc nguồn vốn của các tổ chức tài chính vi mô đƣợc cấp phép tại Việt Nam khá đa dạng. Biểu đồ 2.4. Cấu trúc vốn của M Is đƣợc cấp phép 2011 – 2019 Đơn vị: % Nguồn : Nhóm công tác tài chính vi mô Việt Nam (2012 – 2018 ; TYM (2019) ; CEP (2019,2020) và ƣớc tính của tác giả (*) Căn cứ vào dữ liệu từ biểu đồ 2.4 có thể thấy trong khi tỷ trọng vốn chủ sở hữu, vốn vay và vốn khác có xu hƣớng giảm dần thì tỷ lệ vốn huy động trên tổng nguồn vốn lại tăng đều qua các năm, và đặc biệt chiếm tới hơn 60% 0 10 20 30 40 50 60 70 80 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018* 2019* Vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn Vốn huy động/Tổng nguồn vốn Vốn vay/Tổng nguồn vốn Vốn khác/ Tổng nguồn vốn 91 vào giai đoạn 2016 trở về đây. Điều này cho thấy vốn huy động ngày càng đóng vai trò quan trọng trong duy trì và phát triển hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô đƣợc cấp phép. Để hiểu rõ hơn về sự biến động này, tỷ trọng từng cấu phần trong tổng nguồn vốn của từng tổ chức tổ chức tài chính vi mô sẽ lần lƣợt đƣợc phân tích. a) Vốn chủ sở hữu Biểu đồ 2.5. Sự thay đổi của tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn của M Is đƣợc cấp phép (2011 – 2019) Đơn vị: % Nguồn : Nhóm công tác tài chính vi mô Việt Nam (2012 – 2018); TYM (2019); CEP (2019,2020) và ƣớc tính của tác giả (*) Dữ liệu từ biểu đồ 2.5 cho thấy, trong giai đoạn 2011 - 2019, tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn hoạt động của MFIs không có sự biến động quá mạnh. Tuy nhiên, xu hƣớng giảm nhiều hơn là tăng, cho thấy nhóm tổ chức tài chính vi mô đƣợc cấp phép đã giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn vốn chủ sở hữu. Cụ thể, đối với TYM, tỷ trọng vốn chủ sở hữu vào năm 2011 ở mức 23 , sau đó tăng lên hơn 29 trƣớc khi giảm xuống và dao động trong ngƣỡng khoảng từ 15% - 20 . Tỷ trọng này cũng giảm tại tổ chức tài chính vi mô M7 MFI từ 16 vào năm 2013 xuống còn 13 – 14 vào năm 2016, và gần nhƣ duy trì ở tỉ lệ này đến năm 2019. Trái lại, tại tổ chức tài chính vi mô Thanh Hóa, trong cả giai đoạn nghiên cứu, 0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 30.00 35.00 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018* 2019* TYM M7 MFI TCTCVM Thanh Hóa CEP 92 tỷ trọng này luôn duy trì ở mức 4 - mức thấp nhất trong số các tổ chức đƣợc cấp phép. Cuối cùng, CEP – một tổ chức mới chuyển đổi từ có đăng kí sang đƣợc cấp phép hiện đang có tỷ lệ vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn là cao nhất và ở mức trên 25%. Sự sụt giảm trong tỷ trọng vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản cho thấy các tổ chức tài chính vi mô đƣợc cấp phép đang có sự chuyển dịch dần từ nguồn vốn chủ sở hữu sang các nguồn vốn thay thế khác; trong đó, không thể không nhắc tới vốn huy động từ tiền gửi. b) Vốn huy động từ tiền gửi Đƣợc nhận định đóng vai trò trọng yếu đối với việc tạo lập nguồn vốn phục vụ cho các hoạt động của TCTCVM, các khoản vốn huy động từ tiền gửi đang đần chiếm đa số trong cấu trúc vốn của các TCTCVM đƣợc cấp phép tại Việt Nam. Điều này thể hiện rõ nét qua tỷ trọng vốn huy động từ tiền gửi trên tổng nguồn vốn của các tổ chức qua các năm. Biểu đồ 2.6. Tỷ trọng vốn huy động từ tiền gửi trên tổng nguồn vốn của MFIs đƣợc cấp phép (2011 – 2019) Đơn vị : % Nguồn : Nhóm công tác tài chính vi mô Việt Nam (2012 – 2018); TYM (2019); CEP (2019,2020) và ƣớc tính của tác giả (*) Qua biểu đồ có thể thấy, trong giai đoạn từ 2011 – 2019, tỷ lệ vốn huy động từ tiền gửi của các tổ chức tài chính vi mô đều tăng. Đây là xu hƣớng tích 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018* 2019* TYM M7 MFI TCTCVM Thanh Hóa CEP 93 cực, thể hiện sự tự chủ độc lập và phát triển bền vững của tổ chức, và cũng là cơ sở để tăng số lƣợng khách hàng thƣờng xuyên, bán chéo sản phẩm. Cụ thể, năm 2011 các khoản vốn huy động từ tiền gửi của TYM chỉ chiếm 27.3 ; song, tỷ lệ này đã nhanh chóng tăng lên qua các năm, và chiếm tới hơn 50 tổng nguồn vốn kể từ năm 2015. Có cùng xu hƣớng biến động, tỷ lệ vốn huy động từ tiền gửi của M7 MFI cũng tăng lên đều đặn qua các năm từ 49 vào năm 2011 đến hơn 70 vào giai đoạn 2016 cho đến nay. Bên cạnh đó, tổ chức tài chính vi mô Thanh Hóa cũng là một tổ chức huy động vốn ấn tƣợng với tỉ lệ huy động từ tiền gửi chiếm vào khoảng 70 cơ cấu nguồn vốn. Đặc biệt, phân tích sâu hơn về cấu phần tiết kiệm bắt buộc và tiết kiệm tự nguyện trong tổng nguồn vốn, số liệu thống kê từ hai tổ chức TYM và M7-MFI cho thấy các tổ chức hiện đều hoạt động với nguồn vốn chủ yếu là từ tiết kiệm tự nguyện (chiếm khoảng 75 tổng nguồn vốn huy động từ tiết kiệm). Có đƣợc kết quả nổi bật nhƣ trên một phần là do hai tổ chức này đã có những chính sách khuyến khích khách hàng gửi tiền tiết kiệm tại tổ chức. Cụ thể, các sản phẩm tiết kiệm đƣợc cung cấp tại TYM và M7 MFI đƣợc tổng hợp qua bảng sau : Bảng 2.3. Sản phẩm tiết kiệm tại TYM và M7-MFI STT Tổ chức cung ứng Tên sản phẩm Đặc tính sản phẩm 1 M7-MFI Tiết kiệm quy định + Lãi suất: Áp dụng theo từng thời kỳ +Mức gửi: Tổi thiểu 20000 đồng/tháng +Thời hạn: = 5 năm 2 Tiết kiệm không kỳ hạn + Lãi suất: Áp dụng theo từng thời kỳ +Mức gửi: Không quy định +Thời hạn: Bất kỳ 3 Tiết kiệm có kỳ hạn +Lãi suất: Áp dụng theo từng thời kỳ +Mức gửi: = 500.000 đồng +Thời hạn: >= 01 tháng 94 STT Tổ chức cung ứng Tên sản phẩm Đặc tính sản phẩm 4 TYM Tiết kiệm bắt buộc + Sản phẩm dành riêng cho thành viên TYM + Tiết kiệm từ 10.000 đ đến 20.000đ/tuần hoặc từ 40.000/tháng + Lãi suất 3,6 /năm 5 Tiết kiệm tự nguyện + Sản phẩm dành riêng cho thành viên TYM + Linh hoạt gửi tiền và rút tiền. + Là loại tiết kiệm không kỳ hạn + Tiết kiệm chỉ từ 5000đ + Lãi suất 0,8 /năm 6 Tiết kiệm gửi góp + Thành viên TYM hoặc khách hàng có nhu cầu gửi tiền tại TYM + Gửi tối thiểu 100.000đ/ tuần/ tháng + Lãi suất: 4,3-5,2 /năm 7 Tiết kiệm có kỳ hạn + Thành viên TYM hoặc khách hàng có nhu cầu gửi tiền tại TYM + Tối thiểu 500.000đ/lần gửi Từ 500.000đ/lần đến dƣới 5 triệu đ/lần : lãi suất 4.2% - 6.8 /năm Từ 5 triệu đ/lần trở lên : lãi suất từ 4.5% - 7 /năm 8 Ƣu đãi gửi tiết kiệm + Khách hàng cá nhân có nhu cầu gửi tiết kiệm 1. + Mức gửi tối thiểu: Từ 500.000đ trở lên 2. + Kỳ hạn: 6 tháng, 12 tháng 3. + Lãi suất: đến 8% 4. + Phƣơng thức rút lãi: cuối kỳ Nguồn: Website của TYM và M7-MFI 95 c) Vốn vay và nợ khác Biểu đồ 2.7. Tỷ trọng vốn vay trên tổng nguồn vốn của M Is đƣợc cấp phép giai đoạn 2011 – 2019 Đơn vị: % Nguồn: Nhóm công tác tài chính vi mô Việt Nam (2012 – 2018); TYM (2019); CEP (2019,2020) và ƣớc tính của tác giả (*) Qua biểu đồ 2.7 có thể thấy, tỷ lệ vốn vay của các tổ chức đƣợc cấp phép biến động không ngừng, nhƣng xu hƣớng chung là đều giảm xuống trong giai đoạn từ 2011 đến 2019. Cụ thể, chiếm tới hơn 40 tổng nguồn vốn của TYM vào năm 2011, tỷ lệ này đã giảm xuống hơn một nửa chỉ còn khoảng hơn 19 vào năm 2017, và đƣợc ƣớc tính chỉ còn chiếm khoảng 10 vào giai đoạn 2018, 2019. Cùng chung xu hƣớng, tỷ lệ vốn vay trong tổng nguồn vốn của tổ chức tài chính vi mô Thanh Hóa cũng giảm mạnh từ 52 vào năm 2013 xuống còn 27 vào năm 2017 và duy trì quanh ngƣỡng 20 vào năm 2019. Tổ chức tài chính vi mô CEP, trái lại chứng kiến sự gia tăng trong tỉ trọng vốn vay và đạt mức 18.96 vào năm 2019. Điều này xuất phát từ thực tế trong năm 2019, CEP đã tiếp cận đƣợc nguồn vốn vay mới từ Ngân hàng Saigonbank, VietinBank, BNP Paribas và Rabo Rural Fund. Ngoải ra, CEP cũng tiếp tục đƣợc nhận sự hỗ trợ về nguồn vay từ hệ thống Công đoàn, Ủy ban Nhân dân Tp.HCM thông qua Công ty Đầu tƣ tài chính nhà nƣớc, Rabobank Foundation, Cordaid và Oxfam Novib. 0 10 20 30 40 50 60 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018* 2019* TYM M7 MFI TCTCVM Thanh Hóa CEP 96 Biểu đồ 2.8. Tỷ trọng nợ khác trên tổng nguồn vốn tại M Is đƣợc cấp phép giai đoạn 2011 – 2019 Đơn vị: % Nguồn: Nhóm công tác tài chính vi mô Việt Nam (2012 – 2018); TYM (2019); CEP (2019, 2020) và ƣớc tính của tác giả (*) Chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng nguồn vốn, nợ khác tại các tổ chức tài chính vi mô đƣợc cấp phép dao động dƣới 10 với mức cao nhất là tại tổ chức tài chính vi mô CEP. 2.4.2 Thực trạng cấu trúc vốn của các TCTCVM có đăng kí tại Việt Nam Có thể nhận thấy hầu hết TCTCVM có đăng kí hoạt động ở Việt Nam đang chủ yếu tồn tại dƣới dạng các quỹ xã hội hoạt động tài chính vi mô, chƣơng trình, dự án tài chính vi mô chuyên trách nhƣng chƣa đăng kí thành lập tổ chức tài chính vi mô. Đặc biệt, nguồn vốn của các chủ thể này đều liên quan đến sự hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp từ các nhà tài trợ. Do đó, so với các TCTCVM đƣợc cấp phép, tổ chức có đăng kí có cơ cấu vốn có phần kèm đa dạng hơn. 0 2 4 6 8 10 12 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018* 2019* TYM M7 MFI TCTCVM Thanh Hóa CEP 97 Biểu đồ 2.9: Cấu trúc nguồn vốn của M Is có đăng kí tại Việt Nam 2011 – 2019 Đơn vị: % Nguồn: Nhóm công tác tài chính vi mô Việt Nam (2012 – 2018) và ƣớc tính của tác giả (*) Căn cứ vào dữ liệu cho thấy cơ cấu nguồn vốn của các tổ chức có đăng kí dƣờng nhƣ không có nhiều sự thay đổi trong giai đoạn 2011 – 2019; trong đó, vốn chủ sở hữu – nguồn vốn đa phần đƣợc tạo lập bởi vốn góp ban đầu và vốn nhận tài trợ chiếm gần 50 tổng nguồn vốn. Tuy nhiên, theo chia sẻ thực tế của một số đại diện tại các Quỹ và chƣơng trình, dự án tài chính vi mô thì nguồn vốn này đang có xu hƣớng giảm dần trong tƣơng lai. “Nguồn vốn hoạt động của Quỹ chủ yếu đƣợc hình thành từ ba nguồn chính bao gồm nguồn viện trợ, tài trợ của các chƣơng trình, dự án; vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm bắt buộc và vốn huy động từ tiết kiệm tự nguyện. Tuy nhiên, theo thời gian nguồn vốn tài trợ, viện trợ đang có xu hƣớng giảm dần và hạn chế trong khả năng tiếp cận” Theo ý kiến của đại diện Quỹ Hỗ trợ Phụ nữ Phát triển tỉnh Quảng Bình 0 10 20 30 40 50 60 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018* 2019* Vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn Vốn huy động/Tổng nguồn vốn Vốn vay/Tổng nguồn vốn Vốn khác/ Tổng nguồn vốn 98 “Nguồn vốn hoạt động của Quỹ đƣợc hình thành từ các nguồn nhƣ vốn tài trợ, viện trợ của các tổ chức Phi Chính Phủ; vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm bắt buộc và tiền gửi tiết kiệm tự nguyện; vốn vay. Trong đó, nguồn vốn từ các tổ chức Phi Chính Phủ đang có xu hƣớng giảm dần” Theo ý kiến của đại diễn Quỹ hỗ trợ Phụ nữ Phát triển kinh tế tỉnh Bến Tre Bên cạnh nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn vốn vay và vốn huy động của các tổ chức có đăng kí đang chiếm tỷ lệ gần nhƣ ngang bằng nhau và dao động trong khoảng 21 - 28%. Cuối cùng là vốn khác chiếm một tỷ lệ tƣơng đối khiêm tốn ở mức 1 - 4%. Nhƣ vậy, so với các tổ chức đƣợc cấp phép, khả năng huy động vốn của các tổ chức có đăng kí có phần kém hơn. Điều này xuất phát từ những khác biệt trong quy định pháp lý đối với hai nhóm tổ chức. Ngoài ra, cũng theo chia sẻ từ đại diện của Quỹ hỗ trợ Phụ nữ Phát triển kinh tế tỉnh Bến Tre và Quỹ Hỗ trợ Phụ nữ Phát triển tỉnh Quảng Bình thì hiện nay hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm bắt buộc và tự nguyện mới chỉ triển khai trong thành viên Quỹ nên doanh số huy động vốn còn hạn chế. Bên cạnh đó, các Quỹ cũng gặp phải những vƣớng mắc liên quan tới cơ sở pháp lý (bị hạn chế ở mức 30 ), rủi ro thanh khoản (đảm bảo duy trì ở mức 20 hay lo ngại về việc khách hàng có thể rút vốn đồng loạt) và uy tín trên thị trƣờng chƣa cao để thu hút thêm đƣợc nhiều khách hàng mới. Do đó, khả năng huy động vốn của các tổ chức còn bị hạn chế so với các tổ chức đã đƣợc cấp phép. Trái lại, tỷ trọng vốn vay trong tổng nguồn vốn của MFIs có đăng kí lại cao hơn so với các tổ chức đƣợc cấp phép. Điều này xuất phát từ thực tế hoạt động của các tổ chức đƣợc cấp phép đƣợc điều chỉnh bởi nhiều quy định khác nhau theo Luật các tổ chức tín dụng và các thông tƣ hƣớng dẫn của Ngân hàng Nhà nƣớc nhƣ TT 12/2014/TT-NHNN và Thông tƣ 21/2012/TT-NHNN nên có những hạn chế nhất định trong tiếp cận vốn vay. Ngoài ra, một số Quỹ trong thực tế cũng nhận đƣợc sự hỗ trợ rất lớn từ Ủy ban nhân dân Tỉnh để có thể tiếp cận với các nguồn vốn vay. 99 2.5 Mức độ bền vững của các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam 2.5.1 Thực trạng về mức độ bền vững của các TCTCVM được cấp phép tại Việt Nam Bảng 2.4: Mức độ bền vững của M Is đƣợc cấp phép giai đoạn 2011-2019 Thời gian TYM M7MFI Thanh Hóa MFI CEP Năm 2011 126.2% Năm 2012 147.3% Năm 2013 128.8% 112.3% Năm 2014 130% 110% Năm 2015 126 % 116% 103% Năm 2016 126% 114%% 100% Năm 2017 124% 109% 141% Năm 2018* 122% 111.7 114.5 % 147.2% Năm 2019* 119% 109.4 112 % 137.2% Nguồn: Nhóm công tác tài chính vi mô Việt Nam (2012

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_tac_dong_cua_cau_truc_von_den_muc_do_ben_vung_va_hi.pdf
Tài liệu liên quan