Luận văn Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 6

1.1. Khái quát chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài 6

1.2. Mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế - xã hội 15

1.3. Kinh nghiệm về phát huy tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài ở một số địa phương trong nước 32

Chương 2: THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN - HUẾ 40

2.1. Những đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên - Huế 40

2.2. Khái quát đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế 49

2.3. Đánh giá về tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên - Huế 59

Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP PHÁT HUY TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN - HUẾ 76

3.1. Quan điểm và phương hướng 76

3.2. Các giải pháp chủ yếu phát huy tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của FDI đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh 83

KẾT LUẬN 104

 

doc118 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2964 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có 10 doanh nghiệp FDI chiếm tỷ lệ 1,03%, tương ứng năm 2007 con số này là 15 doanh nghiệp FDI trên tổng số 1.770 số doanh nghiệp. Mặc dù số lượng doanh nghiệp FDI năm 2007 có tăng song tốc độ tăng không bằng với tốc độ chung của các loại hình doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài nhà nước nên tỷ lệ này đã giảm xuống còn 0,85% (bảng 2.2, biểu đồ 2.3). Bảng 2.2: Số doanh nghiệp đang hoạt động tại thời điểm 31/12 phân theo loại hình doanh nghiệp 2004 2005 2006 2007 TỔNG SỐ 973 1.084 1.357 1.770 Doanh nghiệp nhà nước 71 55 50 51 Doanh nghiệp ngoài nhà nước 892 1.016 1.294 1.704 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 10 13 13 15 DN 100% vốn nước ngoài 2 5 8 8 DN liên doanh với nước ngoài 8 8 5 7 Nguồn: Niên giám thống kê 2008, Thừa Thiên - Huế, tr.141. Biểu đồ 2.3: Cơ cấu doanh nghiệp đang hoạt động tại thời điểm 31/12 phân theo loại hình doanh nghiệp Vốn sản xuất bình quân năm của các doanh nghiệp FDI đang hoạt trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2004-2007 mặc dù thấp hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp nhà nước và ngoài nhà nước (bảng 2.3), tuy nhiên quy mô vốn trung bình của mỗi dự án lại cho thấy điều ngược lại. Năm 2007 vốn sản xuất trung bình của mỗi doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh là trên 82 tỷ VND, doanh nghiệp ngoài nhà nước là 3,4 tỷ VND trong khi trung bình vốn sản xuất của mỗi doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh là 187,3 tỷ VND (bảng 2.4). Như vậy, so với qui mô vốn sản xuất của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài nhà nước, qui mô vốn sản xuất của các doanh nghiệp FDI đang hoạt động trên địa bàn tỉnh lớn hơn rất nhiều. Bảng 2.3: Vốn sản xuất bình quân năm của các doanh nghiệp đang hoạt động phân theo loại hình doanh nghiệp Đơn vị tính: Triệu VND 2004 2005 2006 2007 TỔNG SỐ 6.982.662 7.174.739 8.518.837 12.753.508 Doanh nghiệp nhà nước 3.960.230 3.106.263 3.053.245 4.194.705 Doanh nghiệp ngoài nhà nước 1.673.723 2.414.982 3.560.733 5.794.040 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 1.348.709 1.653.494 1.904.859 2.809.763 DN 100% vốn nước ngoài 57.383 899.077 1.283.065 1.836.626 DN liên doanh với nước ngoài 1.291.326 754.417 621.794 973.137 Nguồn: Niên giám thống kê 2008, Thừa Thiên - Huế, tr.142. Bảng 2.4: Vốn sản xuất trung bình của mỗi doanh nghiệp phân theo loại hình doanh nghiệp Đơn vị tính: Triệu VND 2004 2005 2006 2007 TỔNG SỐ 7.176 6.619 6.278 7.205 Doanh nghiệp nhà nước 55.778 56.478 61.065 82.249 Doanh nghiệp ngoài nhà nước 1.876 2.377 2.752 3.400 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 134.871 127.192 146.528 187.318 DN 100% vốn nước ngoài 28.692 179.815 160.383 229.578 DN liên doanh với nước ngoài 161.416 94.302 124.359 139.020 Nguồn: Tổng hợp từ Bảng 2.2 và 2.3. Xét về tốc độ tăng vốn sản xuất bình quân mỗi doanh nghiệp, mặc dù vốn sản xuất bình quân năm của các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài nhà nước cao, song do số lượng doanh nghiệp cũng tăng nhanh tương ứng nên qui mô vốn sản xuất bình quân mỗi doanh nghiệp không có sự gia tăng đáng kể. Trong khi đó vốn sản xuất bình quân năm của doanh nghiệp FDI ngoài xu hướng tăng lên theo thời gian, thì tốc độ tăng này còn nhanh hơn so với sự gia tăng của số lượng doanh nghiệp (biểu đồ 2.4), điều này chứng tỏ quy mô hoạt động của các doanh nghiệp FDI đang ngày càng được đầu tư mở rộng trên địa bàn tỉnh. Biểu đồ 2.4: Xu hướng biến đổi vốn sản xuất trung bình mỗi doanh nghiệp theo loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2004 - 2007 Trong năm 2008, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tiếp nhận 24 hồ sơ, trong đó có 16 hồ sơ đề nghị cấp mới giấy chứng nhận đầu tư và 08 hồ sơ xin điều chỉnh, bổ sung. Đến cuối năm tỉnh đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 14 dự án và điều chỉnh tăng vốn 02 dự án với vốn đầu tư đăng ký 1.747,978 triệu USD chiếm 71,47% tổng vốn đầu tư đăng ký của tỉnh, trong đó cấp mới là 1.146,23 triệu USD, điều chỉnh tăng vốn là 601,75 triệu USD [53]. Theo báo cáo của UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế, tính lũy tiến đến cuối năm 2008, trên địa bàn tỉnh có 67 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp giấy phép đầu tư, với tổng vốn đầu tư đăng ký là 2.420,922 triệu USD. Mặc dù tổng vốn FDI đăng ký lớn như vậy, nhưng vốn đầu tư thực hiện lũy tiến đến nay khoảng 327 triệu USD chiếm 13,5%, đây là một tỷ lệ rất thấp. Riêng năm 2008 vốn đầu tư thực hiện ước đạt khoảng 112 triệu USD tăng hơn gấp 2 lần năm 2007, chiếm 34,45% tổng vốn đầu tư thực hiện từ trước đến nay [53]. Tuy nhiên trên thực tế, số dự án đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh tính đến nay chỉ có 27 dự án, có 17 dự án đang trong quá trình triển khai thực hiện và 20 dự án đang trong tình trạng tạm ngừng hoạt động hoặc không có khả năng triển khai với số vốn đầu tư đăng ký là 59,607 triệu USD chiếm 2,54% tổng vốn đăng ký [53]. Nhìn chung, năm 2008 tình hình sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp FDI hoạt động có bị chững lại, đóng góp chủ yếu của đơn vị hàng đầu của tỉnh như công ty Bia Huế, công ty TNHH xi măng Luks, công ty TNHH Quinmax, công ty TNHH Hanebrands Việt Nam - chi nhánh Huế, công ty Khách sạn Kinh Thành, công ty Chaiyo AA Việt Nam. Sau đây sẽ làm rõ hơn về đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế. 2.2.1.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài phân theo hình thức đầu tư Phân theo hình thức đầu tư, trong số 67 dự án FDI trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế thì hình thức đầu tư chủ yếu là 100% vốn nước ngoài với 42 dự án chiếm 95,69% tổng vốn đầu tư đăng ký, liên doanh có 23 dự án chiếm 4,3% tổng vốn đầu tư, theo theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh có 02 số dự án và chiếm 0,001% tổng vốn đầu tư đăng ký. Điều này cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài muốn chủ động hoạt động đầu tư, chứng tỏ môi trường đầu tư nước ngoài vào tỉnh Thừa Thiên - Huế có nhiều thuận lợi, thông thoáng và hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài vào tỉnh Thừa Thiên - Huế ngày càng nhiều hơn (bảng 2.5). Bảng 2.5: Phân loại các dự án đầu tư theo hình thức đầu tư Hình thức đầu tư Số DA Vốn đăng ký (1000 USD) Tỷ trọng vốn (%) Vốn BQ/DA (1000 USD) Hợp đồng hợp tác kinh doanh 2 320 0,01 160 100% vốn nước ngoài 42 2.316.582 95,69 55.157 Liên doanh 23 104.021 4,30 4.523 Tổng cộng 67 2.420.923 100.00 36.133 Nguồn: Báo cáo năm 2008 về đầu tư trực tiếp nước ngoài của UBND tỉnh T.T.Huế. Hiện nay, tỉnh đã phối hợp với cục hàng không Việt Nam ký biên bản ghi nhớ với tập đoàn Changi Airport International về việc đầu tư nâng cấp cảng Hàng không quốc tế Phú Bài để thành lập công ty liên doanh. 2.2.1.2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài phân theo ngành, lĩnh vực đầu tư Tính đến nay các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Thừa Thiên - Huế tập trung chủ yếu vào lĩnh vực dịch vụ - du lịch thu hút được 35 dự án đầu tư với vốn đầu tư đăng ký là 1.910,885 triệu USD chiếm 78,93% tổng vốn đăng ký, qui mô vốn đăng ký bình quân 54,597 triệu USD/dự án; công nghiệp và xây dựng có 31 dự án với vốn đầu tư đăng ký là 512,934 triệu USD chiếm 21,03% tổng vốn đăng ký, qui mô vốn đầu tư bình quân là 16,421 triệu USD/dự án; nông lâm ngư nghiệp có 01 dự án chiếm 0,04% tổng vốn đăng ký, qui mô vốn đầu tư thấp. Qua đó cho thấy tỉnh Thừa Thiên - Huế đã và đang thu hút các dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch - dịch vụ, đây là lĩnh vực có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển. Thêm vào đó do có những khó khăn về điều kiện tự nhiên, đất đai, khí hậu nên phần nào đã hạn chế dự án FDI tập trung vào lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp (bảng 2.6). Bảng 2.6: Phân loại các dự án đầu tư theo lĩnh vực đầu tư Lĩnh vực hoạt động Số DA Vốn đăng ký (1000 USD) Tỷ trọng (%) Vốn bình quân/DA (1000 USD) Vốn thực hiện (1000 USD) Tỷ trọng TH/ĐK theo ngành (%) Công nghiệp - Xây dựng 31 509.037 21,03 16.421 242.507 47,64 Dịch vụ - Du lịch 35 1.910.885 78,93 54.597 84.492 4,42 Nông lâm thủy sản 1 1.000 0,04 1.000 0 0 Tổng cộng 67 2.420.922 100 36.133 326.999 13,51% Nguồn: Báo cáo năm 2008 về đầu tư trực tiếp nước ngoài của UBND tỉnh T.T.Huế. Trong lĩnh vực công nghiệp, các dự án đầu tư nước ngoài tại Thừa Thiên - Huế phần lớn tập trung các lĩnh vực công nghiệp chế biến, công nghiệp khai thác mỏ như sản xuất xi măng, bia rượu, khai khoáng,…; Trong lĩnh vực dịch vụ các dự án đầu tư nước ngoài phần lớn tập trung các lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, khu nghỉ dưỡng, thông tin liên lạc, bên cạnh đó còn có một số dự án về giáo dục và đào tạo... Du lịch luôn là một thế mạnh của tỉnh Thừa Thiên - Huế, tuy nhiên tỷ trọng vốn thực hiện so với vốn đăng ký trong lĩnh vực dịch vụ - du lịch rất thấp chỉ chiếm 4,42%, trong khi đó tỷ trọng vốn thực hiện so với vốn đăng ký ở lĩnh vực công nghiệp – xây dựng đạt 47,64%. 2.2.1.3. Đầu tư trực tiếp nước ngoài phân theo phân theo địa bàn Các dự án đầu tư nước ngoài phân bố ngày một cân đối hơn trên địa bàn. Những năm đầu chủ yếu tập trung chủ yếu ở thành phố Huế, từ năm 2005 đến nay các dự án lớn được đầu tư vào khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô và các khu công nghiệp. Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô có 14 dự án chiếm 58,16% tổng vốn đăng ký, các khu công nghiệp có 10 dự án chiếm 22,99% tổng vốn đầu tư đăng ký, ngoài khu kinh tế, khu công nghiệp có 43 dự án chiếm 39,54% tổng vốn đầu tư đăng ký (bảng 2.7). Bảng 2.7: Phân loại các dự án theo địa bàn đầu tư Địa bàn Số dự án Vốn đầu tư đăng ký (1000USD) Qui mô BQ/DA (1000 USD) Vốn đầu tư thực hiện (1000 USD) Tỷ trọng TH/ĐK (%) Các Khu công nghiệp 10 55.675 5.567 19.280 34,63 Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô 14 1.408.110 100.579 62.577 4,44 Ngoài KCN, khu kinh tế 43 957.137 22.259 245.142 25,61 Tổng cộng 2.420.922 326.999 Nguồn: Báo cáo năm 2008 về đầu tư trực tiếp nước ngoài của UBND tỉnh T.T.Huế. 2.2.1.4. Đầu tư trực tiếp nước ngoài phân theo phân theo nước đầu tư Vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn Thừa Thiên - Huế có nguồn gốc từ nhiều quốc gia, chủ yếu là từ các nước trong khu vực Châu Á. Các nhà đầu tư từ Châu Á có 36 dự án chiếm 53,73% về số dự án đầu tư và chiếm 90% tổng vốn đăng ký, Châu Âu có 12 dự án chiếm 3,23 % tổng vốn đăng ký, Châu Mỹ có 17 dự án chiếm 4,69% tổng vốn đăng ký, Châu Úc có 02 dự án chiếm 2,99% tổng vốn đăng ký. (bảng 2.8). Bảng 2.8: Phân loại các dự án đầu tư theo nước đầu tư STT Nước đầu tư Số DA Vốn đầu tư (1000 USD) Tỷ trọng (%) Vốn BQ/DA (1000 USD) 1 Singapore 6 1.281.839 52.95 213.640 2 Hàn Quốc 11 543.110 22.43 49.374 3 Trung Quốc 9 327.338 13.52 36.371 4 Đài Loan 3 3.470 0.14 1.157 5 Nhật Bản 5 19.250 0.80 3.850 6 Thái Lan 2 3.786 0.16 1.893 7 Pháp 5 10.585 0.44 2.117 8 Đan Mạch 1 48.608 2.01 48.608 9 Hà Lan 1 4.990 0.21 4.990 10 Đức 1 4.700 0.19 4.700 11 Ý 1 125 0.01 125 12 Bungary 1 6.000 0.25 6.000 13 Bỉ 1 4 0.00 4 14 Áo 1 3.150 0.13 3.150 15 Hoa Kỳ 15 108.531 4.48 7.235 16 Canada 2 5.037 0.21 2.519 17 Úc 2 50400 2.08 25.200 Tổng cộng 67 2.420.922 100.00 36.133 Nguồn: Báo cáo năm 2008 về đầu tư trực tiếp nước ngoài của UBND tỉnh T.T.Huế. Trong đó, vốn đầu tư chủ yếu của các đối tác Singapore chiếm 52,95%, Hàn Quốc chiếm 22,43%, Hồng Kông chiếm 13,52%, hoa kỳ chiếm 4,48%, Úc chiếm 2,08% và Đan Mạch chiếm 2,01% tổng vốn đăng ký; ngoài ra còn có sự góp mặt của đối tác Nhật Bản, Pháp, Canada, Italia, Hà Lan,... 2.2.2. Một số hạn chế và nguyên nhân trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài 2.2.2.1. Hạn chế Qua phân tích thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế trong thời gian qua, một số hạn chế đã bộc lộ. - Số dự án FDI vào tỉnh vẫn còn ít so với tiềm năng và thế mạnh cũng như nhu cầu phát triển của tỉnh. - Qui mô dự án không lớn, tỷ lệ giải ngân vốn thấp. - Chỉ tập trung ở trung tâm thành phố và khu kinh tế Chân Mây - Lăng cô, các khu công nghiệp. - Phần lớn dự án FDI tập trung vào lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ - du lịch, trong khi khu vực nông - lâm - ngư nghiệp của Thừa Thiên - Huế có nhiều tiềm năng phát triển vẫn chưa được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm khai thác. - Đối tác nước ngoài đầu tư vào tỉnh vẫn chưa nhiều. 2.2.2.2. Nguyên nhân Những hạn chế trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau bao gồm cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Nguyên nhân khách quan - Môi trường vĩ mô cho đầu tư chưa thật sự thuận lợi, hàng loạt vấn đề có liên quan đến chính sách tiền tệ, cân đối ngoại tệ, xuất nhập khẩu, hải quan chưa được các bộ, ban ngành có thẩm quyền quan tâm hỗ trợ tháo gỡ kịp thời. - Một số điểm chưa được thống nhất giữa Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp (cụ thể như trường hợp nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đến Việt Nam qui định tại khoản 2 điều 6 Nghị định 108/2006/NĐ-CP và mục b, khoản 3 điều 9 Nghị định 139/2007/NĐ-CP ) chưa có thông tư hướng dẫn cụ thể, đã khiến cho cán bộ quản lí đầu tư nước ngoài của tỉnh lúng túng trong việc thực hiện Luật đầu tư, các quy định liên quan đến thu hút đầu tư còn nhiều bất cập [52]. - Thống kê là công cụ chủ yếu quản lí nhà nước về FDI nhưng văn bản qui định thực hiện chế độ báo cáo thống kê định kỳ chưa thực sự đủ mạnh để các doanh nghiệp FDI triển khai thực hiện. - Một số điều kiện tự nhiên của tỉnh Thừa Thiên - Huế không thuận lợi (địa hình, mùa mưa kéo dài) đã làm giảm tính hấp dẫn của môi trường đầu tư, cản trở luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh. - Mức sống của người dân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế còn thấp, sức mua của thị trường chưa lớn, điều này khiến các nhà đầu tư nước ngoài e ngại về đầu ra của sản phẩm khi bỏ vốn đầu tư, làm giảm tốc độ chu chuyển của vốn, ảnh hưởng đến lợi nhuận của nhà đầu tư. Nguyên nhân chủ quan - Năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lí đầu tư nước ngoài của tỉnh mặc dù ngày càng được nâng cao để đáp ứng nhu cầu phát triển, song vẫn còn một số hạn chế nhất định trong chuyên môn và năng lực quản lí. - Công tác quảng bá trong xúc tiến kêu gọi đầu tư của tỉnh vẫn chưa mạnh, phối hợp trong xúc tiến kêu gọi đầu tư chưa đồng bộ giữa các ban ngành có chức năng. Hiện Thừa Thiên - Huế đang xếp thứ 24/64 trong bảng xếp hạng PCI (chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh) năm 2008 về tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh [34, tr.111]. - Qui hoạch tổng thể kinh tế - xã hội của tỉnh vẫn còn nhiều bất cập, chậm triển khai, giải ngân vốn chậm, gây ra nhiều hiệu ứng tiêu cực, làm giảm tính năng động và hấp dẫn của nền kinh tế. Cơ sở hạ tầng kém chất lượng đã cản trở khả năng tiếp cận thị trường, giao thương buôn bán, hạn chế cạnh tranh và tăng chi phí giao dịch đối với các nhà đầu tư. Trong bảng xếp hạng PCI năm 2008, chỉ số cơ sở hạ tầng tiêu chuẩn (gồm khu/cụm công nghiệp, điện/viễn thông và đường giao thông) của Thừa Thiên - Huế chỉ xếp thứ 31 trong 64 tỉnh thành, nếu tính cả hệ thống cầu cảng và sân bay thì vị trí này của Thừa Thiên - Huế là 13 [34, tr.60]. - Bên cạnh đó, một nguyên nhân chủ quan nữa khiến việc thu hút đầu tư nước ngoài còn hạn chế và tỷ lệ giải ngân vốn thấp là do chi phí gia nhập thị trường của tỉnh thiếu tính hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Chỉ số chi phí gia nhập thị trường là một trong nhóm mười chỉ số cấu thành chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam, Thừa Thiên - Huế có chỉ số này rất thấp xếp thứ 60 trong cả nước [34, tr.84] (chỉ số này gồm có 8 chỉ tiêu cơ bản: thời gian đăng ký kinh doanh; thời gian đăng ký kinh doanh lại; các loại giấy phép; phần trăm các doanh nghiệp gặp khó khăn mới có đủ các loại giấy phép cần thiết; phần trăm số doanh nghiệp mất hơn một tháng để nhận được tất cả các giấy đăng ký; giấy phép và quyết định chấp thuận để chính thức hoạt động; phần trăm số doanh nghiệp mất hơn ba tháng để chính thức hoạt động; thời gian chờ đợi thực sự để có đất cho sản xuất kinh doanh). Đây là một yếu tố không tốt ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư của tỉnh, một trong những nguyên nhân làm cản trở và hạn chế sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài đồng thời cũng hạn chế sự phát huy tác động của các dự án. 2.3. ĐÁNH GIÁ VỀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TỪ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH THỪA THIÊN - HUẾ 2.3.1. Những tác động tích cực 2.3.1.1 Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ là một trong những mục tiêu kinh tế quan trọng hàng đầu của tỉnh. Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian qua đã có tác động rất tích cực đến tăng trưởng và phát triển kinh tế của tỉnh Thừa Thiên - Huế. Năm 2008 FDI đã đóng góp gần 3 ngàn tỷ VND vào tổng giá trị sản xuất và 1,5 ngàn tỷ VND vào tổng sản phẩm của tỉnh, tăng gần gấp ba lần so với năm 2004 (bảng 2.9, Bảng 2.10). Mặc dù không nhiều so với các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài nhà nước, song nó có ý nghĩa nhất định nhằm thúc đẩy kinh tế của tỉnh ngày càng phát triển. Bảng 2.9: Giá trị sản xuất theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế Đơn vị tính: Triệu VND 2004 2005 2006 2007 2008* Tổng số 11.160.215 13.416.826 16.110.569 20.016.034 25.562.980 Kinh tế nhà nước 4.373.103 5.150.611 6.026.057 7.281.727 8.079.872 Kinh tế ngoài nhà nước 5.619.005 6.883.885 8.519.638 10.770.213 14.553.631 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 1.168.107 1.382.330 1.564.874 1.964.094 2.929.478 Nguồn: Niên giám thống kê 2008, Thừa Thiên - Huế, tr.77-78. Bảng 2.10: Tổng sản phẩm theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế Đơn vị tính: Triệu VND 2004 2005 2006 2007 2008* Tổng số 5.854.374 7.131.194 8.518.803 10.260.965 13.422.521 Kinh tế nhà nước 2.122.725 2.524.371 3.040.352 3.616.289 4.242.551 Kinh tế ngoài nhà nước 3.199.136 3.980.010 4.738.739 5.723.695 7.641.770 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 532.513 626.813 739.712 920.981 1.538.200 Nguồn: Niên giám thống kê 2008, Thừa Thiên - Huế, tr.91-92. Trong tổng sản phẩm kinh tế của tỉnh Thừa Thiên - Huế, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã góp phần không nhỏ, luôn chiếm tỷ lệ gần 10% trong cơ cấu tổng sản phẩm kinh tế, riêng năm 2008 tỷ lệ này ước đạt 11,5% (Biểu đồ 2.5), như vậy đầu tư trực tiếp nước ngoài đang đóng góp ngày càng nhiều hơn vào tăng trưởng và phát triển kinh tế của tỉnh. Biểu đồ 2.5: Cơ cấu Tổng sản phẩm theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế Trong chủ trương xây dựng và phát triển kinh tế, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã và đang tiến hành thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng ưu tiên phát triển dịch vụ - du lịch, công nghiệp - xây dựng, nông - lâm - ngư nghiệp. Khu vực có vốn FDI đã có vai trò rất tích cực trong việc thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu này của tỉnh trong suốt thời gian qua. Trong lĩnh vực dịch vụ - du lịch, doanh thu du lịch của các doanh nghiệp FDI có xu hướng tăng nhanh trong thời gian gần đây đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn. Doanh thu của các cơ sở lưu trú của doanh nghiệp FDI từ trên 12,5 tỷ VND năm 2003 lên 127,5 tỷ VND năm 2008 (bảng 2.11). Trong hoạt động cung cấp dịch vụ lữ hành, mặc dù có sự tham gia của các doanh nghiệp FDI nhưng không đáng kể, trong một thời gian doanh thu của các cơ sở lữ hành của doanh nghiệp FDI có sự suy giảm do sự thu hẹp vốn cũng như rút khỏi thị trường của một số nhà đầu tư nhưng gần đây hoạt động này đang có dấu hiệu phục hồi trở lại, với chủ trương xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên - Huế trở thành một thành phố du lịch, các nhà đầu tư nước ngoài đã bắt đầu quan tâm hơn đến lĩnh vực này (bảng 2.11). Bảng 2.11: Doanh thu du lịch theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế Đơn vị tính: Triệu VND 2003 2004 2005 2006 2007 2008* Doanh thu của các cơ sở lưu trú 285.090 375.560 393.409 456.354 593.500 792.000 Nhà nước 198.181 213.393 212.031 136.605 155.100 273.300 Ngoài nhà nước 74.390 141.950 166.173 285.547 378.200 391.200 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài - FDI 12.519 20.217 15.205 34.202 60.200 127.500 Doanh thu của các cơ sở lữ hành 47.540 20.185 21.056 28.683 35.500 64.500 Nhà nước 38.696 13.928 17.556 6.012 8.500 11.700 Ngoài nhà nước 5.098 4.748 2.550 20.788 25.101 50.400 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 3.746 1.509 950 1.883 1.899 2.400 Nguồn: Niên giám thống kê 2008, Thừa Thiên - Huế, tr.303-304. Biểu đồ 2.6: Cơ cấu Doanh thu du lịch phân theo thành phần kinh tế Trong tổng doanh thu du lịch theo giá thực tế của tỉnh (bao gồm cả dịch vụ lưu trú và lữ hành), tỷ trọng của khu vực có vốn FDI ngày càng lớn qua các năm, năm 2003 các doanh nghiệp có vốn FDI chỉ chiếm 4,89% đến năm 2008 tỷ lệ này là 15,17%. Mặc dù không nhiều so với các thành phần khác, song các doanh nghiệp FDI cũng đã góp phần đáng kể vào hoạt động kinh doanh dịch vụ - du lịch, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu của tỉnh. Trong lĩnh vực bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng, mặc dù sự tham gia của khu vực FDI là rất ít, chỉ với 92 tỷ VDN năm 2008 chiếm gần 1% trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của tỉnh (bảng 2.12), nhưng các doanh nghiệp FDI cũng đã góp phần hoàn thiện và phát triển thị trường hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế trong thời gian qua, và đang có xu hướng gia tăng trong thời gian tới. Giữa năm 2009 Siêu thị BigC (siêu thị thứ chín ở Việt Nam) đã được khai trương, tham gia vào hoạt động bán lẻ và cung ứng dịch vụ tiêu dùng cho người dân trên địa bàn tỉnh, góp phần thay đổi diện mạo đô thị của thành phố Huế. Với sự góp mặt của các doanh nghiệp FDI, lĩnh vực dịch vụ - du lịch – thương mại của tỉnh đang ngày càng được phát triển, góp phần không nhỏ trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ. Bảng 2.12: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế Đơn vị tính: Triệu VND 2004 2005 2006 2007 2008* TỔNG SỐ 3.408.610 4.174.110 5.616.234 6.643.925 9.274.962 Kinh tế nhà nước 960.220 1.100.350 1.151.175 1.146.431 1.075.056 Kinh tế ngoài nhà nước 2.426.718 3.049.782 4.412.329 5.433.240 8.107.561 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 21.672 23.978 52.730 64.254 92.345 Nguồn: Niên giám thống kê 2008, Thừa Thiên - Huế, tr.277-278. Trong công nghiệp, khu vực có vốn FDI đã thực sự trở thành yếu tố có vai trò tích cực trong thúc đẩy ngành công nghiệp của tỉnh phát triển, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Năm 2004, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp hơn 1.085 tỷ VND vào tổng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh, đến năm 2008, chỉ sau 5 năm con số này đã tăng gấp 2,5 lần lên trên 2.742 tỷ VND (bảng 2.13). Chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực như công nghiệp chế biến, may mặc, khai khoáng, sản xuất xi-măng, xây dựng. Bảng 2.13: Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế Đơn vị tính: Triệu VND 2004 2005 2006 2007 2008 TỔNG SỐ 3.273.006 4.131.326 4.771.152 5.778.808 7.148.479 Kinh tế nhà nước 1.590.529 1.819.339 2.186.058 2.552.328 2.866.212 Kinh tế ngoài nhà nước 597.033 922.798 983.457 1.201.450 1.540.154 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 1.085.444 1.389.189 1.601.637 2.025.030 2.742.113 Nguồn: Niên giám thống kê 2008, Thừa Thiên - Huế, tr.249. Điều đáng nói ở đây là tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực có vốn FDI chiếm rất lớn trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh, trong giai đoạn 2003 – 2008 tỷ lệ này luôn chiếm trên 30% (biểu đồ 2.7) và có xu hướng ngày càng tăng, năm 2008 giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực có vốn FDI đã chiếm đến 38,36% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh. Điều này cho thấy, mặc dù số dự án cũng như lượng vốn FDI đăng ký vào lĩnh vực công nghiệp – xây dựng của tỉnh thấp hơn rất nhiều so với lĩnh vực dịch vụ - du lịch (phân tích thực trạng ở mục 2.2.1.2) nhưng hiệu quả kinh tế mà nó đem lại là rất lớn. Biểu đồ 2.7: Cơ cấu Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế Năm 2008, với sự đóng góp tích cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài, cùng với các thành phần kinh tế khác, Thừa Thiên - Huế đã thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng đã đề ra, ngành dịch vụ chiếm 43,0% trong GDP; ngành công nghiệp – xây dựng chiếm 38,0%, ngành nông nghiệp chiếm 19% [47, tr.14]. 2.3.1.2. Ứng dụng khoa học công nghệ, tổ chức quản lí, nâng cao sức cạnh tranh Cùng với việc đưa vốn vào đầu tư tại tỉnh Thừa Thiên - Huế, các nhà đầu tư nước ngoài đã đưa khoa học - công nghệ ứng dụng vào quá trình sản xuất, qua đó, một mặt giúp các nhà đầu tư và lao động ở địa phương có cơ hội tiếp cận với khoa học - công nghệ hiện đại cũng như phương thức tổ chức, quản lí của nước ngoài, mặt khác tạo ra hàng hóa có sức cạnh tranh cao trên thị trường qua đó tạo sức ép đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh phải không ngừng quan tâm đến cải tiến kỹ thuật, ứng dụng những thành tựu của khoa học – công nghệ vào sản xuất – kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm để có thể tham gia cạnh tranh một cách lành mạnh. Đây là một tác động rất có ý nghĩa đối với một tỉnh được đánh giá là có nền kinh tế còn kém năng động so với các địa phương khác như Thừa Thiên - Huế trong giai đoạn hiện nay. Đầu tư trực tiếp nước ngoài với những ưu việt của nó đã góp phần tạo động lực thúc đẩy các doanh nghiệp ở địa phương phải quan tâm hơn đến năng lực cạnh tranh của mình. 2.3.1.3. Góp phần vào hoạt động xuất

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuận văn.doc
  • docbia.doc
Tài liệu liên quan